NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI TU THƯỜNG KHÔNG LÀM
Người thật sự tu không thì không cần quan tâm đến hình thức tu. Mình là tu si hay cư sĩ, mà chỉ quan tâm đến việc tu sửa mình.Bản thân mình là một cơ thể sinh học và một hệ thống tâm lý. Sau thời một thời gian hoạt động thì hệ thống tâm lý của mình nó sai, bị lỗi giống như (cái máy tính sau thời gian chúng ta sử dụng thì nó bị virus)vậy. Thì chúng ta phải sửa lại hệ thống tâm lý bên trong mình. Bước đầu tiên là mình nhận ra cảm xúc sai, hành vi sai của mình. Cảm xúc sai là những cảm xúc không có lợi cho mình. Khi chúng ta bực tức, khó chịu, giận dữ, làm cho chúng ta mệt mất năng lượng, mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng sức khỏe chúng ta, gây cho chúng ta mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc chúng ta, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh chúng ta. Từ những bực tức, giận dữ, khó chịu chúng ta không nhận biết tìm ra nguyên nhân gốc gây ra những cảm xúc tiêu cực ấy, thì càng ngày cảm xúc tiêu cực càng chi phối chúng ta dẫn đến, chúng ta không kiểm soát được hành vi của mình. Cảm xúc hoàn toàn làm chủ chi phối hành vi của chúng ta. Chúng ta mù mịt không thấy ra được nhân quả trong hành vi của mình. Chúng ta không nhận thấy mình có trách nhiệm trước hành động của mình. Chúng ta không thấy rõ lợi ích hay thiệt hại đằng sau hành động của mình.
Dụ như chúng ta tức ai đó chúng ta đánh người ta, thì người ta cũng tức người ta đánh lại mình bể đầu, sức trán, thương tật. Hay chúng ta không hài lòng với đồng nghiệp chuyện không đáng, chúng ta có thể bỏ công việc đang thu nhập tốt rồi chúng ta đi làm một công việc khác có ít thu nhập hơn, vất vả hơn…Hoặc là ta giận ai ta đập điện thoại, điện thoại bể rồi thì ta phải tốn tiền mua lại điện thoại mới. Có người tức quá đánh người chết, rồi mình bị tử hình hoặc ở tù chung thân. Cả đời còn lại sống trong hối hận dằn vặt khổ đau, cảm thấy mình sống một cuộc đời không đáng sống. Chúng ta không làm chủ được cảm xúc, hành vi của chúng ta, gây hại cho chúng ta, đưa lại hậu quả khổ đau cho chúng ta.
Từ đó chúng ta học cách làm chủ cảm xúc của mình. Bước đầu là chúng ta luôn nhận biết cảm xúc của mình ( chúng ta chỉ nhận biết đơn thuần thôi, không can thiệp, không đánh giá phán xét, vì cảm xúc là tiếng chuông báo hiệu cho chúng ta biết nhận thức của chúng ta đang mắc lỗi, chứ cảm xúc không có lỗi) Cho chúng ta dừng hướng ra bên ngoài, chúng ta quay vào bên trong theo dõi cảm xúc của mình. Khi chúng ta luôn luôn thường trực có mặt theo dõi cảm xúc của chúng ta, thì những cảm xúc nỗi trội tầng thô nó không thể xuất hiện khi có sự hướng tâm theo dõi nhận biết của ta. Đó chỉ là bước đầu tiên. Còn những cảm xúc tầng sâu hơn phải cần chúng ta khám phá tận nguồn gốc vấn đề bên trong chúng ta mới đoạn tận được.
Sau đó chúng ta phải tìm ra nguyên nhân vì sao mà hệ thống tâm lý của chúng ta nó gây ra lỗi. Chúng ta sửa chữa những hiểu biết sai lầm của mình, nhận thức sai lầm của mình, quan niệm, niềm tin sai lầm của mình, hiểu biết sai lầm về bản thân…Chúng ta sửa chỗ sống sai lầm của mình, để mình đi tới chỗ sống không còn gây hại cho mình nữa. Tu là giải quyết những vấn đề như vậy. Để cuối cùng khi chúng ta khám phá và sửa hết lỗi sai lầm trong hệ thống tâm lý của chúng ta. Nhận thức chúng ta hết sai lầm thì chúng ta nhận ra “chính mình” thật. Chúng ta không còn nhầm lẫn mình với những thứ không phải là mình. Chúng ta thấy ra sự khác nhau giữa sống với mình, và không sống với mình nó như thế nào? Ta biết rõ như thế nào là sống với chính mình, như thế nào là không sống với mình.
Khi chúng ta nhận ra sống với chính mình thì chúng ta thấy hai hướng tâm rất rõ ràng. Một là tâm ở trong hiện hay biết mỗi hoạt động nhỏ nhất, nhiều nhất có thể, để duy trì hé lộ ánh sáng thấy mình, duy trì cái vùng thấy mình ngày càng nhiều hơn. Chúng ta duy trì hay biết mình, thì chúng ta bình yên, sáng suốt, rõ biết, tâm chúng ta không nhiễu loạn. Hai là chúng ta có trãi nghiệm thấy mình rồi, nhưng chúng ta không hành trì hay biết rõ hiện tại nhiều nhất có thể để duy trì việc thấy mình, cho việc hé lộ ánh sáng thấy mình. Ta lại tiếp tục để tâm phóng dật như trước kia, lăn xăn vọng động chạy theo cảnh. Thì tâm chúng ta nhiễu loạn. Như vậy việc hành trì thấy ra đó chỉ là một trải nghiệm nhỏ thôi, chứ chưa đủ để chúng ta đưa ra lựa chọn sống theo sự hiểu biết đúng. Như vậy việc thấy ra đó không có ý nghĩa gì cho chúng ta.. Với mình thì khi mình hành trì hé lộ thấy mình. Thì mình nghiêm túc đưa ra lựa chọn theo sự hiểu biết đúng có lợi cho mình một cách rõ ràng, và từ đó mình có nỗ lực hành trì để sống được với cái điều mình thấy. Tuy nhiên có những thời điểm mình quên, hoặc mình tưởng mình vậy ổn rồi mình không tiếp tục hành trì. Khi nhận ra mình đang không sống hay biết mình, thì mình quay lại thấy mình. MÌnh hành tri hay biết mình nhiều nhất có thể thì mới đủ lực để giữ lại chỗ sống thấy mình. Còn nếu mình không có nỗ lực, thì việc sống với chính mình là điều không thể. Chúng ta hãy hình dung là chúng ta bẩy một hòn đá lên đỉnh núi, hoặc là chúng ta giữ được hòn đá và tiếp tục bẩy đi lên, hai là ta không giữ và không bẫy được hòn đá đi lên thì hòn đá sẽ rơi ngược xuống dưới. Và nếu công phu chúng ta chắc chừng nào thì đỡ mất thời gian chúng ta cứ rơi leo lên rồi lại rơi xuống như vậy. Nên nếu chúng ta không có nỗ lực hành trì, nhất là giai đoạn đầu, việc thấy mình liên tục thì giống như chúng ta thả mình rơi xuống lầm mê. Ta hành trì xuyên suốt, và nhiều nhất có thể cho đến khi nào ta thấy việc sống với mình nó dễ dàng, quên thì chúng ta nhớ lại nó nhẹ nhàng. Rồi ta tiếp duy trì việc thấy mình nhẹ nhàng, dễ dàng. Khi chúng ta thật sự nhận ra chính mình rồi thì không có điều gì quý báu hơn là sống với chính mình nữa. Cho nên ai đã từng thật sự nhận thấy ra được chính mình rồi thì chắc chắn là người ấy sẽ không thể chọn phóng dật theo cảnh trở về sống như xưa, vì họ đã biết được một bí mật lớn về trí tuệ, nguồn lực, và tận hưởng. Và họ sẽ ngán ngẩm việc sống như trước kia. Họ thấy rõ là phóng dật theo cảnh như trước kia là làm hại mình, khổ mình Nên họ không chọn hướng sống như trước kia nữa
.
Giai đoạn này chúng ta hình dung như chúng ta đun một nồi nước, thì chúng ta phải đốt lửa liên tục nồi nước mới sôi, còn chúng ta đốt lửa chập đốt, chập tắc thì nồi nước sẽ không thể nào sôi. Khi chúng ta thấy mình rồi nhưng đó là trải nghiệm. Sau khi thấy rồi thì chúng ta sống thấy mình càng nhiều thì cái vùng sống lầm mê của chúng ta càng ít, khi chúng ta thấy mình càng ít thì chúng ta sống lầm mê càng nhiều, còn chúng ta quên hành trì thấy mình luôn thì chúng ta ở trong lầm mê xuyên suốt. Đây là một giai đoạn hành trì rất khó khăn, chúng ta cần có một sự nỗ lực để được sống là chính mình. Như vậy khi mình thấy ra được chính mình rồi thì chúng ta hành trì công phu bản nhậm sống với chính mình. Cho đến khi nào chúng ta sống với chính mình một cách tự nhiên không còn quên mình nữa
Sống với tông chỉ Thiền Tông, mình nhận ra và mình hành trì sống với mình, và sau đó mình review mở rộng ra. Mình tìm thầy đi trình kiến giải để xem lại chỗ sống của mình. Mình thấy rõ như thế nào là mình sống với chủ thể nhận biết, như thế nào là mình không sống với chủ thể nhận biết. Mình review rõ lại từng chặn, để xem lại mình còn có những giới hạn gì?
Thường thì đa số khi ta nhận ra chân tâm Phật tánh từ nơi mình. Mình nhận ra lóe sáng xong rồi mình sướng, xong mình quên mất. Mình nhận ra đó chỉ là một kinh nghiệm, xong rồi mình vẫn sống trong đen tối trở lại. Mà mình cứ ngỡ là mình đã ngộ rồi xong không hành trì để sống thấy mình gì cả. Rồi từ đó đi nói cái chỗ thấy đó của mình. Trong khi sự thật thì sống thấy mình thì mình phải hành trì xuyên suốt, bảo nhậm, cho mình luôn luôn sống với Phật tánh nơi mình.
Nhiều thiền sư chia sẻ chỉ dừng ở chỗ nghi nhận thấy là thấy bên ngoài. Chứ không nhìn vào để thấy nội tâm của mình. Chỉ sống với ông chủ tùy duyên thôi. Còn mình sống chính mình mình dùng trí óc mình review cho rõ lại để thấy rõ bản chất thế giới tâm lý, để đoạn tận. Thì các vị cho rằng đó là vọng tưởng. Các vị cho rằng hành động mới không vọng tưởng. Chứ các vị không thấy khi sống với chính mình rồi thì tất cả là tự tánh lưu xuất.
Khi mình nhận ra Phật tánh của mình. Bước tiếp là mình duy trì giữ cho mình luôn nhìn thấy Phật tánh. Lúc đầu chúng ta chưa quen, chúng ta có lúc quên, và lơi ra không thấy được Phật tánh của mình. Chúng ta phải nhận ra chỗ nào chúng ta sống với Phật tánh của mình, chổ nào mình không sống trong Phật tánh của mình, để chúng ta tiếp tục hành trì nhiều nhất có thể, quên thì chúng ta lại trở về. Và chúng ta nhận biết rõ sự khác nhau của hai chỗ sống này. Rồi chúng khám phá ra cách nào mình duy trì sống được với Phật tánh. Chỗ nào mình quên không sống được với phật tánh của mình. Rồi mình nhận ra nguyên nhân nào mình quên mình không sống với phật tánh của mình. Mình đoạn trừ luôn cái nguyên nhân đó. Và mình tiếp tục xem xét chỗ nào mình còn giới hạn dụng, giới hạn sống với chính mình cứ thế mình mở rộng ra mọi góc nhìn, mọi khía cạnh, để càng ngày mình càng hòa nhập sống với Phật tánh của mình. Đi đến mình sẽ luôn luôn sống với Phật tánh của mình, mình không quên Phật tánh của mình.
Thấy phật tánh của mình cũng giống như, là làm sao để mình nhìn vào cây, mình thấy gió chứ không phải thấy lá cây rung. Mình luôn luôn nhìn thấy gió đừng thấy lá cây rung. Mượn cảnh để thấy được mình là người nhìn cảnh. Nếu mình còn thấy cảnh quên mình, thì mình xem lại mình còn giới hạn nào? Khi mình làm việc mình quên mình thì mình cài đồng hồ để nhắc nhớ mình. Mình phân biệt khác nhau giữa hai cái chỗ sống thấy mình, và sống không thấy mình. để mình biết cách mình sống chỗ thấy mình, để mình duy trì. Và khi nào mình rời ra mình biết rõ là mình đã rời ra, mình đang sống sai khác, mình phải vào lại chỗ sống thấy mình.
Khi mình thấy mình thì mình làm gì cũng đúng, còn khi mình không thấy mình thì mình làm gì cũng sai. Khi mình thấy mình mình dùng trí tuệ mình quán chiếu thấu triệt, quá khứ, hiện tại và tương lai để thấu triệt bản chất của thân này, và thế giới là ảo, là vô vi. Là chỉ có cảnh chạy trên màn hình N chiều chứ không có ai cả. Để mình không còn quên mình nữa.
Chúng ta cần tỉnh táo, để biết mình thật sự có thấy mình hay không thấy mình, Coi chừng chúng ta đang không thấy mình, mà cứ tưởng là mình đang thấy mình, rồi mình vẻ tưởng mà mình không hay. Mình nhận ra hai chỗ sai khác này có dấu hiệu gì khác nhau để mình luôn thấy mình không quên mình nữa.
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC (Đi tìm cái tôi) MIỄN PHÍ -->Ngược Chiều TV
https://www.facebook.com/watch/live/?ref=search&v=711836036444393