Trung Tâm Ngoại Ngữ Tương Lai Việt Nhật

Trung Tâm Nhật Ngữ

Operating as usual

17/05/2022

[Giáo dục và tri thức] HÀNH NHAU VÌ VIỆC HỌC

Trong khi tư vấn bóc tách chương trình lớp 6 cho một đơn vị giáo dục của Việt Nam, tôi đoán có một điều có thể làm ngỡ ngàng phần lớn phụ huynh.

Nhiều người có xu hướng cho rằng, học ở nước ngoài nhẹ nhàng và ít áp lực, nhưng thực tế, chương trình học của Australia nặng gần gấp đôi của Việt Nam. Ví dụ cụ thể là môn Toán. Theo hướng dẫn kiểm tra của Bộ Giáo dục và sách giáo khoa lớp 6 mới của Việt Nam, tôi bóc tách được 48 kỹ năng, tính cả 11 kỹ năng phát triển thêm từ lớp 5. Tuy nhiên chương trình khung của bang Queensland (tương tự các bang khác) bao phủ tới 89 kỹ năng, với 15 kỹ năng phát triển thêm từ lớp 5.

Nghịch lý này thực ra lại vô cùng hợp lý. Giáo dục phổ thông trang bị kiến thức làm hành trang cuộc sống. Cuộc sống càng hiện đại phức tạp, con người càng phải giải quyết nhiều vấn đề, và vì thế, càng phải được trang bị nhiều kỹ năng. Nếu nhìn vào sự khác biệt giữa hai chương trình học, không khó để nhận ra các kỹ năng của Việt Nam chủ yếu tập trung vào giải toán, ví dụ các loại phép tính với phân số. Tuy nhiên, chương trình của Australia còn phủ thêm kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể, như chuyển đổi tiền tệ. Về nguyên tắc toán học, nếu biết làm phép tính với phân số thì có thể chuyển đổi tiền tệ, nhưng về lý thuyết sư phạm, đây có thể là khác biệt mấu chốt tạo nên áp lực học tập.

Thứ nhất, mọi người đều dễ nhận thấy, học không gắn với thực hành khiến người học không hiểu vì sao phải học, chỉ như cái máy lặp lại các kỹ năng. Trẻ em mất hứng thú và đến trường với tâm lý nặng nề, chối bỏ. Ngược lại, nếu được hướng dẫn để ứng dụng lý thuyết vào cuộc sống, trẻ sẽ cảm thấy tự tin và ham học, muốn đến trường để biết thêm những điều bổ ích, những chân trời mới lạ.

Yếu tố thứ hai, có thể cũng nhiều người nhận ra, là việc có ít kỹ năng hơn khiến nội dung các bài kiểm tra có xu hướng đào sâu và chú trọng vào sự thành thạo. Điều này tạo áp lực rất lớn cho học sinh Việt Nam. Theo lý thuyết sư phạm, để đạt tới 95% độ thành thạo một kỹ năng, các em cần nỗ lực gấp bốn lần so với đạt 70%. Nội dung học của Việt Nam ít hơn nhưng học sinh phải "cày ải" nhiều hơn, đặc biệt là những thứ chưa hiểu dùng để làm gì. Trong khi đó, Australia chú trọng vào việc hiểu và áp dụng vấn đề. Bài kiểm tra không có độ khúc khuỷu, biết/ hiểu là làm được; việc học không phải "cưỡi ngựa xem hoa", mà có áp dụng cụ thể. Vì thế nội dung học của Australia rộng hơn, mà áp lực nhẹ nhàng và nhiều hứng thú hơn.

Điều thứ ba, có thể ít người nhận ra hoặc coi như đương nhiên, là sự khuyết thiếu yêu cầu làm việc nhóm. Do tính chất đào sâu, việc học và kiểm tra hầu hết các môn học đều là điểm cá nhân. Học là mỗi người tự học, thi là mỗi người tự thi. Thậm chí một số môn đòi hỏi phối hợp như bóng rổ cũng thi bằng cách mỗi người tự ném bóng vào rổ.

Tâm lý chung của trẻ là sợ cô đơn và ngại đối diện với vấn đề một mình, không có điểm nương tựa. Quá trình này kéo dài sẽ gây trầm cảm. Đây cũng là một trong các lý do khiến tỷ lệ tự tử ở học sinh các nước Nhật, Hàn lại cao. Các nước này đề cao tự lập và cho rằng việc không thể tự làm là đáng thất vọng. Giáo dục Australia cho học sinh nhiều quyền quyết định và đề cao tự chủ, nhưng không quên nhấn mạnh vào tương tác. Điều này làm trẻ hiểu việc có đồng đội và dựa vào đồng đội những lúc nhất định trong cả một chặng đường dài không phải là xấu, miễn sao mỗi người đều có giá trị và đóng góp đúng mực cho sự phát triển của nhóm.

Vậy để không tự tạo áp lực, rất cần có lời giải thích hợp lý cho cả ba vấn đề trên. Thứ nhất, chương trình giáo dục của Việt Nam có thể cân nhắc đến việc tăng khía cạnh ứng dụng, giảm tính hàn lâm. Điều này Bộ Giáo dục đang làm, nhưng còn cách rất xa yêu cầu. Giảm sự đòi hỏi về việc thành thạo kỹ năng là điều thứ hai nên tính tới. Mặc dù có câu "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", nhưng giáo dục phổ thông không nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi. Các kỹ năng làm việc, giải quyết vấn đề sẽ có giá trị hơn là tinh thông nhiều mẹo tính nhẩm. Thứ ba, khung điểm mười nên được thay bằng cách đánh giá đạt/không đạt với một số môn hoặc nội dung không trọng tâm, đặc biệt với cấp 2, 3. Điều này một mặt giúp giải tỏa áp lực được điểm tối đa; mặt khác, tạo điều kiện áp dụng các nội dung đánh giá tập thể.

Tóm lại, việc học ở Việt Nam nặng nề là do chúng ta (bao gồm cả nhà trường và gia đình) đã tự gia tăng cho chính mình áp lực phải thành thạo, đặc biệt là thành thạo những thứ không cần thiết.

Trừ đặc thù nghề nghiệp, rất hiếm người phải giải phương trình bậc ba, so sánh tính chất hóa học của kim loại hay đọc thuộc thơ Bà Huyện Thanh Quan khi đi làm. Vậy trẻ phải đọc như thần chú hay tụng kinh tất cả những thứ đó để làm gì?

Tô Thức

22/04/2022

[English] TRẦY TRẬT NÓI TIẾNG ANH DÙ IELTS 7-8.0

Bước vào tiệm tóc ở Mỹ, kết hợp cả lời nói lẫn ngôn ngữ cơ thể, Kỳ Tông cuối cùng vẫn ra về với kiểu đầu cạo trọc không mong muốn.

Trương Kỳ Tông, 17 tuổi, hiện là sinh viên Học viện Kaplan, Singapore, sau khi tốt nghiệp trường Grand Prairie Collegiate, bang Texas, Mỹ, năm 2021. Cựu học sinh Phổ thông Năng khiếu TP HCM có nền tảng tiếng Anh tốt, với IELTS 7.5. Tuy nhiên, cậu vẫn "ngọng nghịu" trong những ngày đầu ở Mỹ.

Trong buổi học đầu tiên, Tông muốn xin ra ngoài đi vệ sinh nên đã nói May I go to the toilet?. Cậu vừa dứt lời, cả lớp phá lên cười. Sau khi được thầy giải thích từ "toilet", Tông mới biết đã sử dụng sai.

Nam sinh cho hay, trong tiếng Anh - Anh, từ "toilet" nghĩa là nhà vệ sinh, tuy nhiên tiếng Anh - Mỹ lại dùng "bathroom" hoặc "restroom". "Toilet ở đây là bồn cầu, do đó câu May I go to the toilet nghe hơi kỳ cục", Tông giải thích.
Nghe giảng trong lớp cũng là thách thức với Tông khi giọng ở vùng Texas nặng hơn nơi khác. Suốt nhiều tháng đầu, Tông chìm trong cảm giác tự ti, ngại giao tiếp vì khó tương tác với bạn học. Tông không bắt kịp lối nói chuyện "trendy", lược bỏ ngữ pháp, rút gọn câu của bạn bè.

"Em chỉ nghe được phần đầu, đến đoạn cao trào là không hiểu nữa. Em thường phải nhờ bạn giải thích lại", Tông kể.

Rào cản ngôn ngữ không chỉ gây bất tiện cho Tông ở trường mà trong cả đời sống hàng ngày. Trải nghiệm ở tiệm cắt tóc khiến Tông sau đó không dám mạo hiểm, chấp nhận nuôi tóc dài suốt hai năm để về Việt Nam cắt lại.

Lần ấy, Tông không ưng ý với mẫu nào trong tiệm, nhưng không có wifi để tải ảnh mẫu. Thợ làm đầu không hiểu ý dù cậu đã kiên nhẫn giải thích bằng cả lời nói và ngôn ngữ cơ thể. Khi lưỡi tông đơ đi một đường chia đôi phần tóc trên đầu, Tông hiểu mình không thể làm gì khác.

"Hôm đó, em ra về với cái đầu cạo trọc", Tông nhớ lại.

Tông cho rằng điểm IELTS cao không đảm bảo cho du học sinh hòa nhập ngay được với môi trường mới. Ở trường, Tông không chỉ tiếp xúc với bạn bè người bản địa mà còn nhiều học sinh quốc tế khác. Thứ tiếng Anh mang giọng địa phương của những bạn học này cũng nhiều phen khiến Tông bối rối.

Gần chỗ Tông ở có chợ Fiesta. Trong tiếng Anh có một từ phát âm tương tự là siesta nhưng mang nghĩa khác. Siesta chỉ văn hóa ngủ trưa độc đáo của người Tây Ban Nha. Lần đó, cậu bạn Nigeria trao đổi với Tông về giờ giấc cùng nghỉ trưa, nhưng cậu lại nghe thành "Fiesta".

"Em tới chợ, không thấy bạn đâu. Hóa ra em nghe nhầm, bạn rủ chợp mắt buổi trưa để tối học bài, em lại nghe thành đi chợ", Tông cho hay.

Theo Tông, một số kỹ năng trong IELTS hỗ trợ khá tốt cho việc học trên lớp như Reading, Writing hay Listening. Còn kỹ năng Speaking phụ thuộc nhiều vào hiểu biết văn hóa, vùng miền, phong tục tập quán và khả năng thích nghi của từng du học sinh, đặc biệt ở những nước có sự giao thoa nhiều nền văn hóa.

Cũng như Tông, Lê Tự Nguyên Hào, học sinh trường Anderson Serangoon Junior, từng rất tự tin trước khi du học Singapore. Tốt nghiệp THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM, Hào thi IELTS đạt 8.0 và giành học bổng Astar. Nhưng khi sang Singapore, em như bị "dội nước lạnh" vì sốc ngôn ngữ.

Hào cho hay, tiếng Anh ở Sing pha trộn với tiếng Trung, tiếng Ấn Độ, tiếng Malaysia tạo thành ngôn ngữ đặc trưng là "Singlish". Người dân khi nói tiếng Anh thường lồng thêm ngữ điệu riêng.

Trong lớp, Hào không gặp quá nhiều khó khăn để nghe giảng vì giáo viên sử dụng tiếng Anh chuẩn. Nhưng mỗi lần ra ngoài, cậu luôn phải căng tai trước người đối diện. Ở chiều ngược lại, người nghe cũng không hiểu Hào đang nói gì.

"Trước khi ra nước ngoài, du học sinh phải tìm hiểu trước nơi mình đến, nghe video của các youtuber hay vlogger bản ngữ để quen giọng dần. Bạn cũng nên nói chuyện nhiều với bạn bè quốc tế, thay vì chỉ chơi với nhóm bạn Việt Nam", Hào khuyên.
Xem phim và nghe vlog được đánh giá là cách học tiếng Anh và làm quen với ngôn ngữ hiệu quả, theo Thạc sĩ Tú Phạm, chủ nhiệm trung tâm IPP IELTS. Với cách này, bạn có thể chọn nghe giọng vùng miền nào mình sắp đến, hiểu thêm về cuộc sống và thói quen của người địa phương.

Thầy Tú chia sẻ, du học sinh cần cởi mở nếu gặp các tình huống cần sử dụng ngôn ngữ. Khi sẵn sàng học hỏi, bạn sẽ không bị bất ngờ và có thể học nhanh hơn.

Theo thầy, việc du học sinh trầy trật dùng tiếng Anh khi giao tiếp với người bản địa là chuyện dễ hiểu. IELTS là kỳ thi học thuật, không gần gũi với phong cách giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.

Từng có IELTS 8.0 (Speaking 8.0) thời điểm học thạc sĩ tại Anh năm 2012 nhưng thầy Tú vẫn không tránh khỏi những tình huống lúng túng khi người dân dùng nhiều tiếng lóng, thổ ngữ và giọng điệu vùng miền.

Thạc sĩ Tú nhận định, phần lớn du học sinh mất khoảng 1-2 năm để làm chủ ngôn ngữ ở mức độ hòa nhập tự nhiên với người bản xứ. Theo thầy, ngôn ngữ biến đổi hàng ngày, nên người học cũng không nên hài lòng với band điểm mình có mà thường xuyên phải rèn luyện, sử dụng thường xuyên. Sau gần 10 năm, thầy Tú hiện đạt IELTS 8.5 (Speaking 9.0).

Theo thầy Tú, trước khi nói chuyện với người bản địa, bạn cần xác định rõ mục đích giao tiếp của mình là gì. Bạn có thể chuẩn bị kỹ càng, tra cứu trước những từ vựng dùng trong cuộc hội thoại đó để tập trung câu chuyện theo hướng mình muốn. "Tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn nên hãy tạo tâm lý cởi mở khi giao tiếp. Nếu không hiểu, hãy thoải mái nói không hiểu và nhờ họ hướng dẫn, giải thích. Từ đó, bạn sẽ học nhanh hơn", thầy Tú nói.

Trước khi du học, thạc sĩ Tú có sở thích hát nhạc kịch hoặc opera. Khi sang Anh, anh tìm đến các câu lạc bộ, tham gia dàn hợp xướng có thể loại đó để mở rộng mối quan hệ và hòa nhập tốt hơn.

Tông cũng mất một năm để hòa nhập môi trường ở Mỹ. Mới đây thi lại IELTS, cậu đạt 8.0. Nhưng ngay cả khi đã có điểm số mơ ước, cậu vẫn đối mặt với nhiều khó khăn khi học online đại học tại Singapore.

Với Hào, suốt hai năm qua, em không có bạn người bản địa. Hào đang tích cực rèn luyện xem phim và tăng cường trò chuyện với bạn bè để hòa nhập tốt hơn.

Bình Minh

18/04/2022

[Japanese] SỰ LY KỲ CỦA CÂU 「けっこうです」

Chị Kate đến Nhật học cắm hoa. Như mọi hôm, hôm ấy, chị trình tác phẩm của mình cho cô giáo xem. Cô giáo bảo 「とてもじょうずです。けっこうですよ」. Lúc uống trà giải lao, cô giáo nói với chị Suzuki 「もう一杯(いっぱい)いかがですか」, chị Suzuki đáp 「もうけっこうです。ごちそうさまでした」. Sau một lúc luyện tập thêm môn cắm hoa, cô giáo bảo 「はい、今日(きょう)はおしまいです。お帰(かえ)りになってけっこうです」. Lúc chị Kate đang xỏ giày ngoài hiên nhà, có một người bán hàng đến tính cố bán thứ gì đó. Tức thì, cô giáo từ chối với giọng quả quyết 「けっこうです」. Hôm đó, chị Kate hiểu được rằng, câu 「けっこうです」được sử dụng với nhiều ý tùy từng trường hợp, như khi khen 「じょうずだ」, khi cho phép 「~してもいい」, và khi từ chối 「いらない」

Theo 日本語の使い分け

Photos from Trung Tâm Ngoại Ngữ Tương Lai Việt Nhật's post 14/04/2022

[Tin tức] CÔ GIÁO ÉP BỤNG, CỨU HỌC SINH HÓC NẮP CHAI

(United States) Thấy học sinh không thể nói, có dấu hiệu nghẹt thở, cô giáo áp dụng thủ thuật Heimlich, đẩy bụng giúp nắp chai trong họng cậu bé ra ngoài.

Một giáo viên tại thành phố East Orange, bang New Jersey, được ghi lại cảnh đang cứu sống học sinh bị hóc nắp chai trong lớp Toán vào tuần trước.

Cảnh tượng được camera giám sát ghi lại tại trường East Orange Community Charter khi cậu bé chín tuổi Robert Stonaker đang cố uống nước từ chai nhựa hôm 6/4. Không vặn được nắp, nam sinh lớp ba cố dùng miệng để mở.

"Cháu đã mở bằng răng, khiến nước bật ra và đẩy nắp chai vào họng", Robert kể.
Cậu bé bị hóc nắp chai, tính chạy ra bồn rửa tay để ho dị vật ra ngoài nhưng không được. "Cháu đã chạy thật nhanh ra chỗ cô Jenkins", Rober nhớ lại.

Nhận ra Robert hóc dị vật, cô Janiece Jenkins đã áp dụng thủ thuật Heimlich. Heimlich Maneuver là phương pháp sơ cứu được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp do nghẹt thở. Heimlich bao gồm một loạt động tác đẩy bụng dưới cơ hoành và vỗ lưng. Kỹ thuật này được khuyến nghị cho một người bị nghẹn thức ăn, dị vật hoặc bất cứ thứ gì làm tắc nghẽn đường thở.

"Thằng bé chỉ vào cổ và tỏ ra bối rối. Robert không thể nói nên tôi xoay người em ấy lại và làm các động tác Heimlich", cô giáo lớp ba nói.

Vài giây sau, chiếc nắp chai bật ra khỏi miệng Robert, giúp em thở bình thường.
Cô Jenkins làm việc tại trường East Orange Community Charter 5 năm qua. Cô từng được đào tạo các kỹ thuật cứu người, không chỉ cho công việc của một giáo viên, mà còn của huấn luyện viên hoạt náo. Vì vậy, khi Robert bắt đầu nghẹt thở, cô biết mình phải làm gì.

Nữ giáo viên cho hay rất biết ơn những kỹ năng đã được đào tạo. Sau sự việc, Jenkins được ca ngợi dũng cảm khi giúp học sinh vượt qua tình huống nguy hiểm. Robert hâm mộ các siêu anh hùng nên với cậu bé, cô Jenkins giờ là anh hùng yêu thích nhất của em.

Nhà trường và thành phố East Orange có kế hoạch ghi nhận hành động cứu người của cô Jenkins trong những ngày tới.

Bình Minh (Theo ABC7)

13/04/2022

[English] PHÂN BIỆT CÁCH DÙNG CÁC TỪ CHỈ VỊ TRÍ

"Position", "location", "place" hay "site" đều dùng để chỉ vị trí nhưng mỗi từ lại mang một ý nghĩa và sử dụng trong văn cảnh khác nhau.

1. Position (vị trí, chỗ): Chỉ một điểm cụ thể, có quan hệ với những người hoặc những thứ khác

Ví dụ: The troops took up their battle positions at the front line as soon as the officers were in position and then control the some parts of the city (Quân đội chiếm vị trí chiến đấu ở tiền tuyến ngay khi các sĩ quan vào vị trí và sau đó kiểm soát một số khu vực của thành phố).

The position of the car has been identified after the owner had provided the main characteristics of the car (Vị trí của chiếc xe đã được xác định sau khi chủ sở hữu cung cấp các đặc điểm chính của xe).

2. Location (vị trí, nơi): Chỉ một điểm hoặc vị trí cụ thể trong không gian vật lý và địa lý

Ví dụ: The location of a business or a company is very important to its success in the market economy (Vị trí của một doanh nghiệp hoặc một công ty là rất quan trọng để thành công trong nền kinh tế thị trường).

Location is simply a relationship between an object and other objects within space (Vị trí chỉ đơn giản là mối quan hệ giữa một đối tượng và các đối tượng khác trong không gian).

3. Place (địa điểm, nơi): Chỉ một khu vực, mang tính chung chung

Ví dụ: Let’s look for the most favorite place to relax after the hard working time (Hãy tìm nơi yêu thích nhất để thư giãn sau thời gian làm việc mệt mỏi).

Honey, you are the roof of mine, the warmest place for me to come back (Em yêu, em là nóc nhà của anh, là nơi ấm áp nhất để anh trở về).

4. Site (nơi): Dùng để chỉ vị trí của một vật hoặc một công trình kiến trúc

Ví dụ: The construction site for the park is close to public places so that children can play there (Địa điểm xây dựng công viên gần các địa điểm công cộng để trẻ em có thể vui chơi ở đó).

The building site needs security guards, surveillance cameras and security fencing around before deing completed (Công trường xây dựng cần có nhân viên bảo vệ, camera giám sát và hàng rào an ninh xung quanh trước khi hoàn thành).

Đinh Thị Thái Hà

11/04/2022

[English] NHỮNG CẶP TỪ TIẾNG ANH DỄ NHẦM VÌ CÁCH PHÁT ÂM

"Arrive" và "alive" chỉ khác nhau ở hai âm /r/ và /l/ khi phát âm; tương tự, "bent" và "vent" chỉ khác nhau âm đầu.

Bent /bent/ và vent /vent/

Nếu là danh từ, "bent" là sở thích, xu hướng, khuynh hướng. Còn khi ở dạng quá khứ và phân từ hai của động từ "bend", "bent" mang nghĩa uốn cong cái gì đó.

"Vent" là lỗ thông hơi, thoát khí, nghĩa bóng là trút giận.

Điểm khác biệt duy nhất giữa phát âm hai từ này là âm /b/ và /v/. Một cách thú vị để luyện tập: khi nói "bent", hãy hạ thấp giọng và để hai môi chạm nhau. Còn với "vent", bạn dùng răng mím môi dưới. Khi đó, bạn sẽ phân biệt được hai từ này.

Kneel /niːl/ và near /nɪə(r)/ (Anh-Anh), /nɪr/ (Anh-Mỹ)

"Kneel" (khuỵu gối) là động từ của "knee" (đầu gối). Còn "near" mang nghĩa ở gần.

Vì chữ /k/ trong "kneel" là âm câm, nên hai từ này đều bắt đầu bằng /n/. Các bộ phận còn lại của từ, tuy không giống nhau hoàn toàn vẫn có thể khiến bạn nhầm lẫn. Để phân biệt chúng, hãy liên tưởng đến cách phát âm "eel" (con lươn) và "ear" (cái tai).

Bowling /ˈbəʊlɪŋ/ và boring /ˈbɔːrɪŋ/

Trong khi "bowling" là tên một môn thể thao, "boring" là nhàm chán. Trong nhiều ngữ cảnh, nếu nói nhanh, hai từ này có thể nghe na ná nhau bởi trừ âm /l/ và /r/, các phần khác được phát âm tượng tự nhau.

Sheer /ʃɪr/ và cheer /tʃɪr/

Từ "sheer" được dùng để nhấn mạnh một tính từ. Chẳng hạn "The his speech was sheer nonsense" (Bài phát biểu của anh ta hoàn toàn vô nghĩa). Ngoài ra, "sheer" cũng được dùng để nói đến một loại vải mỏng, có thể nhìn xuyên thấu.

Còn "cheer" là động từ, mang nghĩa cổ vũ, khích lệ tinh thần ai đó bằng các hoạt động tạo không khí vui vẻ.

Trong cách phát âm, "cheer" có thêm âm /t/ ở đầu, phần còn lại giống hệt với "sheer".

Arrive /əˈraɪv/ và alive /əˈlaɪv/

"Arrive" là động từ, nghĩa là đến, còn "alive" là tính từ, mang nghĩa sống. Nhìn vào phiên âm, bạn có thể thấy hai âm /r/ và /l/ (tương tự "bowling" và "boring" là cách duy nhất để bạn phân biệt hai từ này.

Tie /taɪ/ và lie /laɪ/

Sự khác biệt giữa "tie" (cà vạt) và "lie" (nói dối) nằm ở chữ cái đầu tiên: hai âm /t/ và /l/.

Thanh Hằng (Theo FluentU)

08/04/2022

[Chân dung] NỮ SINH 12 TUỔI ĐƯỢC 5 TRƯỜNG Ở MỸ CẤP HỌC BỔNG
TP HCMKhi đang học lớp 6, Thảo Linh tự tìm hiểu thông tin du học, viết bài luận và nộp hồ sơ vào các trường trung học ở Mỹ.

Nguyễn Ngọc Thảo Linh, học sinh lớp 7 THCS Nguyễn Trung Trực, quận 12, TP HCM, giành học bổng 5 trường ở Mỹ gồm The Brook Hill School, Washington Academy, Northland Scholars Academy, Saint Croix Lutheran Academy và Bridgeport International Academy. Trong đó, The Brook Hill School có mức hỗ trợ cao nhất 112.440 USD (2,6 tỷ đồng) cho bốn năm.

Tuy nhiên, do chưa đủ điều kiện chi trả phí sinh hoạt, ăn ở, Linh tạm gác dự định du học, tính sẽ nộp hồ sơ vào các năm sau để xin mức hỗ trợ cao hơn.

Ba Linh làm bảo vệ ở trung tâm tiếng Anh, còn mẹ là công nhân may. Thương ba mẹ vất vả, em luôn tự giác và chủ động trong học tập. Từ năm lớp 6, Linh bắt đầu tìm kiếm thông tin du học.
Tháng 7/2021, Linh chuẩn bị hồ sơ xin học bổng. Em đọc kinh nghiệm trong các hội nhóm, vào website của trường tìm hiểu thông tin rồi học cách viết luận. Linh luyện viết hàng ngày, mỗi ngày một ít. Em tham khảo ý kiến cô giáo tiếng Anh, hỏi cô cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc sao cho ngắn gọn, mạch lạc. Sau đó em viết rồi nhờ cô sửa.

Bài luận được xem là thành phần quan trọng nhất trong bộ hồ sơ. Linh chọn kể câu chuyện về bản thân để nói lên tâm tư, tình cảm với gia đình, qua đó thể hiện nỗ lực vươn lên trong học tập.

Năm Linh lớp hai, ba em lúc đó đi bán hàng rong. Em đã vùng vằng không muốn lên chiếc xe có sọt chở hàng để đi học tiếng Anh. Mặc cảm với hoàn cảnh gia đình, Linh không cho ba chở đến cổng mà đòi thả xuống cách đó một đoạn. Ba Linh chia sẻ lại câu chuyện trên trang cá nhân, hứa lần sau sẽ gỡ giỏ hàng ra khi đưa con đi học.

"Ba nói dù thiếu thốn cỡ nào cũng cố lo cho em ăn học đầy đủ, không thua kém bạn bè. Đọc được những dòng ấy, em đã rất buồn. Từ đó, em thương ba mẹ hơn và bớt mặc cảm", Linh kể.

Ông Nguyễn Ngọc Điệp, 53 tuổi, ở phường Thới An, quận 12, xúc động khi biết mình được nhắc đến trong bài luận của con. Trong ba cô con gái, Linh học tốt nhất. Ông cho hay, kinh tế gia đình khó khăn nhưng vợ chồng ông luôn tạo điều kiện để con có tương lai tươi sáng.

Người cha tâm sự, Linh tự lập và luôn khiến cha mẹ tự hào về thành tích học tập. Ngoài hai buổi học tiếng Anh mỗi tuần ở trung tâm, Linh không đi học thêm các môn. Không chỉ giỏi tiếng Anh, em còn tự học tiếng Đức và tiếng Italy.

Gia đình không hay biết em nộp hồ sơ vào các trường ở Mỹ. Hai tháng sau ngày biết kết quả, Linh mới chia sẻ với ba mẹ và các chị trong sinh nhật mình hồi tháng 2. "Chúng tôi ngạc nhiên nhưng hạnh phúc. Khi đã đặt ra mục tiêu, Linh sẽ âm thầm thực hiện", ông Điệp nói, cho biết con gái muốn tìm cơ hội khác để bớt gánh nặng cho gia đình.

Theo Linh, xin học bổng từ bậc trung học cơ sở, ứng viên cần chuẩn bị CV có thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa; bài luận, bài test tiếng Anh. Sau khi nộp hồ sơ và trải qua bài kiểm tra bốn kỹ năng, Linh lần lượt vào vòng phỏng vấn của cả năm trường.

Em ấn tượng buổi gặp với trường The Brook Hill School nhất vì thích các câu hỏi hội đồng tuyển sinh đưa ra. Đại diện nhà trường đã hỏi Linh về dự định tương lai, tại sao lại chọn Mỹ du học và những vấn đề xã hội khác.

"Em chọn Mỹ vì sau nhiều năm tìm hiểu, em nhận thấy nền giáo dục, văn hóa nước này phù hợp với mình, giúp em phát triển bản thân. Em cũng chủ động đặt câu hỏi ngược lại, nhằm tăng tương tác, thể hiện sự tự tin", Linh nói.

Nữ sinh tâm sự, tiếng Anh là môn em yêu thích nhất. Học kỳ 1 vừa qua, Linh đạt 10 điểm môn học này. Linh học tiếng Anh từ năm lớp một, từng giành giải nhất Toán tiếng Anh qua mạng và huy chương vàng các cuộc thi hùng biện tiếng Anh những năm sau đó.

Cô Bùi Thị Liên, giáo viên tiếng Anh, trường THCS Nguyễn Trung Trực, ấn tượng với khả năng tiếng Anh của Linh. Cô Liên cho hay, là học sinh xuất sắc ở môn tiếng Anh nhưng Linh luôn khiêm tốn, điềm đạm và chắc chắn. Linh có khả năng tự học, chủ động trong học tập cũng như hoạt động đội ở trường. Ngoài tiếng Anh, Linh cũng nằm trong đội tuyển học sinh giỏi môn Văn của trường. Hiểu rõ khả năng của Linh nhưng cô Liên vẫn bất ngờ khi biết học trò tự tìm hiểu các trường và nộp hồ sơ.

Theo anh Đặng Hữu Phước, Giám đốc Công ty Tư vấn Du học Edu4life, khi ứng tuyển vào các trường trung học ở Mỹ, thay vì IELTS, ứng viên sẽ phải trải qua bài kiểm tra tiếng Anh. Để giành được học bổng, ngoài khả năng tiếng Anh tốt, ứng viên còn phải có thành tích học tập xuất sắc, hoạt động ngoại khóa và trả lời phỏng vấn tốt.

Chuyên gia tư vấn du học cho hay, trong các trường chấp nhận Linh, The Brook Hill School là ngôi trường nổi tiếng, có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, ngay cả khi có học bổng, học sinh vẫn cần phải chi một khoản không nhỏ cho phí sinh hoạt nếu theo học.

"Ở bậc trung học cơ sở, kết quả Linh đạt được là ấn tượng", anh Phước nói.

Bình Minh

Want your school to be the top-listed School/college in Ho Chi Minh City?

Click here to claim your Sponsored Listing.

Location

Category

Telephone

Address


155 Trần Trọng Cung, Quận 7
Ho Chi Minh City
Other Education in Ho Chi Minh City (show all)
EVOL Edu EVOL Edu
TTC Building, 1 Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7
Ho Chi Minh City, 700000

Fanpage chính thức của EVOL Edu - một đơn vị thành viên đầy tự hào trực thuộc EVOL GROUP

Singapore Singapore
158 Hồ Bá Kiện, P. 15, Q. 10
Ho Chi Minh City

Here is update latest information on Singapore, if you are interested in this, Let's click and like!

Thư Viện Vật Lý Thư Viện Vật Lý
280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5
Ho Chi Minh City, 70000

Upload, download các bài giảng, giáo án, trắc nghiệm, đề thi, đề thi đại học và thi học sinh giỏi, cù

A2 Le Hong Phong 2007-2010 A2 Le Hong Phong 2007-2010
235 Nguyễn Văn Cừ, Ward 4, District 5
Ho Chi Minh City

We're the A2 LHPer of the years 2007-2010

Tôi Tài Giỏi Bạn Cũng Thế Tôi Tài Giỏi Bạn Cũng Thế
42 Mạc Đĩnh Chi
Ho Chi Minh City, 700000

Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! là một hành trình đột phá trong học tập và cuộc sống, dành cho học sinh t

BLUE GALAXY GROUP BLUE GALAXY GROUP
32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường 01, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Ch
Ho Chi Minh City, 700000

BLUE GALAXY GROUP là tổ chức giáo dục được thành lập từ năm 2009 chuyên cung cấp các chương trình học bổng du học, việc làm và định cư tại nước ngoài như Đài Loan, Úc, Canada, Mỹ,...

EF Việt Nam du học EF Việt Nam du học
HM Town Building, Floor 14, 412 Nguyen Thi Minh Khai, Ward 5, District 3
Ho Chi Minh City, 700000

Thành lập năm 1965, EF là tổ chức giáo dục quốc tế lớn nhất thế giới. EF cung cấp các chương trình Du

PFIEV2007 PFIEV2007
268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10
Ho Chi Minh City, 70000

Solvay Brussels School of Economics and Management - Vietnam Solvay Brussels School of Economics and Management - Vietnam
Room 112, 1st Fl. , HCMC Open University, 97 Võ Văn Tần Street, Ward 6, Dist
Ho Chi Minh City, 600

Solvay Brussels School is a faculty of the Université Libre de Bruxelles http://www.solvay-mba.edu.v

MT07KHTN MT07KHTN
268 Ly Thuong Kiet, Ward 14, District 10
Ho Chi Minh City

Lớp Kỹ Sư Tài Năng ngành Khoa Học Máy Tính khóa 2007 - Đại học Bách Khoa TpHCM

Legal English Course - Khóa học tiếng Anh pháp lý Legal English Course - Khóa học tiếng Anh pháp lý
180 Nguyễn Công Trứ
Ho Chi Minh City

A legal English course for those who want to work in a professional legal working environment and pu

ATEC VIỆT NAM ATEC VIỆT NAM
SPORT HOTEL BUILDING_ FLOOR 3, NO. 3 PHAN VAN DAT Street ( ME LINH SQUARE). , DIST 1
Ho Chi Minh City

Công ty ATEC VIETNAM hoạt động từ năm 1999 chuyên làm thủ tục visa du học các nước CANDADA, MỸ, NEW