
Photos from Kênh Đôi's post
Thông tin về hoạt động công đoàn
Operating as usual
Photos from Kênh Đôi's post
Thực hiện theo Kế hoạch số 17/KH-LĐLĐ ngày 31/3/2022 của Liên đoàn Lao động Quận 8 về kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022. CĐCS trường THCS Lý Thánh Tông tổ chức cho đoàn viên công đoàn dọn vệ sinh trường, lớp, nơi làm việc.
“ Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”
Sáng ngày 9/4/2022, Trường THCS Lý Thánh Tông đã long trọng tổ chức lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương. Tập thể sư phạm nhà trường và các em học sinh đã thành kính dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng . Đây là dịp để thầy và trò cùng tri ân công đức những người đã có công cùng các Vua Hùng dựng nước và giữ nước, qua đó giáo dục cho các em lòng yêu nước, yêu dân tộc.
Hôm nay ngày 9.4.2022, CĐCS trường Lý Thánh Tông tổ chức hội thao giải đấu cầu lông cấp trường
🏆🏸🏆
🥇Thầy Thiện - Cô Thư
🥈Thầy Hiền - Cô Phương (stem)
🥉Thầy Tước - Cô Loan
Thực hiện Kế hoạch số 10/KH-LĐLĐ về Tổ chức lễ tưởng niệm 42 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/3/1980-30/3/2022). Sáng ngày 24.3.2022, B*H Công đoàn trường THCS Lý Thánh Tông phối hợp với Chi đoàn Thanh niên tổ chức cho đoàn viên, giáo viên đến dâng hương tưởng niệm Chủ Tịch Tôn Đức Thắng tại khu di tích Đình Bình Đông phường 7, quận 8. Tại nhà tưởng niệm, công đoàn viên có dịp tưởng nhớ và ôn lại cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
🌺Ban tổ chức hội thi Duyên dáng áo dài công bố kết quả như sau: 🌺
🥇Giải nhất: STT 12 Cô Bùi Thị Trang (Tổ Anh văn)
🥈Giải nhì: STT 09 Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc (Tổ Văn)
🥉Giải ba: STT 08 Cô Nguyễn Thị Ngà (Tổ Tin Công nghệ Thể dục)
🏅Giải được nhiều lượt like nhất: STT 15 Cô Nguyễn Thị Kim Thắm (Tổ Toán)
🌹🌹Cảm ơn các quý cô xinh đẹp của trường Lý Thánh Tông đã nhiệt tình tham gia cuộc thi🌹🌹
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 27 Cô Ngô Hồng Nga (Tổ Lý Hóa Sinh)
Áo dài- một trang phục truyền thống với vẻ đẹp thanh lịch mang tinh thần Việt
Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765).Trải qua nhiều lần thay đổi với nhiều giai đoạn và những lí do khác nhau, chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,...Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến. Chúng ta hãy gìn giữ ,phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 26 Cô Nguyễn Thị Hoàng Yến (Tổ Toán)
Mỗi một quốc gia có một trang phục truyền thống thể hiện bản sắc riêng của đất nước mình. Nếu như Nhật Bản có kimono, Hàn Quốc có hanbok, Trung Quốc có sườn xám thì Việt Nam lại nổi tiếng với tà áo dài. Áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài mang lại nét đẹp duyên dáng, đằm thắm làm say lòng người của người phụ nữ Việt. Bởi vậy đã có biết bao nhà thơ, nhà văn hết lời ca ngợi:
"Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay"
(Tương tư - Nguyên Bá)
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 25 Cô Nguyễn Thị Phương Thảo (Tổ Lý Hóa Sinh)
Mỗi một quốc gia có một trang phục truyền thống thể hiện bản sắc riêng của đất nước mình. Nếu như Nhật Bản có kimono, Hàn Quốc có hanbok, Trung Quốc có sườn xám thì Việt Nam lại nổi tiếng với tà áo dài. Áo dài đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Áo dài Việt Nam vừa giữ được sự truyền thống xa xưa vừa có những cách tân hiện đại để phù hợp với nhu cầu. Trang phục này có thể mặc đi chơi, cũng có thể mặc đến nơi công sở. Hình ảnh cô học trò mặc áo dài trắng đi trên hè phố, tà áo tung bay trong gió đã lôi cuốn biết bao ánh nhìn, làm say đắm biết bao con tim. Các bà, các mẹ mặc áo dài đi lễ chùa.
Áo dài thực sự đã trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ duyên dáng trong tà áo dài đã tốn không ít giấy mực của những người nghệ sĩ:
"Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng" (Áo trắng).
Màu áo dài làm nên một huyền thoại:
"Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh".
Áo dài đã gắn liền với tâm hồn người Việt từ nghìn đời nay: "dù ở đâu, Pa-ri, Luân-đôn hay những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố. Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó...". Dù thời gian có trôi đi, áo dài vẫn sẽ mãi mãi trường tồn với đất nước và con người Việt Nam.
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 24 Cô Trần Thị Ngọc Linh (Tổ Văn phòng)
Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hóa và bản sắc dân tộc
Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 23: Cô Trần Cẩm Mai (Tổ Tin Công nghệ Thể dục)
Áo dài là “Quốc phục” biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Khi nói đến trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến Áo dài. Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam vẫn tồn tại cùng với thời gian. Áo dài được xem là trang phục truyền thống, là một biểu tượng trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Chiếc áo dài đã vượt qua mọi thử thách để trở thành “quốc phục”, một biểu tượng của phụ nữ, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam. Trang phục áo dài ôm sát cơ thể, có nhiều kiểu cổ áo và tà dài đếnchân . Nó được xẻ ra ở hông, vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn biểu lộ đường nét của người phụ nữ.
Không đơn thuần là trang phục truyền thống, mà Áo dài còn là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần dân tộc Việt Nam.
Áo dài chính là biểu tượng văn hóa, đi sâu vào trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Nó chứa đựng tâm hồn dân tộc, mang theo nét đẹp truyền thống và tôn lên những vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ Việt và làm đậm đà cái sự thanh lịch và vững vàng của người đàn ông
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 22: Cô Phạm Thái Ly (Tổ Lý Hóa Sinh)
Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tôn được vẻ đẹp dịu dàng truyền thống của người phụ nữ Việt.
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được.
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 21: Cô Phạm Gia Hậu (Tổ Toán)
Áo dài ơi, sao mà tinh khôi quá!
Kín đáo, dịu dàng màu áo thơ ngây
Để lòng ai vương vấn mãi nơi đây
Duyên dáng quá, sao mà yêu đến vậy!
Áo dài, chiếc áo đã gắn bó với biết bao nữ sinh suốt thời trung học, tuy kín đáo nhưng lại tôn lên được những đường nét dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ, vì lẽ đó áo dài đã được chọn làm trang phục truyền thống của Việt Nam và xuất hiện cùng với nhiều người đẹp trong các cuộc thi quốc tế.
Và mỗi khi nhìn thấy tà áo dài tung bay ở một nơi nào đó, chúng ta lại như thấy hình ảnh quê hương Việt Nam mình, rất đỗi thân thương, rất đỗi tự hào …..
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 20 Cô Hứa Thanh Diễm (Tổ Văn phòng)
- Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
- Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
- Vượt qua giá trị của chính mình, trong vai trò một sản phẩm tiêu dùng, chiếc áo dài đã đạt đến một vai trò quan trọng hơn đó là một sản phẩm văn hoá đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 19 Cô Nguyễn Thị Lành (Tổ Tin Công nghệ Thể dục)
Chiếc áo dài trong tâm trí người Việt nó như là ngôn ngữ Việt vậy: sâu, đậm, thân thuộc và đầy hãnh diện. Dù đã trải qua biết bao giai đoạn, bao thăng trầm nhưng chưa bao giờ mất đi vị trí độc tôn trong lòng người Việt mà nó ngày càng mang lại sự tự hào vì nó không chỉ là trang phục mà nó còn là tác phẩm nghệ thuật.
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 18 Cô Lê Thị Thảo (Tổ Lý Hóa Sinh)
Màu sắc HỒNG CÁNH SEN nên sự nhẹ nhàng, duyên dáng, không quá sặc sỡ và chói mắt giúp cho người mặc thêm phần lịch sự, kín đáo còn đối với người ngắm thì vô cùng dễ chịu với tông màu này
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 17 Cô Nguyễn Thị Ngọc Mỹ (Tổ Lý Hóa Sinh)
Màu sắc tím hoa cà tạo nên sự nhẹ nhàng, duyên dáng, không quá sặc sỡ và chói mắt giúp cho người mặc thêm phần lịch sự, kín đáo còn đối với người ngắm thì vô cùng dễ chịu với tông màu này
Mẫu áo dài họa tiết hoa lá tạo nên sự tươi mới cho người mặc, với sự tinh tế của nhà thiết kế chiếc áo dài gần gũi với thiên nhiên hơn bao giờ hết.
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 16 Cô Phạm Thị Hường (Tổ Lý Sinh)
"Tung bay tà áo tung bay Làn tóc em lay lay trong gió nhẹ. Thương sao chiếc áo dài xinh Hình dáng em thật thướt tha yêu kiều!" Sự nhẹ nhàng, hiền hòa ấy luôn làm nên một hình ảnh thật đẹp và duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam nói chung, và người Thầy trên bục giảng nói riêng. Dẫu thời gian có qua đi, nhưng những nét đẹp tinh tế, và mang đầy bản sắc dân tộc vẫn được thế hệ sau cùng gìn giữ và phát triển cùng năm tháng!
Chiếc áo dài là biểu tượng tuyệt đẹp của nền văn hoá dân tộc là niềm tự hào của con người Việt Nam chúng ta.
Chiếc áo dài mãi mãi là niềm tự hào và hãnh diện của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Vẻ đẹp chiếc áo dài gợi lên vẻ đẹp văn hoá truyền thống của đất nước và con người Việt Nam. Trên con đường hội nhập, có thể y phục của mỗi con người Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng, hiện đại, nhưng chiếc áo dài tân thời sẽ mãi mãi gắn bó với tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, làm tôn vẻ đẹp kiêu sa, duyên dáng của các thiếu nữ, thanh nữ trong lễ hội.
Mọi người có thể mặc áo dài ở nhiều nơi, để tôn lên vẻ đẹp của nó, chúng ta còn lưu lại những khoảnh khắc tươi đẹp bên bạn bè, những hình ảnh đáng yêu của đồng nghiệp mãi là kỉ niệm khônHóag quên cho những ngày đứng trên bục giảng
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 15 Cô Nguyễn Thị Kim Thắm (Tổ Toán)
Áo dài là một loại trang phục mang biểu tượng của đất nước Việt Nam, thể hiện nét văn hoá cũng như tượng trưng cho cho vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha của người phụ nữ.
Áo dài luôn chiếm trọn trái tim của con người Việt, trải qua những quảng thời gian thăng trầm cùng với những cải cách biến hoá nhưng áo dài luôn là loại trang phục được người dân Việt Nam tin yêu nhất.
Tà áo dài là hơi thở của nền văn hoá Việt Nam vì nó thể hiện được tính cách cũng như con người và đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam kiên cường bất khuất.
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 14 Cô Đỗ Thị An Thư ( Tổ Toán)
Có phải nắng nhuộm má em hồng
Hay em nhuộm cả bầu trời đầy nắng
Áo dài ơi, em thắm cả đất trời
Thắm hồn tôi vương vấn mãi không buông.
Tự bao giờ, áo dài trở thành tự hào nét đẹp của phụ nữ mỗi khi nhắc đến. Cùng với chiếc nón lá, tà áo dài vấn vương theo gió khiến người con gái trở nên duyên dáng yêu kiều vấn vương người lữ khách phương xa. Hoà cùng nhịp sống hiện đại, tà áo dài thướt tha đến chốn công sở càng tôn lên nét yêu kiều của người phụ nữ. Từ đó, chiếc áo dài trở thành hình ảnh quen thuộc trong mắt bạn bè quốc tế mỗi khi nhắc đến.
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 13 Cô Lương Thị Loan (Tổ Sử Địa GDCD Nhạc Họa)
Nắng hao gầy vương mái tóc ai
Gió đưa mây vấn vương tà áo
Áo dài ơi, em khiến ai nhung nhớ
Để tôi lại mảnh hồn nhớ thương.
Áo dài, hình ảnh gợi nên sự duyên dáng, yêu kiều của người phụ nữ Việt Nam. Theo chân các mẹ, các chị, áo dài xuống phố trở thành nét đẹp riêng của thiếu nữ Sài thành trong các thập niên 60, 70. Và cho đến nay, những tà áo lung linh đó vẫn theo chân cùng các cô, các chị không những là buổi dạo chơi trên phố, hay buổi tiệc tùng mà tà áo dài còn được đến chốn công sở khoe sắc vẻ đẹp riêng, nét đẹp tà áo dài Việt Nam tạo nên ấn tượng khó phai khắp bốn bể năm châu.
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 12 Cô Bùi Thị Trang (Tổ Anh văn)
Áo dài đại diện cho nước Việt ta đã có từ rất lâu đời, đi cùng với những thăng trầm của lịch sử đất nước, thì chiếc áo dài vẫn giữ được vẻ đẹp, nét thuần khiết của người phụ nữ Việt cho đến tận ngày nay.
Chiếc áo dài được tôn vinh với tất cả niềm kiêu hãnh từng đi vào bao áng văn chương, ẩn hiện qua nhiều câu hát và sống dậy ở đời thực và không thể bị bào mòn bởi thời gian. Những thế hệ con Rồng cháu Lạc mãi mãi tự hào với vẻ đẹp truyền thống của tà áo dài dân tộc.
Mặc áo dài du xuân là một nét đẹp của người phụ nữ đã có từ rất lâu đời trong mỗi dịp tết đến, xuân về. Từ những cụ già đến các cô gái và cả những em nhỏ, ai ai cũng hân hoan diện những chiếc áo dài Tết du xuân, khiến cho phố xuân xinh tươi hơn, rạo rực hơn. Sự chuyển giao giữa các thế hệ, sự cộng hưởng ở nét đẹp ngàn đời làm cho tà áo dài Việt sống mãi với thời gian.
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 11 Cô Phạm Thị Hương Thùy (Tổ Sử Địa GDCD Nhạc Họa)
Trong môi trường giáo dục, Áo dài chiếm vị trí độc tôn trong vai trò đồng phục của giáo viên nữ. Hình ảnh cô giáo thướt tha với tà áo dài nơi giảng đường luôn là kỉ niệm, ấn tượng khó phai trong lòng bao thế hệ học trò. Phụ nữ cũng như chiếc áo dài đẹp. Có thể truyền thống hay hiện đại, đều là tô điểm cho cuộc sống nhiều màu sắc theo cách riêng. Chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ ❤
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 10 Cô Nguyễn Thị Phượng ( Tổ Văn)
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thướt tha, đắm thắm , hiền dịu trong tà áo dài Việt Nam luôn là hình ảnh để lại ấn tượng, nét đậm văn hóa rất riêng đối với bạn bè Quốc tế. Chính vì thể, chiếc áo dài trở thành thứ trang phục đẹp đẽ, là trang phục truyền thống của Việt Nam ta. Nó còn được tôn vinh hơn nữa khi người cô giáo duyên dáng thướt tha trong tà áo dài phất phơ trước bảng đen dạy cho các cô cậu học trò các đều hay lẽ phải.
Nhân ngày 8/3- ngày Quốc tế phụ nữ, trường thcs Lý Thánh Tông có tổ chức cuộc thi ảnh online 2022 “ Duyên dáng áo dài ”. Nhằm tôn vinh vẻ đẹp của cô giáo. Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái. Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu. Sử dụng và bảo quản vô cùng đơn giản nên rất được ưa chuộng. Vừa đơn giản vừa tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam nên rất được yêu thích. Du khách nước ngoài mỗi khi đến Việt Nam đều thích thú và mua về làm quà . Đó cũng là niềm tự hào về y phục mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt .
Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi. Có thể nói chiếc áo dài vừa là trang phục truyền thống vừa là trang phục không thể thiếu đối với giáo viên nữ.
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 09 Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc (Tổ Văn)
Áo dài được xem là trang phục truyền thống gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam, cũng là biểu trưng của một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Qua bao năm tháng, chiếc áo dài vẫn luôn “có chỗ đứng” và luôn được xuất hiện trong những dịp quan trọng của đất nước và khi Xuân về Tết đến thì tà áo dài không thể không góp phần bên những nhành mai vàng rực rỡ, bên những tiểu cảnh chào đón năm mới đặc sắc, độc đáo. Không chỉ hiện hữu trong đời sống, từ xưa đến nay, vẻ đẹp của áo dài luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sỹ Việt Nam. Hình tượng áo dài đã xuất hiện rất nhiều trong thi ca, phim ảnh, hội họa… Một không gian văn hóa mà áo dài hiện diện nhiều nhất, có tính phổ quát nhất là thi ca. Rất nhiều nhà thơ, nhạc sỹ đã lấy hình tượng chiếc áo dài làm chất liệu sáng tác.Những bài thơ, câu thơ về áo dài chính là minh chứng sống động về sự tồn tại tuyệt vời của những chiếc áo dài theo thời gian.
Từ ngàn xưa cho đến ngày nay
Chiếc áo dài tà áo bay bay Của người Phụ nữ Việt Nam ta Vẫn đẹp mãi chẳng hề đổi thay !
Yêu lắm chiếc áo dài thanh lịch Của người Phụ nữ Việt Nam ta
Đã làm cả Thế giới ngợi ca “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”
Áo dài thướt tha - Giáo Nguyễn Ban Mê
Bài dự thi Duyên dáng áo dài
STT 08 Cô Nguyễn Thị Ngà ( Tổ Tin Công nghệ Thể dục)
"Tung bay tà áo tung bay Làn tóc em lay lay trong gió nhẹ. Thương sao chiếc áo dài xinh Hình dáng em thật thướt tha yêu kiều!" Sự nhẹ nhàng, hiền hòa ấy luôn làm nên một hình ảnh thật đẹp và duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam nói chung, và người Thầy trên bục giảng nói riêng. Dẫu thời gian có qua đi, nhưng những nét đẹp tinh tế, và mang đầy bản sắc dân tộc vẫn được thế hệ sau cùng gìn giữ và phát triển cùng năm tháng!
Đây ngôi nhà chung của tất cả học sinh đã và đang và sẽ theo học tại ngôi tr
Trường Thcs Trần Phú được thành lập ngày 1/8/2019
Đội ngũ giáo viên giỏi, sử dụng phương pháp tối ưu nhất giúp học sinh yếu k
Đây là trang fanpage của Liên Đội THCS Linh Đông. {LDer}
Liên Đội THCS Nhuận Đức, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh