GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT AN KHÁNH - LẠNG SƠN

GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT AN KHÁNH - LẠNG SƠN

You may also like

Tuyền Lâm
Tuyền Lâm

Giáo dục đặc biệt và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý, khó

Operating as usual

01/04/2024

THÔNG BÁO TUYỂN SINH THÁNG 4

I. Đối tượng:
- Trẻ rối loạn phổ tự kỷ
- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
- Trẻ tăng động giảm chú ý
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Trẻ có khó khăn về học tập
- Chương trình tiền tiểu học, hướng nghiệp
II. Lĩnh vực:
- Kiểm tra, đánh giá phát triển
- Can thiệp sớm (các lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, cá nhân xã hội...)
- Hướng nghiệp
- Tư vấn, hướng dẫn cha mẹ giáo dục trẻ tại gia đình

III. Hình thức học:
- Học cá nhân: 1 cô 1 trò
- Học bán trú: từ 7h00 – 17h00 từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
- Học theo buổi: sáng, chiều

(Thời gian học có thể sắp xếp linh hoạt cho phù hợp với thời gian biểu của trẻ)
-----------------------------------------------------------------------------
🍀 Chương trình học được lập cụ thể theo tháng, theo từng giai đoạn can thiệp phù hợp với mức độ phát triển của trẻ.

🍀 Giáo viên có trình độ chuyên môn ĐHSP Tâm lý giáo dục, Giáo dục đặc biệt, và các chuyên ngành sư phạm khác, tận tâm, nhiệt tình. Chúng tôi sẽ cố gắng hết mình để chia sẻ nỗi trăn trở cùng Quý phụ huynh có con là trẻ có nhu cầu đặc biệt.

📬 Địa chỉ: 92, Nguyễn Du, Đông Kinh, Lạng Sơn

☎️ Số điện thoại tư vấn và đăng kí: 0387.035.459

29/02/2024

KHÓ KHĂN CỦA TRẺ TỰ KỶ KHI ĐẾN TRƯỜNG

Trẻ tự kỷ có đi học được không❓
Đó là lo lắng của nhiều cha mẹ về tương lai của con. Hiện nay, nhiều trẻ tự kỷ vẫn có thể đi học, có việc làm và đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên để con có thể đi học như bạn bè khác thì cần phụ thuộc vào mức độ khó khăn của trẻ và sự hỗ trợ tích cực từ gia đình, nhà trường và cộng đồng. Do vậy, cha mẹ cần hiểu những khó khăn của con khi đến trường để có những phương pháp hỗ trợ phù hợp cho con. Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu những khó khăn của trẻ khi đến trường nhé.

1️⃣ Kĩ năng xã hội: Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội luôn lo lắng, cảm thấy khó khăn khi phải xa gia đình, hoặc xa những thói quen quen thuộc ở nhà do vậy nên trẻ thường sống khép kín, khó kết bạn và có thể còn bị các bạn trêu đùa, bắt nạt. Hơn nữa trẻ có thể làm các giáo viên khó chịu khi có những cách giao tiếp không phù hợp.

2️⃣ Chương trình học: Trẻ có tự kỷ thường có những hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và theo lịch trình cố định. Do vậy trẻ có thể gặp khó khăn khi phải chuyển sang một môn học hay một hoạt động mới. Trẻ cũng có thể có các vấn đề khó khăn về giác quan do mùi, tiếng ồn và ánh sáng khác nhau trong môi trường học khiến trẻ khó tập trung vào việc học.

3️⃣ Hoạt động ngoại khóa: Các hoạt động ngoại khóa hay trong giờ ra chơi tập trung đông người sẽ có rất nhiều âm thanh khác nhau có thể làm trẻ choáng ngợp và sợ hãi. Bên cạnh đó, khoảng thời gian trẻ cảm thấy không an toàn vì trẻ có thể không hiểu hành vi của mọi người và luôn phải chuẩn bị tinh thần xử lý những điều không thể đoán trước.

4️⃣ Làm bài tập về nhà: Bài tập về nhà có thể làm các em thấy quá khó, chán nản và không muốn làm ở nhà. Ngoài ra, trẻ có thể không hiểu công việc cần phải hoàn thành và khó khăn trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc. Hơn nữa, trẻ có thể mệt mỏi sau một ngày dài ở trường hoặc có thể có quá nhiều thứ ở nhà khiến trẻ không thể tập trung.

5️⃣ Trong các kì thi: Nhiều học sinh có khả năng tiếp nhận thông tin tốt, nhưng lại gặp khó khăn trong các kỳ thi vì trẻ thường cảm thấy lo lắng, thiếu động lực để thi và khó tập trung vào các bài kiểm tra. Bên cạnh đó, trẻ có thể không hiểu theo ý nghĩa sâu xa của câu hỏi làm ảnh hưởng đến cách trẻ trả lời trong bài kiểm tra.

Mỗi trẻ sẽ gặp những khó khăn khác nhau, cha mẹ cần hiểu con đang gặp những khó khăn gì để có những biện pháp cải thiện giúp con dễ dàng làm quen với môi trường mới hơn. Cha mẹ hãy chuẩn bị cho con đầy đủ những kĩ năng cần thiết để con sẵn sàng bước ra hòa nhập với cuộc sống bên ngoài nhé.

Nguồn: A365

---------------------------------------------------------------------


🌏 TRUNG TÂM AN KHÁNH LẠNG SƠN - Can thiệp trẻ tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ, tăng động giảm chú ý, khó khăn về học tập, rối loạn phát triển ngôn ngữ,...

📬 Địa chỉ: số 92, đường Nguyễn Du, phường Đông Kinh, Lạng Sơn

☎️ SĐT: 0387.035.459

26/02/2024

THÔNG TIN VỀ TIỀN TIỂU HỌC CHO TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT

I. Cơ sở lí luận

1. Khái niệm lớp tiền hòa nhập
- Lớp tiền hòa nhập là lớp học dành cho trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt trong đó có trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK), nhằm chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng hoạt động cơ bản giúp chuẩn bị cho trẻ bước vào tiểu học hoà nhập được thuận lợi và thích ứng tốt hơn với cuộc sống ở trường phổ thông. (Trích dẫn: hội thảo quốc tế lần thứ nhất về giáo dục cho trẻ rối loạn phát triển 2017)

2. Cơ sở pháp lí của vấn đề chuẩn bị cho trẻ có nhu cầu đặc biệt vào lớp 1
- Theo luật khuyết tật (2010)
1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng người khuyết tật.
2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn giảm 1 số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 điều này.
- Mục tiêu của giáo dục hòa nhập: Giáo dục hoà nhập không chỉ quan tâm đến kiến thức văn hoá mà còn hết sức chú trọng việc hình thành cho trẻ những kỹ năng xã hội, tạo ra một môi trường thân ái giữa trẻ em với nhau và với mọi người, giúp cho mọi trẻ nói chung, trẻ khuyết tật nói riêng có thể đi đến cái đích: trở thành người, biết cùng chung sống, tôn trọng sự khác biệt và khẳng định giá trị xã hội của mỗi cá nhân.

II. Chuẩn bị cho lớp tiền tiểu học

1. Mục tiêu của lớp tiền tiểu học
- Làm quen với hình thức “tiết học”, “lớp học” như ở trường tiểu học.
- Làm quen và hình thành các kỹ năng học đường cơ bản như: đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, ngồi đúng vị trí, tuân theo hiệu lệnh của giáo viên, xin phép ra vào lớp, giơ tay xin phép để trả lời…
- Hình thành các tri thức tiền khoa học: các kiến thức tiền toán, tiền đọc, tiền viết, tiền khoa học dành cho trẻ lứa tuổi 5-6 tuổi.

III: Mô hình tiểu học hòa nhập
1. Giáo dục hòa nhập
Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống.

2. Khái niệm trường học cho mọi người:
Trường học cho mọi người là một khái niệm mới, rộng chưa mang tính phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, khái niệm này đang được một số tổ chức, các giáo dục lí luận và thực tiễn đề cập đến như một sự phát triển tất yếu của nhà trường. Nội hàm khái niệm cũng như thực tiễn, trường học cho mọi người còn được hiểu là trường học hòa nhập.
Có thể hiểu, trường học cho mọi người là trường học có khả năng đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ và phát triển của mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, chủng tộc, dân tộc, trình độ, địa vị xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu tiến tới một xã hội học tập.

Có ba vấn đề liên quan đến khái niệm này:
- Trường học cho mọi người có thể được coi là một mô hình trường “mở” một thiết chế “ mở”, không rào cản mà mọi người hoàn toàn có thể tiếp cận.
- Bản chất khái niệm “trường học cho mọi người” đã thể hiện khả năng có thể đáp ứng nhu cầu học tập ở các trình độ khác nhau của mọi người trong mô hình này.
- Đây là một sự phát triển tất yếu của tiến trình thực hiện mục tiêu tiến tới một xã hội học tập của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

3. Điều chỉnh dạy học hòa nhập học sinh RLPTK cấp tiểu học
Điều chỉnh trong dạy học hòa nhập học sinh RLPTK là sự thay đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả học tập, phù hợp với khả năng, nhu cầu, hứng thú nhằm phát triển tối đa khả năng của học sinh.

- Điều chỉnh môi trường học tâp: Ánh sáng, trang trí lớp học, âm thanh, vị trí ngồi… phù hợp với đặc điểm của trẻ.
- Điều chỉnh mục tiêu dạy học cho học sinh có nhu cầu đặc biệt (HS CVCĐB) dựa trên mục tiêu dạy học của học sinh tiểu học, phù hợp với khả năng của HS CVCĐB và điều chỉnh theo nội dung môn học, chủ đề, bài học.
- Điều chỉnh nội dung dạy và học: Điều chỉnh dựa trên khả năng của học sinh, dựa trên chương trình học sách giáo khoa và linh hoạt trong điều chỉnh nội dung học tập cho học sinh.
- Điều chỉnh phương tiện dạy học: Một số đồ dùng dành cho HS CVCĐB cần được thiết kế riêng hoặc có điều chỉnh cho phù hợp.
- Điều chỉnh hình thức dạy học: Tuỳ khả năng học sinh, nhiệm vụ mà tổ chức hình thức dạy theo cá nhân hay nhóm hay cả lớp.
- Điều chỉnh hành vi: Sử dụng biện pháp can thiệp hành vi trong trường hợp trẻ vẫn còn những hành vi gây ảnh hưởng đến lớp học chung hay làm tổn thương trẻ.

IV. Xây dựng kiến thức kỹ năng tiền tiểu học
Với trẻ có nhu cầu đặc biệt chúng ta cần phân ra ba mức độ:

- Mức độ 1: Cần hỗ trợ toàn phần
Với những bạn ở mức độ này là các bạn kỹ năng tự phục vụ còn kém, chưa kiểm soát được hành vi của mình. Trong mọi hoạt động đều cần người hỗ trợ

- Mức độ 2: Cần hỗ trợ một phần
Các bạn đã có nền tảng về nhận thức, kỹ năng tuy nhiên bản thân còn thiếu động lực học tập, một vài kỹ năng còn cần hỗ trợ như kỹ năng đọc viết, nghe hiểu hay kỹ năng kiểm soát được hoàn toàn hành vi của mình, đôi khi con vẫn bị kích thích khó tự kiểm soát.

- Mức độ 3: Có thể tự quản
Con đã có nền tảng kỹ năng kiến thức cơ bản, đâu đó con còn những khiếm khuyết riêng tuy nhiên vẫn có thể chấp nhận trong môi trường học hòa nhập.

Với mỗi mức độ của trẻ giáo viên/ ba mẹ sẽ đưa ra các bước hỗ trợ phù hợp. Trẻ có dự định đi học tiểu học cần chuẩn bị cho mình một số kỹ năng:

1. Kỹ năng tự phục vụ
- Tự đi vệ sinh
- Tự thay đồ
- Tự lấy và cất đồ
- Tự xúc ăn, khi ăn không cần hỗ trợ

2. Kỹ năng học tập:
- Kỹ năng để học toán:
+ Đếm, phân loại, ghép đôi, hiểu biết về không gian, nhận biết hình dạng, tạo quy luật…
- Kỹ năng để học đọc:
+ Dõi mắt theo, xem sách, nói chuyện, phân biệt hình ảnh, sử dụng các ngón tay để lật mở trang sách
- Kỹ năng để viết:
+ Tô và vẽ/ chơi với chữ cái, từ, sử dụng ngón tay/ tưởng tượng…

3. Kỹ năng kiểm soát bản thân:
- Còn cần có kỹ năng kiểm soát hành vi của mình ở mức có thể chấp nhận được. Nếu con thường xuyên có hành vi gây chú ý trong lớp học hoặc tổn thương đến bạn học, bản thân thì sẽ rất khó được chấp nhận.

4. Kỹ năng xử lý vấn đề:
- Khi gặp một tình huống khó khăn con có thể tự biết cách tự bảo vệ hoặc nhờ giúp đỡ cần thiết.

5. Kỹ năng giao tiếp:
- Tuân thủ nội quy lớp học
- Nghe hiểu lệnh cơ bản.

---------------------------------------------------------------------


🌏 TRUNG TÂM AN KHÁNH LẠNG SƠN - Can thiệp trẻ tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ, tăng động giảm chú ý, khó khăn về học tập, rối loạn phát triển ngôn ngữ,...

📬 Địa chỉ: số 92, đường Nguyễn Du, phường Đông Kinh, Lạng Sơn

☎️ SĐT: 0387.035.459

Photos from GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT AN KHÁNH - LẠNG SƠN's post 22/02/2024

TRUNG TÂM AN KHÁNH gửi tặng ba mẹ bảng CÁC MỐC PHÁT TRIỂN VỀ NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ TỪ 0-6 TUỔI

Ba mẹ có thể sử dụng để tham khảo theo các tháng tương ứng với khả năng nghe hiểu và ngôn ngữ lời nói để biết:
👉 Con/trẻ của mình có đạt các mốc phát triển như các trẻ cùng độ tuổi không?
👉 Con có chậm về nghe hiểu hay chậm về ngôn ngữ lời nói không?
👉 Giai đoạn tiếp theo mình cần dạy trẻ những gì?

Một số trẻ khả năng nghe hiểu và ngôn ngữ lời nói không phát triển đồng đều hay cùng nhau... Bảng trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ chậm hơn so với các mốc phát triển của trẻ cùng độ tuổi hãy đưa trẻ đến các cơ sở thăm khám hoặc nhà chuyên môn để được đánh giá và trợ giúp kịp thời

📌 Nguồn: Trích từ tài liệu số 14 - Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ, NXB Y Học
📌 Thiết kế và chỉnh sửa: Trung Tâm An Khánh Lạng Sơn
---------------------------------------------------------------------


🌏 TRUNG TÂM AN KHÁNH LẠNG SƠN - Can thiệp trẻ tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ, tăng động giảm chú ý, khó khăn về học tập, rối loạn phát triển ngôn ngữ,...

📬 Địa chỉ: số 92, đường Nguyễn Du, phường Đông Kinh, TP.Lạng Sơn

☎️ SĐT: 0387.035.459

18/02/2024

LÌ XÌ ĐẦU XUÂN - CHÀO NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 💙💙💙 VỚI MONG MUỐN HỖ TRỢ PHỤ HUYNH:

👉 ĐÁNH GIÁ, PHÁT HIỆN KỊP THỜI CÁC KHÓ KHĂN CỦA TRẺ

👉 GIÚP TRẺ ĐƯỢC CAN THIỆP SỚM VÀ GIA TĂNG CƠ HỘI HỌC TẬP

👉 HỖ TRỢ GIA ĐÌNH VỀ KIẾN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ...

📌 TRUNG TÂM AN KHÁNH GỬI TỚI QUÝ PHỤ HUYNH CHƯƠNG TRÌNH LÌ XÌ ĐẦU XUÂN VỚI CÁC NỘI DUNG TƯ VẤN - ĐÁNH GIÁ - TƯ VẤN:

I. LĨNH VỰC ĐÁNH GIÁ

✅ Trẻ rối loạn phổ tự kỷ

✅ Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

✅ Trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ

✅ Trẻ nói ngọng, tật phát âm

✅ Trẻ tăng động giảm chú ý

✅ Trẻ chậm phát triển trí tuệ

✅ Trẻ có khó khăn về học tập

✅ Chương trình tiền tiểu học, hướng nghiệp

II. TƯ VẤN
🛑 Tư vấn phụ huynh về các dạng tật mà trẻ gặp phải
🛑 Hỗ trợ phụ huynh phương pháp dạy trẻ tại nhà
🛑 Hỗ trợ về lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp phòng học tại nhà hiệu quả...

III. HÌNH THỨC THAM GIA
Phụ huynh đăng kí trực tiếp; gọi tới số điện thoại 0387035459; nhắn tin vào page hoặc trang CanThiệp An Khánh LạngSơn

Đăng kí ghi rõ tên bố/mẹ; tên, tuổi, giới tính của trẻ; các đánh giá và kết quả thăm khám trước đây nếu có...

-------------------------------------------------------------
📬 Địa chỉ: số 92, đường Nguyễn Du, phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn

☎️ Liên hệ: 038.703.5459

15/02/2024

🌸MÙA XUÂN TRĂM HOA ĐUA NỞ🌸

Là thời điểm thích hợp nhất để trồng cây, trồng hoa và trồng những hy vọng mới!

💯Làm vườn là một hoạt động tuyệt vời mang lại nhiều lợi ích, đồng thời liên kết mọi người thông qua một mục đích chung: chia sẻ những tiến bộ hàng ngày khi nhìn thấy những sức sống mới mỗi ngày. Đây không chỉ là hoạt động gắn liền với những người trưởng thành, mà còn rất phù hợp với trẻ nhỏ để dạy con các bài học giá trị về môi trường.

Vậy điều gì khiến làm vườn có sức mê hoặc đến như vậy❓

👉Làm vườn có thể cải thiện kỹ năng vận động thô và tinh. Ví dụ như:

✅Xe cút kít – di chuyển đất, đá hoặc mảnh vụn được coi là công việc nặng nhọc và có thể xây dựng cơ bắp ở cả tay và chân.
✅Đào – rèn luyện sức bền và sự khéo léo của đôi tay; cũng có thể làm giảm khả năng phòng thủ xúc giác.
✅Nhổ cỏ dại – phát triển sức mạnh của cánh tay và bàn tay cũng như sự ổn định về tư thế.
✅Tưới nước bằng bình tưới – tốt cho sự phối hợp song phương nếu sử dụng hai tay giúp tăng cường sức mạnh cho cánh tay.
✅Gieo hạt – phối hợp vận động tinh.
✅Kẹp cây - kẹp được sử dụng để kẹp lá hoặc hoa chết.
✅Kéo – các loại rau mọc dưới đất sẽ cần nhiều sức hơn để nhổ ra như khoai tây và cà rốt.

🌈Bạn không cần phải đợi thời tiết tốt để bắt đầu làm vườn hay cần những thiết bị cầu kỳ. Bạn có thể bắt đầu gieo hạt bằng cách sử dụng vỏ trứng, cuộn giấy vệ sinh, cốc giấy và các vật dụng thông thường khác trong gia đình. Bạn thậm chí không cần phải mua hạt giống nếu không muốn vì bạn có thể tìm thấy hạt giống từ những thực phẩm bạn đã ăn như táo chẳng hạn.

👉Vậy với những đứa trẻ đầy tiềm năng của chúng ta thì sao❓ Làm vườn là một hoạt động yên tĩnh trong môi trường tự nhiên, cho trẻ cơ hội để làm theo hướng dẫn, dạy con về sự hợp tác và cách làm việc với người khác, mang lại nhiều trải nghiệm và thông tin đầu vào về giác quan, dạy con về trách nhiệm và khả năng lãnh đạo, bởi một khu vườn sẽ cần sự chăm sóc hàng ngày phải không nào❓

❤️ Ngoài những kỹ năng xã hội đó, bạn sẽ có thêm cơ hội để khuyến khích trẻ thử các món ăn mới. Trẻ có thể không thích ăn rau củ, nhưng trẻ sẽ rất vui sướng khi thử những món ăn được chế biến từ rau quả và trái cây chúng tự trồng.

Nếu như bạn là người thích mày mò và chế biến món ăn, hãy thử làm một số các loại rau củ sấy từ khu vườn của nhà mình để tích trữ hoặc biến những bông hoa trong vườn thành những tác phẩm nghệ thuật của riêng gia đình nhé❗️

🏫 Hiện tại, rất nhiều trường học đều có các hoạt động làm vườn hoặc trải nghiệm thực tế để giúp trẻ phát triển những kỹ năng xã hội của bản thân. Và quả thật, tại sao bạn không tìm đến việc làm vườn để “chữa lành” và chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân❓

---------------------------------------------------------------------
🌎 Trung Tâm An Khánh - Tư vấn - Đánh giá - Can thiệp:
- Trẻ tự kỷ
- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Trẻ tăng động giảm chú ý
- Trẻ khó khăn về học tập
- Trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ,...

📬 Địa chỉ: Số 92, đường Nguyễn Du, phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn

☎️ Điện thoại: 0387.035.459

27/12/2023

THÔNG BÁO: NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2024

Trung Tâm An Khánh xin thông báo tới Quý phụ huynh lịch nghỉ Tết dương lịch 2024 như sau:

🔴 Thời gian nghỉ: Thứ hai, 01/01/2024
🔴 Thời gian hoạt động trở lại: Thứ ba, 02/01/2024

Trung tâm An Khánh kính chúc Quý phụ huynh năm mới Bình An – Hạnh Phúc – Thành Công!

Photos from GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT AN KHÁNH - LẠNG SƠN's post 21/12/2023

🔔🔔TRUYỆN, THƠ VỀ GIÁNG SINH TẶNG BÉ 🔔🔔
Bố mẹ hãy cùng đọc với con nhé

Cách đọc:
🌲 Đọc phân vai, bố mẹ đọc phần chữ con đọc phần hình.

🌲Đọc lần lượt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

🌲 Mới đọc, bố mẹ có thể tham khảo phần nội dung đầy đủ ở chú thích của mỗi câu chuyện.

🌲 Đọc xong, bố mẹ có thể hướng dẫn con trả lời một số câu hỏi về nội dung câu chuyện, bài thơ vừa đọc (Tên câu chuyện, bài thơ? Nội dung của câu chuyện, bài thơ? Nhân vật có trong câu chuyện, bài thơ?...) để giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ và phát triển tư duy, ngôn ngữ.

⛄ Chúc gia đình bé có những giờ phút đọc truyện/thơ thật vui và ý nghĩa 💕

An Khánh Lạng Sơn

------------------------------------------------------------------------
Cha mẹ cần hỗ trợ liên hệ 🌎 Trung Tâm An Khánh - Tư vấn - Đánh giá - Can thiệp:

- Trẻ tự kỷ

- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

- Trẻ chậm phát triển trí tuệ

- Trẻ tăng động giảm chú ý

- Trẻ khó khăn về học tập

- Trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ,...

📬 Địa chỉ: số 92, đường Nguyễn Du, phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn

☎️ 0387.035.459

27/11/2023

📢 Các bậc phụ huynh tham khảo
Quyết định 2254/QĐ-BYT ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ công cụ Phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em

Bộ Công cụ Phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 2254/QĐ-BYT được áp dụng tại gia đình, cộng đồng, cơ sở y tế, các tổ chức, cá nhân có triển khai thực hiện Phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em trên toàn quốc.
Quyết định đã quy định quy trình phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em gồm 03 (ba) bước. Đối với từng bước trong quy trình phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em đều quy định 07 nội dung bao gồm: (1) Mục đích; (2) Đối tượng; (3) Công cụ; (4) Nội dung công việc; (5) Người thực hiện; (6) Nơi thực hiện; (7) Nhận định và kế hoạch. Trong đó:

Bước 1: Nhận biết trẻ có rối loạn phát triển và các dấu hiệu cảnh báo rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em tại gia đình, trường mầm non hoặc cơ sở y tế đối với tất cả trẻ em từ 0-72 tháng tuổi. Mục đích của bước nhằm phát hiện sớm những rối loạn phát triển và các khuyết tật (thể chất và tâm thần) của trẻ và phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em. Nếu sau khi thăm khám, đánh giá (sơ bộ) sự phát triển của trẻ, nếu trẻ phát triển không phù hợp với lứa tuổi hoặc có “dấu hiệu cảnh báo” rối loạn phổ tự kỷ sẽ gửi trẻ đến khám bác sĩ phục hồi chức năng Nhi và bác sĩ Tâm thần Nhi khoa ở tuyến tỉnh và trung ương để thực hiện bước 2.

Bước 2: Sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em tại cơ sở y tế tại cơ sở y tế đối với tất cả trẻ em trong cộng đồng, ưu tiên những trẻ đã sàng lọc từ bước 1. Mục đích của bước này nhằm phát hiện sớm những trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Trường hợp trẻ có ≥ 8 dấu hiệu nguy cơ trong bảng kiểm MCHAT- R hoặc có tổng điểm STAT > 2 thì chuyển bước 3.

Bước 3: Chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em. Trong bước 3 được chia làm ba bước nhỏ như sau:

3.1. Chẩn đoán loại trừ các bệnh lý khác tại bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên. Mục đích của bước 3.1 nhằm phát hiện các nguyên nhân rối loạn phát triển và khiếm khuyết tinh thần, rối loạn ngôn ngữ không phải do rối loạn phổ tự kỷ. Nếu có các bệnh lý khác thì theo dõi và có các can thiệp phù hợp theo dạng bệnh.

3.2. Chẩn đoán xác định rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên. Mục đích của bước 3.2 nhằm chẩn đoán xác định trẻ có mắc rối loạn phổ tự kỷ không? Nếu không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán thì theo dõi tiếp và đánh giá lại. Nếu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ sẽ chuyển sang bước 3.3.

3.3. Đánh giá mức độ rối loạn phổ tự kỷ được thực hiện bởi các bác sĩ Tâm thần Nhi, bác sĩ phục hồi chức năng nhi, hoặc bác sĩ có chứng chỉ đào tạo về rối loạn phổ tự kỷ. Mục đích của bước 3.3 nhằm đánh giá mức độ rối loạn phổ tự kỷ và mức độ chậm phát triển để có kế hoạch can thiệp phù hợp.

Sau khi xác định mức độ rối loạn phổ tự kỷ, quyết định nơi can thiệp (điều trị). Nếu rối loạn phổ tự kỷ mức độ nhẹ và trung bình có thể điều trị tại tuyến tỉnh, sau khi thuyên giảm sẽ chuyển về cộng đồng quản lý và can thiệp theo mô hình phù hợp tại địa phương. Nếu rối loạn phổ tự kỷ nặng cần điều trị tại tuyến Trung ương, sau khi thuyên giảm có thể chuyển về tuyến tỉnh hoặc về cộng đồng quản lý và can thiệp theo mô hình phù hợp tại địa phương.

Quyết định 2254/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 5 năm 2021.
---------------------------------------------------------------------
🌎 Trung Tâm An Khánh - Tư vấn - Đánh giá - Can thiệp:
- Trẻ tự kỷ
- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Trẻ tăng động giảm chú ý
- Trẻ khó khăn về học tập
- Trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ,...

📬 Địa chỉ: số 92, đường Nguyễn Du, phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn
☎️ Điện thoại: 0387.035.459.

28/08/2023

THÔNG BÁO
LỊCH NGHỈ LỄ 2/9/2023
Trung tâm Giáo dục hòa nhập An Khánh xin thông báo tới quý phụ huynh lịch nghỉ lễ 2/9 như sau:

- Thời gian nghỉ: Từ thứ 6/1/9/2023 đến hết chủ nhật/3/9/2023
- Thời gian làm việc trở lại: Thứ 2/4/9/2023

Kính chúc Quý phụ huynh một kỳ nghỉ lễ 2/9 vui vẻ và ý nghĩa!

Photos from GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT AN KHÁNH - LẠNG SƠN's post 25/07/2023

KHÓ KHĂN VÀ HỆ LỤY CỦA RỐI LOẠN XỬ LÝ CẢM GIÁC
Trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) gặp khó khăn gì trong cuộc sống hằng ngày?

📌Trẻ bị rối loạn xử lý cảm giác gặp khó khăn khó khăn khi xử lý các thông tin cảm giác từ môi trường xung quanh hoặc từ chính cơ thể trẻ. Trẻ thu nhận thông tin cảm giác nhiều hơn hay ít hơn so với người khác. Tình trạng đó ảnh hưởng đến khả năng tương tác của trẻ trong các môi trường khác nhau, khả năng thực hiện các hoạt động hằng ngày và học tập của trẻ.

📌Ở trẻ có hệ thống xử lý cảm giác bình thường, não bộ được xem như người điều khiển giao thông. Các thông tin cảm giác từ tất cả các giác quan được thu nhận và dẫn truyền đến não bộ. Tại đây, các thông tin cảm giác được phân tích, xử lý và gửi các tín hiệu đáp ứng phù hợp đến các bộ phận cần thiết theo trật tự và chính xác, và các bộ phận thực hiện các tín hiệu nhận từ não bộ.

🔺Ví dụ: khi chơi ném bóng, mắt trẻ nhìn thấy quả bóng đang bay gần trẻ (thị giác thu nhận thông tin cảm giác), trẻ đoán hướng quả bóng bay đến và vị trí quả bóng sẽ rơi xuống (thông tin cảm giác được truyền đến não bộ và phân tích), trẻ quyết định đưa tay ra chụp quả bóng (thông tin cảm giác được xử lý và gửi tín hiệu đáp ứng phù hợp đến hai tay), sau đó trẻ sẽ thực hiện hành động chụp quả bóng (bộ phận thực hiện các tín hiệu nhận từ não bộ)

📌Đối với trẻ trẻ rối loạn xử lý cảm giác, các thông tin cảm giác từ tất cả các giác quan được thu nhận và cũng dẫn truyền đến não bộ. Nhưng các thông tin cảm giác không được phân tích, xử lý và không gửi các tín hiệu đáp ứng phù hợp đến các bộ phận cần thiết theo trật tự và chính xác. Do đó các bộ phận không hoặc thực hiện không phù hợp các tín hiệu nhận từ não bộ.

🔺Ví dụ: khi chơi ném bóng, mắt trẻ có thể nhìn thấy quả bóng đang bay gần trẻ (thị giác thu nhận thông tin cảm giác), nhưng trẻ không đoán hướng quả bóng bay đến và vị trí quả bóng sẽ rơi xuống (thông tin cảm giác được truyền đến não bộ và não gặp khó khăn khi phân tích), trẻ không quyết định sẽ làm gì với quả bóng (thông tin cảm giác không được xử lý và không gửi tín hiệu đáp ứng phù hợp đến hai tay), do đó trẻ không thực hiện hành động chụp quả bóng (bộ phận thực hiện các tín hiệu nhận từ não bộ không đáp ứng)

📌Nếu không can thiệp, trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) gặp những khó khăn gì?
☘️ Các hoạt động rập khuôn hàng ngày khó phá bỏ.
☘️Khó khăn thực hiện các kỹ năng tự chăm sóc và phục vụ bản thân.
☘️Khó kiểm soát cảm xúc và hành vi
☘️Khó khăn khi giao tiếp xã hội: giao tiếp mắt, giữ khoảng cách và biết luân phiên khi trò chuyện.
☘️Khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ nên ảnh hưởng sự phát triển của trẻ. Mệt mỏi và căng thẳng có thể dẫn đến học tập khó khăn.
☘️Dễ mất tự tin do các kỹ năng của trẻ không theo kịp các bạn học.
☘️Bị bắt nạt khi người khác biết các khó khăn của trẻ.
☘️Khó khăn học tập: chẳng hạn phát triển kỹ năng đọc , viết, sao chép trong lớp học.
☘️Khó hoàn thành các bài học ở trường và chú ý nghe giảng, mất tập trung chú ý.
☘️Khó khăn trong đọc- hiểu các tình huống xã hội.
☘️Khó làm theo hướng dẫn ở trường, ở nhà hoặc các môi trường khác.
☘️Khó học cả ngày ở trường do sức mạnh và sức bền của cơ kém và quá tải các thông tin cảm giác.

Nguồn sưu tầm
---------------------------------------------------------------------


🌎 Trung Tâm An Khánh - Tư vấn - Đánh giá - Can thiệp:
- Trẻ tự kỷ
- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Trẻ tăng động giảm chú ý
- Trẻ khó khăn về học tập
- Trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ,...

📬 Địa chỉ: số 92, đường Nguyễn Du, phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn.

Photos from GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT AN KHÁNH - LẠNG SƠN's post 14/07/2023

Trung Tâm An Khánh gửi phụ huynh: Thủ tục, hồ sơ cho trẻ đặc biệt vào lớp 1
Mẫu số 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 01 năm 2019)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH, XÁC ĐỊNH LẠI MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT VÀ CẤP, CẤP ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT
.....................................................................................


🌏 GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT AN KHÁNH - LẠNG SƠN Tư vấn - Đánh giá - Can thiệp trẻ Tăng động giảm chú ý, trẻ tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển, khó khăn về học tập...

📬 Địa chỉ số 92, Nguyễn Du, Đông Kinh, TP Lạng Sơn

☎️ Liên hệ: 0387035459

14/06/2023

BÀI VIẾT DÀNH CHO CÁC MẸ CÓ CON CHẬM NÓI 🌻

Đối với trẻ nhỏ nếu không có những vấn đề về tổn thương thực thể, không gặp phải những biến cố gây ra những cú sốc tinh thần và không gặp phải những lỗi cơ bản của cha mẹ trong quá trình nuôi dạy thì trẻ nào cũng có thể phát triển ngôn ngữ bình thường.

Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con đã 18 tháng vẫn chưa biết ê a bất cứ một câu gì. Con chậm nói khiến các mẹ phải đối diện với nhiều áp lực rất lớn từ người thân, gia đình. Trong tình huống này, các mẹ lại "ngây thơ" nghĩ rằng "con mình vốn vậy", hay "trẻ biết đi sớm thường chậm nói". Tuy nhiên, mẹ cần biết một thực tế rằng khả năng bé nói rõ ràng hay nói ngọng, biết nói sớm hay muộn cũng một phần là do lỗi dạy dỗ của người mẹ.

Dưới đây là một số sai lầm tai hại mà nhiều mẹ mắc trong quá trình dạy dỗ khiến trẻ chậm nói hay nói ngọng.

1 🌳KHÔNG CHO CON CÓ CƠ HỘI ĐƯỢC NÓI
(Không cho trẻ thói quen phản ứng với ngôn ngữ)
Khi vốn từ vựng của bé chưa được hoàn thiện, để giao tiếp với mọi người xung quanh, con thường phải dùng hành động, cử chỉ để biểu đạt mong muốn của mình.

Muốn uống sữa, trẻ sẽ tự tay mình chỉ hoặc sẽ cầm tay mẹ và hướng đến bình sữa. Lúc đó, các mẹ sẽ hiểu được mong muốn của con và nhiều người đã không ngần ngại lập tức đi lấy giúp con.
Thay vì vội vàng giúp con, các mẹ nên gợi chuyện kích thích để trẻ nói bằng các câu hỏi: “con cần gì nào?”, “đó là cái gì nhỉ?” …

Việc chiều con, nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, mà còn tác động xấu đến tính cách của trẻ. Một khi con biết mọi yêu cầu của mình sẽ nhanh chóng được đáp ứng, chúng sẽ sinh ra nhiều yêu cầu và đòi hỏi, dễ hình thành thói phụ thuộc và lười vận động.

2 🌳 CHO TRẺ XEM TIVI và CÁC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ QUÁ NHIỀU.
Tivi, máy tính hay mọi thiết bị truyền thông thông tin còn được nhiều mẹ biến thành “cô trông trẻ” hữu hiệu. Tuy nhiên, nếu mẹ lạm dụng bé sẽ chậm nói. Tất cả các thông tin giải trí trên tivi, máy tính hay điện thoại trẻ chỉ được tiếp nhận một chiều, bởi lúc đó bé chỉ có cơ hội nghe nhưng lại không có cơ hội để nói.
Sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ sơ sinh tiếp xúc với tiếng nói ảo từ sớm do khả năng khắc ấn của thời kỳ đầu rất khó thay đổi.

3 🌳 LƯỜI NÓI CHUYỆN VỚI CON.
Đối với nhiều mẹ việc này khó vì ban đầu sẽ chỉ là một cuộc độc thoại đơn lẻ từ phía mẹ. Nhưng đây lại là phương pháp hữu hiệu nhất để phát triển ngôn ngữ cho con.
Trong những năm đầu đời trẻ học nói thông qua cách bắt chước và liên hệ ngôn từ mà cha mẹ nói với ngữ cảnh xung quanh để hiểu từ vựng.

4 🌳HẠN CHẾ CHO TRẺ ĐƯỢC TIẾP XÚC VỚI BÊN NGOÀI.
Nhiều bố mẹ lo ngại những mặt xấu của xã hội hiện nay như bắt cóc, mất lịch sự … có thể ảnh hưởng đến con mình, nên hạn chế cho trẻ ra ngoài chơi
Nhưng bố mẹ không biết rằng trẻ cần có một môi trường vui vẻ, hòa đồng, có bạn bè, môi trường tự nhiên để hòa nhập. Ở trong môi trường như vậy sẽ có các mối tương tác phong phú, đa dạng khiến trẻ nảy sinh nhu cầu muốn giao tiếp, muốn nói chuyện...

5 🌳DẠY NÓI CHƯA ĐÚNG CÁCH.
Nếu bạn muốn trẻ học nói, hãy nói với bé chậm và phát âm chính xác, rõ ràng.
Không nên dùng những từ khó khăn, phức tạp, dài dòng để mô tả mà nên dùng những từ đơn giản, đúng quy tắc ngôn ngữ để dạy bé. Phải kết hợp một vài từ giúp bé gọi người thân, cơ thể, thức ăn, đồ chơi, phối hợp với những từ ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày để dạy trẻ.
-------------------------------------------------

🛑🛑Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà
Để giải quyết những lo lắng của bố mẹ bài viết xin cung cấp cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản, hiệu quả.

❇️Sử dụng các âm thanh đơn giản: Đối với những trẻ bắt đầu tập nói, bố mẹ nên thường xuyên dạy con những từ đơn giản như: ba, mẹ, bà, mẹ, … Trẻ sẽ bắt chước và nói lại theo bạn. Nếu trẻ làm tốt nên khen ngợi trẻ để cổ vũ tinh thần còn chưa được thì bạn hãy nhắc lại một lần nữa thật rõ ràng.

❇️Nói chậm để bé hiểu: Trẻ mới học nói chưa có khả năng tiếp nhận thông tin nhanh chóng vì vậy khi nói chuyện với con, bố mẹ cần nói chậm, rõ ràng để bé có thể tiếp nhận, xử lý thông tin. Khi yêu cầu trẻ lặp lại câu nói bạn cần phải kiên nhẫn bởi chắc chắn trẻ sẽ nói sai rất nhiều lần.

❇️Chơi với con nhiều hơn: Dù bố mẹ có bận rộn đến mấy cũng hãy dành thời gian của mình để nói chuyện, chơi với con. Đừng để bé làm bạn với smartphone, tivi, … chúng không thể thay bạn chăm sóc hay hiểu được con cần gì. Trong quá trình vui chơi bố mẹ có thể sử dụng các câu hỏi đáp đơn giản, khen ngợi, … Đây là cách dạy trẻ chậm nói mang tính cơ bản nhất, bố mẹ nên áp dụng.

❇️Đọc sách cho trẻ nghe: Những cuốn sách với hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng là cách trị liệu rất tốt cho bệnh chậm nói ở trẻ. Bất kỳ em bé nào cũng thích được bố mẹ đọc truyện cho nghe. Hoạt động này góp phần hình thành thói quen đọc sách cho trẻ đồng thời giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ với con cái.

❇️Kết hợp các cử chỉ tay: Sử dụng các động tác tay cũng là một cách để trẻ phát triển ngôn ngữ. Hãy dạy bé khi tạm biệt thì vẫy tay, người lớn đưa đồ cho thì dùng 2 tay để nhận, … đây cũng là những kỹ năng xã hội cơ bản bé cần được học.

❇️Giới thiệu các từ ngữ mới: Liên tục bổ sung từ mới cho bé để tăng vốn từ vựng.

❇️ Khuyến khích giao tiếp bằng mắt: Khi bạn nói chuyện với con hãy cố gắng hướng sự chú ý của con vào mình. Hành động này tạo sự tự tin khi giao tiếp cho trẻ. Tự tin hơn, trẻ cũng sẽ nói nhiều hơn.

Nguồn sưu tầm
---------------------------------------------------------------------


🌎 Trung Tâm An Khánh - Tư vấn - Đánh giá - Can thiệp:
- Trẻ tự kỷ
- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Trẻ tăng động giảm chú ý
- Trẻ khó khăn về học tập
- Trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ,...

📬 Địa chỉ: số 92, đường Nguyễn Du, phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn.

☎️ Liên hệ: 038.703.5459

Want your school to be the top-listed School/college in Lang Son?

Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Hoạt động khám phá khoa học - Hoa nở trong nước

Location

Category

Telephone

Website

Address


Số 92, Đường Nguyễn Du, Phường Đông Kinh
Lang Son
Other Education in Lang Son (show all)
Tuổi trẻ THPT Tú Đoạn Tuổi trẻ THPT Tú Đoạn
Thôn Rinh Chùa
Lang Son

Ngày thành lập trường: 16/4/2010

Trường mầm non 2 Điềm He-Văn Quan-LS Trường mầm non 2 Điềm He-Văn Quan-LS
Thôn Pác Làng Xã Điềm He Huyện Văn Quan
Lang Son

TẤT CẢ VÌ TRẺ THƠ

Trung tâm Anh Ngữ E-Peak Trung tâm Anh Ngữ E-Peak
Số 10, Ngõ 192 Chu Văn An, P. Vĩnh Trại
Lang Son

Trung tâm Anh Ngữ E-Peak là đơn vị đào tạo anh ngữ Uy Tín tại Lạng Sơn. Luyện IELTS-Tiếng anh các cấp

Trường Th&thcs Xã Gia Lộc Trường Th&thcs Xã Gia Lộc
Thôn Làng Mỏ, Xã Gia Lộc, Huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn
Lang Son

thành lập trường 23/8/2019

Trường tiểu học xã Mai Sao Trường tiểu học xã Mai Sao
Xã Mai Sao, Huyện Chi Lăng
Lang Son

Trường ptdtbt TH1 Tri Lễ Trường ptdtbt TH1 Tri Lễ
Xã Tri Lễ/Văn Quan
Lang Son

Nhóm Toán CompassMath Lạng Sơn Nhóm Toán CompassMath Lạng Sơn
Lương Thế Vinh
Lang Son

Popodoo Smart English Tp Lạng Sơn Popodoo Smart English Tp Lạng Sơn
135 Trần Đăng Ninh , Phường Tam Thanh , Tp Lạng Sơn
Lang Son

trung tâm anh ngữ quốc tế chuyên biệt cho trẻ từ 3 đến 15 tuổi

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH và THCS Bình La Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH và THCS Bình La
Xã Bình La, Huyện Bình Gia
Lang Son

Trang nhằm cung cấp thông tin và chia sẻ các hoạt động của nhà trường

Resemes Resemes
Bình độ
Lang Son, 25000

Tuổi học sinh � vừa láo vừa ngoan vừa giỏi vừa nghịch tất cả là you �