
Bản Nủ - Lào Cai, trước và sau trận lũ quét kinh hoàng...
Không còn lại gì :(
Ảnh Xuân Tiến - TTXVN
Nơi chia sẻ, trao đổi giữa Bộ môn Thủy văn và Tài nguyên nước với các đồng
Operating as usual
Bản Nủ - Lào Cai, trước và sau trận lũ quét kinh hoàng...
Không còn lại gì :(
Ảnh Xuân Tiến - TTXVN
Hồ thủy điện Thác Bà có khả năng xả lớn nhất qua cửa xả là khoảng 3000 m3/s, với mực nước dâng bình thường là 58m. Hiện tại vẫn đang mở liên tục 3 cửa xả với công suất tối đa từ cách đây 2 hôm, tuy nhiên nước về hồ có lúc lên tới gần 5000 m3/s, do đó mực nước vẫn dâng nhẹ trong hôm qua, và đang chững lại từ chiều tối hôm qua đến hôm nay ở mức báo động kinh khủng là gần 60m. Quyết định phá đập phụ để xả bớt nước ra ở một cửa khác (có lẽ là cửa phụ số 4) sẽ được đưa ra nếu mực nước vượt quá ngưỡng 61m (thông tin chưa chính thức). Việc này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho đập chính. Tất nhiên, nó sẽ gây ngập lụt phần hạ lưu. Cụ thể là huyện Yên Bình sẽ hứng chịu đầu tiên, nước sau đó sẽ lan về mạn Tuyên Quang, Phú Thọ.
Theo thầy Hoàng Minh Tuyển, lượng nước do xả đập phụ nhìn chung sẽ không ảnh hưởng gây ngập ở Hà Nội.
Giờ này thực sự không biết gì hơn là nhìn trời. Mong bà con Yên Bái bình an và sẵn sàng với bất cứ trường hợp nào, kịch bản nào sẽ được triển khai. Trưa nay có lẽ sẽ là thời điểm quyết định.
Ngoài hệ thống thông tin của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, mọi người có thể cập nhật thêm thông tin diễn biến mưa lũ tại đây
http://phongchongthientaihanoi.com/default.aspx?user=0&pro=ketquado._pctt_hanoi-xemmucnuoc.xemtheogio&mode=view&id1=0&id2=0&fbclid=IwY2xjawFNBI5leHRuA2FlbQIxMAABHZkd_LSQTfZAvHlPV1cQjdp6NnVrsXOnAM7wLAbLoSrn3M6NsMSb2IQpRQ_aem_2JdW0cgYIDDjZD8GInSZKw
Nhìn bảng kết qua đo mưa của các trạm mà thấy kinh khủng, các tỉnh ven biển như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa đều đang mưa mức đỏ rực, hơn trăm mm với chú thích "Mưa rất to".
Mực nước sông Thao thì vẫn dâng, dự báo Hà Nội sẽ có báo động cấp 2 sớm.
Khối mây vệ tinh đang hiện rất to và đi từ phía biển vào. Không biết bao nhiêu trong số hơi nước đó sẽ lại tiếp tục thành mưa rơi xuống.
Hình ảnh : Thu Lan - Đài Đồng Bằng Bắc Bộ
Mực nước nhiều nơi trên sông Thao tăng 2 m trong một ngày vừa qua. Giờ chỉ còn mong mưa ngớt dần đi, đài KTTV dự báo đến tận 12 mới giảm hẳn, lần này chỉ mong dự báo sai cho tạnh mưa sớm.
Tính đến sáng nay, thiệt hại về người trực tiếp do bão vào chủ yếu ở Quảng Ninh và Hải Phòng với con số khoảng gần 30 người (chết và mất tích).
Tiếp theo sau bão, mưa lớn gây sạt lở, ngập lụt, số người chết đang tăng lên, với hàng loạt tai nạn Cao Bằng, Yên Bái...
Tính mạng con người trước thiên nhiên thật nhỏ bé. Mọi người chú ý tuân thủ đúng các hướng dẫn phòng, chống thiên tai từ các nguồn chính thống nhé. Các hoạt động hỗ trợ, cứu hộ, cũng cần phải theo các nguyên tắc và chỉ dẫn của các cơ quan để an toàn và có hiệu quả.
Với các bạn sinh viên, hết sức nghiêm túc giữ an toàn bản thân lúc này, tiết kiệm tối đa các sự cố phát sinh.
Lúc 3h, Hà Nội bắt đầu mưa lớn và gió giật mạnh. Mọi người chú ý không di chuyển, không vội vàng vì cơn dông kéo dài khoảng hơn 1 tiếng sẽ ngớt cho chúng ta xử lý công việc!!
Khoa KTTV&HDH có 02 sinh viên trong số 10 sinh viên HUS đạt học bổng RVN-Vallet danh giá với giá trị gần 30 triệu! Tin nổi không!
Thời tiết mát mẻ, đi đón các em học sinh mới, nhưng niềm vui lại vẫn là buôn chuyện với các em sinh viên cũ, hi ha ho he ;)
Năm nay, theo thông lệ, em nào cũng hóng được đi thực tập thực tế ở đâu.
Đi biển, đi biển, đi biển thôi các bạn ơi!
Thả tim cho đi biển nào!!!!
Miễn phí các thảo luận về khoa học nước, các bạn đăng ký tham gia và lấy tài liệu nhé.
Số lượng sinh viên dự kiến vào ngành Khí tượng và khí hậu học đạt 130% chỉ tiêu dự kiến, tin được không!
Thời đại số, làn gì cũng phải tự răn mình, trời biết, đất biết....
Cả mấy chục vệ tinh trên đầu cũng biết, 24 trên 24 luôn!
Đây là một hệ thống kỳ lạ được phát hiện khi triển khai hạng mục thi công ngầm ở một công trường tại Borujerd, Iran, năm 2015. Các ống nung bằng đất sét và các bình gốm được kết nối với nhau một cách chặt chẽ và được chôn trong các đường ngầm với vật liệu đầm nén một cách cực kỳ tinh xảo, đã hình thành một hệ thống thoát nước cổ đại dưới phần ngầm của một tòa lâu đài. Có lẽ sự giầu có thời đó cũng được nhắc tới một phần thông qua hệ thống các công trình thoát nước trong nhà như vậy
Khảo cổ học đã xác minh sơ bộ hệ thống này có thể xuất hiện trong thời kỳ Sassanian (224-651 sau công nguyên), một số các nhà khoa học cũng đã chỉ ra có thể nó xuất hiện từ trước đó. Tuy có niên đại rất sâu như vậy nhưng kỹ thuật nung, vật liệu ống và bình, cũng như cách lắp đặt nó thực sự làm kinh ngạc các nhà nghiên cứu. Những gì có thể phát hiện được từ hệ thống này quả thực thách thức sự hiểu biết của chúng ta về công nghệ thời cổ đại.
Nếu bạn thực sự tò mò về những kiến thức văn minh thời cổ đại, nếu bạn muốn hiểu được thiết kế và lắp đặt hệ thống thoát nước cho một ngôi nhà, một dãy phố hay cả một thành phố được làm như thế nào, hay đơn giản nếu bạn muốn chứng tỏ người của thời đại hiện đại sẽ có những lợi thế vượt trội hơn người thời xa xưa, bạn có thể sẽ đang ký và học ngay học phần “Thủy văn đô thị” trong kỳ 1 năm học 2024-2025 này nhé.
Image Credit Abandone world
Thứ 7 tràn đầy năng lượng, thầy trò chả biết làm gì, đành đi xuống nhà máy Vinfast tìm kiếm cơ hội học bổng cho môn học "Thủy văn đô thị". Tranh thủ hiệu chỉnh kiểm định bộ Giám sát đường bờ trên nguyên lý hoạt động hạt quaz mới mua. Công nhận mấy thiết bị Hải dương này phải về Hải phòng mới trị được!
À nhân dịp ngập lụt đang gia tăng nhiều nơi, thầy đang nghĩ sẽ cấp học bổng cho các bạn học Thủy văn đô thị nhé. Hiện vật là trang thiết bị di chuyển trong thành phố của Vinfast, bất chấp mọi loại hình thời tiết nhỉ.
Hôm nay đọc một cái quảng cáo thấy dạy HEC RAS 225 nghìn đồng một khóa. Tự nhiên nghĩ hai ba năm vừa rồi mình dạy cũng nhiều nhiều khóa online cho Mike 11 với Mike Urban.
Hay là tháng 9 này lại mở một khóa dạy về mô hình thủy văn đô thị online nhỉ. Free for everyone?
Like if you like.
Ảnh: Demo kết quả chạy ngập lụt của thành phố Thanh Hóa, sản phẩm của thầy và trò - Lien Nguyen
Nghiên cứu về cân bằng nước trên lưu vực, cây trồng, và những vấn đề về các bon với lại nét dê rô. Cần 01 bạn tham gia, lương dự án kéo dài 03 năm, làm việc trực tiêp dưới sự điều hành của thầy. All students are welcome.
Ưu tiên các bạn biết uống rượu và không bỏ buổi khảo sát vào sáng hôm sau.
Mại dô!
2017, khởi động công việc đầu tiên với thành phố Hà Tĩnh, triển khai hơn 1 tháng thực địa để đo đạc khảo sát hệ thống và thu thập dữ liệu tại thành phố Hà Tĩnh, trong đấy có gần 1 tuần đưa sinh viên Lê Khánh đi kiểm tra khảo sát hệ thống thoát nước thành phố. Gặp được rất nhiều người tâm huyết và có những kinh nghiệm hết sức quý báu về mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn.
2024, quay lại với Hà Tĩnh nhưng ở một địa bàn khác, huyện Thạch Hà, nhưng xét về rất nhiều khía cạnh thì lại rất giống với thành phố Hà Tĩnh năm ấy. Học thầy không tầy học bạn, tham gia cùng đợt lại là rất nhiều những người dân bản địa và những cán bộ kỹ thuật của huyện Thạch Hà. Hy vọng sẽ lại thu được nhiều kinh nghiệm quý báu như với lần làm việc ở thành phố Hà Tĩnh ngày xưa.
Học đi đôi với hành, bác nói công nhận là chuẩn thật. Vài năm nữa lại có một bộ Mike Urban Thạch Hà nhỉ :)
Có công ty chuyên về ứng dụng tài nguyên và môi trường nước đang bị áp lực vì quá nhiều dự án, có bạn nào muốn giải cứu họ không? Apply now!!!
Báo cáo đánh giá tác động môi trường là chốt chặn quan trọng để đảm bảo cho các dự án khi được triển khai thực hiện sẽ mang lại tác động tốt cho môi trường, xã hội, ngoài những lợi nhuận tài chính thì còn đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xã hội.
Năm học này lớp K66 Tài nguyên nước và Môi trường thuộc Ngành Tài nguyên và Môi trường nước, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH QGHN đã kết thúc khóa học Đánh giá tác động môi trường với 06 báo cáo thực tế của các dự án vừa được triển khai (thanks to AFD - Agence Française de Développement), học sinh đã được thực tập triển khai báo cáo DTM, đọc phản biện chéo, trình bày và thảo luận như những chuyên gia thực thụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết thúc khóa học tất nhiên là không được cả lớp full A rồi, làm gì có chuyện đấy, nhưng thầy cũng thấy nhẹ nhõm khí có 1, 2 bạn khá nhập tâm và biết sử dụng kiến thức cơ bản tài nguyên nước trong nhận xét đánh giá báo cáo, và cũng không có bạn nào quá đuối để làm hỏng báo cáo DTM cả. Chúc mừng cả lớp, biết đâu chỉ 1, 2 năm nữa các bạn lại có thể kiếm tiền một cách sòng phẳng từ những báo cáo DTM tương tự.
Chân trời năm ấy chúng ta cùng chỉ chỏ ngắm nhìn say mê :)
Mỗi chuyến đi trip với cả Khoa là lại một kho tàng chuyện.
Lập team đi bộ dưới lòng cống các bạn ơi :)
Mơ ước được nhìn thấy dòng sông Tô Lịch trong xanh như trong truyền thuyết cuối cùng cũng đã sắp thành hiện thực.
Những năm 97-98 đi bộ trên những đám bèo lục bình ra giữa dòng để lấy mẫu nước quan trắc môi trường với sếp Trần Đà, lúc nào cũng thắc mắc ngày xưa không biết câu chuyện vua chúa chèo thuyền ở đây nó ra làm sao. Vèo cái gần ba chục năm sau thì chuẩn bị được chèo kayak rồi này.
https://www.facebook.com/Theanh28.Hanoi/posts/pfbid035u4vfcxq9XdfLYZ5qXDYcipjfc8gvaKED3cYNJTA3mUUga8kC3UxDZcdPFz5xiHNl?_rdc=1&_rdr
Giữ nguyên quan điểm đã chia sẻ với các bạn sinh viên khi khai mạc buổi Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học: 12 báo cáo của 12 nhóm đều đáng trao giải, sẽ có sự chênh lệch đâu đó về hàm lượng khoa học, về khối lượng công việc, hay về kỹ năng trình bày, tuy nhiên tất cả các bạn đã đi đến đích cùng nhau khi có mặt để báo cáo trước hội nghị những gì mình đã nghiên cứu được trong học kỳ qua, đó là thành quả đáng trân trọng!
👍Mai Hoàng, với tiếp cận hỗ trợ các công tác sau lũ, đã xây dựng cách đánh giá rủi ro thiệt hai do lũ gây ra, được triển khai thử nghiệm trên lưu vực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
👍Thu Anh, tiếp nối những đam mê chế tạo gầu đo mưa, lần này quay về với ứng dụng mô hình số trị WRF để mô phỏng dông cho khu vực Bắc Bộ.
👍Hoàng Nam, tài tử beatbox lần này đã tính toán xác định mối quan hệ giữa sóng và gió, để cho Xuân Quỳnh sẽ không còn phải hỏi sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu nữa... Tất cả đều bắt đầu từ số liệu thực đo, và với Nam trong nghiên cứu này thì đó là số liệu vừa thực đo vừa kết hợp tái phân tích ERA 5.
👍Với thắc mắc sau khi đi thực tập thực tế ở Sầm Sơn sóng đánh tụt quần, Quang Hưng đã quyết tâm nghiên cứu làm sao để tách được sóng lừng và sóng gió trong muôn vàn loại sóng của ngành Hải dương học.
👍Mai Hương, cô học trò năm 3 đã mạnh dạn tìm hiểu mô hình máy học nổi tiếng SOM để phân tích các hình thế gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ
👍Sóng Hải, với sự hỗ trợ của thầy Hồng Quang, đã xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu hải dương học với định hướng tối ưu cho người dùng và người quản lý.
👍Hồng Quân, một đại diện hiếm hoi của giới quân sự năm nay đã mạn dạn tìm hiểu dao động BSISO để dự báo mưa lớn hạn nội mùa. Quân sự tại sao quan tâm đến mưa lớn hạn nội mùa nhỉ, hãy hỏi Quân để có chi tiết nhé.
👍Hồng Hạnh, sau khi thực tập và nghiên cứu về dữ liệu viễn thám, đã mày mò ngồi coding để phân tích các ảnh Sentinel 2 và Landsat 7 nhằm phát hiện sự xâm nhập mặn. Ai muốn uống cà phê muối có lẽ cần hỏi Hạnh nhiều!
👍Vũ Hà, quê Thái Bình, với mong muốn cống hiến kiến thức cho quê hương, đã nghiên cứu ứng dụng LSTM để dự báo dòng chảy ngày trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình.
👍Tiếp tục phát triển các nghiên cứu ấp ủ từ năm trước, năm nay Đức Minh trình bày kết quả tính toán độ bất định của số liệu lưu lượng từ số liệu đo mực nước và mối quan hệ Q-H.
👍Anh Hoàng và Việt Hoàng, người thì nghiên cứu mô phỏng thủy văn và dòng chảy một chiều, người thì tìm hiểu mô phỏng tính toán hai chiều, cùng kết hợp lại để tìm ra lời giải cho bài toán dòng chảy lũ đến trạm thủy văn trên sông Kỳ Lộ, Phú Yên.
👍Và cuối cùng là nhóm tam ca Minh Quân, Bá Huy, Quế Chi với việc kiểm nghiệm sử dụng các công cụ AI để lựa chọn biến đầu vào cũng như phân tích khôi phục dữ liệu lưu lượng nước cho trạm thủy văn Pô Lếch trên sông Đà.
12 báo cáo, mỗi báo cáo một hình một vẻ, chúc mừng các bạn và mong rằng tình yêu với nghiên cứu khoa học sẽ còn mãi, phát triển và đạt được nhiều kết quả tốt hơn nữa trong tương lai.
BẠN CÓ BAO GIỜ TỰ HỎI NƠI BẮT ĐẦU CỦA NHỮNG CON SUỐI, DÒNG SÔNG ĐỔ RA BIỂN LỚN⁉️🧐
Đến với Ngành Tài nguyên và Môi trường nước, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH QGHN để khám phá ngay thuiii nàooo
_________________________________
🌷 THÔNG TIN TUYỂN SINH 🌷
💧 Mã ngành đào tạo: QHT92
💧 Thời gian đào tạo: 4 năm
💧Các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, B00, D07
_________________________
🌏 Địa chỉ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
🌐 Website: http://hmo.hus.vnu.edu.vn/
Hotline: 024 3858 4943
Email: [email protected]
Chương trình giao lưu với Học viện Kỹ thuật quân sự (MTA) các HMOer ơi:
- Chiều 20.04 có mặt tập trung 1h30 tại cổng học viện để các chú bộ đội đón vào
- Từ 2h đến 4h thi đấu giao lưu các bộ môn: Cầu lông, đá cầu, kéo co
- Từ 5h đến 6h: Thi đấu giao lưu bóng đá
- Từ 6h30 đến 8h30: Giao lưu văn hóa ẩm thực và ca nhạc.
Các bạn chú ý đăng ký gấp để Ban tổ chức dự trù các hoạt động cho tốt nhé!!!
Nhanh quá, đã 11 năm trôi qua!
Tự hào về một ngày thế giới của chính ngành học!
Dạo này bà con rộ lên chê bạn gì không biết nhạc sáng tác na na na na ... nhưng họ không biết đến ngay cả Queen cũng chỉ biết
Mm-bah-dah
Dum-dum-bah-beh
Doo-ba-dum-ba-beh-beh
Pressure...
Pushing down on me
Pushing down on you, no man ask for
Under pressure
That burns a building down
Splits a family in two
Puts people on streets
Um-ba-ba-beh
Um-ba-ba-beh
Dee-day-da
E-day-da, that's okay...
Thực ra bài hát này có đoạn dạo rất hay, được dùng lại trong bài Ice ice baby gắn liền với bộ phim Ice Age (Kỷ băng hà) cực đỉnh luôn. Mà muốn hiểu được rõ bộ phim hoạt hình đình đám này thì có lẽ chúng ta nên có một chút hiểu biết về Biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì khi xem sẽ rất chi là thích thú đấy.
Vậy vào học Ngành Tài nguyên và Môi trường nước, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH QGHN ở Khoa Khí tượng Thủy văn & Hải dương học - Trường Đại học KHTN - ĐH QGHN lại là điều đúng đắn nên làm rồi các bạn ạ.
Queen - Under Pressure (Official Video) Taken from Hot Space, 1982.Click here to buy the DVD with this video at the Official Queen Store:http://www.queenonlinestore.comThe official 'Under Pressure'...
Ngồi tìm tài liệu, vớ được cái file đã soạn cách đây 20 năm. Chính xác là hơn 20 năm một chút, trong một dự án của Hoàng gia Thái Lan thời còn đi học ở AIT. Lúc đó đã ước ao sẽ có một ngày được tham gia dựng một hệ thống cho thành phố Hà Nội nhà mình.
Sau 20 năm ước mơ ấy vẫn còn nguyên, nóng hổi và đầy nhiệt huyết. Tức là vẫn chưa làm được, hê hê.
Em đi chơi thuyền, trong Thảo Cầm Viên
Thuyền em hình con vịt, nó bay bay bay,
Vui quá bạn ơi...
Vui thì vào đi thực tập nhé.
Luận MC bảo: "La pu ta in dơ sờ kai" thế là cả khoa vỗ tay bắt đầu !
Nhiệt liệt chào mừng K68 HMO!!!
Bộ môn Thủy văn và tài nguyên nước, tiền thân là Bộ môn thủy văn, được thành lập vào năm 1984 tại Khoa Địa lý - Địa chất trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ban đầu, bộ môn gồm 4 cán bộ giảng dạy: PTS.Nguyễn Văn Tuần, KS. Nguyễn Thị Nga (về trường từ 1979 ở Bộ môn Địa lý), KS. Nguyễn Thị Phương Loan và KS. Nguyễn Thanh Sơn (về trường từ 1983 ở Bộ môn Hải dương) và 1 cán bộ nghiên cứu: KS. Đặng Quý Phượng (về trường 1981 ở Bộ môn Địa mạo). Trong bối cảnh phát triển của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Bộ môn Thủy văn , luôn coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, đảm bảo cả về số lượng, lẫn chất lượng và cơ cấu. Cụ thể, đến nay Bộ môn có 3 phó giáo sư, 3 tiến sĩ; 2 nghiên cứu sinh; 1 thạc sĩ. Đến năm 2016, bộ môn đổi tên thành Bộ môn Thủy văn và Tài nguyên nước, và đào tạo sinh viên theo hai hướng Thủy văn lục địa và Quản lý tài nguyên nước theo yêu cầu phát triển của ngành.
Bộ môn Thủy văn bắt đầu đào tạo đại học ngành thủy văn đầu tiên vào năm 1985. Từ năm 2004, bắt đầu đào tạo sau đại học cả hai bậc tiến sỹ và thạc sỹ. Ngành tài nguyên và môi trường nước bắt đầu được bộ môn đào tạo từ khóa K64 (năm 2019) theo quyết định ban hành đào tạo số…. của Đại học Quốc gia Hà Nội ký ngày….Nhiều cử nhân được đào tạo tại Bộ môn hiện nay đã và đang làm việc trong ngành và giữ nhiều vị trí quan trọng như: PGS.TS. Vũ Thu Lan (K30) - Phó Viện trưởng Viện Địa lý; TS. Lê Thị Việt Hoa (K30), ThS. Nguyễn Thị Tuyết (K32) - Chủ nhiệm Khoa Khí tượng Thủy văn Trường Đại họcTài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, PGS.TS. Trần Ngọc Anh (K36) - Phó Chủ nhiệm Khoa KTTV & HDH kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Thủy văn, TS. Đặng Thanh Mai (K36) - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV trung ương, ThS Trịnh Xuân Quảng (K36) - Chánh Văn phòng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN&MT, Trần Duy Chiến (K36) - Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh).
Monday | 08:00 - 17:00 |
Tuesday | 08:00 - 17:00 |
Wednesday | 08:00 - 17:00 |
Thursday | 08:00 - 17:00 |
Friday | 08:00 - 17:00 |
If you need to improve your English for Economics and Law, this page may help.
Trang học tiếng Anh dành cho các học sinh lấy lại kiến thức cơ bản và nâng cao từ mất gốc đến tăng tốc đạt điểm cao trong các kì thi. Học tiếng Anh hiệu quả từ "zero" đến "hero" cùng cô Thái Linh.
Chuyên gia đào tạo bán hàng (Sales) theo phong cách của người Do Thái.
Ukonline.vn là dự án giảng dạy tiếng anh, chuyên cung cấp các khóa học trực tuy?
Trang thông tin chính thức của Khoa Viễn Thông 1 - Học viện Công nghệ Bưu chính Vi
Đây là khóa học trực tuyến tin học văn phòng cấp tốc của Unica. Khóa học dàn
Fanpage chính thức của Thầy Dĩ Thâm - Chuyên luyện thi Vật Lí 12 và Kỳ thi THPT Quốc Gia, Đại học
Đề thi thử TN THPT, Đề Đánh giá năng lực, Giáo án, Chuyên đề MỚI NHẤT
Đào tạo nhân lực lao động Nhật Bản,Đài Loan
TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN CỦA KẺ LƯỜI BIẾNG !!!