Nippon Human

Nippon Human

Comments

💥 KHAI GIẢNG LỚP TIẾNG NHẬT HƯỚNG NGHIỆP 💥
*********
Nippon Human khai giảng lớp Tiếng Nhật trong khuôn khổ dự án “Tiếng Nhật hướng nghiệp” dành Sinh viên năm cuối & Kĩ sư.
“Tiếng Nhật hướng nghiệp” là gì?
Nghĩa là học viên theo học tiếng Nhật và trong tương lai đi Nhật Bản làm việc diện Visa kĩ sư tại Nippon Human.
Với đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ sư phạm, tất cả đều có chứng chỉ JLPT N2 - kinh nghiệm giảng dạy, thân thiện và nhiệt huyết. Cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại.
1. Sau khi kết thúc mỗi khóa học, học viên sẽ đạt được:
✅Thành thạo trong giao tiếp - thi chứng chỉ tiếng Nhật.
✅Được hỗ trợ luyện thi cho các kỳ thi từ N5-N2 (JLPT, Nattest)
✅Được đào tạo về tác phong, cách ứng xử giao tiếp trong môi trường văn hóa Doanh nghiệp Nhật, các vấn đề cơ bản về pháp luật khi sinh sống tại Nhật.
✅Được hỗ trợ tập luyện tập phỏng vấn, tham gia các Jobfairs với Công ty Nhật Bản tại Nippon Human khi đủ điều kiện ứng tuyển;

2. Lịch học:
👉Lớp N5 Trực tiếp (Offline): Số lượng học viên /1 lớp: 10-15 học viên;
Học thứ 3-5-7: từ 19h00 đến 21h00 ~ khóa 4.5 tháng;
Dự kiến khai giảng: T10/2022
Học phí: 5.000.000 VNĐ / Khóa (4.5 tháng)
⏰Thời gian đăng kí: 30/9~10/10/2022;

3. Địa điểm học:
Phòng học A202-204 Tầng 2- Phòng đào tạo Trường Cao đẳng nghề TPHCM Cơ sở 2
Đ/c: Số 19, Đường số 17, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, HCM;

4. Đặc biệt trong khóa học khai giảng Tháng 10.2022 này:
💥Miễn giảm 40% Học phí Khóa N5 dành cho 10 bạn Kỹ sư / Sinh Viên năm cuối đang học các trường ĐH khối Kỹ thuật tại TPHCM đăng kí tham gia sớm nhất.
💥Miễn giảm 30% học phí Đối với các bạn sinh viên năm 1->3 (Các bạn cũng có thể đăng kí để được tham gia dự án).
5. Liên hệ ngay để được tư vấn Miễn Phí:
👉Đăng ký ngay Khóa học Tại: http://tiny.cc/Aply-Nipponhuman
👉VPTV-TS: Phòng A202- tầng 2, Trường Cao đẳng nghề TPHCM Cơ sở 2;
🏍Đ/c: Số 19, Đường số 17, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, HCM.
👉VPĐD: 490, Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, HCM.
📥 Email: [email protected]
☎️ Hotline: 0919.449.675
>> Tìm hiểu thêm về Khóa học & Đăng ký dự án tiếng Nhật hướng nghiệp Nippon Human tại Website:🌐 https://human-nhc.com.vn/
Trân trọng!!!
CÁCH TÌM HIỂU- PHÂN TÍCH 1 CÔNG TY
Để viết tốt Bản đề xuất (Teiansho) trong công ty Nhật
Trong quá trình làm việc tại công ty Nhật, có lẽ các bạn đã không ít lần tiếp xúc với các bản 提案書 (Bản đề xuất). Teiansho là văn bản sẽ được trình bày với cấp trên, hay phía khách hàng, đối tác… nên đòi hỏi phải thật chỉn chu và đúng chuẩn mực. Có rất nhiều nhân viên tại công ty Nhật luôn cảm thấy khó khăn khi được yêu cầu viết các bản đề xuất. Và dĩ nhiên, đối với các nhân viên người nước ngoài, thì điều này lại càng khó khăn hơn nữa.
Để giúp các bạn tự tin hơn khi viết bản đề xuất bằng tiếng Nhật, Nippon Human tổng kết một số ý chính cần lưu ý trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng đọc và tìm hiểu thêm nhé.
1. Bản đề xuất (提案書) là gì?
Trước tiên, cùng tìm hiểu xem bản đề xuất trong công ty là gì nhé!
Teiansho (提案書)là tài liệu trong kinh doanh thường dùng để đề xuất giải pháp cho các vấn đề đang có, hoặc trình bày ý tưởng theo các yêu cầu của phía đối tác, khách hàng. Dựa vào đó, đối phương sẽ phân tích và xem xét kỹ lưỡng lưỡng nội dung để quyết định có chấp nhận đề xuất trong bản đề xuất đó hay không.
Mục đích của bản đề xuất tùy thuộc vào đối tượng tiếp nhận bản đề xuất. Ví dụ, nếu là bản đề xuất cho phía khách hàng thì chủ yếu giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của công ty mình để giải quyết cho phía khách hàng, nhưng nếu là văn bản dùng trong nội bộ công ty thì thường là các phương án đề xuất cải tiến kinh doanh, cải tiến quy trình, tăng năng suất kinh doanh.
Tuy nhiên, có nhiều bạn lại hay nhầm lẫn giữa bản kế hoạch (企画書) và bản đề xuất (提案書).
Trong công ty có rất nhiều loại văn bản business, cũng có nhiều kiểu văn bản khá giống với bản đề xuất như bản kế hoạch nên gây ra nhầm lẫn. Nhưng cũng không có định nghĩa rạch ròi nào giữa hai loại văn bản, tùy thuộc và cách gọi và cách sử dụng ở mỗi công ty. Tuy nhiên, có thể hiểu là bản đề xuất lấy tiền đề là một vấn đề đang tồn tại và đề cập đến một hướng đi và biện pháp để giải quyết vấn đề. Mặt khác, bản kế hoạch lại là tài liệu đề cập đến việc xây dựng kế hoạch cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Sản phẩm và dịch vụ đó có thể được lấy ý tưởng từ vấn đề/tình huống cụ thể nào đó nhưng mục đích không phải theo hướng để giải quyết bằng được vấn đề giống như bên bản đề xuất.
2. Những lưu ý để viết bản đề xuất
Dù tùy mục đích sử dụng và đối phương hướng đến mà các bản đề xuất có nội dung và hình thức khác nhau, nhưng nhìn chung bản đề xuất thuộc loại nào cũng có những điểm nên lưu ý giống nhau.
1. Hiểu rõ và giữ vững mục đích của đề xuất
Có thể nói mục đích cuối cùng của bản đề xuất là “đưa ra giải pháp và được thông qua”. Chính vì thế, nội dung phải hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Việc đề xuất cho phía công ty đối tác và khách hàng còn có thể bị so sánh và cạnh tranh với các đề xuất khác từ phía đối thủ của công ty khác. Do đó, hãy đặt mình và công ty vào vị trí người thực hiện các đề xuất đó để có thể tạo ra một bản đề xuất tối ưu và hiệu quả nhất.

2. Hiểu các vấn đề của đối tượng hướng đến
Vì đề xuất là tài liệu đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề, nên việc nắm chắc vấn đề là tiền đề chính để có một bản đề xuất hoàn hảo. Để có thể suy nghĩ đưa ra đề xuất, cần phải thu thập và phân tích thông tin về vấn đề như:
– Đối phương đang gặp khó khăn gì?
– Muốn cải thiện điều gì?
– Có thể cải thiện như thế nào? …
Nếu vấn đề không được hiểu thấu đáo thì các đề xuất được đưa ra cũng sẽ không thỏa đáng.

3. Diễn dịch văn bản theo hướng hỗ trợ nội dung đề xuất
Những đề xuất mập mờ về nội dung luôn đề xuất không thuyết phục. Cần thể hiện nội dung trọng tâm là tại sao đề xuất này có thể giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, ngay cả khi nội dung của đề xuất rất hấp dẫn và thuyết phục thì cũng có nguy cơ không được thông qua vì không có tính khả thi, ví dụ như lịch trình quá căng, deadline quá sát, thiếu nhân công thực tế… Như thế, trong bản đề xuất cần cố gắng thể hiện tính khả thi và đồng thời cần đưa ra những căn cứ rõ ràng cùng các dữ liệu khách quan.

4. Nhấn mạnh lợi ích khi áp dụng đề xuất này vào vấn đề
Khi đưa ra một đề xuất, quan trọng nhất là làm rõ đề xuất đó có những lợi ích gì. Đó cũng là điều đáng mong đợi của cả đề xuất. Thay vì nói một cách mơ hồ về kết quả, cần đưa ra một con số giả định về sự cải tiến. Ví dụ, với đề xuất kinh doanh thì có thể tính toán và dự đoán về doanh thu “có thể mong đợi tăng # # #% doanh số bán hàng” hay “có thể giảm công thợ đến XX tháng làm việc”. Nếu người phụ trách có thể giải thích rõ ràng về tiềm năng của dự án cho đối phương nghe thì tỉ lệ được thông qua đề xuất sẽ rất cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm khi taọ Teiansho, các bạn có thể suy ngẫm và tham khảo thêm cho chính mình, nếu đang cần nhé!
"CẢM ƠN" trong VĂN HÓA CÔNG SỞ NHẬT BẢN
Trong quá trình làm việc tại các công ty Nhật lời cảm ơn và xin lỗi là điều không thể thiếu để thể hiện cảm xúc và tấm lòng đối với đồng nghiệp, cấp trên và đối tác.
Sự quan trọng của lời cảm ơn trong văn hoá Nhật
Làm sao để truyền đạt sự chân thành khi cảm ơn?
Những lưu ý khi nói lời cảm ơn
Các mẫu email cảm ơn
1. Sự quan trọng của lời cảm ơn trong văn hoá Nhật
Ở Nhật, trẻ em thường được dạy nói từ “cảm ơn” và “làm ơn” khi giao tiếp để thể hiện sự tôn trọng và gây thiện cảm với đối phương.
Khi trưởng thành, bắt đầu đi làm ở môi trường công sở thì lời cảm ơn càng trở nên quan trọng hơn, nhất là trong một xã hội khá khắt khe trong việc kính trên nhường dưới, biết trước biết sau như Nhật Bản.
Vậy tại sao lời cảm ơn lại quan trọng như thế trong văn hoá Nhật Bản?
Lời cảm ơn giúp xây dựng mối quan hệ trong công ty.
Khi đi làm, nếu chúng ta thường xuyên biết ơn và nói cảm ơn với đồng nghiệp, cấp trên thì chắc hẳn sẽ tạo được thiện cảm và dễ dàng làm việc với nhau hơn về sau này.
Ví dụ, tuy người Nhật nghĩ giao việc cho cấp dưới là điều hiển nhiên nhưng sau khi hoàn thành việc, hầu hết nhân viên cấp dưới sẽ nhận được lời cảm ơn từ cấp trên.
Điều này làm cho mối quan hệ trên dưới khắt khe trong công ty Nhật được giảm đi phần nào.
Lời cảm ơn giúp con người có suy nghĩ tích cực hơn. Việc bạn luôn cảm thấy biết ơn sẽ giúp bạn duy trì suy nghĩ tích cực. Điều này làm bạn nhận ra những việc người khác làm cho mình, tạo sự tôn trọng lẫn nhau và giảm xu hướng suy nghĩ tiêu cực. Nếu như một công ty có những nhân viên có suy nghĩ tích cực thì hẳn sẽ đưa ra được nhiều giải pháp và khắc phục nếu công ty có rơi vào tình trạng khó khăn.
2. Làm sao để truyền đạt sự chân thành khi cảm ơn
Sự chân thành trong lúc cảm ơn được thể hiện qua lời nói, cách hành văn và qua cả ánh mắt, cử chỉ, hành động. Người Nhật thường không nhận ra rằng việc họ nói quá nhiều từ “cảm ơn” vô tình khiến nó thành câu cửa miệng và trở thành thói quen.
Sự chân thành khi cảm ơn được thể hiện qua lời nói, cử chỉ và cách hành văn. Ví dụ, khi khách hàng phản hồi không tốt về dịch vụ hoặc sản phẩm thay vì nói: “Vâng, chúng tôi xin lỗi. Rất hân hạnh được gặp lại quý khách ” thì đa số người Nhật sẽ trả lời rằng: “Cảm ơn quý khách đã quan tâm! Chúng tôi sẽ xem xét lại. Rất hân hạnh được gặp lại quý khách”, kèm theo đó là cái cúi đầu và gương mặt biểu cảm thì chắc hẳn phía người nói và người nghe cũng sẽ vui vẻ đón nhận một cách nhẹ nhàng hơn.
Sự chân thành khi thể hiện lòng biết ơn còn thể hiện qua cách thức nói lời cảm ơn. Ví dụ thay vì nói lời cảm ơn một cách đơn thuần bằng lời nói, thì bạn cũng có thể gửi mail, viết một lá thư tay nhỏ xinh hoặc là một tấm bưu thiếp, kèm một món quà nho nhỏ thì đối phương sẽ cảm nhận được sự chân thành hơn. Điều đó chứng tỏ đôi khi sự chân thành trong cảm ơn còn thể hiện qua hiện vật.
3. Những lưu ý khi nói lời cảm ơn
Tuy lời cảm ơn ai cũng có thể nói lời cảm ơn, nhưng khi thể hiện lòng biết ơn, chúng ta cũng nên lưu ý những điểm sau.
Ngay lập tức nói lời “cảm ơn”. Giống như việc xin lỗi, hay bất cứ ngôn từ thể hiện cảm xúc nào, cần phải nói ngay lập tức để truyền đạt cảm xúc. Điều này khiến đối phương dễ dàng cảm nhận được tình cảm của bạn hơn. Hơn nữa, cảm xúc qua rồi mà không nói ngay thì thật là thất lễ. Bạn nên nhìn vào mắt đối phương, nhoẻn miệng cười và nói nhẹ nhàng “cảm ơn”. Không nên chần chừ, mắt nhìn xuống đất và nói lí nhí cảm ơn họ.
Nhắc lại lời cảm ơn. Ví dụ bạn gửi mail, hoặc viết thư để cảm ơn, dù đầu thư bạn đã cảm ơn rồi, nhưng để kết thúc mail hoặc lá thư, nên cảm ơn một lần nữa. Cho dù đối phương có nói rằng “Ngại ghê” hoặc là “Tôi có làm được gì đâu” hay là “Bạn khách sáo quá!”, nhưng có lẽ bên trong họ lại cảm thấy vô cùng vui và cảm kích vì những lời cảm ơn này.
Cần nói cảm ơn một cách cụ thể. Khi nói lời cảm ơn, thay vì tập trung vào cảm xúc của mình, hay nói nhiều hơn về hành động của đối phương. Thay vì chỉ nói “cảm ơn” hãy nói thêm như “việc anh/chị làm khiến cho công việc của tôi suôn sẻ hơn” “tôi đã có thể làm tốt hơn nhanh hơn công việc được giao”. Khi nói cụ thể về những điều đối phương làm cho bạn là gì, có ý nghĩa ra sao, bạn cảm thấy vui như thế nào, kết quả của sự giúp đỡ này là gì, bạn sẽ giúp đối phương thấy rằng những điều họ làm vô cùng có ích và bạn trân trọng những gì họ đã làm.
4. Các mẫu email cảm ơn
Nói lời cảm ơn sẽ dễ dàng hơn là viết mail cảm ơn, hơn thế nữa lại là trong môi trường công sở. Nhìn vào nội dung mail, đối phương có thể cảm nhận được thái độ và sự chân thành, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với họ. Tuỳ vào từng đối tượng mà sẽ có cách hành văn khác nhau. Nhất là trong tiếng Nhật còn có tôn kính ngữ khiêm nhường ngữ, câu từ và thể động từ sẽ càng được đặc biệt lưu ý. Sau đây là các mẫu mail cảm ơn cho từng đối tượng.
Mail cảm ơn đối với cấp trên
Mail cảm ơn sếp vì đã cùng đồng hành khi gặp khách hàng
件名 営業同行の御礼
*****************
本文
■■部長
おはようございます。
▲▲です。
昨日は◯◯株式会社への営業にご同行いただき、誠にありがとうございました。
先方の質問に対する対応、提案の流れの作り方など、とても勉強になりました。
また、営業後にご指摘いただいた点につきまして、
改めて見直しつつ、今後の商談で活かしてまいります。
これからもまだまだご迷惑をお掛けしてしまうと思いますが、
ご指導ご鞭撻のほど、何卒よろしくお願いいたします。
*******************
Khi viết email cảm ơn cho sếp của bạn, hãy cho sếp biết ấn tượng để lại trong bạn và định hướng trong tương lai. Điều này sẽ khiến sếp cảm thấy bạn có động lực làm việc hơn và cảm thấy bạn đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, email này chỉ nên được sử dụng khi sếp của bạn vắng mặt hoặc ở một tầng khác khiến bạn không thể gặp sếp. Nếu bạn ở cùng một tầng, sẽ lịch sự hơn để cảm ơn nếu bạn gặp trực tiếp.
Cảm ơn đối với đồng nghiệp
Cảm ơn đồng nghiệp vì giúp soạn giấy tờ
*****************
件名:資料作成協力のお礼
〇〇さん
お疲れ様です。△△です。
昨日は忙しい中、資料の作成を協力してくれてありがとう。
おかげさまで、期日に間に合わせることができ、
課の皆さんに迷惑を掛けずに済みました。
今後は〇〇さんを見習い、仕事に取り掛かる前に
担当業務の優先順位を決めて、逆算して行動します。
〇〇さんも困ったことがあったときは遠慮なく相談してください。
私にできることなら何でも手伝います。
今回は本当にありがとう。助かりました。
取り急ぎお礼まで。
*****************
Không nên sử dụng từ ngữ trong các cuộc trò chuyện hàng ngày chỉ vì đây là một mối quan hệ thân thiết. Để được đánh giá cao sự chân thành, bạn nên sử dụng những từ lịch sự trong email cảm ơn để truyền đạt tấm lòng của bạn.
Cảm ơn đối với đối tác
Ví dụ mail cảm ơn vì đã đến buổi gặp mặt tại công ty của mình
件名:件名 昨日の打ち合わせの御礼/株式会社△△ ▲▲
本文
株式会社◯◯
●●様
いつもお世話になっております。
株式会社△△の▲▲です。
昨日はお忙しい中、貴重なお時間をいただき、誠にありがとうございました。
●●様からお伺いした課題やご要望に関しまして、
弊社で新たな対策を検討しつつ、次のご提案に活かしていきたいと思います。
もし、追加のご要望やご質問などがございましたら、
私までご連絡いただけましたらすぐに対応いたしますので、遠慮なくご連絡くださいませ。
それでは、今後ともよろしくお願い申し上げます
*********************
Dĩ nhiên, khi gửi email cảm ơn, dù đã đánh giá cao, nhưng cũng nên đề cập đến các vấn đề phát sinh trong ngày, cách bạn trả lời các yêu cầu của khách hàng và những gì bạn sẽ làm trong tương lai, và đồng thời dẫn dắt bằng một câu khiến đối tác sẽ dễ dàng đến công ty vào các lần sau.
Tổng kết
Việc nói cảm ơn là một điều cần thiết trong môi trường công sở Nhật. Lời cảm ơn khác nhau và thay đổi linh hoạt tuỳ vào mối quan hệ trong và ngoài công ty, nhưng dù ở trường hợp nào, chúng ta cũng nên truyền đạt cảm xúc của mình một cách chân thành. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi đi làm tại công ty Nhật.

****************
NIPPON HUAMAN vẫn đang tuyển sinh khóa học tháng 10.2022
Link đăng kí: http://tiny.cc/Aply-Nipponhuman
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 0919.449.675 hoặc tra cứu khóa học tại URL: human-nhc.com.vn
Trân trọng!
****************

Chuyên hướng nghiệp kĩ sư trẻ Việt Nam đi Nhật Bản làm việc!

Dự án đào tạo tiếng Nhật và định hướng nghề nghiệp dành cho Kĩ sư, sinh viên Đại học chuyên ngành kĩ thuật tại TPHCM đi Nhật Bản làm việc visa kĩ sư.

本プロジェクトの目的:
ベトナム国内でも南の方の大学と連携し、日本企業で働くことを目指した日本語教育を施し、人材不足に悩む企業の課題解決を目指す。
また、将来に渡り日本とベトナムの二国間の橋渡しの役割を担う人材を輩出することを目指す。

Operating as usual

Photos from Nippon Human's post 03/10/2022

💥 KHAI GIẢNG LỚP TIẾNG NHẬT HƯỚNG NGHIỆP 💥
*********
Nippon Human khai giảng lớp Tiếng Nhật trong khuôn khổ dự án “Tiếng Nhật hướng nghiệp” dành Sinh viên năm cuối & Kĩ sư.
“Tiếng Nhật hướng nghiệp” là gì?
Nghĩa là học viên theo học tiếng Nhật và trong tương lai đi Nhật Bản làm việc diện Visa kĩ sư tại Nippon Human.
Với đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ sư phạm, tất cả đều có chứng chỉ JLPT N2 - kinh nghiệm giảng dạy, thân thiện và nhiệt huyết. Cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại.
1. Sau khi kết thúc mỗi khóa học, học viên sẽ đạt được:
✅Thành thạo trong giao tiếp - thi chứng chỉ tiếng Nhật.
✅Được hỗ trợ luyện thi cho các kỳ thi từ N5-N2 (JLPT, Nattest)
✅Được đào tạo về tác phong, cách ứng xử giao tiếp trong môi trường văn hóa Doanh nghiệp Nhật, các vấn đề cơ bản về pháp luật khi sinh sống tại Nhật.
✅Được hỗ trợ tập luyện tập phỏng vấn, tham gia các Jobfairs với Công ty Nhật Bản tại Nippon Human khi đủ điều kiện ứng tuyển;

2. Lịch học:
👉Lớp N5 Trực tiếp (Offline): Số lượng học viên /1 lớp: 10-15 học viên;
Học thứ 3-5-7: từ 19h00 đến 21h00 ~ khóa 4.5 tháng;
Dự kiến khai giảng: T10/2022
Học phí: 5.000.000 VNĐ / Khóa (4.5 tháng)
⏰Thời gian đăng kí: 30/9~10/10/2022;

3. Địa điểm học:
Phòng học A202-204 Tầng 2- Phòng đào tạo Trường Cao đẳng nghề TPHCM Cơ sở 2
Đ/c: Số 19, Đường số 17, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, HCM;

4. Đặc biệt trong khóa học khai giảng Tháng 10.2022 này:
💥Miễn giảm 40% Học phí Khóa N5 dành cho 10 bạn Kỹ sư / Sinh Viên năm cuối đang học các trường ĐH khối Kỹ thuật tại TPHCM đăng kí tham gia sớm nhất.
💥Miễn giảm 30% học phí Đối với các bạn sinh viên năm 1->3 (Các bạn cũng có thể đăng kí để được tham gia dự án).
5. Liên hệ ngay để được tư vấn Miễn Phí:
👉Đăng ký ngay Khóa học Tại: http://tiny.cc/Aply-Nipponhuman
👉VPTV-TS: Phòng A202- tầng 2, Trường Cao đẳng nghề TPHCM Cơ sở 2;
🏍Đ/c: Số 19, Đường số 17, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, HCM.
👉VPĐD: 490, Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, HCM.
📥 Email: [email protected]
☎️ Hotline: 0919.449.675
>> Tìm hiểu thêm về Khóa học & Đăng ký dự án tiếng Nhật hướng nghiệp Nippon Human tại Website:🌐 https://human-nhc.com.vn/
Trân trọng!!!

29/09/2022

CÁCH TÌM HIỂU- PHÂN TÍCH 1 CÔNG TY

CÁCH TÌM HIỂU- PHÂN TÍCH 1 CÔNG TY KHI ĐĂNG KÍ JOBFAIR
Chắc hẳn những bạn Kĩ sư/sinh viên đang đi tìm việc thường hay nghe về thuật ngữ 自己分析 (phân tích bản thân) và 企業分析 (phân tích doanh nghiệp).
Để tìm kiếm được công việc phù hợp với bản thân, hai việc này đều rất quan trọng. Tuy nhiên, so với phân tích bản thân, vốn đã có quá nhiều thông tin, bài kiểm tra tính cách – phân tích doanh nghiệp hẳn còn rất đỗi lạ lẫm với nhiều bạn trẻ.
Do đó, qua bài viết hôm nay, Nippon Human muốn cùng bạn đọc tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách thức phân tích doanh nghiệp.

1. Tại sao cần phân tích doanh nghiệp?
Việc phân tích doanh nghiệp có hai mục tiêu chính bao gồm:

a. Lý giải được đặc điểm tính chất của doanh nghiệp
– Mỗi doanh nghiệp, thậm chí là các doanh nghiệp cùng ngành, đều có nội dung kinh doanh, quy mô, văn hóa và điều kiện làm việc,…khác nhau. Thông qua việc tìm hiểu kỹ càng về những điều này, bạn sẽ nắm được tư duy và hướng phát triển của doanh nghiệp.
Ví dụ có công ty muốn phát triển theo hướng ổn định nhưng cũng có công ty sẵn sàng đối mặt với rủi ro khi bắt tay vào kinh doanh mới. Tất nhiên nhóm ngành cũng ảnh hưởng rất lớn đến cách vận hành của công ty, nên bạn cần không chỉ công ty mà nên tìm hiểu về cả nhóm ngành. Sau khi đã chọn được ngành mình có hứng thú, bạn cần thu thập dữ liệu từ nhiều khía cạnh để phân tích.

b. Xác định doanh nghiệp có phù hợp với bản thân không
– Sau khi đã hiểu được doanh nghiệp, bạn nên xem xét kỹ càng xem coi doanh nghiệp này có phù hợp với tính cách và định hướng của bản thân không.
– Ví dụ như bạn là một người thích thử thách, học tập điều mới để rèn giũa bản thân thì chắc chắn những doanh nghiệp phát triển ổn định không phù hợp với bạn. Ngược lại nếu bạn thích ổn định thì những công việc liên tục cần đổi mới sẽ không quá thích hợp.

2. Các bước phân tích doanh nghiệp
Có 4 bước để phân tích doanh nghiệp:

Bước 1: Tìm hiểu về thị trường của doanh nghiệp
Bạn cần nắm rõ những sản phẩm và dịch vụ, cũng như chiến lược kinh doanh của công ty, qua đó tìm hiểu được thị trường của công ty. Ví như khi muốn bán một sản phẩm, chúng ta cần quan tâm đến sự cân bằng cung-cầu. Ngoài ra, chiến lược của công ty là đáp ứng những nhu cầu có sẵn hay tìm kiếm những nhu cầu tiềm năng của khách hàng. Việc quản lý kinh doanh sẽ thay đổi tùy theo những khác biệt trên..Sau khi đã nắm rõ thị trường minh thuộc về, bạn phải có ý kiến riêng về những gì bạn muốn làm cho công ty và cho chính mình sau khi gia nhập công ty.

a. Tìm hiểu quy mô và cách phát triển của thị trường
Đây là bước tìm hiểu xem doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không. Ở bước này bạn cần tìm hiểu 2 điều:
① Công ty có phát triển theo đà tăng trưởng của thị trường hay không?
② Thị trường đang ở trong giai đoạn: khởi động, tăng trưởng, cao trào hay thoái trào.
– Ví dụ, thị trường đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh nhưng công ty lại có xu hướng đi xuống, có thể thấy công ty đó có khả năng cao sẽ bị thị trường loại bỏ. Hoặc ngược lại, dù nhu cầu thị trường đã giảm nhưng công ty vẫn làm ăn tốt, chứng tỏ công ty đó rất mạnh trong lĩnh vực này.
b. Tìm hiểu insight của khách hàng
Mỗi doanh nghiệp lại có cách tiếp cận khách hàng khác nhau, do đó hiểu được khách hàng cũng là một cách nắm được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhìn chung, ở bước này bạn nên thu thập số liệu từ nhiều nguồn để đưa ra những phân tích chính xác nhất.

Bước 2: Tìm hiểu vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
– Việc nắm về doanh thu cũng như thị phần của công ty là vô cùng cần thiết. Nếu phân tích được doanh thu của công ty qua các năm, bạn có thể phân tích được mức độ tăng trưởng cũng như quy mô doanh số, tổng tài sản của công ty. Tương tự vậy, việc phân tích được thị phần cũng giúp bạn nắm được tầm quan trọng và ảnh hưởng của công ty đối với thị trường, cũng như hiểu xem công ty có khả năng linh hoạt ứng phó với biến động hay không.
– Trong cùng một lĩnh vực có rất nhiều công ty đang kinh doanh cùng một loại sản phẩm, dịch vụ. Do đó, sản phẩm phải tạo được dấu ấn riêng như chất lượng, bao bì, giá cả cạnh tranh,…Nắm được ưu điểm của sản phẩm sẽ cho thấy độ hứng thú của bạn dành cho doanh nghiệp.

Bước 3: Tìm hiểu chiến lược kinh doanh và không khí làm việc của doanh nghiệp
Đây là bước giúp bạn hiểu được xem bản thân có phù hợp với công ty hay không.

a. Tìm hiểu quá trình phát triển của công ty
– Thông qua những cột mốc phát triển trong quá khứ, chúng ta dễ dàng đoán được hướng phát triển của công ty. Ví dụ công ty từng đưa ra những chính sách táo bạo sẽ có xu hướng đổi mới, thử thách lĩnh vực mới.

b. Tìm hiểu phương châm kinh doanh của công ty
– Phương châm kinh doanh là đại diện của một công ty. Thông qua việc tìm hiểu được mối liên kết giữa phương châm và cách kinh doanh của công ty, bạn sẽ đoán được hướng phát triển của công ty trong tương lai. Đồng thời nắm được cách làm việc, đối xử của công ty đối với nhân viên.

Bước 4: Phân tích các doanh nghiệp đối thủ

Như đã nói ở trên, trong cùng một thị trường có rất nhiều công ty đang kinh doanh cùng một sản phẩm, dịch vụ. Vậy tại sao lại là công ty này mà không phải công ty khác? Việc phân tích các công ty cạnh tranh sẽ giúp bạn tìm được những ưu điểm, điểm độc đáo mà chỉ công ty này có. Qua đó cho thấy ý chí muốn vào công ty, ghi mắt trong nhà tuyển dụng. Ở bước này, bạn có thể tập trung vào 2 điểm sau:
① Phân tích khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ
② Phân tích khác biệt trong chiến lược kinh doanh

Điều quan trọng ở bước này là bạn phải cho thấy bản thân đã cân nhắc kỹ càng về các công ty khác cùng nhóm ngành, nhưng vẫn chọn công ty này vì những đặc điểm bên trên.

3. Các công cụ tìm kiếm thông tin doanh nghiệp
a. Tìm hiểu qua các website thống kê thông tin và số liệu
Như đã nói trên, việc thu thập dữ liệu để có cái nhìn khách quan và phân tích chính xác nhất là rất quan trọng.
b. Tìm hiểu qua website và thông tin IR của công ty
Thường thì những thông tin quan trọng như phương châm, sản phẩm, dịch vụ,..đều có trên website của công ty. Còn thông tin IR thường sẽ được gửi đến các nhà đầu tư để hiểu rõ toàn cảnh doanh nghiệp nên cũng sẽ rất có ích trong quá trình phân tích.
c. Nói chuyện với các sempai
Các sempai hiện làm là những người phản ánh được chân thật nhất môi trường, không khí làm việc của công ty nhất, ngoài ra, việc nói chuyện trực tiếp với các sempai cũng là cơ hội tốt để bạn nắm được những thông tin không được công bố nên đừng bỏ lỡ nhé.

4. Tổng kết
Nhìn chung việc phân tích doanh nghiệp không đơn giản và tốn khá nhiều thời gian, nhưng để chọn ra công việc phù hợp nhất cũng như tăng khả năng tuyển dụng của bản thân, bạn nên đầu tư kỹ càng vào phần này để không để lại nuối tiếc.
Ngoài ra, việc phân tích bản thân cũng không kém phần quan trọng, bạn nên cố gắng chuẩn bị kỹ cả hai phần này nhé.

28/09/2022

Để viết tốt Bản đề xuất (Teiansho) trong công ty Nhật
Trong quá trình làm việc tại công ty Nhật, có lẽ các bạn đã không ít lần tiếp xúc với các bản 提案書 (Bản đề xuất). Teiansho là văn bản sẽ được trình bày với cấp trên, hay phía khách hàng, đối tác… nên đòi hỏi phải thật chỉn chu và đúng chuẩn mực. Có rất nhiều nhân viên tại công ty Nhật luôn cảm thấy khó khăn khi được yêu cầu viết các bản đề xuất. Và dĩ nhiên, đối với các nhân viên người nước ngoài, thì điều này lại càng khó khăn hơn nữa.
Để giúp các bạn tự tin hơn khi viết bản đề xuất bằng tiếng Nhật, Nippon Human tổng kết một số ý chính cần lưu ý trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng đọc và tìm hiểu thêm nhé.
1. Bản đề xuất (提案書) là gì?
Trước tiên, cùng tìm hiểu xem bản đề xuất trong công ty là gì nhé!
Teiansho (提案書)là tài liệu trong kinh doanh thường dùng để đề xuất giải pháp cho các vấn đề đang có, hoặc trình bày ý tưởng theo các yêu cầu của phía đối tác, khách hàng. Dựa vào đó, đối phương sẽ phân tích và xem xét kỹ lưỡng lưỡng nội dung để quyết định có chấp nhận đề xuất trong bản đề xuất đó hay không.
Mục đích của bản đề xuất tùy thuộc vào đối tượng tiếp nhận bản đề xuất. Ví dụ, nếu là bản đề xuất cho phía khách hàng thì chủ yếu giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của công ty mình để giải quyết cho phía khách hàng, nhưng nếu là văn bản dùng trong nội bộ công ty thì thường là các phương án đề xuất cải tiến kinh doanh, cải tiến quy trình, tăng năng suất kinh doanh.
Tuy nhiên, có nhiều bạn lại hay nhầm lẫn giữa bản kế hoạch (企画書) và bản đề xuất (提案書).
Trong công ty có rất nhiều loại văn bản business, cũng có nhiều kiểu văn bản khá giống với bản đề xuất như bản kế hoạch nên gây ra nhầm lẫn. Nhưng cũng không có định nghĩa rạch ròi nào giữa hai loại văn bản, tùy thuộc và cách gọi và cách sử dụng ở mỗi công ty. Tuy nhiên, có thể hiểu là bản đề xuất lấy tiền đề là một vấn đề đang tồn tại và đề cập đến một hướng đi và biện pháp để giải quyết vấn đề. Mặt khác, bản kế hoạch lại là tài liệu đề cập đến việc xây dựng kế hoạch cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Sản phẩm và dịch vụ đó có thể được lấy ý tưởng từ vấn đề/tình huống cụ thể nào đó nhưng mục đích không phải theo hướng để giải quyết bằng được vấn đề giống như bên bản đề xuất.
2. Những lưu ý để viết bản đề xuất
Dù tùy mục đích sử dụng và đối phương hướng đến mà các bản đề xuất có nội dung và hình thức khác nhau, nhưng nhìn chung bản đề xuất thuộc loại nào cũng có những điểm nên lưu ý giống nhau.
1. Hiểu rõ và giữ vững mục đích của đề xuất
Có thể nói mục đích cuối cùng của bản đề xuất là “đưa ra giải pháp và được thông qua”. Chính vì thế, nội dung phải hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Việc đề xuất cho phía công ty đối tác và khách hàng còn có thể bị so sánh và cạnh tranh với các đề xuất khác từ phía đối thủ của công ty khác. Do đó, hãy đặt mình và công ty vào vị trí người thực hiện các đề xuất đó để có thể tạo ra một bản đề xuất tối ưu và hiệu quả nhất.

2. Hiểu các vấn đề của đối tượng hướng đến
Vì đề xuất là tài liệu đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề, nên việc nắm chắc vấn đề là tiền đề chính để có một bản đề xuất hoàn hảo. Để có thể suy nghĩ đưa ra đề xuất, cần phải thu thập và phân tích thông tin về vấn đề như:
– Đối phương đang gặp khó khăn gì?
– Muốn cải thiện điều gì?
– Có thể cải thiện như thế nào? …
Nếu vấn đề không được hiểu thấu đáo thì các đề xuất được đưa ra cũng sẽ không thỏa đáng.

3. Diễn dịch văn bản theo hướng hỗ trợ nội dung đề xuất
Những đề xuất mập mờ về nội dung luôn đề xuất không thuyết phục. Cần thể hiện nội dung trọng tâm là tại sao đề xuất này có thể giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, ngay cả khi nội dung của đề xuất rất hấp dẫn và thuyết phục thì cũng có nguy cơ không được thông qua vì không có tính khả thi, ví dụ như lịch trình quá căng, deadline quá sát, thiếu nhân công thực tế… Như thế, trong bản đề xuất cần cố gắng thể hiện tính khả thi và đồng thời cần đưa ra những căn cứ rõ ràng cùng các dữ liệu khách quan.

4. Nhấn mạnh lợi ích khi áp dụng đề xuất này vào vấn đề
Khi đưa ra một đề xuất, quan trọng nhất là làm rõ đề xuất đó có những lợi ích gì. Đó cũng là điều đáng mong đợi của cả đề xuất. Thay vì nói một cách mơ hồ về kết quả, cần đưa ra một con số giả định về sự cải tiến. Ví dụ, với đề xuất kinh doanh thì có thể tính toán và dự đoán về doanh thu “có thể mong đợi tăng # # #% doanh số bán hàng” hay “có thể giảm công thợ đến XX tháng làm việc”. Nếu người phụ trách có thể giải thích rõ ràng về tiềm năng của dự án cho đối phương nghe thì tỉ lệ được thông qua đề xuất sẽ rất cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm khi taọ Teiansho, các bạn có thể suy ngẫm và tham khảo thêm cho chính mình, nếu đang cần nhé!

22/09/2022

"CẢM ƠN" trong VĂN HÓA CÔNG SỞ NHẬT BẢN
Trong quá trình làm việc tại các công ty Nhật lời cảm ơn và xin lỗi là điều không thể thiếu để thể hiện cảm xúc và tấm lòng đối với đồng nghiệp, cấp trên và đối tác.
Sự quan trọng của lời cảm ơn trong văn hoá Nhật
Làm sao để truyền đạt sự chân thành khi cảm ơn?
Những lưu ý khi nói lời cảm ơn
Các mẫu email cảm ơn
1. Sự quan trọng của lời cảm ơn trong văn hoá Nhật
Ở Nhật, trẻ em thường được dạy nói từ “cảm ơn” và “làm ơn” khi giao tiếp để thể hiện sự tôn trọng và gây thiện cảm với đối phương.
Khi trưởng thành, bắt đầu đi làm ở môi trường công sở thì lời cảm ơn càng trở nên quan trọng hơn, nhất là trong một xã hội khá khắt khe trong việc kính trên nhường dưới, biết trước biết sau như Nhật Bản.
Vậy tại sao lời cảm ơn lại quan trọng như thế trong văn hoá Nhật Bản?
Lời cảm ơn giúp xây dựng mối quan hệ trong công ty.
Khi đi làm, nếu chúng ta thường xuyên biết ơn và nói cảm ơn với đồng nghiệp, cấp trên thì chắc hẳn sẽ tạo được thiện cảm và dễ dàng làm việc với nhau hơn về sau này.
Ví dụ, tuy người Nhật nghĩ giao việc cho cấp dưới là điều hiển nhiên nhưng sau khi hoàn thành việc, hầu hết nhân viên cấp dưới sẽ nhận được lời cảm ơn từ cấp trên.
Điều này làm cho mối quan hệ trên dưới khắt khe trong công ty Nhật được giảm đi phần nào.
Lời cảm ơn giúp con người có suy nghĩ tích cực hơn. Việc bạn luôn cảm thấy biết ơn sẽ giúp bạn duy trì suy nghĩ tích cực. Điều này làm bạn nhận ra những việc người khác làm cho mình, tạo sự tôn trọng lẫn nhau và giảm xu hướng suy nghĩ tiêu cực. Nếu như một công ty có những nhân viên có suy nghĩ tích cực thì hẳn sẽ đưa ra được nhiều giải pháp và khắc phục nếu công ty có rơi vào tình trạng khó khăn.
2. Làm sao để truyền đạt sự chân thành khi cảm ơn
Sự chân thành trong lúc cảm ơn được thể hiện qua lời nói, cách hành văn và qua cả ánh mắt, cử chỉ, hành động. Người Nhật thường không nhận ra rằng việc họ nói quá nhiều từ “cảm ơn” vô tình khiến nó thành câu cửa miệng và trở thành thói quen.
Sự chân thành khi cảm ơn được thể hiện qua lời nói, cử chỉ và cách hành văn. Ví dụ, khi khách hàng phản hồi không tốt về dịch vụ hoặc sản phẩm thay vì nói: “Vâng, chúng tôi xin lỗi. Rất hân hạnh được gặp lại quý khách ” thì đa số người Nhật sẽ trả lời rằng: “Cảm ơn quý khách đã quan tâm! Chúng tôi sẽ xem xét lại. Rất hân hạnh được gặp lại quý khách”, kèm theo đó là cái cúi đầu và gương mặt biểu cảm thì chắc hẳn phía người nói và người nghe cũng sẽ vui vẻ đón nhận một cách nhẹ nhàng hơn.
Sự chân thành khi thể hiện lòng biết ơn còn thể hiện qua cách thức nói lời cảm ơn. Ví dụ thay vì nói lời cảm ơn một cách đơn thuần bằng lời nói, thì bạn cũng có thể gửi mail, viết một lá thư tay nhỏ xinh hoặc là một tấm bưu thiếp, kèm một món quà nho nhỏ thì đối phương sẽ cảm nhận được sự chân thành hơn. Điều đó chứng tỏ đôi khi sự chân thành trong cảm ơn còn thể hiện qua hiện vật.
3. Những lưu ý khi nói lời cảm ơn
Tuy lời cảm ơn ai cũng có thể nói lời cảm ơn, nhưng khi thể hiện lòng biết ơn, chúng ta cũng nên lưu ý những điểm sau.
Ngay lập tức nói lời “cảm ơn”. Giống như việc xin lỗi, hay bất cứ ngôn từ thể hiện cảm xúc nào, cần phải nói ngay lập tức để truyền đạt cảm xúc. Điều này khiến đối phương dễ dàng cảm nhận được tình cảm của bạn hơn. Hơn nữa, cảm xúc qua rồi mà không nói ngay thì thật là thất lễ. Bạn nên nhìn vào mắt đối phương, nhoẻn miệng cười và nói nhẹ nhàng “cảm ơn”. Không nên chần chừ, mắt nhìn xuống đất và nói lí nhí cảm ơn họ.
Nhắc lại lời cảm ơn. Ví dụ bạn gửi mail, hoặc viết thư để cảm ơn, dù đầu thư bạn đã cảm ơn rồi, nhưng để kết thúc mail hoặc lá thư, nên cảm ơn một lần nữa. Cho dù đối phương có nói rằng “Ngại ghê” hoặc là “Tôi có làm được gì đâu” hay là “Bạn khách sáo quá!”, nhưng có lẽ bên trong họ lại cảm thấy vô cùng vui và cảm kích vì những lời cảm ơn này.
Cần nói cảm ơn một cách cụ thể. Khi nói lời cảm ơn, thay vì tập trung vào cảm xúc của mình, hay nói nhiều hơn về hành động của đối phương. Thay vì chỉ nói “cảm ơn” hãy nói thêm như “việc anh/chị làm khiến cho công việc của tôi suôn sẻ hơn” “tôi đã có thể làm tốt hơn nhanh hơn công việc được giao”. Khi nói cụ thể về những điều đối phương làm cho bạn là gì, có ý nghĩa ra sao, bạn cảm thấy vui như thế nào, kết quả của sự giúp đỡ này là gì, bạn sẽ giúp đối phương thấy rằng những điều họ làm vô cùng có ích và bạn trân trọng những gì họ đã làm.
4. Các mẫu email cảm ơn
Nói lời cảm ơn sẽ dễ dàng hơn là viết mail cảm ơn, hơn thế nữa lại là trong môi trường công sở. Nhìn vào nội dung mail, đối phương có thể cảm nhận được thái độ và sự chân thành, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với họ. Tuỳ vào từng đối tượng mà sẽ có cách hành văn khác nhau. Nhất là trong tiếng Nhật còn có tôn kính ngữ khiêm nhường ngữ, câu từ và thể động từ sẽ càng được đặc biệt lưu ý. Sau đây là các mẫu mail cảm ơn cho từng đối tượng.
Mail cảm ơn đối với cấp trên
Mail cảm ơn sếp vì đã cùng đồng hành khi gặp khách hàng
件名 営業同行の御礼
*****************
本文
■■部長
おはようございます。
▲▲です。
昨日は◯◯株式会社への営業にご同行いただき、誠にありがとうございました。
先方の質問に対する対応、提案の流れの作り方など、とても勉強になりました。
また、営業後にご指摘いただいた点につきまして、
改めて見直しつつ、今後の商談で活かしてまいります。
これからもまだまだご迷惑をお掛けしてしまうと思いますが、
ご指導ご鞭撻のほど、何卒よろしくお願いいたします。
*******************
Khi viết email cảm ơn cho sếp của bạn, hãy cho sếp biết ấn tượng để lại trong bạn và định hướng trong tương lai. Điều này sẽ khiến sếp cảm thấy bạn có động lực làm việc hơn và cảm thấy bạn đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, email này chỉ nên được sử dụng khi sếp của bạn vắng mặt hoặc ở một tầng khác khiến bạn không thể gặp sếp. Nếu bạn ở cùng một tầng, sẽ lịch sự hơn để cảm ơn nếu bạn gặp trực tiếp.
Cảm ơn đối với đồng nghiệp
Cảm ơn đồng nghiệp vì giúp soạn giấy tờ
*****************
件名:資料作成協力のお礼
〇〇さん
お疲れ様です。△△です。
昨日は忙しい中、資料の作成を協力してくれてありがとう。
おかげさまで、期日に間に合わせることができ、
課の皆さんに迷惑を掛けずに済みました。
今後は〇〇さんを見習い、仕事に取り掛かる前に
担当業務の優先順位を決めて、逆算して行動します。
〇〇さんも困ったことがあったときは遠慮なく相談してください。
私にできることなら何でも手伝います。
今回は本当にありがとう。助かりました。
取り急ぎお礼まで。
*****************
Không nên sử dụng từ ngữ trong các cuộc trò chuyện hàng ngày chỉ vì đây là một mối quan hệ thân thiết. Để được đánh giá cao sự chân thành, bạn nên sử dụng những từ lịch sự trong email cảm ơn để truyền đạt tấm lòng của bạn.
Cảm ơn đối với đối tác
Ví dụ mail cảm ơn vì đã đến buổi gặp mặt tại công ty của mình
件名:件名 昨日の打ち合わせの御礼/株式会社△△ ▲▲
本文
株式会社◯◯
●●様
いつもお世話になっております。
株式会社△△の▲▲です。
昨日はお忙しい中、貴重なお時間をいただき、誠にありがとうございました。
●●様からお伺いした課題やご要望に関しまして、
弊社で新たな対策を検討しつつ、次のご提案に活かしていきたいと思います。
もし、追加のご要望やご質問などがございましたら、
私までご連絡いただけましたらすぐに対応いたしますので、遠慮なくご連絡くださいませ。
それでは、今後ともよろしくお願い申し上げます
*********************
Dĩ nhiên, khi gửi email cảm ơn, dù đã đánh giá cao, nhưng cũng nên đề cập đến các vấn đề phát sinh trong ngày, cách bạn trả lời các yêu cầu của khách hàng và những gì bạn sẽ làm trong tương lai, và đồng thời dẫn dắt bằng một câu khiến đối tác sẽ dễ dàng đến công ty vào các lần sau.
Tổng kết
Việc nói cảm ơn là một điều cần thiết trong môi trường công sở Nhật. Lời cảm ơn khác nhau và thay đổi linh hoạt tuỳ vào mối quan hệ trong và ngoài công ty, nhưng dù ở trường hợp nào, chúng ta cũng nên truyền đạt cảm xúc của mình một cách chân thành. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi đi làm tại công ty Nhật.

****************
NIPPON HUAMAN vẫn đang tuyển sinh khóa học tháng 10.2022
Link đăng kí: http://tiny.cc/Aply-Nipponhuman
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 0919.449.675 hoặc tra cứu khóa học tại URL: human-nhc.com.vn
Trân trọng!
****************

Want your school to be the top-listed School/college in Ho Chi Minh City?

Click here to claim your Sponsored Listing.

Location

Category

Products

Chuyên hướng nghiệp Kĩ sư trẻ Việt Nam đi Nhật Bản làm việc!

Telephone

Address


Số 19, Đường Số 17, P. Linh Chiểu, Tp. Thủ Đức
Ho Chi Minh City
0007

Opening Hours

Monday 09:00 - 21:30
Tuesday 09:00 - 21:30
Wednesday 09:00 - 21:30
Thursday 09:00 - 21:30
Friday 09:00 - 21:30
Other Education in Ho Chi Minh City (show all)
RMIT Vietnam Analytics Club RMIT Vietnam Analytics Club
Ho Chi Minh City

Founded in 2008, Analytics Club aims to aid students as they explore the Business Analytics field.

EVOL Edu EVOL Edu
TTC Building, 1 Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7
Ho Chi Minh City, 700000

Fanpage chính thức của EVOL Edu - một đơn vị thành viên trực thuộc EVOL GROUP

Singapore Singapore
158 Hồ Bá Kiện, P. 15, Q. 10
Ho Chi Minh City

Here is update latest information on Singapore, if you are interested in this, Let's click and like!

Thư Viện Vật Lý Thư Viện Vật Lý
280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5
Ho Chi Minh City, 70000

Upload, download các bài giảng, giáo án, trắc nghiệm, đề thi, đề thi đại học và thi học sinh giỏi, cùng trao đổi kinh nghiệm, trắc nghiệm online - http://thuvienvatly.com

A2 Le Hong Phong 2007-2010 A2 Le Hong Phong 2007-2010
235 Nguyễn Văn Cừ, Ward 4, District 5
Ho Chi Minh City

We're the A2 LHPer of the years 2007-2010

Tôi Tài Giỏi Bạn Cũng Thế Tôi Tài Giỏi Bạn Cũng Thế
42 Mạc Đĩnh Chi
Ho Chi Minh City, 700000

Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! là một hành trình đột phá trong học tập và cuộc sống, dành cho học sinh t

BLUE GALAXY GROUP BLUE GALAXY GROUP
32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường 01, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Ch
Ho Chi Minh City, 700000

BLUE GALAXY GROUP là tổ chức giáo dục được thành lập từ năm 2009 chuyên cung cấp các chương trình học bổng du học, việc làm và định cư tại nước ngoài như Đài Loan, Úc, Canada, Mỹ,...

EF Việt Nam du học EF Việt Nam du học
HM Town Building, Floor 14, 412 Nguyen Thi Minh Khai, Ward 5, District 3
Ho Chi Minh City, 700000

Thành lập năm 1965, EF là tổ chức giáo dục quốc tế lớn nhất thế giới. EF cung cấp các chương trình Du

PFIEV2007 PFIEV2007
268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10
Ho Chi Minh City, 70000

Solvay Brussels School of Economics and Management - Vietnam Solvay Brussels School of Economics and Management - Vietnam
Room 112, 1st Fl. , HCMC Open University, 97 Võ Văn Tần Street, Ward 6, Dist
Ho Chi Minh City, 600

Solvay Brussels School is a faculty of the Université Libre de Bruxelles http://www.solvay-mba.edu.v

MT07KHTN MT07KHTN
268 Ly Thuong Kiet, Ward 14, District 10
Ho Chi Minh City

Lớp Kỹ Sư Tài Năng ngành Khoa Học Máy Tính khóa 2007 - Đại học Bách Khoa TpHCM

Legal English Course - Khóa học tiếng Anh pháp lý Legal English Course - Khóa học tiếng Anh pháp lý
180 Nguyễn Công Trứ
Ho Chi Minh City

A legal English course for those who want to work in a professional legal working environment and pu