Trung tâm tư vấn - trị liệu tâm lý Victoria

Trung tâm tư vấn - trị liệu tâm lý Victoria

Share

Cung cấp các dịch vụ đánh giá và can thiệp cho trẻ em. Hỗ trợ PH chăm sóc trẻ

Operating as usual

Photos from Trung tâm tư vấn - trị liệu tâm lý Victoria's post 04/06/2024

NHỮNG CÂU NÓI GIÚP CON CÓ HỨNG THÚ VỚI VIỆC HỌC

04/06/2024

👇👇👇LỢI ÍCH CỦA CÁC BÀI TẬP VẬN ĐỘNG TINH

- Trẻ em phát triển các kỹ năng vận động theo độ tuổi ở các mức độ khác nhau. Kỹ năng vận động tinh là những kỹ năng mà sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay giúp trẻ thực hiện được nhiều động tác khó.

Kỹ năng này dần phát triển thông qua kinh nghiệm của trẻ, học hỏi từ người lớn và tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi, vật liệu, thậm chí cả thực phẩm. Trẻ em thường bắt đầu có được những kỹ năng này ngay từ khi mới chỉ vài tháng tuổi và tiếp tục học các kỹ năng bổ sung suốt quá trình phát triển.

Kỹ năng vận động tinh là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải thành thạo để có thể hoạt động linh hoạt nhất. Kỹ năng vận động tinh giúp trẻ có thể tự thực hiện việc chăm sóc bản thân như đánh răng, mặc quần áo...

Ở mỗi giai đoạn trẻ có sự phát triển khác nhau. Một trong những kỹ năng vận động tinh mà trẻ cần được phát triển bao gồm:

- Khum bàn tay và mở các ngón tay: Các động tác cong lòng bàn tay vào trong, bởi những điều này giúp phối hợp chuyển động giữa các ngón tay với nhau, từ đó tiến đến kỹ năng quan trọng khác như viết, vẽ, cầm đũa, cởi quần áo và nắm

- Phát triển sự khéo léo của bàn tay: Việc sử dụng ngón tay cái, ngón trỏ và các ngón tay khác với nhau để thực hiện động tác như nắm, vặn hộp...

- Kỹ năng sử dụng song song hai tay: Cho phép bé sử dụng cả hai tay cùng một lúc, hỗ trợ cho quá trình thực hiện động tác.

Kỹ năng sử dụng kéo: Bé có thể học cách dùng kéo và kết hợp cách điều khiển sức mạnh tay và phối hợp với mắt.

- Vai trò vận động tinh
Trong khi đó, vận động tinh sẽ giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ của đôi tay. Cùng với đó hình thành nên tính cách tự lập, biết tự chăm sóc bản thân mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Quá trình thực hiện lặp đi lặp lại các kỹ năng vận động sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn, học được cách phối hợp nhịp nhàng các cơ quan trên cơ thể như thị giác, thính giác hỗ trợ phát triển tư duy nhận thức và khả năng sáng tạo.
👉👉Sự phát triển vận động của trẻ tăng lên theo độ tuổi, từ các kỹ năng vận động thô đến vận động tinh. Những kỹ năng vận động tinh của trẻ sẽ phát triển tốt hơn nếu được rèn luyện và thực hiện các động tác đó lặp lại nhiều lần.

Nguồn: sưu tầm

̂uthương
---

02/06/2024

✍️ BÉ THUẬN TAY TRÁI HAY TAY PHẢI LIỆU CÓ QUAN TRỌNG?

🤔 Nhiều bố mẹ thường băn khoăn lo lắng khi thấy con mình thuận tay trái, đặc biệt là khi con đến tuổi đi học, con viết tay trái mà rất nhiều bố mẹ đã cố gắng uốn nắn con viết bằng tay phải. Nhưng việc làm này có mang lại kết quả khả quan?

🤷‍♀️ Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ thuận tay trái

Theo thống kê, có khoảng 10% người cảm thấy khá thoải mái khi thuận tay trái. Tuy nhiên với trẻ nhỏ việc thuận tay trái đôi khi lại là một bất lợi lớn cho bé.
Ở giai đoạn từ 6-9 tháng tuổi, em bé đã bắt đầu tự kiểm soát mọi hoạt động của bàn tay như cầm, nắm, giữ đồ vật và chuyển động chúng theo mong muốn của trẻ. Và trong giai đoạn này bé có thể sử dụng thuần thục cả hai tay. Vì thế rất khó để có thể nhận biết trẻ thuận tay trái hay tay phải. Cho đến khi bé 4 tuổi thì mới bộc lộ khả năng cầm nắm bằng tay trái thuần thục hơn tay phải, bằng cách bé dùng tay trái để cầm đồ chơi, bút chì, thước kẻ…

Đến nay khoa học chưa đưa ra được những nghiên cứu nào việc trẻ chỉ được dùng tay phải mà dùng tay trái. Thế nên chúng mình nghĩ bố mẹ không cần quá lo lắng hay ép buộc con phải sử dụng tay phải, giúp con làm quen mọi việc với tay trái có thể mang lại hiệu quả trong học tập và cuộc sống hơn.

👆 Những tố chất đặc biệt của bé thuận tay trái mẹ nên biết

Bé thuận tay trái không chỉ có óc tư duy mà còn giỏi nghệ thuật và sáng tạo. Lí do là vì những bé thuận tay trái dựa vào bán cầu não phải nhiều hơn, bán cầu này được sử dụng cho việc tưởng tượng, điều khiển cảm xúc và sự sáng tạo. Do đó bé sẽ có xu hướng nổi trội trong lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật và hội hoạ.

Những người thuận tay trái sẽ có nhiều tài lẻ và đặc biệt thông minh. Đã có khảo sát chỉ ra rằng trong số những thiên tài của nhân loại thì người thuận tay trái chiếm đa số.Trong đó có một vài nhân vật mà mẹ có thể biết đến như Charles Darwin, Benjamin Franklin hay như 4 vị tổng thống gần nhất của nước Mỹ là những người thuận tay trái: Obama, Bill Clinton

01/06/2024

CON BẠN CÓ CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( CHẬM NÓI) KHÔNG?
Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn tham khảo bài viết:
CÁC MỐC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ TỪ 2 TUỔI – 5 TUỔI
* 24-36 tháng:
- Trẻ nhận biết được các bộ phận trên cơ thể, hiểu sở hữu của bản thân và người khác.
- Trẻ phân loại được màu sắc giống nhau, phân biệt được “ lớn hơn” và “ nhỏ hơn”.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi về tên gọi đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, tên gọi con vật quen thuộc, trả lời được chức năng bộ phận cơ thể và công dụng đồ dùng.
- Trẻ có thể hát và đọc thơ
- Trẻ có khoảng 450 từ vựng
- Trẻ trả lời được câu hỏi ai? Đang làm gì?
- Trẻ đặt được các câu hỏi: Cái gì đây? Con gì đây? Của ai đây? Để làm gì?...
* 3-4 tuổi
- Trẻ có thể kể lại câu chuyện đã diễn ra
- Trẻ nói câu dài 4-5 từ
- Trẻ nhận biết được 5 màu cơ bản
- Trẻ hát, đọc thơ
- Trẻ trả lời được các dạng câu hỏi yêu cầu phải quan sát, tư duy: Cửa có mở không? Em đã đội mũ chưa? Mẹ đang làm gì? Ai đang làm gì?....Tại sao?...Khi nào?.
- Trẻ đặt câu hỏi rất phong phú
* 4-5 tuổi
- Trẻ nói câu dài 4-5 từ, vốn từ vựng rất phong phú
- Trẻ hát, đọc thơ
- Trẻ biết trả lời và đặt câu hỏi phong phú: Tại sao? Do ai? Khi nào?...
- Trẻ kể lại được câu chuyện đã diễn ra
- Trẻ nhận biết tên gọi màu sắc, hình khối, liên hệ thực tiễn.
- Trẻ đếm liệt kê trong phạm vi 10
👉 Nếu phát hiện thấy trẻ có những biểu hiện chậm ngôn ngữ hơn so với tuổi hoặc vừa chậm ngôn ngữ vừa có những biểu hiện của những rối loạn khác ( rối loạn tăng động giảm tập trung, rối loạn phổ tự kỷ...) bố mẹ hãy đưa con đi đánh giá để được tư vấn và can thiệp phù hợp với tuổi phát triển của con hiện tại.
Nguồn: st
———————————————

Photos from Trung tâm tư vấn - trị liệu tâm lý Victoria's post 27/05/2024

TRUNG TÂM TƯ VẤN- TRỊ LIỆU TÂM LÝ VICTORIA
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2024
▶️Đối tượng:
🌱Trẻ chậm nói
🌱Trẻ rối loạn phổ tự kỷ
🌱Trẻ tăng động giảm chú ý
🌱Trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ
🌱Trẻ chuẩn bị vào lớp 1
▶️Hình thức:
☘Can thiệp 1:1 trong và ngoài giờ hành chính
☘Can thiệp nhóm
☘Tâm vận động
✔️Trung tâm miễn phí tư vấn, đánh giá, test đầu vào. Lên kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ và mức độ phát triển của mỗi bé. Tư vấn, hướng dẫn cho phụ huynh kết hợp can thiệp cho con ở môi trường gia đình .
✔️Giáo viên giáo dục đặc biệt kinh nghiệm trên 10 năm.
✔️Phòng học mới thoáng mát máy lạnh 100%
✔️Đồ dùng học tập phong phú
✔️Sử dụng nhiều phương pháp can thiệp phù hợp
✔️Các bé được yêu thương và luôn được tôn trọng sự khác biệt.
🔺Trụ sở chính: Trung tâm tư vấn – trị liệu tâm lý Victoria. Lầu 2 trường Tiểu học Việt Mỹ Úc, số 45 đường số 5, cư xá Bình Thới, phường 8, quận 11, TP HCM
🔺Cơ sở 2: Phòng can thiệp tâm lý Victoria, trường Mầm non Ngôi Sao Hạnh Phúc, Số 403 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Kiểng, Quận 7, TP. HCM.
🔺Cơ sở 3: Phòng can thiệp tâm lý Victoria, trường Mầm non Hoa Hướng Dương- EHome3, số 103 Hồ Ngọc Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân.
☎️Phụ huynh có nhu cầu tư vấn liên hệ: 098 139 4967 - 070 831 6378 - 038 591 5679

21/05/2024

🛎TRẺ CHẬM NÓI, CHA MẸ ĐỪNG ĐỂ LỠ GIAI ĐOẠN VÀNG ĐỂ GIÚP BẬT ÂM, GIAO TIẾP TỐT🛎
🔖Ngay khi trẻ 3, 4 tháng tuổi phụ huynh cần quan sát những dấu hiệu phát triển ngôn ngữ của trẻ.
🔖Từ 2-3 tuổi trở xuống là giai đoạn vàng để hỗ trợ can thiệp hiệu quả nếu trẻ bị chậm nói.
🔔Dựa vào một số cột mốc đánh giá, phụ huynh có thể nhận biết được quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ có đang gặp trở ngại hay không như sau:
• 1 - 6 tháng tuổi: không phản ứng với giọng nói của cha mẹ.
• 6 - 9 tháng tuổi: không hay nói những từ không rõ ràng.
• 10 - 11 tháng tuổi: không bắt chước âm thanh như "ba ba, bà bà".
• 12 tháng tuổi: không nói "ba, bà" với mục đích gọi người thân; không thường bắt chước các từ có hai và ba âm tiết.
• 13 - 15 tháng tuổi: không nói được ít nhất 4 – 7 từ; người lạ không thể hiểu hết 20% những điều trẻ nói.
• 16 - 18 tháng tuổi: không nói được ít nhất 10 từ; người lạ không thể hiểu hết 25% điều trẻ nói.
• 19 - 21 tháng tuổi: không nói được ít nhất 20 từ; người lạ không thể hiểu hết 50% điều trẻ nói.
• 22 - 24 tháng tuổi: không nói được ít nhất 50 từ; không biết sử dụng cụm hai từ; người lạ không thể hiểu hết 60% điều trẻ nói.
• 2 - 2.5 tuổi: không nói được khoảng 400 từ, bao gồm gọi tên, nói theo cụm từ hai - ba từ; sử dụng đại từ; người lạ không thể hiểu hết 75% điều trẻ nói.
• Từ 2.5 - 3 tuổi: chưa biết sử dụng số nhiều và thì quá khứ; chưa đếm 1 đến 3 một cách chính xác; chưa dùng 3-5 từ /câu; người lạ không thể hiểu hết 90% điều trẻ nói.
• 3 - 4 tuổi: chưa dùng được 3-6 từ/ câu; chưa biết đặt câu hỏi, trò chuyện, liên kết các sự kiện, kể chuyện.
• 4 -5 tuổi: chưa dùng được 6-8 từ/câu; chưa biết gọi tên chính xác bốn màu sắc; chưa đếm đúng từ 1-10.
⛔Không ít phụ huynh chủ quan cho rằng, chỉ cần chờ đợi một thời gian, trẻ sẽ biết nói.
⛔Chậm nói để lại hệ lụy không nhỏ. 40% –60% trẻ chậm nói không được can thiệp có thể kéo dài tình trạng này và có nguy cơ cao mắc các vấn đề về xã hội, cảm xúc, khả năng học tập bị hạn chế hoặc thoái lui…khiến trẻ gặp nhiều bất lợi trong công việc và cuộc sống khi trưởng thành.

21/05/2024

💥DẠY CON LÀ CẢ QUÁ TRÌNH ‼️‼️
👉Đúng hay rất đúng

1. Không cho con khi con đòi hỏi, chỉ cho con thứ con xứng đáng.
2. Không cho con khi con đòi hỏi, chỉ cho con khi con xin.
3. Khi con xin, con chỉ được cho nếu con xứng đáng.
4. Bố mẹ có thể sẽ từ chối con nhưng khi từ chối luôn cho con biết vì sao.
5. Thường xuyên nói yêu con và nhắc đi nhắc lại điều đó, kèm với hành động yêu thương để tình yêu ấy đi sâu vào tiềm thức của con.

6. Con ngã con phải tự đứng dậy nếu con có thể.
7. Nếu con tự ngã, con khóc, con đau, con sẽ tự nín, tuyệt đối không vì xót con mà đổ lỗi cho đồ vật, hoàn cảnh hoặc bất kì ai.
8. Khi con làm việc tốt hãy khen ngợi. Đó là động lực để con lặp lại những việc làm tốt đẹp hơn ở lần sau.
9. Không lãng phí lời khen vào những việc chưa xứng đáng. Có thể động viên con đã LÀM ĐÚNG, nhưng đừng ca ngợi bé quá GIỎI GIANG.
10. Thứ gì không phải của mình thì không được chạm vào khi chưa được cho phép.

11. Làm người cần biết CHIA SẺ. Luôn nhắc nhở con chia sẻ cho bạn bè những món ăn ngon hoặc đồ chơi mà con có.
12. Tuy nhiên, nhắc con chơi xong mang đồ chơi về đúng chỗ vì bố mẹ rất vất vả để mua nó cho con.
13. Không dạy con đánh nhau, hãy dạy con dung hòa mọi thứ: Con có thể TỰ VỆ nhưng không được phép gây chiến.
14. Khi SAI không xấu hổ. Nếu sai cần NHẬN LỖI và XIN LỖI.
15. Dạy con là một quá trình mà sự kiên nhẫn của ba mẹ quyết định mọi thứ. Bé nào cũng ngang bướng, nhưng đã dạy dỗ thì cần nhất quán.

16. Khi bố mẹ dạy, ông bà không nên can thiệp. Rất cần sự ủng hộ của cả gia đình trong việc uốn nắn một em bé.
17. Ai cũng yêu thương con mình cả. Nhưng dạy con là dạy cả mình nữa. Tất cả những đứa trẻ, đều như một tờ giấy trắng, đừng vì thương con mà dạy con ích kỷ, đừng dạy con đánh người. Một cái câycó thể tự lớn, nhưng để ra dáng đẹp cần uốn nắn nhiều.
18. Sự kiên nhẫn của ba mẹ là yếu tố tiên quyết để đồng hành cùng con, mình cố gắng thay đổi bản thân từng ngày theo hướng tích cực hơn, mặc dù còn phạm sai sót rất nhiều, nhưng cần lưu tâm để ý duy trì đều đặn hàng ngày thói quen dạy con tích cực để mong mai sau con không thành công cũng thành nhân.
19. Học Cách Dạy Con Để Không Tạo Nên Một Thế Hệ Trẻ Ăn Bám!

21/05/2024

💜 RỐI LOẠN CẢM XÚC CÓ NGUY HIỂM? Khi nói về rối loạn cảm xúc và hành vi, chúng ta đang đề cập đến trẻ em, thanh thiếu niên và thậm chí cả người lớn, những người đôi khi hoặc thậm chí thường xuyên cảm thấy bị choáng ngợp bởi cảm xúc của mình.
Cảm xúc là một phản ứng tâm sinh lý chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh chúng ta. Cảm xúc là khả năng thích ứng và thay đổi của chúng ta, cho phép chúng ta tạo ra các mối quan hệ và đưa chúng ta vào sự tương tác với những người khác. Các nghiên cứu gần đây về sinh học thần kinh đã chứng minh rằng cảm xúc là sự kết hợp của một số yếu tố sinh hóa, văn hóa xã hội và thần kinh (O'Regan, 2003).
Rối loạn cảm xúc dẫn đến các phản ứng cụ thể: vận động (trương lực cơ, run, v.v.), hành vi (không thể di chuyển, kích động, bỏ chạy, hung hăng, v.v.) và sinh lý (xanh xao, đỏ mặt, mạch nhanh, đánh trống ngực, cảm giác khó chịu, v.v.) .). Rối loạn cảm xúc là nền tảng của các phản ứng sinh lý và hành vi của chúng ta.
Rối loạn cảm xúc là tình trạng dẫn đến buồn bã quá mức (trầm cảm), hưng phấn quá mức (hưng cảm) hoặc cả hai trong thời gian dài. Trầm cảm và hưng cảm là hai thái cực của rối loạn cảm xúc.
Nỗi buồn và hạnh phúc là một phần của cuộc sống hàng ngày và khác với những vấn đề cảm xúc được chẩn đoán nghiêm trọng như trầm cảm và hưng cảm mà những người mắc chứng rối loạn tâm trạng gặp phải.
Nỗi buồn là phản ứng tự nhiên trước sự mất mát, thất bại, thất vọng, chấn thương hoặc thảm họa. Đau buồn là những phản ứng bình thường phổ biến nhất trước sự mất mát hoặc chia ly, chẳng hạn như cái chết của người thân, ly hôn hoặc thất vọng về tình cảm. Đau buồn và mất mát thường không dẫn đến trầm cảm kéo dài, ngoại trừ ở những người dễ mắc chứng rối loạn cảm xúc.
Hạnh phúc, phấn chấn hay vui vẻ là những cảm xúc mà mọi người cảm thấy khi họ cảm thấy tích cực về điều gì đó. Hưng cảm là một trạng thái tâm trạng bất thường có thể khiến người mắc chứng rối loạn cảm xúc cảm thấy vui vẻ và đang ở giữa giai đoạn hưng cảm. Nó thường gắn liền với những giai đoạn hưng phấn quá mức, hiếu động thái quá và bốc đồng. Trong giai đoạn hưng cảm, mọi người có thể giảm nhu cầu ngủ, tăng lòng tự trọng hoặc tính tự cao, suy nghĩ dồn dập, nói nhanh, thiếu chú ý và tham gia vào các hành vi nguy hiểm. Chứng hưng cảm khác biệt đáng kể so với các loại cảm xúc bình thường và có thể dẫn đến suy giảm chức năng và các mối quan hệ.
St.

08/05/2024

KHI CÓ MỘT EM BÉ ĐẶC BIỆT
👉Có thể là chậm nói, có thể là rối loạn phát triển, có thể là tự kỉ, có thể là tăng động giảm chú ý... xin bố mẹ hãy lưu ý:
1. Đừng đợi đến tuổi rồi nó ổn, mà hãy can thiệp ngay cho con khi thấy con chậm hơn một bạn nhỏ khác.
2. Đừng can thiệp tranh thủ mà hãy tranh thủ tối đa thời gian có thể.
3. Đừng can thiệp gián đoạn mà hãy liên tục, càng liên tục càng tốt.
4. Đừng chỉ mong chờ vào giáo viên hay nhà trường vì gia đình mới là người quyết định tương lai cho con, hãy chủ động kiến thức về khó khăn con đang mắc phải để phối hợp tốt nhất với nhà trường.
5. Đừng quá kì vọng để tạo áp lực cho cả mình và con mà hãy hi vọng để không mất niềm tin và bản thân nỗ lực.
6. Đừng nghe hay để ý người xung quanh nói gì vì họ không phải nhà chuyên môn, cũng không sống hay quyết định tương lai của con mình.
VÀ CUỐI CÙNG HÃY CHẤP NHẬN CON ĐỂ NẮM TAY CON THẬT CHẶT ĐỒNG HÀNH CÙNG CON ĐỂ SAU NÀY KHÔNG PHẢI NÓI " GIÁ NHƯ".
St

Photos from Trung tâm tư vấn - trị liệu tâm lý Victoria's post 08/05/2024

HƯỚNG DẪN BÉ VẼ CON VẬT CỰC DỄ

Vẽ là cách rất hữu hiệu giúp con phát triển sự sáng tạo và cảm quan về màu sắc.
Ba mẹ hãy cho con tập vẽ mỗi ngày nhé 🥰

Photos from Trung tâm tư vấn - trị liệu tâm lý Victoria's post 08/05/2024

👉🏻TÌM HIỂU NGÔN NGỮ CỦA TRẺ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO
☘️Ba mẹ có biết, cửa sổ để phát triển trí thông minh ngôn ngữ ở trẻ là 4 năm đầu đời, đặc biệt 2 năm đầu là cửa sổ mở toang, trẻ tiếp nhận vô thức mọi thông tin với tốc độ cực nhanh. Nếu ba mẹ bỏ qua giai đoạn cửa sổ này, trẻ có thể khó đạt được sự phát triển tối ưu về ngôn ngữ. Vì vậy, việc tận dụng tối đa giai đoạn “vàng” này là vô cùng quý giá cho tương lai thông minh ngôn ngữ của con. Do đó, ba mẹ cần có tri thức và hiểu biết đúng đắn về quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ để có những tác động phù hợp.

Photos from Trung tâm tư vấn - trị liệu tâm lý Victoria's post 18/04/2024

BẢNG HƯỚNG DẪN BÉ LÀM VIỆC NHÀ THEO ĐỘ TUỔI !!

Trẻ em 2 - 11 tuổi rất thích được nhờ giúp đỡ, vì vậy bố mẹ nên khai thác đặc tính tự nhiên này bằng cách dạy trẻ làm việc nhà đơn giản, dễ dàng. Khi con lớn lên, bé có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn và bắt đầu làm một số công việc độc lập. Điều này hình thành nên thói quen tốt và có lợi cho sự phát triển của bé

13/04/2024

TRUNG TÂM TƯ VẤN- TRỊ LIỆU TÂM LÝ VICTORIA
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (10/03 ÂM LỊCH)

Kính gửi: Quý phụ huynh

Trung Tâm xin trân trọng thông báo về lịch nghỉ lễ nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 như sau:

- Thời gian nghỉ: Thứ Năm ngày 18/04/2024
- Thời gian làm việc trở lại: Thứ Sáu ngày 19/04/2024
Trung tâm kính chúc Quý thầy cô và Quý phụ huynh có một ngày nghỉ lễ vui vẻ và hạnh phúc

12/04/2024

SỬA CON HAY SỬA MÌNH❓❓❓

"Tôi đã giật mình khi lần đầu tiên đọc được rằng, đến 8 tuổi một đứa bé coi như đã hoàn thiện 80% tâm lý- nhân cách- quan điểm sống cơ bản.

Nghĩa là, 8 năm đầu đời ấy sẽ gần như quyết định Con Chúng Ta Là Ai.

Nếu bạn thiếu tiền bạn có thể kiếm sau, nếu bạn chưa mua đủ quần áo đẹp cho bé bạn có thể mua sau;

Nhưng nếu bạn không dành đủ thời gian cho bé, không thể hiện tình yêu của mình đủ nhiều để bé cảm nhận được, bạn phó thác con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm nuôi – thì bạn sẽ không có phép màu nào quay lại để bù đắp và cứu vãn sai lầm đã bỏ rơi con mình.

Mình thích quan điểm này:

" Nếu bạn chưa thể xây được nhà thì hãy để sau, điều quan trọng hơn cả là XÂY NGƯỜI, nó tiết kiệm tiền cho bạn bằng mấy lần cái nhà mà chỉ có sau này bạn mới nhìn thấy được"

Trẻ con thì rất phiền phức.

Sự phiền phức đó lại không hẳn là do chúng.

Ta chọn sinh ra chúng chứ chúng đâu chọn nhảy vào đời ta.

Ta có thể cân đo đong đếm sắp xếp thứ tự ưu tiên và quyết định sẽ dành cho con bao nhiêu phần trăm thời gian, chứ con đâu biết mẹ ra khỏi cánh cửa kia rồi sẽ về, bố làm xong việc này sẽ chơi với con.

Vì ta có thế giới với công việc, với shopping, với các mối quan hệ, với cái chân đi bất cứ đâu, chứ con nhỏ chỉ biết thế giới bầu trời là bố mẹ mà thôi. Nhưng bầu trời thỉnh thoảng giáng cho cái tét vào mông chỉ vì con muốn được ngắm bầu trời.

👉👉👉Lý do ta đánh con?

- Vì đánh đau nó mới nhớ.

- Vì không kiềm chế được. Ấy vậy mà ta luôn kiềm chế được với người khác, trừ con mình.

- Vì con còn bé phải đánh mới nên người - phải sửa lại là bé nó không có miệng cãi lý, không có khả năng đánh lại nên cha mẹ "tranh thủ" mà đánh, không lớn mà làm thế thì nó phản ứng lại ngay.

Con - yêu thương vô cùng nhưng cũng tội nghiệp vô cùng. Vì không tự bảo vệ được mình mà vẫn bị đánh - dù người lớn có "hư" cũng ít khi bị đánh, còn con thì khi cha mẹ đánh lại là được xem là "yêu cho roi cho vọt", là chân lý, là đúng đắn.

Dưới một tuổi con là thiên thần.

Qua một tuổi con là kẻ phá đám trong nhà (suốt ngày lộn ngược, sểu nhãi, bốc mọi thứ không phải đồ ăn cho vào miệng và nhè mọi thứ là đồ ăn mẹ mời, lèo nhèo ngôn ngữ "sóng âm"....).

Vì tuổi lên một con nhận thức được nhiều nhưng không đủ ngôn từ diễn đạt. Vì tuổi lên một con bị đẩy ra khỏi bố mẹ nhiều hơn nên con cứ thèm khát bám lấy bố mẹ cuối ngày.

Ngày 24 tiếng, con chỉ có 2,5-3 tiếng bên bố mẹ, lại là giờ cơm nước, tắm giặt nên con cứ bị lờ đi, cố gây chú ý thì sẽ nhận lại là cáu gắt, đánh mắng.

Không riêng bản thân mình mà có nhiều Mẹ cũng rơi vào tình trạng như thế, hiện tại hình ảnh tự thân đã biết rõ điều đó nhưng có lúc hành động vẫn chưa đúng & hành trình SỬA MÌNH dần dần cải thiện.

Chúng ta cũng đang HỌC LÀM CHA MẸ.

❤Nhìn cây sửa đất -Nhìn con sửa mình!❤

Photos from Trung tâm tư vấn - trị liệu tâm lý Victoria's post 11/04/2024

NHỮNG CÁCH XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH GẮN KẾT

11/04/2024

CHA MẸ LÀ NGƯỜI TẠO RA MÔI TRƯỜNG ĐỂ CON CẢM THẤY ĐƯỢC YÊU THƯƠNG VÀ AN TOÀN 🥰

Photos from Trung tâm tư vấn - trị liệu tâm lý Victoria's post 09/04/2024

NHỮNG LỢI ÍCH KHI BA THƯỜNG XUYÊN CHƠI VỚI CON 👨‍👦

04/04/2024

GIAO TIẾP MẮT 👁️👁️
Bạn sẽ không dạy được nếu không hiểu về giao tiếp chức năng.
🍀Đầu tiên, để dạy đúng được kĩ năng này bạn cần trả lời câu hỏi. Giao tiếp mắt để làm gì? Hay vì sao, động lực nào khiến trẻ muốn có giao tiếp mắt nhỉ?

Ví dụ, con nhìn vào người lớn vì muốn người lớn bế, nhìn để chia sẻ niềm vui, nhìn để yêu cầu một thứ gì đó, nhìn trong lúc chờ đợi, nhìn để tìm hiểu thông tin và tò mò…

Đấy, các bạn xem, một ánh mắt có thể làm bằng đó chức năng giao tiếp. Cho nên, nếu bạn dạy con giao tiếp mắt mà chỉ tập trung vào mệnh lệnh: nhìn này, hoặc nhìn cô, nhìn mẹ, thì bạn đã chưa thực sự hiểu rằng ánh mắt có thể làm nhiều việc như thế nào rồi.

🍀Nếu bạn hiểu ánh mắt có thể sử dụng trong nhiều chức năng như vậy, thì bạn sẽ không viết mục tiêu của nhìn vào mắt chỉ đơn giản là giơ đồ chơi lên đợi 5giây để trẻ nhìn vào mắt mình mới đáp ứng.

Mình hỏi thật, bạn dạy chỉ nhìn vào đồ vật, nhìn vào mắt vào mũi… rồi đưa đồ vật cho trẻ, bạn có đoán được rằng mình đang dạy về chức năng giao tiếp gì không?

Và kỹ năng này đã đủ về giao tiếp mắt chưa, đã thực sự là kỹ năng đủ lớn, đủ quan trọng để đưa vào chương trình dạy trẻ chưa? và đã thực sự nếu bạn chỉ hiểu về giao tiếp mắt ở mức đó, mình nghĩ rằng bạn sẽ rất khó dạy được tương tác mắt tự nhiên, hiệu quả và có tính ứng dụng trong cuộc sống.

👉Do vậy, bạn hãy ngưng đưa ra những hoạt động mà hãy bắt đầu bằng mục tiêu thực sự của giao tiếp mắt trong cuộc sống của trẻ là gì, từ đó mới chia nhỏ chúng thành từng chức năng giao tiếp, kích thích các chức năng đó xuất hiện ở môi trường cá nhân, gia đình để trẻ được khái quát hoá kĩ năng.

03/04/2024

HÀNH VI HAY CẮN Ở TRẺ
Gần đây, nhiều cha mẹ băn khoăn về các hành vi hay cắn giữa các bé nhỏ. Liệu cha mẹ nên làm gì để ngưng hành động này? Liệu đó có phải là hành vi xấu cần nghiêm trị ngay từ đầu?
TẠI SAO CÓ NHỮNG HÀNH VI NÀY?
Một nhóm nghiên cứu tại Stirling, Anh Quốc có làm 1 thí nghiệm nhỏ cho 1 nhóm người trẻ tuổi. Mỗi người được hướng dẫn làm một phần công việc, sau khi làm xong, họ cần phải trao đổi với nhau để lắp lại thành tổng thể hoàn chỉnh. Tuy nhiên, họ không được dùng lời nói. Khi quan sát trên camera, nào là đập bàn, giành lấy các phần của nhau, thể hiện khuôn mặt các kiểu, thậm chí cố sử dụng âm í ới để ra hiệu sự không đồng ý. Chỉ có điều là họ không cắn lấy nhau hay đánh nhau. Đơn giản, khi họ thiếu công cụ giao tiếp bằng lời nói, thì họ sử dụng công cụ giao tiếp bất đắc dĩ. Tuy nhiên, phát triển nhận thức cho phép họ không sử dụng công cụ bạo lực trừ khi bị dẫn dắt đủ mạnh của cảm xúc.
Dĩ nhiên, trẻ con là đang thiếu cả ngôn ngữ và nhận thức đầy đủ, hành vi cắn nhau khi sinh hoạt xã hội là điều khá dễ hiểu. Trẻ thể hiện hành vi này có thể là :
Trẻ thể hiện không đồng ý
Trẻ cảm thấy cần tự bảo vệ
Trẻ cảm thấy điều này thú vị và được "cho phép" có thể trước đó trẻ trải nghiệm và được cha mẹ chú ý quan tâm ngay lập tức
Trẻ cảm thấy lo lắng
Nếu trẻ nhận được cách xử sự đúng từ cha mẹ, thì trẻ sẽ cảm thấy hành vi này không còn hợp thời nữa, và tự bỏ.
CÁCH ĐÁP ỨNG CỦA CHA MẸ KHI TRẺ CẮN
Hướng dẫn của tổ chức tâm lý học trẻ em Hoa Kỳ (AACAP) giải thích cách đáp ứng của cha mẹ về các hành vi này.
BƯỚC 1: Bạn ngay lập tức nói với bé "Con không được cắn" với giọng nghiêm và đồng thời làm các hành động tương ứng sau:
1. Trẻ dưới 1 tuổi đang giỡn với bạn: Ngưng hành động giỡn đó lại. Trẻ từ 9 tháng, bạn cũng không nên giỡn với bé kiểu cắn cắn nhẹ vào tay vào má vì lúc này trẻ bắt đầu học hành vi vô ý này.
2. Trẻ 1-2 tuổi cắn bạn khi đang chơi: Bế bé sang 1 bên, 2 tay giữ chặt 2 cánh tay bé, nhưng không làm đau bé và nhìn vào mắt bé và nói lại với giọng nghiêm ""Con không được cắn BẠN". Trẻ con tuổi này chỉ có thể nhận ra hành vi đối với ai, chứ chưa thật sự hiểu hành vi này ảnh hưởng ra sao với người đó.
Bạn cũng được khuyên: Không nên dạy bé về cảm giác đau khi cắn bằng cách cắn thử vào tay trẻ. Thực ra việc dạy này làm trẻ có khuynh hướng thích cắn mang tính bạo lực hơn.
3. Trẻ 3-5 tuổi cắn bạn khi chơi: Bế bé sang 1 bên, 2 tay giữ chặt 2 cánh tay bé, nhưng không làm đau bé và nhìn vào mắt bé để nói lại với giọng nghiêm ""Con không được cắn BẠN, bạn sẽ bị ĐAU". Lúc này, trẻ có thể nhận biết đồng thời đối tương bị ảnh hưởng và tác động lên đối tượng.
BƯỚC 2: QUAN TÂM BÉ BỊ CẮN
Quan tâm bé bị cắn. 3 biểu hiện bạn nên làm để giúp bé bị cắn trở nên bình tĩnh. Đó là:
1. Cầm nhẹ để nâng phần bị cắn
2. Ôm để vỗ về bé
3. Hỏi: cháu có đau không, để bác lấy đá chườm cho cháu nhé
Hai điều không nên làm:
1. Hỏi tại sao
2. La mắng bé cắn trước mặt bé bị cắn
Hai điều này cũng khuyên luôn cha mẹ của bé bị cắn. Khi làm 2 hành động này, bạn đang vô tình làm bé hoảng sợ hơn vì đưa ra 1 cảm xúc khác mà trẻ không hiểu. Khi trẻ bị cắn, thì cái mà trẻ cần là được chăm sóc và quan tâm, chứ không có trách nhiệm để phán xét hay được ai phán xét.
BƯỚC 3: LỜI XIN LỖI KHÔNG BAO GIỜ MUÔN
Bạn cứ chăm sóc bé bị cắn, đừng bắt bé cắn xin lỗi huyên thuyên ngay lúc đó vì điều này không có ích giáo dục trẻ. Có 3 cách xin lỗi mang gía trị giáo dục tốt hơn.
1. Để bé cắn đứng gần đó, và yêu cầu không được đi đâu đến khi mẹ chăm sóc bạn. Sau đó, hãy yêu cầu bé cắn hỏi thăm bạn.
2. ở điều số 3 bước số 2, bạn có thể nói trẻ cắn chườm đá cho bạn. Trong lúc đó, hãy khuyến khích bé xin lỗi như:
Con có thấy bạn đau không? Con thấy có nên xin lỗi bạn?
3. Nếu 2 điều trên, bạn không làm bé thực hiện được trong lúc đó, thì trong suốt ngày hôm đó, lời xin lỗi của bé không hề muộn, thậm chí có thể đến thời điểm gặp bé bị cắn gần nhất.
Giá trị của lời xin lỗi không phải chỉ nằm ở sự giản hòa, mà nó cho trẻ 1 bài học rất sâu sắc về sự trách nhiệm và công bằng. Đây là giá trị cốt lõi của giao tiếp trong xã hội. Do đó, lời xin lỗi không bao giờ muộn.
Note:
AACAP (2016) facts for family: Biting and fighting. No. 81
Nguồn: Anh Nguyen

02/04/2024

KHI CÓ MỘT EM BÉ ĐẶC BIỆT
👉Có thể là chậm nói, có thể là rối loạn phát triển, có thể là tự kỉ, có thể là tăng động giảm chú ý... xin bố mẹ hãy lưu ý:
1. Đừng đợi đến tuổi rồi nó ổn, mà hãy can thiệp ngay cho con khi thấy con chậm hơn một bạn nhỏ khác.
2. Đừng can thiệp tranh thủ mà hãy tranh thủ tối đa thời gian có thể.
3. Đừng can thiệp gián đoạn mà hãy liên tục, càng liên tục càng tốt.
4. Đừng chỉ mong chờ vào giáo viên hay nhà trường vì gia đình mới là người quyết định tương lai cho con, hãy chủ động học và tìm hiểu kiến thức về khó khăn con đang mắc phải để phối hợp tốt nhất với nhà trường.
5. Đừng quá kì vọng để tạo áp lực cho cả ba mẹ và con mà hãy hi vọng và cố gắng đồng hành cùng con.
6. Đừng nghe hay để ý người xung quanh nói gì vì họ không phải nhà chuyên môn, cũng không sống hay quyết định tương lai của con mình.
VÀ CUỐI CÙNG HÃY CHẤP NHẬN CON ĐỂ NẮM TAY CON THẬT CHẶT ĐỒNG HÀNH CÙNG CON ĐỂ SAU NÀY KHÔNG PHẢI NÓI " GIÁ NHƯ".

30/03/2024

CÁCH GIÚP TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý THÍCH NGHI HƠN VỚI TRƯỜNG LỚP?

NHỮNG THÁCH THỨC MÀ TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý SẼ GẶP PHẢI TRONG LỚP HỌC

– Khó có thể tự kiểm soát được các hành vi của mình.

– Dễ bị mất tập trung, phân tâm bởi các kích thích từ bên ngoài, chúng nhìn thấy một ai đó đi qua bên ngoài cửa sổ, cử động của bạn học ngồi phía trên mình… là có thể bỏ ngay ngoài tai những gì giáo viên đang nói.

– Hấp tấp, bồng bột nên trẻ có thể nói leo, suy nghĩ không kỹ vấn đề, hay trả lời các câu hỏi khi thầy cô chưa hỏi xong.

– Khả năng làm theo hướng dẫn kém, gặp khó khăn trong những nhiệm vụ học tập đòi hỏi phải sắp xếp theo thứ tự trước sau.

– Thường quên làm bài tập, quên ghi chép bài.

– Do có nhiều lỗi lầm, bất cẩn trong học tập trẻ dễ bị thầy cô mắng, bị bạn bè trêu chọc, dễ làm trẻ chán nản hơn khi đến trường.

– Thường xuyên thất lạc dụng cụ, đồ dùng học tập.

Vậy làm sao để cải thiện những tình trạng trên?

GIÚP TRẺ TĂNG ĐỘNG HỌC TẬP TỐT HƠN KHI Ở TRƯỜNG

Trước hết, gia đình cần trao đổi với giáo viên về tình trạng bệnh của trẻ, để có sự giúp đỡ và đồng cảm từ giáo viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm và thấu hiểu từ gia đình cũng là một yếu tố quan trọng :

– Nên cho trẻ ngồi ở bàn đầu tiên để thầy cô giáo chú ý tới trẻ được tốt hơn và hạn chế tối đa trẻ bị phân tâm bởi các kích thích từ bên ngoài, phân tâm do hành động của các bạn ngồi trên.

– Yêu cầu trẻ tăng động lặp lại câu hỏi và dừng lại khoảng 10-15 giây trước khi trả lời.

– Đưa ra các hướng dẫn dễ hiểu, ngắn gọn và chi tiết đối với trẻ tăng động chứ không nên nói chung chung.

– Cho phép trẻ được bóp một quả bóng cao su hay một vật gì đó không gây tiếng ồn trong giờ học bởi đôi khi trẻ tăng động sẽ cảm thấy rất bực bội, khó chịu nếu phải ngồi yên một chỗ mà không có gì trong tay.

– Khi trẻ có những hành vi tích cực cần khen ngợi trẻ trước lớp, trong nhiều trường hợp trẻ tăng động sẽ cố gắng nỗ lực để xứng đáng với những lời khen đó.

– Phụ huynh cần trao đổi với thầy cô giáo của con để thầy cô hiểu rằng trẻ tăng động không giống như những trẻ khác, do đó đòi hỏi các thầy cô cần bình tĩnh, nhẹ nhàng chỉ bảo chứ không nên cáu gắt và không áp dụng các hình phạt với trẻ.

– Cố gắng hạn chế tối đa việc các bạn khác trong lớp trêu chọc, chê cười trẻ.

– Chia các nhiệm vụ học tập thành các bước nhỏ để trẻ tăng động dễ nắm bắt và thực hiện hơn.

– Thường xuyên quan tâm, nhắc nhở các em ghi chép bài đầy đủ.

– Nhắc nhở trẻ tập trung vào thầy cô trước khi giảng dạy một kiến thức mới.

– Lặp lại các hướng dẫn với trẻ nhiều lần với một vấn đề.

– Hướng dẫn trẻ sắp xếp dụng cụ học tập vào những vị trí cố định để tránh thất lạc.

– Phân công một trẻ khác có tinh thần học tập tốt giúp đỡ trẻ tăng động học tập.

– Tổ chức thường xuyên các trò chơi tập thể và khuyến khích trẻ tham gia.

Trên chặng đường đồng hành phát triển cùng con hẳn sẽ còn nhiều khó khăn và thử thách. Cha mẹ hãy thật vững tâm và lắng nghe con nhiều hơn nhé ! Chúc ba mẹ và các bé luôn khỏe mạnh 💝

St

Photos from Trung tâm tư vấn - trị liệu tâm lý Victoria's post 30/03/2024

NHỮNG CÂU NÓI BA MẸ NÊN NÓI VỚI CON MỖI NGÀY ❤

30/03/2024

𝐆𝐈𝐀́𝐎 𝐃𝐔̣𝐂 𝐒𝐎̛́𝐌 𝐋𝐀̀ 𝐆𝐈̀? (GDS)

Nhiều người cho rằng là bắt ép con học khi còn bé tí xí. 2 tuổi đã biết đọc chữ, làm toán, nói tiếng anh... từ từ học thì có làm sao?
có khi đứa trẻ nó bị nhức đầu, bị bất thường. Lớn lên rồi lại kiêu ngạo vì biết hết rồi học chi nữa, sinh ra lười biếng.... rồi sẻ nãy sinh ra nhiều vấn đề khác......

𝙃𝙞𝙚̂̉𝙪 đ𝙪́𝙣𝙜 𝙫𝙚̂̀ 𝙜𝙞𝙖́𝙤 𝙙𝙪̣𝙘 𝙨𝙤̛́𝙢:
Dành thời gian chơi với con kích thích các hoạt động giác quan, giúp thần kinh của con phát triển, liên kết toàn diện qua các âm thanh, hình ảnh, vận động..... Giai đoạn vàng của GDS là từ 0 đến 6 tuổi.

𝐷𝑢̛𝑜̛́𝑖 đ𝑎̂𝑦 𝑙𝑎̀ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑠𝑜̂́ đ𝑖𝑒̂̉𝑚 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑣𝑒̂̀ 𝑠𝑢̛̣ 𝑝ℎ𝑎́𝑡 𝑡𝑟𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑜̣̂ 𝑛𝑎̃𝑜 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑎𝑖 đ𝑜𝑎̣𝑛 𝑛𝑎̀𝑦:

1. 𝐒𝐮̛̣ 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐜𝐚̉𝐦 𝐠𝐢𝐚́𝐜: Trẻ em phát triển khả năng cảm nhận thế giới xung quanh thông qua các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác.

2. 𝐏𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐧𝐠𝐨̂𝐧 𝐧𝐠𝐮̛̃: Giai đoạn này là thời điểm quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ. Trẻ bắt đầu học từ vựng, cách phát âm và cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.

3. 𝐏𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐤𝐲̃ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢:Trẻ học cách tương tác với người khác, học các kỹ năng xã hội như chia sẻ, tôn trọng, và giải quyết xung đột.

4. 𝐏𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐤𝐲̃ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐜𝐚̉𝐦 𝐱𝐮́𝐜: Trẻ phát triển khả năng nhận biết và quản lý cảm xúc của mình cũng như hiểu và phản ứng với cảm xúc của người khác.

5. 𝐏𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐤𝐲̃ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐯𝐚̣̂𝐧 đ𝐨̣̂𝐧𝐠: Trẻ phát triển kỹ năng vận động cơ bản như cầm, đá, bò, đứng, đi và chạy.

6. 𝐏𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐤𝐲̃ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐭𝐮̛ 𝐝𝐮𝐲: Trẻ bắt đầu phát triển khả năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo thông qua việc thám hiểm và tương tác với môi trường xung quanh.

Các trải nghiệm và tương tác tích cực trong giai đoạn này rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hành trình giáo dục sớm cho mỗi trẻ sẻ khác nhau, vì có trẻ phát triển mạnh mặt này và yếu mặt khác. Giáo Dục Sớm cần phương pháp đúng, thời gian kiên trì, hiểu con.

Want your school to be the top-listed School/college in Quận 11?

Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Hoạt động tô heo đất được tổ chức cho các bé ở trung tâmHôm nay nhân ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 1/6 chúc cho tất cả những th...
Nhân dịp năm mới 2️⃣0️⃣2️⃣4️⃣Trung tâm tư vấn- trị liệu tâm lý VictoriaKính chúc quý phụ huynh năm mới bình an hạnh phúc...
Hoạt động bé trang trí cây thông noel chào mừng giáng sinh 2️⃣0️⃣2️⃣3️⃣⛄️
Mỗi giờ họcMỗi giờ vận động đều là niềm vui của cô và trẻVì thế chúng ta hãy luôn giữ nụ cười tươi trên môi nhé🥰🥰
Một ngày thật nhiều niềm vui và hạnh phúc🥰Các bé làm thiệp tặng mẹ và bà nhân ngày 20/10Mong rằng những chiếc thiệp xinh...
🤗😀😇Bé "Khủng long Con" đã biết chơi có quy luật rồi! Yeah! 👍😍😀😎
Trẻ được khuyến khích tạo ra cách chơi riêng mà mình thích. Vì khả năng sáng tạo đóng góp cho sự thành công sau này của ...
Video hướng dẫn đánh răng cực đáng yêu

Location

Category

Telephone

Address


45 Đường Số 5, Cư Xá Bình Thới, Quận 11, Tp. HCM
Quận 11

Opening Hours

Monday 07:30 - 18:00
Tuesday 07:30 - 18:00
Wednesday 07:30 - 18:00
Thursday 07:30 - 18:00
Friday 07:30 - 18:00
Other Education in Quận 11 (show all)
TECHUP Trainning TECHUP Trainning
54/27 Phổ Quang, P. 2, Q. Tân Bình
Quận 11, 700000

Phòng đào tạo lập trình thực chiến TECHUP Trainning, giảng viên giảng dạy là Lea

Bach Khoa Innovation Bach Khoa Innovation
Trường Đại Học Bách Khoa/ĐHQG-HCM, 268 Lý Thường Kiệt, P. 14, Q. 10, TP. HCM
Quận 11

𝐁𝐀𝐂𝐇 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐈𝐍𝐍𝐎𝐕𝐀𝐓𝐈𝐎𝐍 Connecting Creativity - Unleashing Potential