VXAC - CLB Thiên Văn trường THPT Vinh Xuân

VXAC - CLB Thiên Văn trường THPT Vinh Xuân

Share

Đây là trang chính thức của CLB thiên văn trường THPT Vinh Xuân
Nơi thỏa sức đam mê

Operating as usual

10/12/2023

GIAO HỘI CỦA MẶT TRĂNG VÀ KIM TINH🪐🌙
Vào ngày 9 tháng 12, trên bầu trời sẽ xảy ra một cuộc gặp gỡ thú vị của Mặt trăng và sao Kim. Đây là thời gian mà sao kim tiến lại gần Mặt trăng nhất và cách nhau khoảng 3°19'. Lúc này Mặt trăng được 26 ngày tuổi. Mặt trăng sẽ ở mag -10,4; và sao Kim sẽ ở mag -4.1. Sao Kim (mag -4.2) sẽ tỏa sáng bên cạnh Mặt trăng được chiếu sáng 12%. Bạn sẽ nhìn thấy hành tinh sáng bên cạnh vầng trăng lưỡi liềm mỏng vào sáng sớm, trước khi mặt trời mọc, trong chòm sao Xử Nữ
Chúng sẽ cách nhau quá xa để có thể vừa với tầm nhìn của kính thiên văn, nhưng sẽ có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc qua một cặp ống nhòm.

Nguồn: https://starwalk.space/en/news/moon-in-conjunction-with-mars-venus-saturn-jupiter -9-moon-near-venus


Photos from VXAC - CLB Thiên Văn trường THPT Vinh Xuân's post 06/12/2023

🌠3 CƠN MƯA SAO BĂNG 🌠

💫Mưa sao băng φ-Cassiopeid(6/12/2023)
💫Mưa sao băng Puppid-Velid (7/12/2023)
💫Mưa sao băng Monocerotid(9/12/2023)

φ-Cassiopeid🌠
Mưa sao băng φ-Cassiopeid sẽ hoạt động từ ngày 1 tháng 12 đến ngày 8 tháng 12, tạo ra lượng sao băng cực đại vào khoảng ngày 6 tháng 12.Trong khoảng thời gian này, sẽ có cơ hội nhìn thấy các sao băng φ-Cassiopeid tháng 12 bất cứ khi nào điểm bức xạ của cơn mưa sao băng – trong chòm sao Tiên Nữ – ở phía trên đường chân trời, với số lượng sao băng nhìn thấy càng tăng thì điểm bức xạ trên bầu trời càng cao. Ở Huế chúng ta có thể nhìn thấy cơn mưa sao bằng này từ hoàng hôn cho đến 3h51 sáng khi điểm rạng rỡ của nó lặn xuống chân trời phía Tây.

Puppid-Velid🌠
Dự kiến cơn mưa sao băng sẽ hoạt động từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 12, tạo ra lượng mưa sao băng cực đại vào khoảng ngày 7 tháng 12. Vào khoảng thời gian này sẽ có cơ hội nhìn thấy sao băng Puppid-Velid bất cứ khi nào điểm bức xạ của trận mưa rào – trong chòm sao Vela – ở phía trên đường chân trời, với số lượng sao băng nhìn thấy càng tăng thì điểm bức xạ trên bầu trời càng cao.

Monocerotid🌠
Cơn mưa sao băng Monocerotid hoạt động từ ngày 5 tháng 12 đến ngày 20 tháng 12, tạo ra lượng mưa sao băng cực đại vào khoảng ngày 9 tháng 12. Trong khoảng thời gian này, sẽ có cơ hội nhìn thấy các sao băng Monocerotid bất cứ khi nào điểm bức xạ của trận mưa sao băng – trong chòm sao Monoceros – ở phía trên đường chân trời, với số lượng sao băng nhìn thấy được càng tăng thì điểm bức xạ trên bầu trời càng cao.

Nguồn: https://in-the-sky.org/news.php?amp=1&id=20241205_10_100

Ảnh: https://skyandtelescope.org/astronomy-news/observing-news/intense-meteor-outburst-expected-alpha-monocerotids/ https://theskylive.com/meteorshower-puppidvelids




P/s: Theo một truyền thuyết thú vị về mưa sao băng của cộng đồng người La mã thì mỗi ngôi sao bay qua tượng trưng cho thứ phép thuật màu nhiệm, diệu kì. Bởi lẽ đó họ quan niệm rằng bất cứ ai bắt gặp được mưa sao băng là một điều rất may mắn. Nếu bạn có cơ duyên được chứng kiến những trận mưa sao băng trong tháng này thì hãy thử nhắm mắt lại ước một điều nhé!
:)Biết đâu lại có người cùng đi chơi noel🎄

04/12/2023

5/12/2023 - TRĂNG HẠ HUYỀN

Hạ huyền

"thời gian vào khoảng đầu tuần🗓 cuối cùng của tháng âm lịch, mặt trăng đã khuyết thành hình bán nguyệt (thường là ngày 22 hoặc 23 âm lịch); phân biệt với thượng huyền" Thượng huyền "khoảng thời gian vào khoảng giữa của nửa đầu tháng âm lịch, khi mặt trăng có hình bán nguyệt (thường là các ngày 7, 8, 9 âm lịch); phân biệt với hạ huyền"

Phân biệt theo thời gian⏱

Thế nhưng cách giải thích này không hoàn toàn chính xác và gây nhầm lẫn như sẽ đề cập bên dưới. Hãy xem trăng thượng huyền và trăng hạ huyền từ lúc chúng mới mọc cho đến lúc tàn trong hình dưới đây.

Bên trái bức ảnh là trăng thượng huyền, bên phải là trăng hạ huyền theo tiến trình thời gian từ lúc mới mọc cho đến khi trăng tàn. Như vậy thì thấy ở trường hợp trăng hạ huyền, ngay khi mới mọc thì đường huyền không nằm bên dưới mà lại hướng lên trên, còn trăng thượng huyền thì ngược lại. Hơn nữa, khi đến đỉnh thì đường huyền không hướng lên hay xuống mà hướng sang ngang ở cả hai trường hợp.

Như vậy thì cách phân biệt trăng thượng huyền hay trăng hạ huyền là dây cung (huyền) hướng lên hay hướng xuống vào lúc trăng tàn. Trăng thượng huyền mọc vào ban ngày, đến chiều tối thì đạt đến đỉnh và lặn vào nửa đêm. Lúc này dây cung (đường huyền) hướng lên trên. Còn trăng hạ huyền thì mọc vào nửa đêm, đạt đến đỉnh vào rạng sáng và lặn vào ban trưa.

Theo:https://kholuu.files.wordpress.com/2015/11/trang_thuong_ha_huyen.pdf


30/10/2023

🔥THÔNG BÁO TUYỂN THÀNH VIÊN VXAC - CLB Thiên Văn Trường THPT Vinh Xuân 🔥

👉CHÚNG MÌNH LUÔN Ở ĐÂY ĐỢI CÁC BẠN ĐẾN!
🌈Có lúc nào bạn nhìn lên bầu trời và nghĩ: chúng ta có đơn độc?
Liệu...vũ trụ ngoài xa kia, có những gì? Ở ngoài kia, sẽ là một bầu trời đầy ánh sáng của hành tinh và ngôi sao, hay chỉ là một màn đêm vô tận?

🔥VXAC- CLB Thiên Văn trường THPT Vinh Xuân, nơi giành cho các học sinh yêu thích thiên văn trong trường có thể tìm hiểu về bộ môn thú vị này. Qua đó, học hỏi được nhiều kiến thức về thiên văn học. Tạo một sân chơi, môi trường mới cho những ai có đam mê và yêu thích thiên văn cùng nhau gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu, bàn luận nhiều kiến thức về thiên văn . Cũng như rèn luyện một số kĩ năng mền cho các bạn thành viên tham gia.

🔥Ngoài ra, các dự án thú vị được CLB triển khai như: Dự án " Chạm tới bầu trời "; " Kính thiên văn - Kết nối những khoảng trời "; Mô hình Hệ Mặt Trời; các buổi seminar; những chuyến viếng thăm đến những mảnh đời khó khăn,...Vì những dự án rất ý nghĩa và thiết thực này, khối lượng công việc sẽ khá nhiều. Vì vậy, chúng mình cần các bạn - những người đang mang trong mình tinh thần vì cộng đồng, tinh thần muốn giúp đỡ nhiều hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong cuộc sống này cùng tham gia để có thêm nhân lực hoàn thành các dự án!

👉Vì thế: VXAC cần các bạn, và cũng sẽ luôn đợi các bạn!​

🔥2023-2024 chúng mình muốn đây sẽ là năm thú vị và thiết thực để lan tỏa niềm đam mê thiên văn, niềm đam mê khoa học đến với mọi người xung quanh. Đây cũng sẽ là cơ hội và môi trường cho các bạn có thể đem lòng yêu thương và tinh thần vì cộng đồng của mình lan tỏa ra cho mọi người có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

🔥Các bạn đã sẵn sàng tham gia CLB với chúng tớ chưa?
🔥Còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng kí một vé vào mái nhà VXAC..
📍Để đăng kí các bạn bấm vào đường link bên dưới điền đầy đủ thông tin nhé: https://forms.gle/JVwUQ1b5AyXMQvka8
👉Thông tin khái quát về VXAC - CLB THIÊN VĂN TRƯỜNG THPT Vinh Xuân:
https://docs.google.com/document/d/1REwFn7xP4DuAnps33zGPocOIBUQcU3oCDwmCJr1T3rw/edit?usp=sharing
_________________________________________________________________
🔥THÔNG TIN LIÊN HỆ
📍CHỊ: Nguyễn Thị Đỗ Min - Chủ Nhiệm
https://www.facebook.com/profile.php?id=100080455352538&mibextid=LQQJ4d
📍CHỊ: Lê Cát Tường Vi - Phó Chủ Nhiệm
https://www.facebook.com/profile.php?id=100080076717700&mibextid=LQQJ4d
📍ANH: Nguyễn Hoàng Long - Phó Chủ Nhiệm

LƯU Ý: Check mail và xem tin nhắn chờ zalo thường xuyên.

03/07/2023

SIÊU TRĂNG ĐẦU TIÊN TRONG NĂM 2023 SẮP DIỄN RA💥

🔊Theo nguồn tin của HAS - Hội Thiên Văn Hà Nội, hôm nay, 3/7/2023 sẽ xuất hiện siêu trăng đầu tiên trong số 3 siêu trăng của năm 2023.

🌝Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối với mặt trời nên toàn bộ bề mặt của mặt trăng sẽ được chiếu sáng. Pha này sẽ diễn ra vào 18:40. Trăng tròn tháng 7 còn được các bộ tộc Mỹ bản địa gọi là Trăng Hươu bởi trong thời gian này những cặp sừng của các chú hươu sẽ bắt đầu mọc.

🔎Mùa trăng này cũng còn được biết đến với cái tên Trăng Sấm Sét hoặc Trăng Rơm. Mặt trăng sẽ ở sát vị trí gần nhất với trái đất nên trông có vẻ to hơn và sáng hơn bình thường một chút.
Hãy gửi vào đây những bức hình thật đẹp của siêu trăng tối nay nhé📷!





P/s: Tương truyền rằng, nếu ai cầu nguyện vào siêu trăng đầu tiên của năm, điều ước sẽ thành hiện thực. Chúc các sĩ tử đều có một kết quả xứng đáng với những gì bạn đã bỏ ra nhé🍀
Cũng xin chúc những ước nguyện tốt đẹp của mọi người được trở thành hiện thực😊

Ảnh: cre Facebook

Photos from VXAC - CLB Thiên Văn trường THPT Vinh Xuân's post 26/05/2023

Khép lại - một chút kỉ niệm cùng Hội người mù tỉnh Thừa Thiên Huế.

💫Ngày 25/5 vừa qua, VXAC- CLB Thiên Văn trường THPT Vinh Xuân đã tổ chức buổi giao lưu với chủ đề " VẺ ĐẸP CỦA BẦU TRỜI ĐÊM " với sự tham gia của các bạn thành viên CLB và các thầy, cô cùng các anh chị, các bạn trong Hội người mù tỉnh Thừa Thiên Huế

✨Bạn thích bầu trời như thế nào? Trong xanh, sau mưa...? Có bao giờ bạn từng nghĩ, vẻ đẹp của bầu trời đêm như thế nào? Đến với buổi giao lưu lần này, chúng mình đã cùng nhau quy tụ tại trung tâm của Hội người mù tỉnh Thừa Thiên Huế để tìm hiểu hơn về những điều kì diệu của bầu trời đêm, nơi dù có bóng tối nhưng vẫn mang vẻ đẹp của nó. Với những phần trình bày đầy thú vị đến từ phía các thành viên CLB cùng những chuyên mục hỏi đáp, trò chơi và các món quà nhỏ đến cho các bạn trong Hội. Chúng mình đã có một buổi giao lưu đầy ý nghĩa..

💫Xin cảm ơn sự nhiệt tình chào đón của các thầy cô, các bạn trong hội đối với CLB chúng mình. Dẫu biết các bạn không có nhiều điều kiện như chúng mình, nhưng các bạn đã không quản ngại lắng nghe, tìm hiểu và tham gia một cách rất nhiệt tình. Đây là một điều mà chúng mình hết sức trân trọng.

💚 Ngoài ra, xin cảm ơn cả quý anh chị cựu thành viên của CLB, nhất là quý cựu chủ nhiệm đã đóng góp to lớn cho chúng em, hướng dẫn, tài trợ cho chúng em để buổi giao lưu trở nên suôn sẻ nhất có thể. Có thể chúng em còn nhiều thiếu sót và chưa thực sự như ý muốn của các anh chị, mong anh chị thông cảm và bỏ qua.
Vẫn mong mọi người có thể đồng hành cùng VXAC, để chúng mình ngày càng trưởng thành và phát triển hơn.


Photos from VXAC - CLB Thiên Văn trường THPT Vinh Xuân's post 03/04/2023

💡Như các bạn cũng đã biết về kính viễn vọng, Trong các ứng dụng thiên văn, chúng còn được gọi là kính thiên văn 🔭

Bất kỳ ai muốn nghiên cứu về lĩnh vực này đều cần trang bị một kính thiên văn ở thời điểm này hoặc thời điểm khác.

✔Kính thiên văn thực sự đã giúp khám phá ra vị trí của chúng ta trong vũ trụ. Thuở xưa, các thuyền trưởng và cả cướp biển thường sử dụng kính thiên văn chỉ có độ phóng đại 4 lần và có trường nhìn rất hẹp. Tuy nhiên, kính thiên văn ngày nay là những chuỗi kính khổng lồ, có khả năng quan sát mọi góc cạnh của vũ trụ. Kính thiên văn hoạt động giống như con mắt nâng cấp của chúng ta và giúp ta quan sát những thứ mà mắt thường không thể thấy được.
🔧Về mặt kĩ thuật, kính thiên văn là một thiết bị quang học có khả năng phóng đại hình ảnh của vật thể ở xa bằng việc sử dụng hệ thống kính và gương cầu được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Thuật ngữ “kính thiên văn” (telescope) thường ám chỉ kính thiên văn quang học, nhưng chúng đã trải qua những biến đổi lớn kể từ khi ra đời vào thế kỉ 17. Hệ quả là ngày nay chúng ta có nhiều loại kính thiên văn hoạt động trên các dải bước sóng khác nhau, từ sóng vô tuyến cho tới tia gamma. Mục đích chính của kính thiên văn là thu gom ánh sáng và các bức xạ do vật thể ở xa phát ra và hội tụ chúng vào một tiêu điểm, nơi ảnh có thể được quan sát, chụp lại hoặc khảo sát.

⏳Lược sử kính thiên văn

📍Kính viễn vọng đầu tiên được chế tạo vào khoảng 400 năm trước, cụ thể là năm 1608, bởi một nhà sản xuất kính mắt người Hà Lan có tên Hans Lippershey. Cho dù Lippershey không nhận bản quyền sáng chế, tin tức về phát minh mới của công đã lan truyền nhanh như một “đám cháy” trên khắp châu u. Thiết kế của Lippershey cơ bản bao gồm một vật kính lồi và một thị kính lõm. Thiết bị này có khả năng phóng đại vật thể lên 3 lần so với kính thước gốc.

📎Khi Galileo Galilei nghe tin về kính viễn vọng của Hans Lippershey vào năm 1609, ông ngay lập tức bắt tay vào thiết kế mà không hề xem qua thiết bị của Hans. Ông đã cải thiện đáng kể năng lực của kính thiên văn và đạt được độ phóng đại 20 lần. Hơn thế nữa, Galileo trở thành người đầu tiên hướng kính viễn vọng lên bầu trời và và phát hiện ra bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc vào năm 1610.

✏️Kính viễn vọng phổ thông có 3 loại chính là: Khúc xạ, Phản xạ và Tổ hợp ngoài ra còn những loại kính dùng cho các nhà thiên văn chuyên nghiệp như kính thiên văn vô tuyến, kính thiên văn hồng ngoại…

💡Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kính viễn vọng phản xạ hay kính thiên văn phản xạ là loại kính viễn vọng sử dụng một hoặc một vài gương phản xạ phản chiếu ánh sáng và hình thành một hình ảnh. Nó còn được gọi là kính thiên văn catoptric.

✔Kính viễn vọng phản xạ đã được phát minh vào thế kỷ 17 như là một sự thay thế cho kính viễn vọng khúc xạ. Vào thời đó, thiết kế kính viễn vọng chịu sự quang sai màu sắc nghiêm trọng. Mặc dù kính thiên văn phản xạ tạo ra các loại quang sai khác, nhưng nó là một thiết kế cho phép áp dụng các kính vật đường kính rất lớn

✔Ngày nay hầu hết các kính thiên văn chính được sử dụng trong nghiên cứu thiên văn là những kính phản xạ. Kính phản xạ có nhiều biến thể thiết kế và có thể sử dụng các yếu tố quang học khác để cải thiện chất lượng hình ảnh hoặc đặt hình ảnh ở vị trí thuận lợi về mặt cơ học.

🔎Kính viễn vọng phản xạ hoạt động dựa trên sự tảo ảnh của vật ở xa bằng các gương, thông qua hiện tượng phản xạ các bức xạ điện từ.

💡Là Một trong các kính viễn vọng phản xạ đầu tiên do nhà thiên văn người Scotland James Gregory phát minh năm 1663, dùng một mặt gương lõm hội tụ thay vì thấu kính hội tụ để thu gom ánh sáng tới tạo ảnh. Ảnh có thể được thu thập hay được phóng đại thêm qua các gương phụ trợ.

Kính viễn vọng phản xạ có ưu điểm lớn là tránh hiện tượng tán sắc.🌈

💡Với mọi kính viễn vọng, số photon thu được tỷ lệ thuận với diện tích phần thu (gương đối với kính viễn vọng phản xạ và thấu kính với kính viễn vọng khúc xạ). Đồng thời độ phân giải tỷ lệ với đường kính của phần thu. Ví dụ, khi dùng gương có bán kính gấp đôi, khả năng thu gom ánh sáng lên gấp bốn lần và độ phân giải tăng hai lần. Việc tăng kích thước gương có thể được thực hiện dễ dàng hơn so với tăng kích thước thấu kính. Đây cũng là ưu điểm của kính viễn vọng phản xạ.

✏️Đa số các kính viễn vọng ngày nay, có đường kính cỡ từ vài chục xentimét trở lên, phục vụ cho quan sát thiên văn, đều là kính viễn vọng phản xạ.

📡Vật kính của kính thiên văn phản xạ là gương cầu hoặc gương parabol(được gọi là gương sơ cấp).

▫️Thị kính có thể là thấu kính phân kỳ hoặc hội tụ tiêu sắc.

💡Đặc điểm của kính thiên văn phản xạ

🔭Kính thiên văn phản xạ thường có đường kính lớn nên thu được ánh sáng tốt hơn, màu sắc trung thực hơn, độ phóng đại cũng lớn hơn kính khúc xạ nhưng giá thành lại rẻ.

✘Bên cạnh những ưu điểm của mình, dòng kính phản xạ cũng không thiếu những nhược điểm không mấy…dễ chịu như bị méo hình ở biên, bị cầu sai, dễ bị lệch trục và kém bền hơn kính khúc xạ, đường kính gương lớn nên không thuận tiện cho việc mang đi du lịch 🏕

25/03/2023

🌏GIỜ TRÁI ĐẤT 2023: CHUNG TAY TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG, CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU🌏

Giờ Trái Đất (Earth Hour)-một sự kiện hằng năm được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) khuyến khích tất cả mọi người tắt điện, thiết bị gia dụng trong vòng 60 phút.

Với chủ đề “The Biggest Hour for Earth” –“Thời khắc quan trọng cho Trái đất”, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 được phát động nhằm nhấn mạnh đây là thời điểm chúng ta cần thay đổi, thúc đẩy mạnh mẽ hơn để đảm bảo các mục tiêu toàn cầu về đa dạng sinh học.

Giờ Trái Đất 2023 diễn ra hôm nay ngày Thứ bảy, 25/3/2023. Thời gian từ 20h30-21h30 (theo giờ địa phương).

Giờ Trái Đất được khởi xướng đầu tiên ở Sydney- Úc vào năm 2007, tới năm 2010 đã có tới 126 quốc gia tham dự sự kiện này. Năm 2009, Việt Nam chính thức tham gia hưởng ứng sự kiện Giờ Trái Đất.

Hoạt động hưởng ứng Giờ Trái Đất: Tắt đèm, toỏ chức sự kiện, đạp xe, nhảy flashmob,...

Ý nghĩa, mục đích của Giờ Trái Đất: Hành động tắt đèn góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm điện năng, giảm CO2, chống biến đổi khí hậu, giảm hiệu ứng nhà kính, đây là lúc để cộng đồng tạo liên kết nhằm góp phần tạo nên một thế giới phát triển vững bền hơn.

Lợi ích thu được từ Giờ Trái Đất qua các năm:
Năm 2007 giảm 10,2% sản lượng điện tiêu thụ, giảm 24,86 tấn khí CO2.
Năm 2008 với sự tham gia của hơn 35 quốc gia, được người dân hưởng ứng nhiệt tình.
Năm 2009 có 82 quốc gia và khoảng 2100 thành phố tham gia hưởng ứng.

Hãy chung tay chia sẻ và tới những người xung quanh bạn để cùng nhau hưởng ứng sự kiện đầy ý nghĩa này, góp phần giúp hành tinh của chúng ta trở nên tốt đẹp tạo ra sự lan tỏa để giúp thay đổi môi trường sống tốt hơn.

07/03/2023

Sao Kim hay Kim tinh, còn gọi là sao Thái Bạch là thứ 2 trong hệ mặt trời, tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày .Nó là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối đủ sáng để tạo nên bóng trên mặt nước.Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà còn gọi là sao Hôm và sao Mai.
ĐẶC TRƯNG✨:
Sao Kim đôi khi người ta còn coi nó là "hành tinh chị em" với do kích cỡ, gia tốc hấp
dẫn, tham số quỹ đạo gần giống với Trái Đất. Tuy nhiên, người ta đã chỉ ra rằng nó rất khác
Mật độ không khí trong của nó lớn nhất trong số bốn hành tinh đất đá
Với nhiệt độ bề mặt trung bình bằng 735 K (462 °C), Sao Kim là hành tinh nóng nhất .
Đường kính của Sao Kim bằng 12.092 km và khối lượng của nó bằng 81,5% . Địa mạo trên bề mặt hành tinh khác xa so với địa hình trên Trái Đất. Tổng khối lượng của cacbon dioxide chiếm tới 96,5% khối lượng khí quyển
v.v...
ĐỊA LÝ⛰️:
Vào các năm 1975 và 1982 đã chụp lại bức ảnh bề mặt được bao phủ bởi và những tảng đá góc cạnh tương đối.
Bề mặt hành tinh đã được vẽ chi tiết từ tàu năm 1990–91. Trên bản đồ hành tinh hiện lên những chi tiết cho thấy khả năng có hoạt động của núi lửa, và sự có mặt của trong khí quyển còn cho thấy khả năng có một số vụ phun trào gần đây.
Khoảng 80% diện tích bề mặt Sao Kim bao phủ bởi những đồng bằng núi lửa phẳng, hay 70% đồng bằng có những rặng núi và 10% đồng bằng .
Hai cao nguyên chiếm phần còn lại của diện tích bề mặt, một lục địa nằm ở bán cầu bắc và lục kia nằm ở ngay phía nam xích đạo hành tinh. Các nhà khoa học đặt tên lục địa phía bắc là , dựa theo tên của nữ thần tình yêu của người , có diện tích xấp xỉ bằng . Maxwell Montes, ngọn núi cao nhất trên Sao Kim, nằm ở lục địa Ishtar Terra. Nó cao xấp xỉ 11 km tính từ mốc trung bình của bề mặt hành tinh. Lục địa bán cầu nam được đặt tên là , theo tên nữ thần tình yêu trong , và là lục địa cao nguyên lớn nhất với diện tích xấp xỉ lục địa .
Hành tinh này có một vài , và do đó bề mặt hành tinh còn tương đối trẻ, xấp xỉ khoảng 300–600 triệu năm tuổi.
KHÍ QUYỂN VÀ KHÍ HẬU🌦️:
Ngoài các hố va chạm, núi và thung lũng thường gặp trên các hành tinh đất đá, Sao Kim cũng có những nét đặc trưng riêng. Một trong số đó là những địa hình dạng núi lửa phẳng gọi là "farra", nhìn giống như bánh đa với đường kính 20–50 km, và cao 100–1.000 m; hệ thống những vết nứt hướng về tâm hình cánh sao gọi là "novae"; những vết nứt gãy đặc trưng hướng về tâm và bao bởi những vết nứt đồng tâm giống như mạng nhện hay gọi là "arachnoids"; và "coronae".Những đặc trưng riêng này có nguồn gốc liên quan đến núi lửa.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy hàng tỷ năm trước khí quyển của Sao Kim từng khá giống với khí quyển Trái Đất hơn so với ngày nay, và một số người giả thuyết đã tồn tại nước lỏng trên bề mặt hành tinh, nhưng sau chu kỳ từ 600 triệu đến vài tỷ năm, khiến bốc hơi hoàn toàn lượng nước này, và sinh ra lượng khí nhà kính tới mức giới hạn trong bầu khí quyển của nó.
QUỸ ĐẠO VÀ SỰ TỰ QUAY💫:
Quỹ đạo Sao Kim quanh Mặt Trời có khoảng cách trung bình bằng 0,72
(108.000.000 ; 67.000.000 ), và hoàn thành một chu kỳ quỹ đạo khoảng 224,65 ngày. Mặc dù , quỹ đạo Sao Kim có dạng gần tròn nhất, với nhỏ hơn 0,01.
QUAN SÁT🕵️:
Sao Kim luôn luôn sáng hơn bất kỳ một ngôi sao nào ngoài Mặt Trời. Hành tinh này đủ sáng để có thể nhìn thấy vào buổi trưa khi trời quang đãng vào thời điểm thích hợp,và nó có thể dễ dàng nhìn thấy khi Mặt Trời ở dưới đường chân trời.
Sao Kim "vượt qua" Trái Đất cứ mỗi 584 ngày Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.Trong mỗi chu kỳ này, nó thay đổi từ "Sao Hôm", hiện lên sao khi Mặt Trời lặn, thành "Sao Mai", nhìn thấy được trước khi Mặt Trời mọc.
SỰ ĐI QUA CỦA SAO KIM :
Mặt phẳng quỹ đạo Sao Kim hơi nghiêng so với của Trái Đất; do vậy khi hành tinh vượt qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, nó thường không đi qua đĩa Mặt Trời. Hiện tượng xuất hiện khi thời điểm giao hội trong của hành tinh trùng với vị trí có mặt của nó trên mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Sự đi qua này có chu kỳ 243 năm trong đó có cặp hiện tượng đi qua cách nhau 8 năm, mỗi cặp hiện tượng này cách nhau khoảng 105,5 năm hoặc 121,5 năm—hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời do nhà thiên văn học tính toán và phát hiện đầu tiên vào năm 1639
SỰ HIỆN DIỆN CỦA SAO KIM VÀO BAN NGÀY:
Dễ dàng quan sát Sao Kim nhất vào giữa lúc ban ngày (broad daylight) là vào khoảng thời gian giữa lúc nó sáng rực nhất trên bầu trời buổi tối hoặc buổi sáng .



Hình ảnh: https://pin.it/3JTZWPr

06/03/2023

Xin chào mọi người,hôm nay chúng ta sẽ giải mã bí mật 12 cung hoàng đạo❓

Theo lý thuyết thiên văn học trên thế giới, mỗi cá nhân sinh ra đều sẽ tượng trưng cho các cung hoàng đạo khác nhau. Chúng không chỉ là chòm sao chiếu mệnh mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của mỗi người. Sau đây, hãy cùng mình tìm hiểu tất tần tật về 12 cung hoàng đạo ngày sinh tháng sinh bao nhiêu qua bài viết này nhé.

1.CUNG HOÀNG ĐẠO LÀ GÌ?
Nhằm giải đáp cho câu hỏi 12 cung hoàng đạo là gì, trước hết nghĩa “Hoàng đạo” tức chỉ vị trí của mặt trời vào lúc bạn sinh ra đời. Từ góc nhìn Trái đất, một năm mặt trời sẽ di chuyển đi qua các chòm sao, tạo thành một vòng tròn lớn tên Ecliptic. Vòng tròn này được chia thành mười hai phần bằng nhau gọi là Chòm sao hoàng đạo.

Kết nối với tất cả ngôi sao trong một chòm sao✨, ta sẽ hình thành nên các biểu tượng đặc trưng của đồ vật hoặc loài vật và từ đó người ta đặt tên theo chính hình dạng họ thấy. Suy cho cùng, mỗi người đều có một cung hoàng đạo, tương ứng theo khoảng thời gian mặt trời nằm trong một khu vực của chòm sao chính là sinh nhật của mình.

Người ta tin rằng, cung hoàng đạo 12 con giáp khác nhau sẽ thể hiện những cá tính và đặc điểm khác nhau. Cung hoàng đạo của 12 tháng sinh bao gồm: Kim Ngưu ♉, Bạch Dương ♈, Cự Giải ♋, Song Tử ♊, Xử Nữ ♍, Sư Tử♌ , Bọ Cạp ♏, Thiên Bình ♎, Ma Kết ♑, Nhân Mã ♐, Song Ngư ♓ và Bảo Bình ♒

2. NGUỒN GỐC CUNG HOÀNG ĐẠO
Nếu ở khu vực phương Đông, ta có truyền thống xem tử vi dựa trên vận mệnh 12 con giáp thì đối với phương Tây, họ sẽ dựa trên tử vi của 12 cung hoàng đạo để đoán tính cách của một người.

Cụ thể hơn, cung hoàng đạo do các nhà thiên văn học cổ đại chiêm tinh Babylon sáng tạo ra, có nguồn gốc trước công nguyên. Tên tiếng anh là Zodiac – tức nghĩa “Bánh xe cuộc sống” với 12 phần bằng nhau, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp.

Ngày nay, việc sử dụng 12 cung hoàng đạo tháng sinh lẫn 12 cung hoàng đạo ngày sinh để tiên đoán tương lai, sự nghiệp, vận mệnh và tình duyên đã không còn xa lạ gì đối với giới trẻ ở khắp nơi trên thế giới🌏.

3. NGÀY SINH CỦA CÁC CUNG HOÀNG ĐẠO
Trước khi tìm hiểu ý nghĩa cung hoàng đạo thì đầu tiên bạn phải xác định được ngày tháng năm sinh của bản thân dựa trên Lịch Dương🗓

► Từ ngày 22/12 tới ngày 19/01: Cung Ma Kết ♑.
► Từ ngày 20/01 tới 18/02: Cung Bảo Bình ♒.
► Từ ngày 19/02 tới 20/03: Cung Song Ngư ♓.
► Từ ngày 21/03 tới 20/04: Cung Bạch Dương ♈.
► Từ ngày 21/04 tới 20/05: Cung Kim Ngưu ♉.
► Từ ngày 21/05 tới 21/06: Cung Song Tử ♊.
► Từ ngày 22/06 tới 22/07: Cung Cự Giải ♋.
► Từ ngày 23/07 tới 22/08: Cung Sư Tử ♌.
► Từ ngày 23/08 tới 22/09: Cung Xử Nữ ♍.
► Từ ngày 23/09 tới 23/10: Cung Thiên Bình ♎.
► Từ ngày 24/10 tới 22/11: Cung Bọ Cạp ♏.
► Từ ngày 23/11 tới 21/12: Cung Nhân Mã ♐.

4. CÁC YẾU TỐ CỦA CUNG HOÀNG ĐẠO
Tương tự lời giải đáp các thắc mắc cung hoàng đạo là gì, có mấy cung hoàng đạo thì tiếp theo, cứ mỗi 3 cung hoàng đạo hợp nhau sẽ được sắp xếp vào 4 nhóm yếu tố chính bao gồm: Nước – Lửa – Đất – Không Khí, ứng với 4 mùa trong năm Xuân – Hạ – Thu – Đông.

✔️ Yếu tố Nước🌊: sở hữu cung Bọ Cạp, Cự Giải, Song Ngư. Người mang yếu tố cung hoàng đạo này đặc biệt cực kỳ nhạy cảm, dễ xúc động và trực giác cao. Họ có tâm hồn bí ẩn như đại dương rộng lớn, yêu thích những cuộc trò chuyện, hàn thuyên sâu sắc. Luôn là người sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ điều gì một cách thầm lặng.

✔️ Yếu tố Lửa🔥: bao gồm cung Sư Tử, Bạch Dương, Nhân Mã. Người sở hữu yếu tố này có xu hướng năng động, quyết tâm đạt được mục đích và đôi khi hơi thất thường. Họ khó có thể kiểm soát bản tính nóng giận của mình. Tuy nhiên, chính vì thế họ là người rất mạnh mẽ về mặt thể chất lẫn tinh thần sống lý tưởng.

✔️ Yếu tố Đất🪨: có các cung như Ma kết, Xử Nữ, Kim Ngưu. Chủ yếu ở yếu tố này là tính cách thực tế, ngại thay đổi và bảo thủ, đôi khi cũng rất dễ xúc động trước một việc gì đó to lớn. Họ không chỉ thực tế mà còn vô cùng trung thành, ổn định, luôn muốn được gắn bó ở một môi trường lâu dài.

✔️ Yếu tố Không Khí💨: yếu tố cuối cùng bao gồm các cung hoàng đạo hợp nhau là Song Tử, Bảo Bình, Thiên Bình. Những người này thường có một tinh thần cực kỳ lý trí, thích giao tiếp, mở rộng mối quan hệ xung quanh. Ngoài ra họ còn sở hữu trí tuệ, tư duy thông minh, thích đọc sách và tham gia các buổi thảo luận nhằm đưa ra lời khuyên hợp lý.

5.TỔNG KẾT❗️

Qua bài viết trên, chúng ta đã giải đáp tất tần tật bí mật 12 cung hoàng đạo một cách chính xác nhất cũng như cho biết nguồn gốc và ý nghĩa cung hoàng đạo. Tuy chỉ mang tính chất tham khảo nhưng bài viết này nhằm giúp bạn tìm ra được tính cách, sở thích phù hợp với bản thân.

Từ đó, không ngừng nỗ lực, cố gắng đạt mục tiêu mà bản thân đề ra trong cuộc sống. Cuối cùng,xin kính chúc bạn luôn gặp nhiều thành công, may mắn và hạnh phúc.
**Hình ảnh:https://www.inner-sky.com/


01/03/2023

🌃Vào mỗi đêm, khi quan sát bầu trời đêm🌉, chúng ta thường nghĩ đến một loạt những câu chuyện thần thoại Hy Lạp như Anh Tiên bay đến giải thoát cho Tiên Nữ, Lạp Hộ đối mặt với những con thú dữ, Mục Phu và những con gấu quay quanh cực, đoàn tàu Argo đi tìm kiếm bộ lông cừu... Những điều này được mô tả bởi một nhóm các ngôi sao mà những nhà thiên văn học gọi là chòm sao.✨

✔️Chòm sao là phát minh của trí tưởng tượng con người, không phải do tự nhiên sắp đặt.💭

💁‍♂️ Chúng là những khuôn mẫu qui ước do con người tưởng tượng ra từ những ngôi sao xuất hiện hỗn độn trong bầu trời đêm. Nó giúp cho việc định hướng trong hàng hải🧭, dẫn dắt con người đi trên sa mạc, tính toán lịch nông nghiệp cổ đại📆, đồng hồ trong đêm tối🗺️. Việc phân chia bầu trời thành từng nhóm giúp ta kiểm soát việc đó dễ dàng hơn.

✔️Tổng quan lịch sử hình thành tên gọi 88 chòm sao🌠

👉Hệ thống các chòm sao mà chúng ta sử dụng ngày nay, phần lớn từ danh sách 48 chòm sao được công bố vào thập kỷ 150 bởi nhà khoa học Hy Lạp Ptolemy trong cuốn sách Almagest. Sau đó các nhà khoa học đã bổ sung thêm 40 chòm sao nữa để lấp đầy những khoảng trống trên bầu trời không có trong danh sách các chòm sao của Ptolemy ở vùng quanh cực Nam Trái Đất, những nơi mà không thể quan sát được từ Hy Lạp. Kết quả là có 88 chòm sao kề nhau được chấp nhận bởi Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế (IAU).🌌

👉48 chòm sao của Ptolemy
☞ Thiên văn học Hi Lạp đạt tới đỉnh cao dưới thời Ptolemy (100-178), người làm việc cho Alexandria, Ai Cập. Khoảng thập niên 150, Ptolemy giới thiệu một bản tóm lược kiến thức thiên văn học Hi Lạp mà nó thường được biết đến với tiêu đề Ả Rập Almagest. Phần trung tâm của cuốn sách là danh mục hơn 1000 ngôi sao được xếp vào 48 chòm sao sáng từ tài liệu của Hipparchus ba thế kỷ trước đó.
☞Điều thú vị là Ptolemy không định danh những ngôi sao trong danh mục của mình bởi các ký tự Hy Lạp như trong thiên văn học hiện nay, nhưng ông mô tả vị trí của nó trong chòm sao. Như trong chòm sao Kim Ngưu ♉có ngôi sao "mắt đỏ phía Nam" (nay là Aldebaran), đôi khi nó có cái tên khá cồng kềnh như "2 ngôi sao tận cùng phía Nam của cái móc nhỏ ở đuôi con tàu" để chỉ ngôi sao Xi – Thuyền Vĩ.

👉Do thám bầu trời phương Nam:
☞Năm 1603, Frederick de Houtman (1571-1627) đã công bố 303 ngôi sao, mặc dù trong đó đã có 107 ngôi sao đã được Ptolemy liệt kê.
☞Từ danh sách những ngôi sao phương Nam của De Houtman, nó được chia thành 12 chòm sao thể hiện trên quả cầu của Plancius và Hondius. 12 chóm sao ấy được gọi là 12 chòm sao Phương Nam.
Lấp đầy những lỗ hổng còn lại trên thiên cầu

👉Một số sự kiện chính:
☛10 chòm sao mới được giới thiệu vào cuối thế kỷ XVII bởi nhà thiên văn học Ba Lan Johannes Hevelius (1611-1687) đã lấp đầy những lỗ hổng còn lại trên thiên cầu Bắc. Nhưng trong đó chỉ 7 chòm sao được chấp nhận.

☛Năm 1754 nhà Thiên văn học người Pháp Nicolas Louis de Lacaille (1713-1762) đã giới thiệu một bản đồ sao phương Nam với Viện hàn lâm Hoàng gia Pháp, trong đó ông giới thiệu 14 chòm sao mới được ông đặt tên. Trong danh sách này, ông chia chòm sao Argo Navis – tên một con tàu thành 3 chòm sao: Thuyền Để, Thuyền Vĩ, Thuyền Phàm mà ngày nay chúng ta sử dụng.
….…………
❗Ấn định 88 chòm sao🌌
Tại phiên họp toàn thể đầu tiên năm 1922, IAU đã chính thức chấp nhận danh sách 88 chòm sao bao trùm toàn bộ bầu trời mà ngày nay chúng ta đang sử dụng. IAU trao trách nhiệm cho nhà thiên văn học người Bỉ Eugène Delporte (1882-1955) vẽ đường ranh giới giữa các chòm sao.
**Hình ảnh:
https://www.iau.org/public/images/detail/aur/



**Chúc các bạn buổi tối vui vẻ🥰

Photos from VXAC - CLB Thiên Văn trường THPT Vinh Xuân's post 23/02/2023

Xin chào các bạn👋, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số thông tin về chòm sao♒ trong thiên văn học 🔭. Chắc hẳn chúng ta ai ai cũng đã tìm hiểu về chòm sao ít nhất một lần, đặc biệt là chòm sao của chúng ta.🔎

🤔Vậy thì, chòm sao là cái gì?

💁‍♂️Trong thiên văn học, chòm sao được định nghĩa là tập hợp của những ngôi sao hay nhóm các ngôi sao nhất định, để tạo thành các hình dạng dễ thấy ở trên bầu trời như là: các vật thể, sinh vật, con người, thần tiên. Phần nhiều trong đó là những truyền thuyết và thần thoại.

🤔Các bạn có nghĩ các chòm sao có công dụng gì không?

👉Thời xưa khi mà các công cụ giúp xác định phương hướng chưa hiện đại như bây giờ. Đặc biệt khi các tàu đi ở biển vào đêm tối nêu không có la bàn thì việc xác định phương hướng có vẻ khó khăn nhưng một trong những giải pháp để khắc phục việc đó là nhờ các chòm sao ở trên bầu trời. Cụ thể thì nhờ các chòm sao mà hoa tiêu (người dẫn dắt tàu giúp tàu định hướng được đường đi tới cảng hay vùng đất nào đó) xác định được phương hướng. Và các chòm sao cũng là công cụ cho các nhà thiên văn học xác định được một số ngôi sao nhất định.✨🔭

Hiện nay, Hiệp hội thiên văn quốc tế đã công bố có chính thức 88 chòm sao được phát hiện nổi tiếng trong số đó là 13 chòm sao cung hoàng đạo.♈♉♊

**Sau khi đã biết khái niệm cũng như công dụng các chòm sao thì sang bài viết sau mình sẽ nêu một số lịch sử tiêu biểu của sự hình thành và phát triển của các chòm sao.
**LƯU Ý: hình bên trái là bầu trời phía Bắc và hình bên phải là bầu trời phía Nam
**Hình ảnh:
https://cdn.britannica.com/30/2930-004-9242188B/sky.jpg?s=1500x700&q=85
https://cdn.britannica.com/31/2931-004-710F7741/sky.jpg?s=1500x700&q=85



**Chúc các bạn một ngày vui vẻ🤗

Want your school to be the top-listed School/college in Hue?

Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

°°°《Góc chiêu mộ thành viên của VXAC - CLB Thiên Văn trường THPT Vinh Xuân》°°°🙆‍♀️🙆Các đồng chí ơi, một mùa săn member c...
Chúc mừng sinh nhật thành viên ban Truyền Thông và Văn Nghệ CLB Thiên văn trường THPT Vinh Xuân 🥳🥳🥳 TRẦN NGỌC KIỆT  🥳🥳🥳C...
Chúc mừng sinh nhật chủ nhiệm CLB Thiên văn trường THPT Vinh Xuân 🥳🥳🥳 NGUYỄN VĂN LỢI  🥳🥳🥳CLB chúc chủ nhiệm Lợi có sẽ mộ...

Location

Hue

Category

Website

Address


Trường THPT Vinh Xuân/Xã Vinh Xuân/Huyện Phú Vang/Tỉnh Thừa Thiên Huế
Hue
52000
Other High Schools in Hue (show all)
Trường Quốc Học - Huế Trường Quốc Học - Huế
12 Le Loi, Thua Thien-Hue
Hue, 8454

Đồng hành cùng thời gian, kết nối mọi khoảng cách

UoC - 12 Hoá 1 Quốc Học Huế UoC - 12 Hoá 1 Quốc Học Huế
12 Lê Lợi, Phường Vĩnh Ninh
Hue, 52000

Nơi lưu giữ kỉ niệm của lớp 12 Hoá 1 Quốc Học Huế niên khoá 2020-2023 ❤️

Trường THPT Hương Vinh - Huế Trường THPT Hương Vinh - Huế
Hue

Fanpage dưới sự quản lí của cựu sinh viên. Nhằm hỗ trợ tối đa cho các bạn k

Vitamin B2 BTX Vitamin B2 BTX
Hue

Nơi lưu giữ kỉ niệm của lớp 12B2

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên Phong Điền Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên Phong Điền
52, Văn Lang, Thị Trấn Phong Điền, Huyện Phong Điền
Hue, 53000

Cơ sở giáo dục công lập đào tạo THCS, THPT; đào tạo nghề; liên kết đào tạo

Tổ Vật Lý - KTCN Tổ Vật Lý - KTCN
14 Lê Lợi Huế
Hue

THPT Hai Bà Trưng - Huế

Đoàn Trường THPT Hà Trung Đoàn Trường THPT Hà Trung
Hà Trung
Hue, 530000

Trường THPT Hà Trung được thành lập trên cơ sở từ trường THCS&THPT Hà Trung the

Trưng Vương - Quy Nhơn Trưng Vương - Quy Nhơn
28 Nguyễn Huệ Street, Quy Nhon City, Binh Dinh Province
Hue, 53000

Kỉ niệm 55 năm ngày thành lập 1957 - 2012

Trường THPT Hai Bà Trưng - Huế Trường THPT Hai Bà Trưng - Huế
Số 14 Đường Lê Lợi
Hue, 530000

Fanpage TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG - Huế

Chemcore chemistry class - lớp Hóa Chemcore chemistry class - lớp Hóa
66/10 Xuân Diệu, Thành Phố Huế
Hue

Đây là trang dạy học của thầy Quân các em nhé! Tại đây thầy sẽ cung cấp thông tin lịch học, cũng như các buổi workshops thầy dự định tổ chức trong thời gian sắp đến.

CÙNG HỌC VĂN CÙNG HỌC VĂN
Hue

Nơi trao đổi dạy- học của những ai yêu thích môn ngữ văn.

THPT Phú Lộc Confessions THPT Phú Lộc Confessions
Hue

THPT Phú Lộc Confessions, nơi trao gửi yêu thương! Link để các bạn viết Cfs : https://goo.gl/JbCeZC