Dạy Trẻ Chậm Nói Thủ Đức

Dạy Trẻ Chậm Nói Thủ Đức

Tư vấn, can thiệp trẻ tự kỷ, chậm pt trí tuệ, khó khăn ngôn ngữ, ADHD, hỗ tr?

Operating as usual

20/11/2022

Cảm ơn các cô đã đồng hành cùng trung tâm ❤️❤️❤️

16/11/2022

Tri ân thầy cô. Chúc các thầy cô, đồng nghiệp nhiều sức khỏe

18/10/2022

Mới ngày nào không chịu nói gì bây giờ thì hát hò rồi.

01/10/2022

Những tiến bộ dù là nhỏ nhất cũng là cả một quá trình cố gắng của giáo viên, gia đình và trẻ. Đọc những tin nhắn thế này lại có thêm nhiều động lực

Photos from Dạy Trẻ Chậm Nói Thủ Đức's post 17/08/2022

Nạp vitamin C thôi nào các bạn ơi

06/07/2022

Ngày em đến như 1 tờ giấy trắng nay em bé đã giỏi lên rồi. Cùng nhau cố gắng từng ngày con nhé

23/06/2022

MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ DIỄN ĐẠT

❤️Bài 1: Bài tập khẩu hình
* Những bài tập này cô làm mẫu trước và hướng dẫn trẻ bắt chước theo:
- Cắn môi dưới
- Há miệng – há miệng thật to
- Tròn môi: há miệng và dùng 2 ngón tay trỏ nhấn nhẹ vào 2 bên má thành hình chữ O
- Chu môi: Càng chúm miệng và chu môi càng dài ra càng tốt
- Lè lưỡi: Lè lưỡi càng dài càng tốt
- Liếm môi: Liếm môi trên, môi dưới, liếm từ trái qua phải và ngược lại
- Đánh lưỡi: Đánh lưỡi lên, xuống, qua trái, qua phải
- Hút ống hút:Nếu bé đã hút được ống ngắn thì cho bé hút loại ống hút có nhiều vòng xoắn, đã hút được loại ống to thì cho bé hút loại ống nhỏ….mục đích của bài tập này là để cho bé biết lấy hơi vào.
- Thổi: Cho bé thổi từ nhẹ đến mạnh, thổi b**g bóng xà phòng, thổi vụn giấy trên bàn, thổi kèn, thổi tò he, thổi còi, thổi nến….mục đích bài tập này giúp bé biết đẩy hơi ra.
- Chạm 2 răng vào nhau, cắn, nhai: Để hàm của bé mềm dẻo, linh hoạt
- Mút: Cho bé mút kẹo
- Phồng má: Phồng má rồi nhấn 2 ngón tay vào má cho phun hơi ra, phồng má rồi đưa hơi trong miệng qua lại hai bên má
- Chạm lưỡi vào mọi vị trí trong miệng, xung quanh 2 hàm răng, đặc biệt là 2 bên trong má
- Để lưỡi trên đầu hàm răng trên: Trẻ làm được động tác này mới có thể phát âm được chữ L
- Mím môi: Động tác này để phát âm chữ M
- Bặp môi: Động tác này để phát âm chữ B, P
- Chu môi, thổi phù: Động tác này để phát âm chữ PH

❤️Bài 2: Phát âm đơn giản theo lệnh

- Lấy tay vỗ nhẹ vào miệng và phát âm “ oa..oa…”
- Tặc lưỡi: như tiếng thằn lằn kêu
- Tróc lưỡi: đưa đầu lưỡi lên vòm họng rồi bật xuống thành tiếng tróc…tróc…
- Hôn gió: chu môi và hôn chụt chụt…
- Phun mưa: Làm như em bé phun mưa.

❤️Bài 3: Bài tập kết hợp khẩu hình và phát âm.
* Khi trẻ phát âm, khuyến khích trẻ nói càng to càng tốt. Khi bắt đầu hướng dẫn trẻ tập nói, tập 3 âm dễ trước, khi bé phát âm thật tốt, thật chuẩn 1 âm rồi mới tiếp tục 1 âm khác. Tập phát âm, quan trọng là kiên nhẫn và cường độ lặp đi lặp lại, không nóng vội được.
- Há miệng thật to và phát âm A
- Tròn miệng và phát âm O
- Chu môi và phát âm U
- Há miệng và phát âm HỜ, HA, HO, HU
- Bặp môi và phát âm: BỜ, BA, BO, BU
- Mím môi và phát âm MỜ, MA, MO, MU
- Uốn lưỡi và phát âm LỜ, LA, LO, LU
❤️Bài 4: Bài tập kết hợp phát âm và ngữ điệu
- À – Á- A , Ò – Ó – O, Ù – Ú – U
- HA – HÀ – HÁ, HÒ – HÓ – HO, HU – HÚ – HÙ
- BA- BÀ-BÁ, BO- BÒ-BÓ, BU- BÙ- BÚ
- MA-MÀ-MÁ, MO-MÒ-MÓ, MU-MÙ-MÚ
- LÀ – LÁ – LA, LÙ – LÚ – LU, LÒ – LÓ – LO

❤️Bài 5: Bài tập giả vờ tiếng động vật.
- Con chó sủa như thế nào? – Gâu Gâu
- Con vịt kêu như thế nào? – Cạp cạp
- Con gà gáy như thế nào?- Ò ó o
- Con mèo kêu như thế nào? – Meo meo
- Con chuột kêu như thế nào? Chít chít
- Con lợn kêu như thế nào? – Éc éc
Bài 6: Phát âm thông qua trò chơi
* Bài tập kết hợp động tác và phát âm:
- Chơi “ Chi chi chành chành” – Nói “ Chi chi”
- Khi úp tay lại “ Ù à ù ập” – Nói “ Ập”
- Chạm cốc “ Giô” – uống “ Khà”
- Xếp nhiều khối gỗ lên nhau rồi hất đổ - Nói “ Ầm”
- Xe hơi chạy – Kêu “ Bin – Bin”
- Tàu hỏa chạy kêu “ Tu – tu”
Đẩy nằm xuống - Nói “ Ình”

❤️Bài 7: Đọc thơ, hát vuốt đuôi
- Giáo viên, phụ huynh chọn bài thơ, bài hát ngắn gồm nhiều âm dễ trước, đọc, hát cho trẻ nghe nhiều lần. Sau khi đã đọc, hát cho trẻ nghe rất nhiều lần muốn trẻ đọc, hát vuốt đuôi theo thì cô ngắt chữ cuối và nhắc chừng cho trẻ theo. Những ngày đầu trẻ phát âm sẽ còn ngọng, chưa rõ, nhưng dần bé sẽ nói rõ hơn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trẻ biết nói chứ chưa hiểu được từ có nghĩa như thế nào? Để hiểu được ý nghĩa của từ cần phải đi một chặng đường dài. Ở giai đoạn này trẻ mới chỉ biết nói chưa biết sử dụng ngôn ngữ.

❤️Bài 8: Tập nói những từ đơn giản thường dùng và vận dụng vào thực tiễn
* Khi trẻ đã mở ngôn ngữ cần tạo điều kiện, cơ hội để trẻ sử dụng ngôn ngữ theo đúng ngữ cảnh, kích thích nhu cầu sử dụng ngôn ngữ của trẻ:
- Ạ: Âm đầu tiên mà các bé có thể nói được thường là A, giáo viên, phụ huynh dạy cho bé khoanh tay, cúi đầu và nói “Ạ” khi gặp người lớn. Bài tập này áp dụng mọi lúc, mọi nơi
- Dạ: Khi gọi tên, dạy trẻ đáp lời bằng cách lên tiếng “ Dạ”. Áp dụng thường xuyên để trẻ nhận thức được bản thân và kích thích nhu cầu sử dụng ngôn ngữ của trẻ
- 1,2,3…Hầu như với tất cả các trẻ, phát âm chữ “ ba” là dễ nhất. Dùng 1,2,3 để khởi động mọi trò chơi mà trẻ ưa thích. Cô nói “một, hai”… cho bé nói “ba”. Áp dụng bài tập này cho cá hoạt động khác như đi lên, đi xuống cầu thang đếm 1,2..3, nhảy vòng đếm 1,2…3
Lưu ý:
- Tập nói không cần chỉnh âm, chỉ cần trẻ nói ra là được.
- Khi dạy trẻ phát âm mặt của trẻ phải ngang tầm với mắt của cô, để trẻ có thể nhìn vào mắt cô, miệng cô.
- Tạo ra những âm thanh thú vị và khuyến khích bé bắt chước: chuông cửa, chuông điện thoại, ô tô..
- Thu lại âm thanh trẻ thốt ra và bật lại cho bé nghe
- Tận dụng những tình huống thích hợp để giúp bé thốt ra những âm thanh biểu lộ sự vui thích, phấn khích của trẻ: Ví dụ chỉ vào đồ ăn nói “ măm măm”
- Khen ngợi, động viên khi trẻ tập nói.

Photos from Dạy Trẻ Chậm Nói Thủ Đức's post 08/04/2022

🤔🤔🤔 LÀM SAO ĐỂ KHUYẾN KHÍCH TRẺ NÓI NHIỀU HƠN?🤔🤔
Bạn muốn trò chuyện cùng con nhiều hơn nhưng không biết phải bắt đầu thế nào? Bạn muốn con có thể thực sự hiểu những gì mình đang nói chứ không phải chỉ là một sự lặp lại máy móc?😉😉😉
👉👉👉Cùng tham khảo các bước hướng dẫn để giúp trẻ làm quen với các âm thanh, tiếng động và có thể hiểu cũng như sử dụng từ ngữ một cách cơ bản nhất nhé!
🔸️Chơi và dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi. Ít nhất 2 giờ/ngày
🔸️ Hạn chế để trẻ xem ti-vi, sử dụng điện thoại di động
🔸️ Kết hợp vận động tinh (xếp, ghép, vẽ tô, cắt dán,...) và vận động thô (đi bộ, nhảy, trượt, thể dục,...) trong quá trình hướng dẫn
🔸️ Để trẻ tự tập xúc ăn, cầm cốc, đi vệ sinh, mặc quần áo, đi dép
🔸️ Khuyến khích trẻ chơi cùng bạn bè
🔸️ Dứt khoát hành vi sai, lờ đi khi trẻ ăn vạ
🔸️ Luôn khuyến khích, động viên, khen ngợi trẻ với tiến bộ dù là nhỏ nhất
👉👉👪👨‍👩‍👦‍👦Cha mẹ hãy luôn kiên trì để có thể tạo ra sự thay đổi tích cực qua từng ngày cho con nhé!💏💑
📍 sưu tầm

31/03/2022

🍀10 ĐIỀU “BÍ MẬT” CỦA TRẺ TỰ KỈ
Đây là bài viết thực sự hữu ích cho các bậc phụ huynh có con tự kỷ. Chúng ta hãy đọc và suy nghĩ về 10 điều trẻ tự kỷ muốn nhắn gửi đến cha mẹ, theo tác giả Ellen Notbolm:

💙1. Con là trẻ tự kỷ
Phải, con là một đứa trẻ tự kỷ. Con thích ngồi thẩn thơ chơi một mình và cũng không mấy quan tâm đến người xung quanh. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài. Ai đó đang nghĩ gì, cảm giác ra sao, tài năng thế nào… đôi khi, chính con là người nhận ra đầu tiên đấy. Vì thế, cha mẹ đừng đánh giá thấp con! Nếu con cảm thấy cha mẹ hay ai đó không nghĩ rằng ‘Con có thể làm điều đó”, con sẽ thực sự mất niềm tin và cảm giác buông xuôi, không muốn cố gắng nữa.

💙2. Cảm nhận giác quan của con bị rối loạn
Có những kích thích cảm giác gây khó chịu, đau đớn cho con. Chẳng hạn, có những âm thanh, mùi vị, hình ảnh và sự đụng chạm tưởng chừng rất bình thường lại khiến con bứt rứt không yên. Cha mẹ có thể thấy con co dúm người hay hung hăng nhưng thực ra con chỉ đang tìm cách bảo vệ chính mình. Điều đó lý giải tại sao chỉ đơn giản là đi vào cửa hàng tạp hóa mà với con lại là ác mộng.
Thính giác của con có thể rất nhạy bén. Hàng chục người đang nói chuyện; tiếng loa quảng cáo oang oang; tiếng máy pha cafe… rồi tiếng bàn phím, con đều ‘bắt sóng’ nhưng não của con không thể ghi nhận được và con bị quá tải!
Khứu giác của con khá nhạy cảm. Cá trong cửa hàng không còn tươi hay ai đó đang đứng cạnh con hôm nay chưa tắm… Con không phân biệt được mọi chuyện và thực sự là thấy buồn nôn.

💙3. Ngôn ngữ của con bị hạn chế
Lắng nghe và dùng ngôn ngữ diễn đạt mong muốn thực sự là khó khăn, thách thức lớn với con. Không phải là con lì lợm, cứng đầu, không muốn làm theo lời cha mẹ, nhưng con không hiểu cha mẹ nói gì với con. Đừng cố gắng gọi con từ xa vì điều con nghe thấy chỉ là là mớ hỗn độn như: “*&^%$ #@, Billy. #$%^*&^%$&*…”. Hãy đến trước mặt con, nói rõ ràng, ví như: “Tới giờ ăn rồi, con yêu”. Như vậy, con sẽ nhận thức được vấn đề và biết cha mẹ đang muốn con làm gì.

💙4. Con chỉ hiểu được ngôn ngữ theo đúng nghĩa đen
Cha mẹ đừng nói bóng gió với con, vì con không có khả năng hiểu. Đừng nói với con kiểu “Làm dễ như ăn kẹo’, trong khi không có cục kẹo nào trước mặt con và thực sự ý của cha mẹ là “Làm việc gì đó rất dễ và con có thể hoàn thành tốt”.
Thành ngữ, chơi chữ, ẩn ý, nghĩa đôi, hàm ý, ẩn dụ, ám chỉ và mai mai… đều vô nghĩa khi nói với con.

💙5. Xin cha mẹ hãy kiên nhẫn với vốn từ vựng hạn chế của con.
Con không biết nói thế nào khi con đói khát, ấm ức, sợ hãi, nên con có những hành vi bất thường của cơ thể hay con lăng xăng quá mức. Trái lại, con có thể lặp lại những điều con nghe quảng cáo trên truyền hình hoặc nghe người khác nói.

💙6. Hãy dùng hình ảnh dạy con
Thay vì chỉ nói, hãy làm mẫu hay dùng hình ảnh cụ thể để hướng dẫn con. Con khó có thể hiểu khi cha mẹ chỉ dạy có 1 lần, do đó, hãy kiên nhẫn dạy đi dạy lại con.
Thời khóa biểu bằng hình vẽ giúp con dễ dàng hiểu những việc mình cần làm trong ngày và không phải căng thẳng vì phải nhớ việc. Khi con đã quen việc, cha mẹ nên thêm cả chữ viết dưới hình vẽ rồi dần tập cho con làm quen với chữ.

💙7. Đừng phê phán con
Con khó lòng học trong môi trường mà lúc nào con cũng thấy mình kém cỏi. Cha mẹ đừng phê phán, chỉ trích con vụng về và hãy động viên khi con cố gắng làm vui lòng cha mẹ.

💙8. Hãy giúp con tương tác với bạn bè
Trông có vẻ như con thích thẩn thơ, không thích chơi đùa cùng những đứa trẻ khác trong sân. Sự thật là con không biết nên bắt chuyện ra sao và bắt đầu chơi như thế nào. Nếu cha mẹ có thể khuyến khích bạn đến rủ con cùng chơi, có thể con sẽ rất vui.
Con chơi giỏi những trò có quy luật, có mở đầu và kết thúc rõ ràng. Con cũng không biết có những biểu hiện thích hợp trong từng tình huống gặp phải. Ví dụ, nếu con có cười lớn khi nhìn thấy ai té ngã. Con không có ý chế nhạo gì cả đâu! Đơn giản là con không biết nên phản ứng ra sao cho thích hợp.

💙9. Kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân khiến con ‘nổi cơn tam bành’
Vì vốn từ vựng của con không tốt nên con giao tiếp bằng hành vi. Khi con từ chối ăn, nôn mửa, khó ngủ, la hét, đập phá, đó là cách con bày tỏ sự khó chịu của con.

💙10. Xin hãy thương yêu con vô điều kiện
Bệnh tự kỷ chọn con, vì vậy, xin đừng kỳ vọng, chờ con làm một việc gì đó mới yêu thương, chở che cho con. Hãy yêu thương con vô điều kiện. Kiễn nhẫn và từ từ dạy con về thế giới xung quanh. Xin hãy coi căn bệnh của con như một khả năng đặc biệt cần thời gian để rèn dũa hơn là một ‘khiếm khuyết’. Đúng là con không giỏi giao tiếp, không giỏi nắm bắt ý của người khác… nhưng cha mẹ có thấy là con không bao giờ ăn gian, nói dối? Cũng đúng là có thể con sẽ không thành cầu thủ bóng rổ giỏi như Michael Jordan, nhưng với sự chỉ bảo tỉ mỉ, tận tình và khả năng chú ý lạ lùng, con có thể thành Einstein thứ hai, hay Mozart, hay Van Gogh…

Nguồn: sưu tầm

29/03/2022

Sao bao cố gắng em ấy đã tiến bộ từng ngày.

23/02/2022

🏡 Can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ bằng đồ chơi, trò chơi phù hợp! 🏡
💁‍♂️ Để can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ hiệu quả, phụ huynh cần lưu ý một số nguyên tắc:
❌ Hạn chế cho trẻ xem tivi trong nhiều giờ liền, không đáp ứng tất cả các mong muốn của trẻ.
❌ Hãy đưa trẻ ra ngoài chơi, cùng trò chuyện để cải thiện khả năng ngôn ngữ, tăng tương tác.
💁‍♀️ Một số đồ vật dưới đây sẽ là gợi ý giúp bạn:
✅ Đồ chơi kích thích thị giác
Ở một số trẻ tự kỷ, khả năng học hỏi, tiếp nhận hay giao tiếp bằng thị giác là khá tốt. Chính vì thế, những đồ vật hoặc đồ chơi kích thích thị giác mà có âm thanh kết hợp chuyển động trẻ sẽ rất thích.
Lưu ý, trong quá trình can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ phụ huynh nên lựa chọn những đồ chơi cần vận động tay chân hoặc cơ thể để chơi cho trẻ, chúng sẽ giúp cải thiện khả năng nhận thức, điều hòa các giác quan tốt hơn.
Một số trò chơi, đồ chơi có thể áp dụng vào quá trình can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ nhằm cải thiện cho trẻ như:
- Thổi b**g bóng xà phòng
- Đồ chơi có âm thanh và ánh sáng
- Chong chóng
- Các loại trò chơi xếp hình, xây nhà
- Thả hình dạng thích hợp vào hộp
- Đàn gõ
- Lò xo 7 màu
- Bóng g*i sáng 7 màu
- Các đèn phát sáng màu khác nhau
- Tranh ảnh (ánh chụp, sách tranh, lô tô, truyện tranh theo chủ đề)
- B**g bóng giúp kích thích thị giác của trẻ tự kỷ
✅ Đồ chơi mô hình, đóng vai.
Can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ qua đồ chơi có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ phát triển, đặc biệt là kỹ năng tương tác và tưởng tượng. Cha mẹ có thể cho trẻ chơi một số đồ chơi như:
- Búp bê, thú nhồi bông
- Bộ nhà cửa đồ chơi
- Bộ cắt hoa quả
- Bàn chải, bát thìa, lược,
- Xe cộ
- Trò chơi đồ hàng: đóng vai
✅ Đồ chơi giúp kích thích sáng tạo não bộ trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong vấn đề tập trung, ghi nhớ và sáng tạo. Những đồ chơi dưới đây sẽ phần nào giúp trẻ học hỏi và phối hợp các giác quan với nhau, hỗ trợ cho quá trình can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ như:
- Bút chì, bút sáp, bút màu và bảng từ
- Đất sét
- Kéo, cắt, gấp giấy
- Xâu hạt thành sợi
- Lắp ráp và ghép mảnh
✅ Trò chơi giúp trẻ khéo léo hơn
Trong quá trình can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ, những trò chơi dưới đây sẽ tạo không khí vui nhộn, giúp bé tương tác nhiều hơn và điều hòa khả năng vận động:
- Các bài ca giao, đồng giao kết hợp với những động tác của cơ thể: Chi chi chành chành, nu na nu nống, nhong nhong, chi chành, dung dăng dung dẻ
- Những bài hát nói về cơ thể có kèm theo động tác
- Những bài hát về các con vật kèm các động tác
- Những trò chơi dân gian giúp tăng tương tác cho trẻ
✅ Trò chơi vận động đối với cơ thể trẻ
Ở một số trẻ tự kỷ, các trò chơi vận động, nhiều màu sắc có một sức hút kỳ lạ và khiến trẻ cực kỳ thích thú. Ngược lại, có những trẻ gặp khó khăn khi vận động hay phản ứng rất chậm. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể cho trẻ chơi một số trò chơi như:
- Cầu trượt, bập bênh, xích đu, ném hoặc đá các loại bóng
- Nhún và lăn trên bóng to; giữ thăng bằng
-Chơi với dây chun; xe lắc và xe đạp
💁 Một số hướng dẫn khi chơi với trẻ tự kỷ
Giúp trẻ học hỏi, tiếp thu qua trò chơi là cách can thiệp đơn giản nhất mà cha mẹ có thể thực hiện. Tuy nhiên, để can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ hiệu quả, phụ huynh nên lưu ý một số hướng dẫn sau đây:
✅ Khi chơi với trẻ nên tạo ngang tầm mắt, luôn nhìn vào mắt trẻ để nói, cố gắng tạo chú ý và vui nhộn cho trẻ
✅ Dùng những từ ngữ đơn giản khi nói chuyện với trẻ, nên nói chậm, rõ để trẻ dễ dàng học theo
✅ Có thể lặp đi lặp lại một số mệnh lệnh như đếm số, đập tay… trong khi chơi
✅ Nên xếp riêng đồ chơi theo từng loại và có dán nhãn bên ngoài, tiếp đến cho trẻ chơi từng thứ một. Sau khi trẻ chơi xong, cần yêu cầu xếp đúng trở lại và phải cất gọn gàng ngăn nắp.
👉Nhìn chung, can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ cần kiên trì trong thời gian dài, kiên nhẫn và có sự bài bản nhất định. Trên thực tế, không phải cha mẹ nào cũng có thể dạy con chơi và khiến trẻ tương tác, thích thú.
👩‍❤️‍ Chúc ba mẹ thành công! 👩‍❤️‍👨 👩‍❤️‍👨 👩‍❤️‍👨
Nguồn : st

Photos from Dạy Trẻ Chậm Nói Thủ Đức's post 29/11/2021

Một chút dễ thương cho các bạn nhỏ của Trung Tâm.

20/11/2021

Chúc mừng ngày nhà giáo VN 20/11 💐💐💐💐
Nhân ngày lễ đặc biệt này, xin gửi lời tri ân đến Quý Thầy Cô.
Chúc Quý Thầy Cô luôn hạnh phúc trong cuộc sống và thật nhiều sức khỏe để vững bước trên con đường sự nghiệp Trồng Người ạ ❤❤❤

30/10/2021

💥💥💥 TẬP TRUNG CHÚ Ý

🏡 Cũng như ngôi nhà chúng ta ở, được xây dựng bằng những viên gạch đặt liền nhau. KỸ NĂNG GIAO TIẾP của trẻ cũng được xây dựng bằng những kỹ năng nối tiếp nhau và đều phát triển dần theo thời gian, không kỹ năng nào phát triển độc lập.

🏡 Sự tiến bộ của một kỹ năng sẽ kéo theo sự tiến bộ của các kỹ năng khác và LỜI NÓI sẽ xuất hiện.

🏡KỸ NĂNG CHÚ Ý được xem như là nền móng của ngôi nhà, đây là kỹ năng quan trọng nhất. Nếu như KHÔNG CHÚ Ý, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học các kỹ năng khác cần cho việc giao tiếp:

🍀 Đó là khả năng tập trung của trẻ vào mọi người và mọi thứ xung quanh.

🍀 Mọi trẻ đều cần có một sự tập trung chú ý cao để học các kỹ năng mới.

🍀 Sự tập trung chú ý phát triển ngay từ khi mới sinh ra, khi đứa trẻ lần đầu tiên nhìn vào khuôn mặt mẹ nó.

🍀 Kỹ năng này phát triển thành khả năng sử dụng thời gian tập trung vào một hoạt động riêng lẻ và tập trung vào các hoạt động do người lớn hướng dẫn.

🍀 Hai giai đoạn đầu của “sự tập trung chú ý” tập trung vào việc khuyến khích trẻ thể hiện sự quan tâm hơn nữa tới mọi người và các tình huống.

🍀 Các giai đoạn sau tập trung vào việc khuyến khích trẻ quan tâm tới mọi thứ đang diễn ra xung quanh, và tập trung vào các hoạt động khó hơn trong một thời gian dài hơn.
🏘️ TRUNG TÂM DẠY TRẺ CHẬM NÓI THỦ ĐỨC
🏡 : 487/5 Tô Ngọc Vân Phường Tam Phú TP. Thủ Đức
☎ : 033185955 hoặc 0347404471

17/09/2021

Xa học trò của mình cũng đã lâu rồi. thèm được nghe tiếng cười nói của học trò quá.

Photos from Dạy Trẻ Chậm Nói Thủ Đức's post 12/05/2021

Nụ cười của các thiên thần

14/04/2021

Mỗi ngày một ít để kéo dài thời gian chú ý của các con. Trò chơi chiếc xô chú ý.

Photos from Dạy Trẻ Chậm Nói Thủ Đức's post 28/01/2021

Lễ hội mùa xuân của các bạn nhỏ

Photos from Dạy Trẻ Chậm Nói Thủ Đức's post 24/12/2020

Các con chúc mọi người giáng sinh an lành ấm áp bên gia đình

08/12/2020

Sau bao ngày nay bạn ấy đã giỏi lắm rồi

Photos from Dạy Trẻ Chậm Nói Thủ Đức's post 05/12/2020

Mô hình cho bé

Photos from Dạy Trẻ Chậm Nói Thủ Đức's post 20/11/2020

Chúc các thầy, cô những người đưa đò ngày 20/11 vui vẻ , thật nhiều sức khoẻ để đồng hành cùng các con

20/10/2020

Nhân ngày 20/10 Trung Tâm Dạy Trẻ Chậm Nói Thủ Đức chúc các mẹ, các cô, các chị,các em, luôn vui vẻ, sức khỏe và hạnh phúc.

15/09/2020

Lớp chuyên biệt dạy trẻ chậm nói Thủ Đức ( Dạy trẻ tự kỉ, chậm phát triển, chậm nói, giao tiếp) học phí rẻ, có hỗ trợ cho gia đình khó khăn.
1. Giúp phát triển tối đa tiềm năng của trẻ trên cơ sở những thiên hướng tiềm ẩn. Giúp trẻ phát triển hài hòa các mặt.
- Phát triển nhận thức và kĩ năng – vận động, phối hợp tay và mắt, các giác quan
- Phát triển tư duy, kĩ năng đọc viết tiền tiểu học.
- Phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp xã hội
- Phát triển kĩ năng sống và tình cảm chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
Trẻ sẽ có được những kĩ năng và sự tiến bộ nhanh nhất nếu được can thiệp sớm nhất.
2. Can thiệp sớm cho nhóm trẻ:
- Trẻ Tự kỉ
- Trẻ chậm nói
- Trẻ tăng động giảm chú ý
- Trẻ ngọng
- Trẻ Giao tiếp chưa tốt
3. Hình thức can thiệp:
- Một cô kèm 1 bé.

4. Địa chỉ liên hệ: 487/5 Tô Ngọc Vân phường Tam Phú Thủ Đức ( Gần chợ Tam Hà)
Tel: 0333185955 or 0347404471
Email: [email protected]

19/08/2020

DẠY TRẺ HỌC DẤU LỚN ( >) / DẤU BÉ ( vơi những trẻ như vậy thì việc trẻ nhầm lẫn dấu lớn với dấu bé hoặc gặp khó khăn trong việc đọc thì điều đó là có thể .

Quay lại vấn đề về dấu lớn hơn (>) và dấu bé hơn ( Vậy làm thế nào để dạy trẻ nhận biết số lớn số bé ?

Cách mà tôi làm để dạy trẻ như sau :
o Tôi sử dụng bảng cột 1 – 10 (như hình) để cho trẻ thấy rõ sự khác biệt về lượng của các con số. Với các bạn khó khăn thì nên để cho trẻ theo đúng trật tự bảng cột để trẻ thấy rõ. Khi so sánh hai số với nhau thì nên chọn 2 số khác hẳn về lượng như ( 1 và 5 / 2 và 7 , 4 và 10 ) > có sự chênh lệch rõ ràng sẽ khiến trẻ tri giác dễ và hiểu hơn.

o Lúc đầu tôi sử dụng bảng cột 1 -10 này hoặc tôi tách riêng hai cột cần so sánh ra để trẻ nhìn dễ. Sau đó dạy trẻ hiểu : cột cao hơn là lớn hơn, thấp hơn là bé hơn .

o Soạn những bài tập dạng : khoanh số lớn hơn / bé hơn có các cột ô lượng đi kèm ( việc này giúp trẻ hình dung một cách chính xác về lượng tương ứng của các con số)

o Khi trẻ có khả năng nhận được số lớn số bé mà có cột thì ta bỏ phần trợ giúp bằng hình ảnh này đi. Trẻ sẽ khoanh tốt số lớn hay số bé nếu bạn làm chắc phần trên.

Việc tiếp theo hoặc song song với quá trình dạy số lớn số bé là việc dạy trẻ nhận biết dấu lớn dấu bé (mục này cũng khoai hà khoai sọ chả kém : - ))

Ngoài việc dùng thẻ giới thiệu thì chúng ta có thể cho trẻ học thông qua đa giác quan :

- Sao chép dấu lớn, dấu bé : trên giấy, trên cát, xếp que tính, que tăm ……

Một trong những hoạt động cực kỳ tốt cho việc hình dung và in vào đầu trẻ là chơi trò dùng ngón tay và vẽ một dấu lớn/ bé trên không.
- Mình cũng hay dạy trẻ sử dụng hai bàn tay để làm dấu bé dấu lớn :

+ tay trái nắm lại giơ hai ngón ngang trước mặt thì chúng ta sẽ thấy dấu bé hơn / tay phải làm giống như vậy thì được dấu lớn. Một số trẻ TK lại có khả năng ghi nhớ thông qua việc dập khuôn một điều gì đó thì cách này là khá hiệu quả)
- Một cách tiếp theo để dạy trẻ phân biệt dấu lớn/ dấu bé là cho trẻ chơi trò chơi quay dấu : sử dụng một dấu > duy nhất ( ko phân biệt chiều) . Khi cô quay chiều nào thì con gọi tên anh đó : > anh lớn ; < em nhỏ .Nen cho trẻ tự làm để trẻ thấy sự khác biệt giữa chiều của 2 dấu này.

- Với một số trẻ thường nhầm lẫn chiều con số, dấu thanh sắc/ huyền, dấu lớn dấu bé thì chúng ta nên chọn các phiếu bài tập dạng :
+ Khoanh các dấu có chiều giống nhau.
+ Nối hai dấu giống nhau ......
Khi trẻ học được tên của hai dấu thì chúng ta bắt đầu dạy trẻ đưa vào phép toán :
- Tạo các quy định riêng cho hai dấu như việc ví đó là miệng con cá sấu : miệng nó quay về đâu thì là dấu lớn hơn, hoặc nó húc đầu nhọn vào số bé hơn…..
- Một cách mình dạy các bạn khá hiệu quả và nhanh đó là :
+ B1 : dạy trẻ dùng dấu = trước : điều này dùng để trộn bài khi giao bài tập cho trẻ. Trẻ gặp nhiều bài dễ và thành công thì trẻ mới có động lực học tiếp. Nếu ta ngay từ đầu mà đưa toàn dấu > < thì trẻ sẽ ngại .
+ B2 : trộn hai phép có điền dấu > =
Cách hướng dẫn trẻ làm bài như sau :
VD : điền dấu > , =
3 …3
7 ... 2
6 …1
Mẹ hỏi : 3 với 3 , điền dấu gì ? ( 😊
(7, 2) : 7 lớn hay bé ? ( lớn) > vậy điền dấu lớn (6, 1) : 6 lớn hay bé / ( lớn) > điền dấu lớn
Ở ví dụ trên, mình thường làm theo trình tự : một bài cực dễ cho trẻ đầu tiên, tiếp theo bào mình hướng dẫn, ngay sau đó là vài bài liên tiếp giống như bài hướng dẫn để trẻ thực hiện với sự giảm nhắc dần dần từ cô.
 Việc chỉ cho trẻ nhìn hai số và quan tâm cái số đầu tiên nó lớn hay bé rồi điền vào giúp trẻ rõ ràng hơn khi tư duy.
 Việc bạn hỏi : 7 lớn hơn 3 hay bé hơn 3 là đưa trẻ vào khu rừng rậm thêm rồi ( câu hỏi này chỉ dành cho trẻ khá hoặc thường thôi nhá)
+ B3 : Trộn 2 phép có điền dấu < =
+ B4 : trộn lẫn lộn : > / = / <

 Việc soạn bài và có giáo cụ trực quan là vô cùng cần thiết trong việc dạy trẻ. Vì vậy muốn dạy mục tiêu nào bạn phải có nhiều giáo cụ cũng như bài tập phải phong phú , đa dạng .
 Dạy toán là dạy trẻ tư duy vì vật đừng dạy trẻ học vẹt, thuộc lòng hay chỉ cần biết đầu nhọn húc vào đâu … mà không biết bản chất nó là gì thì mình nghĩ đấy không phải là dạy toán.
 Con đường đến cái chữ, học cái toán là vô cùng trông g*i và khó khăn với VIP , nó đòi hỏi giáo viên hay mẹ phải cực kì tỉ mỉ .
Nói vậy không phải là VIP không học được, mình chứng kiến nhiều bạn học toán cực kỳ vất vả nhưng rồi cũng gặt hái được thành công. Cụ tỷ như anh VIP mà mình dạy cách đây 15 năm : 3 năm viết sổ nhật ký cho anh đều cộng trừ phạm vi 3 – 10 . Thế rồi một ngày đẹp trời anh không phụ lòng của mẹ anh và mình, anh làm được toán lớp 3 – 4 nhá. Chính anh là nguồn động lực và gương sáng cho mình sau này dạy toán các bạn thế hệ sau đấy.
Mỗi một trẻ VIP là một khác, diều quan trọng là chúng ta tìm được cách học và sở thích của mỗi trẻ thì việc dạy trẻ sẽ dễ dàng hơn. Đây chỉ là 1 trong nhiều cách mà chúng ta dạy trẻ. Mong rằng bài viết này sẽ gợi ý được nhiều ý tưởng cho các mẹ, các cô 🙂
Chúc những điều tốt đẹp nhất đến với các con ❤️

15/07/2020

Chia sẻ với các bạn một vài gợi ý sửa tật nhại lời ở trẻ !
Trẻ nhại lời thường ở 2 dạng:
-Dạng 1: Là trẻ chưa hiểu câu hỏi, chưa biết cách trả lời,
-Dạng 2 : là trẻ thưởng xuyên nhại lại lời người khác dù biết câu trả lời.
+Ở dạng thứ nhất
- Khi trẻ chưa biết câu trả lời, không biết trả lời như thế nào thì trẻ thưởng nhại lại câu hỏi của người khác như:

Mẹ: con gì đây? Con: Con gì đây?
Ở trường hợp này ta nên xem xét lại vấn đề nhận thức và trình độ của con đến đâu? con đã có thể biết được con vật đó hay chưa( nhận thức), nếu con chưa thể " lấy cho mẹ hình con chó" thì đương nhiên trẻ cũng không thể trả lời được “con chó” trong câu hỏi : con gì đây? vì con đã nhận biết được con chó đâu mà có thể trả lời được phải không ạ?
Trong trường hợp này ta phải dạy trẻ ngôn ngữ tiếp nhận hay còn gọi là nhận thức trước đã rồi mới chuyển sang phần ngôn ngữ " trả lời câu hỏi" được. CÓ nghĩa là : câu hỏi ta đưa ra cho trẻ cao hơn so với trình độ hiện tại của trẻ
+Ở dạng thứ 2: Trường hợp này con đã nhận biết và nói được : con chó.
Mẹ: Con gì đây? Con: Con gì đây?
Mẹ: Con gì đây? Con chó Con: Con gì đây- con chó .
Ở trường hợp này, ta phải xác định xem con đã có thể nói được câu bao nhiêu từ?
•Cách 1 dành cho trẻ nói được câu 2 từ:
Mẹ: Con gì đây CON CHÓ ( Mẹ nói liền câu trả lời vào câu hỏi. Câu hỏi " con gì đây?" mẹ nói nhanh và nói nhỏ còn câu " CON CHÓ" mẹ nhấn mạnh và nói to, rõ ràng hơn.
Trong trường hợp này, khả năng ghi nhớ và khả năng nói của con chỉ có thể nói từ đôi nên trẻ chỉ có thể nhớ được 2 từ trẻ nghe thấy gần nhất ( vuốt đuôi) và trẻ cũng chỉ có thể nói được câu 2 từ nên trẻ sẽ trả lời mẹ là " CON CHÓ" Mẹ: Con gì đây CON CHÓ Con: Con chó. M: Đúng rồi, con chó, Con giỏi lắm ( nhớ động viên và khen ngợi con) •Cách 2: Dành cho trẻ nói được câu dài " Câu 4,5 từ"
Mẹ: Con gì đây? Con: Con gì đây? Mẹ: Con gì đây CON CHÓ Con: Con gì đây CON CHÓ - Trong trường hợp này chúng ta có thể thử như sau:
Mẹ: Con gì đây? ĐAY LÀ CON CHÓ. (Vẫn theo quy tắc trên: câu trả lời gắn liền câu hỏi, nhấn mạnh ở câu trả lời) Con: Đây là con chó. ( Vì khả năng con chỉ có thể nói được câu 4,5 từ nên con không thể nhại được cả câu hỏi và câu trả lời của mẹ vào được nên con sẽ chỉ có thể trả lời là: Đây là con chó ( đúng ý mẹ quá rồi nhỉ)
Các bạn lưu ý: Trên đây chỉ là 1 vài cách chúng ta sửa tật nói nhại của con, chúng ta chỉ áp dụng khi con phát sinh vấn đề. Đây chỉ là cách xử lý phần ngọn thôi. Để con không mắc tật nói nhại ta lưu ý
1.Không đưa câu hỏi khi con chưa nhận thức được về đối tượng được hỏi 1 cách chắc chắn ( Đưa yêu cầu phù hợp với khả năng của con)
2.Đa dạng câu hỏi để trẻ không bị nghe đi nghe lại 1 câu hỏi, trẻ nghe nhiều nên ghi nhớ câu hỏi và diễn ra tình huống rập khuôn ( chỉ trả lời được câu hỏi khi nghe câu hỏi quen thuộc) VD: Con gì đây? trẻ trả lời được nhưng hỏi: Đây là con gì? thì trẻ lại không trả lời được.
3.Khi khả năng của con đã trả lời được câu hỏi, ngoài đưa câu hỏi đa dạng chúng ta cũng hạn chế đặt câu hỏi quá nhiều. Chúng ta có thể chỉ đưa tranh, vật, mô hình lên để trẻ tự nói tên. VD: Mẹ: Đưa hình con chó ( chỉ đưa và không nói gì)
Con: Con chó. _ Khi khả năng con tốt hơn nữa, chúng ta không nhất thiết chỉ đưa 1 tranh lên và hỏi con gì đây? hay chỉ đưa 1 bức tranh lên và để trẻ tự trả lời thì chúng ta có thể làm như sau:
Đặt 1 lúc 3,4,5 tranh ( vật ) lên bàn, chỉ vào các đồ vật đó để trẻ tự nói tên các đồ được chỉ... Chúc các bạn thành công ❤️

Want your school to be the top-listed School/college in Ho Chi Minh City?

Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Sao bao cố gắng em ấy đã tiến bộ từng ngày.
Mỗi ngày một ít để kéo dài thời gian chú ý của các con. Trò chơi chiếc xô chú ý.

Location

Category

Telephone

Address


Ho Chi Minh City
7000000

Opening Hours

Monday 07:30 - 20:00
Tuesday 07:30 - 20:00
Wednesday 07:30 - 20:00
Thursday 07:30 - 20:00
Friday 07:30 - 20:00
Other Schools in Ho Chi Minh City (show all)
A6 Le Hong Phong high school, class of 2000-2003 A6 Le Hong Phong high school, class of 2000-2003
235 Nguyen Van Cu Street , Dist . 5
Ho Chi Minh City, N.

Hey folks, this page was created for you, members & friends of A6 LHP 2000 - 2003. No rule, no censo

Executive MBA - MCI Executive MBA - MCI
Phòng 401, Tòa Nhà A4 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10
Ho Chi Minh City, 700000

MBA-MCI® là một trong những chương trình MBA tiên phong trên thế giới đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Tư vấn Quản lý và khởi nghiệp

AISVN - American International School Vietnam AISVN - American International School Vietnam
220 Nguyen Van Tao Street, Nha Be District
Ho Chi Minh City, 700000

Innovative International Education; Vietnamese Values.

Trường PTTH DL Nguyễn Khuyến Trường PTTH DL Nguyễn Khuyến
CS1 : Số 132 Cộng Hòa, P4, Q Tân Bình; CS3A&B : Số T15 Mai Lão Bạng, P13, Q Tân Bình; CS4 :327 QL 13, Khu Phố 5, QL13, P Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức
Ho Chi Minh City, 084

Nơi kết nối tất cả các anh hùng hào kiệt của trường Phổ thông trung học Dân

VNU-HCMUS Advanced Program in Computer Science VNU-HCMUS Advanced Program in Computer Science
227 Nguyen Van Cu Dist. 5
Ho Chi Minh City, 70000

APCS - Advanced Program in Computer Science, one of ten most remarkable educational events in 2005.

Information Technology - HCMUS Information Technology - HCMUS
227 Nguyen Van Cu, District 5
Ho Chi Minh City, 70000

Trang Facebook chính thức của Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM. Cập nhật thường xuy

Business Administration Club - BAC FTU2 Business Administration Club - BAC FTU2
15 D5, Ward 25, Bình Thạnh District, HCMC
Ho Chi Minh City, 70000

CLB Quản trị kinh doanh là môi trường phát triển tiềm năng lãnh đạo ở mỗi thành viên nói riêng và của sinh viên nói chung - SHARPEN YOUR LEADING STYLE.

Thông tin Tuyển sinh Khoa Tài nguyên nước - Hcmunre Thông tin Tuyển sinh Khoa Tài nguyên nước - Hcmunre
236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình
Ho Chi Minh City, 700000

Fanpage Thông tin tuyển sinh của Khoa Tài nguyên nước - Trường Đại học Tài nguy?

Doanh Nghiệp 3 Gốc Doanh Nghiệp 3 Gốc
299/3A Lý Thường Kiệt, Phường 15
Ho Chi Minh City, 700000

Doanh Nghiệp 3 Gốc

Cờ Vua Sài Gòn - CN Chu Văn An - Bình Thạnh Cờ Vua Sài Gòn - CN Chu Văn An - Bình Thạnh
46 Đường Số 8, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí
Ho Chi Minh City

Cờ Vua Sài Gòn chuyên nghiên cứu và ứng dụng chương trình đào tạo cờ vua nhằm khai thác sức mạnh ..

VENUS IELTS online Cam kết đầu ra 6.5+ VENUS IELTS online Cam kết đầu ra 6.5+
45/10A Tô Ngọc Vân, Phường Linh Tây, TP Thủ Đức
Ho Chi Minh City, 700000

Luyện thi IELTS hàng đầu Việt Nam, Cam kết IELTS 6.5+, Luyện thi IELTS online chất lư

Cha Mẹ Giúp Con Nhớ Lâu Cha Mẹ Giúp Con Nhớ Lâu
Đ. Nguyễn Hữu Thọ, Tân Hưng, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City, 700000

Ứng dụng phương pháp Siêu Trí Nhớ của Thầy Nguyễn Phùng Phong vào học đường, giúp các con học tập nhẹ nhàng, học nhanh nhớ lâu, có nhiều thời gian nghỉ ngơi vui chơi <3.