Từ Vựng English - Tây Anh Mỹ

Từ Vựng English - Tây Anh Mỹ

Share

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Từ Vựng English - Tây Anh Mỹ, Education, 33 Điện Biên Phủ-P. ĐaKao-Q . 1, Ho Chi Minh City.

Operating as usual

24/02/2024

10 CỤM TỪ TIẾNG ANH TẠO ĐỘNG LỰC CHO NĂM MỚI

"To kick the habit" là từ bỏ thói quen xấu, "to give it my best shot" là cố gắng hết sức làm điều gì đó.

1. A change is as good as a rest

Ý nghĩa: Làm việc gì khác so với thường ngày thì sảng khoái như được nghỉ làm.

Ví dụ: - We won't have time for a proper holiday this year, because we'll be moving house (Năm nay chúng tôi không thể nghỉ lễ đúng cách vì sẽ chuyển nhà).

- Never mind. They say a change is as good as a rest (Đừng lo. Người ta nói thay đổi một chút cũng tốt mà).

2. No pain, no gain

Ý nghĩa: Thất bại là mẹ thành công, khổ luyện thành tài. Không có gì đạt được một cách dễ dàng, đôi khi thất bại, đau đớn là cần thiết để đạt mục tiêu.

Ví dụ: - Going to the gym twice a week is so difficult for me (Đến phòng tập gym 2 lần/tuần quá khó với tôi).

- Keep at it, bro! No pain, no gain (Cố lên, anh bạn! Khổ luyện thành tài mà).

3. To start anew

Ý nghĩa: Có một khởi đầu mới (công việc mới, nơi ở mới...), đặc biệt sau khi trải qua khoảng thời gian khó khăn.

Ví dụ: I was ready to leave everything behind and start anew in California (Tôi đã sẵn sàng bỏ lại tất cả phía sau để bắt đầu cuộc sống mới tại California).

4. To kick the habit

Ý nghĩa: Từ bỏ điều gì đó tiêu cực, có hại mà bạn đã làm trong thời gian dài.

Ví dụ: She used to bite her nails but she kicked the habit last year (Cô ấy từng cắn móng tay, nhưng năm ngoái bỏ rồi).

5. To stick to something

Ý nghĩa: Kiên trì làm một việc gì đó.

Ví dụ: My mum started her new diet for new year. I just hope she can stick to it (Năm nay, mẹ tôi có chế độ ăn kiêng mới. Mong bà ấy kiên trì).

Ảnh: Medium

Ảnh: Medium

6. To mend your ways

Ý nghĩa: Cải thiện hành vi, cách cư xử.

Ví dụ: I was getting really bad grades, but I promised my parents I would mend my ways and work harder (Điểm của tôi rất tệ. Nhưng tôi hứa với bố mẹ là sẽ thay đổi và học chăm hơn nữa).

7. To shake things up a bit

Ý nghĩa: Thay đổi điều gì đó theo chiều hướng tích cực.

Ví dụ: - We're just stuck in a rut, doing the same things. Let's shake things up a bit in the new year! (Quanh quẩn thế này chán quá. Năm mới đổi mới chút đi).

- OK. What about flying to Rio? (Được thôi. Bay sang Rio thì sao?)

8. To kick off the new year

Ý nghĩa: Khởi đầu, bước vào năm mới.

Ví dụ: Let's kick off the new year with a nice trip to the mountains! (Mở đầu năm mới bằng một chuyến lên núi thật vui nào).

9. To bury the hatchet

Ý nghĩa: làm lành, hòa giải.

Ví dụ: You really should bury the hatchet with your Auntie Joan in the new year (Con thật sự nên làm lành với dì Joan vào năm tới).

10. To give it my best shot

Ý nghĩa: Cố gắng hết sức làm gì đó.

Ví dụ: This year, my new year's resolution is to give up drinking. It won't be easy, but I'm gonna give it my best shot (Lời hứa năm nay của tôi là bỏ rượu. Không dễ, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức).

23/02/2024

5 CẶP TỪ TRÁI NGHĨA TRONG TIẾNG ANH

1. Eat like a bird: ăn ít >< eat like a horse: ăn nhiều
2. a lone wolf: người thích một mình >< a social butterfly: người thích hợp tác.
3. a party animal: người thích tiệc tùng >< a party pooper: người ghét tiệc tùng
4. an early bird: người thích dậy sớm >< a night owl: người thích thức khuya
5. a heavy sleeper: người ngủ say >< a light sleeper: người thính ngủ
Chúc các bạn học tốt

21/01/2024

5 CÁCH ĐƯA RA LỜI KHUYÊN TRONG TIẾNG ANH

Để đưa ra lời khuyên cho ai đó, ta có thể dùng "should", "had better", còn dè dặt hơn là "recommend".

Khi muốn nói ai đó nên làm gì, "should" là cách thông dụng nhất. "Ought to" có cùng ý nghĩa nhưng có tính trang trọng hơn một chút. Ví dụ: As you grow older, you should have a financial management plan (Khi trưởng thành, bạn nên có kế hoạch quản lý tài chính)/You ought to be careful when you cross the streets in big cities (Bạn nên cẩn thận khi băng qua đường ở các thành phố lớn).

Nếu chúng ta muốn khuyên một người cần phải làm việc gì đó ngay để tránh hậu quả tiêu cực thì "had better" là cụm từ cần dùng: You had better start going now or you'll be late for your exam! (Tốt hơn là bạn nên đi ngay bây giờ, nếu không bạn sẽ bị trễ bài kiểm tra!).

Còn nếu muốn khuyên họ không nên làm gì, ta nói "had better not" chứ không phải "had not better".

Một cách khác cũng hay gặp khi cho lời khuyên là đặt mình vào vị trí của người nghe. Câu điều kiện loại 2 thường được dùng trong trường hợp này: If I were you, I would accept the job right away (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nhận việc ngay)/If I were you, I wouldn't forgive him that easily (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không dễ dàng tha thứ cho anh ta như vậy đâu).

Nếu muốn đưa lời khuyên cho ai đó một cách ý nhị hơn, người nói có thể dùng các câu hỏi gợi ý. Ví dụ: Why don't you talk to your boss about it? (Sao bạn không nói chuyện với sếp về việc đó nhỉ?)/How about talking to your boss about it? (Hay là bạn nói chuyện với sếp về chuyện đó?)

Cuối cùng, ta có thể đưa ra lời khuyên dưới dạng một lời gợi ý, bằng cách sử dụng "recommend" hoặc "suggest": I recommend saving instead of spending them all on new phones (Tôi khuyên bạn tiết kiệm thay vì tiêu hết cho điện thoại mới)/I suggest that you consider going on a diet (Tôi khuyên bạn cân nhắc ăn kiêng).

19/01/2024

GỌI TÊN TIẾNG ANH CÁC VI PHẠM VỀ GIAO THÔNG TRONG TIẾNG ANH

Lái xe khi đang say là "drunk driving", chuyển làn đột ngột là "cut off", còn vượt đèn đỏ có ba cách nói.

Lái xe ẩu nói chung là "reckless driving", hoặc "drive recklessly" nếu là động từ: Look out for those youngsters! They often drive very recklessly (Cẩn thận với mấy đứa trẻ đó nhé. Chúng thường lái xe rất liều lĩnh).

Lái xe khi đang say rượu, bia là "drunk driving". Một cách gọi thông dụng khác là "driving under the influence": Many people were fined for driving under the influence during the holiday (Nhiều người bị phạt vì lái xe khi say rượu vào kỳ nghỉ lễ).

Vượt đèn đỏ có ba cách nói. Đó là "run", "jump", hoặc "drive through the red light": I was caught jumping the red light last week (Tôi bị bắt vì vượt đèn đỏ vào tuần trước).

Tội phóng nhanh là "speeding". Hành động phóng nhanh, quá tốc độ cho phép là "break" hoặc "go over the speed limit": My brother broke the speed limit this morning because he was late for work. Then he was caught and fined for speeding by the police (Sáng nay anh trai tôi đã vượt quá giới hạn tốc độ vì đi làm muộn. Sau đó anh ta bị cảnh sát bắt và phạt).

Nếu một xe đột ngột chuyển làn, tạt đầu một xe khác, ta gọi đó là "cut off": The robber cut off my father’s car while he was running away (Tên cướp tạt đầu xe bố tôi khi hắn đang bỏ chạy).

"Hit and run" dùng để chỉ tội của một người lái xe gây tai nạn nhưng không dừng lại để giúp đỡ nạn nhân mà lái xe bỏ trốn: The unfortunate old lady was seriously injured after a hit and run. The driver was arrested just hours after the accident (Bà cụ bất hạnh bị thương nặng sau khi bị xe tông rồi bỏ chạy. Tài xế bị bắt chỉ vài giờ sau vụ tai nạn).

Đua xe trên đường phố nói chung được gọi là "street racing", nhưng đua xe bất hợp pháp là "illegal racing": 15 teenagers have been arrested for illegal racing at midnight (15 thiếu niên bị bắt vì đua xe trái phép lúc nửa đêm).

Mất tập trung khi lái xe, chẳng hạn như vừa lái xe vừa nhắn tin, gọi là "distracted driving": Distracted driving actually causes more accidents than you may think (Lái xe mất tập trung thực sự gây ra nhiều tai nạn hơn bạn nghĩ).

Một lỗi mà nhiều người ở Việt mắc phải là không đội mũ bảo hiểm (wear a helmet): It's very risky to ride your motorbike without wearing a helmet (Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm rất nguy hiểm).

14/01/2024

8 CÁCH NÓI THAY THẾ "ANGRY"

Người Anh, Mỹ có nhiều cách để diễn tả sự tức giận, ngoài "angry", chẳng hạn như "mad" hay "pi**ed off".

"Mad" là một từ có tính dân dã hơn "angry", được dùng rất phổ biến, chẳng hạn: He was mad when he failed to finish the race at the 1st place (Anh ấy tức giận khi không về đích ở vị trí số 1).

"Pi**ed (off)" cũng tương tự: The teenage girl was pi**ed that her parents still treated her like a baby (Cô gái tuổi teen bực tức vì bố mẹ vẫn đối xử với mình như em bé).

Còn "frustrated" là từ để chỉ cảm giác bực bội, chán nản khi một việc nào đó mãi không được như mong muốn: She got increasingly frustrated by her husband’s lack of sympathy (Cô ấy ngày càng chán nản vì chồng thiếu cảm thông).

Nếu ai đó tức giận về một việc mà họ cho là không công bằng, có thể nói họ đang "up in arms": The neighbors are up in arms over the unbearable noise coming from his house at night (Hàng xóm bất bình trước tiếng ồn khó chịu phát ra từ nhà anh vào ban đêm). Cách nói này hay gặp trong các tình huống nhiều người cùng thấy bất bình vì việc gì đó.

Nếu ai đó đột nhiên trở nên tức giận, bạn có thể nói rằng họ đã "lose temper": The children love Ms Nga because she never loses her temper (Các con yêu mến cô Nga vì cô không bao giờ nổi cáu).

Nếu họ vô cùng tức giận thì ta dùng cụm "fly into a rage": The customer flew into a rage and demanded to see the store’s manager (Khách hàng nổi cơn thịnh nộ và yêu cầu được gặp quản lý cửa hàng).

Còn "see red" là cách nói khi ai đó giận tới nỗi họ làm những việc mà bình thường họ không làm: The father saw red and hit his son with a broom (Người cha nổi trận lôi đình, dùng chổi đánh con).

Nhưng nếu người đó chỉ khó chịu hoặc hơi bực, có thể dùng "annoyed": People are annoyed when someone appears too much on TV (Người ta khó chịu khi ai đó xuất hiện quá nhiều trên TV).

Khi nhắc tới tính cách, người nóng tính, dễ bực là "bad-tempered", hoặc trang trọng hơn là "short-tempered": Children who grow up with bad-tempered parents tend to develop similar traits (Những đứa trẻ lớn lên với cha mẹ nóng tính có xu hướng phát triển những đặc điểm tương tự).

"Grumpy" cũng được dùng để chỉ người dễ quạu, hay gắt gỏng: Why are you so grumpy today? (Sao hôm nay cậu gắt gỏng thế?).

12/01/2024

15 LỜI CHÚC NĂM MỚI TƯƠNG TỰ 'Happy New Year'

Bạn có thể làm mới lời chúc "Happy New Year" tới gia đình, bạn bè bằng những thông điệp tích cực, nhiều ý nghĩa dưới đây.

Dành cho gia đình

1. A toast to the year it has been and the one it's yet to be (Hãy cùng nâng ly chúc mừng một năm đã qua và một năm sắp đến).

2. Here's to a New Year full of hope and possibilities (Chúc cho năm mới tràn đầy hy vọng và những khả năng mới).

3. May 2024 be filled with peace, love and laughter (Mong rằng năm 2024 sẽ mang đến thật nhiều bình an, yêu thương và tiếng cười).

4. Wishing you nothing but health and wealth in the new year ahead (Con chúc ông bà/ bố mẹ một năm mới an khang thịnh vượng).

5. I'm so grateful for your support and love this year, and every year. Cheers to another great year (Năm nay và nhiều năm nữa, con luôn biết ơn sự ủng hộ và tình yêu bố mẹ dành cho con. Chúc cả nhà một năm tuyệt vời nữa).

Dành cho bạn bè

6. Wishing you all the things that make you smile in the New Year (Chúc mọi điều khiến bạn mỉm cười sẽ đến trong năm mới).

7. Get ready, the next chapter of your book is about to be written (Bạn ơi, sẵn sàng viết sang chương mới cuộc đời nào).

8. 2024 is your year - I can feel it! Looking forward to seeing you do extraordinary things (2024 sẽ là năm của bạn đấy! Rất mong đợi được thấy những điều phi thường bạn làm).

9. I don't know about you, but I have a feeling this is going to be our best year yet. Cheers to 2024 and cheers to us (Không biết bạn thế nào, nhưng có vẻ năm nay là sẽ năm tuyệt nhất của chúng ta đấy. Chúc mừng 2024 và chúc mừng chúng ta).

10. Happy New Year! May 2024 open the door to extraordinary opportunities (Chúc mừng năm mới! Mong rằng 2024 sẽ mở ra những cơ hội phi thường).

Dành cho cặp đôi

11. Together forever, that’s how we’ll be in 2024 (Mãi mãi bên nhau, đó sẽ là năm 2024 của anh và em).

12. In 2024, I'm changing my status to "completely smitten with you" (Năm 2024, em sẽ đổi trạng thái của mình thành "hoàn toàn say đắm anh").

13. There are only two times that I want to be with you: now and all the years to come (Chỉ có hai thời điểm anh muốn ở bên em: hiện tại và nhiều năm sau đó).

14. I can't wait to have another 365 days to tell you how much I love you (Anh nóng lòng có thêm 365 ngày nữa để nói rằng anh yêu em nhường nào).

15. With you by my side, 2024 is sure to be the best year yet (Có anh bên cạnh, chắc chắn 2024 sẽ là năm tuyệt nhất).

09/01/2024

8 TỪ VỰNG CHỈ ĐỒ DÙNG BỊ HỎNG HÓC TRONG TIẾNG ANH

Broken, crash hay out of order đều được dùng để nói thứ gì đó đang hỏng, nhưng tùy tình huống cụ thể.

Nếu muốn mô tả một thiết bị bị hư hỏng, không thể hoạt động được nữa, tiếng Anh có từ phổ biến là "dead": My phone suddenly went dead while I was talking to my manager (Điện thoại của tôi đột nhiên bị hỏng khi tôi đang nói chuyện với quản lý).

"Broken" vừa có nghĩa tương tự, vừa chỉ những thứ bị vỡ: Sorry, do you have the time? My watch is broken (Xin lỗi, bạn có biết bây giờ là mấy giờ không? Đồng hồ của tôi bị hỏng).

"Break down" thường dùng để chỉ một chiếc xe hoặc một cái máy, đặc biệt là loại lớn hoặc phức tạp, ngừng hoạt động: My father's car broke down on the way back home. We had to call our uncle for help (Xe của bố tôi bị hỏng trên đường về nhà. Chúng tôi đã phải gọi chú đến giúp).

Khi một chiếc máy tính hoặc hệ thống máy tính ngừng hoạt động vì gặp sự cố, hay còn gọi là bị "treo", chúng ta dùng từ "crash": Oh no, my laptop's crashed again! How am I going to finish my homework on time now? (Ôi không, laptop của con lại bị "treo" rồi! Làm thế nào để làm xong bài về nhà đúng hạn bây giờ?).

Nếu một thiết bị điện hoặc máy móc ở nơi công cộng bị hỏng, bạn có thể nói rằng nó đang "out of order": I'm afraid we have to use the stairs. The elevator is out of order today (Tôi e rằng chúng ta phải sử dụng cầu thang bộ. Hôm nay thang máy không hoạt động).

Ngoài nghĩa quen thuộc là thi trượt, "fail" cũng dùng khi chúng ta nói đến các bộ phận của máy móc hoặc cơ thể đang không thực hiện đúng chức năng của mình: Years of hard work has made his heart and kidneys fail (Nhiều năm làm việc vất vả đã khiến tim và thận của ông ấy suy yếu).

"On the blink" là một cách nói dân dã để chỉ một thứ gì đó bị hỏng tạm thời hoặc lúc hoạt động được, lúc thì không: Dad, the TV is on the blink again (Bố ơi, TV lại chập chờn rồi).

Khi các bộ phận của thứ gì đó bị rời ra hoặc vỡ thành từng mảnh do ở trong tình trạng kém, ta có thể dùng cụm "fall apart": I can't believe I've only had these boots for half a year and they're already falling apart (Tôi không thể tin được là mình mới mua đôi bốt này được nửa năm mà chúng đã rơi ra rồi).

03/12/2023

"THĂNG CHỨC", "NGHỈ VIỆC" NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG TIẾNG ANH?

Demote, promote, sack hay lay off là những từ vựng tiếng Anh phổ biến khi nói về chủ đề việc làm (employment).

Để nói về việc tuyển dụng, tiếng Anh có từ "hire": After a test and two interviews, the fresh graduate was finally hired by his dream company (Sau bài kiểm tra và hai cuộc phỏng vấn, chàng sinh viên mới tốt nghiệp cuối cùng đã được tuyển vào công ty mơ ước).

Từ "employ" cũng có nghĩa tương tự. Hai từ quen thuộc cùng họ của từ này là "employer", tức nhà tuyển dụng, và "employee", nghĩa là nhân viên.

Ngoài các từ trên, cụm từ "take somebody on" cũng là tuyển ai đó về làm việc: Mai was taken on as a salesperson (Mai được nhận vào làm nhân viên bán hàng).

Nếu làm việc tốt, một nhân viên có thể thăng chức, tức "promote": I'm so happy to announce that I've been promoted to Head of the Sales Department (Tôi rất vui mừng được thông báo rằng tôi đã được thăng chức lên Trưởng phòng Kinh doanh). Ngược lại, giáng chức là "demote".

Khi một người bị sa thải, người Anh hay dùng từ "sack": He’s been feeling down. He got sacked last week (Anh ấy đang cảm thấy chán nản. Anh ấy đã bị sa thải vào tuần trước).

Ngoài nghĩa là đốt cháy, "fire" cũng hay được người Mỹ dùng với nghĩa đuổi việc: The old manager got fired from his job due to poor performance (Người quản lý cũ bị sa thải vì làm việc kém hiệu quả).

"Lay off" là từ thông dụng sau làn sóng sa thải trong ngành công nghệ: More than 240.000 workers in the tech industry have been laid off this year (Hơn 240.000 nhân sự trong ngành công nghệ đã bị sa thải trong năm nay).

Còn nếu một người bỏ việc, chúng ta dùng từ "quit": I would quit my job if I won a million dollars (Tôi sẽ nghỉ việc nếu trúng được một triệu đô la).

Còn khi từ chức, tiếng Anh có hai cách nói là "resign" và "step down": She resigned as director due to too much pressure (Cô từ chức giám đốc vì quá nhiều áp lực), People were annoyed that he refused to step down, despite last year’s scandal (Người ta bức xúc vì anh không chịu từ chức, bất chấp scandal năm ngoái).

Cuối cùng, nghỉ hưu là "retire": Since my grandfather retired, he has worked in a charity for needy children (Kể từ khi ông tôi nghỉ hưu, ông đã làm việc từ thiện cho trẻ em nghèo).

01/12/2023

GỌI TÊN CÁC NGHI THỨC ĐÁM CƯỚI BẰNG TIẾNG ANH

Những hoạt động liên quan đến đám cưới như cầu hôn, lễ ăn hỏi, trao nhẫn... được nói bằng tiếng Anh như thế nào?

Cầu hôn trong tiếng Anh là "propose": She broke into tears when her boyfriend proposed (Cô bật khóc khi được bạn trai cầu hôn).

Một cách nói khác là "pop the question": When they were strolling on the beach, the man suddenly got down on his knees and popped the question to the woman (Khi họ đang đi dạo trên bãi biển, người đàn ông bất ngờ quỳ xuống và cầu hôn người phụ nữ).

Đính hôn là "engage" hoặc "get engaged". Lễ đính hôn được gọi là "engagement ceremony". Lễ Ăn hỏi trong truyền thống của người Việt cũng có thể được gọi bằng cụm từ này. Lễ cưới, hay lễ thành hôn, là "wedding".

Nhiều người đã biết cưới là "marry" hay "get married", nhưng tiếng Anh còn một thành ngữ khác khá thông dụng để chỉ việc này là "tie the knot". Thành ngữ này bắt nguồn từ tục lệ cổ xưa của người Celtic. Các cặp đôi được buộc tay lại với nhau bằng một mảnh vải trong ngày cưới. Ngày nay, cụm từ này được dùng để chỉ việc kết hôn.

Ví dụ: The famous supermodel finally tied the knot with her boyfriend at the age of 40 (Siêu mẫu nổi tiếng cuối cùng cũng kết hôn với bạn trai ở tuổi 40).

Cụm từ "go/walk down the aisle", có nghĩa đen là bước xuống lối đi giữa các hàng ghế, nghĩa bóng cũng là làm lễ cưới: Her eldest daughter will walk down the aisle this month (Con gái lớn của cô ấy sẽ lấy chồng trong tháng này).

Cô dâu là "bride" và chú rể là "groom". Trong đám cưới của phương Tây, cô dâu và chú rể trao lời thề cho nhau, được gọi là "vow". Nghi thức trao nhẫn là "exchange the rings": The bride and the groom made their vows before exchanging the rings (Cô dâu và chú rể trao nhau lời thề trước khi trao nhẫn).

Ngón áp út - ngón đeo nhẫn cưới trong nhiều nền văn hóa - được gọi là "ring finger".

Trong đám cưới ở phương Tây, sau khi kết thúc buổi tiệc, cô dâu sẽ tung bó hoa cưới của mình cho ai đó bắt. Hành động này là "toss the bouquet": All the ladies gathered behind the bride, waiting for her to toss the bouquet (Tất cả các quý cô tập trung phía sau cô dâu, chờ cô tung bó hoa).

Cuối cùng, nhiều nơi thường bắn pháo giấy trong lễ cưới. Loại pháo này không phải "firework" mà là "confetti".

25/11/2023

CÁCH HỌC TỪ MỚI KHI NGHE TIẾNG ANH

Khi gặp từ mới trong tiếng Anh, bạn không nên cắm đầu cắm cổ học thuộc mà cần xác định chúng thuộc dạng gì để học cho hiệu quả.

1. Với từ gặp lần đầu trong đời

Bạn đừng vội học thuộc mà hãy xem từ vựng này có phải từ thường gặp không, có thường gặp không. Bạn có thể ghi lại vào một cuốn sổ, rồi đọc hoặc nghe nốt phần còn lại.

Nếu từ là phổ biến, chắc chắn bạn sẽ gặp lại nó lần thứ hai, thứ ba, và đó là lúc bạn có thể bắt đầu cố ghi nhớ ngữ nghĩa và cách sử dụng từ vựng này.

Phương pháp học từ mới này loại trừ những từ hiếm, từ chuyên ngành (nằm ngoài lĩnh vực quan tâm), và giúp ghi nhớ lâu hơn do từ vựng gắn liền với ít nhất ba bối cảnh khác nhau, giúp bạn dễ liên tưởng nghĩa hơn.

2. Từ bạn biết, nhưng có nghĩa mới

Trường hợp này thường thấy là các "phrasal verbs" (ví dụ: look up the dictionary) hoặc "compound words" (ví dụ: hotdog). Cách tiếp cận với những từ/cụm từ này tương đối giống với từ mới hoàn toàn, nhưng bạn có thể "lựa chọn" cố ghi nhớ ngay lần đầu.

Lý do là việc cố gắng ghi nhớ từ dạng này có thể dễ dàng hơn so với từ mới hoàn toàn, do nó có yếu tố "quen thuộc".

3. Từ không mới, mà nghĩa mới

Ví dụ, ai cũng biết "sentence" là câu, nhưng không phải ai cũng biết "a life sentence" là "tù chung thân". Vì đây là từ quen thuộc, bạn có thể cố gắng ghi nhớ nghĩa mới dựa vào việc ghi nhớ "bối cảnh" mà bạn gặp từ.

4. Biết nghĩa nhưng không quen cách phát âm của từ

Ví dụ, khi lần đầu nghe từ "dance" trong tiếng Anh - Anh, tôi nghe thành "Dons" do không quen thuộc với cách phát âm. Trường hợp này bạn phải nghe đi nghe lại, cảm nhận âm và cách phát âm của từ.

Bạn nên lên trang Youglish để nghe cách nhiều người khác phát âm từ đó (theo chất giọng Anh - Anh chẳng hạn) và chắc chắn rằng nguồn tài liệu nghe của bạn phát âm chính xác.

Bạn cũng có thể tự đọc từ mới vào "speech-to-text" (ứng dụng nhận dạng giọng nói rồi chuyển chúng thành văn bản) theo cách bạn nghe được để "khớp" cách phát âm mới.

5. Phát âm sai nên nghe không được

Bạn phát âm sai nên nghe sai. Với trường hợp này, quy trình vẫn như trước: kiểm tra youglish, từ điển, và đọc vào "speech-to-text".

Khác biệt là bạn cần phải đặc biệt chú ý học cách phát âm đúng của từ sau khi phát hiện mình sai.

6. Không nghe được do giảm âm, nối âm, nuốt âm

Các trường hợp này rất phổ biến, có 2 chiến lược:

- Nếu không hiểu rõ về phát âm: bạn có thể học thuộc cách phát âm cả cụm với "hy vọng" lần sau nghe lại sẽ nhận diện được

- Nếu đã học phát âm: Hãy phân tích xem tại sao mình không nghe được, họ giảm âm thế nào, nối âm thế nào, tự rút kinh nghiệm. Tiếp đó, bạn đọc vào "speech-to-text" theo cách giảm âm - nối âm - nuốt âm xem máy có nhận diện được không. Nếu được, bạn sẽ nhớ rất lâu.

Tôi cũng lưu ý rằng mọi hoạt động để học từ mới đều phải gắn liền với bối cảnh thì mới hiệu quả.

23/11/2023

DIỄN TẢ "LẠNH THẤU XƯƠNG" TRONG TIẾNG ANH

Nếu "chilly" chỉ thời tiết se lạnh thì "bitter" hay "chilled to the bone" chỉ cảm giác lạnh buốt, lạnh đến thấu xương.

Cold là từ thông dụng nhất để chỉ thời tiết lạnh và cảm giác lạnh nói chung. Ví dụ: Wear a coat honey, it’s so cold outside (Mặc áo khoác đi em ơi, ngoài trời lạnh lắm).

Còn nếu thời tiết chỉ se lạnh hay ai đó cảm thấy hơi lạnh, người Anh dùng chilly. Ví dụ: The sun has set. Now I’m feeling chilly (Mặt trời đã lặn. Bây giờ tôi cảm thấy hơi lạnh).

Ngoài ra, rất nhiều từ, cụm từ để nói về cảm giác rất lạnh. Chẳng hạn, freezing, nghĩa đen là đóng băng, là cách miêu tả ai đó đang lạnh cóng. Ví dụ: Can you close the window? I'm freezing here! (Bạn có thể đóng cửa sổ không? Tôi đang rét cóng đây!).

Từ khác có nghĩa tương tự là bitter. Ví dụ: Having spent many years in Europe, he still couldn't bear the bitter weather there (Ở châu Âu nhiều năm nhưng anh ấy vẫn không thể chịu nổi thời tiết lạnh buốt ở đó).

Để ví von "lạnh như đá", cụm từ phổ biến là as cold as ice. Ví dụ: Come inside. Your hands are as cold as ice (Vào trong nhà thôi. Tay cậu lạnh như đá rồi).

Stone-cold cùng có nghĩa này, nhưng để nói về một thứ đang rất lạnh trong khi đáng ra nó phải nóng hoặc ấm, chẳng hạn: The soup has been on the table for an hour. Now it's stone-cold (Món súp đã ở trên bàn được một giờ rồi. Bây giờ nó lạnh như đá).

Cuối cùng, cảm giác cực kỳ lạnh hay "lạnh đến thấu xương", có thể được miêu tả bằng cụm từ chilled to the bone. Ví dụ: Standing in the cold waiting for the bus left him chilled to the bone (Đứng chờ xe buýt dưới trời lạnh khiến anh ấy lạnh thấu xương).

22/11/2023

"GÂY SỰ", "CÃI NHAU" TRONG TIẾNG ANH

Để chỉ sự bất hòa hay xung đột, người Anh có nhiều cách nói, trong đó "fight like cat and dog" có nghĩa tương tự thành ngữ "như chó với mèo" của người Việt.

Một cuộc cãi nhau nói chung là "argument". Hành động cãi nhau là "argue": My parents rarely argue; but when they do, it’s always a heated argument (Bố mẹ tôi hiếm khi cãi nhau, nhưng khi nào có thì đó luôn là cuộc tranh cãi nảy lửa).

"Fight" thường là đánh nhau, nhưng cũng có nghĩa là cãi nhau, dùng trong các cuộc nói chuyện thoải mái thường ngày: The couple next door fight about money all the time (Vợ chồng nhà bên cạnh suốt ngày tranh cãi chuyện tiền bạc).

"Fall out" cũng thông dụng với nghĩa này: The little boy left home after falling out with his father (Cậu bé bỏ nhà đi sau khi cãi nhau với bố).

Gây sự là "pick a fight": The little boy was feeling bored, so he picked a fight with another girl in class just for fun (Cậu bé thấy buồn chán nên đã gây sự với một cô bé khác trong lớp chỉ để cho vui).

Khi hai người bất hòa, ta có thể dùng "at odds with": He was always at odds with other colleagues (Anh ấy luôn mâu thuẫn với các đồng nghiệp).

Nếu tiếng Việt có thành ngữ "như chó với mèo" để chỉ hai người hay chành chọe, cãi nhau thì tiếng Anh có một cụm từ có nghĩa tương tự là "fight like cat and dog": It’s funny how we used to fight like cat and dog when we were kids, and now my brother is one of my biggest supporters (Thật buồn cười là lúc còn nhỏ chúng tôi từng đánh nhau chí chóe, mà bây giờ anh trai tôi lại là một trong những người ủng hộ tôi nhất).

Khi giữa hai người có "chiến tranh lạnh", không nói chuyện với nhau, có thể nói họ đang "not on speaking terms": The two friends fell out and they’ve not been on speaking terms for a week (Hai người bạn cãi nhau và họ đã "chiến tranh lạnh" với nhau suốt một tuần).

Làm hòa trong tiếng Anh là "be reconciled": The old friends were finally reconciled after being at odds for years (Những người bạn cũ cuối cùng cũng làm hòa sau nhiều năm).

"Make up" ngoài nghĩa là trang điểm thì cũng có nghĩa là làm lành: The couple had a big fight but made up right after that (Cặp đôi xảy ra cãi vã lớn nhưng làm lành ngay sau đó).

27/10/2023

CÁC KIỂU CƯỜI TRONG TIẾNG ANH

Bạn có thể dùng "grin" để nói ai đó cười toe toét, hay "smirk" với kiểu cười nhếch mép.

"Laugh out loud" là cười lớn, cười to. Từ "lol" thông dụng trên Internet chính là viết tắt các chữ cái đầu của cụm từ này, hoặc cụm "lots of laugh".

"Giggle" là cười khúc khích: The little kids giggled at the back of the class (Các bạn nhỏ cười khúc khích ở cuối lớp).

"Grin" là cười toe toét: They all grinned when they knew they'd won the competition (Tất cả họ đều cười toe toét khi biết mình đã thắng cuộc thi).

Chortle là cười như nắc nẻ: She chortled at the good news (Cô ấy cười như nắc nẻ khi nghe tin tốt).

Chuckle là cười tủm tỉm hay cười một mình: He chuckled as he read his child's letter (Anh ấy cười tủm tỉm khi đọc thư của con).

Cười nhếch mép thì gọi là "smirk": The man smirked at his opponent's failure (Người đàn ông nhếch mép trước thất bại của đối thủ).

Cười thầm với ý chê bai, hay cười khẩy, theo cách nói của người Anh là "snigger". Người Mỹ thì gọi đó là "snicker": They sniggered at her clothes (Họ cười thầm khi thấy bộ đồ cô mặc).

"Burst into laughter" hoặc "burst out laughing" đều có nghĩa là bật cười hay phá lên cười: We burst into laughter when our boss showed up in two different socks (Chúng tôi bật cười khi sếp xuất hiện với hai chiếc tất khác nhau).

"Crack up" cũng có nghĩa là cười phá lên. Khiến ai đó cười như vậy thì là "crack someone up": The teacher's jokes cracked the students up (Những trò đùa của thầy giáo khiến học sinh cười phá lên).

Làm cho ai đó cười đứt ruột là "have someone in stitches": Her stories at the dinner table had us in stitches (Những câu chuyện của cô ấy ở bàn ăn tối đã khiến chúng tôi phải cười đứt ruột).

Tiếng Việt có thành ngữ "Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ", còn tiếng Anh cũng có câu tương ứng: Laughter is the best medicine.

25/10/2023

CÁCH DIỄN TẢ SỰ MAY MẮN, XUI XẺO TRONG TIẾNG ANH

Để nói về sự may rủi, người Anh có nhiều cách, gồm cả thành ngữ "trong cái rủi có cái may" hay "trộm vía".

"Lucky" hay "in luck" được dùng phổ biến để nói về chuyện gặp may: You're in luck! We have exactly one ticket left (Bạn may mắn đấy! Chúng tôi còn đúng một vé).

Ngược lại, xui xẻo là "bad luck". Người không gặp may được mô tả là "unlucky" hoặc "out of luck": We planned to visit the famous restaurant, but we were out of luck - it was closed that day (Chúng tôi định ghé nhà hàng nổi tiếng, nhưng không may hôm đó họ đóng cửa).

Tiếng Việt có thành ngữ "trong cái rủi có cái may", thì tiếng Anh cũng có "a blessing in disguise" với ý nghĩa tương tự: Missing the bus turned out a blessing in disguise for Annie. When she read the news later that day, she found out the bus was in an accident (Việc lỡ chuyến xe buýt hóa ra lại là một điều may mắn đối với Annie. Khi đọc tin tức vào cuối ngày hôm đó, cô ấy biết tin chiếc xe buýt gặp tai nạn).

"As luck would have it" được dùng để nói khi một việc xảy ra thật tình cờ. Tùy vào tình huống, có thể hiểu cụm này là "may mắn là" hoặc "xui xẻo thay".

Ví dụ: I realized I had left my umbrella on the bus the day before. As luck would have it, I caught the same bus and my umbrella was still there (Tôi nhận ra mình đã để quên ô trên xe buýt ngày hôm trước. Thật may mắn, tôi bắt được chiếc xe buýt đó và chiếc ô của tôi vẫn còn đó).

Hay: I caught the early train to get to the office in time for the meeting. As luck would have it, it broke down on the way (Tôi bắt chuyến tàu sớm để đến văn phòng kịp giờ họp. Xui xẻo thay, con tàu bị hỏng trên đường đi).

Nếu một người trúng số độc đắc hoặc kiếm được rất nhiều tiền nhờ may mắn, có thể nói họ đã "hit the jackpot": The old man tried his luck many times but never hit the jackpot (Ông lão thử vận may nhiều lần nhưng chưa lần nào trúng số độc đắc).

Khi muốn chúc ai đó may mắn, ngoài "good luck", chúng ta cũng có thể dùng "best of luck" hoặc "lots of luck". Ví dụ: Best of luck with your exam! (Chúc bạn thi tốt nhé!).

"Break a leg" cũng là cụm từ thường gặp để chúc ai đó may mắn, nhưng thường được dùng trước các buổi biểu diễn trên sân khấu hơn.

Còn mỗi khi người nói hy vọng một chuyện tốt đẹp sẽ tới trong tương lai, họ có thể thêm cụm từ "touch wood" vào trong câu để tránh xui xẻo. Cụm này cũng được dùng sau khi người nói kể lại một chuyện tốt đẹp đã xảy ra: I've passed all job interviews since I graduated - touch wood! (Tôi vượt qua hết các cuộc phỏng vấn việc làm - "trộm vía"!).

13/10/2023

MỘT SỐ TỪ NGỮ TIẾNG ANH LIÊN QUAN ĐẾN THI CỬ

Màu sắc thường không thể bay, nhưng "with flying colors" là một thành ngữ hay để chỉ việc thi đỗ xuất sắc.

Có nhiều hình thức thi cử. Các dạng bài thi thường gặp nhất là "written test" (bài thi viết), "oral test" (bài thi vấn đáp) và "practical test" (thi thực hành).

Bài thi thử được gọi là "mock test".

Kỳ thi đầu vào là "entrance exam": All activities in the school were temporarily stopped to prepare for the national university entrance exam (Mọi hoạt động trong trường tạm dừng để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia).

Làm bài thi trong tiếng Anh là "take an exam" hoặc "do an exam". Người Anh còn dùng một từ khác là "sit": He had to sit the exam twice because he didn't do well the first time (Anh ấy phải thi hai lần vì lần đầu anh ấy làm bài không tốt).

Nếu một người vượt qua một kỳ thi với điểm số rất cao, thành ngữ "with flying colors" thường được sử dụng: The young girl passed all her final exams with flying colors (Cô gái trẻ đã vượt qua tất cả các kỳ thi cuối kỳ một cách xuất sắc).

Thành ngữ này có nguồn gốc từ những lá cờ sặc sỡ mà các con tàu trong thời đại thám hiểm thường treo mỗi khi thành công trở về.

Còn nếu người đó chỉ vừa đủ điểm đỗ, ta dùng từ "scrape": Their grades weren't great, but they managed to scrape into high school (Điểm số của họ không cao, nhưng vẫn vừa đủ để họ vào trường trung học).

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2023, tại trường Trường THPT Trưng Vương, quận 1. Ảnh: Quỳnh Trần

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2023, tại trường Trường THPT Trưng Vương, quận 1. Ảnh: Quỳnh Trần

Ngược lại, "fail" là trượt.

Nếu kết quả thi không như ý, thí sinh sẽ phải thi lại (resit hoặc retake an exam): I overslept my Chinese exam last term. Now I have to resit the exam to graduate (Tôi đã ngủ quên trong kỳ thi tiếng Trung học kỳ trước. Bây giờ tôi phải nghỉ học để tốt nghiệp).

Giám khảo trong một kỳ thi là "examiner", còn người tham dự là "examinee". Giám thị phòng thi được gọi là "proctor" hoặc "invigilator".

Gian lận trong thi cử là "cheat". Phao thi là "cheat sheet" theo cách nói của Anh - Mỹ hoặc "crib sheet" theo cách gọi Anh - Anh.

Ví dụ: Some examinees were caught cheating by the invigilator. They were hiding cheat sheets in their pockets (Một số thí sinh bị giám thị bắt quả tang gian lận. Họ giấu phao thi ở trong túi áo).

Trước ngày thi, thí sinh phải ôn tập lại bài, tức họ "revise" hoặc "review" lại kiến thức. Nếu lượng kiến thức lớn, thí sinh phải học nhồi, ta dùng từ "cram" hoặc "swot up".

Một thành ngữ phổ biến để nói việc phải học hoặc làm việc đến tận khuya là "burn the midnight oil": High school seniors usually burn the midnight oil to cram for the graduation exam (Học sinh cuối cấp hay thức khuya để nhồi kiến thức cho kỳ thi tốt nghiệp). Thành ngữ này xuất phát từ thời xưa, khi con người phải thắp đèn dầu để làm việc lúc khuya.

Want your school to be the top-listed School/college in Ho Chi Minh City?

Click here to claim your Sponsored Listing.

Location

Category

Telephone

Address


33 Điện Biên Phủ-P. ĐaKao-Q . 1
Ho Chi Minh City

Opening Hours

Monday 07:30 - 21:00
Tuesday 07:30 - 21:00
Wednesday 07:30 - 21:00
Thursday 07:30 - 21:00
Friday 07:30 - 21:00
Saturday 07:30 - 21:00
Sunday 07:30 - 17:00
Other Education in Ho Chi Minh City (show all)
EVOL Edu EVOL Edu
TTC Building, 1 Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7
Ho Chi Minh City, 700000

Fanpage chính thức của EVOL Edu - một đơn vị thành viên đầy tự hào trực thuộc EVOL GROUP

Thư Viện Vật Lý Thư Viện Vật Lý
280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5
Ho Chi Minh City, 70000

Upload, download các bài giảng, giáo án, trắc nghiệm, đề thi, đề thi đại học và thi học sinh giỏi, cù

Tôi Tài Giỏi Bạn Cũng Thế Tôi Tài Giỏi Bạn Cũng Thế
42 Mạc Đĩnh Chi
Ho Chi Minh City, 700000

Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! là một hành trình đột phá trong học tập và cuộc sống, dành cho học sinh t

Nghĩ sao, nói vậy Nghĩ sao, nói vậy
Ho Chi Minh City, 08

Trang này dành cho các bạn nói thoải mái những gì mình nghĩ mà không dám nói; có nói cũng không ai lắng nghe. Hãy đọc và cảm nhận niềm vui

BLUE GALAXY GROUP BLUE GALAXY GROUP
32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường 01, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City, 700000

BLUE GALAXY GROUP là tổ chức giáo dục được thành lập từ năm 2009 chuyên cung cấp các chương trình học

EF Việt Nam du học EF Việt Nam du học
Tòa Nhà Sài Gòn Pavillon 53-55 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Q. 3, Tp. HCM
Ho Chi Minh City, 700000

Thành lập năm 1965, EF là tổ chức Giáo Dục lớn nhất thế giới với các chương trình Du Học Quốc Tế

PFIEV2007 PFIEV2007
268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10
Ho Chi Minh City, 70000

Solvay Brussels School of Economics and Management - Vietnam Solvay Brussels School of Economics and Management - Vietnam
Room 112, 1st Fl. , HCMC Open University, 97 Võ Văn Tần Street, Ward 6, District 3, HCMC
Ho Chi Minh City, 600

Solvay Brussels School, also known as Solvay Business School and Vietnam-Belgium Master programs, is an ULB's faculty providing top European Master's programs.

Mang Du Hoc Mang Du Hoc
Ho Chi Minh City, 848

Cồng thông tin du học toàn diện cho các bạn muốn đi du học. Liên hệ: [email protected]

Legal English Course - Khóa học tiếng Anh pháp lý Legal English Course - Khóa học tiếng Anh pháp lý
180 Nguyễn Công Trứ
Ho Chi Minh City

A legal English course for those who want to work in a professional legal working environment and pursue a career in law seriously!!!

Phat Thien Training Phat Thien Training
216/105 Hòa Hưng, P. 13, Q. 10
Ho Chi Minh City, 700000

Kỹ năng thực. Kết quả thực. Bất cứ khóa học nào!

Nến trái cây Ω Nến trái cây Ω
05 Huỳnh Mẫn Đạt, Phường 5, Quận 5 , TP Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City