Veritas Viet Nam

English Center and Elementary/Middle School K - 12 Classical Christian School

Operating as usual

07/10/2022

Thầy thật vui tính. Các con mê say học với thầy lắm luôn

Photos from Veritas Viet Nam's post 01/10/2022

Đến hẹn, Thầy Trò lại tung tăng cuối tuần.😀😃😍

Được cọ sát trong môi trường thực tế của cuộc sống, sẽ giúp các con vừa đươc vui chơi, vừa phát triển kỹ năng tự lập và TĂNG KHẢ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH tốt hơn

Photos from Veritas Viet Nam's post 18/09/2022

Các con ơi!!! Yêu lắm cơ!!!

Photos from Veritas Viet Nam's post 15/09/2022

⚠️ Câu hỏi đươc đăt ra, vì sao 12 năm dài, ngồi trên ghế nhà trường, hoc sinh vẫn gặp khó khăn trong viêc NGHE NÓI thành thạo Tiếng Anh
✴ Có rất nhiều lý do. Nhưng lý do lớn nhất, là hoc sinh chưa đươc hoc đúng phương pháp, dẫn đến việc nhàm chán không kích thích các em yêu thích Tiếng Anh.
📚 Hãy để VERITAS giúp các con của bạn thành thạo 4 kỹ năng NGHE, NÓI, ĐỌC, VIẾT, với phương pháp học tương tác với giáo viên nước ngoài, giúp phản xạ giao tiếp Tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ cách tự nhiên.
** Giáo viên nước ngoài ( bằng cấp Tesol) ,15 năm kinh nghiêm giảng dạy
** Phương pháp độc quyền, kết hợp Laptop trong buổi hoc và trên giấy bút.
** Lớp hoc tối đa từ 8 đến 12 bạn
** hoc 90 phút / buổi. Từ thứ 2 đến thứ 6 ( 4 tuần / tháng)
** Hoc hiệu quả, chất lương với HỌC PHÍ NHẸ NHÀNG không là gánh nặng đối với cha mẹ mong muốn đầu tư cho các con hoc thành thạo Tiếng Anh
📞 Để biết thêm thông tin. Xin vui lòng liên lạc 0918222761 Hà hoăc 0907751522 Cúc tại địa chỉ 206 Lê Sát. Phường Tân Quý. Quận Tân phú

26/08/2022

Veritas School has moved location: 206 Lê Sát, phường Tân Quý, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

15/08/2022

ĐỒNG THUẬN VÀ TỰ CHỦ CƠ THỂ: HOÀN TOÀN CÓ THỂ DẠY TRẺ EM TỪ SỚM

Cách đây không lâu, video hậu trường của một gameshow làm dấy lên tranh cãi khi cô hoa hậu bày tỏ niềm hâm mộ nhiệt tình với em bé.[1]

Theo video trên, người lớn xung quanh khích lệ em bé ôm cô hoa hậu, thậm chí hai lần đẩy bé lại gần dù em né tránh. Ở một cảnh khác, cô hoa hậu cúi xuống thơm má nhưng em bé quay mặt đi, và cô tiếp tục thơm cho bằng được, trong khi bé rướn ra xa hết sức.

Ý NGHĨA CỦA TIẾP XÚC CƠ THỂ VỚI TRẺ EM

Đầu tiên, cần làm rõ rằng, sự đụng chạm của hoa hậu và sự khích lệ của người lớn xung quanh có thể hoàn toàn xuất phát từ mong muốn bộc lộ tình yêu trẻ con. Dù là người lớn hay trẻ em, chúng ta đều cần những cái chạm mang tính nuôi dưỡng và có sự đồng thuận để phát triển và tồn tại. Nhất là với trẻ em, tiếp xúc cơ thể an toàn - ví dụ các hành động chăm sóc như cho ăn, tắm v.v. - là không thể thiếu, bởi nó giúp em sạch sẽ và khỏe mạnh.

Thế nhưng trong chương trình này, người lớn không nên cố tình đẩy em bé vào tình huống đụng chạm không mong muốn. Loại đụng chạm này - dù có thể an toàn hay đến từ một người quen - cũng không được tiếp diễn nếu trẻ không thoải mái.[2] Sự từ chối của bé đã là đủ để hành động của người lớn phải dừng lại.

VÌ SAO TRẺ EM CẦN ĐƯỢC DẠY VỀ ĐỘNG CHẠM KHÔNG MONG MUỐN?

Hàng ngày, em bé có thể giao tiếp và động chạm cơ thể với nhiều người từ quen đến lạ. Hầu hết những người em có tiếp xúc cơ thể không có ý xấu, việc đụng chạm hoàn toàn được đồng ý từ các bên.

Tuy nhiên, có những cái chạm xảy ra không theo không muốn, thậm chí không an toàn cho bé. Em bị chạm vào cơ thể, hoặc bị ép chạm vào người khác một cách bạo lực hoặc vì mục đích tình dục. Những động chạm này làm tổn thương cảm xúc, cơ thể của bé. Nó là lý do vì sao em cần học cách nói không với những động chạm không mong muốn, và thông báo cho người lớn mình tin tưởng - kể cả khi người gây ra việc đó là người quen, lớn tuổi hay khỏe hơn em. Hầu hết thủ phạm ngược đãi trẻ em đều là người quen của trẻ. Có đến hơn 90% trẻ em bị quấy rối tình dục biết thủ phạm; trong số đó, gần một nửa là thành viên gia đình.[3]

Vậy nên thay vì cưỡng ép trẻ làm những hành động thân mật với mình, người lớn có thể cho em lựa chọn cách tiếp xúc khác, như chọn giữa “high-five”, ôm hôn, thậm chí không cần động chạm. Tôn trọng sự thiếu thoải mái khi tiếp xúc cơ thể là cách dạy em bé rằng: cơ thể của em thuộc về em, và chỉ có những người nhất định mới được chạm vào.

DẠY TRẺ VỀ ĐỒNG THUẬN VÀ TỰ CHỦ TỪ NHỮNG HÀNH ĐỘNG NHỎ

Tóm lại, bên cạnh việc được đảm bảo rằng hầu hết những cái chạm và người mà mình tiếp xúc đều an toàn, em bé cũng cần biết mình có thể từ chối với những đụng chạm không phù hợp. Lần sau, mỗi khi cảm thấy không thoải mái vì hành động của người khác với cơ thể mình, thay vì ép bản thân tiếp tục thực hiện hành động đó, em sẽ có thể rời đi và tìm sự trợ giúp từ người mình cảm thấy tin tưởng.

Cuối cùng, Nhà Nhiều Cột muốn gửi đến các bạn mẩu truyện tranh giải thích về sự đồng thuận dành cho trẻ em (và cả người lớn) của nhà văn, họa sĩ người Canada Elise Gravel. Chúng mình hy vọng bài viết này và tấm truyện tranh dưới đây sẽ giúp mọi người thấy rằng “sự đồng thuận” có thể bắt đầu từ những hành động rất đơn giản.

26/09/2021

May mắn đến từ đâu?

Có lần, ông A bỏ quên chiếc điện thoại (không cài mã khoá) trên xe tắc-xi. Ông liền gọi điện theo số của mình, một người vừa nghe xong liền cúp máy. Một lát sau, ông A dùng ĐT khác gửi tin nhắn bày tỏ, muốn “mua lại” chiếc máy vì trong đó chứa nhiều dữ liệu kỷ niệm. Một tiếng sau, ông A nhận được tin hẹn để trả lại (từ số máy riêng đang dùng của người thanh niên kia).

Khi đến gặp và nhận được điện thoại, ông A muốn trả tiền để cảm ơn, nhưng anh thanh niên vội bỏ đi. Sau khi nghe ông A kể, phóng viên gọi điện cho anh thanh niên thì nhận được câu trả lời: “Thật ra tôi không định trả lại, nhưng sau khi xem các tấm ảnh và nội dung tin nhắn trong máy, phát hiện chủ máy di động này dù đang làm ăn rất khó khăn nhưng vẫn tặng một khoản tiền lớn cho khu vực bị thiên tai, tôi rất cảm động. Tôi không thể thấy lợi mà quên nghĩa, không thể đối xử với tình thương bằng lòng tham của mình. Tôi vốn là người bình thường nên rất ích kỷ, xưa nay không cho ai cái gì cả. Tôi biết mình không nhân hậu như ông A nhưng tôi cũng không thể bất nghĩa". Bạn hãy nêu ý kiến về câu chuyện trên và ngẫm về bản thân mình, cũng như nhân tình thế thái” (trích đề thi môn Văn).

Bài làm: Tình yêu thương thì có thể lay động cả đất trời

Mỗi con người tồn tại trên quả đất đều đang nhận rất nhiều, từ tia nắng ấm áp của ngày mới đến giọt nước ngọt mát lành, từ khí trời trong veo đến cơn gió dịu nhẹ, từ sự giúp đỡ của người thân và những quý nhân trong xã hội. Chúng ta nhận nhiều từ tự nhiên và cũng nhận nhiều từ những người khác, nhưng đến khi cho đi, thì lại rất khó khăn. Vì sao vậy?

Con người bản năng luôn nghĩ đến mình trước nhất, như lời một bài hát “cuộc đời khi có cho không, rồi khi túng thiếu, hỏi người có đòi được không?”. Trừ bạn bè thân thích và người có tâm có trí coi trọng mối quan hệ, mấy ai cho vay mượn tiền mà đòi lại dễ dàng đâu. Dân gian xưa thậm chí còn nhắc nhở nhau đừng vội giúp kẻ khác, vì con người là giống bội bạc, “cứu vật, vật trả ân – cứu nhân, nhân trả oán”. Xưa nay đều thế. Nguyễn Bỉnh Khiêm, bậc đại trí của dân tộc Việt, từng cay đắng thốt lên:

"Thế gian biến đổi vũng nên đồi.
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi.
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử.
Hết cơm, hết rượu hết ông - tôi".

Hay Nguyễn Công Trứ, người tài hoa bậc nhất đất Việt cũng cám cảnh với cái thói bạc bẽo và hám lợi, lòng tham của con người:

"Thế thái nhân tình gớm chết thay!
Lạt - nồng trông chiếc túi vơi đầy.
Hễ không điều lợi, khôn thành dại.
Ðã có đồng tiền, dở hoá hay"

Không đủ trình để hiểu câu “người không vì mình, trời tru đất diệt” nên người tầm thường hay "vận dụng" câu trên để giải thích cho lòng tham và sự ích kỷ. Nhưng tôi tin rằng lúc thốt lên lời cay đắng như vậy chắc ông bà ta cũng chỉ giận lẫy nhất thời thôi, vì rồi ông bà lại nhắn nhủ nhau phải biết sống vì người khác, phải “thương người như thể thương thân”, "con người ta thì cũng như con mình", phải biết cho đi, “làm phúc cũng như làm giàu” hay "hào sảng thì trời cho, ki bo thì trời lấy lại".

Tại sao chúng ta lại phải biết chia sẻ, cho đi?

Bởi vì “không có ai nghèo vì cho đi cả” (Anne Frank). Ngày chúng ta đến trái đất, chúng ta chỉ là một đứa bé không có gì. Ngày nhắm mắt ra đi, chúng ta cũng vậy. Kể cả nếu người được ta giúp có vô ơn, bội bạc thì ta cũng chẳng nên phiền muộn, hãy xem như ta có thêm bài học, để sau này ta biết phân biệt được đâu thật sự là người ta nên giúp, cần giúp. Họ lừa mình thì cũng chỉ dăm ba lần, chứ đâu thể lừa mãi cả đời mà căng thẳng, nói lời nghiệt ngã đắng cay.

Bạn ạ. Bạn có quyền từ chối việc cho đi, vì không ai ép buộc. Nhưng đã cho đi rồi thì không tính toán chi cho đầu óc nó hẹp hòi. Một khi đã cho người ăn xin thì số tiền đó đã thuộc quyền sở hữu của họ, họ có vô ăn phở ngon cũng có sao, đời người có bao nhiêu năm sống trên trái đất, thôi thì cho người ta được sung sướng một chút. Họ đã hạ mình xuống làm hành khất, đã hạ hết sự tự tôn của họ, sao mình còn so đo, tính toán, phải - trái với họ. Cho, là quên. Đó là sự hào sảng mà người đẳng cấp rất cao mới có.

Tới đây, tôi xin chuyển hướng kể lại một câu chuyện đọc được hồi bé

Có một tên cướp đi vào một ngôi làng. Nó ẩn nấp vào nhà vị bác sĩ duy nhất trong làng, (người mà nó tin rằng rất giàu có), dự định đến khuya sẽ bắt ông nói ra chỗ cất của cải, rồi sẽ giết ông để giữ bí mật. Đêm ấy, đột nhiên có điện thoại từ người thân của một đứa trẻ đang bệnh rất nặng từ làng bên cạnh cầu cứu. Lúc ấy là vào mùa đông, ngoài trời đang bão tuyết, làng đứa trẻ bị bệnh lại cách xa một quả núi, đi đến đó nhiều nguy hiểm, trời đã quá khuya, trong khi ông đã có một ngày quá mệt mỏi.

Gác điện thoại, ông bác sĩ thở dài đi đến giường nghỉ. Nhưng rồi ông lẩm bẩm mình không đi bây giờ lỡ đứa trẻ có thể chết thì làm sao. Vậy là ông mặc thêm áo, cầm theo cây đèn bão. Rồi ông mở cửa, ra đi. Dáng ông liêu xiêu trong gió tuyết. Sáng hôm sau khi ông bác sĩ trở về, tên cướp đón ông ngay trước cửa nhà, sụp xuống dưới chân ông: “Ông có biết tôi chờ ông suốt từ đêm qua tới giờ không?”

“Tôi xin lỗi đã để ông chờ. Mời ông vào nhà, trời hôm nay lạnh quá.” – Bác sĩ đáp.

Tên cướp nói: “Không phải. Tôi là một tên cướp. Đêm qua tôi đã ẩn nấp trong nhà ông. Tôi muốn bắt ông khai ra chỗ giấu của cải và sẽ giết ông. Nhưng hôm qua giữa trời gió tuyết ông đã bất chấp nguy hiểm đi chữa bệnh cho người ta. Tôi xấu hổ vì định làm hại một người như ông. Khi ông ra đi trong đêm, ông không chỉ cứu đứa trẻ làng bên, mà còn cứu chính bản thân ông. Và ông còn cứu cả tôi nữa”.

Thật may cho ông bác sĩ và ông A vì cả tên cướp trong câu chuyện trên và anh thanh niên được kể trong đề bài đều “không thể đối xử với tình thương bằng lòng tham của mình”. Sự may mắn ấy của một con người không phải đến một cách tình cờ mà nó được tích lũy bởi lòng chân thành và tình thương của họ trong suốt những năm tháng người ấy sống. Tình yêu thương thì có thể lay động cả đất trời. Sẽ bỗng nhiên xuất hiện những giây phút rất người như thế, "dù là tên đồ tể, vẫn có những giây phút thiện lương". "Nhân chi sơ, tính bản thiện".

Chúng ta bất kể giàu nghèo, sang hèn đều gắn kết với nhau chính nhờ sự cho đi. Sự cho đi của những Odon Vallet, Bành Dư Niên, Hermann Gmeiner, Vikrom Kromadit,.... thường vĩ đại và có thể thay đổi thế giới. Có những dân tộc may mắn sinh ra những tinh anh và 1 đời họ sống vì người khác, âm thầm thay đổi số phận dân tộc mình. Chúng ta có thể không (hoặc chưa) làm được những điều lớn lao như họ, nhưng chúng ta vẫn có thể cho đi bằng những điều nhỏ bé hằng ngày. Đó có thể đơn giản là nhẹ nhàng với 1 cuộc telesales chào hàng, một lời cám ơn chân thành với người lao công, là biết chia sẻ công việc nhà với người ở chung. Là biết xếp hàng, biết bỏ rác vào thùng, biết xách hộ cái giỏ nặng của phụ nữ mang bầu, biết nhường ghế cho một cụ già trên xe buýt. Là trích lương của mình ra tặng vài cây giống hạt giống con giống cho hộ nông dân nghèo nào mà mình biết, giúp họ vừa lao động vừa cải thiện kế sinh nhai. Nếu tất cả mọi người đều biết sống cho đi, ắt hẳn tất cả sẽ nhận lại thiên đường, ngay giữa thế gian này.

Người ta sẽ nói tôi suy nghĩ trẻ con vớ vẩn, lớn lên sẽ khác, đời đâu phải màu hồng mà lý thuyết. Xã hội loài người đảo điên danh và lợi, ai cũng nỗ lực lấy vô cho mình. Nhưng tôi nghĩ khác. Bút màu trong tay, ai cũng có quyền tự tô màu cho cuộc đời mình. Tôi chọn màu hồng và lòng tin, dù bao lần bị đắng cay, bội phản, tôi chấp nhận. Tôi vẫn cứ tin người, tôi vẫn cứ cho đi, vẫn cứ giúp đỡ người khác. Đó là sự sắt son của tôi với trời đất.

Kết thúc bài viết, tôi xin kể về câu chuyện hai cái hồ ở Palestine.

Bên Palestine có hai biển hồ. Biển thứ nhất gọi là biển Chết, nơi không có loại cây loại cá nào có thể sống nổi. Biển hồ thứ hai là Galilê, nước ở biển hồ này trong xanh mát rượi, cá lội tung tăng. Điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết, biển Chết giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, trở nên mặn chát và khô cạn dần. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước biển luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Có mở lòng ra thì mới biết người khác đang yêu thương bạn. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết tham lam giữ cho riêng mình. "Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết.

Dân tộc nào có thế hệ trẻ sống ăn ở như bát nước đầy, có tình có nghĩa và biết cho đi, dân tộc ấy sẽ trường tồn.

17/09/2021
15/03/2021

(Copy từ Facebook bạn Li li)

THẤT BẠI LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI LÀM CHA MẸ

Đó là câu chuyện của Cựu Bộ trưởng năng lượng Mỹ Steven Chu về gia đình một người bạn Trung Quốc. Cô gái 22 tuổi trong câu chuyện trên không hề tỏ ra lo lắng sức khỏe mẹ mình ra sao mà chỉ băn khoăn ai sẽ nấu cơm hằng ngày cho mình. Lý do là vì từ bé, cô gái không được dạy điều đó.

Trái với suy nghĩ sợ con vất vả khi làm việc nhà từ nhỏ, Steven Chu lại cho rằng những kĩ năng sinh tồn đơn giản như nấu ăn, quét dọn là cần thiết đối với việc giáo dục một đứa trẻ. Theo ông, nấu ăn không chỉ giúp trẻ luyện tập được sự khéo léo mà còn giúp rèn giũa được khả năng tập trung và giải quyết vấn đề. Sắp xếp và thu gọn quần áo cũng giúp trẻ tăng khả năng lưu trữ và phân loại. Theo dõi bố mẹ nấu nướng và tự nấu nướng giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát và kĩ năng bắt chước hành động. Hay đơn giản như việc tưới cây mỗi ngày cũng là một phương pháp để trẻ rèn luyện gu thẩm mĩ.

Một câu cay đắng mà Steven Chu buông ra khi kết thúc câu chuyện nhưng cũng là lời khẳng định không sai về vấn đề giáo dục con cái: "Thất bại lớn nhất của những người làm cha làm mẹ là cung cấp cho con cái đầy đủ mọi thứ mà "quên" không dạy chúng cách trở thành người độc lập".

NGHIÊN CỨU CHỨNG MINH: LÀM VIỆC NHÀ GIÚP TRẺ EM CÓ TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN

Năm 1938, công trình nghiên cứu có tên Grand Study của chủ nhiệm khoa vệ sinh dịch tễ trường Đại học Harvard, giáo sư Arlie Bock, đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của giới khoa học. Nghiên cứu này muốn chứng minh trẻ em làm việc nhà có tương lai tốt đẹp hơn.

Giáo sư Arlie Bock đã theo dõi 724 thanh niên tham gia nghiên cứu từ khi còn trẻ đến cuối đời, chú ý những bước ngoặt trong cuộc đời và ghi chép lại cẩn thận những trạng thái tâm lí của họ. 268 nam sinh viên ưu tú của Đại học Havard và 456 thanh niên sinh ra trong các gia đình nghèo ở gần Boston, Mỹ được tìm hiểu, phân tích toàn diện trong suốt 75 năm. Tính đến nay, vẫn còn khoảng 60 người đang sống khỏe mạnh và vẫn tiếp tục tham gia vào nghiên cứu, phần lớn họ đã trên 90 tuổi.

Năm 2015, người chịu trách nhiệm đời thứ 4 của công trình nghiên cứu Grand Study là giáo dư Robert Waldinger thuộc khoa Y Đại học Havard đã thông báo một số thành quả nghiên cứu của họ trên diễn đàn TED Talks:

- Thu nhập bình quân của trẻ thích làm việc nhà cao hơn 20% so với trẻ không làm việc nhà.

- Tỉ lệ có việc làm ở tuổi trưởng thành giữa nhóm trẻ làm việc nhà và nhóm không làm việc nhà là 15:1.

- Tỉ lệ tội phạm giữa nhóm trẻ không làm việc nhà và nhóm làm việc nhà là 10:1.

Nghiên cứu Grand Study kết luận: Kiến thức văn hóa và kĩ năng cuộc sống luôn bổ trợ cho nhau. Nếu để chúng tách rời, con bạn sẽ khó mà thành công được.

3 LÝ DO TRẺ NÊN LÀM VIỆC NHÀ

Trong chương trình thực tế "Thanh niên nói" của Trung Quốc, một cậu bé đã dùng hết dũng khí của mình hét lên với mẹ: "Mẹ có thể đừng bắt con làm việc nhà được không? Con mệt lắm, đi học về nhưng vẫn phải làm việc nhà. Con mới chỉ 13 tuổi thôi mà mẹ!"

Tuy nhiên, phản ứng của người mẹ vẫn bình tĩnh đáng ngạc nhiên trước sự gay gắt của cậu con trai: "Con vẫn phải làm việc nhà, con trai!

Con yêu, để mẹ giải thích cho con 3 điều:

Khi con có gia đình, vợ con cũng là con cưng của bố mẹ cô ấy, vậy tại sao cô ấy phải chịu đựng làm việc nhà một mình còn con thì không?

Khi con biết san sẻ việc nhà với mọi người trong nhà, ai ai cũng có thời gian để nghỉ ngơi, ai ai cũng vui vẻ, gia đình hạnh phúc, vậy điều đó không đáng làm hay sao?

Dù con có lớn, có trưởng thành, đi khắp thế giới, chu du thiên hạ, mẹ cũng chỉ mong con hãy là người có trách nhiệm với gia đình. Đó chính là đức tính quý báu nhất của một người đàn ông hiện đại.

Hi vọng con sẽ dần hiểu được những điều mẹ nói."

Trẻ biết làm việc nhà tức là phần nào biết trách nhiệm của mình trong gia đình. Người sống có trách nhiệm sẽ không đổ lỗi vô cớ cho người khác. Họ sẽ biết cách yêu bản thân và khiến những người khác hài lòng. Thành công của bố mẹ không phải là tạo ra những đứa trẻ không phải vất vả làm lụng mà là giúp con cái có tính độc lập, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

- Theo Tri Thức Trẻ

07/08/2020

SỬA MÌNH ĐỂ SỬA CON

"Tôi đã giật mình khi lần đầu tiên đọc được rằng, đến 8 tuổi một đứa bé coi như đã hoàn thiện 80% tâm lý- nhân cách- quan điểm sống cơ bản.

Nghĩa là, 8 năm đầu đời ấy sẽ gần như quyết định Con Chúng Ta Là Ai.

Nếu bạn thiếu tiền bạn có thể kiếm sau, nếu bạn chưa mua đủ quần áo đẹp cho bé bạn có thể mua sau;

Nhưng nếu bạn không dành đủ thời gian cho bé, không thể hiện tình yêu của mình đủ nhiều để bé cảm nhận được, bạn phó thác con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm nuôi – thì bạn sẽ không có phép màu nào quay lại để bù đắp và cứu vãn sai lầm đã bỏ rơi con mình.

Mình thích quan điểm này:

" Nếu bạn chưa thể xây được nhà thì hãy để sau, điều quan trọng hơn cả là XÂY NGƯỜI, nó tiết kiệm tiền cho bạn bằng mấy lần cái nhà mà chỉ có sau này bạn mới nhìn thấy được"

Trẻ con thì rất phiền phức.

Sự phiền phức đó lại không hẳn là do chúng.

Ta chọn sinh ra chúng chứ chúng đâu chọn nhảy vào đời ta.

Ta có thể cân đo đong đếm sắp xếp thứ tự ưu tiên và quyết định sẽ dành cho con bao nhiêu phần trăm thời gian, chứ con đâu biết mẹ ra khỏi cánh cửa kia rồi sẽ về, bố làm xong việc này sẽ chơi với con.

Vì ta có thế giới với công việc, với shopping, với các mối quan hệ, với cái chân đi bất cứ đâu, chứ con nhỏ chỉ biết thế giới bầu trời là bố mẹ mà thôi. Nhưng bầu trời thỉnh thoảng giáng cho cái tét vào mông chỉ vì con muốn được ngắm bầu trời.

:point_right::point_right::point_right:Lý do ta đánh con?

- Vì đánh đau nó mới nhớ.

- Vì không kiềm chế được. Ấy vậy mà ta luôn kiềm chế được với người khác, trừ con mình.

- Vì con còn bé phải đánh mới nên người - phải sửa lại là bé nó không có miệng cãi lý, không có khả năng đánh lại nên cha mẹ "tranh thủ" mà đánh, không lớn mà làm thế thì nó phản ứng lại ngay.

Con - yêu thương vô cùng nhưng cũng tội nghiệp vô cùng. Vì không tự bảo vệ được mình mà vẫn bị đánh - dù người lớn có "hư" cũng ít khi bị đánh, còn con thì khi cha mẹ đánh lại là được xem là "yêu cho roi cho vọt", là chân lý, là đúng đắn.

Dưới một tuổi con là thiên thần.

Qua một tuổi con là kẻ phá đám trong nhà (suốt ngày lộn ngược, sểu nhãi, bốc mọi thứ không phải đồ ăn cho vào miệng và nhè mọi thứ là đồ ăn mẹ mời, lèo nhèo ngôn ngữ "sóng âm"....).

Vì tuổi lên một con nhận thức được nhiều nhưng không đủ ngôn từ diễn đạt. Vì tuổi lên một con bị đẩy ra khỏi bố mẹ nhiều hơn nên con cứ thèm khát bám lấy bố mẹ cuối ngày.

Ngày 24 tiếng, con chỉ có 2,5-3 tiếng bên bố mẹ, lại là giờ cơm nước, tắm giặt nên con cứ bị lờ đi, cố gây chú ý thì sẽ nhận lại là cáu gắt, đánh mắng.

Không riêng bản thân mình mà có nhiều Mẹ cũng rơi vào tình trạng như thế, hiện tại hình ảnh tự thân đã biết rõ điều đó nhưng có lúc hành động vẫn chưa đúng & hành trình SỬA MÌNH dần dần cải thiện.

Chúng ta cũng đang HỌC LÀM CHA MẸ.

:heart:Nhìn cây sửa đất - Nhìn con sửa mình!:heart:

Fb Lanhuong

05/07/2020

ĐỪNG MẢI XEM ĐIỆN THOẠI TRƯỚC MẶT TRẺ, CÂU CHUYỆN NHỎ GIÚP BẠN HIỂU TẠI SAO

Vào độ tuổi trẻ cần được yêu thương và quan tâm nhất, rất nhiều bậc cha mẹ lại dành phần lớn thời gian rảnh rỗi để xem điện thoại. Điều này sẽ khiến trẻ bị tổn thương đến mức nào? Hãy cùng đọc câu chuyện nhỏ dưới đây nhé!

Một ngày bận rộn, vừa tan làm về, tôi nhận được điện thoại của cô giáo chủ nhiệm của con gái gọi tới: “Hồng Anh đi học rất không nghe lời, cô giáo hỏi câu nào cũng lờ đi. Khi tôi hỏi tại sao thì con cũng không nói. Chị xem con dạo này ở nhà có gì khác thường không?”.
Con gái tôi từ trước đến giờ vốn là đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép nên tôi có chút hoài nghi. Nhìn sang phía con, mãi vẫn không thấy nét mặt bé biểu lộ điều gì. Tôi đành xin lỗi cô giáo: “Để tôi nói chuyện với con bé rồi sẽ báo cô giáo sau nhé!”.

“Mẹ chỉ cần một lời giải thích chứ không phải là trách mắng con đâu!”. Con gái vẫn yên lặng như cũ. Tôi đành thở dài: “Vậy trước hết con hãy ngồi suy nghĩ đi!”.

Ăn tối xong, con gái vẫn không nói chuyện cùng tôi mà chạy đi xem hoạt hình. Lúc ấy, tôi tới chỗ TV, ngồi xem cùng con một chút rồi nhỏ nhẹ: “Con tâm sự với mẹ một chút nhé?”.
Con gái dán mắt vào màn hình rồi ậm ừ “Vâng mẹ”.
Tôi hỏi: “Hôm nay ở lớp sao con không thèm nhìn cả cô giáo vậy? Tâm trạng của con không tốt sao?”.

Con gái vẫn không đếm xỉa gì mà chỉ chăm chú xem TV rồi nói “Vâng”.
“Vậy hôm nay con bị sao?”.
“Con chẳng sao cả!”.

Tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu. Trước đây bé thường khoe các bạn đều hâm mộ mình vì có một người mẹ tâm lý. Vậy mà lần này, tôi chỉ cần nghe một lý do, mà con bé xử sự như vậy. Tôi thầm nghĩ: “Chẳng lẽ mình quá hòa ái sao, đánh mất cả sự uy nghiêm rồi sao?”.

Nghĩ vậy nên trong lòng tôi càng bực hơn, tôi đứng phắt dậy, giật lấy cái điều khiển, tắt TV rồi quát: “Con rốt cuộc là có chuyện gì?”.
Con gái hoảng sợ, tròn mắt nhìn mẹ. Tôi nói: “Lập tức đi về phòng ngủ và suy nghĩ kỹ xem con muốn gì?”. Con bé đứng dậy và chạy ngay vào trong phòng. Bím tóc đuôi ngựa hất lên hất xuống, nhìn rất đáng thương.
Tôi chán nản ngồi trên ghế salon. Thế rồi chồng tôi đi tới bên cạnh và nói: “Bình tĩnh một chút! Em là người hiểu con gái rõ nhất, nên tin tưởng con!”.
Đúng vậy, tôi là người hiểu rõ con gái, nó không phải là đứa trẻ lạnh lùng như vậy, nhất định có nguyên nhân gì đó.
Tôi đứng lên, hít sâu và đi vào bàn làm việc viết một tờ giấy: “Con yêu của mẹ! Con không để ý đến mẹ, mẹ rất đau lòng! Mẹ đã nổi nóng với con, thực sự xin lỗi con!”. Viết xong, tôi gõ cửa phòng con gái và nhét tờ giấy qua khe cửa.

2 phút sau, con đột nhiên mở cửa và đứng khóc thút thít. Thấy vậy tôi liền chạy lại ôm con vào lòng.
Vừa khóc, con gái vừa nói: “Hôm nay con đã làm thí nghiệm, xem khi bị người khác không để ý, mọi người sẽ thấy thế nào?”.
Tôi vỗ nhẹ vào lưng con: “Tại sao con lại muốn làm thí nghiệm như vậy?”.
Con gái trả lời: “Mẹ! Có phải lúc con không để ý đến mẹ, mẹ sẽ thấy không vui phải không?”.
Tôi gật đầu. Cháu lại hỏi: “Lúc con mải xem tivi mà không nói chuyện với mẹ, có phải mẹ cũng rất không vui?”.
“Đúng vậy! Mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu!”.
Con gái nhỏ giọng oán trách tôi: “Con cũng thường xuyên thấy không vui! Mẹ luôn làm thêm, không có thời gian chơi với con”.
Tôi thở dài nói: “Gần đây mẹ bận quá, cuối tuần mẹ đưa con đi công viên chơi nha!”.
Con gái vẫn chảy chảy nước mắt: “Mẹ đâu có chơi với con, lúc con chơi cầu trượt, nhảy dây thì mẹ chỉ mải chơi với điện thoại thôi!”.
Nghe câu này của con gái, trong lòng tôi như có luồng điện chạy qua. Ngày nay, điện thoại ngày càng nhiều chức năng, tôi cũng tự nhiên thành ra “nghiện” lúc nào không hay biết, lúc nào cũng cầm điện thoại không rời tay.

Nhiều lần tôi đưa con gái ra ngoài chơi, trong lúc chờ con chơi thì tôi lấy điện thoại ra đọc tin nhắn, vào mạng xem tin tức, lên facebook nói chuyện với bạn bè.
Tôi nhớ lại, lúc con bé khoảng 5 tuổi, mỗi lần cho con đi chơi, con vừa chơi với bạn bè vẫn vừa nhìn mẹ, ra vẻ nói rằng con đang chơi giỏi chưa. Những lúc ấy tôi lại nhìn con mà mỉm cười gật gật đầu. Thực sự nhìn vẻ mặt con rất vui. Nhưng đúng là từ lâu rồi cảnh tượng như vậy không còn diễn ra nữa…
Nước mắt chợt trào ra, tôi ôm con vào lòng và nói: “Mẹ xin lỗi! Mẹ xin lỗi…”
Tôi lại nói với con gái: “Vậy từ nay mẹ sẽ chơi và nói chuyện với con nhiều hơn nhé! Ngày mai con hãy đi xin lỗi cô giáo được không?”.
Con gái lúc này mới gật đầu ưng ý.
Nhờ “bài học” của con gái mà tôi như tỉnh ngộ, tôi quyết định sẽ “cai” điện thoại để chơi đùa cùng con nhiều hơn, hưởng thụ trọn vẹn khoảnh khắc tìm cảm đầm ấm của mẹ và con gái.

▪️Cho con bạn 30 phút mỗi ngày, bạn có thể làm điều đó không?

Đừng nghĩ bạn đang dành thời gian ở bên con trong khi chơi điện thoại. Bạn chỉ đơn giản là có mặt để đảm bảo mọi việc không vượt ngoài tầm kiểm soát, nhưng đứa trẻ sẽ thấy tổn thương và nghĩ điện thoại di động đã “cướp” mất cha mẹ của chúng.
Thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa cha mẹ và con cái không phải chuyện ngày một ngày hai mà cần sự nỗ lực và tích lũy qua thời gian dài. Mỗi ngày dành riêng 30 phút cho trẻ, khi ở bên con hãy hỏi han, không mất tập trung, không TV điện thoại hay xử lý công việc, hãy hết lòng tương tác với con nhiều hơn.

▪️Đồng hành cùng con: Có rất nhiều việc để làm

Cùng con đọc một câu chuyện cổ tích, hoặc những câu chuyện giáo dục nhân cách cho trẻ.
Chơi cùng con hay dạy trẻ những trò chơi dân gian.
Nghe một bài hát và ngân nga hát cùng con.
Ngồi trên bãi biển, lắng nghe tiếng sóng và giải thích kiến thức về tự nhiên.
Cùng nghiên cứu thiên nhiên, quan sát động vật nhỏ, hoa, cỏ và cây cối.

▪️Đồng hành cùng con: Lắng nghe trẻ

Khi trẻ con thể hiện sự ngây ngô của mình, cha mẹ không nên phán xét, đổ lỗi hay chê cười, chỉ đơn giản là nên tập trung, lắng nghe con. Với những hiểu biết sai lệch, cha mẹ chỉ cần hòa ái giải thích, nóng giận không thể giải quyết vấn đề, khi giáo dục trẻ nhỏ cần có sự kiên nhẫn và lý trí.
Trong quá trình lắng nghe, cha mẹ có thể thể hiện sự thích thú của mình như nói “Ồ vậy hả”, “Còn gì nữa không con?” (Đương nhiên nếu bạn vừa dùng điện thoại vừa nói những câu này thì đó không phải lắng nghe thực sự, kết quả cũng không hiệu quả như thế). Những tiếp xúc như vỗ vai trẻ, thơm má, ôm trẻ cũng khiến con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ.
Và điều quan trọng nhất là: Bạn phải chân thành, thực sự dành thời gian cho con, trẻ nhỏ có thể cảm nhận được điều này.

▪️Điện thoại di động có thể ở bên bạn 50 năm, nhưng thời gian và sự gắn kết cùng con sẽ không còn nữa

Thời gian con còn nhỏ chính là những năm hình thành tính cách quan trọng nhất của trẻ. Khi con bắt đầu lớn lên, 10 tuổi, 12 tuổi, 16 tuổi, chúng sẽ dần cần có không gian riêng và không còn “làm phiền” bạn như khi còn nhỏ nữa, không còn lao vào ôm lấy mẹ nói “Con yêu mẹ” nữa, không liên tục hỏi mẹ xem “Con có giỏi không?” nữa, không còn năn nỉ bạn đọc cho mẩu chuyện trước lúc đi ngủ nữa… Những khoảnh khắc thân thiết với cha mẹ lúc ấy sẽ không còn, những điều bạn đánh mất sẽ không quay trở lại nữa…
Vì vậy, những bậc cha mẹ, hãy dành thời gian nhiều hơn cho con. Đặt điện thoại sang một bên và ở bên bé, thật sự như một người cha, mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe và ở bên con. Điện thoại có thể ở bên bạn cả cuộc đời nhưng tuổi thơ của trẻ chỉ có một mà thôi.

Nguồn: cafecungTony

04/07/2020

"BỐ CHO CON CÁI GÌ?"

"Con không đi cái xe đấy đâu, xấu hổ lắm, bạn bè con toàn đi xe ga, mẹ mua xe ga con mới đi….”

Câu chuyện của hai mẹ con cự nự nhau sau lưng trong quán cafe trưa nay làm tôi bất giác có một chút buồn, nhưng rồi lại chợt cảm thấy ấm lên một niềm vui khi nghĩ về một câu chuyện tương tự của bố con tôi hơn 10 năm về trước.

"Bố cho con cái gì?" - Nhớ một thời trẻ trâu, tôi đã có đủ "dũng cảm" hỏi cha mình câu đó, lần đầu tiên và cũng là duy nhất. Đó là một ngày không lâu sau khi nhận tin đỗ vào đại học. Một cuộc trò chuyện rất nghiêm túc và thẳng thắn giữa hai người đàn ông.
Bố tôi trả lời một cách không thể bình thản hơn "Bố mẹ bố cho bố cái gì, bố sẽ cho lại con cái đó: một lý lịch trong sạch để con không bao giờ phải xấu hổ về bố và một sự giáo dục tốt nhất trong khả năng của mình. Con có khả năng học đến đâu bố sẽ hỗ trợ đến đó. Hết"

Tôi, hơi sốc, nhưng vẫn nghĩ đó chỉ là câu nói "lên dây cót" cho chàng sinh viên mới. Và rất tiếc là bố tôi chẳng đùa, bố hành động rất thật theo đúng những tuyên bố đấy. Bố tính toán rất kỹ và cho tôi một khoản tiền trợ cấp 300 nghìn/ tháng trong suốt những năm học đại học. Tiền học phí học kỳ đầu tiên được cho, từ học kỳ thứ 2 tôi tự kiếm được nên tự động không xin nữa. Bất kể những năm sau khi tôi kiếm được nhiều tiền hơn gấp nhiều lần thì khoản trợ cấp đấy vẫn được duy trì cho đến khi tốt nghiệp, nhận bằng là cắt tiền.

6 năm tôi đi học ở nước ngoài, bố không phải lo cho tôi một đồng nào. Với tôi, bố luôn là Napoleon còn tôi chỉ là một anh binh nhì. Nhưng ít nhất tôi luôn coi đó như một chiến công nho nhỏ của riêng mình.

Bố tôi rất hay, luôn phân định rất rõ ràng: "Đây là nhà của bố nhé, đây là xe của bố nhé. Và con đang... ở nhờ và đi nhờ. Không hài lòng hả, quyền đi bộ... luôn thuộc về con".

Nếu nhờ tôi giúp việc gì không nằm trong trách nhiệm của con cái, thay vì thuê người ngoài, bố sẽ thuê tôi làm và trả tiền rất sòng phẳng, không quên thể hiện là một khách hàng khó tính. Không tự ái, không phiền lòng, tôi biết rõ mình chỉ có một con đường nếu muốn có ngôi nhà riêng của mình: tự mua. Cũng có người nghe thấy và thắc mắc cái kiểu nói ấy: "Nhà của bác thì sau này không của nó thì của ai, sao bác lại nói thế...". Và bố tôi chỉnh ngay: "Của tôi chứ, nếu nó không cố gắng, tôi sẽ cho từ thiện". Bố tôi thì chẳng giàu như Bill Gates, nhưng dám làm như Bill Gates thì tôi tin là làm thật.

Bữa ăn ít người của nhà tôi luôn có những câu chuyện về các loài vật, những câu chuyện được lặp đi lặp lại, được kể lúc này lúc khác.

Bố hay nói chuyện: Con gà con đến tuổi tự kiếm ăn, gà mẹ sẽ đuổi chạy chí chết nếu gà con cố đến gần hoặc đi theo. Hay câu chuyện về loài đại bàng: Đại bàng con sẽ được mẹ nuôi mớm trong tổ đến khi đủ lông đủ cánh, và sau đó nó sẽ cắp con bay lên đỉnh núi thật cao và thả xuống. Con nào chịu đập cánh vào không trung và bay đi thì sống và bắt đầu cuộc đời mới, con nào không tự bay được thì sẽ tự rớt xuống và vực thẳm sẽ chờ ở dưới. Quy luật tự nhiên là vậy, và con người là một phần của tự nhiên, nên cũng không là ngoại lệ. Mùi răn đe trong những câu chuyện thơm nức suốt những năm tháng tuổi thơ tôi.

Sự hào phóng không đúng chỗ của bố mẹ khiến con trở thành đứa trẻ yếu ớt, ỷ lại
Những điều tôi kể trên đây với nhiều người, nhiều ông bố bà mẹ có lẽ là những điều ngược đời, tuy nhiên, bước một bước ra bên ngoài thế giới, tôi thấy mình hóa ra không phải ngoại lệ. Phần đông các gia đình phương Tây đều như vậy, trái ngược hoàn toàn với những gì chúng ta thấy ở phương Đông. Sự phân định rất rõ ràng giữa trách nhiệm, tình thương, và sự nuông chiều làm cho con người ta không thể tìm thấy nổi một khoảnh khắc của sự ỷ lại hay trông chờ vô lý ngay từ khi bước vào đời.

Bạn không có tiền học đại học? Được thôi, hãy vay đi rồi sau này tự trả. Các bạn nước ngoài của tôi rất nhiều người chọn giải pháp như vậy, mặc dù rất nhiều bạn có bố mẹ trên cả giàu và luôn sẵn sàng tài trợ.

Sự hào phóng không đúng chỗ của rất đông các ông bố bà mẹ Việt giống như bà mẹ trong câu chuyện lúc đầu của tôi đang để lại cho đất nước những thế hệ yếu ớt, không có khả năng sống độc lập và tự trọng với chính người thân của mình.

Họ nghiễm nhiên cho mình cái quyền được xin xỏ, được vòi vĩnh, được lạm dụng vô hạn tình yêu thương của cha mẹ……và các vị phụ huynh thì vẫn cứ tin tưởng trong sai lầm rằng để cho con kém bạn kém bè ngay cả khi chúng đã trưởng thành là không tròn trách nhiệm cha mẹ.

Ở nước mình, cái vòng luẩn quẩn ấy biết khi nào mới thôi? Cố gắng có của cải để mà cho con đã là khó, nhưng cố gắng để có của cải mà vẫn không cho thì còn khó gấp vạn lần. Nghe có vẻ trái với quy luật của tình cảm con người, nhưng đó là một sự ngược chiều cần thiết. Điều đó có lẽ thuộc về bản lĩnh của nghề làm cha mẹ.

Rất nhiều lúc tôi đã tự hỏi mình “Vậy sau cùng, bố sẽ cho mình cái gì nhỉ?”
Và mười năm sau cuộc nói chuyện sòng phẳng đấy, vào lúc tôi tự mua được căn nhà và chiếc xe hơi đầu tiên của riêng mình mà chẳng phải xin xỏ gì bố, tôi mới thấu hiểu hết tình thương vô bờ bến và gia tài vô giá mà Bố đã để dành cho riêng tôi mấy chục năm nay.
Cho lòng tự trọng và tinh thần tự lực đã là cho tất cả rồi.

(st)

Videos (show all)

Location

Category

Telephone

Website

Address


206 Lê Sát, Tân Quý, Tân Phú
Ho Chi Minh City
700000

Other Tutors/Teachers in Ho Chi Minh City (show all)
Công TY TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Giáo Dục Great Ocean - DTD Công TY TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Giáo Dục Great Ocean - DTD
Ho Chi Minh City

Hỗ trợ cung ứng lao động và học tập sang thị trường Nhật Bản.

IELTS Fighter - Tạ Quang Bửu IELTS Fighter - Tạ Quang Bửu
926B Tạ Quang Bửu Phường 5 Quận 8
Ho Chi Minh City

IELTS Fighter- Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt.

Chi đoàn Nguyễn Thái Học - Quận 1 Chi đoàn Nguyễn Thái Học - Quận 1
71 Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1
Ho Chi Minh City

Chi đoàn Giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Thái Học - Quận 1

Luyện chữ đẹp Thủ Đức Luyện chữ đẹp Thủ Đức
Ho Chi Minh City

Chuyên luyện chữ đẹp và dạy vẽ tranh

Gia Sư LÊ QUÝ ĐÔN Gia Sư LÊ QUÝ ĐÔN
110 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City, 700000

Gia sư LÊ QUÝ ĐÔN cung cấp dịch vụ Gia sư chất lượng cao - Luyện thi Đại học

15 phút học Tiếng Anh mỗi ngày cho người mất gốc 15 phút học Tiếng Anh mỗi ngày cho người mất gốc
Ho Chi Minh City

"PRACTICE MAKES PERFECT" - Try to learn about 10 new words per day/ Cố gắng học khoảng 10 t?

Hành Taiwan Hành Taiwan
17/25 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1
Ho Chi Minh City

Mình tên là Hành, mình là giáo viên Đài Loan dạy tiếng Trung ở ĐH.Mở TP.HCM.

Talk to Mr David - Giao tiếp với thầy David Talk to Mr David - Giao tiếp với thầy David
Minh Phụng, P9, Q11 HCM
Ho Chi Minh City, 72614

Với hơn 8 năm kinh nghiệm của thầy David tại VN. Hãy đến với thầy để cải th

IELTS BÉ TƯ VÕ - Người truyền lửa IELTS BÉ TƯ VÕ - Người truyền lửa
Số 72/Đường Số 6/Khu Phố 2/Phường Linh Trung/Quận Thủ Đức
Ho Chi Minh City

Với những khó khăn mà TƯ đã trãi qua Tư tự tin giúp bạn học TIẾNG ANH trở nê

SIÊU TRÍ NHỚ HỌC ĐƯỜNG-Huỳnh Thiên Dương SIÊU TRÍ NHỚ HỌC ĐƯỜNG-Huỳnh Thiên Dương
14A/1 Đường 30, Linh Đông
Ho Chi Minh City, 720300

Tư vấn và bán khoá học Siêu Trí Nhớ Học Đường. Bộ phương tiện và công cụ

Tiếng Trung Thiên Phú Tiếng Trung Thiên Phú
Giao Lộ Ngã Tư Hóc Môn, Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City

Gia Sư Thiên Phúc_Nhận Dạy Đàn Organ Tại Nhà Khu Vực TP.HCM Gia Sư Thiên Phúc_Nhận Dạy Đàn Organ Tại Nhà Khu Vực TP.HCM
16/23 Đường Số 18, Bình Hưng Hòa, Bình Tân
Ho Chi Minh City, 71914

Chuyên nhận dạy đàn Piano Organ tại nhà cho bé từ 6 tuổi Khu vực Thành Phố Hồ