Huệ Tâm - Trung tâm bồi dưỡng văn hóa

Trung tâm bồi dưỡng văn hóa cho lứa tuổi từ 12 đến 18 tuổi
Gồm 3 môn Toán - Văn - Anh

Operating as usual

Photos from Ôn Thi 900+ ĐGNL - ĐHQG TP.HCM's post 03/01/2023

Photos from Ôn Thi 900+ ĐGNL - ĐHQG TP.HCM's post

Môn nào cũng có đề cương ôn tập: 'Điểm cao để làm gì?' 02/01/2023

Môn nào cũng có đề cương ôn tập: 'Điểm cao để làm gì?'

Cần Thật hay Ảo!?

Môn nào cũng có đề cương ôn tập: 'Điểm cao để làm gì?' Thông tin Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường tiểu học không soạn đề cương, bài mẫu bắt học sinh làm; không tổ chức học thuộc lòng khiến những người thầy nói không với học vẹt rất hoan nghênh.

'Văn mẫu, Toán dạng' - đồng phục tư duy 13/11/2022

'Văn mẫu, Toán dạng' - đồng phục tư duy

Thế hệ Cừu rôbot!

'Văn mẫu, Toán dạng' - đồng phục tư duy 'Năm lớp 9, sau khi nhiều bạn học đọc mở bài y chang nhau, tôi đã bối rối khi được giáo viên yêu cầu đọc bài viết của mình'.

Học 12 năm ngữ văn, viết không đúng một lá đơn 07/11/2022

Học 12 năm ngữ văn, viết không đúng một lá đơn

Học 12 năm ngữ văn, viết không đúng một lá đơn Nhiều học sinh dù đã trải qua 12 năm học ngữ văn, tiếng Việt mà không biết thể hiện cũng như cách trình bày một lá đơn dẫn đến vô số lỗi sai khi viết đơn.

Một số trường Đại học lớn sẽ hạn chế tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT từ 2023 - IUHers 12/10/2022

Một số trường Đại học lớn sẽ hạn chế tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT từ 2023 - IUHers

Các bạn lớp 12 chú ý!

Một số trường Đại học lớn sẽ hạn chế tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT từ 2023 - IUHers Từ năm 2023, một số trường đại học dự kiến có lộ trình tuyển sinh bằng nhiều phương thức, trong đó hạn chế xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp. Tại Hội nghị Tổng kết HSA (kỳ thi đánh giá năng lực) năm 2022 và kế hoạch triển ...

Dạy con lòng can đảm - Trí Thức VN 05/10/2022

Dạy con lòng can đảm - Trí Thức VN

Dạy con lòng can đảm - Trí Thức VN Can đảm là gì? Là dám nói lên tiếng nói trung thực của mình, đối mặt với những khó khăn, thử thách. Lòng can đảm tự dưng mà có? Không.

01/10/2022

GIÁO DỤC VIỆT NAM - TRỒNG NGƯỜI TỪ NGỌN
Chu Mộng Long

(Bài viết của tôi – một giáo viên THCS - một nhà văn
- ba mươi năm trong nghề
- trải qua nhiều cuộc cải cách giáo dục
- có tham khảo ý kiến của đồng nghiệp
- nhưng chủ yếu là từ trải nghiệm của bản thân mình).

***
Chúng tôi và đồng nghiệp hiện đang bị đẩy vào một chương trình cải cách rối như ma trận, trong thế bị động, giáo viên hoang mang, nhiều môn người dạy còn đang phải tự mò mẫm tìm hướng đi thì chuyến tàu cải cách chở nhiều nghìn tỉ đồng đã sầm sập chạy. Để khỏi lỡ chuyến, người trong cuộc đành tự thổi phồng mình lên, lấp tạm vào những lỗ hổng của chương trình mới do cải cách giáo dục tạo ra.

Lỗ hổng đầu tiên: Một chương trình - nhiều bộ sách

Mục đích của việc ban hành nhiều bộ sách là tạo ra sự đa thanh, đa sắc, đa cực, cho người dạy và người học được phát huy hết quyền và khả năng của mình. Nhưng đáng tiếc, không hiểu do nguyên nhân gì mà đằng sau mục tiêu tốt đẹp ấy, một cái chợ trong ngành giáo dục hình thành, sách thành miếng mồi béo bở cho cả một hệ thống ăn theo. Cuộc chiến thương mại bắt đầu từ khâu viết sách, thẩm định, duyệt sách, chọn sách... Trên lí thuyết là giáo viên được quyền chọn sách giáo khoa để dạy, nhưng sách gửi về cho giáo viên đọc chỉ là các file hình ảnh kèm lời gợi ý của cấp trên là chọn bộ nào... Và thực tế, nếu giáo viên có chọn bộ khác thì dạy bộ sách nào lại do cấp có thẩm quyền nào đó duyệt. Được chọn sách để dạy thành lí thuyết suông.

Không những thế, các bộ sách không triển khai chương trình đồng nhất, thậm chí có nhiều sự khác biệt về nội dung, cấu trúc. Có bộ môn, như Toán 7, cùng một nội dung nhưng sách “Cánh diều” dạy ở kì I mà sách “Kết nối tri thức” lại thiết kế ở kì II. Kiểu loạn sách giáo khoa này làm khó, thậm chí là đánh đố cho những em học sinh không may phải chuyển trường (chỉ nói trong phạm vi trong tỉnh) khi vừa phải mua cả bộ sách mới vừa phải học lại từ đầu. Chưa nói đến việc cùng một địa phương nhưng các trường sử dụng các bộ sách khác nhau sẽ khó cho việc ra đề thi chung, vất vả cho cả người dạy lẫn người học - những vất vả không đáng có và không đem lại ích lợi gì.

Lỗ hổng thứ hai: Những cuộc “cưỡng hôn” phản khoa học

Môn “Khoa học tự nhiên” là “bình mới” nhưng “rượu cũ” vì người ta có sáng kiến tích hợp đem ghép ba môn Lý, Hóa, Sinh vào chung một cuốn sách, nội dung của từng môn được sắp xếp theo cấu trúc vài chương một phân môn. Theo cấu trúc ấy, những tuần đầu học sinh lớp 6,7 sẽ học cuốn chiếu phân môn Hóa, thời lượng 4 tiết/tuần. Các tuần tiếp theo sẽ học Lý, kết thúc môn Lý chuyển sang học môn Sinh (hoặc tuần 1 không có Lý, tuần 2 học 2 tiết, tuần 3 học 4 tiết xong nghỉ để môn khác kế vào). Cách thiết kế máy móc, thiếu hiểu biết, kém khoa học này dẫn đến sự quá tải với cả học sinh và giáo viên. Trong khi giáo viên người thì chạy xô kín tuần không tiết nghỉ, người thì ngồi chơi để chờ đến lượt môn mình thì học sinh học cuốn chiếu hết một môn học, sách vở cất một xó, sang năm học sau mới rờ trở lại môn ấy, kiến thức chắc chắn rơi chẳng còn mấy để có thể rèn kĩ năng, phát triển năng lực và phẩm chất như mục tiêu rất hay của chương trình cải cách đề ra.

Không những thế, môn Hoá bắt đầu thay đổi cách đọc, cách gọi tên các nguyên tố hoá học theo chuẩn Anh – Latin, bỏ cách đọc phiên âm cũ (ví dụ Natri thành Sodium; Sắt thành Iron; Đồng thành Copper...) điều này sẽ dẫn đến tình trạng học sinh lớp 8,9 chương trình cũ lên lớp 10 học sách mới sẽ phải mất thời gian dài để học lại tên các nguyên tố. Điều này thực sự không cần thiết vì đây là chương trình phổ thông, những học sinh cần nghiên cứu chuyên sâu, làm việc trong môi trường quốc tế, ngoài việc sử dụng kí hiệu hoá học sẽ có chương trình chuyên riêng của mình.

Lịch sử và Địa lý là cuộc "cưỡng hôn" phản giáo dục nữa của chương trình cải cách khi chỉ vì một số nội dung liên quan và chủ đề chung mà người làm chương trình cố ép chúng thành một môn học với hai phân môn độc lập, phải thực hiện dạy đồng thời với thời lượng 3 tiết/tuần, tương đương mỗi phân môn 1,5 tiết. Vì vậy thời khoá biểu thay đổi, mỗi tuần một lần. Người xếp thời khoá biểu khổ, học sinh nhầm lẫn, giáo viên không nhớ mình dạy lớp nào, có người phải in thời khoá biểu của mình, cho vào thẻ đeo trước ngực... tất cả cũng từ đó mà ra. Và cũng bởi là một môn học nên kiểm tra đánh giá phải thể hiện trên một đề 90 phút dẫn đến việc phải đổi giờ để có hai tiết liền nhau thực hiện kiểm tra liền, học sinh phải ôn tập lượng kiến thức nhiều, gây áp lực không đáng có.

Lỗ hổng thứ ba: Chương trình Giáo dục địa phương

Chương trình này, gọi tên chính xác phải là là “Lẩu Cải Cách" vì mỗi môn Văn, Sử, Địa, Âm nhạc, Mỹ thuật đều có phần. Chương trình cũ vẫn có chương trình địa phương gắn với chính môn học, rất hợp lý và logic nhưng rất tiếc, chương trình mới không kế thừa mà lại sáng tạo ra môn học mới. Với định hướng thực hiện trên mây là chủ đề liên quan đến môn học nào thì giáo viên bộ môn đó dạy, sau một năm, thấy bất cập nhiều điều nên đổi mới bằng cách một giáo viên dạy cả chương trình địa phương, có nghĩa là dạy tất cả các lĩnh vực, kể cả cách lĩnh vực nghệ thuật như Âm nhạc và Mĩ thuật. Một kiểu giáo viên đa năng, am hiểu tất cả đã được tạo ra từ chính nồi lẩu này. Sách giáo khoa chương trình này sẽ do tỉnh biên soạn, nhưng học đến năm thứ hai rồi vẫn chưa có tài liệu cho cả giáo viên lẫn học sinh. Chưa có cả hướng dẫn cụ thể, mỗi trường tự nghiên cứu một cách dạy riêng. Đây là chính là tình trạng trăm hoa đua nở, trường trường lập chương trình, người người tự viết nội dung, chất lượng thế nào không ai quản.

Lỗ hổng thứ tư: Hoạt động trải nghiệm

Một cái tên rất kêu, gợi những hoạt động hấp dẫn nhưng thực tế chỉ dừng lại ở việc tổ chức các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp. Các chuyên đề gần như bị bỏ qua vì không có thời gian, kinh phí để tổ chức. Môn học thường được phân công cho giáo viên chủ nhiệm, nội dung giống như hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bình mới mà rượu cũ, đánh giá học sinh là ở mức Đạt hoặc chưa đạt nên cơ bản học sinh đạt 100% không cần phải học.

Lỗ hổng thứ năm: Đánh giá chung

Môn Nghệ thuật chính thức là môn ghép Âm nhạc với Mỹ thuật. Hai môn, hai cuốn sách, hai giáo viên nhưng đánh giá lại chung (không bằng điểm mà bằng ĐẠT hoặc CHƯA ĐẠT).

Cách đánh giá phản khoa học này dẫn đến tình trạng đánh giá không chính xác vì không phải em nào cũng có khả năng cảm thụ âm nhạc tương đương hội họa, người dạy sẽ phải thỏa thuận với nhau để đánh giá học sinh khi em đạt môn này nhưng chưa đạt ở môn kia. Kiểu đánh giá này gọi tên là gì thì chưa ai hình dung nổi.

Lỗ hổng thứ sáu: Nhân lực

Chương trình cải cách sinh ra các môn tích hợp nhưng chưa đào tạo giáo viên để dạy tích hợp liên môn. Những nhà biên soạn chương trình, viết sách khẳng định trên lí thuyết không buộc giáo viên dạy trái chuyên môn, nhưng thực tế ở các trường, giáo viên vẫn phải dạy tất cả các phân môn của môn tích hợp chỉ sau vài buổi tập huấn và chuyên đề. Đã bắt đầu có thông báo khuyến khích giáo viên đi học thêm tín chỉ để dạy được môn tích hợp. Ngân sách nhà nước và tiền lương của giáo viên sẽ đổ vào đó mà chất lượng dạy thu về sẽ không thể tương đương bởi chương trình yêu cầu cao, giáo viên cần chuyên môn sâu và vững chứ không thể dạy đa môn (dạy Sinh kiêm Lý, Hóa; dạy Địa phải kiêm Sử) theo kiểu tìm hiểu sơ khai ở bậc Tiểu học. Đặc biệt, khi học lên THPT thì các môn học lại hoàn toàn độc lập. Những thế hệ học sinh THCS chỉ biết đến môn Khoa học tự nhiên thì lên THPT sẽ phải làm quen với khái niệm môn Lý, môn Hóa, môn Sinh và được học liên tục theo đường thẳng. Vậy thử hỏi bày vẽ ra gộp môn, học cuốn chiếu để làm gì hay chỉ để cho khác người, để làm khó cả người dạy lẫn người học và làm nát thêm nền giáo dục vốn đã nhiều bất cập của nước nhà?

Lỗ hổng thứ bảy: Vật lực

Trên lí thuyết, những yếu tố như cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng, thiết bị dạy học của chương trình sách giáo khoa mới là rất hiện đại , được đầu tư lớn nhưng thực tế, đến các trường ở thành phố, thị xã, thị trấn còn chưa có đủ các phòng chức năng, phòng bộ môn thì nói gì đến vùng sâu vùng xa? Đồ dùng học tập cho chương trình mới hoàn toàn chỉ có trên giấy tờ, học sinh phải học trên hình ảnh còn giáo viên hoặc phải tận dụng đồ dùng đã rất cũ của chương trình cũ để dạy cho những tiết có đồ dùng tương ứng của chương trình mới hoặc dạy chay qua hình ảnh.

Còn những lỗ hổng nữa về cách đổi tên gọi Giáo án thành Kế hoạch bài dạy, về việc soạn giáo án, xây dựng kế hoạch, thực hiện chương trình theo mẫu công văn 5512 của Bộ Giáo dục... nhưng đây là vấn đề thuộc về chuyên môn nên người viết chưa thể nói hết trong bài này.

Chương trình Cải cách giáo dục đã đi được một chặng đường ba năm, giáo viên và học sinh đã lên tàu mà những người cầm lái lại chậm chuyến không theo kịp. Họ thực sự bỏ mặc cả một thế hệ đang tự chèo chống đưa nhau qua sông giữa sóng lớn mà bốn bề mờ mịt không thấy bờ.

Nền giáo dục Việt Nam phải chăng đang trồng người từ ngọn?

(Lấy từ nguồn Minh Như Khuê Văn)

Thu nhập 15 triệu đồng vẫn 'oằn lưng' phí đầu năm học 29/09/2022

Thu nhập 15 triệu đồng vẫn 'oằn lưng' phí đầu năm học

Nhiều thứ mạt lắm!😂😂😂

Thu nhập 15 triệu đồng vẫn 'oằn lưng' phí đầu năm học Mỗi lần họp phụ huynh đầu năm, tôi lại hoang mang tột độ vì đủ thứ tiền phải đóng góp, nói là tự nguyện nhưng thực chất toàn áp đặt.

'Học sinh Việt phải học quá nhiều công thức Toán' 27/09/2022

'Học sinh Việt phải học quá nhiều công thức Toán'

!?

'Học sinh Việt phải học quá nhiều công thức Toán' Cách dạy Toán phổ biến ở ta là nêu định nghĩa, công thức, giải bài mẫu, rồi làm bài tập; học sinh giải Toán rất nhanh nhưng không bản chất.

Thí sinh đăng ký xét tuyển sai, cần làm gì? 25/09/2022

Thí sinh đăng ký xét tuyển sai, cần làm gì?

Thí sinh đăng ký xét tuyển sai, cần làm gì? TTO - Nhiều thí sinh nhầm lẫn, sai sót trong đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến trên hệ thống của Bộ Giáo dục - đào tạo dẫn đến rớt đại học.

06/09/2022

Thêm một sự lựa chọn cho các bạn đã tốt nghiệp THPT!

02/09/2022

Kỹ năng thế kỷ 21 ( Partnership 21st century skills)

Trong những năm gần đây, cụm từ “kỹ năng thiết yếu thế kỷ 21” được nhắc đến rất nhiều trên truyền thông trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, tuyển dụng lao động.

Tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ cụ thể các kỹ năng này là gì. Theo như định nghĩa của Tổ chức Đánh giá và Giảng dạy Các Kỹ năng của Thế kỷ 21, gọi tắt là AT21CS (Assessment and Teaching of 21 Century Skills) tại Đại học Melbourne (Úc), kỹ năng của thế kỷ 21 bao gồm 4 nhóm kỹ năng mềm (soft skills) chính.

Thứ nhất là nhóm các kỹ năng tư duy như sức sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời.

Thứ hai là nhóm kỹ năng làm việc như khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm.

Thứ ba là nhóm kỹ năng sử dụng các công cụ làm việc như sự hiểu biết các kiến thức chung về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

Cuối cùng là kỹ năng sống trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa.

Quy luật 15/85

Thực tế cho thấy phần lớn những cá nhân thành đạt hiện nay đều là những người có các kỹ năng mềm rất vững chắc. Theo như một nghiên cứu từ các chuyên gia thì 85% thành công của một người là nhờ vào các kỹ năng mềm, chỉ 15% còn lại đến từ các kỹ năng chuyên môn

Nguyên nhân lý giải cho tầm quan trọng của các kỹ năng mềm trong sự thành công của một cá nhân chính là ở khả năng làm việc tốt trong môi trường thế kỷ 21 mà các kỹ năng này mang lại. Ví dụ như ngày nay máy móc đã giúp con người giải quyết hầu như tất cả các công việc

Nhiều việc đã quy trình hoá rất đơn giản

lúc này phần việc chính mà con người cần giải quyết sẽ tập trung vào khả năng phản biện vấn đề, tính sáng tạo vốn là những việc mà máy móc không thể làm được.
Copy từ zl bạn Tran Hoai Vu.

30 điểm trượt đại học: ‘Nghịch ʟý tᴜyển sinh, không có qᴜốc gia nàᴏ như vậy’ 27/08/2022

30 điểm trượt đại học: ‘Nghịch ʟý tᴜyển sinh, không có qᴜốc gia nàᴏ như vậy’

🤣🤣🤣!

30 điểm trượt đại học: ‘Nghịch ʟý tᴜyển sinh, không có qᴜốc gia nàᴏ như vậy’ Các chᴜyên gia chᴏ rằng, đạt điểm tᴜyển đối 30 vẫn trượt đại học thì là điềᴜ bất thường, nghịch ʟý trᴏng tᴜyển sinh, chưa có qᴜốc gia xảy ra hiện tượng như vậy. Saᴜ khi các trường đại học công bố điểm trúng tᴜy....

7 sai lầm phổ biến của cha mẹ khi dạy con 11/08/2022

7 sai lầm phổ biến của cha mẹ khi dạy con

7 sai lầm phổ biến của cha mẹ khi dạy con Những quan niệm dạy con lỗi thời không mang lại hiệu quả, ngược lại có thể khiến trẻ chống đối và ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái.

Vụ học sinh giỏi nhận điểm 0 môn tiếng Anh vì... ngủ quên: Sai cả lý lẫn tình 04/08/2022

Vụ học sinh giỏi nhận điểm 0 môn tiếng Anh vì... ngủ quên: Sai cả lý lẫn tình

Vụ học sinh giỏi nhận điểm 0 môn tiếng Anh vì... ngủ quên: Sai cả lý lẫn tình Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chương, chiếu theo quy chế coi thi và lời giải thích của ông Tạ Thanh Vũ - phó giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau - về việc một học sinh giỏi nhận điểm 0 môn tiếng Anh vì... ngủ quên, có thể khẳng định họ đã sai cả ...

04/08/2022

Con người nhưng trí tuệ nhân tạo!

Học sinh giỏi nhận điểm 0 môn tiếng Anh vì... ngủ quên 03/08/2022

Học sinh giỏi nhận điểm 0 môn tiếng Anh vì... ngủ quên

Robot làm nhiệm vụ!🤣

Học sinh giỏi nhận điểm 0 môn tiếng Anh vì... ngủ quên TTO - Em H.N.T. là học sinh của trường chuyên, do ngủ quên trong giờ thi tốt nghiệp THPT nên bị điểm 0 môn tiếng Anh. Em T, bị trượt tốt nghiệp và cũng không được xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Tiếng Anh "đội sổ" và có nhiều điểm liệt nhất 26/07/2022

Tiếng Anh "đội sổ" và có nhiều điểm liệt nhất

Bao giờ đá nổi, lông chìm...!

Tiếng Anh "đội sổ" và có nhiều điểm liệt nhất Tiếng Anh không chỉ “đội sổ” vì có tỉ lệ bài thi đạt điểm dưới mức trung bình cao nhất trong các môn thi mà còn là môn có nhiều điểm liệt nhất.

Phổ điểm môn Toán tốt nghiệp thpt 2022 24/07/2022

Phổ điểm môn Toán tốt nghiệp thpt 2022

Phổ điểm môn Toán tốt nghiệp thpt 2022 Xem phổ điểm môn Toán trong kì thi tốt nghiệp thpt năm 2022 từ dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào 24/7. Kết quả phân tích phổ đ...

Phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học năm 2022 24/07/2022

Phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học năm 2022

Phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học năm 2022 Trong 5 tổ hợp, A00 cao nhất, đỉnh phổ điểm ở ngưỡng 22,5; A01, B00 và C00 khá tương đồng, đỉnh khoảng 20 điểm; riêng D01 có đỉnh thấp nhất 18,5-19 điểm.

Chấm dứt việc dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa ra đề thi Ngữ văn 23/07/2022

Chấm dứt việc dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa ra đề thi Ngữ văn

Chấm dứt việc dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa ra đề thi Ngữ văn “Đề kiểm tra đọc hiểu và viết đánh giá cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung ...

Nhiều trường đại học cẩn trọng, thậm chí 'nói không' với xét tuyển học bạ 21/07/2022

Nhiều trường đại học cẩn trọng, thậm chí 'nói không' với xét tuyển học bạ

Loay hoay với vài mắt xích trên đường Lỉn yếu!

Nhiều trường đại học cẩn trọng, thậm chí 'nói không' với xét tuyển học bạ TTO - Có trường tuyển sinh bằng học bạ được một năm thì bỏ. Có trường không xét học bạ vì không tin kết quả này. Một số trường đưa thêm nhiều tiêu chí sàng lọc khi xét tuyển học bạ.

Vào phòng thi, học sinh khá giỏi 'ngậm' bút ngẩn ngơ khi đề ra khác chút xíu với ôn tủ của giáo viên 18/07/2022

Vào phòng thi, học sinh khá giỏi 'ngậm' bút ngẩn ngơ khi đề ra khác chút xíu với ôn tủ của giáo viên

Cứ như những con vẹt là được khen rồi thì hậu quả sẽ vậy thôi!

Vào phòng thi, học sinh khá giỏi 'ngậm' bút ngẩn ngơ khi đề ra khác chút xíu với ôn tủ của giáo viên Một số em chỉ học theo kiểu thuộc lòng, học vẹt chứ không biết tự học, đề khác một số so với đề cô giáo thôi là đã không biết làm.Đến hiện tại,...

TPHCM: Phụ huynh, học sinh lớp 10 “đau đầu” chọn lựa môn học 18/07/2022

TPHCM: Phụ huynh, học sinh lớp 10 “đau đầu” chọn lựa môn học

TPHCM: Phụ huynh, học sinh lớp 10 “đau đầu” chọn lựa môn học Những ngày qua, hàng chục ngàn học sinh lớp 10 tại TPHCM đã đến trường nộp hồ sơ nhập học sau khi TPHCM công bố danh sách trúng tuyển. Bên cạnh đăng ký nhập học, dù đã được giáo viên tư vấn nhưng nhiều học sinh và phụ huynh cũng r.....

Chuyện buồn sau mùa thi 18/07/2022

Chuyện buồn sau mùa thi

Dối trá lâu quá thành quen rồi!🤣🤣🤣

Chuyện buồn sau mùa thi TTO - Đến bao giờ điểm số sẽ phản ánh trung thực trình độ - năng lực học sinh?

Location

Category

Telephone

Website

Address


161 Đường Số 8, Khu Biệt Thự Nam Phú, Phường Tân Thuận Đông,
Ho Chi Minh City
700000

Other Education in Ho Chi Minh City (show all)
RMIT Vietnam Analytics Club RMIT Vietnam Analytics Club
Ho Chi Minh City

Founded in 2008, Analytics Club aims to aid students as they explore the Business Analytics field.

EVOL Edu EVOL Edu
TTC Building, 1 Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7
Ho Chi Minh City, 700000

Fanpage chính thức của EVOL Edu - một đơn vị thành viên trực thuộc EVOL GROUP

Singapore Singapore
158 Hồ Bá Kiện, P. 15, Q. 10
Ho Chi Minh City

Here is update latest information on Singapore, if you are interested in this, Let's click and like!

Thư Viện Vật Lý Thư Viện Vật Lý
280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5
Ho Chi Minh City, 70000

Upload, download các bài giảng, giáo án, trắc nghiệm, đề thi, đề thi đại học và thi học sinh giỏi, cùng trao đổi kinh nghiệm, trắc nghiệm online - http://thuvienvatly.com

BLUE GALAXY GROUP BLUE GALAXY GROUP
32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường 01, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Ch
Ho Chi Minh City, 700000

BLUE GALAXY GROUP là tổ chức giáo dục được thành lập từ năm 2009 chuyên cung cấp các chương trình học bổng du học, việc làm và định cư tại nước ngoài như Đài Loan, Úc, Canada, Mỹ,...

EF Việt Nam du học EF Việt Nam du học
HM Town Building, Floor 14, 412 Nguyen Thi Minh Khai, Ward 5, District 3
Ho Chi Minh City, 700000

Thành lập năm 1965, EF là tổ chức giáo dục quốc tế lớn nhất thế giới. EF cung cấp các chương trình Du học hè, Ngôn ngữ, Trung học, ĐH & sau ĐH.

PFIEV2007 PFIEV2007
268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10
Ho Chi Minh City, 70000

Solvay Brussels School of Economics and Management - Vietnam Solvay Brussels School of Economics and Management - Vietnam
Room 112, 1st Fl. , HCMC Open University, 97 Võ Văn Tần Street, Ward 6, Dist
Ho Chi Minh City, 600

Solvay Brussels School is a faculty of the Université Libre de Bruxelles http://www.solvay-mba.edu.vn

MT07KHTN MT07KHTN
268 Ly Thuong Kiet, Ward 14, District 10
Ho Chi Minh City

Lớp Kỹ Sư Tài Năng ngành Khoa Học Máy Tính khóa 2007 - Đại học Bách Khoa TpHCM

Legal English Course - Khóa học tiếng Anh pháp lý Legal English Course - Khóa học tiếng Anh pháp lý
180 Nguyễn Công Trứ
Ho Chi Minh City

A legal English course for those who want to work in a professional legal working environment and pu

Tiếng Anh Kế Toán Tiếng Anh Kế Toán
17 Lý Thái Tổ
Ho Chi Minh City, 083

Học Tiếng Anh thật dễ dàng tại www.tienganhketoan.com

Du học Nhật Bản giá rẻ Du học Nhật Bản giá rẻ
140 Đặng Văn Bi, Bình Thọ, Thủ Đức
Ho Chi Minh City, 350-1103

Giá cả hợp lý, uy tín, chất lượng là hàng đầu! Trực tiếp hỗ trợ về nhà ?