Chi Đoàn Trung tâm GDTX Phú Yên

Chi Đoàn Trung tâm GDTX Phú Yên

Trung tâm GDTX Phú Yên là một cơ sở giáo dục công lập trong hệ thống giáo dục

Operating as usual

10/10/2023

Cẩn trọng với tình trạng lừa đảo, bắt nạt trẻ em trên môi trường mạng

Cẩn trọng với tình trạng lừa đảo, bắt nạt trẻ em trên môi trường mạng
Việc trẻ em sử dụng Internet ngày càng nhiều khi chưa có đủ kỹ năng bảo vệ bản thân có thể khiến các em phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro như bị lừa đảo, bắt nạt, bạo hành tinh thần trên mạng.
Ghi nhận từ Trung tâm Giám sát An toàn Không gian Mạng Quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, tình trạng lừa đảo trực tuyến có xu hướng dịch chuyển, nhắm tới người yếu thế, đặc biệt là trẻ em.
Hệ thống tiếp nhận cảnh báo an toàn thông tin mạng Việt Nam do Trung tâm Giám sát An toàn Không gian Mạng Quốc gia quản lý thời gian qua đã nhận được phản ánh của phụ huynh về việc con em họ bị đối tượng xấu trên mạng lừa gạt tình cảm, dụ dỗ chụp ảnh nhạy cảm để tổng tiền.
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo vệ Trẻ em Việt Nam trên Không gian Mạng, nhận định việc trẻ em sử dụng internet ngày càng nhiều có thể khiến cho các em phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro như bị lừa đảo, bắt nạt, bạo hành tinh thần trên mạng.
Cạm bẫy của những kẻ xấu ngày càng tinh vi và nguy hiểm, nhóm trẻ em thường được nhắm tới là từ 8-16 tuổi khi các em tò mò về nhận thức nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tự bảo vệ.
Trong số những rủi ro mà trẻ em đang phải đối mặt trên mạng, nổi bật là mối nguy hiểm khi các em làm quen với người lạ trên mạng.
Theo nghiên cứu, khảo sát cũng như những tham vấn với trẻ em của tổ chức World Vision Việt Nam, nhiều trẻ em Việt Nam có số lượng bạn trên mạng xã hội lớn, lên tới 5.000 người.
Đáng nói là khoảng 50-70% số bạn bè trên mạng xã hội là người lạ, trẻ không hề biết họ là ai, chỉ cần thấy ảnh đại diện "trai xinh, gái đẹp" là kết bạn. Khảo sát cũng chỉ ra những rủi ro từ internet, mạng xã hội xảy ra với trẻ em ở thành phố và cả trẻ ở nông thôn.
Hiện nay, sóng 3G, 4G đã được các nhà mạng viễn thông phủ tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa và mạng cáp quang internet đã đến được 100% các xã trên toàn quốc. Đồng thời, giá cước dịch vụ viễn thông không cao, cho phép trẻ em nông thôn cũng có thể tiếp cận với internet hằng ngày.
Việc sử dụng Internet giúp trẻ em vùng núi, biên giới, hải đảo, trẻ dân tộc thiểu số có cơ hội học tập, tìm hiểu thông tin không khác biệt so với trẻ ở thành phố. Tuy nhiên, mặt trái của sự tiện dụng này là những rủi ro trên mạng khi các em chưa có đủ kỹ năng, kinh nghiệm bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.
Chỉ 10-15% trẻ em nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhận thức được rủi ro từ môi trường mạng. Nhiều em đã được cập nhật về một số vấn đề như mất thông tin cá nhân, bị trêu, bị bắt nạt trên mạng, nhưng lại chưa được giáo dục nhận thức về rủi ro liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục, mua bán người, lừa đảo. Thêm vào đó, nhiều cha mẹ ở nông thôn cũng không hiểu được những rủi ro trên internet để hỗ trợ con.
Để bảo vệ trẻ em, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản bổ sung thêm chức năng của Sở Thông tin và Truyền thông về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại địa phương. Mới đây, trong dự thảo sửa đổi Nghị định 72/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề xuất bổ sung các quy định về bảo vệ trẻ em trên mạng.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (VN-COP) đã kết nối, phối hợp với một số đơn vị (VietNet-ICT, Meta, VTC NetViet) để triển khai các khóa học miễn phí dành cho bố mẹ và giáo viên trên nền tảng số OneTouch, giúp nhiều người lớn có kiến thức, kỹ năng cơ bản để đồng hành cùng con trên môi trường số.
Ngoài ra, một số giải pháp kỹ thuật hỗ trợ bảo vệ trẻ em cũng đang được Cục An toàn thông tin, Bộ thông tin và truyền thông phối hợp với các đơn vị thuộc Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng triển khai nhằm trang bị kỹ năng số cho trẻ em, giúp các em nhận biết, phòng tránh, xử lý, ứng phó với những rủi ro trên môi trường mạng./.
Nguyễn Bích (TTXVN/Vietnam+)

13/12/2022

NGĂN CHẶN "GIẶC NỘI XÂM" TỪ SỚM, TỪ XA
========
Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và đồng bào, chiến sĩ cả nước luôn coi việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trận chiến quyết liệt, lâu dài và cam go, mang tính sống còn và sự tồn vong của chế độ.

NGĂN CHẶN "GIẶC NỘI XÂM" TỪ SỚM, TỪ XA
========
Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và đồng bào, chiến sĩ cả nước luôn coi việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trận chiến quyết liệt, lâu dài và cam go, mang tính sống còn và sự tồn vong của chế độ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã thể hiện rõ tinh thần này: “Bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân”. Và “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Chính vì vậy, cuộc tiễu trừ “giặc nội xâm” đang được thực hiện từng bước chắc chắn, rất quyết liệt và không khoan nhượng; chủ động đấu tranh phòng ngừa từ sớm, từ xa.

Để công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được chủ động và tiếp tục đẩy mạnh, Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 67-QĐ/TW ngày 2/6/2022 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây chính là “cánh tay nối dài” của Trung ương trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Việc thành lập các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không chỉ thể hiện sự bám sát thực tế, phát hiện và xử lý kịp thời những “mầm mống” tham nhũng, tiêu cực ngay ở cơ sở, mà còn là sự chủ động ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa; ngay từ khi mới manh nha, hay nói cách khác là còn ở cấp độ thấp, chưa đến mức phải xử lý theo pháp luật. Đồng thời, quy trách nhiệm, ràng buộc, đưa cấp ủy, cơ quan chức năng địa phương vốn còn phần lớn đứng ngoài cuộc, nay thực sự vào cuộc, đồng tâm hiệp lực với Trung ương.

Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải được thực hiện quyết liệt, rốt ráo từ dưới cơ sở; sẽ không có chuyện “chìm xuống”, không có tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” hoặc né tránh, đùn đẩy lên Trung ương – do có những mối quan hệ “ràng buộc” ở địa phương.

Thực tế cho thấy, địa phương, đơn vị nào xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh thì địa phương, đơn vị ấy sẽ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả, thực chất. Ngược lại, địa phương nào coi nhẹ công tác xây dựng Đảng, thậm chí người đứng đầu cấp ủy địa phương thiếu gương mẫu, vi phạm những điều đảng viên không được làm thì công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở đó không những không hiệu quả mà còn làm mất lòng tin của người dân. Có thể nói, việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là một bước tiến mới trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng.

Từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Đảng ta đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 10 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng. 9 tháng của năm 2022, cấp ủy các cấp và chi bộ đã thi hành kỷ luật 231 tổ chức Đảng và 8.926 đảng viên bằng các hình thức. Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 72 tổ chức Đảng và 4.179 đảng viên, có 1.209 cấp ủy viên. Ủy ban Kiểm tra các cấp giải quyết tố cáo 32 tổ chức Đảng và 670 đảng viên; cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng của 83 đảng viên. Kiểm tra về thu, chi ngân sách, sản xuất kinh doanh đối với 2.038 tổ chức Đảng; kiểm tra 26.161 tổ chức Đảng về thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí…

Chủ động đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa là chủ trương đúng đắn và rất nhân văn của Đảng ta. Chúng ta vừa sớm ngăn ngừa, xử lý những vụ việc còn trong trứng nước; vừa giữ được những cán bộ, đảng viên có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, để tạo điều kiện cho họ nhìn lại bản thân mình, có cơ hội sửa chữa, rèn luyện phấn đấu. Công tác này không những phải được thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ từ cơ sở mà phải kiểm soát chặt chẽ mọi quyền lực bằng cơ chế, bằng chính sách và pháp luật; quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; bất kể ai lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm. Làm cho những ai muốn tham nhũng, tiêu cực cũng không được, hoặc không thể tham nhũng, tiêu cực.

Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là phải “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” cơ chế là với ý nghĩa như vậy. Cùng với đó, việc kiên trì giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đức tính liêm khiết, chính trực; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực cũng là vấn đề được đặt ra.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh nhiều lần, những người trong Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải là những người tiêu biểu nhất, trong sạch nhất, không thể để những người có “vết”. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nếu ai trong các cơ quan bảo vệ pháp luật có sai phạm phải xử lý nặng và phải bị thay ngay. Chất lượng cán bộ là thước đo để hoàn thành nhiệm vụ. Không thể để những người bị kỷ luật đứng trong đội ngũ lãnh đạo, càng không thể để những người “nhúng chàm” đi kiểm tra người khác.

Muốn chủ động đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, điều tiên quyết là chúng ta phải xây dựng, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách; hai là, phải chăm lo xây dựng được đội ngũ cán bộ liêm chính, “dĩ công vi thượng”. Bên cạnh đó, cần đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước, nhân dân lên trên hết. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền lan tỏa rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân và các giai tầng trong xã hội về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Lê Quý/Biên Phòng

12/12/2022

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI
=========
Theo Sở Giáo dục Đào tạo, hiện nay toàn tỉnh có 11.568 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đây là lực lượng hùng hậu, có kiến thức, trình độ chuyên môn, khoa học – kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp, nhiệt huyết, thường xuyên tham gia mạng xã hội, nếu được phát huy đây sẽ là binh chủng xung kích trên mặt trận tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI
=========
Theo Sở Giáo dục Đào tạo, hiện nay toàn tỉnh có 11.568 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đây là lực lượng hùng hậu, có kiến thức, trình độ chuyên môn, khoa học – kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp, nhiệt huyết, thường xuyên tham gia mạng xã hội, nếu được phát huy đây sẽ là binh chủng xung kích trên mặt trận tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Kiên quyết loại bỏ các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội

Quan điểm sai trái, thù địch là quan điểm không đúng về mặt khoa học và thực tiễn, sai sự thật, lừa bịp, thường được viết và đăng tải trên các phương tiện truyền thông đặc biệt là mạng xã hội. Dạng quan điểm này thường được thể hiện dưới lối viết giật gân, không trung thực hoặc dùng các tiêu đề bịa đặt để tăng lượng công chúng theo dõi. Mục đích của việc thông tin sai lệch làm giảm niềm tin của công chúng vào Đảng, Nhà nước.

Trên thế giới, hiện nay, xuất hiện nhiều vấn đề mới phức tạp, khó lường. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, đặc biệt thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau hơn 37 năm đổi mới…vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nạn tham nhũng, lãng phí cùng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch đã đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, liên tiếp tung ra các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, hòng phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hoang mang, mất phương hướng để từ đó chúng dễ dàng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ, từ đó nhằm mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với thế mạnh là có tính lan toả rộng, nhanh và khó kiểm soát, mạng xã hội trở thành một trong những yếu tố tiềm năng nhất trong lan truyền quan điểm sai trái, thù địch. Việc sử dụng hình thức này của các thế lực thù địch nhằm gây khó khăn cho sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.

Việc loại bỏ những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, có trách nhiệm của cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành Giáo dục đào tạo, những người luôn được xã hội tôn vinh, Nhân dân quý trọng.

Giáo viên tham gia tích cực, góp phần phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội.

Để góp phần phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội, giáo viên cần quan tâm tới một số nội dung sau:

Thứ nhất, cần hiểu bản chất, mục đích của các quan điểm sai trái, thù địch; ý nghĩa của việc phản bác lại các quan điểm này từ đó tích cực trau dồi nhận thức, bản lĩnh chính trị, và tham gia đấu tranh phản bác.

Cần phải hiểu rằng các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội là những thông tin sai sự thật được viết ra có chủ đích nhằm chống phá lại Đảng, Nhà nước đăng trên các nền tảng mạng xã hội nhằm làm mất niềm tin, xáo trộn, mất ổn định trong xã hội. Nếu không phản biện, đập tan âm mưu này của bọn phản động thì sẽ rất nguy hiểm và tác động xấu đến sự phát triển bền vững của đất nước; thủ đoạn lan truyền các quan điểm sai trái của các thế lực rất tinh vi, xảo quyệt, như tìm cách thâm nhập vào tổ chức đoàn thể ở các nhà trường, với mục đích phá vỡ các tổ chức này; lợi dụng tín ngưỡng, mê tín dị đoan để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”; hoặc là tìm cách đưa các ấn phẩm văn hóa đồi trụy, phản động vào trong đời sống tinh thần trong học sinh, sinh viên; hoặc một số thành phần len lỏi vào các trường học, thông qua các chương trình học bổng, thông qua mạng xã hội… lôi kéo, kích động, xuyên tạc, mua chuộc cán bộ, giáo viên, học sinh phát ngôn, đăng tải các dòng trạng thái trên trang mạng cá nhân… chống lại Nhà nước, chế độ, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc nhằm tạo ra sự bất ổn về chính trị tư tưởng …Để nhận thức được những chiêu trò và kịp thời phản bác được các quan điểm sai trái, giáo viên cần không ngừng tiếp nhận thông tin từ báo chí truyền thông chính thống nhằm hiểu được thực trạng xã hội; không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị; tỉnh táo, kiên cường trước mọi cám dỗ, nhất quán giữ vững lập trường tư tưởng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý điều hành của Nhà nước

Thứ hai, chủ động và nhất quán trong phản bác các luận điệu sai trái.

Đấu tranh, phản bác đối với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, được Đảng ta xác định là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên, của mọi công dân. Ðể thực hiện tốt nhiệm vụ này, cán bộ, giáo viên cần tiến hành một cách chủ động và nhất quán trong đấu tranh. Quán triệt phương châm “xây đi đôi với chống”, lấy “xây” là trọng tâm. Chủ động lan tỏa thông tin tích cực, đấu tranh phản bác quyết liệt, khôn khéo trước các quan điểm sai trái, thù địch. Luôn kiên quyết, kiên trì quan điểm nhất quán của Đảng đó là tính tất yếu của con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội; tính ưu việt mà chế độ, chế độ xã hội chủ nghĩa đem tới cho Nhân dân; nhất quán quan điểm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh vạch trần bản chất các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; vạch trần chân tướng những tổ chức, cá nhân núp dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền nhằm tấn công vào chế độ xã hội ta; đưa ra các luận chứng, cung cấp thông tin làm sáng tỏ một số vấn đề, sự kiện, hiện tượng đã bị các thế lực thù địch xuyên tạc và lợi dụng để vu cáo.

Thứ ba, cần nhận thức đúng, hiễu rõ từng cách thức phản biện, đấu tranh với các luận điệu sai trái, xuyên tạc của kẻ thù.

Việc phản bác chỉ có hiệu quả khi sử dụng đúng cách. Thực tế hiện nay, giáo viên có nhiều diễn đàn để tham gia truyền thông và với khả năng am hiểu công nghệ, giáo viên có thể tham gia truyền thông trên nhiều diễn đàn ví dụ như: Youtube, Facebook, Fanpage, Zalo, Twiter… Những diễn đàn này có khả năng lan tỏa nhanh, rộng, vì vậy việc lựa chọn ngôn từ nào, luận điểm, luận cứ, ý tưởng nào để phản biện những quan điểm sai trái rất quan trọng, cấp thiết, bởi nếu không cân nhắc, không sắc bén có thể trở nên hời hợt, nhạt nhòa, thậm chí phản tác dụng

Thứ tư, khai thác, sử dụng phương thức phản bác phù hợp.

Để phản bác, phản biện với các quan điểm sai trái thì thường phải dùng tới các lập luận, lý lẽ, ngôn từ; cách viết ngắn, dài tùy điều kiện, khả năng của mỗi người; tuy nhiên, với từng nhóm, từng cấp học khác nhau có thể lựa chọn, khai thác sâu những cách thức, chuyên môn mình đang giảng dạy để phản bác các quan điểm sai trái một cách hiệu quả.

(NVS)

08/12/2022

NGƯỜI DÂN LÊN ÁN NHỮNG HÀNH VI PHẠM PHÁP CỦA MA TƯƠNG
=========
Thời gian qua, Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Phú Yên và Công an huyện miền núi Sông Hinh đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các xã Ea Lâm, Ea Trol, Sông Hinh cảm hóa giáo dục hiệu quả nhiều đối tượng tham gia tổ chức phản động FULRO, "Tin Lành Đề ga", "Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên" (viết tắt là CHPC).

Tuy nhiên vẫn còn một vài trường hợp ảo vọng ngông cuồng tiếp tục mưu toan kích động, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin nghe theo lời dụ dỗ, xúi giục của các phần tử phản động FULRO lưu vong, gây ảnh hưởng đến ANTT ở địa phương, khiến cho nhiều người dân ở các buôn làng bức xúc lên án, kiến nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh. Nổi cộm trong số này là Nay Y BLang, thường gọi là Ma Tương (SN 1976), trú ở buôn Bưng B, xã Ea Lâm...

Trò chuyện với chúng tôi, ông Y Coăn Niê, thường gọi là Ma Toàn (SN 1966), ở cùng buôn Bưng B với Ma Tương, bức xúc kể rằng, đã có một thời ông vì nhẹ dạ cả tin nên bị Ma Tương dụ dỗ, xúi giục tham gia CHPC, rồi được Ma Tương phong cho chức vị Phó thư ký. Sau một năm lầm lạc, ông phát hiện những chiêu trò kích động, dụ dỗ của Ma Tương và các đối tượng phản động lưu vong là mơ hồ, CHPC là tổ chức vô thừa nhận, hoạt động phạm pháp, xuyên tạc sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam, chia rẽ chính sách đoàn kết dân tộc… Nhận diện sai lầm nên ông từ bỏ cái gọi là CHPC và can khuyên nhiều người dân không nên sập bẫy trò lừa của Ma Tương cũng như các đối tượng phản động.

Cùng suy nghĩ đó, ông Ra Lan Y Thêm, thường gọi là Ma Phan (SN 1967), cũng ở buôn Bưng B, chia sẻ: "Tôi đã nhận diện được CHPC là tổ chức phản động lưu vong, do A Ga - một đối tượng bị cơ quan chức năng truy nã đã bỏ trốn sang Mỹ rồi giở trò dụ dỗ, lừa gạt, kích động một số bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở đây chống đối chính quyền, thực hiện những hành vi trái pháp luật. Không có CHPC nào lo cho mình miếng cơm, manh áo đâu, mà những năm qua Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, mỗi người dân cần nỗ lực sản xuất chăn nuôi để no cái bụng, ấm cái lưng, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng"…

Theo tìm hiểu, từ năm 2001 đến 2019, Ma Tương bị các phần tử phản động lôi kéo tham gia FULRO, "Tin Lành Đề ga". Từ cuối năm 2019 đến nay, Ma Tương tham gia tổ chức phản động "Tin Lành đấng Christ - UMCC", CHPC, thường xuyên liên lạc, tiếp nhận và thực hiện chỉ đạo của các đối tượng hoạt động FULRO trong và ngoài nước kích động, lôi kéo, xúi giục một số người chống phá chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT và cuộc sống bình yên của người dân ở buôn làng.

Hồ sơ nhân thân Ma Tương cho thấy, trong năm 2004 đối tượng này đã có hành vi cản trở, lăng mạ, xúc phạm danh dự của người thi hành công vụ, nên bị UBND xã Ea Lâm xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) bằng hình thức cảnh cáo. Nhưng Ma Tương vẫn "quen lối cũ" tiếp tục giở chiêu bài chống phá, chia rẽ đoàn kết dân tộc và phải vào vòng tố tụng hình sự. Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong tháng 4/2005, Ma Tương đã bị TAND tỉnh Phú Yên xử phạt 5 năm 6 tháng tù về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết"…

Những tưởng sau thời gian thi hành án hình sự tại Trại giam Nam Hà - Bộ Công an ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng (Hà Nam), Ma Tương nhận diện sai lầm để cải tà, quy chính, thế nhưng Ma Tương vẫn tiếp tục lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để kích động một số người hạn chế nhận thức pháp luật và đời sống xã hội, thực hiện những hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Vì thế, đầu năm 2012, Ma Tương bị cơ quan chức năng lập hồ sơ đưa vào Cơ sở giáo dục bắt buộc A1 - Bộ Công an, ở xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa (Phú Yên) 24 tháng. Trở về địa phương đầu năm 2014, Ma Tương lại "diễn" những chiêu trò trước đó, nên từ năm 2018 đến 2022 đối tượng này không chỉ bị UBND xã Ea Lâm xử phạt VPHC 3 triệu đồng, mà còn nhiều lần bị cơ quan chức năng giáo dục, đưa ra kiểm điểm trước đông đảo người dân ở buôn làng.

Bất chấp dân làng lên án, can khuyên, chính quyền cảm hóa giáo dục, Ma Tương tiếp tục tái phạm, đến ngày 30/9/2022, một lần nữa Ma Tương bị lãnh đạo UBND huyện Sông Hinh ra quyết định xử phạt VPHC 4 triệu đồng về hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm c, khoản 4, điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ…

Theo Đại úy Nguyễn Hùng Anh, Phó trưởng Công an xã Ea Lâm, thừa biết CHPC không phải là một tổ chức tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng tôn giáo, thế nhưng Ma Tương vẫn tích cực tham gia tuyên truyền lôi kéo một số người dân tham gia diễn trò phân biệt đối xử, kỳ thị với những người đang sinh hoạt tôn giáo Tin Lành thuần túy; kích động gây chia rẽ đoàn kết trong đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số với người dân tộc Kinh.

Thậm chí Ma Tương còn thường xuyên lôi kéo một số đối tượng xấu tụ tập, hội họp để bàn tính âm mưu kích động, dụ dỗ người khác tham gia CHPC, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhiều người khác; tổ chức hoạt động phạm pháp về "Ngày tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp vì lý do tôn giáo hay niềm tin".

Cùng với đó, Ma Tương còn cung cấp thông tin sai sự thật về dân chủ, nhân quyền cho các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong ở nước ngoài, trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự do với những nội dung xuyên tạc sự thật về tình hình tự do tôn giáo ở địa phương, gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo. Khi chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở xã Ea Lâm đến nhà để tuyên truyền, nhắc nhở, cảnh báo hành vi phạm pháp, hoặc mời đến trụ sở xã để giáo dục, Ma Tương có những động thái thách thức, kêu gọi đồng phạm chụp ảnh, quay video để chuyển cho các đối tượng CHPC Tây Nguyên và ở nước ngoài diễn trò lu loa vu cáo về tự do tôn giáo ở huyện miền núi Sông Hinh...

Những hành vi đó của Ma Tương đã khiến nhiều người dân ở các buôn làng huyện miền núi Sông Hinh vô cùng bức xúc lên án và kiến nghị cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Hữu Toàn/CAND

23/11/2022

Gần 70 năm hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú, đồng chí Võ Văn Kiệt từng được trao giữ nhiều trọng trách lãnh đạo Đảng và chính quyền. Với tính cách nổi bật là sâu sát thực tế, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng dấn thân cho cái mới, ông luôn thể hiện tầm nhìn, trí tuệ của một nhà lãnh đạo xuất sắc. Tầm nhìn, cách suy nghĩ và hành động của ông là tầm nhìn vượt thời đại, có tầm ảnh hưởng lớn đối với đất nước, với nhân dân. Đồng chí Võ Văn Kiệt sinh ngày 23/11/1922, cách đây tròn 100 năm.

Bác bỏ những luận điệu phản động! 21/10/2022

Bác bỏ những luận điệu phản động! Nhân kỷ niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công, trên các trang mạng xã hội của nhóm những người nhân danh dân chủ, đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam và...

Photos from Đoàn Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh Phú Yên's post 03/10/2022

TUYÊN DƯƠNG ĐẢNG VIÊN TRẺ TIÊU BIỂU NĂM 2022

TUYÊN DƯƠNG ĐẢNG VIÊN TRẺ TIÊU BIỂU NĂM 2022 03/10/2022

TUYÊN DƯƠNG ĐẢNG VIÊN TRẺ TIÊU BIỂU NĂM 2022 Ngày 01/10/2022, tại Nhà thờ Bác Hồ, Ban Thường vụ Đoàn Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức tuyên dương đảng viên trẻ tiêu biểu năm 2022 cho 13 bạn cán bộ, đoàn...

Sức trẻ xung kích vì cộng đồng 29/09/2022

Sức trẻ xung kích vì cộng đồng Với khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, trong nhiệm kỳ 2017-2022, tuổi trẻ Phú Yên đã phát huy sức trẻ, tinh thần xung kích vì cộng đồng, góp...

Thường xuyên “vun gốc, tỉa cành” 23/08/2022

Thường xuyên “vun gốc, tỉa cành” Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Bác còn chỉ rõ:...

15/08/2022
Want your school to be the top-listed School/college in Tuy Hòa?

Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Đại dịch Covid-19 đã lấy đi sinh m.ạ.n.g của 23.476 người Việt, trong số đó có cả trẻ em, phụ nữ mang thai. Đặc biệt, Có...

Location

Category

Telephone

Address


02 Nguyễn Huệ
Tuy Hòa
057
Other Education in Tuy Hòa (show all)
Ôn thi THPT cùng MITC Ôn thi THPT cùng MITC
261 Nguyễn Tất Thành, P8 Tp
Tuy Hòa

Giúp các bạn học sinh THPT ôn tập kiến thức cho kỳ thi tốt nghiệp. Trang này c?

Trường Mầm Non Bích Du- B**h Du Kindergarten Trường Mầm Non Bích Du- B**h Du Kindergarten
25/7 Nguyễn Tất Thành Phường 2 Thành Phố
Tuy Hòa, 54

Môi trường thân thiện.

Rainbow English Center Rainbow English Center
32 Nguyễn Huệ, Phường 5, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên
Tuy Hòa

�Trung tâm ngoại ngữ Cầu Vồng� - Dịch thuật - - Tư vấn du học, du lịch

Tiếng Hàn Tuy Hòa Phú Yên with Ms.Tram Tiếng Hàn Tuy Hòa Phú Yên with Ms.Tram
Võ Thị Sáu, P. Phú Đông, TP. Tuy Hòa, Phú Yên
Tuy Hòa

Các khóa tiếng Hàn, tiếng Anh tại Tuy Hòa, Phú Yên @Hàn ngữ Anh ngữ _ SONG NGỮ CHO TƯƠNG LAI

Học tiếng Nhật Học tiếng Nhật
Phú Yên
Tuy Hòa

Hay

Trung tâm Ngoại ngữ Lighthouse Trung tâm Ngoại ngữ Lighthouse
119 Lê Lợi, Phường 3
Tuy Hòa

Ngoại ngữ Lighthouse - Nơi các con được lan tỏa tình yêu Tiếng Anh, học tập tron

Anh ngữ HappyHouse Anh ngữ HappyHouse
163 Đường Trần Phú, Thị Trấn Củng Sơn, Huyện Sơn Hòa
Tuy Hòa, 56506

Tiếng anh cho học sinh từ Mẫu giáo đến Trung Học Phổ Thông, tiếng Anh giao tiếp

THPT Phan Bội Châu Phú Yên THPT Phan Bội Châu Phú Yên
Suối Bạc, Sơn Hòa, Phú Yên
Tuy Hòa

Trường cấp ba tại Sơn Hòa

Trường MNCL AN PHÚ Trường MNCL AN PHÚ
Tuy Hòa

Mỗi ngày đến trường là một niềm vui

Pháo Lú Pháo Lú
05 Phan Lưu Thanh
Tuy Hòa

Page lập ra để công kích người lập ra nó

Pineapple Tiền tiểu học & Tiếng Anh cho bé Pineapple Tiền tiểu học & Tiếng Anh cho bé
81 Điện Biên Phủ
Tuy Hòa