Trò chơi vận động: THẢ BÓNG
Hệ thống mầm non Montessori Vinh
Hệ thống Mầm non Montessori Vinh
Operating as usual
Kĩ năng sống: BÉ TẬP QUÉT VÀ HỐT RÁC
Việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Đây là giai đoạn quan trọng để giúp trẻ có những kỹ năng sống cơ bản, là phương tiện cần thiết để giúp trẻ hội nhập, chủ động, sáng tạo, tự tin, vững vàng trước mọi khó khăn và thử thách của cuộc sống.
Việc bỏ rác đúng nơi quy định không chỉ giữ cho môi trường xanh_ sạch - Đẹp mà nó còn góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường sống cũng như thể hiện lối sống văn minh trong xã hội ngày nay.
Từ tuổi mầm non, các bé hoàn toàn có thể làm những việc nhỏ như tự biết xúc ăn, biết ngủ, tự đi vệ sinh, dọn dẹp chăn gối, tự biết thay quần áo, …. Bố mẹ cũng có thể dạy trẻ quét nhà, lau nhà, tưới cây hay trông em, nhặt rau, rửa chén bát đơn giản, phù hợp với khả năng của trẻ…
Chính vì vậy, các cô giáo Mầm non Montessori Vinh đã đưa vào chương trình giáo dục rèn kỹ năng cho trẻ"Kỹ năng quét và hót rác bỏ vào nơi quy định "
Qua bài học, các cô hy vọng các bé sẽ biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ những công việc vừa sức của mình và biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
════🍀🍀🍀🍀═════
Hệ thống mầm non Montessori Vinh
🏫Cơ sở 1: Liền kề 4-8 Trường Thịnh Phát(đối diện 24- Trương Văn Lĩnh)- Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫 Cơ sở 2: Liền kề 10- Trường Thịnh Phát - Đại lộ Lênin - Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫Cơ sở 3: Tầng 1- Chung cư Tràng An - cuối đường Lê mao kéo dài - Tp Vinh - Nghệ An
☎ Hotline : 0947767888
8 CÁCH GIÁO DỤC MONTESSORI HAY ÁP DỤNG TẠI NHÀ DÀNH CHO CHA MẸ
Giáo dục Montessori nổi tiếng thế giới không phải chỉ giới hạn là công việc của những cô giáo dạy trẻ chỉ ở những trường Montessori, mà triết lý giáo dục của nó cũng quan trọng cho cha mẹ chúng ta có thể áp dụng ngay chính ngay tại căn nhà của mình. Có 3 triết lý quan trọng và 8 cách giáo dục của Montessori mà cha mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà.
• BA TRIẾT LÝ GIÁO DỤC QUAN TRỌNG
🌼 QUAN SÁT: Để biết trẻ cần gì, bạn cần đóng vai trò như người quan sát tốt. Tránh hiểu như giám sát. Giám sát là bạn giới hạn khả năng hoạt động và sáng tạo của trẻ, cho trẻ 1 môi trường siêu dễ dàng, không thử thách cho trẻ. Ngược lại, quan sát là cho trẻ sự tự do nhưng vẫn đảm bảo môi trường đủ an toàn cho trẻ khám phá. Sẽ có 2 cách giáo dục liên quan đến điều này.
1. Làm mẫu. Trẻ con có thể học cách bắt chước bạn, đôi lúc sự bắt chước của trẻ gây ra 1 vài rắc rối. VD, trẻ có thể nhìn bạn xếp dao nĩa vào khay chén, và bắt chướt làm nó. Lúc này, thay vì la mắng, thì đó là cơ hội tốt để làm mẫu cho trẻ. VD. Bạn hướng dẫn trẻ từng bước như ngồi xuống, cho trẻ 1 số muỗng đũa và chén để trẻ hiểu quy trình xếp vào khay như thế nào.
2. Xây dựng thói quen tốt. Trẻ con sẽ cảm thấy khó chịu khi phải làm theo cái mà trẻ được bảo, nhưng sẽ làm theo khi hiểu đó là việc làm hằng ngày. Dạy trẻ 1 thói quen tốt nên bắt đầu bằng việc cho trẻ học cách xây dựng nó mỗi ngày. VD, sáng thức dậy xếp chăn gối hoặc tắt TV sau 8 giờ tối.
🌼 LẮNG NGHE: Để hiểu trẻ suy nghĩ gì, bạn cần học cách lắng nghe tốt. Tránh hiểu như nghe cho có, hay gì cũng hứa. Lắng nghe là cách bạn bắt đầu cho trẻ hiểu 2 điều: thừa nhận ý kiến của trẻ và tôn trọng nó. Nó quan trọng vì trước 6 tuổi là giai đoạn trẻ học về bản thân trẻ. Khi đó, đứa trẻ hiểu rằng cha mẹ thừa nhận mình và tôn trọng mình thì đứa trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ và tôn trọng cha mẹ mình sau này. Sẽ có 3 cách giáo dục nằm trong phạm vi này.
1. Rõ ràng cái gì được, cái gì không: Cách chúng ta thường mắc sai lầm là cái gì cũng được khi vui, khi buồn cái gì cũng không. Do đó, trẻ rất khó hiểu điều gì là được phép, điều gì không. Càng lớn trẻ càng khó chịu vì trẻ cảm thấy dường như cha mẹ không quan tâm đến suy nghĩ của trẻ, sự ương bướng và mâu thuẫn càng lớn khi trẻ muốn nhiều hơn. Cách giáo dục ở đây là rõ ràng từ sớm, nói 1 là 1, 2 là 2, cho là cho, không là không, đừng vì năn nỉ, hay thương con mà thay đổi. Nó cần như vậy, để trẻ hiểu về giới hạn. Khi trẻ lớn từ 2 tuổi, cần cho trẻ biết về luật và nguyên tắc. Trong đó, cái gì được, không được, hậu quả vi phạm, và phần thưởng khi làm tốt.
2. Cho thông tin, lời hướng dẫn dạng xây dựng; đừng phàn nàn hoặc ra lệnh. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng quát tháo đứa trẻ, nó mới chịu nghe lời. Tuy nhiên kết quả là ngược lại, bạn càng năn nỉ, hoặc ra lệnh thì đứa trẻ càng khó bảo hơn. Tại sao? Đơn giản là đứa trẻ không được học về kỷ luật rõ ràng, lúc thì năn nỉ để làm, lúc thì quát tháo để làm. Do đó, bạn chỉ cần cho thông tin đúng là được. VD, đứa trẻ hỏi bạn về 1 điều gì đó dù đã hỏi nhiều lần? Lúc này đừng nói dạng như “mẹ bảo nhiều lần rồi mà”, bạn chỉ cần nói: cái này Bin hỏi mẹ rồi. Nhớ không? Và đơi trẻ đáp ứng và tiếp tục cho thông tin giúp trẻ xây dựng.
3. Hỏi trẻ về điều cần giúp. Đừng ngại khi làm điều này vì đó là 1 bài học bạn dạy trẻ. Không có gì xấu hổ khi hỏi ai đó giúp đỡ. Bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao trẻ hay lăn ra khóc tức tưởi khi cố tự mặc quần áo mà mẹ chạy vào giúp ngay với trẻ? Thực ra, lúc này là trẻ gặp khó khăn thực sự, nhưng trẻ học về sự độc lập và chưa hiểu về ý nghĩa của việc cần giúp đỡ. Đó là cơ hội tốt thực hành điều này. Thay vì săn tay áo giúp đỡ trẻ ngay, thì hãy dừng lại và hỏi trẻ trước: "Bin, con có cần mẹ đỡ tay này cho con xỏ vào dễ hơn không?" Bạn sẽ nhạc nhiên là đứa trẻ rất vui vẻ tìm sự giúp đỡ của bạn. Nhưng, nếu trẻ không chịu, thì hãy tôn trọng và chờ dịp khác để cho trẻ sự giúp đỡ.
🌼 CHO NHẬN XÉT ĐÚNG: Để biết trẻ làm tốt hay chưa tốt, bạn nên là người công tâm và cho lời khen và nhận xét đúng về điều trẻ làm. TS. Maria Montessori từng nói: “Đừng bao giờ giúp đứa trẻ với việc mà nó cảm thấy mình có thể thành công.” Bài học quan trọng khi nhỏ mà đứa trẻ cần học, không phải là hạnh phúc ảo tưởng qua các lời khen sáo rỗng, các hoạt động được làm dễ, mà là hạnh phúc thực sự trên nổ lực từng bước trẻ trải nghiệm và thành công. Lời nhận xét đúng, thậm chí có thể dẫn trẻ đến 1 cảm giác buồn, không vui, nhưng quan trọng và có ích để trẻ trưởng thành hơn. Có 3 cách giáo dục trong phạm vi này
1. Cho lời cảm ơn chân thành, đúng. Văn hóa người Việt ít dùng từ cảm ơn và xin lỗi hơn người Phương Tây. Bạn biết không, đó là 1 cách giao tiếp tốt khi ai đó làm cho mình, thậm chí chỉ là 1 việc làm mình cảm thấy vui, thì nói lời cảm ơn là điều rất tốt. Ngược lại, xin lỗi là cách thể hiện 1 hành vi mình đang làm phiền ai đó. Với trẻ, khi trẻ làm 1 việc tốt, hay chạy lại giúp đỡ bạn, thì hãy nói cảm ơn trẻ. Và khi bạn nóng giận, la trẻ vô cớ thì hãy nói lời xin lỗi trẻ. Trẻ sẽ thầm cảm ơn bạn vì những cử chỉ này vì đứa trẻ khi nghe được những điều này lúc nhỏ sẽ trở nên tự tin hơn về cuộc sống.
2. Khen vào nổ lực trẻ làm. Tránh khen sáo rỗng như “Bin giỏi quá”, hay “con gái mẹ thông minh quá”, mà hãy khen vào điều trẻ làm được, nó giúp trẻ phát triển động lực tốt hơn. VD, Bin nè hôm nay con đi học ngày đầu nhưng không khóc, mẹ cảm thấy tự hào về con!
3. Cho nhận xét đúng, thật. Trẻ con nên học sự thành thật từ sớm. Khi bạn cho trẻ nhận xét, hãy nhận xét về điều trẻ làm được và điều trẻ chưa làm được. Trẻ có thể buồn vì điều này, cảm xúc này không thể chối cãi, và dần dần trẻ sẽ học cách chấp nhận và hiểu về thất bại. Khi đó, đứa trẻ sẽ hiểu cảm xúc hạnh phúc sẽ lớn hơn rất nhiều khi biết chấp nhận và vượt qua cảm xúc buồn chán trước đó do thất bại.
════🍀🍀🍀🍀═════
Hệ thống mầm non Montessori Vinh
🏫Cơ sở 1: Liền kề 4-8 Trường Thịnh Phát(đối diện 24- Trương Văn Lĩnh)- Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫 Cơ sở 2: Liền kề 10- Trường Thịnh Phát - Đại lộ Lênin - Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫Cơ sở 3: Tầng 1- Chung cư Tràng An - cuối đường Lê mao kéo dài - Tp Vinh - Nghệ An
☎ Hotline : 0947767888
🌻🌻🌻👉 Khởi động tuần mới với thí nghiệm của các bé:
🦅🦅🦅🥛 "QUẠ UỐNG NƯỚC"🥛🦅🦅🦅
👉👉👉Thông qua hoạt động giúp các con hiểu được quá trình làm sao quạ lấy được nước để uống trong chiếc bình ít nước mà quạ không với được tới. 🍾🏵️🍾🏵️🍾
👼👼👼 Nhờ trí thông minh của mình, quạ đã biết mổ sỏi cho vào bình, để nước dâng lên cho đến khi Quạ có thể uống được nước. Các con còn sáng tạo thêm cách lấy nước qua bài học của quạ nữa đấy ạ🍹🍹🍹
🍯🍵🍯Qua bài thí nghiệm này, giúp các con nhanh trí, hoạt động não bộ tích cực. ☀️☀️☀️
💪💪💪 Tự tin khi hơn khi đứng trước tình huống khó xử lý.
🥰🥰🥰 Bất kì việc gì mình cố gắng đều sẽ có cách giải quyết phải không các con?
════🍀🍀🍀🍀═════
Hệ thống mầm non Montessori Vinh
🏫Cơ sở 1: Liền kề 4-8 Trường Thịnh Phát(đối diện 24- Trương Văn Lĩnh)- Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫 Cơ sở 2: Liền kề 10- Trường Thịnh Phát - Đại lộ Lênin - Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫Cơ sở 3: Tầng 1- Chung cư Tràng An - cuối đường Lê mao kéo dài - Tp Vinh - Nghệ An
☎ Hotline : 0947767888
🌼🌼 Dạy trẻ kỹ năng dùng đũa gắp thức ăn 🌼🌼
Muốn con sớm tự lập, cha mẹ hãy dạy con từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày, trong đó có việc cầm đũa. Đối với trẻ em khu vực châu Á thì việc cha mẹ dạy bé dùng đũa để gắp thức ăn được xem là một cột mốc quan trọng.
Bé học cách sử dụng đũa không chỉ làm cho bữa ăn thú vị hơn mà còn giúp trẻ phát triển kĩ năng vận động các khớp ngón tay, sự phối hợp tay mắt linh hoạt hơn, và thậm chí là giúp trẻ viết chữ tốt hơn sau này.
Một số trẻ sẽ học và biết cầm đũa khá nhanh, nhưng cũng có trẻ cần thực hành lâu hơn mới điều khiển được đôi đũa trong tay. Điều quan trọng là cha mẹ cần bình tĩnh đồng thời làm cho nó trở thành một hoạt động vui nhộn, thu hút trẻ bằng cách làm theo một số bước đơn giản sau đây:
🌼Bước 1: Hướng dẫn bé định vị chắc chắn các que đũa trong tay
Mẹ có thể gợi ý cho bé cách giữ chặt để đũa không bị rơi ra giống như cách cầm một chiếc bút chì. Đặt đôi đũa vào giữa ngón tay cái và ngón giữa của trẻ. Lưu ý nhắc bé không cầm đũa ở vị trí quá gần đầu gắp thức ăn mà cầm cách xa phần đầu đũa một khoảng vừa đủ.
🌼Bước 2: Khum tay, dùng ngón giữa để làm trụ
Ngón tay giữa sẽ đóng vai trò là "mỏ neo" để giữ các que đũa ở đúng vị trí và sẵn sàng cho việc di chuyển. Hãy đảm bảo ngón giữa của trẻ đặt giữa vị trí hai chiếc đũa. Cha mẹ hãy nhắc bé nới lỏng tay, không cần ghì mạnh hay gồng tay để giữ. Cầm đũa là sự phối hợp linh hoạt chứ không phải cứng nhắc.
🌼Bước 3: Di chuyển đũa lên xuống bằng cách sử dụng ngón cái và ngón trỏ
Cha mẹ tập cho bé cách di chuyển các que đũa lên xuống nhịp nhàng bằng ngón tay cái và ngón trỏ để gắp thức ăn. Tập cho trẻ một loạt các chuyển động nhỏ cho đến khi trẻ di chuyển được đũa.
🌼Bước 4: Gắp thức ăn
Khi trẻ đã làm chủ được thao tác di chuyển đũa lên xuống và không bị rơi đũa, mẹ bắt đầu cho bé luyện tập cách gắp và giữ thức ăn. Ban đầu hãy để trẻ dùng đũa gắp những miếng thức ăn lớn trước như thịt, rau, sau đó mới chuyển sang các loại thực phẩm nhỏ hơn như sợi mì, bún, hạt lạc.
🌼Bước 5: Tập luyện và thưởng thức bữa ăn bằng đũa
Cách duy nhất để tạo hứng thú cho trẻ chính là để trẻ được thưởng thức bữa ăn bằng đôi đũa trong tay trẻ. Đây cũng là cách tập luyện tốt nhất để giúp trẻ thành thục kĩ năng này.
Tuy nhiên, cha mẹ hãy kiên nhẫn vì trẻ có thể làm rớt thức ăn ra ngoài và điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Khi dạy bé dùng đũa, mẹ lưu ý một số điều sau:
- Chọn loại đũa phù hợp với bàn tay nhỏ của trẻ để trẻ dễ dàng điều khiển và cầm nắm.
- Nhắc trẻ không sử dụng đũa để chọc hay trêu đùa khi ăn vì có thể gây nguy hiểm.
- Cỗ vũ, động viên trẻ mỗi khi trẻ cầm đũa đúng cách và có thao tác đúng.
- Bổ sung thêm một số dụng cụ hấp dẫn và kích thích bé như bát đũa có hình con vật hay nhân vật hoạt hình trẻ yêu thích, sáng tạo món ăn hấp dẫn để thu hút trẻ cầm đũa gắp.
- Kiên nhẫn và bình tĩnh, hướng dẫn lại bé các thao tác nếu bé cầm sai và gắp trượt.
Cha mẹ hãy nhớ không có độ tuổi nào chính xác bắt buộc trẻ phải biết dùng đũa, cha mẹ hãy tự quan sát và phán đoán xem con mình đã sẵn sàng cả về tâm lý và thể chất để cầm đũa hay chưa. Giúp trẻ nắm vững nghệ thuật dùng đũa không phải là một công việc khó khăn nhưng cũng rất cần sự tinh tế và nhạy bén của các cha mẹ để giúp bé cầm đũa thành công.
════🍀🍀🍀🍀═════
Hệ thống mầm non Montessori Vinh
🏫Cơ sở 1: Liền kề 4-8 Trường Thịnh Phát(đối diện 24- Trương Văn Lĩnh)- Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫 Cơ sở 2: Liền kề 10- Trường Thịnh Phát - Đại lộ Lênin - Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫Cơ sở 3: Tầng 1- Chung cư Tràng An - cuối đường Lê mao kéo dài - Tp Vinh - Nghệ An
☎ Hotline : 0947767888
☀️☀️Sáng tạo nghệ thuật: LÀM ÔNG MẶT TRỜI ☀️☀️
🍀 Ở lứa tuổi mầm non, các bé thể hiện một cách tự nhiên và trong sáng những ý nghĩ và cảm xúc của mình về cái đẹp. Năng khiếu nghệ thuật cũng thường được nảy sinh từ lứa tuổi này. Do vậy việc cho bé làm quen với hoạt động tạo hình là việc làm rất quan trọng !
🍀 Trong tuần này, các bạn nhỏ đã được tạo hình " Ông Mặt Trời " từ củ cà rốt và cam để tạo nên bức tranh thật đẹp. Qua hoat động này các con được rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của mình, thêm tình yêu thiên nhiên . Bố mẹ cùng xem các con thực hành nhé! ❤️❤️
════🍀🍀🍀🍀═════
Hệ thống mầm non Montessori Vinh
🏫Cơ sở 1: Liền kề 4-8 Trường Thịnh Phát(đối diện 24- Trương Văn Lĩnh)- Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫 Cơ sở 2: Liền kề 10- Trường Thịnh Phát - Đại lộ Lênin - Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫Cơ sở 3: Tầng 1- Chung cư Tràng An - cuối đường Lê mao kéo dài - Tp Vinh - Nghệ An
☎ Hotline : 0947767888
Kĩ năng sống: NHỮNG ĐIỀU CON KHÔNG NÊN LÀM
Học trên lí thuyết nhiều bé không tập trung sẽ không ghi nhớ. Vì vậy dạy bé thông qua thực hành sẽ giúp các con nhớ lâu hơn đấy bố mẹ ạ!
𝐇𝐎𝐀̣𝐓 Đ𝐎̣̂𝐍𝐆 𝐓𝐑𝐀̉𝐈 𝐍𝐆𝐇𝐈𝐄̣̂𝐌 “𝐄𝐌 𝐓𝐀̣̂𝐏 𝐋𝐀̀𝐌 𝐍𝐎̂𝐍𝐆 𝐃𝐀̂𝐍”
Thực hiện hành trình nuôi dưỡng cảm xúc cho các bé ngay từ khi còn nhỏ, trong dự án Nông nghiệp các bé được tham gia hoạt động trải nghiệm “Em tập làm nông dân”.
Hoạt động này giúp cho trẻ có cái nhìn cận cảnh hơn về cuộc sống của người nông dân, giúp trẻ biết một số hoạt động đơn giản của việc làm nông nghiệp và biết sự vất vả của người nông dân.
Bên cạnh đó các bé được dạy về lòng biết ơn đối với những người nông dân, quý trọng lương thực, quý trọng sức lao động để làm ra được những lương thực, thực phẩm ăn hàng ngày🌾🥜🫘🌽🍠
════🍀🍀🍀🍀═════
Hệ thống mầm non Montessori Vinh
🏫Cơ sở 1: Liền kề 4-8 Trường Thịnh Phát(đối diện 24- Trương Văn Lĩnh)- Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫 Cơ sở 2: Liền kề 10- Trường Thịnh Phát - Đại lộ Lênin - Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫Cơ sở 3: Tầng 1- Chung cư Tràng An - cuối đường Lê mao kéo dài - Tp Vinh - Nghệ An
☎ Hotline : 0947767888
4 DẤU HIỆU SỚM NHẬN BIẾT TRẺ CÓ ĐANG TIẾP XÚC VỚI MÀN HÌNH ĐIỆN TỬ QUÁ NHIỀU?
Gần đây, tổ chức toàn cầu lớn nhất về sức khỏe trẻ em UNICEF đã đưa ra 1 tuyên bố rằng: Để phát triển, trẻ con rất cần cha mẹ, không phải là chiếc điện thoại của họ. Lời tuyên bố này nhằm thức tỉnh những người cha mẹ về vai trò của chúng ta mới là quan trọng với sự phát triển của trẻ. Thực tế, việc chăm sóc con cái họ cũng đang dần thay thế bởi chiếc điện thoại/ipad hơn là cha mẹ của chúng, thậm chí bản thân những người cha mẹ này cũng đang dành quá nhiều thời gian trên điện thoại.
Sự cảnh báo này đến từ 1 nghiên cứu lớn trên 4000 đứa trẻ và khả năng học của não bộ của những đứa trẻ này của nhóm GS. Kuhl, ĐH Washington, Mỹ - nhà khoa học não bộ hàng đầu thế giới. bà đã nhấn mạnh:
“việc học hỏi của não bộ của trẻ được tiếp xúc với màn hình là gần như Zero (0), so với não bộ của những đứa trẻ được giao tiếp, vui chơi cùng bố mẹ chúng là học rất nhiều.”
Đó sẽ là 1 sự đáng tiếc lớn vì 5 năm đầu đời của trẻ là thời điểm não bộ phát triển và học hỏi nhanh nhất. Quá nhiều thời gian với màn hình là trực tiếp làm sự học hỏi của não bộ của trẻ bị ảnh hưởng.
NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHÁC KHI TRẺ TIẾP XÚC QUÁ NHIỀU VỚI MÀN HÌNH
Có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình gây ảnh hưỡng đến trẻ như sau:
• Gia tăng vấn đề hành vi và tâm lý. VD, gia tăng bạo lực, cũng như các hành vi như la hét, đánh mắng người khác
• Phát triển các nỗi sợ. VD, trẻ xem các clip ma, dọa ma, phim ma có thể ảnh hưởng đến phát triển tâm lý sợ hãi của trẻ vì trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không phân biệt được thật và không thật
• Ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng phân tích và nhận thức của trẻ
• Ảnh hưởng giấc ngủ
• Sợ và giảm giao tiếp với người khác, đặc biệt là giao tiếp mắt.
DẤU HIỆU NÀO CHO THẤY TRẺ TIẾP XÚC QUÁ NHIỀU VỚI MÀN HÌNH?
Có 4 dấu hiệu sớm để nhận ra trẻ đang dành quá nhiều thời gian trên màn hình gồm:
1. Bắt đầu có 1 trong những dấu hiệu chống đối thái quá trong cuộc sống hàng ngày với mọi tình huống, không chỉ riêng tình huống với điện thoại như:
• Thường xuyên tức giận
• Tăng dần các cơn khóc đòi
• Thể hiện mất cảm xúc nhanh, mạnh khi ai đó nói không
• Có thái độ thách thức
• Hay cáu gắt kèm hoặc không kèm theo các tác động vật lý (VD, đập bàn, đá cửa)
2. Có những vấn đề về thiếu nhận thức và tập trung trong giao tiếp.
VD, giao tiếp mắt kém hoặc trò chuyện thường hay loay hoay tìm hoặc vòi điện thoại của mẹ/bố. Khi có điện thoại, trẻ nhanh chóng kết thúc nói chuyện và tìm 1 chỗ để chơi 1 mình.
3. Trẻ có khuynh hướng đòi hỏi điện thoại/ipad hơn bất kì ai. VD. Chờ mẹ sơ hở là lén lấy điện thoại hoặc cứ bắt, năn nỉ mẹ quét mã để vào. Trẻ rất theo đuổi để có được điện thoại/ipad/TV để chơi, xem.
4. Trẻ phản ứng thái quá với việc cha mẹ nói không với màn hình. VD. Trẻ nhanh chóng khóc thét, càng dỗ càng la lớn, hoặc thể hiện cảm xúc tiêu cực, giơ tay đánh khi cha mẹ cố lấy điện thoại/ipad lại.
Nếu trẻ có 1 trong 4 dấu hiệu này, trẻ có thể đang trở nên “nghiện” vào màn hình. Bạn cần giúp trẻ “cai nghiện” sớm nhất có thể để giúp não bộ trẻ sớm được thoát ra và học hỏi phát triển.
CÁCH GIÚP TRẺ QUẢN LÝ MÀN HÌNH HIỆU QUẢ
Thời đại ngày nay chúng ta không thể cấm đoán hoàn toàn 1 đứa trẻ khỏi dùng màn hình. Các chuyên gia khuyên rằng: đừng cấm đoán mà hãy tạo 1 môi trường sử dụng màn hình khoa học và giúp trẻ phát triển. Đây là những điều được khuyên:
1. Giới hạn trẻ sử dụng màn hình trong lượng thời gian hướng dẫn
- Trẻ dưới 18 tháng tuổi: không giới thiệu và không sử dụng
- Trẻ 18 tháng tuổi – 5 tuổi: Dưới 60 phút/ngày
2. Quy định các khu vực trong nhà không có màn hình như phòng ăn, phòng ngủ, khu vực đọc sách, vui chơi cả nhà. Quy định này dán ở những nơi này để trẻ nhìn thấy và cả cha mẹ cũng phải tuân thủ quy tắc khi vào nơi này.
3. Không bao giờ vừa ăn vừa xem điện thoại/TV. Thiết lập quy tắc này sớm khi trẻ vừa sang tuổi ăn dặm (từ 6 tháng tuổi), và bản thân cha mẹ cũng tuân thủ nó.
4. Biết cái gì trẻ đang xem. Bạn cần quản lý nội dung trẻ xem. Khi cần, bạn cần phải khóa các trang web, tài khoản mà có nội dung không đúng, bạo lực hoặc không phù hợp
5. Nên cùng trẻ chơi/xem. Đây là lời khuyên từ các chuyên gia nhi ở BV Mayo, Mỹ. Họ nhấn mạnh: khi bạn xem/chơi cùng trẻ, bạn không chỉ quản lý được thời gian của trẻ trên màn hình mà còn tăng tương tác thực với trẻ thông qua trò chuyện về nhân vật, xem xét suy nghĩ và cảm nhận của trẻ. Nó mang lợi ích kép cho cả hai.
Với những hoạt động kỹ năng sống ở trường chúng con tự tin là về nhà giúp đỡ bố mẹ được nhiều việc rồi ạ!
════🍀🍀🍀🍀═════
Hệ thống mầm non Montessori Vinh
🏫Cơ sở 1: Liền kề 4-8 Trường Thịnh Phát(đối diện 24- Trương Văn Lĩnh)- Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫 Cơ sở 2: Liền kề 10- Trường Thịnh Phát - Đại lộ Lênin - Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫Cơ sở 3: Tầng 1- Chung cư Tràng An - cuối đường Lê mao kéo dài - Tp Vinh - Nghệ An
☎ Hotline : 0947767888
🌼🌼 Vận động: Di chuyển vòng 🌼🌼
Học mà chơi, chơi mà học phải không các bạn nhỏ đáng yêu?
HƯỚNG DẪN TRẺ GIỞ SÁCH VÀ ĐỌC SÁCH ĐÚNG CÁCH
Sách luôn là một kho tàng để giúp trẻ có thể khám phá, tìm hiểu và học nhiều điều hay, những cuốn sách có nội dung lành mạnh, tranh minh họa đẹp mắt sẽ làm cho trẻ cảm thấy thích thú. Việc “đọc” sách đúng cách giúp trẻ hình thành những kỹ năng đọc sách: Cách cầm sách, cách lật sách để không bị quăn góc, biết cách đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, hết trang lật giở sang trang tiếp, kiên trì đọc sách từ trang đầu đến trang cuối. Nếu không xem nữa thì phải để sách gọn gàng, đúng nơi quy định.
Đối với trẻ mẫu giáo bé, “đọc sách” không hẳn là biết đọc chữ mà là cách trẻ mở sách, truyện, quan sát tranh, bước đầu biết kể lại nội dung qua tranh ảnh trong sách, truyện, biết lật mở từng trang theo thứ tự từ đầu đến cuối quyển sách hoặc quyển truyện.
Đọc sách, ban đầu hãy như một hành vi tự nhiên, không có gì căng thẳng và to tát cả, hãy để bé tắm mát bằng thứ ngôn ngữ và hình ảnh sống động từ trong những trang sách, rồi sau đó để bé có cơ hội "hành động" với hình ảnh ngôn ngữ ấy bằng việc nhìn thấy, chạm vào, lắng nghe…và cùng sáng tạo, tưởng tượng. Sự ghi nhớ, sáng tạo từ những trang sách ấy sẽ đến một cách tự nhiên.
Đọc sách đúng cách hàng ngày giúp trẻ phát triển trí não, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, phát triển các kỹ năng xã hội và cơ xương phát triển đều. Trẻ thích đọc sách sẽ nền tính hơn, lễ phép hơn những trẻ ít đọc hoặc không đọc sách. Bên cạnh đó đọc sách giúp gắn kết giữa cha mẹ với trẻ hoặc giữa giáo viên với trẻ điều này khiến trẻ có những tương tác thú vị giúp trẻ tự tin, linh hoạt và phát triển toàn diện hơn về sau này.
Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau lại có khả năng thu nhận thông tin, kiến thức khác nhau. Bởi vậy cần đặt ra những tiêu chí khi chọn sách sao cho phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ, khiến trẻ có thể thoải mái hơn khi đọc sách mà không cảm thấy gò bó, áp lực. Trẻ lớp mẫu giáo bé đặc biệt được kích thích bởi những câu chuyện ngắn gọn, hình minh hoạ rõ ràng, có màu sắc đẹp bắt mắt, hình khối đa dạng, và không quá nhiều chữ. Vì vậy những loại sách này có khả năng thu hút sự tập trung của trẻ nhiều hơn.
Hãy đọc sách cho con, đọc sách cho con là việc rất có ích… những câu này dường như người ta nghe rất nhiều, và ai cũng biết. Nhưng đọc như thế nào cho những đứa trẻ chưa biết đọc và giúp những đứa biết đọc có thói quen đọc sách như thế nào lại là điều chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
════🍀🍀🍀🍀═════
Hệ thống mầm non Montessori Vinh
🏫Cơ sở 1: Liền kề 4-8 Trường Thịnh Phát(đối diện 24- Trương Văn Lĩnh)- Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫 Cơ sở 2: Liền kề 10- Trường Thịnh Phát - Đại lộ Lênin - Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫Cơ sở 3: Tầng 1- Chung cư Tràng An - cuối đường Lê mao kéo dài - Tp Vinh - Nghệ An
☎ Hotline : 0947767888
6 BÀI HỌC QUAN TRỌNG MÀ CHA MẸ CẦN DẠY TRẺ TỪ SỚM
Một báo cáo gần đây của tổ chức YMCA, Mỹ nghiên cứu trên 10,000 gia đình cho thấy 75% những thứ cần cho sự thành công và hạnh phúc của 1 đứa trẻ được hình thành từ chính gia đình của chúng.
Vậy những bài học nào trẻ cần được dạy ngay từ trong gia đình mình và sẽ càng tốt hơn nếu trẻ được dạy những điều này từ sớm
1. Được dạy luôn biết ơn về những thứ trẻ có
Đừng phung phí mua quá nhiều đồ chơi, sách, thú nhồi bông…cho trẻ. Để dạy về bài học biết ơn, trẻ cần được dạy về cuộc sống “vừa đủ” hơn là luôn được dư thừa, thậm chí không cần đến. Khi trẻ có cuộc sống chỉ vừa đủ, trẻ sẽ nhận ra giá trị của từng thứ trẻ có và khi nhìn những người khác trẻ sẽ cảm thấy biết ơn khi mình có nó.
2. Trung thực
Không có trẻ nào sinh ra là biết nói dối. Nói dối là 1 hành vi học được từ môi trường bên ngoài. Có 2 loại môi trường có thể ảnh hưởng đến hành vi nói dối của trẻ: môi trường ảnh hưởng lâu dài từ cha mẹ chúng và môi trường ngắn hạn từ bạn bè, thần tượng, anh chị,. Với môi trường ngắn hạn, trẻ học cách cho giống với môi trường đó, nhưng rồi sẽ tự bỏ khi trẻ qua môi trường khác. Nhưng, với môi trường lâu dài từ cha mẹ, lời nói dối tưởng chừng như vô hại như thất hứa hay nói cho vui lại có ảnh hưởng lâu dài đến trẻ.
3. Không phán xét người khác
Khi trẻ lỡ nói các lời phán xét kiểu như “chú này mập quá”, “cô ấy xấu quá mẹ”… thực ra trẻ không hiểu điều đó là chưa đúng, lúc này bạn chỉ đơn giản nói “mẹ không biết, và mẹ cũng không nhận xét ai con ạ”. Khi trò chuyện với trẻ, bạn cũng không nên so sánh trẻ với ai, mà chỉ nên tập trung vào điều bạn muốn trẻ tốt hơn.
4. Học về thất bại và thừa nhận lỗi sai
Thực ra thất bại và chiến thắng là 2 mặt của 1 đồng xu, không thể tách rời. Trẻ con thường không biết cảm giác của thất bại, mà chỉ biết cảm giác vui vẻ của sự chiến thắng. Điều này dễ làm trẻ hiểu rằng thất bại là thứ gì đó kinh khủng. Thực tế, thất bại là 1 phần của bất kì hoạt động nào, nó hoàn toàn có thể xảy ra cho dù bạn đã lên kế hoạch tốt nhất. Làm sao để trẻ có thể đối mặt được với nó khi mà trước đây bạn không chuẩn bị cho trẻ hiểu về cảm giác này.
Đứa trẻ giỏi là đứa trẻ hiểu được chiến thắng nhưng cũng biết cách đối mặt với thất bại. Do đó, khi chơi cùng trẻ, đừng tạo các chiến thắng giả tạo, hoặc làm dễ chỉ để trẻ chiến thắng hoặc để trẻ vui. Nó không tạo ra 1 đứa trẻ giỏi, mà chỉ tạo ra 1 lớp trẻ hiếu thắng nhưng sợ thất bại.
Dạy trẻ chấp nhận thất bại cũng như biết thừa nhận sự yếu kém hay lỗi lầm của bản thân là cách giáo dục đúng đắn về sự công bằng.
5. Lắng nghe trước khi nói
Lời nói hổ báo của cha mẹ với trẻ là ví dụ về sự yếu kém trong khả năng lắng nghe của người lớn chúng ta. Và khi lớn trẻ sẽ dùng cách này để giao tiếp lại với chúng ta. Nhưng, ngược lại ngay từ nhỏ, bạn luôn tôn trọng và lắng nghe trẻ trước khi nói hay đưa ra quyết định thì trẻ sẽ học để biết lắng nghe bạn và người khác khi lớn hơn.
Khi trẻ giao tiếp với cha mẹ, anh chị em khác của trẻ hay bạn bè của trẻ, trẻ giành nói hay quát họ thì bạn nên nói với trẻ “Bin, mẹ muốn nghe chị Na nói, con im lặng được không?”. Tưởng chừng như những can thiệp dạng vậy không quan trọng, trẻ con mà sao chả được nhưng thực ra nó có giá trị để trẻ hiểu rằng ai cũng có quyền nói và được lắng nghe bởi tất cả mọi người. Rất khó để dạy trẻ điều này khi trẻ lớn, đặc biệt khi trẻ tự cho là “mọi người phải nghe trẻ”, nhưng trong cuộc sống ai nói đúng thì người ta mới nghe. Và người luôn nói mà không biết lắng nghe thì điều họ nói chưa chắc đúng.
6. Biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân
Ít ai nói đây là bài học nên dạy trẻ từ sớm, nhưng nó lại là bài học quan trọng. Khi trẻ chẳng may bị bệnh, là cha mẹ chúng ta luống cuồng chăm sóc trẻ từ mua thuốc, nấu cháo, dụ trẻ ăn, uống sữa… nhưng thực ra có 1 cách nên dạy trẻ là giúp trẻ nhận ra là “cần tự chăm sóc bản thân” hơn là chỉ có 1 chiều từ cha mẹ. Khi nhỏ, trẻ bị bệnh không có nghĩa là cứ nằm đó xem TV, Ipad… để được chăm sóc, dụ dỗ… mà thay vào đó cho trẻ có cơ hội vận động, vui chơi, tham gia tự chăm sóc bản thân mình như tự lấy nước uống, lấy cam mẹ gọt sẵn để ăn, tự báo cáo với mẹ khi thấy đỡ mệt,…
Trẻ cần được cho thấy bản thân mình cũng có vai trò, hơn là chỉ nằm để đón nhận từ người khác. Khi lớn, trẻ sẽ cảm ơn bạn vì những bài học này đã giúp trẻ lớn lên tự tin và đủ kỹ năng tự chăm sóc bản thân cũng như người khác.
════🍀🍀🍀🍀═════
Hệ thống mầm non Montessori Vinh
🏫Cơ sở 1: Liền kề 4-8 Trường Thịnh Phát(đối diện 24- Trương Văn Lĩnh)- Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫 Cơ sở 2: Liền kề 10- Trường Thịnh Phát - Đại lộ Lênin - Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫Cơ sở 3: Tầng 1- Chung cư Tràng An - cuối đường Lê mao kéo dài - Tp Vinh - Nghệ An
☎ Hotline : 0947767888
Thí Nghiệm : Hạt đậu nhảy múa 😍
💥Khám phá khoa học luôn là điều mà con thích thú và là hoạt động học không thể thiếu dành cho các bạn nhỏ ở Mầm non Montessori Vinh.
💥Thông qua các giờ khám phá khoa học, các con được chạm, được nhìn, được sờ, được tự mình trở thành những nhà khoa học tí hon thực hiện thí nghiệm, khiến cho buổi học trở thành thời gian mà con luôn mong chờ.
💥Qua thí nghiệm ” Hạt đậu nhảy múa” các con đã biết làm thế nào để hạt đậu tự nhảy múa trong những hũ đựng nước xinh xinh nhờ sự phản ứng của nước, giấm, baking soda…
💚 Mời bố mẹ cùng trải nghiệm thí nghiệm thú vị này cùng các bạn nhỏ lớp nhé!
════🍀🍀🍀🍀═════
Hệ thống mầm non Montessori Vinh
🏫Cơ sở 1: Liền kề 4-8 Trường Thịnh Phát(đối diện 24- Trương Văn Lĩnh)- Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫 Cơ sở 2: Liền kề 10- Trường Thịnh Phát - Đại lộ Lênin - Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫Cơ sở 3: Tầng 1- Chung cư Tràng An - cuối đường Lê mao kéo dài - Tp Vinh - Nghệ An
☎ Hotline : 0947767888
🌹BÉ LÀM THIỆP CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 ❤️
=================================
💐 Trong tháng này, có một ngày đặc biệt dành riêng cho người lái đò, đó chính là ngày 20/11.
Còn gì tuyệt vời hơn, khi các bạn nhỏ được cô hướng dẫn làm một tấm thiệp thật đẹp cùng lời chúc ý nghĩa để dành tặng, tri ân những cô giáo đã chăm sóc,dạy dỗ và yêu thương các con mỗi ngày.
Tuy còn rất bé nhưng thấy các con tự tin, ngoan ngoãn, hiểu biết, thông minh và lễ phép chính là món quà 20/11 ý nghĩa nhất dành cho các cô giáo.
Xin được cám ơn các con - những em bé luôn bản lĩnh và tự tin. Hãy luôn ngoan và đáng yêu như thế này các con nhé!
Xin cảm ơn các cô luôn tận tâm, chu đáo, chăm sóc đàn con thơ bằng tất cả tấm lòng.
Kính chúc các thầy giáo, cô giáo - những người lái đò thầm lặng lễ Hiến chương luôn vui vẻ, hạnh phúc, luôn nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người.
🎈🎈Trò chơi: LÀM XE BÓNG BAY🎈🎈
Một trò chơi mới lạ và hấp dẫn chỉ có tại mầm non Montessori Vinh. Mời bố mẹ cùng quan sát các bạn nhỏ chơi vui như thế nào nhé! ❤️❤️❤️
════🍀🍀🍀🍀═════
Hệ thống mầm non Montessori Vinh
🏫Cơ sở 1: Liền kề 4-8 Trường Thịnh Phát(đối diện 24- Trương Văn Lĩnh)- Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫 Cơ sở 2: Liền kề 10- Trường Thịnh Phát - Đại lộ Lênin - Hà Huy Tập - Tp Vinh - Nghệ An
🏫Cơ sở 3: Tầng 1- Chung cư Tràng An - cuối đường Lê mao kéo dài - Tp Vinh - Nghệ An
☎ Hotline : 0947767888
Hoạt động steam: CHÚ NHỆN SẮC MÀU
Một tiết học vừa đẹp mắt, vừa thú vị lại mang nhiều bài học bổ ích cho các bạn nhỏ. Thảo nào các bạn ý say sưa đến thế.
Mời bố mẹ cùng quan sát nhé! 🥰
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Location
Category
Contact the school
Telephone
Website
Address
Cơ Sở 1:Liền Kề 4-8 Trường Thịnh Phát/Trương Văn Lĩnh/Hà Huy Tập, Cơ Sở 2:Liền Kề 10/Trường Thịnh Phát/Đại Lộ Lênin/Hà Huy Tập(cạnh Lotte Mart) Cơ Sở 3: Tầng 1/Chung Cư Tràng An
Vinh
64000
Vinh
Chuyên đánh giá, sàng lọc và can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, trẻ
Số 2 Nguyễn Chí Thanh
Vinh, 460000
Trường Tiểu học Việt Anh được thành lập theo Quyết định số 2489/QĐUB của UBND Thành phố Vinh ngày 28 tháng 04 năm 2017.
Số 32, Hồ Sỹ Dương, Phường Hưng Bình
Vinh
Là đơn vị đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ kỹ năng mềm hàng đầu tỉnh Nghệ
THPT Chuyên Phan Bội Châu/119, Lê Hồng Phong
Vinh, 02383
Trang Fanpage quản lý bởi Đoàn Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. Là nơi triển khai