VT2 Kết nối_Chia sẻ_Đồng hành
Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from VT2 Kết nối_Chia sẻ_Đồng hành, School, Tp Lạng Sơn, Lang Son.
Operating as usual

Tranh vẽ cổ động cho chương trình Phòng chống bạo lực ngôn ngữ học đường nói riêng, phòng chống bạo lực học đường nói chung.


Sắp ra mắt 🌺

https://tamly.com.vn/bao-hanh-bang-loi-noi-3498.html
Bạo hành bằng lời nói (Verbal abuse) và những tổn thương tâm lý nặng nề - Tâm Lý Học Tình trạng bạo hành bằng lời nói đang diễn ra ngày càng phổ biến, cần sớm có biện pháp để vượt qua nó, hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống...

https://m.baophapluat.vn/bi-kich-do-bao-luc-bang-loi-post357263.html
Bi kịch do bạo lực bằng lời (PLVN) - “Bạo lực bằng lời nói” - khái niệm này ít người biết nhưng một cuộc điều tra của nhà tâm lý học cho thấy, cứ mỗi 20 người lại có 1 người phải chịu bạo lực ngôn ngữ, mỗi 50 người lại có 1 người mắc bệnh tâm lý v...
Đôi khi chúng ta bỏ qua hoặc cho là chuyện nhỏ với những câu nói qua lại giữa các em học sinh mà không hình dung đó là bạo lực ngôn từ, nguồn cơn dẫn đến bạo lực tay chân.
Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, tôi thường thiết kế cho học trò học theo dự án. Có lần, sau khi tôi hướng dẫn thể thức của dự án học tập, một học sinh (HS) lên xin phép tôi được làm bài tập này một mình, thay vì làm nhóm; và vì em cũng không sử dụng Facebook, nên không thể đăng tải bài tập theo yêu cầu.
Tôi vô cùng ngạc nhiên với trường hợp HS này. Sau đó, em kể rằng đã phải trải qua khoảng thời gian bị bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội. Có một lần em đi học trễ, thế là lớp bị trừ điểm thi đua, tụt hạng. Dù em đã xin lỗi lớp, nhưng liên tiếp mấy tuần liền, em vẫn bị các bạn “cà khịa” trên Facebook.
Không chịu nổi những câu đùa tinh quái của bạn bè, em đã khóa Facebook, lên lớp cũng ít nói chuyện, ra chơi thì đến thư viện để hạn chế gặp các bạn. Mất khá lâu để em trở lại trạng thái tâm lý bình thường, dù vậy tôi cảm nhận, em vẫn chưa thể cởi mở với các bạn.
Và rồi, tôi nhận ra, bạo lực ngôn từ đang diễn ra ngày càng nhiều từ học đường đến mạng xã hội. Đó có thể là cười nhạo về ngoại hình: “nấm lùn di động kìa”, “diễn viên Eo-Chang-Hy đó”... Hoặc nói đùa về thành tích học tập: “bố đại gia, cần gì học”, “học quá 180 phút, cái kính dày chưa kìa”... Rồi những câu gây tổn thương khác: “tỉnh lẻ thì nói chuyện thỏ thẻ”, “ăn bán trú vét sạch chén”...
Hứng chịu những lời cười cợt, chê bai, miệt thị... vượt quá giới hạn chịu đựng, các em sẽ ức chế, phát sinh cảm xúc tiêu cực, và phản ứng bộc phát bằng hành động, dẫn đến xô xát nhau. Hoặc ngược lại, các em tự dằn vặt bản thân, sống thu mình với người xung quanh. Các chứng ngại giao tiếp, sợ đám đông, tự kỷ ám thị, thậm chí tìm đến con đường đau đớn nhất… đều có thể là hậu quả do trở thành nạn nhân của nạn bạo lực ngôn từ.
Thế nhưng, nhiều HS chỉ xem đó là “giỡn chút thôi”, còn phụ huynh nghĩ là “trẻ con lời nói nghịch ngợm, chúng nó đã đánh nhau đâu mà lo”. Do đó, để tăng cường ý thức cho HS về bạo lực ngôn từ, nhà trường nên triển khai các hoạt động giáo dục hoặc lồng ghép vào các môn học, bài học.
Chẳng hạn, khi dạy chuỗi bài “Phương châm hội thoại” (ngữ văn 9), thầy cô có thể lồng ghép chia sẻ với HS về việc sử dụng ngôn ngữ tích cực. Không chỉ có các môn khoa học xã hội, các môn khoa học tự nhiên vẫn có thể lồng ghép vấn đề bạo lực ngôn từ vào các bài học.
Đầu tiên, hãy tránh dùng những từ ngữ có sắc thái tiêu cực để hạn chế trường hợp vô tình khiến người khác tổn thương. Cảm giác khi nghe câu nói: “Mặc chiếc áo này, bạn mập quá” sẽ khác với cảm xúc khi nghe: “Có vẻ cái áo này hơi ôm người, không hợp lắm nhỉ?”.
Thứ hai, hãy thử đặt mình vào vị trí người nghe nếu chúng ta định nói, viết điều gì, nhất là những ý tưởng bình luận không hay. Khổng Tử có câu: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người). Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần quan tâm sâu sát các con để kịp thời phát hiện, xử lý nếu con trẻ là nguồn cơn hoặc nạn nhân của bạo lực ngôn từ.

Pháp luật của một số nước đối với bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội Pháp luật của một số nước đối với bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội và giá trị tham khảo đối với Việt Nam: Bài viết phân tích một số quy...

Bạo Hành Bằng Lời Nói: Những Ảnh Hưởng Tâm Lý Và Cách Ứng Phó - Tạp chí Tâm lý học Việt Nam Bạo hành bằng lời nói là hình thức tra tấn, khủng bố, đe dọa người khác thông qua việc sử dụng những lời nói, ngôn ngữ cực đoan, tồi tệ.

BẠO LỰC NGÔN NGỮ LÀ GÌ? M
Cho đến hiện tại, vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ nào được đưa ra cho “Bạo lực ngôn ngữ”. Tuy nhiên, chúng ta có thể xây dựng cách hiểu dựa trên những khái niệm nền tảng sau:
+ Trong từ điển Tiếng Việt: “Bạo lực là sức mạnh dùng để chỉ sự cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ.”
+ Trong từ điển Xã Hội Học: “Bạo lực là những hành vi có khuynh hướng hủy diệt như một phương tiện tối hậu để thực thi quyền lực trong khuôn khổ quan hệ trên dưới một chiều dựa trên ưu thế bề ngoài, không có sự thừa nhận của người yếu thế.”
+ Trong từ điển Tiếng Anh, “verbal abuse” là khái niệm có ý nghĩa gần nhất đối với “bạo lực ngôn ngữ”: “Verbal abuse” (tấn công hay công kích bằng lời nói) xảy ra khi một người mạnh mẽ chỉ trích, xúc phạm người khác. Đặc trưng qua sự tức giận và thái độ thù địch tiềm ẩn, nó là một hình thức giao tiếp tiêu cực nhằm tổn hại niềm tin, quan điểm của người khác và tạo ra những cảm xúc tiêu cực, bi quan. Bất kì ai cũng có thể thỉnh thoảng biểu lộ nó, chẳng hạn như trong thời gian căng thẳng cao hoặc sự khó chịu về thể chất. Đối với một số người, đó là một dạng hành vi được sử dụng một cách cố ý để kiểm soát hay thao túng người khác hoặc để trả thù.
Tuy nhiên, “verbal abuse” chỉ mới đề cập đến một dạng thức của “bạo lực ngôn ngữ” là ngôn ngữ nói.
👉 Từ sự tìm hiểu một số khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu một cách đầy đủ rằng:
“BẠO LỰC NGÔN NGỮ” LÀ HÀNH VI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ, BAO GỒM NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT, NHẰM MỤC ĐÍCH CHẾ GIỄU, XÚC PHẠM, ĐE DỌA, CHỈ TRÍCH, CƯỠNG BỨC, HẠ THẤP GIÁ TRỊ NGƯỜI KHÁC, TẤN CÔNG TÂM LÝ NGƯỜI KHÁC MỘT CÁCH “VÔ HÌNH” MÀ KHÔNG CÓ SỰ CHẤP THUẬN TỪ NGƯỜI ĐÓ, GÂY NÊN NHỮNG TỔN THƯƠNG VỀ TINH THẦN CHO NGƯỜI TIẾP NHẬN.”
Lạ nhỉ,
Khi lời nói chẳng còn dùng cho mục đích truyền đạt thông tin, chúng được dùng như một thứ vũ khí gây tổn thương người khác, hoặc là một thứ công cụ để xả những cảm xúc tiêu cực của mình lên một người khác yếu thế hơn.
Dường như càng lớn, càng "tân tiến", con người chúng ta càng sống với phần "con" nhiều hơn là phần "người". Chúng ta dễ dàng xả giận lên một ai đó, và sau khi nhận thức được lỡ lời, chúng ta xin lỗi cho qua chuyện, hoặc là, cũng chẳng thèm xin lỗi nữa.
Khi ai đó gặp chuyện, chúng ta có xu hướng hóng hớt, và "kể lể", coi như đó là một chủ đề để cuộc nói chuyện thêm thú vị, mặc dù câu chuyện cả liên quan gì đến cuộc sống của mình và chả cho mình những bài học gì cả.
Khi ai đó gặp chuyện và được lan truyền trên mạng, chúng ta dễ dàng cảm thông, dễ dàng oán trách, dễ dàng thù hằn và dễ dàng xả ra những nỗi lòng mình và lại tiếp tục lan truyền những điều tiêu cực đó. Tất cả chỉ cần một chút thời gian gõ phím và một nút "Enter" để có thể "sống và bày tỏ quan điểm" trên mạng. Thật buồn, khi không phải ai cũng đủ sáng suốt để đưa ra những lập luận khách quan và chỉ mục đích "bày tỏ quan điểm" mà không làm tổn thương người khác.
Nữ sinh đánh nhau dẫn tới chấn thương sọ não vì xung đột trên mạng xã hội, nữ sinh bỏ nhà ra đi vì bị người yêu cũ bêu rếu trên mạng xã hội sau khi chia tay, và áp lực học hành, áp lực điểm số cùng sự tổn thương do ngôn từ và cách hành xử trong gia đình cũng có thể làm chết dần chết mòn một tâm hồn non trẻ.
Những vụ việc này, mình biết, mình đọc, nhưng mình không lên tiếng gì cả, mình chỉ đơn thuần là biết. Chúng ta im lặng không có nghĩa là chúng ta đồng tình với những vấn đề nhức nhối, nhưng hãy hành xử một cách cẩn thận và văn minh.
Vì đôi lúc, thứ chúng ta đang viết ra không phải là đang cảm thông cho những linh hồn đã rời đi, mà đang gián tiếp đẩy những linh hồn đang tồn tại vào đường cùng.
Thế giới này đã đủ đau thương rồi, xin cẩn trọng và nói lời tích cực một chút, được không?

Bạo Lực Ngôn Ngữ: Kẻ Sát Nhân Ẩn Mình Khi nói đến bạo lực, người ta thường sẽ nghĩ tới các hành vi đánh đập, ngược đãi, xâm hại tới sức khỏe, tính mạng người khác. Tuy nhiên, không cần phải “thượng cẳng chân

Một người khi bị bạo hành bằng bạo lực, sẽ xuất hiện những vết tím thâm bầm dập, trầy xước là chuyện đương nhiên. Những vết thương này, có đau nhưng chỉ cần thuốc và thời gian là sẽ khỏi. Còn đối với một người bị bạo hành bằng ngôn ngữ thì vết thương tinh thần, cái mà ta không nhìn thấy, cái mà chẳng có loại thuốc thần kỳ nào có thể chữa được, thử hỏi bao giờ nó sẽ lành lặn?

Một lời bất cẩn có thể nhóm lên xung đột.
Một lời tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời.
Một lời đúng lúc có thể xua đi căng thẳng.
Nhưng một lời yêu thương có thể chữa lành và chúc phúc.
A careless word may kindle strife.
A cruel word may wreak a life.
A timely word may level stress.
But a loving careless word may kindle strife.
Thomas Carlyle
Bạo lực ngôn ngữ - kẻ sát thủ vô hình.
Theo thống kê: mỗi năm có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt. Nhưng bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt không chỉ trong khuôn viên trường, nó có thể xảy ra mọi nơi ở xung quanh chúng ta.
Đôi khi, để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Và nếu ngôn ngữ có thể đả thương, thì lời được nói từ miệng của người thân yêu nhất, sẽ có sức bị tàn phá lớn nhất.
"Đồ vô dụng", "đồ vô tích sự", "đồ ngốc"… Dưới sự tấn công bạo lực của những ngôn từ này, nhiều trẻ em đã chọn cách tự làm hại mình và tìm đến cái chết.
Theo một cuộc khảo sát, hơn 60% phạm tội vị thành niên đã bị bạo lực ngôn ngữ từ cha mẹ của họ.

Nguyễn Lan Phương 8a5 và Nguyễn Gia Tuệ Lâm 9A7 báo cáo dự án "Một số giải pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực ngôn ngữ học đường ở các trường trên địa bàn thành phố Lạng Sơn"
Click here to claim your Sponsored Listing.
Location
Category
Telephone
Website
Address
Tp Lạng Sơn
Lang Son
Lang Son
TRANHAN là một dự án nghiên cứu Khoa học Xã hội - hành vi mang tính giáo dục cao.
Thôn Gốc Gạo, Xã Tân Thành, Huyện Hữu Lũng
Lang Son
Trường THPT Tân Thành được thành lập năm 2015, tiền thân là một phân trường c
Số 9 Ngõ 107 Nguyễn Phi Khanh, Thôn Bản Viển, Xã Hoàng Đồng
Lang Son, 240000
Xã Quyết Thắng/Huyện Hữu Lũng
Lang Son
Liên Đội Trường Tiểu Học Xã Quyết Thắg
Khối 3 Thị Trấn Cao Lộc
Lang Son
Trường Mầm Non Hoa Đào thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn