
Họp phụ huynh kết thúc lúc 10:20!
Theo dõi hàng tuần, báo cáo thường xuyên kết quả học tập và phát triển của con
Cảm ơn và trân trọng những phụ huynh Hương Aroma
Trân trọng,
iCoach - Học viện tiên phong đào tạo thói quen sống cho trẻ tại Việt Nam
Operating as usual
Họp phụ huynh kết thúc lúc 10:20!
Theo dõi hàng tuần, báo cáo thường xuyên kết quả học tập và phát triển của con
Cảm ơn và trân trọng những phụ huynh Hương Aroma
Trân trọng,
Buổi học số 2
✅Xác định giá trị bản thân
Đầu óc đỡ chân tay
Giờ mới thực sự ưng công cụ all -in- one
Câu chuyện hiện tại tốih gặp một tài năng
Đây là Tuyên,
Năm nay tròn 14 tuổi rưỡi, ngoại hình cân đối do tập gym 4b/tuần. Về phần điểm mạnh, 8 phần tài năng 2 phần may mắn.
Tuyên có 5 tranh tác phẩm cần hoàn thành trong 2 năm để được cấp học bổng và du học, Tuyên sẽ theo về hội hoạ hoặc những ngành cần tư duy đồ hoạ. Chính 3 thầy đầu ngành thừa nhận Tuyên có tài năng đặc biệt ấy. Tuyên chỉ còn 2 tranh nữa là hoàn thành, dù thời gian còn rất nhiều.
2 phần may mắn vì gia đình Tuyên đủ điều kiện cho con thoả thích phát huy. Cũng phần gia đình Tuyên có những quyết định rất quyết đoán, như việc chuyển trường để con đi đúng tài năng, dù kết quả đó phải là nỗ lực của mẹ, bố, ông bà… về mặt tư tưởng tốt cho con cháu
Trước khi Tuyên được kèm cặp, Tuyên đã có những suy nghĩ rất sâu sắc về một vấn đề. Điều ấy chứng tỏ bạn ấy có khả năng hiểu rõ bản chất của một vấn đề. Dấu hiệu tư duy nhanh nhậy và logic ở đây Tuyên cũng có rất nhiều tiềm năng, có thể phát huy hết điểm mạnh là cách nhanh nhất giúp Tuyên bứt phá.
Quá là tự hào khi bạn ấy cũng rất quý thầy.
Hôm nay Tuyên cho mình xem tác phẩm, mẹ Tuyên vẫn thắc mắc là sao lại đồng ý cho thầy chụp ảnh, mẹ Tuyên khó làm việc đấy.
Nhìn xong tác phẩm của bạn này mới thấy một bộ não nhiều sáng tạo và tài năng thì đúng là mình không có hiểu thì thật khó có thể cảm nhận hết được. Haha
:1
Khai xuân Eduboss và iCoach! Chúc cả nhà một khởi đầu may mắn và một năm thịnh vượng!
Hiện tại mình đã đủ công cụ để mỗi một cá nhân dù có chán đời đến mấy cũng có thể tự cân bằng cuộc sống.
Điều bạn chưa có kết quả đơn giản là bạn chưa có công cụ để bạn xác định tiềm năng bản thân và một lộ trình dài hạn.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÌNH THÀNH THÓI QUEN CHO CON MÀ ÍT PHỤ THUỘC VÀO SỰ QUYẾT TÂM HƠN?
Câu trả lời chính là KỈ LUẬT.
Chúng ta đã biết, vì thói quen phụ thuộc vào sự quyết tâm nên sinh ra vòng lặp:
1. Không có ý định thay đổi ▶️ 2. Dự định thay đổi ▶️ 3. Chuẩn bị thay đổi ▶️ 4. Bắt đầu hành động ▶️ 5. Duy trì thói quen ▶️ 6. Tái diễn hành vi cũ.
Khi chuỗi hoạt động này lặp đi lặp lại liên tục, giai đoạn 5 sẽ ngày càng lớn và hình thành thói quen ở con. Tuy nhiên, sự quyết tâm đến từ cảm hứng và thường bị chi phối bởi cảm xúc. Chính vì vậy, khi sự phấn khích qua đi mà vòng lặp chưa đủ lớn, con sẽ không thể hình thành thói quen như mong muốn.
Trong khi đó, kỉ luật là những hành động nhất quán, đến từ sự cam kết và không phụ thuộc vào cảm xúc. Khi sự phấn khích qua đi, từ giai đoạn 5 chuyển sang giai đoạn 6 và quay về giai đoạn 1, con vẫn sẽ đủ kỉ luật để tiếp tục đến các giai đoạn sau mà không phải dừng lại hoàn toàn. Không chỉ vậy, kỉ luật còn giúp sự lặp lại vòng lặp quyết tâm rút ngắn hơn, giai đoạn 5 duy trì được lâu hơn.
Dưới đây là cách iCoach cùng học viên hình thành kỉ luật khi bắt đầu hành trình hình thành thói quen:
1. Trò chuyện với con như hai người bạn
2. Để con là người đưa ra mục tiêu và cam kết cho quá trình thay đổi bản thân
3. Lắng nghe chân thành không đánh giá, đưa ra ý kiến (nếu cần)
4. Thống nhất cam kết 2 bên
Chúc cha mẹ và con sẽ có những hành trình thay đổi thói quen thú vị! 😉
𝐓𝐀̣𝐈 𝐒𝐀𝐎 𝐂𝐇𝐔́𝐍𝐆 𝐓𝐀 𝐍𝐄̂𝐍 Đ𝐎̣𝐂 𝐒𝐀́𝐂𝐇 𝐓𝐇𝐀𝐘 𝐕𝐈̀ 𝐗𝐄𝐌 𝐘𝐎𝐔𝐓𝐔𝐁𝐄 - 𝐗𝐄𝐌 𝐏𝐇𝐈𝐌 𝐀̉𝐍𝐇?
****************
- Tại vì bán cầu não chúng ta chia làm 2, não bên trái xử lý chức năng thông tin, ngôn ngữ, con số, não bên phải xử lý chức năng hình dung, tưởng tượng.
✅ Càng mở mạng, xem clip hay xem tivi, tức là càng xem những cái cụ thể chúng ta càng phát huy chức năng của não phải.
✅ Chỉ có đọc sách, chìm vào thế giới của những suy ngẫm, tư duy, logic ta mới có thể phát huy chức năng của não trái.
Mà các em biết không, con người khác con vật ở chỗ, con người biết tưởng tượng, con vật thì không. Con người tạo ra một đời sống như ngày hôm nay, với rất nhiều những phát minh như ngày hôm nay suy cho cùng vì con người biết tưởng tượng.
••• 𝐌𝐀̂́𝐓 𝐓𝐔̛𝐎̛̉𝐍𝐆 𝐓𝐔̛𝐎̛̣𝐍𝐆 𝐋𝐀̀ 𝐌𝐀̂́𝐓 𝐇𝐄̂́𝐓 •••
𝑽𝒂̣̂𝒚 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒕𝒂̣𝒊 𝒔𝒂𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒕𝒂 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 đ𝒐̣𝒄 𝒔𝒂́𝒄𝒉, 𝒄𝒂́𝒄 𝒆𝒎 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒓𝒐̂̀𝒊 𝒄𝒉𝒖̛́?
Chào 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐓𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐡𝐨̣𝐜 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐊𝐡𝐚𝐢 𝟏 - 𝐓𝐏 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐨𝐚́ với hơn 1700 bạn học sinh. ❤️
• Ngôi Trường có văn hoá rất ấn tượng.
Mỗi người đều làm chủ 3 năng:
- 𝑻𝒂̀𝒊 𝒏𝒂̆𝒏𝒈: Năng lực trời ban
- 𝑲𝒉𝒂̉ 𝒏𝒂̆𝒏𝒈:Tư duy, kỹ năng được học, rèn luyện
- 𝑻𝒊𝒆̂̀𝒎 𝒏𝒂̆𝒏𝒈: Góc ẩn của 2 thứ bên trên.
.
HÀNH TRÌNH HÌNH THÀNH THỚI QUEN CỦA TRẺ: SỰ BIẾN ĐỔI LIÊN TỤC CỦA QUYẾT TÂM
Khi tìm kiếm trên Google với cụm từ "thời gian hình thành thói quen", chúng ta có rất nhiều con số: 21 ngày, 66 ngày, 7 tuần, 254 ngày,...
Tuy nhiên, không hề có bằng chứng khoa học nào chắc chắn cho các con số này. Thời gian hình thành thói quen phụ thuộc vào sự quyết tâm của trẻ. Đáng tiếc, trạng thái quyết tâm không phải lúc nào cũng được sạc đầy 100%. Khi bắt đầu hành trình thay đổi thói quen cho con, cha mẹ cần chấp nhận: sẽ có những giai đoạn con nản chí và dường như phải bắt đầu lại từ đầu. Khi đó, ta sẽ có một vòng tuần hoàn tự động:
Không có ý định thay đổi ▶️ Dự định thay đổi ▶️ Chuẩn bị thay đổi ▶️ Bắt đầu hành động ▶️Duy trì thói quen ▶️ Tái diễn hành vi cũ.
Cha mẹ hãy yên tâm, vì khi vòng tuần hoàn này lặp lại đến con số đủ lớn, thời gian cho giai đoạn 5 sẽ kéo dài hơn, cho đến khi triệt tiêu hoàn toàn các giai đoạn khác. Đây là một phần bắt buộc trong hành trình hình thành thói quen của con, chỉ cần con không bỏ cuộc hoàn toàn thì thói quen tốt đẹp sẽ liên tục được xây dựng và tái tạo.
Hãy đồng hành và động viên con trong những giai đoạn quyết tâm đi xuống cha mẹ nhé!
Chúc các con đi thi dễ dàng hơn với 5 mẹo nhỏ của iCoach nhé ❤
Thắng bại tại tư duy!
Tháng 11 này có duyên với TP Thanh Hoá ❤️
NHỮNG KHUNG GIỜ GIÚP CON ÔN TẬP HIỆU QUẢ HƠN
Đã đi qua nửa học kì, những bài kiểm tra và kì thi giữa kì 1 đang đến gần. Để tránh việc học bị quá tải, hãy cùng iCoach xác định khung giờ lý tưởng cho từng nhóm môn học dựa trên cách thức hoạt động của não bộ và năng lượng cơ thể trong ngày, cũng như đặc điểm của từng môn học.
6 THÓI QUEN HỌC TẬP TẠO NÊN BỘ NÃO THIÊN TÀI CỦA ALBERT EINSTEIN
1. Đặt câu hỏi
Khi được dạy một kiến thức nào đó, đừng vội viết lại mọi thứ, chấp nhận chúng như một lẽ đương nhiên. Thay vào đó, hãy học tập Einstein, đào sâu vào kiến thức đó và đặt câu hỏi.
Đừng vội dừng lại việc học tập sau khi nghe xong một bài giảng hay đọc xong một cuốn sách, hãy đào sâu kiến thức đó bằng cách đặt câu hỏi. Việc này sẽ giúp con hiểu rõ vấn đề và ghi nhớ lâu hơn.
2. Cho bộ óc nghỉ ngơi
Nếu gặp một bài tập khó nhằn và đã quá đau đầu vì nó, hãy tạm dừng để bộ óc được nghỉ ngơi. Sau khoảng thời gian “nạp pin và tái tạo”, bộ não sẽ hoạt động tốt hơn là liên tục cằng thẳng đến cạn kiệt năng lượng.
3. Trải nghiệm nhiều điều khác nhau
Einstein thích chơi violon, có một đời sống xã hội thú vị và học tập không ngừng nghỉ. Khi quá tải với vấn đề A, ông có thể chuyển sang vấn đề B. Có khả năng chuyển đổi từ thứ này sang thứ khác giúp học sinh tránh được cảm giác mắc kẹt.
Ví dụ: Trong quá trình ôn tập, đừng chỉ tập trung vào một môn học đến mức quá tải. Nếu đã quá căng thẳng với môn Toán, hãy thử chuyển sang Văn, Anh,... Cứ tuần hoàn như vậy cho đến khi hoàn thiện việc ôn tập.
4. Muốn học điều gì, hãy giao lưu với người giỏi điều đó
Cũng giống mọi thứ khác trong cuộc sống, cách dễ nhất để được truyền cảm hứng làm một việc là giao lưu với những người khác, đặc biệt là những chuyên gia trong lĩnh vực đó. Khi học hãy chăm chỉ giao lưu với người hướng dẫn, giáo viên hoặc bạn bè của mình.
5. Đừng quá để tâm đến mọi thứ không liên quan đến mình
Einstein chưa bao giờ quan tâm đến bất kỳ sự kiện nào xảy ra xung quanh ông. Nếu chúng không trực tiếp khiến ông hứng thú, ông sẽ chẳng mảy may quan tâm đến chúng. Với chúng ta, đừng bị cuốn vào những vấn đề không liên quan đến mình.
6. Hãy mở lòng chấp nhận thất bại và là người tiên phong
Khi học, hãy thoải mái mong đợi và chấp nhận thất bại. Trong cuộc sống này chẳng có gì hoàn hảo cả và việc học tập cũng vậy. Sẽ có nhiều lúc con gặp thất bại và thậm chí là thất bại ê chề nhưng chính đó mới là thứ khiến thành công trở nên đáng giá hơn.
Con có thể trở thành thiên tài nếu tìm đúng cách học!
HỌC THÊM VÀ TỰ HỌC: PHƯƠNG PHÁP NÀO TỐT HƠN?
🌷 TỰ HỌC
✅ Ưu điểm:
Linh hoạt: Tự học cho phép con tự quản lý thời gian học tập và nội dung cần học. Điều này có thể giúp con tập trung vào những gì con thấy thú vị và cần thiết nhất.
Tự xây dựng kế hoạch phù hợp nhất với bản thân: Con có thể tạo kế hoạch học tập dựa trên mục tiêu cá nhân và khả năng, nhịp độ của riêng mình.
Tiết kiệm chi phí: Tự học thường không đòi hỏi trả học phí.
Phát triển tư duy tự lập: Tự học khuyến khích phát triển tư duy tự lập và khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Điều này cũng giúp con phát triển kỹ năng nghiên cứu và khám phá.
✅ Yêu cầu
Tự quản lí thời gian: Tự học yêu cầu con tự quản lý thời gian và xác định lịch học sao cho phù hợp.
Tự tìm hiểu kiến thức: Con phải tìm và nắm vững tài liệu học một cách độc lập.
Tính kỉ luật cao: Tự học yêu cầu con cần có ý thức tự giác học tập cao vì sẽ không có ai quản lí hay giới hạn bất cứ điều gì.
Có mục tiêu - kế hoạch học tập rõ ràng
🌷 HỌC THÊM:
✅ Ưu điểm
Sự hỗ trợ chuyên nghiệp: Học thêm thường dựa trên hướng dẫn từ giáo viên, người dạy chuyên nghiệp, hoặc chương trình đã được thiết kế sẵn.
Được cung cấp công cụ học tập: Học thêm có thể cung cấp tài liệu học chất lượng và cấu trúc giảng dạy, giúp con tiếp cận kiến thức một cách có hệ thống.
Tương tác xã hội: Trong lớp học thêm, con có cơ hội tương tác với người học khác, thảo luận và học hỏi từ nhau.
✅ Yêu cầu
Chí phí: Phụ huynh nên cân nhắc để lựa chọn lớp học có chi phí phù hợp đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng.
Kỉ luật: Học thêm yêu cầu con có kỷ luật vì có lịch trình cụ thể và nội quy lớp học bắt buộc phải tuân theo.
Tập trung: Lớp học thêm thường có đông học sinh, lộ trình được xây dựng dựa trên những đặc điểm của cả lớp chứ không phải của riêng con. Con cần tập trung để theo kịp chương trình ở lớp.
🌷Cách nào tốt hơn phụ thuộc vào mục tiêu và đặc điểm tính cách, khả năng học tập của con. Một số học sinh lựa chọn tự học vì khả năng tùy chỉnh cao, trong khi những học sinh khác thích học có hướng dẫn chuyên nghiệp từ giáo viên. Kết hợp cả hai cách cũng có thể là một lựa chọn tốt, giúp con kết hợp sự linh hoạt của tự học với sự hỗ trợ từ học thêm.
9. Sợ thi cuối kì
Thi cuối kì được coi là giai đoạn đáng sợ nhất của mỗi năm học. Bài thi này yêu cầu học sinh nắm vững được kiến thức của cả năm học để đạt kết quả tốt nhất.
Chính vì vậy, học sinh thường có xu hướng căng thẳng và lo lắng trong giai đoạn này. Phần lớn là do có quá nhiều kiến thức cần ôn tập. Nếu không có kế hoạch học tập hợp lí, các con dễ rơi vào tình trạng học nhồi nhét liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
Hãy nhớ, học là cả một quá trình, cần thời gian và kế hoạch hợp lí. Hãy học thật tập trung, ghi chép bài đầy đủ và nắm vững kiến thức khi học đến bất cứ bài học nào nhé.
10. Hay phạm lỗi do bất cẩn
Không ít học sinh thắc mắc: Tại sao con hiểu bài, con thấy con làm được bài mà kết quả điểm lại không cao?
Đáp án chính là do những lỗi rất nhỏ nhưng cực kì quan trọng. Ví dụ: trong môn Toán, học sinh thường mắc những lỗi nhỏ như nhầm dấu, quên chú thích hình,... Tất cả những lỗi đó đều có thể dẫn đến kết quả sai hoàn toàn.
Vậy nên, hãy cố gắng làm thật cẩn thận, kiểm tra bài ngay sau khi làm để làm đến đâu, chắc đến đó. Nếu lỡ sai rồi thì đây sẽ là bài học để tránh mắc phải lần sau. Nhớ luôn luyện tập chú ý từ chi tiết nhỏ để tạo thành thói quen nhé.
11. Chịu áp lực từ gia đình
Nếu con vẫn trả lời con học vì bố mẹ hoặc không thể trả lời câu hỏi "học để làm gì?", con vẫn đang không có động lực học tập thật sự. Học vì áp lực gia đình sẽ gây ra trạng thái mệt mỏi, thậm chí là chán học ở con.
12. Có quá nhiều thứ để học và quá ít thời gian
Học sinh Việt Nam thường rơi vào trạng thái: lúc thì không có gì làm, lúc lại có quá nhiều thứ phải hoàn thành. Hay nói cách, đó là tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Những học sinh xuất sắc làm chủ thời gian của mình bằng cách sắp xếp ưu tiên công việc. Một ngày chúng ta đều chỉ có 24 giờ, nếu không biết sắp xếp hợp lí con sẽ luôn bề bộn trong đống bài tập và deadline trên trường.
13. Không có động lực học
Không có học sinh lười, chỉ có học sinh không có mục tiêu. Mục tiêu tiếp thêm năng lượng và sức mạnh cho chúng ta. Không có mục tiêu, chúng ta luôn cảm thấy lười biếng, mệt mỏi.
14. Dễ dàng bỏ cuộc
Đa số chúng ta không có mục tiêu rõ ràng là đạt điểm 10 hay vươn lên đứng nhất, do đó não bộ chúng ta tự ngưng hoạt động và làm chúng ta mất năng lượng. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta dễ dàng bỏ cuộc.
15. Thầy cô dạy không lôi cuốn
Đừng đổ lỗi cho thầy cô giáo. Hãy học cách chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. 99% những người học giỏi đều có kĩ năng tự học tốt.
16. Không có hứng thú với môn học
Hãy tiếp nhận một sự việc theo những cách nhìn khác nhau. Có phải con không có hứng thú với môn học đó chỉ vì môn đó con đang học kém hay không?
FYT (FPT Young Talents) - Trung tâm tài năng trẻ FPT.
Dmack là đơn vị Du học Nhật- Hàn hàng đầu với 7 chi nhánh, hơn 4000 học viên xuất cảnh thành công.
Tuấn Anh EduTech tư vấn giáo dục sớm Kids Up Tiếng Anh Monkey Tiếng Anh Babilala, EduPia và ELSA-0912896936; fb tuananhedutech
📌Dạy học chạy quảng cáo bán hàng online thực chiến,Mr Đẹp Trai đã có 8 Năm kinh nghiệm bán hàng Fb🎉Hotline:0886-866-136 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️
Khi dịch Covid đang làm cả thế giới lao đao thì Y Dược chính là sự lựa chọn ?
Fanpage chính thức - Văn phòng đào tạo Heshi - Đào tạo chuyên môn, kỹ thuật spa h