RỐI LOẠN GIÁC QUAN Ở TRẺ TỰ KỶ VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ĂN UỐNG
Rối loạn giác quan là gì ?
🔺 Rối loạn giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác) là tình trạng não bộ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin của các giác quan.
🔺 Rối loạn giác quan ảnh hưởng đến quá trình phát triển cân bằng và toàn diện của trẻ. Sự phản ánh của các giác quan lên não bộ bị sai lệch khiến cho trẻ thiếu hoặc thừa quá mức ở các giác quan đó gây ra những hành vi bất thường, xuất hiện những rối loạn với tiền đình, bản thể, cảm giác, tri giác không gian,…
👉🏾 Rối loạn này thường xuất hiện ở những trẻ nhỏ mắc hội chứng tự kỷ
Một vài đặc điểm rối loạn xử lý giác quan ở trẻ tự kỷ:
👁👁 Rối loạn thị giác
Trẻ khó chịu khi nhìn một số màu sắc hoặc ánh đèn tỏa sáng trong phòng, bực mình khi vào những nơi đông người hoặc chật hẹp. Ở trường học, trẻ bị rối loạn thị giác thường không thể suy luận và chọn đúng cấu phần của một hình ảnh hay bối cảnh nào đó, gặp trở ngại khi chơi những trò ráp nối thông thường.
➖ Mức độ giảm: Các vật thể xuất hiện một cách khá tối tăm, hoặc mất một số nét; Thị giác trung tâm không rõ nét, nhưng thị giác ngoại vi rất tốt; Vật ở trung tâm được phóng đại, những vật ở cạnh viền bị mờ; Khả năng nhận thức về độ sâu rất kém, gặp vấn đề trong việc ném và bắt.
➕ Mức độ tăng: Hình ảnh bị bóp méo – các đồ vật và ánh sáng sáng sẽ xuất hiện, nhảy múa xung quanh; Hình ảnh bị phân mảnh; Dễ dàng và thích tập trung vào các chi tiết hơn là toàn bộ đồ vật; Khó ngủ vì quá nhạy cảm với ánh sáng.
👂👂 Rối loạn thính giác
Trẻ không thích nghe tiếng con nít khóc, tiếng chó sủa, tiếng Cha mẹ, tiếng xe rít, hoặc khó chịu khi nghe người khác nhai đồ ăn trong miệng, nghe tiếng quạt trần, tiếng máy điều hòa không khí, và thường bịt tai, phản ứng mạnh khi nghe tiếng còi báo động, tiếng còi hú từ xe cứu thương, tiếng chuông trường, tiếng máy hút bụi, hoặc tiếng máy sấy, trẻ lo âu trong những môi trường náo nhiệt, không trả lời khi nghe người khác gọi tên, hoặc cúi mặt khi nghe những âm thanh mà người khác ít khi chú ý, chẳng hạn âm thanh rè rè phát ra từ đèn điện.
➖ Mức độ giảm: Có thể chỉ nghe thấy âm thanh ở một bên tai, tai còn lại chỉ nghe được một phần âm thanh hoặc không nghe thấy gì; Có thể không nhận thức được một số âm thanh cụ thể; Có thể thích những nơi đông đúc, ồn ào hoặc tiếng đập cửa, đập đồ vật.
➕ Mức độ tăng: Các tiếng ồn bị phóng đại và âm thanh bị bóp méo và trở nên rối trí; Có thể nghe thấy các cuộc nói chuyện ở khoảng cách xa; Không thể tách được âm thanh ra, luôn lẫn lộn giữa những tiếng ồn ở môi trường xung quanh, dẫn đến khó khăn trong việc tập trung vào một việc gì.
👃👃 Rối loạn khứu giác
Trẻ thiếu sự nhạy cảm hoặc rất nhạy cảm với mùi thức ăn, mùi dầu thơm, mùi thuốc lá.
➖ Mức độ giảm: Một vài trẻ mất khả năng khứu giác và không thể nhận biết được các mùi đặc trưng (bao gồm cả mùi cơ thể của chính họ); Một số thường liếm đồ vật để cảm nhận vật đó là gì.
➕ Mức độ tăng: Luôn cảm thấy các mùi đều quá mạnh, ngoài sức chịu đựng, gây ra một số vấn đề khi đi vệ sinh; Không thích người có mùi lạ, mùi dầu gội đầu, sữa tắm,…
👅👅 Rối loạn vị giác
Trẻ bị rối loạn vị giác nhiều khi thích những đồ ăn quá chua hoặc có mùi nồng, hoặc chỉ thích những đồ ăn không màu vị, nhạt nhẽo. Một số trẻ không thể phân biệt các loại thức ăn khác nhau như thế nào, thích nhai, liếm những đồ vật không ăn được
➖ Mức độ giảm: Thích những món ăn cay; Ăn hoặc đưa vào mồm những vật không ăn được như đá, đất cát, kính, kim loại,…
➕ Mức độ tăng: Cảm thấy một số mùi vị và thực phẩm quá mạnh bởi vì khứu giác quá nhạy cảm. Có chế độ ăn rất hạn chế về các loại thực phẩm; Một số loại thực phẩm có thể gây cảm giác khó chịu – có thể chỉ ăn những thức ăn mềm như cháo hoặc kem; Một số trẻ tự kỷ còn tự giới hạn Cha mẹ thân chỉ ăn các đồ ăn nhạt hoặc thích các đồ ăn có mùi vị mạnh.
🙌 🙌 Rối loạn xúc giác
➖ Mức độ giảm: Ôm chặt người khác – để có cảm giác tiếp xúc vật gì đó; Có khả năng chịu đau rất tốt; Có thể không cảm nhận được thức ăn ở trong miệng; Có thể tự làm đau bản thân; Thích các vật nặng (ví dụ như chăn nặng) đắp lên người; Nhai mọi thứ, kể cả quần áo và các thứ không ăn được;
➕ Mức độ tăng: Việc chạm vào vật gì cũng là một việc có thể gây đau đớn hoặc khó chịu – trẻ có thể không thích được đụng chạm; Không thích cầm nắm đồ vật gì trên tay hoặc đi vào chân; Khó khăn trong việc chải đầu hoặc gội đầu vì đầu trẻ rất nhạy cảm; Cảm thấy khó chịu với kết cấu của 1 số loại thực phẩm; Chỉ chấp nhận một số ít các loại vải hoặc kết cấu nhất định.
Các triệu chứng của ADHD có thể góp phần gây rối loạn ăn uống
🌿 🌿 Để hình thành một thói quen ăn uống lành mạnh đòi hỏi cần có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt và cả hai kỹ năng này đều là yếu điểm của người mắc ADHD. Ngoài ra người mắc ADHD thường bỏ bữa vì sự phân tâm hoặc quá tập trung trong các thời điểm khác nhau sau đó cơn đói thường mạnh mẽ và cồn cào hơn đến mức họ lại ăn quá nhiều từ đó thói quen không lành mạnh xuất hiện và được duy trì thường xuyên
Điều trị rối loạn ăn uống và ADHD cần toàn diện
💦💦 Giống như các bệnh và hội chứng khác, điều đầu tiên cần chẩn đoán chính xác việc mắc rối loạn ăn uống hay ADHD bởi nếu chẩn đoán không đầy đủ đôi khi việc điều trị chỉ giải quyết một phần vấn đề. Nếu bạn điều trị chứng rối loạn ăn uống mà không xác định có mắc ADHD hay không thì việc giải quyết chứng bốc đồng hay hiếu động thái quá thì những rối loạn về ăn uống có thể sẽ tiếp diễn và điều trị sau đó sẽ khó khăn hơn. Sau khi được chẩn đoán chính xác và toàn diện, kế hoạch điều trị nên bao gồm giáo dục dinh dưỡng, liệu pháp hành vi nhận thức, thuốc ADHD và chế độ dinh dưỡng.
Lời khuyên dinh dưỡng
👩🏿⚕️ Trẻ quá nhạy cảm với mùi vị thường thích những món ăn nhạt nhẽo và không thích bất cứ thứ gì cay hoặc nhiều hương vị. Trẻ nhạy cảm với cả kết cấu của thức ăn, một món ăn quá đặc, quá nhuyễn mịn, hoặc quá thô, lợn cợn sẽ khiến trẻ mất hứng thú và không muốn ăn. Trẻ quá nhạy cảm với mùi sẽ ghét những món ăn đậm mùi. Do đó, trẻ thường kén ăn, biếng ăn và chế độ ăn thiếu sự đa dạng, linh hoạt. Ví dụ: trẻ không thích ăn rau, không thích ăn hoa quả, do đó bị thiếu chất xơ và vitamin, dẫn đến táo bón. Một số trẻ lại không thích ăn cá, dẫn đến thiếu hụt axit béo, Omega 3,…Vì vậy, nhóm trẻ tự kỷ luôn cần sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng để bù lại thực đơn quá đơn giản, sơ sài, không đầy đủ chất dinh dưỡng thường ngày.
Nguồn: Thùy Dương - Group Thắp Đèn Xanh - Đồng Hành Cùng Trẻ Tự Kỷ
Hỗ trợ giáo dục đặc biệt Tân Bình - HCM
Nearby schools & colleges
Quận Tân Bình
Q Tân Bình
You may also like
Tuyển sinh
بسم الله الرحمن الرحيم
الصفحة للمهتمين بمجال الكمبيوتر والبرمجة وبالتحديد اكثر برمجة الويب - نقدم من خلال الصفحة كورسات مجانيه تماما فى المجالات التالية بشكل مبدئى - ومن الممكن زيادة الكورسات فى وقت لاحق عند الاتفاق مع مدربين اكفاء فى مجالات اخرى فى الكمبيوتر والبرمجة والتصميم وكل مايشمل مجال تكنولوجيا المعلومات ان شاء الله تعالى .
الكورسات المتاحه حاليا للتسجيل :
HTML
CSS
JavaScript
Ajax
PHP
MYSQ
Operating as usual
🆘🆘 NHẬN DIỆN BIỂU HIỆN CỦA TRẺ TĂNG ĐỘNG – GIẢM CHÚ Ý (ADHD)
(Dịch từ bài viết của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kì)
Hầu hết trẻ thi thoảng sẽ có những hành vi ngoài tầm kiểm soát như chạy nhảy rất nhanh liên tục, la hét nói to, không chịu xếp hàng chờ đến lượt hoặc đá đụng mọi thứ ở xung quanh.
Những lúc khác chúng có thể như luôn ở trong trạng thái mơ màng, không thể chú ý hoặc hoàn thành những việc mà chúng đã bắt đầu. Những đứa trẻ có hội chứng tăng động, giảm chú ý sẽ gặp phải những vấn đề về hành vi như thế thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn.
Định nghĩa cơ bản thì tăng động giảm chú ý là tình trạng mà bộ não gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi ở trẻ. Đây là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ, có khoảng 4%-12% trẻ trong độ tuổi đến trường bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Số lượng bé trai có tình trạng ADHD nhiều gấp 3 lần bé gái.
Những đứa trẻ ADHD sẽ gặp phải vấn đề khi giao tiếp với anh chị em, với những đứa trẻ khác ở trường, ở nhà và những nơi khác. Chúng sẽ gặp vấn đề với việc tập trung chú ý nên gặp khó khăn trong việc học. Bản chất bốc đồng tự nhiên có thể khiến chúng gặp những hoàn cảnh nguy hiểm. Trẻ ADHD gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi nên thường bị dán nhãn là “hư hỏng” hoặc “đầu óc trên mây”
Nếu không được chữa trị, tình trạng của một số trẻ ADHD có thể trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc đời trẻ như: điểm thấp, không tuân thủ luật lệ, không xây dựng được các mối quan hệ và thất nghiệp. Dưới đây là những dấu hiểu phổ biến của trẻ tăng động - giảm chú ý, các bậc phụ huynh cùng xem qua nhé!!
🔷 MẤT TẬP TRUNG
🔖 Thường xuyên có khoảng thời gian khó tập trung chú ý, mơ màng
🔖 Thường xuyên có vẻ như không lắng nghe
🔖 Dễ dàng bị phân tán khi đang chơi hoặc làm gì đó
🔖Thường xuyên có vẻ không quan tâm đến các chi tiết, thường phạm lỗi do không để tâm
🔖 Thường xuyên không nghe theo hướng dẫn hoặc hoàn thành nhiệm vụ
🔖 Phá phách, phá rối
🔖 Thường xuyên mất những món đồ quan trọng
🔖 Thường xuyên quên đồ đạc
🔖 Thường xuyên tránh làm những việc yêu cầu tập trung tinh thần liên tục
🔷 HIẾU ĐỘNG
🔖 Hoạt động liên tục giống như cái máy
🔖 Không thể ngồi yên
🔖 Thường xuyên bồn chồn, vặn vẹo
🔖 Nói quá nhiều
🔖 Thường xuyên chạy, nhảy, leo trèo kể cả khi không được phép
🔖 Không thể chơi yên lặng
🔷 HẤP TẤP
🔖 Thường xuyên nói, hành động không suy nghĩ
🔖 Có thể chạy qua đường mà không nhìn đèn giao thông
🔖 Thường xuyên gặp vấn đề trong việc chờ đến lượt và trả lại
🔖 Không thể chờ đợi thứ gì đó
🔖 Thường xuyên trả lời trước khi được hỏi xong
🔖 Thường xuyên làm phiền, cắt ngang người khác
Nếu trẻ có những dấu hiệu của tăng động, giảm chú ý THƯỜNG XUYÊN HOẶC KÉO DÀI HƠN 6 THÁNG thì bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán.
Nguồn: Mầm Nhỏ
9 CÁCH GIÚP TRẺ BIẾT NÓI SỚM
1️⃣—-Nói chuyện với trẻ thường xuyên
Trước khi tắm cho trẻ, thay tã, cho bé ăn hay thực hiện bất kỳ việc gì, mẹ cũng nên bắt đầu bằng việc nói chuyện với trẻ. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại cực cao.
2️⃣—-Đừng quá quan trọng chất lượng
Dạy trẻ tập nói thay vì kỳ vọng trẻ có thể phát âm đúng ngay lần đầu tiên, mẹ nên tập trung vào những gì bé đang cố nói ra. Để có thể nói nhanh, trẻ phải cảm thấy tự tin khi nói chuyện với bố mẹ, trước khi bé có thể phát âm một cách rõ ràng, rành mạch.
3️⃣—-Có sự phản hồi rõ ràng.
Thông thường, khi dạy trẻ tập nói, đa số các mẹ chỉ tập trung vào từng câu nói mà quên mất sự phản hồi của mẹ khi nghe bé nói cũng rất quan trọng. Đừng chỉ vỗ tay hay mỉm cười với trẻ. Tùy từng trường hợp, nhưng tốt nhất mẹ nên phản hồi trẻ bằng một câu nói thực tế, chẳng hạn như “Ồ, con nói đúng rồi” hay “Mẹ biết rồi”.
4️⃣—-Dạy trẻ tập nói – Lời nói đi đôi với hành động
Bên cạnh hành động cởi giày cho trẻ, mẹ nên đi kèm thêm câu nói “Để mẹ cởi giày cho con nhé!” hoặc “Cởi giày nào!”. Sự kết hợp này sẽ giúp bé nhớ nhanh hơn, cũng như biết được ngôn từ phù hợp với ngữ điệu, hoàn cảnh. Những lần sau, không chỉ bé sẽ biết được chân mẹ cởi giày mà còn biết nói kèm theo.
5️⃣—-Gọi tên bé
Trước khi bắt đầu nói chuyện, mẹ nên tạo sự chú ý bằng cách gọi tên bé. Đây là âm thanh bé thường xuyên được nghe nên cũng sẽ ghi nhớ lâu nhất. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt. Tránh tình trạng nói chuyện với bé nhưng lại nhìn sang chỗ khác, hoặc tệ hơn nữa là làm một việc khác. Bằng cách gọi tên và giao tiếp bằng mắt, bé sẽ dễ dàng đoán được ý câu nói của mẹ hơn.
6️⃣—-Tạo cho bé cơ hội.
Bé sẽ khó có thể nhanh biết nói, nếu không có cơ hội “thể hiện bản thân”. Vì vậy, trước mỗi câu nói, câu hỏi, mẹ nên dừng lại 10-15 giây để bé có thể tiếp chuyện hoặc nói lên những gì mình nghĩ. Dạy trẻ tập nói mẹ cũng nên giới thiệu với con thêm nhiều từ mới mỗi ngày, đưa bé đi chơi, hoặc tạo thêm những tình huống mới để trẻ có thể học thêm từ.
7️⃣—-Dùng từ ngữ đơn giản
Tránh sử dụng câu nói dài dòng, từ phức tạp, khó nhớ khi nói chuyện với trẻ. Cách này vừa giúp bé dễ nhớ hơn, cũng như dễ tập trung vào thông tin quan trọng
8️⃣—-Loại bỏ tiếng ồn không cần thiết
So với cuộc nói chuyện của mẹ, âm thanh sôi động từ tivi, hay máy nghe nhạc sẽ dễ thu hút trẻ. Vì vậy, khi nói chuyện với bé, mẹ nên loại bỏ những âm thanh không cần thiết để bé tập trung hơn.
9️⃣—-Học mà chơi.
Cho bé tập nói qua hình ảnh
Giúp trẻ tập nói qua hình ảnh và tình huống giúp trẻ hứng thú hơn
Còn gì có thể khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm, sự thích thú của mình tốt hơn những trò chơi? Thông qua chơi, bé cũng dễ dàng học hỏi thêm nhiều từ mới, cũng như những ngữ cảnh hoàn toàn khác cuộc sống thường nhật.
Dạy trẻ tập nói mẹ có thể bày tỏ sự thích thú của mình đối với chú gấu nhỏ của bé, và nói chuyện với bé về bạn gấu. Hoặc mẹ có thể hòa mình vào trò chơi của bé, cùng bé đóng vai một nhân vật nào đó, hỏi bé về trò chơi. Giống như bạn, bé cũng sẽ thích thú nói chuyện với người cùng sở thích với mình. Trẻ học nói sớm giúp trẻ vui vẻ hòa đồng và thông minh hơn.
DẠY BÉ CHẬM NÓI - TĂNG ĐỘNG- TỰ KỶ
LÀM CÁCH NÀO ĐIỀU TRỊ GIÚP BÉ NÓI TỐT VÀ CHUẨN.
Điều này cần chế độ bổ sung hợp lý và sự phối hợp giữa gia đình và bé mà ở đây chủ yếu là người mẹ.
VỀ CHẾ ĐỘ BỔ SUNG
- Cho bé ăn chế độ đầy đủ dinh dưỡng và cân đối , tránh suy dinh dưỡng còi xương
- Bổ sung DHA cho bé sớm giúp phát triển não bộ
- Bổ sung citicolin giúp quá trình sử lý tín hiệu nhanh hơn
- Bổ sung đầy đủ các vi dưỡng chất giúp bé phát triển toàn bộ : vitamin D , kẽm, canxi , sắt... nếu thiếu
DẠY BÉ CHẬM NÓI Ở TRẺ EM
Là hiện tượng thụ đắc ngôn ngữ mẹ đẻ muộn hơn, hạn chế hoặc khó khăn hơn thường là do bé hơi chậm tâm trí. Có nhiều nguyên nhân nhưng ngày nay thường là do thiếu iod trong quá trình mang thai. Có nhiều bé phát triển ngôn ngữ rất chậm , thậm chí 3-5 tuổi trẻ vẫn chưa nói sõi được mặc dù nghe và vận động tốt.
VỚI BÉ CÓ GIAO TIẾP MẮT
- Dạy trẻ bắt chước âm thanh khác nhau : Để trẻ lên đùi hoặc ngồi bao lấy trẻ , vừa hat vừa lắc lư. Hát chậm vài lần , sau đó vừa hát vừa dừng lại để chờ bé tiếp thu câu hát đó. Chỉ cho bé những vật gây tiếng động như : oto, chó sủa, nước chảy... làm những tiếng động để bé bắt chước.
Chơi với đồ vật để giúp bé hiểu nhiều từ hơn :
- Giấu đồ vật : chỉ cho bé những thứ quen thuộc như bát, đĩa , thìa cốc , giấu đi và bảo trẻ đi tìm. Trong trường hợp này bạn phải làm mẫu cho bé : ví dụ đọc tên và mô tả công dụng : bạn cầm cốc và nói uống , sau đó bạn uống như thật. Đưa cho bé tự uống và nhắc lại "uống " để bé nhớ lời bạn.
- Vừa nói vừa dùng dấu để bé nhớ từ dễ hơn : xua tay nói không được, vẫy tay là lại đây .... bé nhớ nhanh hơn nếu bạn nói và dùng dấu, càng nhiều càng tốt, nghĩ ra nhiều dấu
- Dạy bé dùng dấu : lấy hai vật mà bạn muốn bé nói để trước mặt bé. Chỉ vào từng vật và ra hiệu. Khi xin vật nào thì đọc tên và làm dấu. Đổi vai cho bé : bé làm dấu và bạn đưa bé thứ bé yêu cầu.
- Dạy bé các đồ vật , tên mọi người , các hành động ... để tăng vốn từ cho bé.
Khi bé nói thêm được nhiều vốn từ đơn bạn lên tìm cách cho bé nói thành câu
- Để bé lựa chọn câu trả lời : hỏi bé trong bât cứ tình huống nào : trong bữa ăn" con ăn bằng đũa hay thìa ", "ăn cá hay canh"..... bé bắt buộc nhớ từ trả lời , khi bé trả lời sai hãy nhắc bé. Luôn nói chuyện nhiều với bé , bình luận dài về tấy cả các thứ mà bé đang nhìn vào để bé ghi nhớ. Nhờ bé làm một số việc cơ bản càng nhiều càng tốt, bé có nhiều cơ hội học nói hơn.
- Phân loại đồ vật : Dạy bé mô tả kích thước , màu sắc, công dụng, vị trí , sở hữu của ai giúp bé định hình nhanh hơn.
- Kể chuyện theo tranh : khi bé có vốn từ đơn nhièu bạn hãy giúp bé ghép các từ thành câu bằng tranh sau đó yêu cầu bé nói lại. Khi cho bé đi chơi nhớ tả cho bé những điều diễn ra xung quanh và yêu cầu bé kể lại.
Vậy vai trò của người mẹ đây tương đối nhiều : tạo vốn từ cho bé và giúp bé ghép lại thành câu hoàn chỉnh. Nó đòi hỏi thời gian tương đối dài.
VỚI BÉ NGỌNG SINH LÝ
Là những trường hợp bé nói ngọng theo thói quen từ nhỏ và không được sửa kịp thời. Trẻ hiểu và phát âm tốt nhưng không rõ ràng
- Ngọng phụ âm đầu : ví dụ chó thành có hoặc ó , nước thành ước ...
- Ngọng âm vần : ví dụ tránh thành trắn ... voi thành vo...
- Giọng thanh điệu : ngã với sắc : cũ thành cú, ngã thành ngá ......
Trong những trường hợp này chủ yếu là sửa phát âm
- Nói chậm để làm mẫu âm sai cho bé băt chước
- Viết ra một loạt từ âm sai bé hay mắc hoặc có thể mắc yêu cầu bé sửa theo. Nếu có thể lên sưu tầm tranh hoặc hình vẽ về từ đó để dạy bé
- Sửa âm sai khi bé đọc hoặc nói Đa số bé nói nhanh vần và bị lỗi ngay. Yêu cầu bé nói thật chậm. Nhắc và sửa liên tục khi bé nói sai.
VỚI BÉ NÓI LẮP
Là bệnh lý về sự lưu loát Mất lưu loát khiến bé nói khó nhọc và không trôi chảy. Nói lắp cũng là một thói quen. Nếu bạn phát hiện ngay khi bé mới bị đều giúp bé điều chỉnh được. Bé hay nói lắp khi lo lắng và kèm theo các hành vi đi kèm : nháy mắt, nhắn mũi và trán ....tay vung hoặc co cứng cơ mặt cổ. Đa số bé nói lắp mà không điều chỉnh giúp bé khi lớn lên thường có cảm xúc tiêu cực. Nhiều người tránh nói luôn những từ hay bị lỗi đó.
- Điều trị tâm lý : bé cần được phân tích về tâm lý giúp bé thoải mái hơn, giảm căng thẳng và lo lắng. Luôn tạo cho bé một không gian thư giãn nhẹ nhàng.
- Tập thở : hướng dẫn bé tập thở chậm và nhẹ nhàng nhất là trước khi bé nói nhằm giúp bé thư giãn trước khi nói.
- Nói chậm, câu ngắn : nhắc để bé nói những câu ngắn đầy đủ , giúp bé có thời gian nghĩ và bớt nói lắp.
Kỹ năng cơ bản hưỡng dẫn bé : Thay đổi luồng hơi khi nói : hít vào đủ hơi và thở ra nhẹ trước khi nói Bắt đầu vào âm một cách nhẹ nhàng , vận động nhẹ nhàng các bộ phận cấu thành lên âm như lưỡi.
VỚI BÉ KHÔNG GIAO TIẾP MẮT HOẶC GIAO TIẾP MẮT KÉM
Bước đầu tiên muốn dạy được bé chúng ta phải GIAO TIẾP được với bé. Điều này thì chắc chắn bố mẹ bé có cơ hội và khả năng thành công nhiều nhất song mới đến giáo viên vì thời gian bạn bên bé nhiều nhất và đơn độc. Trong khi giáo viên ở trường phải cùng lúc tiêp xúc với nhiều bé. Hiệu quả không cao.
1, Bạn để bản thân mình cùng tầm nhìn với bé
Bé thường có vóc dáng nhỏ? Tầm nhìn chưa rộng. Lên chúng nhìn người lớn như những người khổng lồ, tạo áp lực cho bé. Khi bạn dạy bé bạn không thể để mặt mình cao hơn bé được. Phải làm sao cho mặt mình ngang tầm với bé( ngồi sổm, quỳ , cúi, nằm...) miễn sao mặt bạn ngang với mặt bé để giảm áp lực với bé khi giao tiếp
2, Cố tạo chú ý của trẻ đến bạn
- Bạn cố di chuyển cơ thể đến gần bé hơn. Không xa quá để không hiệu quả hoặc không quá gần vì nhiều bé không thích quá gần. Cố quan sat tìm khoảng cách phù hợp
- Bạn cố di chuyển mặt mình đến tầm nhìn của bé kể cả bé quay đi
- Ban quan sát những yếu tố bé thích ( phim trên youtube, phim hoạt hình ..) và cố tạo tính cách giống như nhân vật bé thích nhé. Bé chú ý đến bạn hơn.
- Sử dụng bức tranh hoặc đồ chơi nhiều màu săc giữ chúng trước mặt bạn nhưng đủ tầm nhìn của bé để chúng chú ý cả hai
3, Chuẩn bị cho bé những thứ bạn sắp truyền đạt
Bạn phải làm thậy chậm và kiên trì vì giai đoạn đầu nhiều bé chậm hoặc không thực hiện kỹ năng này. Cố dùng tên bé hoặc cách nói đơn giản kèm động tác cơ thể khiến bé chú ý " nhìn này kèm chỉ tay" "nghe này kèm chỉ tai"....
4, Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách có ý nghĩa
- Cường điệu hoá các chuyển động. Khi bạn chỉ tay vào gì đó bạn vươn dài tay ra giúo bé chú ý
- Sử dụng chuyển động đó chậm và rõ ràng
- Kèm theo đó là biểu hiện khuôn mặt. Bé mới dễ hiểu
5, Hỗ trợ bằng công cụ hỗ trợ trực quan : Bức tranh, cơ thể bạn , đồ vật , các clip youtube
6, Nói với bé chậm và rõ ràng. Bạn phải nói thật chậm hơn bình thường để bé phải tiếp thu chậm và hiểu nhất
7, Giai đoạn đầu giới hạn lời nói. Sử dụng cụm từ ngắn thôi ví dụ" ăn ", "đi"," Nhìn này", "màu đỏ"...nói chung bạn phải nói ít thôi. Bé mới tiêp thu được.
8, Cố kiên trì đợi trẻ tương tac với bạn.
Khi bạn cố giao tiếp với bé có thể bé đáp ứng lại rất chậm. Hãy chờ nhé. Trong lúc đó vẫn cố giữ tương tác với bé bằng cách nhìn vào mặt bé , hay di chuyển để mặt bạn đang chú ý vào bé. Có thể nhắc lại yêu cầu với bé khi không thấy bé đáp lại.
Sau khi giao tiếp được với bé lúc đó dạy bé nói.
TRẺ CHẬM NÓI NÊN CAN THIỆP TẠI TRUNG TÂM HAY DẠY TẠI NHÀ???
Bài viết sẽ phân tích để giúp ba mẹ hiểu rõ về chặng đường đồng hành cùng con học nói.
Trước hết, những trường hợp trẻ chậm nói do tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ, trẻ chậm nói đơn thuần đã lâu, từ 3 tuổi trở lên.
Ba mẹ nên biết thời gian vàng để can thiệp cho con là dưới 3 tuổi. Vậy nên khi cảm thấy không ổn, ba mẹ nên đưa con đi khám ngay để đánh giá tình trạng. Tránh các trường hợp đợi trẻ lớn xem sao mà bỏ lỡ cơ hội can thiệp của con.
Những trường hợp trẻ chậm nói đơn thuần có thể can thiệp hoặc không là tùy hoàn cảnh mỗi gia đình. Nếu mẹ sốt ruột và chưa biết làm cách nào để dạy con nói thì hãy đưa con đi can thiệp. Thời gian đầu có cô hỗ trợ mẹ sẽ đỡ áp lực, căng thẳng hơn.
Tuy nhiên, ba mẹ không thể trông chờ hoàn toàn vào giáo viên được. Vì cô có phương pháp nhưng không có quá nhiều thời gian. Người sở hữu thời gian của con nhiều hơn là ba mẹ. Dạy con tại nhà ba mẹ có thể dạy mọi lúc mọi nơi. Tận dụng mọi thời gian để dạy con nói.
Đi học can thiệp tối đa là 1-2h/ngày. Trong khi ba mẹ có ít nhất 4-5 tiếng ở nhà bên con mỗi ngày. Biến 4-5 tiếng đó trở thành thời gian dạy con, là ba mẹ sẽ giúp cải thiện tình trạng con chậm nói gấp 2-5 lần.
Vì thế, bên cạnh cho con học can thiệp, ba mẹ muốn NHANH, HIỆU QUẢ, CON NÓI TỐT, GIAO TIẾP TỐT, thì ba mẹ nhất định phải KẾT HỢP dạy con nói ở nhà CÙNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN CỦA NHÀ CHUYÊN MÔN HOẶC KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN ĐÚNG.
Mình đang hỗ trợ hướng dẫn các mẹ tương tác đúng cách để dạy con tại nhà. Thực sự mình chỉ cần hỏi về thời gian ba mẹ can thiệp cho con tại nhà mà mình có thể biết được bé nhanh hay chậm cải thiện tình trạng chậm nói. Điều ấy giúp ba mẹ hiểu vai trò của ba mẹ quan trọng như thế nào.
Đối với các bé chậm nói do tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ,... trẻ CÀNG RẤT CẦN được ba mẹ hỗ trợ tại nhà nhé! Con được can thiệp càng nhiều càng có hiệu quả nhanh.
Tóm lại, các mẹ nên tích cực dạy nói cho con tại nhà. Bé lười nói, không chịu tập trung thì là vì mẹ chưa tương tác đúng cách nên con không cảm thấy hứng thú tập nói. Ba mẹ chủ động inb trường hợp của bé mình hướng dẫn cách điều chỉnh tương tác cho nhé
⛔ ⛔ NHẬN BIẾT SỚM DẤU HIỆU TRẺ TỰ KỶ
⚠️⚠️ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI
Khi trẻ mắc bệnh tự kỷ được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, sẽ giúp trẻ cải thiện nhiều về nhận thức, hành vi và quan hệ xã hội. Qua đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học tập và hòa nhập cộng động tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu cụ thể cho thấy trẻ 1-3 tuổi có thể mắc bệnh tự kỷ mà phụ huynh cần nhận biết sớm.
🚫🗓 0 - 6 tháng tuổi
Ba mẹ cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo sau của bé nhé:
- Bé thường xuyên có cảm giác lạ, hay quấy khóc hay “lầm lì”, không linh hoạt, quấy phá chân tay như những trẻ khác.
- Khi ba mẹ đưa đồ chời trước mặt trẻ cũng “tự nhiên”, không quan tâm, không với lấy.
- Trẻ rất hiếm hoặc gần như không bao giờ bi bô hay miệng ọ ẹ gì.
- Trẻ ít giao tiếp, nhìn hay “cười nói” với ba mẹ.
- Khi ba mẹ hay ông bà đùa giỡn trẻ hiếm khi có phản ứng lại.
🚫🗓 6 – 24 tháng tuổi
Qua giao tiếp, gần gũi với con hàng ngày, ba mẹ nên lưu tâm những dấu hiệu sau của trẻ:
- Trẻ có vẻ hờ hửng, xa lạ, không thích ba mẹ âu yếm.
- Khi ba mẹ ôm hay bế bé sẽ có cảm giác cơ thể trẻ mềm yếu hay đơ cứng, không linh hoạt.
- Khi người khác gọi tên trẻ có khuynh hướng làm ngơ, không phản ứng lại.
- Trẻ không biết vui đùa, tham gia các trò chơi đơn giản với bạn cùng lứa.
- Ở tuổi này nhưng trẻ vẫn chưa có thể nói những từ đơn giản như nhiều trẻ khác. Ngược lại, trẻ thường nói những từ vô nghĩa.
- Trẻ có dấu hiệu “lạ” là thích nhìn bàn tay của mình.
- Trẻ không có thói quen nhai và rất khó ăn khi ba mẹ cho trẻ dùng những thực phẩm cần nhai kể cả rau củ quả mềm.
- Trẻ hay đi nhón chân, không vững vàng.
🚫🗓2 - 3 tuổi
Ở độ tuổi này, các dấu hiệu bất thường của trẻ khá dễ nhận biết, ba mẹ cần quan tâm nhé!
- Trẻ gần như lúc nào cũng lủi thủi một mình, không thích chơi hay nói chuyện với trẻ khác.
- Ngay cả những câu đơn giản nhất chỉ gồm 2 từ trẻ cũng không hoặc hiếm nói được.
- Khi muốn ba mẹ hay ai đó làm gì cho mình, trẻ thường không nói mà chỉ kéo tay yêu cầu.
- Trẻ hay sử dụng đồ chơi “loạn xì ngầu”, bừa bãi, không dùng đúng mục đích, tích chất của từng món đồ chơi.
- Trẻ hay bị hoảng sợ, kích động vô cớ nhưng đôi lúc lại “liều lĩnh”, không biết sợ trước các tác động khác.
- Trẻ không nghe lời hoặc không hiểu những chỉ dẫn của ba mẹ, thường bỏ ngoài tai, ba mẹ nói một đường, trẻ làm một nẻo.
- Dù đồng ý hay không đồng ý trẻ cũng không biết thể hiện qua gật đầu hay lắc đầu.
- Ba mẹ rất khó nhìn thẳng vào mắt trẻ, trẻ luôn nhìn láo liêng, ba mẹ gọi cũng không chú ý.
- Trẻ có vẻ tăng động, thích ngọ ngoạy luôn tay luôn chân, chạy vòng vòng, xoay vòng vòng chứ ít khi ngồi im.
- Trẻ có thể biết nói nhưng sau đó bỗng ngưng nói không rõ nguyên nhân.
⚠️ ⚠️ Khi nhận thấy bé có những dấu hiệu bất thường trong hành vi cha mẹ cần đưa đi thăm khám để có kế hoạch can thiệp sớm và hiệu quả nhất
Chia sẻ lại các nguyên tắc chính trong việc chữa ngọng cho bé
4 nguyên tắc chính trong việc chữa ngọng cho bé
• Thời gian của các bài tập phải ngắn: do sự tập trung vào bài tập của trẻ hạn chế. Nếu bài tập dài sẽ làm trẻ rất chóng mặt, do đó khả năng tập trung bằng tai, trẻ nghe âm thanh đúng của âm được luyện tập bị giảm sút. Do đó thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20 – 30 lần/ngày).
• Giám sát bằng tai nghe: thường trẻ ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai, do đó cần phải luyện tập cho trẻ cách phân biệt thế nào là âm đúng.
• Sử dụng các âm bổ trợ: thực tế là các mô hình phát âm sai thường cố định rất vững chắc và không thể phá vỡ bằng cách trình bày giản đơn cho trẻ cách thức cấu âm đúng. Vì thế khi tập phải cho trẻ phát âm những cấu âm mà trẻ đã biết là đúng và có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện tập. Ví dụ khi tập sửa âm gió, ta sử dụng âm bổ trợ “t”, trong tập âm “r” sử dụng âm bổ trợ “đ”… Âm bổ trợ được chuyển dần từng bước sang âm luyện tập.
• Dùng sức tác động tối thiểu gồm tiết kiệm cử động và sức trong khi cấu âm. Cần thiết lúc bắt đầu luyện tập một âm mới phải phát âm nhẹ, khẽ, không cần sức để cho âm đó không khác thường khi nói và được sát nhập nhanh chóng với các âm khác.
BỐN BƯỚC DẠY TRẺ TỰ KỶ TẬP NÓI
BƯỚC 1: Tạo ra môi trường yên tĩnh cho trẻ bị tự kỷ
Trẻ tự kỷ rất dễ bị phân tán tư tưởng, cho nên trước hết bạn cần phải lựa chọn được một vị trí yên tĩnh trong căn nhà của mình trước khi bắt tay vào thực hiện.
BƯỚC 2: Xác định và lên kế hoạch khai thác sở thích của trẻ bị tự kỷ
Hãy xác định đâu là những yếu tố làm trẻ thích nhất, để có thể lấy làm cảm hứng cho trẻ học nói. Việc học dựa trên nguồn cảm hứng từ lâu đã được chứng minh là cách học hiệu quả nhất đối với trẻ em nói chung chứ không riêng gì trẻ tự kỷ. Đặc biệt đối với cách dạy cho trẻ bị tự kỷ tập nói đây không chỉ là cách hiệu quả nhất, mà còn là cách nhân đạo nhất. Chính vì vậy, hãy dành ra một ít phút để nghĩ xem điều gì làm con thích nhất, và cách thức bạn sử dụng chúng như thế nào.
BƯỚC 3: Tạo ra tình huống thú vị để cho các bé bị tự kỷ vui vẻ khi giao tiếp
Đây cũng là một lợi ích của một căn phòng chơi dành bé bị tự kỷ đã được bố trí theo ý đồ của bạn. Nếu bạn đã có thể ở cùng con trong một căn phòng và mọi đồ đạc con yêu thích đều có sẵn thì cơ hội để con nói là cao hơn rất nhiều.
Hãy để những món đồ con thích ở trong tầm nhìn, nhưng ngoài tầm với của con. Và cứ như thế, mỗi khi con cần món đồ chơi/thức ăn ấy, là một cơ hội tuyệt vời để bạn dạy con tập nói.
Hãy chỉ đáp lại những cử chỉ mang ý nghĩa giao tiếp rõ ràng của con. Đừng vội đáp ứng cho con chỉ bởi vì con khóc, hay la hét lên. Nếu không, bạn đang tập cho con một thói quen xấu, rằng cứ làm dữ lên là muốn gì cũng được. Chúng ta đang muốn dạy con cách thức giao tiếp và ứng xử cho phù hợp nhất, và đừng để cảm xúc chi phối bạn vào những lúc quyết định như thế này.
BƯỚC 4: Hoàn thiện và mở rộng vốn từ cho trẻ bị tự kỷ:
Một khi con đã biết cách phát âm (Ví dụ như chữ “Aaaa” như trên), chúng tôi cố gắng động viên bé hết mình vì đó quả là một nỗ lực phi thường từ con. Kiên nhẫn thực hiện lại điều này lặp đi lặp lại nhiều lần, với khẩu hình miệng cụ thể, hiện tại con đã có thể nói rõ ràng chữ “Ăn” rồi. Công việc kế tiếp là thường xuyên ôn lại bài cũ, và lại tiếp tục tìm cách để mở rộng thêm những vốn từ mới cho con.
Cách Giao Tiếp Với Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ
Trong quá trình can thiệp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng. Nhiều phụ huynh còn khá lúng túng vì không biết làm sao để giao tiếp, tương tác với con. Dưới đây sẽ là một số cách giao tiếp đơn giản, hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng:
Nói chậm để trẻ hiểu
Trẻ còn nhỏ nên chưa có khả năng tiếp nhận thông tin nhanh chóng vì vậy khi nói chuyện với con, bố mẹ cần nói chậm, rõ ràng để bé có thể tiếp nhận, xử lý thông tin. Khi yêu cầu trẻ lặp lại câu nói bạn cần phải kiên nhẫn bởi chắc chắn trẻ sẽ nói sai rất nhiều lần.
Kết hợp các cử chỉ tay
Sử dụng các động tác tay cũng là một cách để trẻ phát triển ngôn ngữ. Hãy dạy bé khi tạm biệt thì vẫy tay, người lớn đưa đồ cho thì dùng 2 tay để nhận,… đây cũng là những kỹ năng xã hội cơ bản bé cần được học.
Sử dụng các âm thanh đơn giản
Đối với những trẻ bắt đầu tập nói, bố mẹ nên thường xuyên dạy con những từ đơn giản như: ba, mẹ, bà,… Trẻ sẽ bắt chước và nói lại theo bạn. Nếu trẻ làm tốt nên khen ngợi trẻ để cổ vũ tinh thần còn chưa được thì bạn hãy nhắc lại một lần nữa thật rõ ràng.
Giới thiệu các từ ngữ mới
Liên tục bổ sung từ mới cho bé để tăng vốn từ vựng.
Khuyến khích giao tiếp bằng mắt
Khi bạn nói chuyện với con hãy cố gắng hướng sự chú ý của con vào mình. Hành động này tạo sự tự tin khi giao tiếp cho trẻ. Tự tin hơn, trẻ cũng sẽ nói nhiều hơn.
Chơi với trẻ nhiều hơn
Dù bố mẹ có bận rộn đến mấy cũng hãy dành thời gian của mình để nói chuyện, chơi với con. Đừng để bé làm bạn với smartphone, tivi,… chúng không thể thay bạn chăm sóc hay hiểu được con cần gì. Trong quá trình vui chơi bố mẹ có thể sử dụng các câu hỏi đáp đơn giản, khen ngợi,… Đây là cách dạy trẻ chậm nói mang tính cơ bản nhất, bố mẹ nên áp dụng.
Đọc sách cho trẻ nghe
Những cuốn sách với hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng là cách trị liệu rất tốt cho bệnh chậm nói ở trẻ. Bất kỳ em bé nào cũng thích được bố mẹ đọc truyện cho nghe. Hoạt động này góp phần hình thành thói quen đọc sách cho trẻ đồng thời giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ với con cái.
Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ.
📌Khái niệm
Tăng động giảm chú ý là một loạt các rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh. Trẻ mất tập trung, khó kiểm soát hành động của bản thân, thường xuyên phấn khích hay không thể ngồi yên một chỗ.
👉Nguyên nhân
Trẻ mắc hội chứng này thường có những điểm chung đó là thiếu hụt chức năng điều hành của não bộ, bởi 1 số nguyên nhân sau:
-Gặp bất thường về cấu trúc não
Kích thước của một số khu vực vỏ não trước trán, vùng nhân đuôi, tiểu não ở trẻ mắc chứng tăng động có một sự khác biệt nhỏ hơn so với bình thường.
-Do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh trong não
Chủ yếu thiếu GABA (gama amino butyric acid), đây là một chất dẫn truyền ức chế vô cùng quan trọng.
-Yếu tố di truyền
Nếu tiền sử gia đình từng có người bị mắc chứng tăng động giảm chú ý thì trẻ sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc hội chứng này cao hơn. Trong một cặp song sinh nếu một trẻ bị tăng động thì có đến 90% trẻ còn lại cũng có thể bị chứng bệnh này.
Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ở trẻ như: Tỷ lệ mắc ở bé trai cao hơn bé gái, chế độ ăn thiếu hụt các dưỡng chất (acid béo, kẽm, nhạy cảm với đường).
-Yếu tố khác
Nếu trong quá trình mang thai, mẹ làm dụng rượu, bia, ma túy, thuốc lá hoặc trẻ bị nhẹ cân khi sinh, tiếp xúc với chì trước 6 tuổi thì nguy cơ trẻ mắc chứng rối loạn sẽ cao hơn những trẻ khác.
👉Dấu hiệu điển hình của trẻ tăng động giảm chú ý
Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy trẻ tăng động thường có một số dấu hiệu riêng biệt và khác hoàn toàn so với những trẻ hiếu động thông thường. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình:
🌾Trẻ hiếu động quá mức
☘Dấu hiệu đầu tiên của tăng động và cũng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là sự hiếu động, nghịch ngợm thái quá. Trẻ có thể nghịch mọi thứ, ở mọi lúc, mọi nơi, không để tay chân nghỉ ngơi.
🍀Trẻ cảm thấy khó chịu khi phải ngồi yên một chỗ, thích chạy nhảy, vận động khắp nơi mà không cảm thấy mệt. Trong lớp, trẻ tăng động cũng không ngừng cựa quậy, làm ồn, gây ảnh hưởng đến cô giáo và các bạn xung quanh.
🌾Kém tập trung chú ý
Một dấu hiệu nữa của trẻ tăng động đó là sự thiếu tập trung, lơ đãng, không chú ý những gì đang diễn ra xung quanh. Ngay cả khi nói chuyện với bố mẹ, thầy cô hay bạn bè, trẻ cũng thiếu tập trung và thường không nhớ chủ đề của cuộc trò chuyện.
🌾Cụ thể, dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý được thể hiện như sau:
• Trẻ gặp khó khăn trong việc lắng nghe, làm theo hướng dẫn hoặc thực hiện một việc gì đó trọn vẹn
• Trẻ thấy thích nhiều thứ nhưng không được lâu
• Không đủ kiên trì hoặc thường bỏ dở hoặc quên việc đang làm
• Rất dễ bị phân tâm dù chỉ nghe tiếng động nhỏ hay một đồ vật đặt trước mặt
🌾Sự thiếu tập trung, chú ý gây ảnh hưởng đến quá trình học tập, tiếp thu của trẻ tăng động so với bình thường. Trẻ có thể bỏ qua bài giảng trên lớp, không nhờ cần làm gì khi về nhà, dẫn đến kết quả học tập kém, không theo kịp các bạn cùng lớp.
🌾Trẻ hay cáu giận, dễ nổi nóng
Trẻ tăng động thường dễ cáu giận, nổi nóng và khó kiềm chế được cảm xúc của bản thân.
Click here to claim your Sponsored Listing.
Location
Category
Contact the school
Telephone
Website
Address
54/41 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, HCM
Ho Chi Minh City
70000
Tân Bình, Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City
A community to share news, business opportunities, potential cooperation, etc. related to Logistics
174 Hòa Bình, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
Ho Chi Minh City, 70000
Thiết Kế & Thi Công phòng học chuẩn STEAM (Nhượng quền STEAM)
Tô Hiến Thành
Ho Chi Minh City, 70000
Chứng Chỉ Tiếng Anh Bao Đậu 👉 Zalo 0927 9999 44
35/9/15 Đường Số 9, Khu Phố Tam Đa, Phường Long Trường, TP Thủ Đức
Ho Chi Minh City, 70000
Địa chỉ: 45/7/8 Trường Lưu, Long Trường, TP Thủ Đức LH: 0909464663
Ho Chi Minh City, 700000
HOTLINE ĐĂNG KÝ 0772999557 MS TRUC
Room B112, Ton Duc Thang University, 19 Nguyen Huu Tho, Tan Phong Ward, District 7
Ho Chi Minh City
Ban Liên lạc Cựu sinh viên Khoa Tài chính Ngân hàng
182 Hoàng Văn Thụ, P. 8, Quận Phú Nhuận
Ho Chi Minh City, 700000
Giới thiệu các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các trung tâm ngoại ngữ, du học và xuất khẩu la
260/36 Nguyễn Thái Bình, Phường 12 Quận Tân Bình
Ho Chi Minh City, 700000
Get IELTS band score you want.
Ho Chi Minh City, 70000
We are CARROTIANS, we serve the GLOBAL SUCCESS! 1. Corporate Training: Language Training, Leadership Development, Soft-skills Training 2. Assessment: Language KPI Mobile Test, Motives & Strengths Test 2. Others: Teambuilding, Fieldtrip, Special request.
Đường Cô Giang 100, Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City, 700000
- Hỗ trợ làm báo cáo thực tập - Hỗ trợ làm khóa luận tốt nghiệp - Xin dấu thực tập