Comments
Tư liệu quý xin mời đọc và phổ biến:
Ngày truyền thống Trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký 06 tháng 12 năm 1973
MÌNH HỌC LỚP ĐỆ NHẤT B1 PLK năm học _1961- 1962
I don't remember what year I have graduated from LHP. I guess about 1983, 1984 or 1985. I wish I can see the list of names of students in the class of 1983, 1984 or 1985. I remembered that I attended Lop Chuyen Toan 10, 11, and 12. If anyone knows where to get the information, please IM me. Thank you
Kính thưa quý thầy cô, các anh chị,
Em là Bùi Hữu Anh Huy học sinh khóa 74-81. Em xin giới thiệu đến các bạn hai bài biên khảo công phu của Phan Đào Nguyên. Em nhận thấy đây là những tác phẩm đáng để đời.
Em mong quý thầy cô và anh chị bỏ ít thì giờ để đọc qua. Những bài này được thực hiện công phu, và khi đọc cần sự chú ý, chú tâm cao, chứ không phải là đọc giải trí. Dù biết thời giờ tất cả chúng ta khá eo hẹp, em cũng xin quý thầy cô và các anh chị đọc, và khi đọc xong thì quý thầy và anh chị cũng sẽ có cảm giác như Huy: một cảm giác hãnh diện về Petrus Ký – không phải vì Petrus Ký là tên trường mình từng học – mà vì Petrus Ký là một danh nhân Việt Nam đầy tầm vóc. Ông quả thật là một vĩ nhân đứng sánh vai với các vĩ nhân khác trong lịch sử nhân loại.
Bài thứ nhất đã được ra mắt từ năm ngoài là bài “Minh Oan Cho Petrus Trương Vĩnh Ký Về Câu ‘Ở Với Họ mà Không Theo Họ”. Từ bấy lâu nay nhiều người – đa số những người mến mộ và muốn ‘phục hồi và bảo vệ danh dự Petrus Ký’ – muốn hiểu câu la tinh “sic vos non vobis” mà Petrus Ký lúc bình sanh đã dùng. Nhưng đó lại là một sự hiểu lầm làm giảm thiểu tầm vóc của Petrus Ký. Phan Đào Nguyên đã phân tích kỹ ý nghĩa câu “sic vos non vobis” và cho chúng ta nhận ra một Petrus Ký hoàn toàn khác. Một Petrus Ký vượt không gian và thời gian về nhân sinh quan và vũ trụ quan.
https://www.diendantheky.net/2017/04/winston-phan-ao-nguyen-minh-oan-cho.html?m=1
Bài thứ hai vừa mới hoàn tất. Đây là một công trình công phu hơn, dày 225 trang với 3 phần biện luận. Phan Đào Nguyên dùng những lý lẻ vững chắc và thuyết phục để phản biện loại bài viết của Sử Gia Vũ Ngự Chiêu. Ông Chiêu và những người nghiên cứu khác trong nước đã dùng lá thư được gáng cho là của Petrus Ký, và lý lẻ của Vũ Ngự Chiêu để cáo buộc cho Petrus Ký tội bán nước suốt 22 năm nay. Phan Đào Nguyên đưa ra những lổ hổng trong các bài của Vũ Ngự Chiêu. Sau đó đưa ra những bằng chứng rõ ràng cho thấy Petrus Ký không viết lá thư này, và cuối cùng là tìm ra tác giả đích thực của lá thư đó.
Bài viết này, với tựa đề “Petrus Key và Petrus Ký – Chuyện Một Lá Thư Mao Danh Petrus Ký Vào Thế Kỷ 19”. Xin quý thầy cô và anh chị xem ở đây:
https://drive.google.com/file/d/1pygyN0BBQbvxPFMn9kfMyeZdaYy9r5XB/view?usp=sharing
Em mạn phép suy nghĩ: dù là giáo sư hay học sinh Petrus Ký hay không, dù là người Việt Nam hay không, cũng có một phần trách nhiệm nói dùm cho một danh nhân đã khuất. Nói dùm cho sự thật, nói dùm cho lịch sử, và nói để mang lại sự công bằng cho nhân loại. Em mong thầy cô anh chị nhiệt liệt hưởng ứng hai bài của Phan Đào Nguyên, và cùng nhau phổ biến rộng rãi. Mong quý thầy cô và anh chị có thể đăng lại trên các mạng xã hội hay chuyển đến các thân hữu qua email.
Em xin cám ơn quý thầy cô và anh chị.
Thân mến,
Bùi Hữu Anh Huy
Các bạn thân mến,
Xin giới thiệu đến các bạn bài nghiên cứu của Luật Sư Winston Phan Đào Nguyên. Bài này nói về một lá thư mà Sử Gia Vũ Ngự Chiêu tức Văn Sĩ Nguyên Vũ tìm được cách đây 22 năm tại Paris, được cho là của Petrus Ký, và dùng nó làm bằng chứng tội bán nước của ông ta. Lá thư này, cùng những bài viết của tiếp theo của cùng tác giả, và những trích dẫn trong nước đã được dùng để công kích Petrus Ký không ngừng suốt hơn hai thập kỷ qua.
Lá thư này – ký tên là Petrus Key – từ đâu? Nó nói lên được điều gì? Phan Đào Nguyên đã bỏ công nghiên cứu công phu để đưa ra những lời phản biện vững chắc.
Đây là một công trình khảo cứu công phu, và kết quả là một tác phẩm dày 225 trang. Mong các bạn bỏ thời giờ và tâm trí để đọc. Đọc để hiểu Petrus Ký, đọc để tự hào về một người Việt Nam, và đọc để tự hào chúng ta là người Việt Nam.
https://drive.google.com/file/d/1pygyN0BBQbvxPFMn9kfMyeZdaYy9r5XB/view?usp=sharing
Chúng ta vừa kỷ niệm 120 năm húy nhật Petrus Ký. Cách đây đúng 120 năm, vào ngày 16 tháng 7 năm Mậu Tuất – như năm nay – tức là ngày 1 tháng 9 năm 1898, Petrus Ký qua đời. Như đã trình bày trong lá thư kỳ trước, tôi xin các bạn chung vui trong niềm hãnh diện là chúng ta đã có cơ hôi hiểu Petrus Ký, và xin cùng đốt một nén nhang lòng hướng về Petrus Ký, “chúng con – với sự giúp đỡ của Phan Đào Nguyên – đã làm rạng danh Thầy.”
Một bài khảo cứu rất giá trị khác của Phan Đào Nguyên là “Minh Oan cho Petrus Trương Vĩnh Ký về Câu Ở Với Họ Mà Không Theo Họ.” Nếu chưa đọc xin các bạn đọc ở đây.
https://www.diendantheky.net/2017/04/winston-phan-ao-nguyen-minh-oan-cho.html?m=1
Mong các bạn giúp truyền bá hai bài viết này bằng cách share lại post này.
Chân thành cám ơn các bạn,
Bùi Hữu Anh Huy
Gặp tôi tuổi 18...
Hình ảnh chuyến đi của Thầy trò Pk-LHP, thăm và trao quà tại Mái Ấm Mây Ngàn, Gò Dầu, Tây Ninh, ngày 15-4-2018. Hình ảnh của bạn Lê Hoài Nam 84 87. Số tiền giúp cho MAMN đợt 2 này là trên 61 triệu tiền hàng và trên 29 triệu tiền mặt. Như vậy là số tiền quyên góp cho MAMN từ tháng 10- 2017 đến nay đã trao hết cho MAMN.
Thay mặt Ban Liên Lạc Thầy Cô & CHS PK-LHP xin cám ơn Quý Thầy Cô, Các bạn đồng môn, và thân hữu đã chung tay giúp đỡ những mảnh đời khó khăn tại Mái Ấm Mây Ngàn, Tây Ninh này. Xin chúc tất cả nhiều sức khỏe, và an vui.
Trưởng Ban BLL TC & CHS PK- LHP.
Trần Hữu Chinh, PK 59 66.
-----------------
Ngày chủ nhật 22-4-2018, xin mời đi Mái Ấm An Lạc, Cần Giuộc, Long An.
Mùa Giáng Sinh Xưa, Có… Hình Như Là Tình Yêu
*Truyện ngắn PHẠM NGA
1.
Hòa biết bản "Bài thánh ca buồn" của nhạc sĩ Nguyễn Vũ khi Hòa mới 15 tuổi, đang học lớp đệ tam C trường Pétrus Ký (*). Ông nhạc sĩ tài hoa đã kể thuở còn một cậu bé 14 tuổi sống trên Đà Lạt, ngày ngày đi lễ ở nhà thờ Con Gà thì tình cờ gặp một cô gái rất xinh. Mở lời làm quen thì biết cô ấy lớn hơn mình 2 tuổi nhưng trái tim vụng dại của cậu con trai mới lớn vẫn đập loạn nhịp trước bóng dáng thiếu nữ có mái tóc dài buông thả, đẹp như mộng ảo giữa cảnh sắc đồi thông Đà Lạt sương mù.
Hòa mê mẩn trước lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, rằng có một lần tan lễ Giáng sinh thì trời đổ mưa, cô gái nép vội vào mái hiên ngôi nhà nọ gần nhà thờ, ông cũng đứng trú bên cạnh. Những kỷ niệm và xúc cảm thiết tha lần ấy chính là nguồn cảm hứng để ông viết nên bản "Bài thánh ca buồn" sau này.
Năm Hòa ngồi lớp đệ nhị C là 1965, Hòa lại càng thích bản "Bài thánh ca buồn" bởi bắt đầu quen Vi ở Sài Gòn, bởi ngẫu nhiên Vi cũng là người gốc Đà Lạt, cũng lớn hơn Hòa 2 tuổi, cũng duyên dáng, cũng tóc dài, nghĩa là có khá nhiều điểm giống cô gái trong chuyện tình dịu ngọt thời thơ dại của nhạc sĩ Nguyễn Vũ …
Cuối tháng 12 năm ấy chợt có kỳ trại đặc biệt được Bộ Giáo dục thời đó tổ chức vào dịp Giáng sinh, ưu ái dành cho ban đại diện học sinh và các lớp trưởng khối đệ nhị cấp của riêng bốn trường lớn nhất Sài Gòn là Pétrus Ký, Chu Văn An, Gia Long và Trưng Vương được đi chơi Đà Lạt 5 ngày. Hòa là lớp trưởng nên được dự kỳ trại có cái tên “Anh Đào” thật đẹp này.
Có cơ hội lần đầu tiên lên Đà Lạt, lại trúng ngay mùa Noel, Hòa nghĩ ngay đến Vi, bởi khi đó Hòa chỉ có Vi là người quen/bạn duy nhất có nhà ở thành phố này.
2.
Đỗ tú tài nhất xong, Vi từ biệt bố mẹ xuống Sài Gòn học sư phạm mẫu giáo. Do người bà con giới thiệu, cô gái đến ở trọ trong trường Mạnh Mẫu, nơi em gái út của Hòa đang theo học, vốn là một trường mẫu giáo nổi tiếng ở khu Tân Định. Một lần nọ, vào giờ tan học buổi chiều, anh tài xế ở nhà lái xe đi rước con bé, Hòa rảnh nên cũng theo chơi. Đang thơ thẩn ngồi chờ trước sân chơi xích đu, cầu tuột, Hòa thấy một cô gái thật trẻ ra phụ các cô giáo trông chừng bọn học sinh lí lắc hay leo trèo, nhảy nhót quá đáng. Gương mặt cô gái không trang điểm nhưng vẫn thùy mị dịu dàng. Mái tóc Vi đen tuyền, xỏa ngang vai, còn giọng khuyên bảo bọn trẻ nghe cứ ngọt như mật ong…, Vi thu hút Hòa ngay từ cái nhìn đầu tiên. Rồi thư viết cho nhau đã nhiều nhưng ngồi bên nhau trong khuôn viên nhà trường thì còn ít bởi để giữ gìn cho các thiếu nữ ở trọ, qui định về khách thăm viếng ở trường Mạnh Mẫu rất nghiêm nhặt.
Vi nhận lời hẹn gặp và cho Hòa địa chỉ ở Đà Lạt. Hòa sung sướng đến muốn bay bổng lên trời xanh. Thế là đến tuổi 16 cậu mình mới được thỏa mơ ước cháy bỏng từ thời thiếu niên là được lên Đà Lạt, đặt chân đến thành phố của Ngàn Hoa, thành phố Sương Mù… như văn chương, âm nhạc thường ngợi ca. Càng hạnh phúc, hát ca hơn là trong chuyến du lịch miễn phí diệu kỳ này, Hòa sẽ có dịp gần gũi hơn với cô bạn xinh đẹp vào đúng dịp Giáng sinh, nghĩa là gần như Hòa sẽ được thể nhập trọn vẹn – chứ không phải ngồi tưởng tượng nữa - vào khung trời lãng mạn tuyệt vời của bản "Bài thánh ca buồn".
3.
Trời mới rạng đông, trại viên trại Anh Đào được đưa ra phi trường Tân Sơn Nhứt, ngồi máy bay quân sự C123 lên Đà Lạt. Mờ sáng đã đến phi trường Liên Khàng, thời tiết thật tuyệt diệu, không quá lạnh như Hòa tưởng tượng. Có chuyện hơi buồn cười là suốt 5 ngày trại, toàn thể bọn trại viên con trai lại được cho về ở chỗ của… con gái: trường nữ trung học Bùi Thị Xuân. Ổn định chỗ ở xong, trại viên được tự do ra phố vài tiếng, chỉ cần 11 giờ 30 phải về lại trường để đi ăn cơm trưa.
Theo một nhóm bạn xuống đến bờ hồ Xuân Hương thì Hòa tách ra, nói với tụi nó là cần đi tìm, thăm nhà bà con. Hòa đứng bên lề đường, dáo dác kiếm taxi. Ở Sài Gòn thời ấy có một kiểu sử dụng xe taxi khá tiện lợi, đó là bạn có thể gọi bất cứ chiếc taxi chạy ngang đang chở khách nhưng vẫn còn ghế trống, thường là xe sẽ dừng lại để tài xế hỏi bạn đi đâu, nếu lộ trình bạn cần đi thuận chiều với lộ trình của khách đã ngồi trước trên xe thì tài xế sẽ đồng ý chở bạn đi chung, ai xuống trước cứ trả phần tiền xe của mình… Hòa vừa quắt trúng chiếc taxi đã có hai sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Đà Lạt ngồi ghế sau. Cửa xe vừa đóng là Hòa vội vàng nói ngay, cố ý cho cả ba người trên xe cùng nghe:
-Chào các anh, làm ơn chỉ dùm và cho tôi đến địa chỉ này, số 23 đường Biệt Thự, bờ hồ Xuân Hương. Tôi ở Sài Gòn, đây là lần đầu tiên lên Đà Lạt, muốn ghé thăm người bà con…
Một anh SVSQ ngồi phía sau vui vẻ trả lời ngay:
-Hên cho anh rồi, đường Biệt Thự ở ngay phía bờ mờ mờ bên kia, đây vòng qua đó chừng 10 – 12 phút thôi, phải không bác tài?
Mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, Hòa vừa hí hửng vừa nôn nao đầy lòng. Chiếc taxi dừng lại cạnh một bãi cỏ thật xanh bên đường, Hòa hỏi bác tài tiền xe bao nhiêu thì bác ta lại quay nhìn hai người khách phía ghế sau. Cũng cái anh SVSQ vui tính lại nhanh miệng nói:
-Có bao nhiêu đâu anh bạn. Đúng ra ở Đà Lạt rất ít người đi chung xe taxi như kiểu ở Sài Gòn nên hiếm có ai quắt xe đã có khách như anh vừa rồi. Thôi, rất vui nghe anh học ở Sài Gòn, lên dự trại thăm Đà Lạt. Để tụi tôi tính cho, coi như cho anh quá giang. Lo đi tìm nhà người bà con đi nhé!
Hòa không ngờ ngày đầu tiên ở Đà Lạt mình đã may mắn gặp được người tử tế như vậy nên xăng xái bắt tay cám ơn hai anh SVSQ, cám ơn cả bác tài. Họ cười, chúc Hòa vui vẻ trọn những ngày ở Đà Lạt.
(Còn tiếp)
(*)Tác giả học promo.1963-66, lớp đệ tam/nhị/nhứt C.