
Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác khi được nhờ cầm hộ hàng hóa
Bộ Công an đề nghị người dân khi được nhờ cầm hộ hàng hóa, nhất là cầm hộ qua biên giới, cần phải kiểm tra, xác định rõ hành vi đó có trái quy định của pháp luật hay không.
Trang tin của Chi bộ trường THPT Xuân Lộc
Operating as usual
Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác khi được nhờ cầm hộ hàng hóa
Bộ Công an đề nghị người dân khi được nhờ cầm hộ hàng hóa, nhất là cầm hộ qua biên giới, cần phải kiểm tra, xác định rõ hành vi đó có trái quy định của pháp luật hay không.
"Bẫy" lấy cắp thông tin cá nhân từ những lời mời gọi hấp dẫn
Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, nhưng thực tế thì tình trạng tội phạm lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi và diễn biến phức tạp.
Những lời mời gọi hấp dẫn hay khẩn cầu cấp thiết... là những thông tin chúng ta dễ dàng bắt gặp mỗi khi mở điện thoại. Nhưng trên thực tế, đó đều có thể là các bẫy lấy cắp thông tin cá nhân.
Giả mạo chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam, bài đăng thu hút hàng ngàn người. Ngay sau khi kết nối, phu huynh sẽ phải tải ứng dụng Zalo để con được tham gia, phụ huynh tiếp tục phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để làm nhiệm vụ.
''Muốn tham gia thì phải làm các thử thách nhiệm vụ, tương tác với nhà tài trợ. Xác nhận giá trị sản phẩm và vào thanh toán. Sản phẩm từ giá trị nhỏ đến giá trị lớn'', nạn nhân bị lừa đảo trực tuyến cho hay.
Cũng bằng chiêu thức tuyển dụng nhân viên, nhiều bạn trẻ đã từng rơi vào bẫy cung cấp thông tin cá nhân. Các đối tượng này nhanh chóng yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền nếu không sẽ rao bán các thông tin cá nhân hoặc dùng để vay nóng.
Vì tin tưởng vào thông báo mạo danh ngân hàng, dịp Tết vừa qua, anh Đại đã vô tình để lọt thông tin tài khoản. Trước lời mời chào rút tiền nhanh từ thẻ tín dụng, anh Đại đã vội khai thông tin theo đường link.
''Tôi nhận được tin nhắn nhập mã OTP để nâng hạn mức, sau khi nhập vào thì toàn bộ số tiền trong tài khoản đã bị mất hết'', anh Đại ở quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết.
Gỉả mạo thương hiệu của các cơ quan chức năng, ngân hàng, công ty để lừa đảo thông tin đang là nhóm lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất hiện nay.
Các hình thức lừa đảo trên mạng dù khác nhau nhưng đều đánh vào sự thiếu hiểu biết về công nghệ và tâm lý nhẹ dạ cả tin của người dân, lấy lòng tin để dẫn dắt theo kịch bản, mục tiêu cuối cùng chính là tiền. Chính vì vậy nâng cao cảnh giác cần phải luôn là ý thức thường trực của mỗi công dân số.
VTV
Photos from Hương Sen Việt's post
5 thói quen tâm lý phổ biến có thể làm ‘hỏng’ não của bạn
Một số thói quen tâm lý có thể chiếm một phần lớn những nguồn năng lượng trí não làm rút ngắn lại khả năng nhận thức của chúng ta.
Não bộ của chúng ta giống như một con chip máy tính. Nó có giới hạn trong việc xử lý năng lượng hoặc nguồn thông tin để sử dụng trong một khoảnh khắc nhất định. Bất kể những nhiệm vụ được thi hành (hoặc trạng thái cảm xúc) chiếm quá nhiều nguồn năng lượng của trí não đều ảnh hưởng tới khả năng tập trung, sự chú ý, khả năng giải quyết vấn đề, sự sáng tạo, hoặc những khả năng liên quan tới nhận thức khác; và kết quả là, trí thông minh của chúng ta bị suy giảm.Để làm rõ nguyên lý này, bạn thử vừa đi bộ vừa đếm ngược từ 1000 trở xuống và cách 7 đơn vị (1000, 993, 986, …). Bạn sẽ sớm dừng việc đi bộ lại. Tại sao ư? Bởi vì não của bạn làm việc quá sức cho việc tính toán này khiến bạn không còn miếng năng lượng cho việc nhấc cái chân lên để lê bước tiếp nữa.
Hầu hết những nhiệm vụ thi hành phổ biến không thật sự ảnh hưởng mấy đến khả năng làm việc hoặc học tập của chúng ta. Hầu hết chúng ta có thể làm bài tập về nhà trong khi đang nghe nhạc hoặc có thể cuốn vào quyển sách khi đang thưởng thức bữa ăn.
Tuy nhiên, một số thói quen tâm lý có thể chiếm một phần lớn những nguồn năng lượng trí não làm rút ngắn lại khả năng nhận thức của chúng ta. Một số ít người nhận ra những thói quen này có những hiệu ứng gây hại, vì thế họ dừng việc đó lại – và điều này thực sự giúp họ có thể thực hiện nhiệm vụ khác một cách tốt nhất.
5 thói quen tâm lý phổ biến làm suy giảm chức năng của trí não
1. Ôm ấp niềm ủ rũ
Lặp đi lặp lại những sự kiện chán nản, mệt mỏi, hoặc căng thẳng – đặc biệt là với tần suất thường xuyên hoặc biến nó thành thói quen- có thể khiến đầu óc chúng ta chạy đua với những dòng suy nghĩ hoặc bị xáo trộn với cảm xúc, và làm tiêu tốn nguồn năng lượng não bộ một cách đáng kể. Ngoài việc ảnh hưởng tới chức năng nhận thức của chúng ta, việc ôm ấp niềm ủ rũ (còn được biết với tên gọi “tư lự”) có thể tạo ra những nguy hiểm tới cảm xúc và sức khoẻ của chúng ta.
2. Níu giữ những mặc cảm tội lỗi chưa được giải quyết
Chúng ta luôn cảm thấy mặc cảm tội lỗi hết lúc này tới lúc khác. Khi đó, chúng ta thường đưa ra lời xin lỗi hoặc làm một điều gì đó để giải quyết những cảm xúc mặc cảm đó. Tuy nhiên, khi mặc cảm tội lỗi vẫn còn lẫn quẩn và lặp đi lặp lại trong đầu, nó tạo ra một sự sao nhãng trong suy nghĩ mà có khiến suy giảm trầm trọng các chức năng về nhận thức. Giải pháp cho vấn đề này là hãy tìm cách tốt nhất để bỏ cảm giác tội lỗi này sau lưng.
3. Phàn nàn một cách thiếu hiệu quả
Hầu hết nhiều người chia sẻ những nỗi khổ của bản thân cho bạn bè thay vì thảo luận những điều đó với những người có thể giúp họ giải quyết chúng. Vấn đề là, mỗi lần chúng ta kể lể cái “sự tích” đó, chúng ta trở nên nản chí và khó chịu. Cơn giận và nỗi khổ cần một năng lượng đáng kể và việc bắt đầu phàn nàn sẽ biến chúng trở thành cái máy rút cạn năng lượng não bộ một cách thường xuyên.
4. Phân tích quá mức lời từ chối
Lời từ chối tạo ra một cơn đau về mặt cảm xúc có thể tác động một cách đáng kể tới tâm trạng và ảnh hưởng nghiêm trọng lên chức năng nhận thức. Nó cũng có thể khiến chúng ta trở nên tự chỉ trích bản thân, một thói quen về lâu dài sẽ tổn hại đến lòng tự trọng, kéo dài quãng thời gian bị hành hạ bởi các nỗi đau khổ về cảm xúc, và kéo theo cả những khả năng suy nghĩ bị suy giảm (Đọc thêm 10 Surprising Facts about Rejection.)
5. Lo âu
Nhiều người không cho rằng lo âu là có hại. “Tôi chỉ có một chút lo lắng nhỏ thôi mà”, chúng ta có thể nói như vậy với một nụ cười gượng gạo. Nhưng lo âu tạo ra trạng thái cảm xúc khó chịu và không thoải mái, có thể làm cho chúng ta thực sự bị xao nhãng. Khi chúng ta lo lắng về điều gì, chúng thường chiếm lấy những ưu tiên trong trí óc của ta, và đẩy mọi thứ khác sang 1 bên. May mắn là, việc chỉ ra và giải quyết lo âu (bằng cách nghĩ về những giải pháp có tiềm năng) dễ hơn so với một mối lo lắng.
TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM
Photos from Tuyên giáo Xuân Lộc's post
Photos from Tuyên giáo Xuân Lộc's post
Nhiều học sinh nghi bị ngộ độc do nhận bóng bay từ người lạ
Sáng 23/3, ông Võ Trung Dũng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, có 31 học sinh của Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) nghi bị ngộ độc sau khi nhận bóng bay từ 4 người lạ trước cổng trường.
Cụ thể, theo báo cáo của nhà trường, khoảng 13 giờ 30 phút ngày 22/3, có 4 người lạ mặt (3 nữ và 1 nam) đứng trước cổng trường phát bóng bay cho học sinh, khi bảo vệ phát hiện, nhóm người này liền rời khỏi trường. Đến hơn 14 giờ cùng ngày, nhiều học sinh tại trường bắt đầu có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn. Trước sự việc, nhà trường đã đưa các em về nghỉ tại Phòng y tế và báo chính quyền địa phương, Công an, Trạm Y tế thị trấn để xử lý.
Nhà trường ghi nhận có 31 học sinh nghi bị ngộ độc. Trong đó, 17 em nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Krông Ana và 14 em đang theo dõi tại nhà.
Cũng theo ông Võ Trung Dũng, trong 31 học sinh nghi bị ngộ độc, một số em phải truyền nước, số còn lại sức khỏe đã ổn định. Đơn vị đã có báo cáo gửi UBND huyện và huyện đã chỉ đạo lực lượng Công an vào cuộc điều tra, xử lý theo quy định. Phòng sẽ nhắc nhở tất cả các trường học trên địa bàn cần cảnh giác với các hiện tượng tương tự nhằm bảo vệ sức khỏe cho học sinh.
TTXVN
Chủ đề tháng thanh niên qua các năm
Kể từ khi được chính thức phát động vào năm 2004, ngoại trừ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mỗi năm Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đều lựa chọn chủ đề hoạt động cho Tháng Thanh niên.
CÁCH PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO ĐỘC TỐ BOTULINUM
Botulinum được coi là một trong các chất độc độc nhất hiện nay, có thể gây tử vong ở liều chưa đến 0,1mg. Đây cũng chính là độc tố gây ra vụ ngộ độc sau khi ăn cá chép muối ủ chua khiến 1 người tử vong, 10 người phải thở máy ở Quảng Nam vừa qua. Ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum thường chỉ xảy ra với các loại thực phẩm đóng kín trong môi trường thiếu không khí (trong hộp, chai, lọ, can, lon, bao, túi) trong khi điều kiện sản xuất bị nhiễm bẩn và môi trường bên trong thực phẩm không đảm bảo để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Người có giáo dục thực sự sẽ không bao giờ nói xấu sau lưng người khác
Khi bị người khác nói xấu: Đừng chửi bới hoặc thù hằn, bởi cả đời họ cũng mãi chỉ ở vị trí phía sau bạn mà thôi. Cũng đừng buồn hay cáu giận vì kẻ khác chỉ nói xấu bạn khi họ ganh tỵ, đố kỵ và khát khao có được cuộc sống như bạn đang có.
1. Thay vì hậm hực, tức tối đòi ba mặt một lời với những kẻ chuyên đi nói xấu sau lưng mình thì bạn nên học cách phớt lờ trước những lời lẽ xấu xí. Tranh cãi sẽ không giúp bạn an yên hơn, nó chỉ khiến bạn rước thêm bực vào người.
2. Khi bị người mà mình tin tưởng, thân thiết trở mặt ai cũng cảm thấy bị tổn thương, dằn vặt. Tuy nhiên, bạn không nên tự trách mình, giận dữ hay căm phẫn với đối phương, và đừng bao giờ hối hận vì đã thành thật trong mối quan hệ đó. Nếu bạn không thể tha thứ hoặc bỏ qua những sai lầm của đối phương, bạn cũng không nên thù ghét họ để có cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
3. Trong cuộc sống, hãy luôn sống chân thật với bản thân mình, đừng ép bản thân phải giả dối chỉ vì sợ bị người khác đánh giá. Hãy mạnh mẽ khi cần thiết và yếu đuối khi muốn, khóc lóc khi buồn nhưng sau đó hãy nhanh chóng lấy lại tinh thần.
4. Đời người có người thương mình thì cũng sẽ có người ghét mình, có những người sẵn lòng ở bên bạn khi khó khăn cũng có những người luôn muốn đâm thủng bạn khi bạn thất bại. Thay vì đau khổ và nản lòng, hãy cố gắng đứng lên và vượt qua mọi thử thách để chứng tỏ sức mạnh của bản thân.
5. Thay vì giận dữ và cãi nhau khi gặp tranh cãi, hãy lắng nghe đối phương để hiểu rõ hơn về tình huống và đưa ra quyết định đúng đắn, để bạn có đủ sự bình tĩnh để nhìn ra đúng sai, để cả hai có thời gian nhìn lại mọi chuyện.
6. Nếu có ai đó làm bạn buồn, đừng mãi chìm sâu trong tủi hờn than vãn. Hãy sống vui vẻ, yêu đời và thật hạnh phúc bởi đây là cách “trả thù” thông minh nhất.
7. Khi bạn mua một chiếc váy, mặc nó lên người hãy luôn tự tin rằng bạn đang mặc thứ mình thích, nó giúp bạn xinh đẹp và rạng rỡ. Bộ quần áo ấy thực ra không thể làm nên cốt cách con người, nhưng chính cốt cách làm nên thần thái cho bộ quần áo.
Nếu người khác chê bai chiếc váy, đôi giày của bạn thì bạn chớ vội buồn. Họ có quyền không thích chúng, mỗi người có một gu thẩm mỹ khác nhau, miễn bạn thích là được.
8. Hãy lịch sự và đón chào những mối quan hệ mới, đồng thời hạn chế tối đa những người tiêu cực để giữ cho cuộc sống của bạn tươi sáng và tích cực.
sy
Biết sử dụng tốt 5 món quà trời ban này thì may mắn sẽ đến
Đôi mắt
Cuộc sống này vốn chẳng thiếu gì cái đẹp, chỉ thiếu con mắt nhìn ra cái đẹp mà thôi. Nhiều người vẫn thường thắc mắc vì sao hôn nhân lại bất hạnh, vì sao sự nghiệp lại không như ý, vì sao đường đời lại trắc trở.
Nếu một người lúc nào cũng nhìn vào ưu điểm của đối phương thì bạn sẽ thấy nhiều điều tốt đẹp. Thay vì đòi hỏi ở người khác quá nhiều thì bạn nên rộng lượng, bao dung hơn.
Cái miệng
Bệnh theo miệng mà vào, họa lại từ miệng mà ra. Lời thiện ý như hoa sen khai nở, lời ác ý như dao cứa lạnh lùng. Mệnh của một người có tốt hay không thì thông qua cách nói chuyện của họ sẽ thấy rõ được điều đó. Ngược lại, người nói những điều xúc xiểm thì không chỉ hại người mà còn tạo khẩu nghiệp cho chính bản thân mình. Ngày qua tháng lại, bao nhiêu phúc báo cũng sẽ vì cái miệng mà dần dần tiêu tan.
Đôi tai
Trong giao tiếp giữa người với người thì lắng nghe chính là điều cực kỳ cần thiết. Một người biết lắng nghe thì chắc chắn sẽ gây được thiện cảm với đối phương. Người có đôi tai biết lắng nghe sẽ hiểu được âm thanh của cuộc sống, âm thanh của người khác và âm thanh của chính mình…
Tay và chân
Cổ nhân có câu: "Cần cù bù thông minh'', muốn thành công thì không chỉ cần có trí tuệ mà còn cần cả sự may mắn, dựa vào sự chăm chỉ và cả nỗ lực không ngừng. Đừng bi quan khi cuộc sống của bạn gặp nhiều trắc trở, bởi những người thành đạt đã từng khổ nhọc hơn chúng ta rất nhiều. Mỗi khi nản lòng thì hãy cố gắng nghĩ đến những người kém may mắn hơn mình để biết mình may mắn thế nào.
Tấm lòng
Tấm lòng rộng lớn, bao dung thì chắc chắn sẽ làm tan đi nhiều thị phi.Lòng tràn đầy niềm vui, cười hết sạch bao nỗi sầu trong thiên cổ. Vinh hoa phú quý không phải vì tranh đấu mới có được, mà là vì tích đức hành thiện mà nên.
St
Photos from Hương Sen Việt's post
Cách thức chuẩn hoá thông tin thuê bao di động
Từ ngày 31/3/2023, các doanh nghiệp viễn thông sẽ tạm dừng hoạt động của thuê bao nếu không chuẩn hóa thông tin cá nhân sau khi đối soát thông tin với cơ sở dữ liệu dân cư và có thông báo đến khách hàng. Những thuê bao nhận được đề nghị chuẩn hóa thông tin thuê bao cần tiến hành chuẩn hóa thông tin để đảm bảo quyền lợi của chủ thuê bao, tránh các trường hợp giả mạo, mạo danh để thực hiện hành vi trái pháp luật.
Sống tích cực, làm việc tốt, biết yêu thương để có hạnh phúc ⋆ Hương Sen Việt Hương Sen Việt - Lan tỏa giá trị Việt
Vì sao chúng ta cần phải ‘cai nghiện’ TikTok
Mỗi lần chuẩn bị mở Tiktok tôi đều tự dặn mình sẽ không xem quá 30 phút, nhưng rất hiếm khi làm được. 30 phút sẽ thành 40 phút và đôi khi vượt quá một giờ đồng hồ.
TikTok, YouTube, hay Instagram tuy là sản phẩm của các công ty công nghệ khác nhau và mang đến trải nghiệm khác biệt cho người dùng, song chúng đều chia sẻ một đặc điểm chung quan trọng: tất cả đều được thiết kế để giữ chân người dùng ở mức tối đa.
Để đạt mục tiêu đó, những nền tảng này đã phát triển các thuật toán cá nhân hóa để tạo ra vòng lặp “gây nghiện”. Ví dụ, bằng cách phân tích các dữ liệu như người dùng bỏ qua nội dung gì hoặc có xu hướng thả tim video nào, thuật toán của TikTok sẽ hiển thị nhiều video với nội dung đánh trúng sở thích từng người.
Thuật toán này là một “siêu vũ khí” thực thụ khi kết hợp với tính năng cuộn vô hạn (infinite scrolling). Trong khi chế độ mặc định của YouTube là để người dùng chủ động tìm kiếm nội dung, TikTok tự động hiển thị một video ngẫu nhiên mà nó cho rằng phù hợp với mối quan tâm của người dùng ngay khi ứng dụng được mở ra. Chỉ với động tác quẹt lên, người dùng sẽ liên tục tải được video mới. Chu trình “quẹt, xem, quẹt, xem” tạo nên trải nghiệm liền mạch, khó dứt. Bên cạnh đó, tính gây nghiện của TikTok cũng đến từ việc tạo ra “nỗi sợ bỏ lỡ” (FOMO – Fear of Missing out). Nói cách khác, người dùng luôn cảm thấy bị thôi thúc phải xem các nội dung tiếp theo vì sợ mình bỏ lỡ điều gì thú vị hoặc quan trọng.
Những mạng xã hội như Facebook hay Instagram cũng tận dụng các cơ chế tương tự để giữ chân người dùng. Tuy nhiên, định dạng video ngắn mà TikTok tiên phong có khả năng lan toả (viral) rộng rãi và nhanh hơn cả bởi chúng khai thác điểm yếu lớn nhất của con người hiện đại: khả năng tập trung suy giảm trầm trọng. Người dùng ngày càng thích những thứ ngắn gọn và “dễ tiêu hoá” nên video TikTok được cả thế giới ưa chuộng và chia sẻ rộng rãi.
Điều này có thể mang lại tác động tích cực khi TikTok lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng hoặc thông tin thiết yếu. Ngược lại, nếu bị kẻ xấu lợi dụng, TikTok sẽ nhanh chóng trở thành cỗ máy truyền tin giả hoặc video độc hại. Việc TikTok liên tục thu thập và lưu trữ khối lượng dữ liệu khổng lồ của người dùng cũng đặt ra nguy cơ tiềm tàng về bảo mật dữ liệu cá nhân.
Trước những tác động tiêu cực này, một số quốc gia như Mỹ, Australia, Canada, Anh, Ấn Độ… đã có động thái quyết liệt để ngăn chặn sự phổ biến của TikTok hoặc cấm ứng dụng này. Chẳng hạn, tính tới 6/3, đã có 25 bộ và cơ quan chính phủ của Australia cấm sử dụng TikTok trên tất cả thiết bị sử dụng cho công việc. Canada đầu tháng 3 tuyên bố sẽ cấm tất cả nhân viên làm việc cho chính phủ sử dụng TikTok trên thiết bị được cấp. Quốc hội, Nhà Trắng, quân đội và hơn một nửa số bang ở Mỹ cũng đã cấm TikTok vì lo ngại công ty mẹ của ứng dụng này, ByteDance, sẽ cung cấp dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc.
Một thống kê về việc sử dụng các mạng xã hội tại Việt Nam cho thấy, Tik Tok đang tăng trưởng hết sức mạnh mẽ và đã trở thành ứng dụng phổ biến bậc nhất trong giới trẻ, với lượng người dùng hàng ngày tới 74%. Người dùng ứng dụng này, chủ yếu trong độ tuổi 18 đến dưới 30, tăng từ 34% (năm 2020) lên 53% (năm 2021); thời lượng sử dụng tăng lên gấp đôi, từ 4% lên 8%.
Việt Nam chưa có khảo sát sâu về tác động tiêu cực của Tiktok với người dùng, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng một số quốc gia đã điều tra rộng rãi và thận trọng, xuất phát từ lo ngại trước ảnh hưởng độc hại từ mạng xã hội này tới sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên.
Theo một khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện vào năm 2022, khoảng 2/3 thanh thiếu niên Mỹ đang sử dụng TikTok. Các quan chức chính phủ Mỹ cáo buộc thuật toán gợi ý nội dung video của TikTok có thể khiến người dùng nhỏ tuổi mắc chứng rối loạn ăn uống, tự làm hại bản thân hay thậm chí tự tử.
Người dùng trẻ tuổi ở Việt Nam đã và đang đối mặt với những vấn đề tương tự.
Từ góc độ quản lý nhà nước, nên làm gì để kiểm soát các tác động tiêu cực của TikTok? Cách dễ nhất là theo chân một số nước cấm ứng dụng này trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, một lệnh cấm như vậy có thể sẽ bị xem là cực đoan và khó đạt hiệu quả như mong muốn, bởi những nền tảng lớn khác như YouTube, Instagram và Facebook cũng đã nhanh chóng ra mắt định dạng video ngắn như YouTube shorts hay Facebook reels tương tự clip TikTok. Không thể cấm hết mọi ứng dụng và cũng không nên vì một số tác động tiêu cực mà phủ nhận hết mặt tích cực của các nền tảng này.
Cách tối ưu hơn cả là các bên liên quan chủ động can dự cùng TikTok để phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ người dùng nói chung và trẻ em nói riêng khỏi các tác động xấu nhất của ứng dụng này.
Từ phía cơ quan quản lý, giới chức Việt Nam có thể đưa ra những yêu cầu chi tiết, rõ ràng và quyết liệt cho phía TikTok nhằm ngăn chặn phổ biến các video có nội dung độc hại. Cũng như YouTube và Facebook, TikTok hiện đã cho phép người dùng báo cáo các nội dung không phù hợp. Tuy nhiên, chức năng này đang “ẩn” (cần giữ màn hình 1-2 giây để chức năng report hiện lên) chứ không hiển lộ như thả tim hay lưu clip. Cần yêu cầu TikTok bổ sung nút report phía dưới thả tim và hiển thị số lượt một clip đã bị report bởi người dùng.
Từ phía mình, người dùng, đặc biệt là các bậc phụ huynh, cũng cần nghiên cứu kỹ những tính năng mà các mạng xã hội đã cung cấp để kiểm soát thói quen sử dụng của trẻ. Chẳng hạn TikTok mới đây đã triển khai các công cụ nhắc nhở thời gian sử dụng hàng ngày, cho phép cài đặt các quyền riêng tư và an toàn, đặt giới hạn về thời gian xem… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến các tính năng này do chúng chưa được tuyên truyền đầy đủ, và cũng không hiển thị ở các vị trí dễ nhận biết trên ứng dụng. Nhà quản lý có thể đề nghị phía TikTok phối hợp cùng nhà trường triển khai các chiến dịch xã hội nhằm hướng dẫn và nâng cao nhận thức của cả phụ huynh và học sinh về các tính năng kiểm soát nội dung xấu, cũng như cách sử dụng tối ưu ứng dụng này nhằm nâng cao kiến thức và vốn sống.
Cấm đoán luôn là lựa chọn bất đắc dĩ cuối cùng song cũng không thể thả nổi các mạng xã hội, bởi điều đó sẽ gây hại cho người trẻ và có thể đe dọa an ninh dữ liệu quốc gia. Điều quan trọng là tìm ra những giải pháp sáng tạo để vừa bảo vệ người dùng, vừa cho phép họ tận hưởng thành quả của khoa học, công nghệ.
Ngô Di Lân, Tiến sĩ ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Brandeis, Mỹ.
Theo VNEXPRESS
Khoe con trên mạng: Sung sướng một phần, nguy hiểm mười phần
Không phải ai cũng kìm nén được niềm vui khoe con trên mạng để đổi lấy sự an toàn về hình ảnh và thông tin cá nhân cho con cái.
Một ngày nọ, tại trạm chờ xe buýt ở thành phố Brisbane, Australia, tôi đứng cạnh một cặp mẹ con.
Bà mẹ lớn tuổi dặn dò rất kỹ người con gái đã ở tuổi trung niên rằng không được ghi tên cháu ngoại bà ở mặt sau balô, nơi ai cũng có thể nhìn thấy. Vì như vậy, cháu có thể gặp rủi ro. Bà còn dặn, hãy thận trọng với bất kỳ tấm ảnh nào chứa cảnh đứa trẻ lên xe buýt mà có thể thấy rõ số xe, tuyến đường chúng đi học hàng ngày. Tiếp đó, bà than phiền về việc các bà mẹ bây giờ hồn nhiên và sơ hở quá khi đưa hình ảnh trẻ con lên mạng kèm theo đồng phục trường hoặc check in thời gian, giờ giấc đưa đón con một cách cụ thể rõ ràng. Bà lắc đầu nói, thế là “cung cấp cho kẻ xấu mọi thứ chúng cần”.
Những lời dặn dò của bà vô tình lọt vào tai tôi và tôi nghĩ chúng đáng được lắng nghe với sự chú tâm. Đúc kết của bà không mới, chủ yếu là tôi thấy xúc động. Tôi hiểu tác hại của việc lộ thông tin cá nhân trẻ con, hiểu tác động hai mặt của mạng xã hội. Nhiều phụ huynh cũng biết điều đó như tôi, nhưng không phải ai cũng kìm nén được niềm vui khoe con trên mạng để đổi lấy sự an toàn về hình ảnh và thông tin cá nhân cho con cái.
Đã bao lần bạn bắt gặp những dòng cập nhật trên trang cá nhân của bạn bè, từ kỷ niệm ngày con vào lớp một, đăng ảnh tuổi 15 của con, rồi lễ sinh nhật của các bé được tổ chức ở trường này, lớp nọ.
Khi bạn đăng ảnh và thông tin của con lên mạng một cách công khai, có hai hậu quả dễ nhìn thấy rõ. Trước tiên và rõ nhất chính là thông tin bị lợi dụng để sử dụng vào kho dữ liệu cho mục tích tiếp thị, quảng cáo. Phương tiện truyền thông xã hội dường như chỉ là một công cụ miễn phí. Nhưng trên thực tế, để có thể sử dụng, người dùng đã “đánh đổi” hay “thanh toán” bằng dữ liệu cá nhân và thông tin tạo nên dữ liệu. Thứ hai, có nhiều khả năng, những bức ảnh bị thao túng và biến thành một thứ khác, một mục đích xấu khác.
Ví dụ, khi tìm kiếm dữ liệu cho một báo cáo của mình, tôi đã rất ám ảnh với chia sẻ của một bà mẹ ở bang Florida, Mỹ. Mọi thứ bắt đầu sau khi ảnh của Kat được mẹ đưa lên một nhóm Facebook gồm toàn bạn bè và người thân. Bức ảnh sau đó bị kẻ xấu đánh cắp để dùng vào việc tạo ra một hình mẫu búp bê tình dục trẻ em giống hệt như Kat và được bán hợp pháp trên Amazon cùng các trang web người lớn khác với giá 599 USD. Người mẹ nói, đó sẽ là nỗi đau và sự day dứt không bao giờ nguôi ngoai với bà.
Báo cáo được công bố mới đây bởi Liên minh toàn cầu WeProtect, do Economist EI thực hiện, cho biết, hiện nay, có đến 46 triệu hình ảnh, video khác thường có liên quan đến chủ đề bóc lột, lạm dụng tình dục trẻ em trong kho lưu trữ của Europol (Cục Cảnh sát châu Âu).
Trẻ em đã luôn có được sự ưu ái của đại gia đình, với những nhận thức sớm, rõ ràng các nguy hiểm có thể gặp phải. Ông bà, cha mẹ thường lập rào lưới bảo vệ. Cửa trước được rào. Ngõ sau được chặn. Để bảo vệ con trẻ khỏi các hiểm nguy, ổ điện, nơi cất dao cũng được bịt kín lại hay dời lên cao. Vậy sao không nghĩ đến những hiểm hoạ từ trên mạng và có các rào chắn bảo vệ tương tự.
Theo tôi có ba vấn đề cần lưu ý để bảo đảm an toàn cho trẻ trên thế giới mạng.
Trước hết là không nên đăng ảnh hay các video tiết lộ rõ đặc điểm nhận dạng, thông tin cá nhân về con trẻ và cẩn trọng với những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy đến. Các bậc phụ huynh nên cân nhắc kỹ về lời khuyên bỏ qua việc khoe các cột mốc trong cuộc sống và thành tích của con bạn. Niềm tự hào về con cái nếu được chia sẻ với những người gần gũi, thân quen trong các cuộc gặp mặt trực tiếp, sẽ ý nghĩa và nhận được nhiều đồng cảm hơn là trưng lên mạng với nhiều người lạ.
Mặt khác, phụ huynh nên sử dụng quyền của mình, yêu cầu trường học và các tổ chức khác minh bạch về việc sử dụng dữ liệu do công nghệ của họ thu thập. Nếu không cảm thấy đủ an toàn và tin cậy, bạn có thể từ chối. Điều này áp dụng luôn cho cả khi ghi danh cho con bạn học một khóa ngoại ngữ, hay các lớp năng khiếu. Nhiều vụ để lộ, lọt thông tin học sinh, gây ra những cuộc gọi lừa đảo phụ huynh gần đây cho thấy, dữ liệu của trẻ có thể đã bị mua bán trái phép hoặc bị rò rỉ do các đơn vị nắm giữ không ý thức được tầm quan trọng của bảo mật thông tin cá nhân. Tôi từng ngỡ ngàng khi chứng kiến một trung tâm ngoại ngữ đăng tải công khai danh sách học sinh cùng địa chỉ và số điện thoại liên lạc của bố mẹ trên trang Facebook của họ.
Cuối cùng, xét trên quy mô toàn xã hội, vai trò và sự can thiệp của các ngành chức năng, nhà hoạch định chính sách, các cơ quan bảo vệ trẻ em là điều rất cần thiết. Từ năm 1998, Mỹ đã ban hành Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng Internet COPPA (Children’s Online Privacy Protection Act). Đạo luật nêu rõ những yêu cầu chi tiết cần có trong chính sách bảo mật của một nhà điều hành trang web, khi nào và làm thế nào để được sự chấp thuận từ cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ…
Tại Việt Nam, Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Trẻ em cũng dành một chương về Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Nhưng phần nội dung này còn sơ sài: gồm 5 điều, được diễn đạt thiếu cụ thể; chẳng hạn “Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em (khoản 2, điều 35) hoặc “Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, tiếp cận thông tin để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” (khoản 3, điều 34).
Với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ thông tin, sự phát triển mạnh của các nền tảng mạng xã hội, các quy định của luật cần được cập nhật đầy đủ và chi tiết hơn, cung cấp hướng dẫn cần thiết đi kèm chế tài xử phạt nghiêm khắc.
Trẻ em sẽ không thể được bảo vệ tốt trên môi trường mạng nếu người lớn chưa ý thức được đây là một vấn đề hệ trọng.
Nguyễn Thị Hồng Chi
Trường Đại học Văn hóa TP HCM.
Tăng cường giám sát ngăn bệnh Marburg đặc biệt nguy hiểm xâm nhập
Bộ Y tế cho biết, bệnh Marburg là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Marburg gây ra. Ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus).
Bệnh có thể lây truyền từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch...) hoặc với môi trường/vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc, chết do virus Marburg.
Thời gian ủ bệnh của bệnh Marburg từ 2-21 ngày. Người bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết. Hiện bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu.
Bộ Y tế nhấn mạnh: Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50% có thể lên tới 88%). Bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm của nước ta.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh Marburg không để lan truyền vào Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để điều tra dịch tễ, lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch khu vực châu Phi trong vòng 21 ngày.
Đồng thời, phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur lấy mẫu để xét nghiệm chẩn đoán, quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.
Các đơn vị cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế cũng như lây lan trong cộng đồng. Song song với đó, tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về các biện pháp phòng chống, chăm sóc, điều trị, đặc biệt lưu ý về công tác phòng, chống nhiễm khuẩn.
Các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch.
Các đơn vị thực hiện nghiêm việc thông tin, báo cáo giữa các tuyến, cơ sở y tế, đặc biệt khi ghi nhận ca bệnh nghi ngờ.
Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo đài cần chủ động đưa tin kịp thời về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống để người dân không hoang mang lo lắng và thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
TTCP
Công dân Việt Nam có thể đi lại trong ASEAN bằng thẻ căn cước
Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm cho biết, các nước trong ASEAN đang phấn đấu sẽ thống nhất các loại giấy tờ. Từ đó, công dân Việt Nam có thể đi lại trong ASEAN bằng CCCD.
Sáng 17/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề nghị bổ sung dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, việc sửa đổi Luật Căn cước công dân (Luật CCCD) hiện nay là rất cần thiết để thực hiện các chỉ đạo của Đảng trong thời gian qua.
“Từ khi Luật CCCD được ban hành đến nay, đã có rất nhiều văn bản quan trọng của Đảng chỉ đạo vấn đề này để quản lý xã hội, phục vụ nhân dân”, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
Bộ trưởng dẫn chứng các chỉ đạo quan trọng của Đảng về vấn đề này như Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra mục tiêu năm 2030 toàn bộ dân số Việt Nam sẽ được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư thống nhất quy mô toàn quốc.
Ngoài ra, Văn kiện Đại hội Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng xác định nhiệm vụ phải đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ cho các cơ quan nhà nước tập trung, thông suốt…
“Đây là những chỉ đạo rất quan trọng, phải khẩn trương mới hoàn thành được các mục tiêu. Vì quản lý, quản trị xã hội trên nền tảng đó phải rất cải cách”, Bộ trưởng Bộ Công an nói.
Theo Đại tướng Tô Lâm, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho người dân theo Đề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực khi cắt giảm thủ tục hồ sơ, giảm chi phí thủ tục hành chính.
Việc hướng tới là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, không ai không có giấy tờ pháp lý điện tử.
Bộ Công an đã làm việc và cung cấp cho Bộ GD&ĐT, chính quyền cấp xã về dữ liệu trẻ em để tính toán cơ sở giáo dục đào tạo.
“Việc này đã phục vụ rất tốt cho các kỳ thi vào lớp 10, thi đại học, được chính quyền và nhân dân đánh giá cao”, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
Về việc trẻ em dưới 14 tuổi có được giao dịch qua môi trường mạng hay không, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, đã là Chính phủ điện tử thì các cháu phải được giao dịch điện tử và trẻ em sinh ra được cấp hộ chiếu ngay.
“Ngoài hộ chiếu và giấy khai sinh thì các cháu không có giấy tờ giao dịch nào khác, thực tế xảy ra bất cập. Chính vì vậy, trẻ em dưới 14 tuổi cũng phải được giao dịch trong môi trường điện tử để tránh bất cập”, Đại tướng Tô Lâm nói.
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, các nước trong ASEAN đang phấn đấu sẽ thống nhất các loại giấy tờ. Trong đó, Singapore và Malaysia là những nước đi đầu cho ý tưởng này. Theo Bộ trưởng, việc đi lại trong cộng đồng châu Âu không cần visa, tiến tới ASEAN cũng thống nhất như vậy, công dân Việt Nam có thể đi lại trong ASEAN bằng CCCD.
Theo Đại tướng Tô Lâm, hiện nay, có gần 3 triệu người chưa làm CCCD và những người này rất khó làm như họ không có nhu cầu, ốm đau… Hiện lực lượng công an rất quyết tâm làm, mục tiêu 100% công dân phải có CCCD.
“Nếu hoàn thiện được thì các công tác đều rất thuận lợi, kể cả những việc như tìm trẻ lạc, hay người bị tai nạn đều dễ dàng”, Bộ trưởng Tô Lâm nói và cho biết, vừa qua, giao dịch ngân hàng bằng CCCD được đánh giá rất cao, người dân có thể vay tín chấp bằng CCCD.
Kids Up là ứng dụng giáo dục sớm phát triển tư duy - Kích hoạt 2 bán cầu não ch
giúp các con có phương pháp học tập, có kĩ thuật ghi nhớ ứng dụng trong học đ
Trường Thành lập năm học: 2012 - 2013 với mục tiêu giáo dục con em Đồng Bào D?
Chuyên cung cấp các sản phẩm giúp các con học tốt hơn, Học nhanh nhớ, nhớ lâu.
SMARTKEY INTERNATIONAL LANGUAGE CENTRE D**g Nai Head Office 1914 1A High way, Xuan Tam Hamlet, Xuan
Trung tâm dạy học Tri Thức, dạy học từ lớp 6 đến lớp 12, luyện thi vào lớp