Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng

Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng

Share

Kizuna chuyên dạy Tiếng Nhật cho các bạn có nhu cầu học Tiếng Nhật qua nhiều hình thức khác nhau

Operating as usual

Photos from Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng's post 22/07/2023

Ngày Lễ Thất Tịch Nhật Bản
- Lễ Hội Tanabana - Lễ Thất Tịch Ở Nhật Bản
- Lễ hội Tanabana (七夕祭り) là một trong những lễ hội độc đáo ở Nhật, đồng thời cũng là một biểu tượng không thể thiếu trong các bộ truyện tranh và hoạt hình của Nhật Bản.

- Được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 dương lịch hàng năm tại Nhật, lễ hội Tanabana (七夕祭り) còn có nhiều tên khác như lễ thất tịch hay lễ ngắm sao. Lễ hội này có nguồn gốc khá giống với lễ hội Ngưu Lang Chức Nữ của Trung Quốc.
- Lễ hội thất tịch tại Nhật Bản thường được bắt đầu từ tối ngày 6/7 và kết thúc vào ngày hôm sau, tức ngày 7/7 hàng năm.

- Mọi người sẽ viết các điều ước lên các mảnh giấy ngũ sắc hình nhữ nhật (tanzaku) và gắn lên cây, thỉnh thoảng có kèm theo vật trang trí.
- Màu sắc chủ đạo để trang trí lên cây trúc là các màu trong ngũ hành, màu xanh lục, hồng, vàng, trắng và đen. Phong tục trang trí này có cả ở Trung Quốc lẫn Nhất Bản.
- Sau khi lễ hội kết thúc, những cây trúc và đồ trang trí sẽ đưa lên thuyền thả trôi trên sông hoặc đem đi đốt.
- Món ăn đặc biệt trong ngày lễ thất tịch Nhật Bản này là mì soumen lạnh sợi nhỏ (đường kính khoảng 1,3mm).

12/07/2023

KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT HÈ 2023
Học NGÔN NGỮ MỚI - có TRẢI NGHIỆM MỚI, vui và bổ ích.
-Liên hệ: 097.382.8839 ( cô Kim Anh ) - 092.178.2807 ( thầy Phi )
Địa chỉ: 37D Trường Chinh, Phú Mỹ, BRVT.

Photos from Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng's post 07/07/2023

Omamori - bùa hộ mệnh của Nhật, đây là loại bùa được xem là rất may mắn tượng trưng cho các vị thần Shinto, có ý nghĩa mang lại sự bảo vệ, may mắn cho người giữ bùa. Các loại bùa ngày nay là những món đồ nhỏ, thường được đựng bên trong những chiếc túi thổ cẩm.
Omamori cũng là lá bùa mà nhiều thực tập sinh, du học sinh dành cho bản thân hoặc tặng cho người thân, bạn bè.

Photos from Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng's post 25/06/2023

Lễ hội búp bê Nhật Bản (Hina matsuri 雛祭り) là ngày dành cho bé gái, tổ chức hằng năm vào ngày 3 tháng 3.[1][2] Lễ hội trở thành một nét văn hóa đặc trưng độc đáo trong đời sống người Nhật Bản.

Lễ hội trở thành ngày cầu phúc, may mắn và sức khoẻ cho các bé gái trong gia đình, ước nguyện cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc và cuộc sống gia đình sung túc mà các bậc cha mẹ nào cũng luôn mong muốn cho con gái của họ.
Lễ hội còn là dịp cả gia đình đoàn tụ cùng ra ngoài và tận hưởng khí trời khi mùa xuân mới sắp về.

Trong các gia đình Nhật Bản, Hina ningyo – búp bê Hina là những vật trang trọng, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng được trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình một vài ngày trong kỳ lễ hội và sau đó được cất giữ cẩn thận trong hộp cho đến kỳ lễ hội của năm sau. Trong những gia đình khá giả, bố mẹ cũng thường mua tặng cho con gái mới sinh của họ một bộ búp bê để chuẩn bị cho ngày Hina Matsuri. Còn ở một số gia đình thượng lưu, một bộ búp bê còn là một phần của hồi môn của cô dâu, kệ trưng bày búp bê còn là niềm tự hào của gia tộc.

Kệ búp bê đầy đủ nhất có 5 hoặc 7 bậc, 15 búp bê Hina được trưng bày trên một tấm nhung đỏ.
Ở bậc cao nhất là búp bê Dairiđại diện cho vua và hoàng hậu, nếu nhìn từ chính diện thì vua được đặt bên trái và hoàng hậu được đặt bên phải, sau lưng là một bức bình phong Byobu, hai bên có hai cây đèn giấy in hoa vănBonbori, trước mặt 2 búp bê Dairi thường có hai lọ hoa đàoMomo, hai đĩa bánh mochi - một loại bánh dày nhân ngọt truyền thống của Nhật làm từ bột gạo, và rượu ngọt Shirozake.
Tầng tiếp theo là 3 búp bê nữ quan Sannin Kanjo.
Tầng thứ 3 là tầng trưng bày 5 nhạc công cung đình Gonin Bayashi, trong đó 3 người chơi trống, 1 người thổi sáo, 1 người cầm quạt.
Tầng thứ tư là 2 búp bê đại thần Daijin.
Tầng thứ 5 là 3 búp bê lính cận vệ Ejicó nhiệm vụ bảo vệ cho vua và hoàng hậu.
Hai bậc cuối cùng thường dùng để trang trí một số đồ vật như cỗ xe cung đình Goshoguruma, kiệu rước Okago, và hộp đựng thức ăn nhiều tầng Jubako.

Vào ngày lễ các bé gái sẽ được cha mẹ tổ chức buổi tiệc dành riêng cho mình. Đây là dịp các bé gái có thể mời bạn bè đến nhà cùng thưởng thức những món ăn và bánh kẹo đặc trưng của lễ hội này, như là bánh gạo hishimochi, xôi đỗ sekihan, uống rượu ngọt shirosake được làm từ gạo lên men, các loại kẹo màu, các loại thạch… được dâng cho các búp bê.[3] Các món ăn, bánh, kẹo đều có màu sắc phong phú, xanh, hồng, trắng được chế biến từ các loại lá cây rất tốt cho sức khỏe nhằm xua đuổi đi những ốm đau. bệnh tật

Photos from Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng's post 22/06/2023

こどもの日 Kodomo no Hi hay ngày Thiếu Nhi là một ngày lễ quốc gia của Nhật Bản, được tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng 5, ngày thứ năm của tháng thứ năm trong năm, và là ngày lễ cuối cùng trong Tuần lễ Vàng. Đó là một ngày dành riêng để tôn trọng nhân cách của trẻ em và để chào mừng hạnh phúc của chúng. Ngày lễ này được chỉ định là một ngày lễ quốc gia bởi chính phủ Nhật Bản vào năm 1948. Đây là một ngày kỷ niệm ở Nhật Bản từ thời cổ đại.

Vào ngày này, các gia đình sẽ treo các lá cờ dạng cá chép koinobori (là cá chép, vì trong thần thoại Trung Quốc có tích một con cá chép bơi ngược dòng trở thành một con rồng, và cách các lá cờ được gió thổi trông giống như chúng đang bơi), với một cá chép cho cha, một cho mẹ, và một con cá chép cho mỗi đứa trẻ (theo truyền thống là dành cho mỗi con trai). Các gia đình cũng bày một búp bê Kintarō thường cưỡi trên một con cá chép lớn, và chiếc mũ giáp quân đội truyền thống của Nhật Bản, kabuto, do truyền thống của họ như là biểu tượng sức mạnh và sức sống.

Bánh giầy mochi được gói trong lá kashiwa (sồi)—kashiwa-mochi (mochi nhân mứt đậu đỏ) và chimaki (một kiểu "mứt gạo nếp", gói trong lá diên vĩ hoặc lá tre)—theo truyền thống thường được phục vụ vào ngày này.

Photos from Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng's post 17/06/2023

Hyousatsu (表札 - Biểu Trát) là bảng tên được đặt ở cổng nhà hay Genkan (sảnh đón khách ngay cửa ra vào) của người Nhật. Trên Hyousatsu thể hiện họ tên của chủ nhà, nhưng chủ yếu vẫn là họ, và cũng có khi thêm tên của một số thành viên khác trong gia đình.

Bảng tên này trở thành dấu hiệu để dễ dàng nhận biết ngôi nhà thuộc sở hữu của ai, nhất là giúp cho bưu tá xác định được địa chỉ chính xác của người nhận và trao thư từ tận nhà.

Thi thoảng, những bảng tên cũng biến mất, bởi vì một số người dị đoan cho rằng đánh cắp bảng tên có thể sẽ giúp họ thi đỗ.

Photos from Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng's post 13/06/2023

Geisha (tiếng Nhật: 藝[芸]者 - Nghệ giả, nghĩa đen là "con người của nghệ thuật") là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, là một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản.
Thời thế kỷ 18 và 19 đã có rất nhiều geisha. Ngày nay các geisha vẫn còn hoạt động, tuy nhiên số lượng ngày càng giảm.
Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ hầu hết là nam giới. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. "Geisha thành phố" (machi geisha) hoạt động tự do tại các buổi tiệc bên ngoài các khu phố giải trí, trong khi các "geisha khu phố" (kuruwa geisha) làm giải trí cho khách trong các buổi tiệc trong các khu phố giải trí. Trong khi các kỹ năng nghệ thuật của gái điếm hạng sang suy giảm, thì kỹ năng của các geisha, cả nam lẫn nữ, trở nên được yêu cầu cao hơn.
Geisha nam (đôi khi được gọi là hōkan) đã dần dần suy giảm, và cho đến năm 1800, sô lượng các geisha nữ (ban đầu được gọi là onna geisha với nghĩa là "geisha nữ") đã gấp ba lần số geisha nam, và tên gọi geisha bắt đầu được hiểu với nghĩa như ngày nay là người phụ nữ làm nghề giải trí với trình độ cao.
Theo truyền thống, geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ. Một số cô gái đã được bán cho các nhà geisha từ khi còn là trẻ con và bắt đầu học nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống gần như ngay lập tức.
Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi geisha làm việc với vai trò người hầu gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và tiếp theo, trong giai đoạn huấn luyện là vai trò geisha học việc (maiko). Kiểu đào tạo này cũng tồn tại trong các truyền thống khác của Nhật Bản, khi học viên sống trong nhà, bắt đầu với việc làm việc nhà và giúp đỡ người thợ chính, và cuối cùng chính người đó sẽ trở thành một người thợ chính.

Các geisha hiện đại vẫn sống trong những ngôi nhà geisha truyền thống gọi là okiya tại các khu vực gọi là hanamachi (花街 - "hoa nhai" - khu phố hoa), đặc biệt trong thời gian học việc của họ. Tuy nhiên, nhiều geisha giàu kinh nghiệm lại chọn cách sống trong những căn hộ của chính mình. Thế giới thanh lịch và văn hóa cao mà các geisha là một phần trong đó được gọi là karyūkai (花柳界, "hoa liễu giới" - thế giới của hoa và liễu).
Hiện nay, những người phụ nữ trẻ muốn được trở thành geisha thường bắt đầu đợt đào tạo sau khi đã hoàn thành trung học cơ sở hay thậm chí trung học phổ thông hoặc đại học, nhiều người bắt đầu nghề nghiệp của họ khi đã ở tuổi trưởng thành. Geisha vẫn học những nhạc cụ truyền thống như shamisen, shakuhachi (sáo trúc), và trống, cũng như những bài hát truyền thống, múa cổ điển Nhật, trà đạo, ikebana (cắm hoa Nhật), văn học và thơ ca. Từ việc quan sát các geisha khác cùng với sự giúp đỡ của chủ nhà geisha, những người học việc cũng trở nên điêu luyện trong các truyền thống phức tạp xung quanh việc lựa chọn và mặc kimono, cũng như cách cư xử với khách hàng.

Photos from Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng's post 10/06/2023

LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC TIẾNG NHẬT

Photos from Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng's post 06/06/2023

Onsen, đọc theo âm Hán là Ôn tuyền, "Ôn" có nghĩa là ấm, nóng, "Tuyền" có nghĩa là suối, vậy nên onsen có nghĩa là suối nước nóng. Nhật Bản là đất nước của núi lửa với rất nhiều trong số chúng vẫn còn đang hoạt động, do đó cũng là nơi có rất nhiều onsen, và nó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm.
Onsen là suối nước nóng tự nhiên hình thành từ những ngọn núi lửa đã không còn hoặc vẫn đang hoạt động, nước ở đây là nước khoáng nguyên chất đấy. Rất tốt cho sức khoẻ đó nha. Vì thế, người ta đến Onsen không chỉ để thư giãn hay nuôi dưỡng tinh thần mà còn để chữa bệnh và chăm sóc cơ thể nữa.

05/06/2023

Tự - Tha động từ
(Phần 1)
Lớp tiếng Nhật sơ cấp bắt đầu ngày 6.6. Nhanh chóng đăng kí để nhận bút chì và "bùa hộ mệnh"

04/06/2023

Lớp tiếng Nhật sơ cấp bắt đầu ngày 6.6. Nhanh chóng đăng kí để nhận bút chì và "bùa hộ mệnh"

KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT HÈ 2023
Học NGÔN NGỮ MỚI - có TRẢI NGHIỆM MỚI, vui và bổ ích.
ƯU ĐÃI:
- Đăng kí 6 tháng, tặng voucher 800.000 đ.
- Đăng kí 12 tháng, tặng voucher GẤP ĐÔI.
và nhiều ưu đãi HẤP DẪN khác...
-Liên hệ: 097.382.8839 ( cô Kim Anh ) - 092.178.2807 ( thầy Phi )
Địa chỉ: 37D Trường Chinh, Phú Mỹ, BRVT.

Photos from Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng's post 04/06/2023

Okonomiyaki (御好み焼き ) おこのみやき/ オコノミヤキ o-konomi-yaki, thường viết là (お好み焼き) là một loại bánh xèo áp chảo gồm nhiều loại nguyên liệu. Tên của bánh được ghép từ okonomi nghĩa là "thứ bạn thích/muốn", và yaki nghĩa là nấu nướng.

Món ăn này trong tiếng Việt đôi khi được gọi là bánh xèo Nhật Bản do có những nét tương đồng với món bánh xèo Việt Nam.
Okonomiyaki được xem là món ăn đặc trưng của vùng Kansai hoặc Hiroshima, nhưng món này có mặt khắp nơi trên đất Nhật. Nguyên liệu làm đế bánh và làm nhân thay đổi tùy từng vùng. Okonomiyaki của Tokyo nhỏ hơn ở Hiroshima và Kansai.
Loại okonomiyaki theo kiểu Kansai hoặc Osaka là phổ biến nhất, có mặt ở hầu khắp đất nước. Đế bánh được làm từ bột khoai nghiền, nước hoặc nước dùng dashi, trứng, bắp cải xắt sợi và thường có thêm các loại nguyên liệu khác như hành lá, thịt (thường là thịt heo hoặc thịt xông khói), bạch tuộc, mực, tôm, rau củ, kim chi, viên bánh dày mochi hoặc phô mai. Okonomiyaki thường được so sánh với trứng chiên hoặc bánh pancake và thường được người phương Tây gọi là "pancake Nhật Bản". Món này còn được gọi là món "tâm hồn Osaka".

Vài nhà hàng okonomiyaki để cho thực khách tự nướng món này, họ phục vụ một tô lớn đựng các nguyên liệu sống để khách hàng tự trộn và nướng tại bàn theo kiểu nướng teppan, sử dụng các loại bàn bếp đặc biệt. Họ cũng có thể bày trí bếp ngay trước mặt khách để khách được chiêm ngưỡng quá trình nấu nướng.

02/06/2023

KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT HÈ 2023
Học NGÔN NGỮ MỚI - có TRẢI NGHIỆM MỚI, vui và bổ ích.
ƯU ĐÃI:
- Đăng kí 6 tháng, tặng voucher 800.000 đ.
- Đăng kí 12 tháng, tặng voucher GẤP ĐÔI.
và nhiều ưu đãi HẤP DẪN khác...
-Liên hệ: 097.382.8839 ( cô Kim Anh ) - 092.178.2807 ( thầy Phi )
Địa chỉ: 37D Trường Chinh, Phú Mỹ, BRVT.

Photos from Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng's post 29/05/2023

* Văn hóa trà đạo ở Nhật Bản

- Nhắc đến văn hóa Nhật Bản thì chúng ta không thể không nhắc đến trà đạo. Trà đạo được phát triển từ thời kỳ Heian (794 - 1185), chữ “trà” ở đây dùng để chỉ sự thưởng trà và chữ “đạo” ý chỉ sự đàm đạo. Theo thời gian, trà đạo đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Nhật Bản vì đây không chỉ là một loại hình thức để thưởng trà mà còn là một nghệ thuật, một phương tiện để tạo ra sự tĩnh lặng nơi tâm hồn và cảm nhận sự đẹp đẽ của thiên nhiên, của cuộc sống. Ngoài ra, để có thể pha trà ngon còn đòi hỏi người tham gia phải có kiến thức về các loại trà, các dụng cụ trà và các nghi lễ xung quanh việc pha trà nữa đấy. Sự tỉ mỉ, chăm chút và nhẫn nại là những điều vô cùng cần thiết. Với tất cả những giá trị văn hóa của mình, trà đạo đã trở thành một phần quan trọng của đời sống Nhật Bản và được coi là một biểu tượng của nền văn hóa đất nước này.

* Đạo cụ pha chế

- Trà: tùy theo hệ phái nào mà trà được sử dụng có sự khác biệt. Matcha (まっちゃ): trà bột. Người ta hái những lá trà non đem đi rửa sạch, phơi ráo nước và xay nhuyễn thành bột. Vì thế trà có màu xanh tươi và độ ẩm nhất định chứ không khô như các loại trà lá. Khi uống, bột trà được đánh tan với nưới sôi. Trà nguyên lá: chỉ lấy nước tinh chất từ lá trà. Lá trà được phơi khô, pha chế trong bình trà, lấy tinh chất, bỏ xác. Thường sử dụng loại trà cho nước màu vàng tươi hay màu xanh nhẹ.

- Phụ liệu: ngoài nguyên liệu chính là trà bột hay trà lá, người pha chế còn cho thêm một số thảo dược, các loại củ quả phơi khô, đậu để làm tăng thêm hương vị cho chén trà, hay quan trọng hơn là mang tính trị liệu, rất có lợi cho sức khỏe, giúp người bệnh mau hồi phục thể chất lẫn tinh thần.

- Nước pha trà: thường là nước suối, nước giếng, nước mưa, hay nước đã qua khâu tinh lọc.

- Ấm nước (お釜): dùng đun nước sôi để pha trà, thường được làm bằng đồng để giữ độ nóng cao.

- Lò nấu nước (焜炉): bếp lò bằng đồng thường dùng than để nấu. Nhưng ngày nay người Nhật đã thay than bằng một bếp điện để bên trong lò đồng

- Hũ đựng nước (水差し): dùng để đựng nước lạnh khi pha trà.

- Chén trà (茶碗): chén dùng để dựng trà cho khách thưởng thức. Chén được làm bằng men, công phu, tỉ mỉ và mỗi chén có những họa tiết độc đáo riêng. Vì thế mà trong khi làm một buổi tiệc trà, không có hai chén trà giống nhau. Các nghệ nhân làm chén cũng đưa chủ đề thiên nhiên, thời tiết vào trong tác phẩm của mình, vậy nên có thể dùng chén phù hợp cho 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
+ Mùa xuân: chén có những hoa văn mùa xuân như hoa anh đào.
+ Mùa hạ: là mùa nóng nên chén trà có độ cao thấp hơn, miệng rộng hơn chén trà mùa xuân để dễ thoát hơi nóng.
+ Mùa thu: chén có hình dạng giống chén mùa xuân, có hoa văn đặc trưng cho mùa thu như lá phong, lá momizi.
+ Mùa đông: là mùa lạnh nên chén có độ dày và cao hơn các chén mùa khác để giữ nóng lâu hơn. Màu sắc của men cũng mang gam màu lạnh.

- Kensui (建水): chậu đựng nước rửa chén khi pha trà, được làm bằng men và to hơn chén trà một chút.

- Hũ, lọ đựng trà (なつめ): hủ,lọ dùng để đựng trà bột, được trang trí họa tiết rất đẹp, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt nhưng cũng mang tính thẫm mĩ cao. Trên nắp hũ, đôi khi bắt gặp hình quạt giấy, hình hoa lá, tre, trúc,...

- Khăn fukusa (ふくさ): khăn lau hủ,lọ trà và muỗng trà khi pha trà.

- Khăn chakin (茶巾): khăn lau chén trà khi pha trà, được làm bằng vải mùng màu trắng.

- Khăn kobukusa (こぶくさ): khăn dùng để kê chén trà. Khi đem trà cho khách thưởng thức, dùng khăn để lên tay, sau đó đặt chén trà lên để giảm bớt độ nóng từ chén trà xuống tay, sau đó mang chén trà cho khách.

- Muỗng múc trà (茶杓): chiếc muỗng bằng tre, dài, một đầu uốn cong để múc trà.

- Gáo múc nước: chiếc gáo bằng tre, nhỏ, dài để múc nước từ trong ấm nước, hủ đựng nước ra chén trà.

- Cây đánh trà (茶筅): dùng để đánh tan trà với nước sôi. Được làm từ tre, ống tre được chẻ nhỏ một đầu thành nhiều cọng tre có kích thước nhỏ khoảng 1mm.

- Bình trà: để pha trà lá

- Tách trà nhỏ: để thưởng thức loại trà lá.

- Bánh ngọt: (như là Wagashi) dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm nhận hương vị đậm đà đặc sắc của trà

Want your school to be the top-listed School/college in Phu My?

Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

🐙2,3 CON MỰC... HỌC TIẾNG NHẬT VUI CỰC🐙📣Trung tâm Tiếng Nhật Kizuna khai giảng khóa học mới trong tháng 11 với nhiều ưu ...

Location

Website

Address


Tổ 13 Tân Phú, Phú Mỹ, Bà Rịa/Vũng Tàu
Phu My
790000