25/02/2022
CẬP NHẬT NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ QUỐC TẾ
[ English below]
Nghiên cứu tác động của dịch chiết Địa Hoàng lên tế bào gốc trung mô và cảm ứng quá trình tiền biệt hoá dòng tim của nhóm tác giả PTN Tế bào gốc.
Tại số đầu tiên của năm 2022 tạp chí BioMedicine [Đây là tạp chí thuộc danh mục Scopus Q2 và ESCI được xuất bản bởi nhà xuất bản uy tín thuộc tập đoàn Elsevier BV - Đồng thời tạp chí cũng được trích dẫn bởi PubMed và PubMed Central là các cơ sở dữ liệu thuộc Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ], đã đăng tải nghiên cứu của nhóm tác giả dẫn đầu bởi KS. Nguyễn Hữu Đạt.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả các nhà khoa học đã chỉ ra các tác động của dịch chiết từ dược liệu Địa Hoàng Việt Nam trong việc tăng sinh tế bào gốc trung mô với kết luận không gây độc tế bào đồng thời tác động trong cảm ứng tiền biệt hoá tế bào dòng tim.
Đồng thời đây là nghiên cứu nhận được giải Khuyến khích cuộc thi Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên và giảng viên trẻ theo quyết định 4953/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đường dẫn tham khảo chi tiết nghiên cứu: https://doi.org/10.37796/2211-8039.1243
Nguồn:
-/www.nguyenhuudat.com/NEWS/pub1
-------
In the first issue of 2022, the journal BioMedicine [This is a journal of the Scopus Q2 and ESCI catalog published by the prestigious publisher of Elsevier BV group - At the same time, the journal is also cited by PubMed and PubMed Central are databases of the US National Library of Medicine], published the study by a team of authors led by Eng. Nguyen Huu Dat.
In this study, a group of authors and scientists showed the effects of extracts from Vietnamese medicinal herbs on the proliferation of mesenchymal stem cells with the conclusion that it is not cytotoxic and acts in induces pre-differentiation of cardiac cells. This research also achieved the Consolation prize at the National Science and Technology award held by Vietnam Ministry of Education and Training
Effect of Rehmannia glutinosa Libosch extract on proliferation and cardiogenic pre-differentiation of human mesenchymal stem cells
Background: Vietnamese medicine tried and tested certain bioactive compounds from plants to increase the rate of tissue immunomodulation, regeneration, and differentiation. Although there are many research papers discovered about phytochemicals of Rehmannia glutinosa Libosch and differentiation indu...
02/01/2022
[English below]
Khởi đầu năm 2022 với một thành tích đáng nhớ đến từ nhóm nghiên cứu phòng Tế bào gốc.
Năm 2021 qua đi với nhiều khó khăn và biến động. Tập thể nhóm nghiên cứu Phòng Tế bào gốc với tinh thần không ngừng học hỏi và niềm đam mê khoa học đã hoàn thành xuất sắc công trình "Tạo nguồn tế bào giống tế bào cơ tim từ tế bào gốc kết hợp kích điện và dược liệu" và vinh dự nhận giải ba tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI, năm 2021. Công trình đã cho thấy giá trị dược liệu của nước ta kết hợp cùng dòng điện với mục đích tạo nguồn tế bào giống tế bào cơ tim nhằm ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Chúc mừng các nhà nghiên cứu tác giả của công trình:
KS. Nguyễn Hữu Đạt - Nghiên cứu viên trường Đại học Khoa học Huế
KS. Hồ Thị Len - Nghiên cứu viên trường Đại học Khoa học Huế
KS. Lê Hoàng Duy Minh - Nghiên cứu viên trường Đại học Khoa học Huế
TS. Chế Thị Cẩm Hà - Giảng viên Đại học Khoa học Huế
TS. Ngô Khoa Quang - Giảng viên Đại học Khoa học Huế
GS.TS.BS Lê Gia Vinh - Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam
-------------------------------
The year 2021 passed with many difficulties. The team of Stem Cell Department with a spirit of constant learning and passion for science has successfully accomplished the project "GENERATION OF CARDIOMYOCYTE - LIKE CELL SOURCE FROM STEM CELLS INDUCED BY COMBINATION OF ELECTRICAL STIMULATION AND REHMANNIA GLUTINOSA EXTRACT" and was honored to receive the third prize at the 11th Thua Thien Hue Provincial Technical Innovation Contest, 2021.
This study has shown the traditional medicinal value of our country combined with electric current for the purpose of creating a source of cardiomyocyte like cells are used in the treatment of cardiovascular diseases.
Congratulations to the researchers who are authors of the work:
Eng. Nguyen Huu Dat - Researcher at Hue University of Science
Eng. Ho Thi Len - Researcher at Hue University of Science
Eng. Le Hoang Duy Minh - Researcher at Hue University of Science
Dr. Che Thi Cam Ha - Lecturer at Hue University of Science
Dr. Ngo Khoa Quang - Lecturer at Hue University of Science
Prof. PhD. MD. Le Gia Vinh - Vice President of Vietnam Medical Assoc.
27/11/2021
Ernst Haeckel- Cha đẻ của tế bào gốc
Có lẽ chúng ta không còn quá xa lạ với cụm từ “tế bào gốc”. Bởi tế bào gốc và các sản phẩm từ tế bào gốc đã và đang mang đến nhiều ứng dụng lớn trong y học nói chung và y học tái tạo nói riêng. Vậy đã bao giờ các bạn tò mò về cha đẻ của tế bào gốc là ai chưa?
Úm ba la vừng ơi mở cửa ra ^-^
Tế bào gốc được đặt tên bởi Ernst Haeckel- một nhà động vật học, nhà triết học, giáo sư, bác sỹ, nhà sinh vật học người Đức. Ông đã khám phá, mô tả và đặt tên cho hàng ngàn loài sinh vật mới, lập bản đồ phả hệ liên quan đến tất cả các dạng sống và đưa ra nhiều thuật ngữ trong sinh học. Đặc biệt, năm 1868, “tế bào gốc” lần đầu tiên xuất hiện trong biên niên sử khoa học của Ernst Haeckel. Ông dùng thuật ngữ này để mô tả hiện tượng trứng được thụ tinh trở thành một cơ thể trưởng thành với đầy đủ chức năng. Sự xuất hiện thuật ngữ “tế bào gốc” đã dấy lên sự tò mò của nhiều nhà khoa học và thôi thúc họ khám phá về tế bào gốc. Nhờ vậy ngày nay, chúng ta mới có thể hiểu được sâu sắc hơn về tế bào gốc và khai thác tiềm năng đầy hứa hẹn của nó.
Để hiểu rõ hơn về “người cha” vĩ đại này, các bạn hãy nhấn vào link bên dưới nhé: https://doi.org/10.1016/j.cub.2019.10.064
https://bioinformant.com/who-discovered-stem-cells/?fbclid=IwAR2MqfQ06JB2klghs2jfz2xdChp55zV0gWUgQywfVzu263gbDH0CI8_Odbs
20/11/2021
🌹 Nhân ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam 20-11, Phòng Thí Nghiệm Tế Bào Gốc kính chúc quý thầy cô giáo sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc! 🌹
20/09/2021
Chắc hẳn chúng ta đều đã biết đến sự quan trọng của máu đối với cơ thể, vậy bạn có bao giờ thắc mắc rằng: “TỦY XƯƠNG CÓ PHẢI LÀ NƠI DUY NHẤT TẠO MÁU? TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU LÀ GÌ, VAI TRÒ CỦA NÓ RA SAO?”
Hãy cùng Phòng thí nghiệm Tế Bào Gốc tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Trong lịch sử phát sinh và tiến hóa của mỗi loài, quá trình hình thành máu ở con người đạt mức tiến hóa cao nhất, các tế bào máu có sự hoàn thiện với các cơ chế điều hòa rất tinh tế. Sự tạo máu ở con người có hai thời kỳ chính là thời kỳ trước khi sinh và thời kỳ sau sinh, vị trí tạo máu cũng theo đó mà có sự thay đổi.
Ngay từ ngày thứ 8-14 của phôi thai, máu đã bắt đầu hình thành ở các tiểu đảo Wolff hay đảo Pander, còn gọi là ở trung bì phôi. Từ tuần thứ 4 trở đi, quá trình này được chứng kiến tại gan và lách, thể hiện rõ nhất vào tháng thứ 5 của thai kỳ sau đó giảm dần. Đến khoảng tháng thứ 4 thì tủy xương, hạch và tuyến ức cũng tham gia vào quá trình tạo máu. Ở thời kỳ phôi thai, sự tạo máu diễn ra không ngừng và biệt hóa rất mạnh mẽ. Ban đầu chỉ khu trú tại một vùng ở trung bì, sau đó quá trình này dần dần chuyển đến tủy xương, lách và hạch lympho; các dòng tế bào cũng được hoàn thiện dần về hình thái, chức năng và các kháng nguyên bề mặt.
Tủy xương có phải là nơi duy nhất tạo ra máu? Đúng, và chỉ đúng khi đứa trẻ được sinh ra đời. Gan và lách lúc này ngừng tạo máu, trách nhiệm này do tủy xương đảm nhiệm chính. Sau khi sinh ra, quá trình tạo máu diễn ra rất mạnh mẽ ở tất cả các xương. Tuy nhiên từ sau 5 tuổi, các xương dài giảm dần quá trình tạo máu; đến khoảng 20 tuổi, máu của con người được tạo ra chủ yếu ở các xương dẹt như xương sọ, xương chậu, xương sống, xương sườn.
TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU LÀ GÌ?
Tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic Stem Cell – HSC) có nguồn gốc từ tủy xương có khả năng tự làm mới và biệt hóa thành các loại tế bào khác. HSCs đã được các nhà khoa học khám phá và nghiên cứu từ những năm 1960.
HSCs trong tủy xương có bốn đặc tính:
+ Có thể tự đổi mới,
+ Có thể biệt hóa,
+ Có thể huy động ra khỏi tủy xương vào tuần hoàn (hoặc ngược lại),
+ Kết thúc thông qua “chết theo chương trình” (apoptosis).
Hiểu được cách thức, khi nào, ở đâu, và tại sao của những nội dung trên sẽ cho phép các nhà nghiên cứu thao tác và sử dụng HSCs để sửa chữa mô và cơ quan. Ghép tế bào gốc tạo máu hay thường được gọi ngắn gọn là ghép tủy là một phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng nhiều trong ngành huyết học và ung thư học.
Đây là phương pháp điều trị đầy tiềm năng cho các bệnh ung thư máu (lơ xê mi, u lympho, đa u tủy xương) hay các rối loạn huyết học khác (ví dụ như suy giảm miễn dịch tiên phát, thiếu máu giảm sinh, rối loạn sinh tủy) đôi khi nó cũng được áp dụng cho các khối u cũng như đáp ứng với hóa trị liệu. Ngày nay, tế bào gốc tạo máu vẫn đang là đối tượng thu hút nhiều bác sĩ, nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng vào điều trị lâm sàng những bệnh khác như bệnh suy thận mạn tính, bại liệt, tự kỷ...
09/09/2021
Trong quá trình nghiên cứu tại PTN Tế bào gốc, Kỹ sư Nguyễn Hữu Đạt đã liên tục đạt được những thành tích đáng tuyên dương. Cùng với các thành tích đó tập thể PTN Tế bào gốc xin gửi lời chúc mừng với những giải thưởng, học bổng vừa qua của KS. Nguyễn Hữu Đạt:
- Học bổng Odon Vallet năm học 2020-2021
- Học bổng đặc biệt Panasonic 2021
- Chủ nhiệm Đề tài đạt giải ba cuộc thi Nghiên cứu Khoa học cấp Đại học Huế và tham gia dự thi cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo.
10/08/2021
Bạn cảm thấy thế nào nếu khi về già mình mắc bệnh Azheimer?
Alzhiemer là một trong những nguyên nhân gây nên chứng giảm trí nhớ ở người già, là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất hiện nay. Bệnh Alzheimer’s trầm trọng hơn theo thời gian và cuối cùng gây tử vong.
Mặc dù các triệu chứng có thể khác nhau, nhưng chung nhất là triệu chứng hay quên nghiêm trọng đến nỗi ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của người bệnh khi họ ở nhà, tại nơi làm việc. Những triệu chứng khác bao gồm lú lẫn, đi lạc ở những nơi quen thuộc, để đồ đạc không đúng chỗ, gặp khó khăn khi nói và viết và thậm chí ở giai đoạn nặng người bệnh mất khả năng sinh hoạt, không nhận ra được người thân.
Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì?
Hiện nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng vì người ta không thể chiết mô não từ bệnh nhân còn sống để nghiên cứu rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia đã phát hiện các protein bất thường trong não đó là các mảng amyloid beta tập hợp cuối cùng trong các tế bào thần kinh thoái hóa, đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh.
Hiện nay vốn chưa có phương pháp để triều trị triệt để bệnh này, chỉ có thể dùng các phương pháp để hạn chế nguy cơ tiến triển của bệnh.
Do đó liệu pháp tế bào gốc được xem như là tia sáng hi vọng góp phần điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả hơn.
Tại sạo dùng liệu pháp tế bào gốc để điều trị bệnh Alzhiemer?
Tế bào gốc có ba đặc tính quan trọng: Thứ nhất chúng có khả năng tự nhân lên nhiều lần; thứ hai chúng có thể biệt hóa thành tất cả các tế bào khác nhau, trong đó có tế bào thần kinh từ đó có thể sửa chữa các mô ở não bị tổn thương; thứ ba mảng amyloid tìm thấy trong não của bệnh nhân bị bệnh Alzheimer tạo ra tình trạng viêm và tế bào gốc có khả năng giảm viêm.
Liệu pháp tế bào gốc cho Alzhiemer mang lại nhiều hứa hẹn nhưng vẫn đang được phát triển. Hiện tại đã có các báo cáo tiền lâm sàng đưa ra bằng chứng về các cơ chế của chúng, với các nghiên cứu mới tiếp tục cho thấy các cơ chế điều trị tiềm năng. Phương pháp điều trị dựa trên MSC là phương pháp phù hợp nhất và đang được thử nghiệm lâm sàng trên người. Chính vì những điều đó cho ta hi vọng rằng trong tương lai không xa bệnh Alzhiemer có thể chữa khỏi được hoàn toàn.
26/07/2021
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi biết được có “kẻ giết người thầm lặng” luôn bên cạnh bạn?
Cùng với những đại dịch kinh hoàng đã và đang xảy ra, SARS-COV-2 đe dọa tính mạng của hàng triệu người trên thế giới thì “Đại dịch toàn cầu thế kỉ 21” khác âm thầm tồn tại, số người mắc bệnh này ngày càng tăng lên nhanh chóng. Tuy không phải là bệnh lây nhiễm, nhưng nó trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới - bệnh tiểu đường.
Vậy bệnh tiểu đường nguyên nhân do đâu?
Insulin là một loại hormon tự nhiên được tiết ra bởi các tế bào β của tuyến tụy, giúp lưu trữ và kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Insulin như một chìa khóa cho phép glucose đi vào khắp cơ thể và là một phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất.
Insulin ảnh hưởng đến lượng glucose trong máu. Bệnh tiểu đường có nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose đi vào máu, nếu như thiếu hụt insulin thì glycogen sẽ không ngừng được chuyển hóa và đưa một lượng thừa thải glucose vào máu gây ra tiểu đường. Cơ thể không ổn định được đường huyết lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường thứ phát như bệnh tim, suy thận và bệnh võng mạc. Suy giảm chức năng vi mạch kết hợp với bệnh lý thần kinh ngoại vi là nguyên nhân chính làm cho bàn chân dễ loét bị loét và khó lành .Ở những bệnh nhân đái tháo đường, bệnh lý thần kinh ngoại vi làm cho bệnh nhân không còn cảm giác cảm thấy đau khi tiếp xúc với các vết nhọn, nhiệt độ hay nóng lạnh, áp lực cũng như những sang chấn mạnh. Những điều này dễ dẫn đến các vết trầy xước và loét. Chứng xơ vữa động mạch làm cho các động mạch ở cẳng chân bị hẹp nặng hoặc tắt nghẽn. Các động mạch có chức năng dẫn máu đi nuôi cơ thể, trong đó có nuôi dưỡng chân và bàn chân, nên khi tắt nghẽn , lượng máu đi nuôi dưỡng bàn chân bị giảm, đến lúc nào đó sẽ gây loét và hoại tử làm cho bệnh tiểu đường trở thành nguyên nhân phổ biến nhất của cắt cụt chi không do chấn thương. Kết quả là nó sẽ dẫn đến tử vong.
Tiểu đường được chia làm 2 tuýp tương ứng với hai nguyên nhân song đều gây ức chế insulin:
Tiểu đường tuýp I: rối loạn tự miễn dịch dẫn đến phá hủy tế bào beta và giảm sản xuất insulin.
Tiểu đường tuýp II: do ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và lối sống,chế độ sinh hoạt dẫn đến insulin mất khả năng điều hòa lượng đường trong máu.
Hiện nay chúng ta vẫn chưa điều trị được căn bệnh tiểu đường, các phương pháp hiện tại chỉ có thể hạn chế nguy cơ tiến triển của bệnh. Một trong những phương pháp phổ biến để kiểm soát đường huyết là sử dụng thuốc, tuy nhiên nếu dùng thuốc trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến gan và thận. Ngoài ra, còn có phương pháp tiêm insulin tuy nhiên phương pháp này cũng đem lại nhiều tác dụng không mong muốn như tăng cân, hạ đường huyết, nếu sử dụng liên tục và liều lượng cao sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, hôn mê.
👉 Đứng trước những thách thức đó, liệu pháp tế bào gốc được xem như là tia ánh sáng hi vọng góp phần điều trị hiệu quả hơn căn bệnh này. Tế bào gốc có tác dụng điều trị bằng cách điều hòa miễn dịch và biệt hóa thành các tế bào sản xuất insulin.
📝 Một số thử nghiệm lâm sàng của liệu pháp tế bào gốc trong điều trị tiểu đường
- Việc sử dụng tế bào gốc trung mô (MSCs) trong hỗ trợ điều trị tiểu đường đã được xác nhận bởi 20 nghiên cứu lâm sàng đã hoàn thành và cho kết quả tốt; đồng thời cũng có hơn 40 thử nghiệm lâm sàng đã được đăng ký sử dụng MSCs làm tác nhân điều trị bệnh tiểu đường [6]. Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, 10 bệnh nhân bị bệnh tiểu đường tuýp II trong 3 năm đã sử dụng các phương pháp để ổn định đường huyết nhưng vẫn không cải thiện. Sau đó, 10 bệnh nhân này sử dụng tế bào gốc được phân lập từ gốc nhau thai của người bằng 3 lần truyền tĩnh mạch cách nhau 1 tháng và liều dùng toàn thân trung bình là 1.35 × 10 6/ kg. Sau 6 tháng, ở 10 bệnh nhân, liều lượng insulin đều trở về mức trung bình, C-peptide và HbA1c (là 2 chỉ số quan trọng trong đánh giá tiểu đường ) được cải thiện rõ sau khi điều trị.
- Tuy việc điều trị tiều đường bằng tế bào gốc còn gặp nhiều khó khăn, nhưng từ các nghiên cứu khoa học đã và đang được chứng minh, chúng ta có thể hy vọng rằng tế bào gốc sẽ sớm trở thành liệu pháp tối ưu và được sử dụng phổ biến.
20/07/2021
Phòng thí nghiệm Tế bào gốc chúc mừng các kỹ sư công nghệ sinh học đã tốt nghiệp!
Chúc các Tân Kỹ Sư trong hành trang sắp tới gặt hái được nhiều điều tốt đẹp và gặp nhiều may mắn ☘️!
17/07/2021
THỨ 7 CHÚNG TA LÀM GÌ?
Mặc dù sau chuỗi ngày học tập và làm việc chăm chỉ, thứ 7 là khoảng thời gian thường được mọi người dùng để giải toả và nghỉ ngơi. Thế nhưng với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đó cũng là lúc mà phòng thí nghiệm Tế Bào Gốc tổ chức các sinh hoạt học thuật.
Đây là một hoạt động thường xuyên và duy trì trong nhiều năm qua của Phòng thí nghiệm Tế bào gốc.
Buổi sinh hoạt này giúp các thành viên trong phòng thí nghiệm trau dồi thêm nhiều kiến thức cũng như những kinh nghiệm học tập và làm việc.
Đồng thời đây là cơ hội gắn kết các thành viên trong phòng thí nghiệm với mục tiêu xây dựng một tập thể đoàn kết, đam mê nghiên cứu khoa học và ngày càng phát triển hơn.
14/04/2021
In 3D là một quy trình tạo nên các vật thể rắn 3 chiều từ một tập tin kĩ thuật số. Trong số rất nhiều ứng dụng của nó thì công nghệ in 3D “in” được các bộ phận nội tạng 3 chiều bằng cách sử dụng tế bào gốc có thể được sử dụng nhằm mục đích thay thế các nội tạng hoặc các cơ quan bị tổn thương hay thậm chí là kéo dài tuổi thọ.
Công nghệ này giải quyết được vấn đề gì?
Việc thay thế các bộ phận cơ thể bị khiếm khuyết bằng các mô nhân tạo theo yêu cầu là giấc mơ của các kỹ sư y sinh. Công nghệ in này cho phép các nhà khoa học chế tạo ra các mô cơ thể ba chiều trong các phòng thí nghiệm, giúp hạn chế dần việc phải hiến tạng hoặc quá trình thử nghiệm trên động vật. Đây là một giải pháp tuyệt vời hỗ trợ con người có thể ngăn ngừa hoặc giúp tránh được những căn bệnh nan y.
Vậy công nghệ này hoạt động thế nào?
Khi muốn sản xuất các mô cơ thể ba chiều theo yêu cầu để ghép tạng, các nhà khoa học sẽ tiến hành in các nguyên bào sợi hoặc tế bào gốc lên đĩa thường dùng để cấy tế bào sau đó các tế bào này sẽ được đẩy ra đĩa nhờ lực nổ nhỏ của bóng khí. Bằng cơ chế in này, các nhà khoa học có thể quét được hàng triệu tế bào trong vòng vài phút, giúp tạo ra các mô tế bào như mong muốn.
Như vậy,với những kết quả đạt được trong việc in các loại mô khác nhau như gan, tim, mạch máu, thực quản… Công nghệ in sinh học 3D sử dụng tế bào gốc đã, đang và sẽ là tiềm năng hết sức to lớn trong việc giúp bệnh nhân bị tổn thương các mô hay cơ quan có khả năng phục hồi cao hơn, đồng thời giúp họ tiết kiệm được chi phí chữa bệnh.
01/04/2021
Trong cuộc sống cơ thể chúng ta luôn không ngừng vận động để bắt kịp nhịp sống xã hội. Nếu một ngày ngày nào đó những hoạt động của bạn bị gián đoạn, các cử động trở nên khó khăn, chân tay co cứng và run lên bất thường không thể kiểu soát được hành vi. Vậy nguyên nhân từ đâu???
Theo như các nghiên cứu lâm sàng, đây là những biểu hiện đầu tiên của bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson (PD) là một bệnh rối loạn vận động do suy giảm các tế bào thần kinh dopaminergic (DA) ở não giữa làm thoái hóa hệ thống thần kinh. Điều này dẫn đến gây suy giảm các chuyển động cơ như bradykinesia (chuyển động chậm lại), run, mất ổn định tư thế và cứng cơ. Ngoài ra, bệnh nhân PD còn có các biểu hiện bệnh không do vận động như chuyển động mắt nhanh (REM), rối loạn hành vi khi ngủ, trầm cảm, hạ huyết áp và táo bón.
Câu hỏi đặt ra là có phương pháp nào có thể cải thiện bệnh không?
Trong vài thập kỷ gần đây, liệu pháp dựa trên tế bào gốc của con người đã đạt được những bước tiến lớn trong việc khắc phục những hạn chế nói trên trong điều trị bệnh Parkinson. Liệu pháp tế bào gốc được cho là để thay thế các mô bị rối loạn chức năng hoặc bị tổn thương với hy vọng khôi phục tuần hoàn tế bào thần kinh bị mất do thoái hóa khu trú của tế bào thần kinh trung mô dopaminergic (mDA).
Nghiên cứu đã sử dụng công nghệ iPSC cho phép tạo ra các dòng tế bào gốc đa năng để biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào cần thiết. Phương pháp này có khả năng quyết mối quan tâm chính của liệu pháp tế bào gốc, giảm khả năng miễn dịch của các tế bào cấy ghép và giảm bớt các lo ngại về đạo đức.
Bên cạnh đó, phương pháp cấy ghép tế bào màng não thất của bào thai bệnh nhân PD và sử dụng nguồn TBG đa năng (TBG phôi HESC) cũng được thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu thử nghiệm. Trong điều trị bệnh Parkinson. Chính vì thế, biện pháp TBG đựa trên iPSC được kỳ vọng đánh dấu cột mốc quan trọng trong điều trị bệnh Parkinson.
24/03/2021
Vừa qua, phòng thí nghiệm Tế Bào Gốc đã công bố nghiên cứu" Ảnh hưởng của chiết xuất lá trầu không đối với tế bào gốc trung mô dây rốn 𝘪𝘯 𝘷𝘪𝘵𝘳𝘰 và khả năng điều trị vết thương trên da" trên tạp chí Heliyon.
Nghiên cứu nhằm kiểm tra tác dụng của chiết xuất lá trầu không đối với tế bào gốc trung mô dây rốn in vitro và đánh giá mức độ biểu hiện của các yếu tố liên quan đến quá trình viêm trên nguyên bào sợi gồm IL-33, VCAM, CD248 bằng xét nghiêm qPCR, ở kết quả này cho thấy lá trầu không có khả năng làm giảm các yếu tố gây viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
P/s: Để hiểu rõ hơn thì các bạn đừng quên nhấn vào link ở dưới để xem nhé!
https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2021.e06248
08/03/2021
Nhân ngày 8/3, PTN Tế Bào Gốc xin kính chúc một nửa thế giới của chúng ta có một ngày đầy ý nghĩa và luôn thành công trong cuộc sống 🌹
11/02/2021
🎇MỪNG XUÂN TÂN SỬU🎆
🌹 Năm cũ sắp khép lại, một năm mới đầy hy vọng đang đến gần. Phòng thí nghiệm tế bào gốc xin cảm ơn các bạn đã ủng hộ fanpage trong suốt thời gian qua.
🌹 Chúc bạn cùng gia đình và những người thương yêu một năm mới AN KHANG- THỊNH VƯỢNG- VẠN SỰ NHƯ Ý!
😘 HAPPY NEW YEAR 2021
03/02/2021
BACKWARD IN TIME – SỰ ĐẢO NGƯỢC LÃO HÓA GÂY CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI
Ngày 26 tháng 11 năm 2020 vừa qua, nhà khoa học người Israel Shai Efrati cho biết rằng nhóm nghiên cứu của ông đã tạo ra những thay đổi vật lý trong tế bào máu của con người để “đảo ngược” sự lão hóa bằng liệu pháp oxy. Liệu pháp này trong vòng 60 ngày đã kéo dài được trung bình 1/5 chiều dài của telomere (cấu trúc được tìm thấy ở đầu nhiễm sắc thể, có chức năng bảo vệ nhiễm sắc thể).
Trong một nghiên cứu trước đó được công bố vào tháng 7, ông tuyên bố rằng liệu pháp này cải thiện chức năng nhận thức. Các telomere ngắn dần theo tuổi tác và một số nghiên cứu chỉ ra rằng chiều dài của chúng có thể ảnh hưởng đến tốc độ lão hóa thể chất và khởi phát các bệnh liên quan đến tuổi tác.
Những người tham gia nghiên cứu còn lại đã có sự gia tăng chiều dài telomere, trung bình hơn 20 phần trăm và sự giảm các tế bào già đi trên một quy mô tương tự.
Efrati tuyên bố điều này đại diện cho một "chén thánh" trong cuộc chiến chống lại sự lão hóa. Tuy nhiên, một số bác sĩ khác tỏ ra e ngại và lo ngại rằng ông ấy có thể đang mở “một chiếc hộp Pandora” có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Theo bạn thì việc đảo ngược sự lão hóa này có nên được áp dụng trong tương lai không?
https://www.timesofisrael.com/israeli-scientists-claim-to-reverse-aging-in-blood-cells-with-pressure-chamber/
24/01/2021
🌱PTN TẾ BÀO GỐC THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH SPRING CAMPING 2021🌱
Spring Camping là một hoạt động quan trọng của dự án Purple Petal do nhóm sinh viên Khoa sinh học, ĐHKH tổ chức, nhằm thiết lập một trạm kết nối trẻ cho sinh viên Huế cùng nhau xây dựng và lan tỏa lối sống thân thiện, bền vững với môi trường.
Để hưởng ứng hoạt động ý nghĩa ngày, PTN tế bào gốc đã tham gia hỗ trợ gian hàng trồng cây xanh từ các vật liệu nhựa tái sử dụng, đồng thời giới thiệu các sản phẩm thân thiện thiện với môi trường.
Hy vọng những việc làm nhỏ của chúng mình có thể góp phần lan toả lối sống xanh cho các bạn sinh viên Đại học Huế.
“ Trái đất còn quay, con người còn hy vọng”
22/01/2021
Tự kỷ (rối loạn phổ tự kỷ) là một rối loạn được đặc trưng bởi hai triệu chứng cốt lõi: thiếu hụt lâu dài khả năng giao tiếp và tương tác với xã hội; các hành vi sở thích hạn chế và lặp lại.
Tỷ lệ tự kỷ ngày càng gia tăng ở mức báo động. Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh có trụ sở tại Mỹ, tự kỉ ảnh hưởng đến hơn 18 trẻ trong số 1000 trẻ em trên 8 tuổi (tỉ lệ ~ 2%).
🤔 Vậy nguyên nhân của bệnh này là do đâu?
Nguyên nhân cụ thể của tự kỷ còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy yếu tố gen hoặc môi trường hoặc kết hợp giữa cả hai yếu tố này chính là nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ.
Do những thay đổi về sinh học thần kinh và rối loạn điều hòa miễn dịch, các liệu pháp tế bào đã được đề xuất và áp dụng đặc biệt là tế bào gốc trung mô với các đặc tính điều hòa miễn dịch và tái tạo là một lựa chọn đầy tiềm năng trong điều trị tự kỉ.
🔑 Tế bào gốc trung mô tác dụng như thế nào đến căn bệnh này?
1️⃣ Thứ nhất: Tín hiệu tế bào
Hiệu ứng cận tiết (paracrine) do cytokine, chemokine và các yếu tố tăng trưởng tiết ra từ tế bào gốc trung mô chịu trách nhiệm sửa chữa và phục hồi các mô bị tổn thương.
2️⃣ Thứ hai: Điều hòa miễn dịch
Bệnh nhân tự kỷ cho thấy các bất thường của hệ thống miễn dịch và sản xuất cytokine tiền viêm mạnh. Tế bào gốc trung mô với đặc tính điều hòa miễn dịch có thể khôi phục những thay đổi này bằng cách tăng sản xuất cytokine chống viêm, ức chế sự hoạt động quá mức của tế bào lympho T và tế bào NK là những tế bào gây viêm.
Ở Việt Nam, Vinmec đã thực hiện thành công nghiên cứu sử dụng tế bào gốc trong điều trị một số ca bệnh tự kỉ và được nghiệm thu vào năm 2019. Với những cơ chế tác động cũng như các kết quả tích cực đạt được qua những thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy ghép tế bào gốc trung mô là một liệu pháp đầy tiềm năng trong điều trị bệnh tự kỷ. Bên cạnh đó phải tạo được môi trường sống an toàn, ổn định cho trẻ, dành nhiều thời gian hơn để quan sát, tương tác và có phương pháp dạy trẻ phù hợp để có được kết quả điều trị tốt nhất.
Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6204871/
08/01/2021
Chiều qua (ngày 07/01/2020), bạn Nguyễn Hữu Đạt - hiện là lab trưởng phòng thí nghiệm tế bào gốc đã bảo vệ thành công đề tài NCKH cấp trường với tên đề tài “𝘽𝙞𝙚̣̂𝙩 𝙝𝙤𝙖́ 𝙩𝙚̂́ 𝙗𝙖̀𝙤 𝙜𝙤̂́𝙘 𝙩𝙧𝙪𝙣𝙜 𝙢𝙤̂ 𝙩𝙝𝙖̀𝙣𝙝 𝙩𝙚̂́ 𝙗𝙖̀𝙤 𝙜𝙞𝙤̂́𝙣𝙜 𝙩𝙚̂́ 𝙗𝙖̀𝙤 𝙘𝙤̛ 𝙩𝙞𝙢”. Đồng thời, nghiên cứu này đã được phản biện và báo cáo tại hội nghị Sinh lý học toàn quốc 2020 và vừa được công bố trên Tạp chí Y học Việt Nam- Vietnam Medical Journal cách đây không lâu.
Một lần nữa, xin chúc mừng bạn Nguyễn Hữu Đạt. Sự đam mê với khoa học cùng với óc sáng tạo và cố gắng không ngừng nghỉ, bạn còn là người truyền lửa cho các bạn và các em trong phòng thí nghiệm tế bào gốc.
09/12/2020
THƯ NGỎ
Xin kính chào quý thầy cô và các bạn,
Là nhóm sinh viên Exomeee – Khoa Sinh trường ĐH Khoa học, đại diện cho Đại học Huế thi vòng chung kết cuộc thi SV_STARTUP 2020 do Bộ GD&ĐT tổ chức. Trong quá trình tiến đến chung kết, cần trải qua vòng bình chọn - là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thành công. Sự bình chọn của quý thầy cô và các bạn không chỉ là niềm tin mà còn chứa đựng tình cảm, sự động viên rất lớn cho nhóm chúng em.
Cuộc thi đang diễn ra vòng bình chọn.
Thời gian bình chọn từ 12:00 07/12/2020 - 12:00 17/12/2020
Hướng dẫn: Với mỗi email sẽ được bình chọn 1 lần duy nhất.
Cách bình chọn như sau:
Bước 1: Truy cập link https://dean1665.vn/svs/cong-nghiep-che-tao-san-pham/du-an-exosome-te-bao-goc-473.html
Bước 2: Vào ô Bình chọn dự án.
Bước 3: Đánh giá và cho điểm dự án theo thang điểm 5.
Bước 4. Nhập tên, Email của thầy cô/ anh chị/bạn và kích vào ô Đánh giá.
Bước 5: Bộ GD&ĐT sẽ gửi cho bạn một mã xác nhận qua Email (hoặc trong Spam của mail). Nhập mã xác nhận và kích Đánh giá.
Nếu bình chọn thành công, màn hình sẽ hiển thị nội dung bên dưới và trở về trang chủ.
Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã bình chọn cho dự án của nhóm Exomeee!
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc quý thầy cô/ anh chị/các bạn sức khỏe, may mắn và thành công.
02/12/2020
Ung thư đã và đang là một trong những nguyên nhân gây chết hàng đầu thế giới và trở thành mối lo ngại lớn cho toàn xã hội. Có rất nhiều liệu pháp điều trị được đưa ra song vẫn tồn tại nhiều hạn chế bởi cơ chế gây ung thư phức tạp và còn nhiều bí ẩn. Kể từ khi tế bào gốc ung thư (Cancer Stem Cells - CSCs) lần đầu tiên được xác định trong bệnh bạch cầu vào năm 1994, chúng đã được coi là mục tiêu điều trị đầy hứa hẹn cho liệu pháp điều trị ung thư [3].
Vậy, ung thư xuất hiện từ đâu? Tế bào gốc ung thư là gì? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài điều xung quanh chủ đề này nhé!!!
Tế bào gốc ung thư bao gồm một quần thể nhỏ tế bào trong khối u - hay còn gọi là "Tế bào khởi phát khối u" hoặc "Tế bào tạo khối u". Chúng có khả năng tự làm mới mạnh mẽ, có hoạt tính tạo khối u cho phép hình thành khối u khi cấy vào động vật. Chúng có thể là nguồn gốc của: tất cả các tế bào khối u có trong khối u ác tính; kháng lại tác nhân hoá trị liệu; và các tế bào phát sinh di căn xa [1].
Theo giả thuyết về tế bào gốc ung thư, việc tiêu diệt các tế bào gốc ung thư tham gia vào quá trình phát triển khối u, sẽ khiến khối u không thể nhân lên và làm tiêu giảm bệnh [2].
Hiện nay, có một số liệu pháp miễn dịch được sử dụng để tác động tới CSCs và trở thành một công nghệ mới nổi để điều trị ung thư. Trong đó có các kháng thể chống lại các marker bề mặt CSCs như Rituximab, EpCAM, Adecatumumab đã được thử nghiệm hoặc XmAb14045, flotetuzumab và talacotuzumab đang được nghiên cứu lâm sàng [3].
Hy vọng trong tương lai những thử nghiệm sớm hoàn thiện để giúp ích trong cuộc chiến chống lại ung thư.
1. S, D., A. L, and C. M. Cancer stem cells: implications for cancer therapy. Oncology (Williston Park). 2014 Dec;28(12):1101-7, 1110.
2. M, S. and H. L.Cancer stem cells. Oncology (Williston Park). 2014 Dec;28(12):1110-1, 1114.
3. Liqun Yang, Pengfei Shi , Gaichao Zhao , Jie Xu , Wen Peng , Jiayi Zhang , Guanghui Zhang, Xiaowen Wang, Zhen D**g, Fei Chen, Hongjuan Cui . Targeting cancer stem cell pathways for cancer therapy. Signal Transduct Target Ther. 2020 Feb 7;5(1):8.
25/11/2020
[THÀNH VIÊN PTN TẾ BÀO GỐC NHẬN HỌC BỔNG VINGROUP]
Vào ngày 23/11/2020 vừa qua, có 3 thành viên PTN Tế Bào Gốc vinh dự nhận Học Bổng Hỗ Trợ Đào Tạo Thạc Sĩ, Tiến Sĩ Trong Nước Năm 2020 của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), thuộc tập đoàn VinGroup tài trợ. Đó là 3 học viên cao học Lê Hoàng Duy Minh, Phan Thị Diệu Ngân, Võ Thị Phước, hiện tại cả 3 bạn đều đang theo học Thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Khoa học Huế. Ngoài ra cựu thành viên Trương Văn Hải cũng nhận được học bổng này.
Như mọi người đã biết, học bổng VinGroup là một trong những học bổng danh giá nhất của Việt Nam. Bằng sự sáng tạo, niềm đam mê, không ngừng học hỏi và nỗ lực nghiên cứu, các bạn đã vinh dự đạt được phần thưởng cao quý này, riêng học viên Duy Minh thì đây là lần thứ 2 nhận được học bổng từ VinGroup.
Cùng nhìn ngắm một số khoảnh khắc đáng nhớ của các bạn trong buổi lễ công bố trao học bổng nhé!