"Sườn xám" hay "xường xám"?
Cục Kiểm Tra Chính Tả - Bộ Kiểm Định Chất Lượng Ngôn Ngữ
Trang này là để bắt lỗi chính tả.
Operating as usual

Có lẽ tôi cần phối hợp với Bộ Y Tế trong vấn đề chữa căn bệnh mãn tính này.
Trước khi bạn đạt 8.0 IELTS hay là bất cứ chứng chỉ ngoại ngữ nào đi chăng nữa, thì bạn phải tự tin về vốn tiếng Việt của mình.
Câu hỏi kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Việt:
(Các bạn làm kiểm tra trước khi xem đáp án, trung thực đánh giá khả năng tiếng Việt của mình)
1) "Dấu diếm" hay "giấu giếm"
2) "Dẫy dụa" hay "giẫy giụa"
3) "Chiết suất" hay "chiết xuất"
4) "Dè sẻn" hay "dè xẻn"
5) "Sẻ đàn tan nghé" hay "sẩy đàn tan nghé"
Đáp án sẽ được ghi dưới comment

PHÂN BIỆT GIỮA "CHÍNH" VÀ "CHÁNH", "ĐƯỢC" VÀ "ĐẶNG".
Trong phương ngữ Nam Bộ, đặc biệt là tại các vùng quê, ta thường thấy mọi người hay nói trại từ "được" thành "đặng", "chính" thành "chánh" và còn nhiều từ khác nữa.
Thực tế có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc đọc “chính” thành “chánh”, đọc “được” thành “đặng” và những hiện tượng tương tự.
Trước hết xin nói về “chính” và “chánh”. Đây vốn là hai cách phiên âm của chữ Hán 正 mà âm thông dụng hơn là “chính”. Tuy nhiên nói “chánh” là âm địa phương thì cũng không đúng vì nó cũng xuất hiện trong các từ toàn dân, chẳng hạn như “ chánh án”, “chánh tổng”, “chánh sứ”...
Thực tế ngay cả trong Tiếng Trung một từ cũng có nhiều cách đọc khác nhau, tuỳ theo phiên âm của mỗi địa phương. Điều này hẳn do tiếng Trung được lan truyền trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, tạo ra sự tam sao thất bản.
Chẳng hạn trong tiếng Quảng Đông, chữ 正 có hai cách đọc là “zeng” và “zing”. Vì vậy tuỳ theo người Việt tiếp thu lối phát âm của nơi nào mà sẽ có cách phiên âm tương ứng. Việc tồn tại song song hai từ “chính”, “chánh” hẳn là do dó mà ra.
Còn về “được” và “đặng” thì bản thân chữ “được” là phiên âm của chữ “đắc”(得) trong Tiếng Trung (theo học giả An Chi). Chữ này trong âm Quan Thoại đọc là “de” rất gần với với “được”, còn trong âm Quảng Đông đọc là “dak” rất gần với “đắc”.
Tuy nhiên, không thể cho rằng “đặng” là biến âm từ “đắc” mà ra vì nếu thế hẳn “đặng” phải được dùng ở cả các tỉnh phía Bắc nhưng chúng ta lại thấy từ này chủ yếu trong phương ngữ miền Nam. Vậy rất có thể “đặng” là cách nói trại đi của “được” do kiếng huý một vị quan nào đó.
Tục kiêng huý rồi nói trại đi rất phổ biến trong Nam Bộ vào khoảng thế kỷ 17–19, chẳng hạn “hoàng” thành “huỳnh” (do kiêng tên chúa Nguyễn Hoàng), “chu” thành “châu” (do kiêng tên chúa Nguyễn Phúc Chu), “thì” thành “thời” (do kiêng huý vua Tự Đức)… Về “được” thành “đặng” thì chưa có tư liệu, hẳn vì đây chỉ là tục kiêng huý một chức quan nhỏ mà thôi.
Nói tóm lại có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biến âm trên, nhưng nhìn chung có hai nguyên nhân chính là do các cách phiên âm khác nhau của cùng một chữ gốc Hán và do kiêng huý. Tuỳ theo phạm vi phổ biến mà các biến âm này được xếp vào từ địa phương hay toàn dân.
-------‐--------------------------------------------------------------
Nguồn tài liệu: https://bitly.com.vn/9h422e

Những từ nhiều người thường viết sai:
“Dành” và “giành”:
Dành: động từ mang nghĩa tiết kiệm, cất giữ hoặc xác định quyền sở hữu, chia phần cho ai đó. Ví dụ: để dành, phần này dành cho bạn (tương đương với “phần này thuộc về bạn”).
Giành: động từ chỉ sự tranh đoạt. Ví dụ: giành giật, giành chính quyền.
“Dữ” và “giữ”:
“Dữ” là tính từ chỉ tính cách. Ví dụ: dữ dằn, giận dữ, dữ tợn, hung dữ, dữ dội…
“Giữ” là động từ chỉ việc sở hữu, bảo vệ. Ví dụ: giữ của, giữ gìn, giữ xe, giữ đồ…
“Khoảng” và :khoản”:
“Khoảng” để chỉ một vùng không gian, thời gian, độ dài bị giới hạn. Vi dụ: khoảng cách, khoảng không, khoảng thời gian.
“Khoảng” cũng có khi được dùng để chỉ sự ước lượng. Ví dụ: Nhóm người đó có khoảng chục người.
“Khoản” là một mục, một bộ phận. Ví dụ: tài khoản, điều khoản, khoản tiền.
Số chẵn, số lẻ:
Chẵn dấu ngã, lẻ dấu hỏi là đúng.
Bán sỉ, bán lẻ:
Cách viết đúng: Cả sỉ và lẻ đều là dấu hỏi.
“Chẳng lẽ” (một từ thường đặt ở đầu câu, dùng để diễn tả suy đoán về một khả năng mà bản thân không muốn tin hoặc không muốn nó xảy ra):
Chẳng dấu hỏi, lẽ dấu ngã. Cái này ngược lại hoàn toàn với “số chẵn, số lẻ”.
“Chuyện” và “truyện”:
“Chuyện” là thứ được kể bằng miệng. “Truyện” là chuyện được viết ra và được đọc.
Ví dụ: “chuyện cổ tích” được kể dựa theo trí nhớ nhưng khi chuyện cổ tích được in vào sách thì nội dung được in đó gọi là “truyện cổ tích”. Và nếu có người đọc cuốn sách đó thì người đó đang đọc “truyện cổ tích”.
“Sửa” và “sữa”:
Sửa xe, sửa máy móc, sửa chữa là dấu hỏi.
Sữa bò, sữa mẹ, sữa tươi, sữa chua là dấu ngã.
“Chửa” và “chữa”:
Chửa: đồng nghĩa với mang thai, là dấu hỏi.
Chữa: đồng nghĩa với “sửa”, thường ghép với nhau thành từ ghép “sửa chữa” (lưu ý: sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã mặc dù hai từ này đồng nghĩa)
“Dục” và “giục”:
“Dục” nói về chức năng sinh lý của cơ thể hoặc ham muốn. Ví dụ: thể dục, giáo dục, tình dục, dục vọng.
“Giục” nói về sự hối thúc. Ví dụ: giục giã, xúi giục, thúc giục.
“Giả”, “giã” và “dã”:
“Giả”: không phải thật nhưng trông giống thật. Ví dụ: hàng giả, giả dối, giả vờ
“Giả” còn là một từ gốc Hán mang nghĩa “người”. Ví dụ: tác giả (người tạo ra), cường giả (kẻ mạnh), khán giả (người xem), diễn giả (người nói trước công chúng về một chủ đề nào đó).
“Giã”: thường ghép với các từ khác. Ví dụ: giục giã, giã từ.
“Dã”: mang tính chất rừng rú, hoang sơ, chưa thuần hóa. Ví dụ: dã thú, hoang dã, dã tính, dã man.
“Sương” và “xương”:
“Sương”: hơi nước xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc trong những hoàn cảnh thời tiết đặc biệt. Ví dụ: sương mù, giọt sương, hơi sương, sương muối.
“Xương”: phần khung nâng đỡ cơ thể động vật. Ví dụ: bộ xương, xương bò, xương hầm.
“Xán lạn”:
“Xán lạn” là cách viết đúng. Cả “xán” và “lạn” đều là những từ gốc Hán. “Xán” là rực rỡ, “lạn” là sáng sủa. Tất cả các cách viết khác như “sáng lạn”, “sáng lạng”, “sán lạn”… đều là những cách viết sai. Đây là một từ khó, khó đến nỗi rất nhiều bài báo cũng dùng sai.
“Rốt cuộc”:
“Rốt cuộc” là cách viết đúng. Nhiều người thường hay viết sai từ này thành “rốt cục” hoặc “rút cục”.
“Kết cục”:
“Kết cục” là cách viết đúng. “Kết cuộc” là cách viết sai.
“Xuất” và “suất”:
“Xuất” là động từ có nghĩa là ra. Ví dụ: sản xuất, xuất hiện, xuất bản, xuất khẩu, xuất hành, xuất phát, xuất xứ, xuất nhập… “Xuất” còn có nghĩa là vượt trội, siêu việt. Ví dụ: xuất sắc, xuất chúng…
“Suất” là danh từ có nghĩa là phần được chia. Ví dụ: suất ăn, tỉ suất, hiệu suất…
“Yếu điểm” và “điểm yếu”:
“Yếu điểm”: có nghĩa là điểm quan trọng. “Yếu điểm” đồng nghĩa với “trọng điểm”.
“Điểm yếu”: đồng nghĩa với “nhược điểm”.
“Tham quan”:
"Tham quan" nghĩa là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết. “Tham quan” là cách viết đúng, “thăm quan” là cách viết sai.
Link tài liệu: https://www.ohay.tv/view/mot-so-loi-chinh-ta-thuong-gap-trong-tieng-viet-va-huong-dan-cach-viet-dung/57110db269
Sang năm mới 2022, chúc tất cả mọi người luôn an khang, mạnh khỏe và thành công. Đặc biệt đừng viết sai chính tả nữa nha!
Happy New Year 2022
Nguồn gốc của một số câu nói
HIỂU ĐÚNG VỀ MỘT SỐ CÂU NÓI
Ở thời đại xã hội phát triển ngày nay, chúng ta được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin từ nhiều phía. Một số câu nói được dùng trong cuộc sống hằng ngày với ý nghĩa ban đầu rất sâu sắc và ý nghĩa, lại bị một số người cố tình đem ra để chế giễu, xuyên tạc. Và với tốc độ lan truyền chóng mặt của internet, cái ý nghĩa xấu và sai đó lại được mọi người coi như cái đúng.
1. Câu nói "dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu".
Đây là một câu nói rất phổ biến, thường thì sẽ bị dùng làm một bằng chứng để miệt thị người Thanh Hóa, họ không chịu tìm hiểu về nguồn gốc của câu nói này và chỉ cắt nghĩa nó theo hướng chủ quan.
Câu nói "dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu" được bắt nguồn từ 2 câu chuyện có thật.
-Câu chuyện thứ nhất, nổi tiếng nhất đó là ngày xưa khi Pháp đã hoàn toàn chiếm được nước ta chúng bắt đầu đi vào khai thác, vơ vét sản vật của nước ta. Để dễ dàng hơn cho việc vận chuyển, chúng cho làm đường sắt. Khi làm đường tàu đến huyện Hoằng Hóa thì người dân nơi đây với sự căm thù giặc sâu sắc, tinh thần đấu tranh với kẻ thù mọi lúc khi có điều kiện đã tổ chức phá hủy đường sắt của giặc. Công việc của thực dân cướp nước cực kỳ khó khăn, làm mãi không xong. Giặc cứ làm còn ta cứ phá. Quan Pháp tức tối triệu quan huyện Hoằng Hóa mà hỏi rằng: Tại sao đường sắt làm đến khu vực này thì làm hoài không xong, sao không ngăn dân chúng phá đường tàu. Quan huyện vốn cũng là một người yêu nước, mới nói rằng: “thưa quan, chúng tôi cũng tìm cách ngăn dân lại đó chứ ạ. Nhưng dân chúng tôi khổ quá không có gì ăn nên phải ăn rau má, mà Cây rau má trên đường tàu vừa nhiều, non và ngon nhất. Dân tôi không cố ý đâu ạ.“. Từ đó câu nói “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu” luôn được gắn liền với dân Thanh Hóa.
-Câu chuyện thứ hai là: ” Thời kháng chiến chống Pháp, Thanh Hóa là một trong những hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến. Thanh Hóa huy động hàng vạn dân công, bộ đội phục vụ vận tải chiến đấu. Gian khổ phải ăn Cây rau má cầm hơi, phá đường tàu Pháp lấy sắt rèn đao kiếm súng ống. Nói đến đây bạn đã hiểu gì chưa nhỉ. Vâng đúng là có ăn rau má, nhưng là để tiết kiệm gạo cơm góp cho chiến trường. Dân Thanh Hóa có phá đường tàu, nhưng là đường tàu địch và họ phá để rèn dao kiếm, súng ống cho chiến trường.
2. Cụm từ "dân miền Trung - dân cá gỗ".
-“Cá gỗ” là câu chuyện anh học trò nghèo Nghệ An, đi học chỉ ăn cơm không. Anh ta bèn đẽo một con cá gỗ “nấu” trong nồi đất, mỗi bữa nhá nhem tối thì sang hàng xóm xin nước mắm, bảo "về kho cá, lỡ quên mua nước mắm", để có nước mắm chan cơm. Thế mà cũng học nên. Bị người ta phát hiện và trở thành giai thoại, vừa giễu vừa phục: dân Nghệ dù nghèo, nhưng ham học, giỏi chịu gian khổ để vươn lên.
Dù ở đâu hay bất cứ vùng miền nào của tổ quốc thì cũng đều có người tốt người xấu, cái nhược điểm lớn nhất của người dân xứ Nghệ là cục tính, đó là điều cốt lõi làm hạn chế rất nhiều về con đường công danh cũng như sự nghiệp. Nhưng người dân xứ Nghệ nói riêng và miền Trung nói chung được bù lại bằng sự hiếu học, thông minh và luôn cần cù chăm chỉ trong công việc, đã nói là làm, mà đã làm thì phải làm cho đến nơi đến chốn, không bao giờ bỏ dở dang công việc, đã có sai thì luôn luôn nhận, không đổ lỗi do người khác.
Người miền Trung theo cách nhìn của người miền khác thì là họ keo kiệt, nhưng với những người sinh sống tại miền Trung thì đó là sự tiết kiệm. Họ biết dù cho người khác có nói thế nào thì khi đến mùa thiên tai, họ vẫn phải gánh những đau thương và mất mát rất lớn, có khi chỉ sau một đêm đến căn nhà cũng bị nước cuốn trôi. Với họ đó là cách duy nhất để sống và tồn tại ở vùng đất khắc nghiệt này.
Mỗi người dân Việt Nam đều có quyền tự do ngôn luận, nhưng nói thế nào cho đúng và cho hay thì cần phải học hỏi, tìm hiểu.
Video lấy từ kênh TikTok Dòng Máu Việt
Nguồn bài viết: tìm hiểu và tổng hợp từ internet

Những tên gọi thông dụng của Biển Đông và những lưu ý khi sử dụng các tên gọi khác nhau của Biển Đông.
*Những tên gọi thông dụng của biển Đông:
Biển Đông là một biển bìa lục địa, ở phía Tây Thái Bình Dương, là vùng biển nửa kín trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan, bao phủ một diện tích khoảng 3,5 triệu km2. Đây là biển lớn thứ 4 thế giới, sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập, có vị trí quan trọng về địa - chính trị, địa - kinh tế và địa - chiến lược…. của khu vực và quốc tế. Vì thế, biển Đông và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa nhiều quốc gia trong vùng, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Vùng biển này được gọi bằng nhiều tên khác nhau, tùy thuộc vào thói quen truyền thống hay xuất phát từ nhiều mục đích, động cơ khác nhau.
Người Trung Quốc gọi là Nam Trung Quốc Hải và Trung Quốc Nam Hải, thường gọi tắt là Nam Hải.
Người Philippines gọi là Biển Luzon, gọi theo tên hòn đảo Luzon của Philippines. Thời gian gần đây thì gọi là biển Tây Philippines.
Người Việt Nam gọi là Biển Đông. Đây là tên riêng do Việt Nam dùng để gọi vùng biển này và tên gọi này đã đi vào tiềm thức, tâm khảm của người dân Việt Nam từ bao đời nay: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. Thuận bè thuận bạn, tát cạn biển Đông” (Ca dao Việt Nam), “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội; Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi” (Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi).
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, tên Biển Đông đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sử dụng chính thức trong Công hàm gửi đến Tổ chức Khí tượng Thế giới xin đăng ký thông báo tình hình khí tượng của vùng biển này, viết bằng tiếng Anh là Biển Đông Sea.
Người phương Tây gọi biển này là South China Sea (tiếng Anh), Mer de Chine meridionale (tiếng Pháp), Mar da China Meridional (tiếng Bồ Đào Nha). Những tên gọi này thường được ghi trên các hải đồ của những nhà hang hải phương Tây có liên quan đến khu vực này, trong các tài liệu khoa học, pháp lý, chính trị…của các cá nhân, tổ chức quốc tế.
* Những lưu ý khi sử dụng tên gọi khác nhau để chỉ Biển Đông:
Tên biển Đông là tên riêng nên trong các tài liệu, hồ sơ, văn bản chính thức của Việt Nam đều viết hoa cả hai từ Biển Đông và trong các tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì thường viết là Bien D**g Sea (tiếng Anh) hay Mer de Bien D**g (tiếng Pháp). Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn thấy trong một số văn bản, ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài đã dịch tên Biển Đông là East Sea (tiếng Anh) hay Mer de l’Est (tiếng Pháp). Cách dịch này không phù hợp với văn bản chính thức của Nhà nước khi đăng ký với tổ chức quốc tế và có thể gây nhầm lẫn với vùng biển nằm ở phía Đông bán đảo Triều Tiên cũng được gọi là East Sea. Cũng cần nhấn mạnh rằng, về mặt pháp lý, tên gọi không phải là yếu tố giá trị để khẳng định chủ quyền của một quốc gia đã đặt tên cho một khu vực địa lý nào đó. Chẳng hạn: gọi là Ấn Độ Dương không có nghĩa Đại Dương này thuộc về Ấn Độ; vịnh Thái Lan không có nghĩa vịnh này là hoàn toàn thuộc về Thái Lan.
Cho nên, dù Việt Nam gọi là Biển Đông thì người Việt Nam không bao giờ cho rằng toàn bộ vùng biển này là của Việt Nam. Tương tự, người Philippines mới đây gọi vùng biển này là Biển Tây Philippines, cũng không có nghĩa là họ muốn đòi toàn bộ vùng biển này thuộc về Philippines. Sở dĩ Philippines gọi như vậy có lẽ để đối phó với yêu sách của Trung Quốc muốn chiếm trọn Biển Đông, khi nước này đặt hơn 80% diện tích Biển Đông mà Trung Quốc gọi là (Nam Hải) trong “Đường lưỡi bò” (hay “Đường chữ U”), với lập luận rằng: Trung Quốc có “danh nghĩa lịch sử”, “chủ quyền lịch sử” và người Trung Quốc đã từng “phát hiện, sản xuất, sinh sống, đặt tên…”, vì vậy mà “quốc tế đã công nhận và gọi vùng biển này là South China Sea (biển Nam Trung Hoa)”…Có lẽ cũng vì thế mà có không ít học giả quốc tế cho rằng để tránh hiểu lầm và bị lợi dụng, nên chăng quốc tế thống nhất gọi vùng biển này là South East Asia Sea (Biển Đông Nam Á).
Cho nên, đối với người Việt Nam, khi gọi tên vùng biển này thì nên thống nhất sử dụng là Biển Đông (viết hoa cả hai từ "Biển" và "Đông"); trong các văn bản tiếng Anh thì viết là Bien D**g Sea, trong các văn bản tiếng Pháp là Mer de Bien D**g, mà không dịch là East Sea (tiếng Anh) hay Mer de l’Est (tiếng Pháp). Nếu cần cho them tên quốc tế là South China Sea trong các tài liệu nghiên cứu khoa học.
*P/S: yêu nước là đúng nhưng phải có hiểu biết, phải có niềm tin vào tinh thần dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng. Đừng yêu nước nhưng trong đầu không có tí hiểu biết. Vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là máu thịt không thể tách rời. Nhưng Biển Đông (cách gọi của người Việt Nam) không chỉ của riêng Việt Nam, mà thực sự nó còn có cả lãnh hải của nhiều nước khác. Hãy trở thành một người yêu nước, văn minh và có hiểu biết trên không gian mạng.
Nguồn bài viết lấy từ Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Quảng Bình.
https://sngv.quangbinh.gov.vn/3cms/nhung-ten-goi-thong-dung-cua-bien-dong-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-cac-ten-goi-khac-nhau-cua-bie.htm

Cảm phục tinh thần của những bậc tiền bối, hậu bối xin cúi mình nể phục.❤❤❤
KHÂM PHỤC Ý CHÍ CHIẾN ĐẤU CỦA ÔNG CHA TA❤
Ba trắc đập đầu, điện kép núm vú, lươn chui cửa mình, mẻ chai rạch thịt, xăng tẩm đốt sống người… những ngón nghề của bọn đồ tể tưởng chừng đã hạ gục “con thoi sắt” Nguyễn Thị Mai. Thế nhưng, vượt qua cuộc tra tấn tàn bạo trở về, chị vẫn cầm súng chiến đấu. Và cuối cùng, một cái kết đẹp đã đến với nữ Biệt Động Sài Gòn anh hùng. Đất nước và tình yêu!
--------------------------------
Nữ biệt động bí danh “con thoi sắt”
Nữ biệt động ấy là bà Nguyễn Thị Mai (Sinh năm 1943, quê tỉnh Quảng Nam), hiện ngụ tại con hẻm nhỏ trên đường Bàu Cát, quận Tân Bình, TP.HCM. Tìm đến nhà bà vào một ngày cuối năm, tôi thấy bà vẫn đang tất bật với công việc đời thường.
Bà bảo: “Chiến tranh kết thúc, mỗi người lính biệt động cũng sống như dân thường thôi. Giã từ vũ khí, tôi cùng gia đình đến đây định cư và sống bằng nghề làm xôi khuôn và bán bánh rọ. Đây là đặc sản Quảng Nam những dịp Tết đến Xuân về. Dù xa quê bao năm, nhưng tôi nhớ mãi hương vị của nó nên làm bán. Hàng xóm quanh đây ai cũng tìm tới để mua. Ngày thường bán khoảng vài trăm cái còn lễ Tết lên đến hàng ngàn cái”.
Kể về năm tháng tham gia cách mạng, bà Mai chia sẻ: “16 tuổi, tôi đã làm liên lạc. Đến năm 20 tuổi, tôi được lãnh đạo Biệt động Quân khu Sài Gòn – Gia Định đưa vào làm biệt động thành. Nhiệm vụ của tôi là liên lạc, vận chuyển vũ khí, tài liệu từ căn cứ vào Sài Gòn.
Vốn là gia đình có truyền thống cách mạng, tôi luôn xác định tư tưởng làm biệt động chắc chắn phải chịu gông cùm, tù đày, chết bất cứ lúc nào.
Bởi vậy, khi thực hiện nhiệm vụ, tôi đều dự kiến mọi tình huống xảy ra, nếu lỡ có bị địch phát hiện, phải bịa mọi câu chuyện để đánh lừa quân địch, thà chết không bao giờ khai ra tổ chức,...”.
Rồi bà kể, năm 1965, đang vận chuyển 30 kíp nổ và tập tài liệu mật từ huyện Củ Chi vào nội thành.
“Hàng” được ngụy trang trong rổ đựng rau quả. Khi đi đến trạm gác tại lăng Cha Cả (quận Tân Bình ngày nay), bà bị một nhóm cảnh sát chặn lại.
Rất nhanh trí, bà đã kịp lấy toàn bộ tài liệu nhai nát, nuốt vào bụng. Mấy tên cảnh sát thấy vậy liền đến bóp cổ, banh miệng bà Mai để móc xấp giấy ra. Nhưng lúc này, tất cả đã nhàu nát. Khi kiểm tra rổ rau, chúng phát hiện 30 kíp nổ, liền dẫn bà về bốt Hàng Keo - bốt khét tiếng với những trò tra tấn, hỏi cung man rợ.
“Ngày đó, vì chứng cứ quá rõ ràng, biết không thể chối cãi được nên tôi bịa ra câu chuyện có một người đàn ông mặc áo đen ở ngoài bìa rừng thuê vận chuyển vào trong thành. Vì tôi quá đói khát, sống dọc bờ dọc bụi nên ai thuê gì có tiền là tôi làm ngay. Vì đã chuẩn bị tư tưởng từ trước nên tôi đã tìm hiểu rất kỹ những địa bàn mà mình nói ra để đối phó với quân địch. Tuy nhiên, cảnh sát rất nham hiểm, bọn chúng không tin nên giở các trò tra tấn vô cùng dã man”, bà kể.
“Chúng treo ngược tôi lên rồi đánh đập khảo cung. Sau đó, dùng kẹp vào hai ngực, hai bên tai rồi cắm điện. Qúa đau đớn, tôi ngất lịm đi, chúng tạt nước cho tỉnh rồi tra tấn tiếp. Sau đó chúng lấy tăm chống hai mí mắt tôi lên, dùng đèn pha công suất lớn chiếu thẳng vào khiến đầu óc quay cuồng, hai con ngươi như muốn nổ. Vừa tra tấn, chúng vừa hét lớn: Vũ khí mày chuyển đi đâu? Giấy tờ mày nhai viết cái gì, chuyển cho ai? Chỉ huy của mày là ai? tên gì?,...”, nữ biệt động kể lại.
Khi không moi được tin tức, chúng chuyển sang màn tra tấn bỉ ổi bằng cách dùng rắn dọa cắn, bắt lươn ngoe nguẩy trước mặt bà. Bỉ ổi hơn, chúng bấm đuôi con lươn bò trên người bà và bắt đầu trò tra tấn vô cùng man rợ với một cô gái trẻ không mảnh vải che thân. Bà Mai cắn răng chịu đựng rồi ngất lịm.
Sợ bà chết sẽ mất dấu vết, bọn chúng đưa bà vào viện chữa trị. Khi sức khỏe hồi phục được ít phần, lợi dụng tên lính ngủ gục, bà đã nắn tay để tuột khỏi còng sắt rồi bỏ trốn. Sau lần đó, bà phải vào viện của đơn vị đến mấy tháng liền mới phục hồi. Lúc này, vì vết thương vùng kín khá lớn, bác sĩ chẩn đoán khả năng sinh nở sẽ rất khó khăn.
Chuyện tình cảm động trời xanh
Trở về với hàng loạt thương tích cả tinh thần lẫn thể xác, nữ biệt động Nguyễn Thị Mai tưởng rằng ước mơ làm vợ, làm mẹ của mình đã khép lại.
Nhưng rồi, tình yêu kỳ diệu, cháy bỏng của bà và chàng chiến sĩ biệt động cùng đơn vị có tên Mười Kiều (tên thật Huỳnh Kiều) đã hóa giải tất cả. Vì quá khâm phục cô đồng đội trung hậu, bất khuất, Mười Kiều đã thương thầm trộm nhớ. Trong một lần cùng làm chung nhiệm vụ liên lạc, Mười Kiều đã lấy hết can đảm thổ lộ tình yêu.
Lời tỏ tình của Mười Kiều khiến bà vừa mừng vừa lo. Bởi, dù cảm mến nhau nhưng bà biết sau những lần bị quân địch tra khảo, bà rất khó có cơ hội sinh con. Trong giây phút không để cho Mười Kiều phải hối hận, bà Mai đã kể toàn bộ sự thật về quá trình quân địch hành hung, tra khảo cho anh nghe.
Biết được câu chuyện, Mười Kiều lại càng thấy yêu thương hơn. Ông nói: “Chuyện đó đối với tôi không quan trọng. Nghe chuyện của Mai tôi lại càng thương Mai hơn. Tình yêu của tôi dành cho Mai là sự thật. Tôi chấp nhận mọi khiếm khuyết”.
Thế rồi, khi tình yêu của hai người lính biệt động trở nên chín muồi, năm 1971, đơn vị đã quyết định tổ chức đám cưới cho họ. Khi anh em, đồng đội đang chuẩn bị để trang hoàng cho đôi uyên ương, đơn vị bất ngờ nghe tin bà Mai lại bị bắt. Kế hoạch cưới phải hoãn lại.
Lúc này, đơn vị không lo thông tin bị lộ nữa mà lo cho tính mạng của bà. Bởi, hồ sơ biệt động của Mai chất cao như núi tại rất nhiều đồn bốt của địch. Chỉ cần một tên cảnh sát nhận ra là có thể bà bị đày tù ra Côn Đảo. Dù trải qua bao cơn thập tử nhất sinh nhưng bằng tài năng bà đã trốn thoát.
Ngày Mười Kiều thấy thân thể bà tàn tạ, chằng chịt vết thương, ngất xỉu trong vòng tay mình, ông đã thề rằng sẽ bảo vệ, không để bà bị địch bắt một lần nào nữa. Rồi cái ngày hạnh phúc ấy cũng mỉm cười với nữ biệt động. Vào năm 1973, đơn vị đứng ra tổ chức đám cưới cho đôi bạn trẻ.
Ông Mười Phương lúc đó là Trưởng ban Cán bộ ở căn cứ cũng làm công tác tư tưởng. Bởi, vết thương bên trong cơ thể bà Mai rất nặng, rất khó có thể sinh con. Nhưng đã xác định cưới là sống với nhau đến trọn đời, không được chia tay dù không có con. Lúc đó, trước tập thể đồng đội, Mười Kiều nói như lời tuyên thệ: “Tôi yêu Mai, tôi chấp nhận lấy Mai dù biết cô ấy đã mất đi nhiều thứ, kể cả khả năng sinh nở,...”.
Rất may, trời không phụ lòng người, một năm sau ngày cưới, điều kỳ diệu đã xảy ra. Bà Mai có thai. Sau 9 tháng 10 ngày, bà sinh một cậu con trai kháu khỉnh trong niềm hạnh phúc của anh em, đồng đội. Đúng như lời Mười Kiều nói, ông không để bà Mai phải chịu bất kỳ một tổn thương đau đớn về thể xác và tinh thần nào nữa.
Mọi công việc của Mai đều được Mười Kiều quán xuyến. Trong lần vượt cạn đầu tiên, Mười Kiều đi làm nhiệm vụ nên bà Mai phải sinh nở một mình.
Sau hòa bình lập lại năm 1975, Mai và Mười Kiều tiếp tục sinh thêm người con trai thứ hai. Mỗi lần mang bầu là mỗi lần hạnh phúc như vỡ òa, chính nhờ những lần vượt khổ hy sinh đó đã khiến cho tình yêu, hạnh phúc của người chiến sĩ biệt động càng thêm trọn vẹn.
----------------------------
Nữ biệt động thành Sài Gòn – Gia Định
Khi mới 10 tuổi, nữ biệt động Nguyễn Thị Mai đã luồn lách khắp các ngõ ngách thôn xóm để làm liên lạc. Đến năm 16 tuổi, bà chính thức làm giao liên cho Huyện đội (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Năm 1964, để xây dựng lực lượng ngày một lớn mạnh, lãnh đạo Biệt động Quân khu Sài Gòn – Gia Định đã cử người về các địa phương để tuyển biệt động.
Thời điểm đó, bà Mai mới 22 tuổi được tuyển chọn vào đơn vị biệt động 90C của đội Biệt động Quân khu Sài Gòn – Gia Định. Bà trở thành một trong những người lính biệt động kiên trung, bất khuất, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Bà được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công, Huân chương kháng chiến khác và nhiều bằng khen, giấy khen của Chính phủ và TP.HCM.
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Location
Category
Telephone
Website
Address
Trường Quốc Học
Hue, 70000
www.facebook.com/12.1QuocHoc Lớp 12/1 GVCN: Thầy Phan Thanh Tịnh Sĩ số: 42 (21 nam, 21 n?
14 Lê Lợi
Hue
DOD3 ( The Diary of 10D3 ) là chiếc page nho nhỏ, xinh yêu của tập thể lớp D3 niên khóa 21-24
2/2 Hồ Xuân Hương, P. Gia Hội
Hue
Cung cấp các khóa học tiếng Đức, dạy kèm riêng và luyện thi các trình độ A1,
48 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh
Hue, 530000
JURA GRAPESEED tự hào là trường mầm non song ngữ đầu tiên và duy nhất ở Huế tr
VinhThanh, Phu Vang
Hue, 536990
Cập nhật tin tức thường xuyên, liên tục, nhanh nhất, chính xác và minh bạch đ?
103 Chi Lăng, Huế, Thừa Thiên Huế
Hue, 49000
tư vấn và hổ trợ làm hồ sơ du học Nhật Bản tự túc. Giúp tiết kiệm chi phí nhất để chuẩn bị cho hành trình du học sau này.
92 Kinh Dương Vương, Phường Thuận An
Hue, 530000
TIẾNG ANH THEO CHUẨN QUỐC TẾ CAMBRIDGE - TIẾNG ANH TRẺ EM, THIẾU NIÊN - TIẾNG ANH G