
Thời tiết cứ nóng như đổ lửa rồi lại lạnh, nào kem, nào nước đá, nào điều hoà, đau họng sưng họng cứ ới cháu 1 tiếng 😆😆 Nhiễm bên ngoài kiểu này Cao trị viêm họng nhạy lắm đấy ạ
160k/lọ
3 lọ freeship nhé ạ
Trường Xuân Mộc Nữ kế thừa các bài thuốc tốt, trực tiếp lấy dược liệu của người dân tộc để bào chế ra các sản phẩm tốt nhất cho người dùng.
Trường Xuân Mộc Nữ là người chuyên nghiên cứu, săn tìm các cây thuốc đặc trị để bào chế ra các sản phẩm Đông dược hữu dụng
KHÔNG ĐỂ THẤT LẠC THẢO DƯỢC TỐT CỦA DÂN GIAN
Trời đất mênh mông có vô cùng nhiều các bài thuốc quý hiếm tồn tại hàng nghìn đời nay, chữa trị khỏi các chứng nan y mà y học hiện đại vô phương cứu chữa. Y học cổ truyền vốn có lịch sử lâu đời, không biết có bao nhiêu thần y đã x
Operating as usual
Thời tiết cứ nóng như đổ lửa rồi lại lạnh, nào kem, nào nước đá, nào điều hoà, đau họng sưng họng cứ ới cháu 1 tiếng 😆😆 Nhiễm bên ngoài kiểu này Cao trị viêm họng nhạy lắm đấy ạ
160k/lọ
3 lọ freeship nhé ạ
CƠ CHẾ VẬN HÀNH CƠ THỂ (Phần cuối)
PHÂN TÁCH CHỨC NĂNG CƠ THỂ ĐỂ CHỮA BỆNH
Muốn chữa bệnh, đầu tiên phải biết về tiêu chí của 1 cơ thể khoẻ mạnh. Nếu như Tây Y dựa trên các chỉ số xét nghiệm để đánh giá, thì Đông Y không, xét nghiệm là thứ tham khảo, không phải thứ quyết định, bởi Tây Y chỉ biết đến phần cơ thể vật chất nhìn thấy, còn Đông Y có cả phần vô hình không nhìn thấy bằng mắt thường hay máy móc, nhưng mọi người có thể đọc được qua màn hình hiển thị của nó là sắc da, sắc mặt, độ đàn hồi cơ nhục, độ cân đối cơ thể... Nên phải nắm được tiêu chí của một cơ thể khoẻ mạnh mới kiểm soát được hiệu quả của điều trị. Chỉ nhìn xét nghiệm thì đừng chữa Đông Y ạ, vì có giai đoạn chữa chỉ số ban đầu còn tăng chứ không giảm
Vậy tiêu chí cơ thể khoẻ mạnh là gì:
- Da sáng, có độ bóng ẩm nhẹ
- Mắt sáng, tai tinh
- Bụng chắc (không to, không phình khi ăn no), đều cả bụng dưới lẫn bụng trên (không liên quan đến cơ bụng đâu ạ)
- Cân đối nửa trên và nửa dưới
- Cơ nhục chắc, có độ đàn hồi
- Không ra nhiều mồ hôi
- Ngày tiểu tiện 3-4 lần, nước tiểu màu vàng nhẹ
- Đại tiện ngày 1 lần sau khi ngủ dậy buổi sáng
- Giấc ngủ sâu, đủ giấc
- Ánh mắt có thần, tác phong có lực dứt khoát...
- Tóc đen xuông mượt hơi bóng, môi đỏ
Đại khái vậy, và khi đọc cũng cần phân tầng thần sắc ra để đọc, vì có nhiều trường hợp nhờ luyện tập thường xuyên nên bên ngoài nhìn có khí sắc, nhưng sâu bên trong lại xạm. Cơ thể có 7 tầng Khí Huyết thì nhìn sắc mặt cũng sẽ thấy phân cấp độ thần khí.
Khi nhiễm 1 triệu chứng nào đó bất thường, muốn chữa đúng, chữa chuẩn, thì việc đầu tiên mọi người cần làm là xác định nguyên nhân, xác định thể trạng thì mới biết nên chữa thế nào. Chứ không phải đau đâu chữa đấy, việc khỏi được sẽ là hên xui, rồi ai mách gì cũng uống. Đông Y đã bị phủ định theo cách ấy.
Để đơn giản hoá cơ thể, cháu sẽ phân tách cơ thể theo 7 đường đi thuốc (tức là 7 of loại thuốc đấy ạ)
1. Thận Tiết Niệu để đào thải độc tố, để phục hồi chân khí, để nạp nước dẫn nước nuôi dưỡng các bộ phận
2. Tuyến Giáp: như mọi người đã thấy, nhất cử nhất động của cơ thể đều có sự quản lý giám sát của tuyến Giáp (trong đó đã bao gồm tuyến Tùng và tuyến Yên), lại là nơi ra vào của các khí và chất cả lợi lẫn hại tiên thiên, nên thải độc thường xuyên là điều nên lắm.
3. Thuốc chữa các chức năng chuyển hóa của Gan Thận, chính là chức năng chuyển hóa Máu đấy ạ, tùy vào bệnh lý mà đi lên thêm não, hay ra thành mạch, hay ra Tim
4. Thuốc Phế: phế chính là đề kháng, là các bệnh về hô hấp
5. Thuốc kháng siêu bên trong
6. Thuốc ngoài da
7. Thuốc cho bệnh liên quan đến Thần Kinh
Thường thì bất kỳ bệnh lý nào cũng nằm trong 7 đường đi thuốc này cả, trường hợp khu biệt lúc ấy tính sau. Phân tách ra để hiểu rõ ràng hơn về cách vận hành cơ thể và bệnh lý, có định hướng để đi thuốc.
Ngoài phân tách bệnh lý, còn cần kiểm soát mức độ nông sâu. Như phần 1 của CƠ CHẾ VẬN HÀNH CƠ THỂ, mọi người cũng đã biết cơ thể có 7 tầng Khí và Huyết, mình dùng thì dùng năng lượng tầng ngoài cùng, nhưng bệnh thì nó đi vào cả 7 tầng. Nên bệnh mới thì không cần cây thuốc đặc trị, chứ bệnh nặng không có cây đặc trị không đưa thuốc xuống sâu được. Những cây thuốc đi xuống những tầng sâu thường đắt, như Đông Trùng, hay Linh Chi ngàn năm trong truyền thuyết đấy ạ 😆😆😆
Sau cùng, mọi người chịu khó đi vào nghiên cứu bệnh lý của 1 vài bệnh cụ thể, sẽ hiểu rõ ràng hơn về cơ chế vận hành cơ thể. Nghiên cứu tầm chục bệnh án là thao ngay :D
Có khi cháu dừng ở đây nhỉ. Bài thuốc thì vô cùng lắm, để hữu duyên từ từ mọi người học sau ạ.
Chúc mọi người luôn làm chủ được cơ thể của mình ạ ❤️
CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA CƠ THỂ (PHẦN 4)
VAI TRÒ HỆ THỐNG KINH LẠC - HUYỆT ĐẠO TRONG CƠ THỂ là như thế nào
Phần lớn mọi người đều được biết đến các đường Kinh Lạc trong cơ thể, nhưng hiểu rõ vai trò của nó trong kết cấu toàn bộ vận hành cơ thể không chắc mọi người hiểu triệt để.
THỨ 1: Khí và huyết mà các đường kinh lạc lấy từ đâu :D
Khí và Huyết của các đường Kinh và đường Lạc do Phế quy tụ về, nên xuất phát điểm của nó là từ Phế, Thứ tự đường đi của 12 đường kính là Phế - phủ của Phế - phủ của Tỳ - Tỳ - Tâm - phủ của Tâm - phủ của Thận - Thận - Tâm Bào - phủ của Tuyến Giáp - phủ của Can - Can. Cháu không đi sâu vào phân tích vì sao đi theo thứ tự này nữa, vì cũng không quá quan trọng, lại làm cho mọi người thêm rối. Chỉ có 1 điều đường kinh là đường vận hành của khí huyết tác động vào toàn bộ lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Tức Thận Khí ngoài đưa trực tiếp khí và huyết đến chân các lục phủ ngũ tạng, thì Phế khí còn điều phần khí huyết này thăng giáng và đẩy ra ngoài da, quy tụ thành 12 đường kinh và 15 đường lạc dẫn khí và huyết vào lục phủ ngũ tạng nuôi dưỡng đồng thời dẫn các khí đào thải của lục phủ ngũ tạng ra ngoài qua các huyệt trên đường kinh lạc đó.
Vì vậy, mạng lưới này đủ lực thì bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của bên ngoài tốt, còn suy thì mình dễ nhiễm tà khí từ bên ngoài vào. Cái này chính là đề kháng, nó được cả lục phủ ngũ tạng nuôi dưỡng, nhưng trực tiếp xử lý chính là Phế.
Nhìn đường đi của các đường kinh lạc này, mọi người sẽ thấy chức năng của Lục Phủ Ngũ Tạng nằm trên toàn cơ thể, chứ không phải ở mỗi quả Gan, quả Thận, quả Tim, Lá Phổi và Dạ Dày như mô hình giải phẫu, đó chỉ là điểm tổng chỉ huy thôi :D
THỨ 2: Ngoài 12 đường kinh, 15 đường lạc thì cơ thể còn có 8 đường Mạch, Mạch này không sử dụng Khí và Huyết của Phế mà dùng Khí và Huyết của Chân Khí (Thận Tiết Niệu) và Khí và Huyết từ tuyến Giáp qua cổng Luân Xa. Vậy là Khí và Huyết từ Tuyến Giáp qua cổng Luân đi vào Thận Âm và Thận Dương sẽ có 1 nhánh đi thẳng lên Huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu, nối với 2 Mạch Nhâm và Đốc, rẽ sang 6 Mạch phụ rồi lại kết nối với Thận Âm và Thận Dương. Các mạch này cắt ngang các đường kinh để tăng cường sự liên kết và lưu thông khí huyết.
Đến đây có thể thấy, Khí và Huyết của cơ thể đi từ trong đi ra, bọc toàn bộ bên ngoài rồi lại đi vào trong vừa cấp dưỡng khí và chất, vừa thanh lọc đào thải tạp khí và chất cho cơ thể, làm việc liên tục không ngừng nghỉ để nuôi dưỡng thể xác của mình.
Vậy nên hay không CHÂM CỨU - XOA BÓP - ẤN HUYỆT
Châm cứu Xoa Bóp Ấn Huyệt chính là kích vào phần kinh lạc mạch này để dồn khí về xử lý các điểm ứ tắc, vẫn là dùng khí tự có trong cơ thể, trong khi não bộ cơ thể tự đo đạc để xác định trình tự xử lý khi có bệnh, quy trình vận hành của mình rồi. Nên theo cháu, uống thuốc là chính, rồi bổ trợ thêm Châm Cứu Xoa Bóp Ấn Huyệt tùy bệnh lý. Nếu chưa nghiêm trọng thì tập thể dục dưỡng sinh là được rồi.
Mọi người có tự hỏi, cái Khí và Huyết tiên thiên (trời cho đấy ạ) đi vào từ cổng Luân Xa 1 qua tuyến Giáp, từ đâu mà có, cái gì hấp dẫn những khí huyết đó về nuôi dưỡng con người???
Nó chính là rất rất nhiều Phúc của chính mình đã từng tạo ra qua không biết bao lần khai thiên lập địa của Trởi Đất (không phải những lần mình tồn tại mà có cơ thể vật chất đâu ạ, vì nó quá ngắn, chưa kịp làm gì đã sắp hết đời rồi, mà rồi chưa chắc hết 1 đời đã làm được trò chống gì 😆😆) quy tụ về đấy ạ, Phúc khí để cho mình được sinh ra, nuôi dưỡng thể xác đến lúc chết đi, Phúc để có thể mưu sinh, đối nội đối ngoại... Nhiều khủng khiếp. Mỗi 1 ngày con người sống, hàng triệu sinh linh khác phải bỏ mạng làm lương thực cho con người, làm vật liệu cho nhà ở, đồ đạc, phương tiện đi lại... Vậy vì sao Vũ Trụ hy sinh nhiều như thế vẫn đồng ý để chúng ta được sinh ra :D Mỗi người có một lý do sinh ra khác nhau, tự mình cảm nhận được thôi ạ, không ai giống ai! Thế nên đừng ấm ức 1 tý đã than Ông Trời không có mắt, có lẽ Nhân Quả tắc đường nên đến muộn 😄😄
Vấn đề cuối cùng, mọi người có bao giờ thắc mắc tại sao khi mình chết đi, thể xác mình lại toả ra âm khí, âm khí này ở đâu ra không ạ?
Như ở Phần 1 và 2, mình đã thấy có yếu tố Thận Âm và Thận Dương, được hiểu như Thận Dương sản sinh ra Khi (lực), Thận Âm sản sinh ra Huyết, ra nước, dịch lỏng trong cơ thể, luôn luôn đi cùng với Khí để dưỡng Khí, là nơi trú ngụ sinh ra Khí. Khí nói đến này chắc chắn là Dương khí rồi ạ, khí nóng ấm nên cơ thể mình mới có hơi ấm.
Khi mình chết đi, thì nguồn năng lượng Tiên Thiên (trời cho) bị ngắt, nguồn năng lượng hậu thiên từ tiêu hóa sinh ra cũng không còn, thì kết cấu phần Âm là cơ nhục, máu, huyết, gân xương... không còn giữ được bố cục của nó nữa mà tan rã thành các yếu tố cấu thành nên nó, trong đó có âm khí. Đấy là lý do khi không còn sự sống, thì âm khí mới được giải phóng, và đương nhiên còn nhiều khí khác trong cơ thể cũng giải phóng nữa ạ. Tất cả những thứ này khi sống tạo nên phần hữu hình nhìn thấy được, xét nghiệm được đấy ạ. Khi nó là 1 bố cục chỉnh thể nhìn ngon lành các mình nhỉ, mà khi nó tan rã ra thì đến ớn 😆😆😆
Để cháu xem phần ngày mai viết tiếp là gì, về vận hành cơ thể thì hết rồi đấy ạ ❤️❤️❤️
CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA CƠ THỂ (Phần 3)
1. Trật tự sắp xếp các cơ quan trong cơ thể
Phần này giải phẫu sinh lý đã đưa ra mô hình rất rõ ràng rồi, nhưng ở đây cháu đi vào giải thích tại sao nó lại được sắp xếp theo trật tự đó mà không phải trật tự khác.
Cái này quay trở lại động vật và thực vật để so sánh là sẽ hiểu nhé ạ
Động vật và thực vật cũng có Lục Phủ Ngũ Tạng, cũng vận hành theo nguyên tắc y như con người.
Nói đến đây mọi người có thể đồng ý với cháu về Động Vật, vì đúng là mình mổ xẻ nhiều loài nên có trải nghiệm, nhưng Thực Vật thì sao, Tâm Can Tỳ Phế Thận của cây cối ở đâu? Hệ thống huyết mạch của Tâm ở hệ thống nhựa, Thận ở khu vực rễ cây, Tỳ cũng khu vực rễ gốc, Phế khu vực lá, Can khu vực vỏ cây.
Vậy có chung cơ chế vận hành, nhưng cơ thể mỗi loài lại có hình dáng, cách sắp xếp lục phủ ngũ tạng khác nhau, vì nó liên quan đến thói quen vận động, cách thức sinh sống, phúc nghiệp, chức năng, quan điểm, quan niệm, sở thích... cách sắp xếp đó mới thuận lợi và phù hợp cho cách thức sinh sống của giống loài đó, và đương nhiên sản phẩm lục phủ ngũ tạng tạo ra cũng khác nhau, nên mình có dùng được nhựa cây truyền vào cơ thể đâu 😄😄😄.
Tuy nhiên thường kết cấu lục phủ ngũ tạng của cơ thể tất cả các loài đều có nguyên tắc chung:
- Cân đối theo âm dương, trái phải, trên dưới
- Giằng chéo theo hướng ngũ hành tương sinh tương khắc.
2. Trường hợp dị dạng: như 2 tử cung 1 thận, hay vị trí hậu môn ở sau cột sống, hay 6-7 ngón tay, hay cứ cắt tóc là ốm...
Cái này thực ra cháu định không nhắc đến, nhưng thôi nói 1-2 câu cũng được. Thì nó vẫn theo nguyên tắc vận hành đó cả thôi, nên vẫn sống được, còn phần lỗi ở đâu thì quy về Nghiệp, xem tuyến Giáp :D
3. Các cơ quan khác như Tuyến Vú, tử cung, hệ sinh dục sinh sản thuộc tạng nào: dạ nó thuộc phần quản lý của Thận Âm và Thận Dương, tuy nhiên nó lại có 1 nhánh tuyến Giáp đi thẳng vào để quyết định 1 phần cơ chế của nó, nên cần phân biệt bệnh lý để đi thuốc qua tuyến Giáp, hay đi thuốc qua Thận Âm, Thận Dương
4. Cơ chế cơ thể lúc ngủ
Khi lục phủ ngũ tạng cần đào thải độc tố ra khỏi chính nó, nó cần thu hẹp phạm vi hoạt động, nên nó tự thông báo về não bộ để đóng phần tổng chỉ huy xử lý hoạt động lại. Lục Phủ Ngũ Tạng đã đòi thì không ngủ không được, díp cả mắt, thậm chí ngủ quên trong vô thức luôn.
Nếu mình cố tình vì lý do nào đó thay đổi giờ giấc sinh hoạt, thì đương nhiên tuyến Tùng sẽ ra tay can thiệp để không bắt mình ngủ nữa. Nên mới có câu khi bạn toàn tâm toàn ý khẩn cầu, Vũ Trụ sẽ dồn mọi nguồn lực hỗ trợ bạn :D
Tạng phủ không đào thải được độc tố, thì tự khắc nội thương. Một thời gian dài thì tự khắc có bệnh. Vậy thôi :D
Nên quan sát chất lượng giấc ngủ sẽ biết phần nào sức khoẻ của lục phủ ngũ tạng. Người bình thường khoẻ mạnh cứ đến giờ là buồn ngủ, nằm xuống ngủ ngay, sâu giấc, ngủ 1 mạch đến sáng, ngủ dậy thấy sảng khoái. Thời gian đẹp để ngủ là 10-11h tối đến 5-6h sáng.
Nếu do yêu cầu cuộc sống thời gian này bị điều chỉnh sớn hơn 1-2h thì cũng tạm chấp nhận đc, nhưng nếu muộn hơn 2-3h thì chắc chắn không được ạ. Vũ Trụ sinh ra Ngày và Đêm, đều liên quan đến giờ giấc vận hành cơ thể. Đến phần kinh lạc huyệt đạo chắc cháu nói kỹ hơn chút.
Hôm nay nội dung ngắn hơn và dễ hiểu hơn 2 hôm trước ạ. Cơ bản 2 phần đầu là khó thôi ạ, các phân sau đều dễ hơn và lý thú ạ.
Hẹn gặp lại mọi người vào hôm sau cho PHẦN 4 ✌️
CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA CƠ THỂ (PHẦN 2)
Phần 1: vận hành của khí với cả cơ thể
PHẦN 2: VẬN HÀNH CỦA LỤC PHỦ NGŨ TẠNG
Phần này nói thật cháu đau đầu suốt 4 năm đầu học Đông Y, không hình dung ra được thực tế Lục Phủ Ngũ Tạng vận hành thế nào, nên không thể đọc được thể trạng bệnh lý của bệnh nhân. Khiến cháu phải liều đi học Thiền đấy ạ :D
Cháu sẽ đi từ cách cơ thể tạo máu và vòng tuần hoàn của máu trong Tây Y để giúp mọi người hiểu cách vận hành lục phủ ngũ tạng trong Đông Y, mọi người sẽ hình dung dễ hơn.
Đầu tiên khi thức ăn được đưa vào miệng, bộ nhai hoạt động, thì tuyến nước bọt bắt đầu tiết ra các dịch để làm dập và mềm thức ăn. Tuyến nước bọt này do Tỳ Vị kiểm soát, nên mới nói Tỳ khai khiếu (biểu hiện) ra miệng. Muốn ăn, thèm ăn, ăn ngon hay không do Tỳ Vị thông báo. Nhưng Tỳ Vị lấy thông tin này từ đâu? Đương nhiên là từ não bộ sau khi nhận thông tin từ hệ thống dây thần kinh phủ toàn cơ thể, dưới sự kiểm soát của tuyến Tùng và chi phối của tuyến Yên.
Rồi, đồ ăn thức uống sau khi được nuốt vào trong sẽ xuống tỳ vị, dưới sự cung cấp các chất cần thiết của Can (chính là chức năng sơ tiết của Can) sẽ chuyển hoá thành một chất sệt, hấp thụ vào cơ thể, 1 phần tạo ra Thịt (nên mới nói Tỳ chủ cơ nhục) một phần tạo ra khí, nước và huyết dưới sự điều phối của Phế sẽ đẩy Khí và Nước xuống chân Khí (Thận Tiết Niệu) và Huyết theo hệ thống mạng lưới mạch của Tâm xuống chân Huyết (Thận Âm) thành khí và huyết hậu thiên như nói ở phần 1.
Tuy nhiên như nói ở phần 1, mọi chức năng của tạng phủ muốn làm việc phải có khí hậu thiên và tiên thiên của Thận khí, và sự điều tiết của Phế khí, nên phần làm việc này của Tỳ đều phải nhờ đến sự trợ giúp của Can Phế Thận, và sự điều khiển của não bộ dưới sự nuôi dưỡng của khí và Huyết trong Tâm, nên khi chữa chức năng chuyển hóa máu, phải chữa tại cả Tỳ Can Thận Phế 4 tạng mới đủ.
Ở đây xuất hiện 1 nhân tố nữa là Nước mà phần 1 không nói đến.
Nước là nơi hoá khí, nên chân Khí mới nằm ở Thận (Tiết Niệu), 75% cơ thể con người là nước cũng vì lẽ đó. Có nước mới có khí, hay nói cách khác nước là môi trường trú ngụ để khí hoạt động. Nước ở các vị trí khác nhau sẽ ở các dạng lỏng, đặc, sệt, nhờn, dính khác nhau từ đó mà sự dịch chuyển và tác động của khí cũng khác nhau.
Thế nên mình không ăn "Khí" nhưng cơ thể lại vẫn tổng hợp ra khí được là do phần khí đó đã hoá lỏng trong thức ăn nhé ạ, và nó lại được tổng hợp lại thành khí qua sự làm việc của Tỳ Can Phế Thận.
Một câu hỏi đặt ra là đồ ăn thức uống mình nạp vào cơ thể tổng hợp ra Khí Nước và Huyết có giống nhau không? Nếu giống nhau thì ăn gì cũng như nhau à? Nếu khác nhau thì sao hiến máu cho người khác được nhỉ? Mỗi cơ thể mỗi thời điểm một khác mà...
Cháu xin trả lời, Nước và Huyết tổng hợp ra là như nhau một cách tương đối với cơ thể bình thường, tức các chỉ số luôn nằm trong chuẩn cho phép mà các cơ thể khác cũng dùng được, nhưng phần Khí tạo ra là khác nhau. Khí này quyết định bởi tính chất của đồ ăn thức uống và tính chất khí thế nào, não bộ sẽ nhận biết và điều khiển đưa đến bộ phận liên quan. Bộ phận liên quan sẽ nhận đủ lượng theo điều khiển của não bộ (luôn có sự kiểm soát của tuyến Tùng và chi phối của tuyến Yên), còn thừa sẽ hoá lỏng để Thận khí đào thải ra ngoài thành phân và nước tiểu.
Nên mình hiến máu là cho đi phần Huyết thôi, Huyết đó không có Khí chức năng, chỉ có khí vận hành của huyết. Và cũng vì thế cháu mới làm thuốc được.
Vậy câu hỏi đặt ra là đồ ăn thức uống mình nạp vào cơ thể đều được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau, vậy nó sẽ thành 1 thứ mới có nhiều chức năng, hay vẫn là các chức năng của nguyên liệu thô đó chỉ là đi cùng nhau :D
Dạ nó vẫn giữ nguyên các chức năng của nguyên liệu thô đó chỉ là đi cùng nhau đấy ạ. Cháu ví dụ thế này cho dễ hiểu, nó cũng giống như 1 team trong 1 công ty, team đó sẽ cùng nhau làm 1 nhiệm vụ gì đó, thì mỗi người sẽ thực hiện 1 vai trò khác nhau. Nếu bình thường họ làm độc lập 1 mình không trong team thì họ làm được nhiều loại việc, nhưng khi đã vào team thì họ sẽ chỉ thực hiện phần vai trò của mình thôi. Thì thực phẩm đã qua chế biến, hay thuốc cháu làm cũng vậy, y sỳ vậy đấy ạ.
5 Tạng Tâm Can Tỳ Phế Thận, mỗi tạng lại có 1 phủ (kho trữ) của riêng mình để đưa nào và đẩy ra các chất liệu liên quan, và còn có thêm 1 Phủ nữa là Tam Tiêu, là cái kho trữ của Tuyến Giáp, nên Lục Phủ Ngũ Tạng hay nói liền với nhau là vì thế.
Đương nhiên cũng giống như Tỳ Vị tạo ra cơ thịt, thì mỗi tạng cũng có các chức năng tạo ra cái gì đó trong cơ thể:
Can tạo ra Cân là gân cốt
Thận chủ xương tủy
Phế chủ bì phu là da
Tâm chủ thần minh, chính là thần sắc. Phần này chức năng tạng Tâm khó hiểu hơn các tạng khác một chút, vì sao nó chủ thần minh, nó không phải thứ vật chất cụ thể như các tạng kia. Bởi Tâm phụ trách chủ yếu huyết mạch, vận chuyển huyết, mà mọi vận hành của hệ thần kinh và não bộ đều cần có Huyết nuôi dưỡng, có thực mới vực được đạo :D Tâm hư (tức là kém) đồng nghĩa 4 tạng kia làm việc ko hiệu quả, hoặc 4 tạng kia làm việc ra gì nhưng giao trứng cho ác, đều vứt 😆😆 (tỉ dụ thế có khi dễ hiểu hơn nhỉ ạ 😆😆)
Rồi rộng hơn mỗi tạng phủ lại còn chịu tác động của cảm xúc khác nhau, rồi màu sắc thể hiện ra ngoài da, khu vực biểu hiện trên mặt, bàn tay và bàn chân. Ngoài ra các chức năng khác như tai nghe, mũi ngửi, mắt nhìn, xúc giác, vị giác cũng là các dây thần kinh của 5 tạng này xử lý
Đến đây mọi người có thể hơi rối rắm, vì mỗi 1 tạng phủ làm rất nhiều chức năng vậy, nó phân chia kiểu gì nhỉ? Nó làm tuần tự việc này đến việc khác, hay đồng loạt làm cùng 1 lúc, Gan có 1 quả đồng loạt xử lý một khối lượng công việc khổng lồ thì làm làm sao nhỉ :D
Dạ câu trả lời là mọi việc cơ thể cần đều đồng loạt làm cùng 1 lúc đấy ạ. Mỗi một tạng phủ đều có kết cấu rất phức tạp, phân nhỏ từng chức năng hệt 1 bộ máy đồ sộ, ngoài phần thực thể vật chất mọi người biết, nó còn phần thần thức (phần hồn) mà mọi người không biết, đặt trong các chiều không gian khác nhau để xử lý. Thế nên thời gian để phục hồi 1 tầng khí và huyết của cơ thể trung bình là 2 năm, thuốc vào chạy tít mù chữa liên tục 2 năm mới xong đấy ạ.
Phần này cháu xin phép không nói về Thuốc Tây hay thực phẩm chức năng, phẫu thuật mổ xẻ, đặt stent...vì nó quá động chạm và kiến thức cũng rất rộng :D Mình sẽ nói về cái thuần tự nhiên thôi nhé ạ
Phần 3 cháu sẽ nói về những bộ phận không thấy nói đến trong LỤC PHỦ NGŨ TẠNG, Giấc ngủ, vì sao mình phải ngủ
Phần 4 nói về Kinh lạc và Huyệt Đạo
Phần 5 nói về cây cỏ, dược liệu, vì sao nó chữa được bệnh
Phần 6 nói sơ bộ về bệnh lý và cách đi thuốc nhỉ, xong là hết
Không biết mọi người đi đến đoạn sau có chán không nữa, vì đọc hết và hiểu hết, mọi người nắm chắc y lý hơn ối người đang làm nghề đấy ạ.
Coming soon ạ ❤️
CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA CƠ THỂ ( Phần 1)
Nếu như Tây Y đi từ việc cơ thể tạo ra máu vòng tuần hoàn của máu để miêu tả cơ chế vận hành của cơ thể
Thì Đông Y sẽ đi từ vòng tuần hoàn của Khí để miêu tả cơ chế vận hành của cơ thể ạ. Khí ở đây chính là LỰC để mình sử dụng trong nhất cử nhất động của cơ thể, kể cả việc vận hành của lục phủ ngũ tạng bên trong mà mình không cân đo đong đếm được (cháu xin phép toàn bộ bài sẽ dùng từ Khí cho đúng từ chuyên môn)
Khí của con người bắt nguồn từ chân Thận (Tiết Niệu), chính là nguyên khí, chính khí cung cấp cho toàn bộ mọi hoạt động của cơ thể. Khí này từ đâu mà có?!
- Có 1 nguồn khí tiên thiên Vũ Trụ đưa vào qua Luân Xã số 1, dưới sự kiểm soát của tuyến Giáp điểm nằm ngoài cơ thể tại cửa vào của Luân Xa số 1. Nguồn này sẽ quyết định mã gen, giới tính cũng như Dương Thọ của con người, là thứ chỉ có thể dùng Phúc Nghiệp thay đổi.
- Nguồn thứ 2 là bồi đắp và dưỡng bởi chân Huyết. Chân Huyết là thứ ngay sát chân Khí và thuộc chức năng của Thận nhưng không thuộc hệ Tiết Niệu, nó cũng được hình thành bởi 1 nguồn tiên thiên (Vũ Trụ đưa vào qua cửa Luân Xa 1 dưới sự kiểm soát của tuyến Giáp) và 1 nguồn từ ăn uống hàng ngày qua hệ tiêu hoá.
Sách vở phân loại thành Thận Âm (Huyết) và Thận Dương (Khí) đấy ạ.
Con người muốn sống phải có đồng thời 2 nguồn tiên thiên và hậu thiên này, mất 1 trong 2 nguồn là mất mạng.
Vậy hai nguồn khí huyết hậu thiên và tiên thiên này kết nối với nhau thế nào? Nối nhau, hay hoà vào nhau, hay song song? Dạ xin thưa là nó chạy song song như 1 cái thúc, 1 cái đẩy, nhưng tỉ lệ giữa hai khí này khác nhau giữa các tầng khí huyết của cơ thể. Khác nhau thế nào thì mỗi người lại một khác tùy vào Phúc Nghiệp Nhân Duyên.
Ban ngày (lúc không ngủ), cơ thể sẽ thực hiện 2 chức năng là hoạt động và vận hành lục phủ ngũ tạng bên trong.
KHÍ VÀ HUYẾT ĐỂ HOẠT ĐỘNG
- Thận khí dưới sự nuôi dưỡng song hành của Huyết sẽ chạy theo tủy sống cung cấp lực cho phần tổng chỉ huy não bộ (ở giữa hộp sọ), theo sự quyết định của phần tổng chỉ huy, và sự cho phép và điều phối của tuyến Tùng đưa Khí đến chân các cơ quan liên quan phía bên trong và cung cấp khí cho tuyến Yên để thực hiện các chức năng liên quan.
Cùng lúc này Phế Khí cũng tiếp nhận quyết định của phần tổng chỉ huy não bộ, sự cho phép và điều phối của tuyến Tùng để nhận khí từ Thận Khí điều ra các cơ quan liên quan phía bên ngoài để thực hiện hành vi mong muốn.
Tuyến Tùng và Tuyến Yên này trong Đông Y đều nằm trong hệ thống của Tuyến Giáp, cũng đều là tuyến nhận các khí và chất có lợi hoặc có hại (còn được hiểu là Phúc lực và Nghiệp lực đấy ạ) từ Vũ Trụ vào và trả vào Vũ Trụ các khí và chất có lợi hoặc có hại theo Phúc Nghiệp từng ngày từng giờ mình sinh ra. Phần nhận vào và là phần con người có thể tác động vào được bằng thuốc hoặc ăn uống (không có nghĩa là 100% xử lý được ạ, tùy vào mức độ đến đâu, nên có bệnh chữa được có bệnh không, bác sỹ trả về). Còn nhánh đi thẳng vào Chân Khí và Chân Huyết thì không thể tác động vào được, nó chỉ chịu chi phối bởi Phúc và Nghiệp.
Vậy là cái kéo các nhóm cơ để mọi người vận động được là Thận Khí và Phế khí nhé ạ, đương nhiên dưới sự chỉ huy của não bộ, sự kiểm soát của tuyến Tùng tuyến Yên, nên mới có chuyện hàng vạn hạt mưa không hạt nào rơi sai chô :D Chỉ có tâm thiện hay ác là do mình quyết định, còn lại đều bị chi phối theo Nhân Duyên Phúc Nghiệp hết đấy ạ.
KHÍ VÀ HUYẾT ĐỂ DUY TRÌ, PHỤC HỒI VÀ VẬN HÀNH LỤC PHỦ NGŨ TẠNG
Cũng cơ chế Khí và Huyết trên nhưng khác về mức độ quyết định giữa phần tổng chỉ huy não bộ, tuyến Tùng, tuyến Yên, và thêm sự tác động của tuyến Giáp nữa ạ.
Lúc này tổng chỉ huy não bộ chỉ quyết định mang tính xu hướng, chứ không phải chi tiết, tuyến Tùng sẽ trên cơ sở xu hướng này điều tiết cụ thể theo sự chỉ huy của Tuyến Giáp (cũng là đường đi chủ đạo của Phúc và Nghiệp).
Phần Khí và Huyết cần thiết này dù là hậu thiên hay tiên thiên đều có định mức và giới hạn của nó, và tỉ lệ phân chia giữa Hoạt Động hay Vận Hành Lục Phủ Ngũ Tạng cũng có giới hạn ở sức khỏe Lục Phủ Ngũ Tạng. Nghĩa là nếu mọi người phân bổ không hợp lý đều có hại cho Lục Phủ Ngũ Tạng, và từ đó ảnh hưởng đến Khí Huyết hậu thiên, tổn hao Khí Huyết Tiên Thiên, nó thể hiện ở ngoại hình (chất da, chất tóc, bệnh lý, tuổi thọ....)
Vậy có 1 câu hỏi đặt ra rất nhiều người rất khoẻ, hoạt động cường độ cao, đi khám sức khỏe chỉ số vẫn ổn, vậy là dư lào :D
Vâng có ạ, và còn nhiều tình huống khác nữa cơ, cháu lấy 1 tình huống điển hình để đưa ra vấn đề thôi ạ.
Phần Khí và Huyết để cơ thể sử dụng này phân thành nhiều tầng (hay hiểu là nhiều Phần cũng được ạ). Tầng ngoài cùng là tầng mọi người sử dụng trực tiếp, nó vẫn phải có giới hạn cho tỷ lệ phân chia giữa hoạt động và vận hành Lục Phủ Ngũ Tạng, nhưng cho phép con người trong thời gian ngắn có thể dồn lực cho hoạt động nhiều hơn, ngưỡng chịu đựng của cơ thể chính là ngưỡng của tỉ lệ, quá ngưỡng đó Sốc Nhiệt. Ngưỡng này có thể tăng dần theo thời gian qua quá trình luyện tập, tuy nhiên điều đó có nghĩa cơ thể dần chia lại tỉ lệ các tầng khí và huyết sử dụng, mọi người vẫn đang dùng vốn dự trữ, nên sau 1 thời gian dài, cơ thể nhìn lão hoá trông thấy, dù vẫn cảm thấy khoẻ.
Tai hại nhất là các bài tập dồn khí. Căn bản cơ thể bình thường tự xác định được thể trạng lục phủ ngũ tạng để điều khí cho phù hợp, có bệnh thì chữa, chứ mọi người không có cách nào hiểu được cơ thể bằng chính nó mà dồn khí. Tập vài động tác dưỡng sinh để cơ thể trở về trạng thái tĩnh hơn, thả lỏng hơn thì ok. Còn dồn khí thì sớm có ngày dùng cạn Chân Khí và Chân Huyết tầng sâu nhất, từ đó mà suy thận, và suy đa tạng phủ.
Trường hợp Thiền Năng Lượng thì thế nào??? Năng lượng lấy về trữ vào đâu để mà mang ra dùng?? Nó thuộc nguyên lý vận hành nào ở trên??
Vâng, với môn Thiền cháu luyện thì nó có 1 thanh nạp năng lượng kết nối với tuyến Giáp, khi cần thì dùng khí và huyết để lấy nó ra sử dụng. Còn với các môn khác thì mỗi môn sẽ có 1 kỹ thuật khác nhau cháu không biết hết. Nếu chỉ là dùng tâm thiện cơ thể hấp dẫn về quá các luân xa thì ngồi cả buổi dính thêm 1 đống tạp khí và chất cũng chẳng bằng nửa chén thuốc cháu làm :D Phần này cháu đã có post nói rồi nên mọi người quan tâm tìm lại đọc ạ
Vậy ngoài Luân Xa số 1 ra, các Luân Xa khác có vai trò thế nào đối với cơ thể?
Luân xa là trung tâm năng lượng tiên thiên, mỗi luân xa tương ứng với một số dây thần kinh và các cơ quan trong cơ thể, chúng thực hiện chức năng điều hoà sức khoẻ tinh thần cảm xúc và thể chất của mỗi người theo Nhân Duyên Phúc Nghiệp. Điều đó có nghĩa năng lượng ở các Luân Xa đó ngoài việc tác động vào nội tại bên trong cơ thể mỗi người, nó còn kết nối với năng lượng luân xa của vạn vật chúng sinh quanh bạn theo Nhân Duyên Phúc Nghiệp, nên tự dưng mình thích ai, ghét ai, cảm hứng với cái gì đều do nó quyết định, Nhân Duyên ban đầu cũng do nó điều khiển đấy ạ.
Còn phía dưới là phần mọi người quan tâm chính :D VẬN HÀNH CỦA LỤC PHỦ NGŨ TẠNG thế nào.
Mọi người thường quan tâm đến phần vận hành này hơn cả, vì nó là cái mọi người xét nghiệm được phần nào khi đi bệnh viện, và ít nhiều mọi người có khái niệm qua kiến thức Tây Y và sách vở Đông Y :D Thế nên không thể bỏ qua
Lục Phủ Ngũ Tạng vận hành là để tạo ra khí và huyết hậu thiên cho con người sử dụng hàng ngày, nó là năng lượng của lớp khí và huyết tầng ngoài cùng, có thể củng cố thêm các tầng phía trong nếu dưỡng tốt đúng cách. Đương nhiên mình nó không đủ để sống đâu ạ, phải có cả khí và huyết tiên thiên như bên trên nói mới sống được.
Cũng như Tây Y, thực phẩm sau khi qua thực quản sẽ xuống dạ dày, sau 1 quá trình co bóp kèm với dịch vị, dịch dạ dày, dịch mật sẽ được hấp thu vào cơ thể để tạo huyết, qua Gan Thận Phế để lọc thành máu động mạch đi nuôi dưỡng toàn bộ các tế bào qua thành mạch và mao mạch rồi lại quay lại tĩnh mạch để qua Gan Thận Phế lọc, vòng lặp cứ liên tục như vậy... :D Ứ có chuyện ngon như ăn cơm vậy, nó là Tây Y thôi ạ, ở Đông Y nó sẽ lắt léo hơn.
Mai cháu viết tiếp, vì nó khá dài, mọi người đọc trước phần này, cần nói rõ hay bổ sung gì thì comment lại cháu trả lời ạ
Sáng hôm qua ngủ dậy, cháu hắt hơi cái bắt đầu nước mũi chảy ra, xụt xịt mất gần 30 phút.
Xong thủ tục buổi sáng cháu mới xịt xoang và ngậm cao viêm họng được. Mà xong nó dừng luôn như ngắt cầu dao :D
Chắc do thường xuyên dưỡng toàn thân rồi nên cháu bị nhẹ, chớm tý bên ngoài thôi.
Ai cần ới nhé ạ, Xịt Xoang và Cao trị viêm họng của cháu vẫn luôn là chân ái ❤️
Cao Trị Viêm Họng 160k/lọ
Xịt Xoang Thảo Dược 160k/lọ
Ship đồng giá 25k từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái. Mua 3 thứ đổ lên freeship ạ ❤️🌹
Test tính năng É DÙI TRỐNG
Vị nó khá giống vị Lá Xông, nhưng nó đi sâu vào Lý (bên trong) hơn, còn Lá Xông đi ra Biểu (phía ngoài) nhiều hơn. Nó đẩy khí độc từ cuống phổi đẩy lên đỉnh đầu mức độ tầm trung, lực nhẹ bằng 1/6 củ Ráy nhưng chuyên biệt nửa trên hơn. Lực này đủ đẩy hàn nhiệt, đẩy âm khí hơi yếu, còn ám khí thì chậm.
Với người huyết áp cao khuyến cáo không nên dùng, hoặc dùng phải kiểm soát huyết áp.
Với người huyết áp thấp, có thể uống hơi mệt vì nó dùng khí của cơ thể để đẩy, nên có thể cho thêm đường uống cùng, hoặc dùng thêm các vị bổ khác trợ lực thì tốt hơn.
Nếu muốn dùng các chức năng khác của É Dùi Trống cần phải có cây dẫn thuốc phù hợp, không thì nó không vào được vị trí đó.
Vị dược liệu này cháu sẽ cho thêm vào thuốc Phế, nó giúp chứng viêm mũi dị ứng, cảm cúm khỏi nhanh hơn 👍
ĐAU MẮT ĐỎ VÀ XỊT XOANG
6 ngày cho khỏi cơ bản và 8 ngày cho khỏi hẳn Đau Mắt Đỏ, chỉ uống ngày 1 lọ Xịt Xoang và nhỏ nước muối sinh lý và nước mắt nhân tạo thôi đấy ạ :)
Xịt Xoang là 1 dạng kháng sinh dòng thảo dược, nó giống hệt kháng sinh Tây Y, chỉ khác nó là 100% thảo dược. Nó phủ được khá nhiều các dòng khuẩn phổ biến gồm Cảm Cúm, viêm tai giữa, sốt xuất huyết, sưng amidan, đau mắt đỏ, viêm Phổi (không phải lao), viêm Xoang... Cứ sốt không rõ nguyên nhân là cháu uống phòng ngày 1 lọ cho yên tâm thôi ạ.
XỊT XOANG 160k/lọ
Ai cần ới cháu nhé ạ
Nay xoắn quẩy cháu mới đóng kịp mấy liệu trình THUỐC SỐT XUẤT HUYẾT. Đang giao mùa, mầm mống của dịch sốt xuất huyết và viêm đường hô hấp ngoài
Thực ra cả 2 bệnh lý này đều uống Xịt Xoang được, nhưng xịt xoang giúp ức chế siêu vi thôi ạ. Chức năng nó giống hệt kháng sinh Tây Y, chỉ khác nó hoàn toàn là Thảo Dược, vậy thôi ạ.
Còn đã và đang chắc chắn bị sốt Xuất Huyết thì nên uống đúng thuốc, nó có nhiều chức năng hỗ trợ hơn:
- Ức chế siêu vi gây sốt Xuất Huyết
- Cầm máu
- Làm săn chắc thành mạch máu
- Bổ âm
350k/liệu trình 10 ngày
Bà con ai cần ib cháu nhé ạ
HIỂU VỀ CƠ THỂ
Hôm nay có 1 người hỏi cháu
"Nếu mẹ em bị lạnh Phổi làm ho dài ngày, thì em dùng máy sấy tóc sấy lưng cho bà được không"
Câu này làm cháu nghĩ tới rất nhiều điều.
Cơ thể đúng là chỉ vài chục kg thịt thật đấy, nhưng không phải mình hơ lửa, thổi hơi nóng, sấy máy sấy mà làm ấm được Lục Phủ Ngũ Tạng :D Nóng đến toát cả mồ hôi và vẫn nhiễm hàn lạnh là sao ta, rồi cùng trong 1 tạng phủ mà vừa hàn vừa nhiệt :D Nếu không dẫn thuốc đúng cách, bạn không bao giờ làm ấm/hoặc làm mát được từng bộ phận cơ thể dù cho môi trường bên ngoài có đang nóng lạnh thế nào :) Vậy lý do vì sao?!
Cơ thể con người chia thành nhiều phần, mỗi phần lại là 1 chiều không gian khác và được ngăn cách với nhau bởi lớp bọc, và chỉ kết nối với nhau ở các điểm chức năng liên quan.
Chỉ có da là tiếp xúc trực tiếp và chịu tác động của môi trường thôi.
Vậy vì sao Lửa thiêu cháy được tất cả?!
Hihi, yeap, vì lửa đi vào được nhiều chiều không gian, nhưng cũng không phải tất cả các chiều. Nên Lò Hoả Thiêu vẫn phủ 1 khí lạnh âm sâu khác hẳn bên ngoài đó thôi :)
Không vì thế mà cây xanh chống trọi được với cái nắng như thiêu như đốt, khi mà đập trứng vào lòng đường là chín :)
Chính vì thế đừng nói tối muộn em tắm nước nóng là được nhỉ, chứ không tắm chịu sao được :D Nóng đấy mà là hớp hết hàn thấp vào cơ thể.
Vũ Trụ thật thú vị và vi diệu ❤️
Monday | 08:00 - 18:00 |
Tuesday | 08:00 - 18:00 |
Wednesday | 08:00 - 18:00 |
Thursday | 08:00 - 18:00 |
Friday | 08:00 - 18:00 |
THPT Nguyễn Trãi là ngôi trường cấp 3 tại Xã Trực Hưng, Huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định
Đào tạo Tiếng Trung Quốc từ Cơ bản - Nâng Cao. Dạy tiếng Trung Giản Thể - Ph?
Hello and welcome to our English learning service. We're here for anyone who wants to improve their English language skills.
Hệ Thống Anh Ngữ Quốc Tế Ecolink Giao Yến đào tạo 100% GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI v?
<3 Nơi chia sẻ,tâm sự .v.v... dành cho các bạn HS trường VTC <3
Tiểu học Phạm Hồng Thái - Nam Định- là một trường tiểu học công lập có truyền thống Dạy tốt - Học tốt