18/01/2023
Sáng nay Ad đọc một bài chia sẻ hay trong Mạng Lưới Vòng Tròn về lòng tự thấu cảm với bản thân như sau:
Tự thấu cảm với bản thân là một bài học lớn (Phần 1)
Kristin Neff
Hầu hết mọi người đều không cảm thấy có vấn đề gì về việc nhìn nhần sự thấu cảm như là một điều rất tốt, đáng ca ngợi, đang được phát huy. Cụ thể hơn thì nó được hiểu hiển nhiên như là: sự tốt bụng, sự thấu hiểu, sự đồng cảm, thấu cảm, đồng hành với cảm xúc của người khác, sinh vật khác
Nhưng chúng ta lại ít chắc chắn về sự thấu cảm với chính bản thân mình. Sự thấu cảm với chính bản thân mình thường bị dán nhãn là cái gì đó xấu: ích kỷ, coi mình là trung tâm, sự tự thương hại bản thân. Thậm chí rất nhiều thế hệ đã tách ra khỏi những văn hóa Purtian* (thanh giáo, chỉ những người tin rằng điều quan trọng là con người cần làm việc chăm chỉ, và biết kiểm soát bản thân, và sự thoải mái, dễ chịu là sai trái, và không cần thiết)
Và cả những con người đã không còn ở trong cái văn hóa "puritan" cũng vẫn có niềm tin rằng nếu chúng ta không trách cứ, và tự kiểm điểm bản thân mình thì chúng ta có thể sẽ đang tự hài lòng với bản thân, cái mà có thể làm chúng ta không cố gắng thêm nữa (moral complacency), không dám nhìn thẳng vào những lỗi lầm của bản thân (runaway egotism), và sự kiêu hãnh sai trái ( the sin of false pride)
Rachel, 39 tuổi, làm marketing executive với một người chồng yêu thương mình, và 2 đứa con dễ thương. Cô là một con người tốt bụng, người vợ cống hiến chăm lo cho gia đình, biết chăm lo cho con cái, rất yêu thương bạn bè, làm việc chăm chỉ. Cô ý có vẻ là một hình tượng tuyệt vời. Nhưng rachel phải đi bác sĩ tâm lý vì cô ý bị stress rất nặng. Cô ý luôn càm thấy mệt mỏi, chán trường, không thể ngủ. Cô ấy bị đau dạ dày mãn tính, và đôi khi cô ấy cáu kỉnh kinh khủng với chồng và con cô ấy. Qua tất cả những điều ấy, cô ấy thực sự luôn khó khăn với chính mình, luôn luôn không bao giờ hài lòng với những gì mình làm, bất cứ cái gì cô ấy làm cô ấy cũng cho rằng nó không đủ tốt. Nhưng cô ấy lại chưa bao giờ cố gắng tự thấu cảm với bản thân mình. Cô ý cho rằng nếu không tự kiểm điểm bản thân, tự hài lòng với mình thì như thế là trẻ con, thiếu suy nghĩ, thiếu trách nhiệm với chính bản thân mình.
Và không chỉ mình Rachel, rất nhiều người trong văn hóa này thì nghi ngờ (misgiving about) về sự tự thấu hiểu bản thân, có lẽ bởi vì họ không thực sự hiểu thấu hiểu bản thân thực sự là gì, và làm thế nào để thực hành. Thường thì sự thực hành tự thấu hiểu bản thân được định nghĩa như là thực hành chú tâm, nó nhan nhản (ubiquitous) như là sushi ở phương tây vậy. Nhưng thực tế thì chú tâm là tập trung vào nhận diện những gì đang diễn ra bên trong mình mà không níu kéo, hay đẩy đi xa bất kì suy nghĩ, cảm giác nào, và điều đó là tiền đề, là điều kiện cần cho sự tự thấu hiểu bản thân. (đừng nhầm lẫn chánh niệm mang lại sự tự thấu hiểu cho bản thân, chánh niệm đơn thuần là chú ý quan sát).
Cái khác ở đây của tự thấu hiểu bản thân đó là vượt lên trên sự nhận diện rõ những gì đang xảy ra, đó là ôm ấp nó với tình thương khi những trải nghiệm đó vô cùng đau đớn, với chình mình tại thời khắc đó.
Tự thấu hiểu bản thân cũng bao gồm cả gia vị của sự trí tuệ- sự nhận ra về những cái vốn phải trải qua của con người (common humanity). Có nghĩa là có một sự thật hiển nhiên rằng tất cả con người trên trái đất này chúng ta đều không hoàn hảo, đều phải mắc sai lầm, như kiểu bất cứ ai cũng phải trải qua những vết thương (sling and arrow) của sự bất hạnh khủng khiếp (outrageous misfortune).
Điều này có vẻ rất là hiển nhiên, nhưng điều buồn cười là chúng ta thường quên mất. Chúng ta rơi vào cái bẫy của niềm tin rằng mọi thứ được giả định là sẽ xảy ra tốt đẹp và khi chúng ra phạm sai lầm, gặp khó khăn thì chắc hẳn có cái gì đó đã làm sai. (có cái gì đó sai sai ở đây, tôi đã cho rằng mọi thứ sẽ đi mượt mà cho đến cái ngày mà phá sản kế hoạch. Liệu tôi có thể nói với sếp không? chúng ta cảm giác tội lỗi, và bị cô lập. Ngay tại thời điểm đó, hãy nhớ rằng, chúng ta không thực sự cô độc trong những cảm xúc đó - những cảm xúc mà con người vẫn thường trải qua, để có thể tạo ra một sự khác biệt căn bản (radical difference)
Tôi nhớ cái lần đi dạo công viên cùng Rowan đứa con trai đang mắc chứ tự kỉ 4 tuổi bé bỏng của tôi. Tôi ngôi trên ghế băng dài, nhìn ngắm những đứa trẻ khác đang nô đùa, vui chơi xích du, đuổi bẳt nhau, trong khi Rowan chỉ ngồi trên mép của cái cầu trượt lặp đi lặp lại một động tác: đập tay vào nhau. Phải thừa nhận rằng là tôi đang ở trong trạng thái tự thương hại bản thân: tại sao tôi không có một đứa con "bình thường" như những đứa trẻ khác? tại sao là là tôi phải chịu đựng những cái khó khăn này? nhưng sau nhiều năm thực hành tự thấu cảm với bản thân, đã giúp tôi đủ tĩnh lặng để theo dõi và nắm bắt các trạng thái cảm xúc bên trong mình, hít một hơi thật sâu và nhận ra cái bẫy nhận thức mà mình đang rơi vào.
tách biệt với cảm xúc tiêu cực tôi đang có, tôi quan sát những bà mẹ khác, và những đứa con của họ và tự nhủ: tôi đang tự giả định rằng lũ trẻ này sẽ lớn lên mà không cần chăm sóc đặc biệt, một cuộc sống không có tí vấn đề nào cả, và điều đó có nghĩa là không có bà mẹ nào sẽ gặp khó khăn khi nuôi dạy những đứa trẻ này. Nhưng mà các bạn cũng biết đó, một vài đứa trẻ khi lớn lên có thể bị mắc các bệnh lý về sức khỏe thể chất, hoặc sức khỏe tâm lý, hoặc cũng có thể trở thành những đứa trẻ không thật sự tốt đẹp. Sẽ không có đứa trẻ nào hoàn hảo cả, và không có bố mẹ nào là không gặp khó khăn trong việc nuôi dạy trẻ không lúc này thì lúc khác
Và ngay tại giây phút đó, cái cảm giác bị cô lập của tôi chuyển hóa thành cảm giác kết nối sâu sắc với những bà mẹ khác trong công viên lúc này, và tất cả các bố mẹ ở khắp nơi. Chúng ta yêu những đứa con của mình, nhưng quả thực là đôi khi chúng cũng làm mình phát điên. Và as odd is it may sound, bằng việc thực hành tự thấu cảm với bản thân khi mà chúng ta trong giai đoạn khó khăn thì chúng ta sẽ không còn cảm giác cô đơn.
May mắn thay, thì nó không chỉ là một tư tưởng như bao cái khác về self-help. Thực tế, có hẳn nghiên cứu về sự phát triển của thân thể liên quan đến sự tử tế với bản thân, thái độ thân thiện là quan trọng đối với trạng thái cảm xúc. Cái này không chỉ giúp chúng ta tránh khỏi những hậu quả nặng nề của việc tự đánh giá bản thân, trầm cảm, lo lắng, và căng thẳng, nó cũng giúp chúng ta hạnh phúc và sống có hi vọng hơn.
Nguồn: Sưu tầm
Ảnh: Chihiro
Cuối cùng, hãy dừng lại 10 giây, và nghĩ đến người mà khi bạn ở cạnh, bạn được yêu thương và chấp nhận vô điều kiện, tạo không gian để tự thấu cảm với bản thân mình nhiều hơn?
Tôi chắc rằng, họ sẽ rất vui khi biết bạn nghĩ đến họ, trong những ngày tháng cận kề năm mới này ^^