13/09/2023
VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TRẺ THƠ.
“Việc biết những gì chúng ta phải làm không phải là điều cốt yếu và cũng không phải là điều khó khăn, nhưng để hiểu thấu đáo những suy đoán và định kiến viển vông mà chúng ta cần phải loại bỏ để có thể giáo dục trẻ mới là điều khó khăn nhất” [ Dr. Maria Montessori ]
Các niềm tin, các định kiến sẽ dẫn dắt các suy nghĩ và hành động của chúng ta và sau đây là những định kiến về trẻ, và người lớn chúng ta cũng sẽ nhìn thấy mình đã từng là đứa trẻ trong đoạn trích này.
--------------------------------
Người lớn luôn luôn chỉ thấy có mình họ trong xã hội và trong sự tiến bộ. Đứa trẻ vẫn nằm bên ngoài xã hội, là một thực thể chưa được biết đến trong phương trình của cuộc sống.
❗️Thế là một định kiến đã xen vào đầu óc của người lớn- cái ý niệm rằng đời sống của đứa trẻ phải được thay đổi thông qua gỉang dạy. Định kiến này ngăn cản việc hiểu rõ một thực tế rằng đứa trẻ tự kiến tạo bản thân nó, rằng trẻ có một “ người thầy” bên trong trẻ và người thầy nội tại này cũng đi theo một chương trình và một kỹ thuật giáo dục riêng.
❗️Nhiều định kiến khác là những hệ quả logic của điều này. Người ta cho rằng tâm trí của đứa trẻ là trống rỗng - không có sự hướng dẫn và quy luật riêng của nó. Do đó, người lớn được cho là có trách nhiệm hoàn toàn và to lớn để làm cho tâm trí của trẻ được trách nhiệm hoàn toàn và to lớn để làm cho tâm trí của trẻ được tràn đầy tràn để hướng dẫn và điều khiển nó. Người ta tin rằng đứa trẻ tự nhiên có khuynh hướng nghiêng về một số khuyết điểm, về sự đồi bại và trơ lý, rằng do bản tính tự nhiên của trẻ như chiếc lông bay lông bông bên này bên kia trước ngọn gió và rằng người lớn, do đó, phải kích thích và khuyến khích nó, sữa trị và hướng dẫn trẻ luôn luôn.
❗️Cũng như vậy, người ta cho rằng về mặt thể lực, đứa trẻ không thể kiểm soát được các động tác của mình và trẻ không có khả năng tự chăm sóc bản thân, nên người lớn vội vã làm mọi thứ thay cho trẻ mà không thèm cân nhắc thêm đứa trẻ có thể tự mình lo rất tốt cho bản thân. Rồi đứa trẻ bị cho là một gánh nặng và một trách nhiệm to lớn vì trẻ luôn cần sự chăm sóc này. Thái độ của người lớn đối với đứa trẻ là họ phải “ sáng tạo” trong nó một con người lớn và rằng trí thông minh, sự hoạt động hữu ích về mặt xã hội, cá tính của con người đã bước chân vào gia đình họ, tất cả là công việc của họ.
❗️Lòng tự hào này nảy sinh, kèm theo nỗi âu lo và tinh thần trách nhiệm. Khi được nhìn dưới ánh sáng này, đứa trẻ nợ lòng kính trọng và lòng biết ơn vô hạn đối với các “đấng sáng tạo” ra mình ( trẻ), các đấng cứu độ của trẻ. Thay vì thế, nếu đứa trẻ nổi loạn, nó phải bị sửa trị, buộc phải tuân phục bằng vũ lực, nếu cần. Để trở nên hoàn hảo, đứa trẻ phải hoàn toàn thụ động và tuyệt đối vâng lời. Trẻ được cho là ký sinh vật tuyệt hảo của cha mẹ mình, và ngày nào họ còn đảm nhiệm toàn bộ gánh nặng kinh tế để lo cho cuộc sống của nó, Trẻ phải tuyệt đối lệ thuộc vào họ. Trẻ là “đứa nhỏ”. Ngay cả khi trẻ lớn và cả cạo râu đều đặn mỗi sáng trước khi đi học đại học, đứa trẻ trong hình hài người lớn đó vẫn còn phụ thuộc vào cha của mình và các thầy giáo như khi nó còn nhỏ. Nó phải đi đến nơi nào mà cha nó muốn đi, muốn nó học, và thông thường như các giáo viên và các giáo sư muốn nó học. Nó- đứa trẻ đó sẽ vẫn ở bên ngoài xã hội ngay cả khi nó đã có bằng cấp và có lẽ đã hai mươi sáu tuổi .
❗️Nó- đứa trẻ đó không thể cưới vợ mà không có sự đồng ý của cha mình cho đến cái tuổi khá lớn đã được ấn định, và quyết định không quan tâm gì đến nhu cầu và tình cảm của nó.
Tất cả những điều này chảy qua thế giới của chúng ta như một dòng nước êm ả của một con suối nhỏ ngang một cánh đồng. Đó là sự chuẩn bị cho cuộc sống trao cho một người đàn ông, và người phụ nữ.
Các tiêu chí của lối sống này tạo nên nền tảng của xã hội. Không ai có thể gọi là tốt nếu không phục tùng.
Từ cái tổng thể phức tạp của những quan niệm như vậy phát sinh ra những thành kiến đặc thù vốn tự áp đặt dưới lớp áo của một mục đích đáng khen ngợi ca bảo vệ, và tôn trọng đời sống của trẻ thơ.
Ví dụ điển hình là trẻ nhỏ không được phép làm bất cứ hình thức “ lao động” nào. Trẻ phải bị bỏ rơi cho một đời sống trơ lỳ về mặt trí tuệ. Trẻ chỉ được chơi theo một cách nào đó đã được ấn định.
Do đó,
⁉️ Bạn có biết? nếu một ngày kia người ta phát hiện ra rằng đứa trẻ là một người lao động vĩ đại, vốn có thể gắng sức làm công việc của trẻ với sự tập trung, vốn có thể tự học một mình, tự dạy cho mình và sở hữu kỷ luật bên trong nó, chuyện ấy có vẻ như là chuyện thần tiên. Điều này không gây ra sự ngạc nhiên nào, nó chỉ có vẻ cực kỳ vô lý.
Không ai quan tâm đến thực tại này, và do đó không ai đi đến kết luận về cái tác động rằng sự mâu thuẫn rõ rệt này có lẽ đang dấu đi một sai lầm về phần người lớn. Hay người ta nói, điều này không quan trọng.
🌻Khó khăn lớn nhất trên con đường cố gắng trao cho trẻ em sự tự do và mang năng lực của tự do ra ánh sáng không phải là việc tìm ra một hình thức giáo dục có thể biến các mục tiêu thành hiện thực. Khó khăn nằm trong việc khắc phục các thành kiến mà người lớn đã tạo ra trong vấn đề này. Chính vì vậy mà tôi đã nói rằng chúng ta phải nhìn nhận, điều tra và chống lại “ các định kiến chỉ liên quan đến trẻ em”, và chỉ vấn đề này thôi mà không chạm đến các định kiến khác mà người lớn đã có thể tạo ra về đời sống của chính họ.
🌻Sự đấu tranh chống lại các định kiến này là câu hỏi mang tính xã hội về trẻ em, và phải đi kèm với sự đổi mới về giáo dục chúng. Nói cách khác, chuẩn bị một đường lối tích cực và được xác định rõ ràng dẫn đến mục tiêu này là điều cấp bách. Nếu nhắm trực tiếp và duy nhất vào các định kiến liên quan đến trẻ em, kèm theo sự cải cách từng bước đối với người lớn, thì trở ngại ở người lớn sẽ bị xoá bỏ. Sự đổi mới bản thân người lớn này có tầm quan trọng to lớn cho toàn xã hội.
[Nguồn: Lược trích sách Hình thành con người- Dr. Maria Montessori.]
Hình ảnh: Chiếc bình hoa hương đồng gió nội được cắm bởi trẻ Nhà Caterpies Montessori .