
Tôi sau này khi làm mẹ kiểu:
Nuôi một đứa con giống như trồng một cái cây. Khi trồng một cái cây, nếu ba mẹ muốn uốn thế, tạo dáng,... thì làm khi cây còn nhỏ là dễ nhất.
Nếu để cây tự do phát triển được vài năm, hoặc thân cây đã bằng bắp tay, thì khi ấy uốn tỉa có dễ nữa không? Thực là khó lắm! Đôi khi là bất lực. Với tụi nhỏ của nhà chúng ta cũng vậy, muốn dạy con trưởng thành thì phải dạy con từ thuở còn thơ. Vì lý do nào đó mà ba mẹ đợi, ba mẹ bận, ba mẹ lười, bẵng đi một thời gian, cứ thêm mỗi năm là con mỗi cứng cáp, khó dạy hơn.
Operating as usual
Tôi sau này khi làm mẹ kiểu:
CÂU CHUYỆN LÚC 5H SÁNG 🤣
Ở nơi sinh con gái cho thùy mị nết na.
Hôm nay mơ màng con dậy nhưng không đòi sữa.
Thấy cứ nghịch nghịch mặt Ba mà Ba ngủ đang ngon thôi kệ Ba ngủ tiếp.
5 giờ đúng cữ sữa của Bà ý dậy pha sữa mà kết quả như trong hình.
Mặt ba toàn son, chân mẹ toàn macara.
Còn body của con Lisa thì kín mít phấn son, chì kẻ mày ôi trời vẫn thản nhiên uống sữa cơ.
Bao nhiêu Mỹ phẩm với son môi của mẹ coi như xong.
Em đang cười không ngậm được m.ồ.m.
Còn vợ em thì đang dở khóc dở cười với đồng Mỹ phẩm mới mua.
Chia sẻ của bạn Hoàng Hiệp
"Con trông em cho mẹ một tí" 😬
nguồn: theanh28
Người ta nhìn thấy tôi ngủ đến trưa, nhưng không hề biết con tôi sáng sớm mới ngủ :((
Thân trai 12 bến nước.... khổ quá mà 😭
nguồn: sưu tầm
Chị rất nhẹ nhàng nhưng một khi đụn:g tới ck chị thì xác định với chị 🤣
nguồn: sưu tầm
Ai rồi cũng phải trải qua cảm giác nàyyyy thui 😆😆
nguồn: bé yêu
Báo quá mà 🤣🤣🤣
nguồn: sưu tầm
1k6 người ngồi canh cho cô và trò nằm ngủ trưa 🤣🤣🤣
nguồn: sưu tầm
Chả mấy chốc mà lên 1 tỷ view 🤣
Chồng cà khịa dáng đi của vợ bầu. Nhờn thật chứ 🥲
Đám cưới của những thập niên 90 😎
Ước có một thiên thần nhỏ đáng yêu giống vậy 🥰
Nguồn: bé yêu
Hạnh phúc đơn giản lắm ❤️
7 DẤU HIỆU CƠ THỂ CHỈ RA CÁC VẤN ĐỀ CẢM XÚC
Cơ thể và tinh thần tạo nên một tổng thể. Các vấn đề về cảm xúc luôn để lại các dấu vết trên cơ thể. Điều này hoàn toàn logic khi người ta xác định bộ não là trung tâm vận hành của cả cơ thể, rằng cơ thể chứa đầy các dây thần kinh được kết nối tới bộ não.
Nhiều dấu hiệu cơ thể rất phổ biến. Không phải là do một căn bệnh cụ thể nào mà là vấn đề cảm xúc nào đó tạo ra sự hiện diện đó trên cơ thể. Chúng ta sẽ nói về 7 dấu hiệu chỉ ra các vấn đề cảm xúc của bạn:
1.Đau đầu
Đau đầu là một triệu chứng rất phổ biến. Hàng triệu người chịu đựng triệu chứng này. Và không phải cơn đau chỉ là cơn đau. Cơn đau có liên quan tới căng thẳng và xáo trộn. Hậu quả tất nhiên là có rất nhiều người bị tác động bởi các yếu tố đó.
Cảm giác đau đầu có thể tóm tắt bằng một từ duy nhất: sự căng. Các lực bên ngoài đối chọi với nhau. Thường thì có liên quan tới mong muốn làm việc gì đó tốt và hoàn thành, nhưng lại phải đối mặt với việc thiếu thời gian. Hoặc, liên quan tới nhu cầu nghỉ ngơi, xong lại phải tuân thủ một cam kết nào đó, ràng buộc nào đó.
Cuối cùng thì cả chứng nhức đầu cũng có liên quan tới các vấn đề cảm xúc. Chính vì vậy mà uống thuốc giảm đau cũng vô tác dụng.
2. Đau ở cổ
Việc cổ bị cứng hay đau là một dấu hiệu rất rõ của việc cực kỳ căng thẳng. Không phải ở mọi khía cạnh của đời sống, mà là ở góc độ mức độ: điều gì đó rất khó khăn trong việc tha thứ. Sự oán thù và phẫn uất mang khuôn mặt căng thẳng cơ bắp ở vùng cổ.
Khó khăn trong việc tha thứ có thể đi kèm các cảm xúc khác như sự miễn cưỡng hoặc sự khinh thường. Nếu bạn bị đau cổ, bạn phải nghĩ tới sự oán giận mà vẫn còn chưa thoát ra khỏi. Nếu bạn biết làm dịu nó đi, cơn đau bạn mang sẽ biến mất.
3. Đau ở vai
Vùng vai là vùng chịu trách nhiệm mang vác vật nặng. Điều đó cũng có nghĩa là bạn phải mang vác điều gì đó nặng ở trong tâm trí. Một cơn đau vai, hay khi bị chuột rút (co cứng) là dấu chỉ của việc quá tải.
Hẳn là bạn có thể mang một điều gì đó rất nặng. Một trách nhiệm không phù hợp với bạn hay một cam kết mà bạn không nghĩ rằng mình có thể tôn trọng. Cơn đau ở vai chỉ ra rằng trong mọi tình huống thì nó liên quan tới một áp lực thái quá.
4. Đau ở lưng
Phần trên của lưng là nơi tập trung các căng thẳng và các vấn đề cảm xúc. Khi bạn lưu tâm rằng mình đau ở vùng này, đó là bởi vì bạn đã cảm thấy rất cô đơn. Nó là dấu chỉ tới khía cạnh khó khăn trong mối liên hệ với người khác.
Cơn đau này có thể gọi ra cảm giác thiếu sự yêu thương. Sự tự tôn bị tổn thương, thay vào đó, người ta nhận thấy rất nhiều sợ hãi. Những điều này có liên quan tới các liên hệ xã hội ít sự hài lòng.
5. Đau vùng lưng dưới
Các cơn đau dưới lưng cũng liên quan tới sự quá tải. Nó không liên quan tới những trách nhiệm trìu tượng thái quá mà là các bận lòng theo nghĩa vật chất hay kinh tế.
Trong trường hợp này, thường là có sự bận lòng rất lớn tới tiền bạc. Có thể bạn chi tiêu quá nhiều hoặc có quá nhiều nợ nần. Sâu xa, bạn có một nỗi sợ: không thể đảm trách một cách hiệu quả các trách nhiệm kinh tế.
6. Đau ở tay
Hai tay là nơi biểu lộ hay tương tác với người khác. Khi có một cơn đau hay sự khó ở nơi hai tay, điều đó có nghĩa là đến lúc phải rà soát lại các mối liên hệ của mình.
Rất thường người ta có một mong muốn nào đó không hài lòng phải thực hiện hoặc không còn các mối quan hệ tin cậy. Cơn đau hay sự khó ở chỉ ra rằng một thiếu thốn xã hội nào đó mà chúng ta muốn mình vượt lên được. Con đường này (vượt lên sự thiếu thốn đó) còn chưa được tìm ra.
7. Vấn đề đầu gối
Cơn đau ở đầu gối là một trong các triệu chứng phổ biến nhất. Nó gần như luôn liên quan đến sự kịch phát của cái tôi. Nó xuất hiện khi trung tâm của nỗi bận lòng chỉ là chính bản thân mình và khi chúng ta có thái độ khá khinh thường với người khác. Nó chỉ ra nhu cầu ra khỏi quả bóng đang nhốt chúng ta trong đó và cản trở chúng ta thể hiện sự khoan dung với người khác.
--------------------
Cơ thể giống như một cuốn sách: mỗi phần đều có một câu chuyện riêng. Mỗi cơ quan chức năng gửi đến chúng ta các thông điệp của nó.
Bạn hãy cơ thể và tâm trí mình để có thể cân bằng cảm xúc, dù bận bịu, áp lực nhiều cỡ nào cũng hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, chia sẻ với những người thân yêu của mình. Và đừng quên bằng tinh dầu để được thư giãn, nhé bạn yêu!
📍Các bạn có thể tham khảo và đặt hàng tại link: http://yoga.tambooks.vn/sanphamthiennhienvienminh
Cuối cùng tôi cũng gặp người phụ nữ cho tui ăn đủ thứ tầm bậy và bắt tui xem tóp tóp suốt 9 tháng qua 😂😂😂
nguồn: bé yêu
Trong hành trình chinh phục mục tiêu của mình, hãy nhớ vận động cơ thể như chiếc chìa khóa để kích hoạt nguồn động lực mới cho tâm trí và duy trì động lực của bạn! 🏃♂️ Khi kích hoạt cơ thể sẽ làm tăng nhịp tim, giúp tim dễ dàng đẩy máu và o.xy lưu thông lên não, khiến đầu óc sáng suốt hơn. Ngoài ra, hoóc-môn do cơ thể giải phóng còn giúp các tế bào não phát triển và tăng cường sự liên kết giữa chúng.
Một tinh thần phấn khởi luôn ở trong một cơ thể khỏe mạnh. Hãy giữ bản thân năng động để có một ngày đầy năng lượng và làm việc hiệu quả nhé!
nguồn: Thái Vân Linh
Ú oàaaaaaaa, cô chú có thấy yêu con hemmm 🥰
CON TIÊU CỰC CÓ PHẢI DO BA MẸ THIẾU LẮNG NGHE ?
Ở độ tuổi còn nhỏ, các bé chưa nhận thức được cảm xúc của mình. Nhất là khi bé rơi vào tình trạng cảm xúc không tốt, bé có thể xuất hiện nhiều biểu hiện không mong muốn tiêu cực như khóc lóc, ăn vạ, la hét, ném đồ đạc, thậm chí là bạo lực. Đó là một tình trạng xấu không nên có đã khiến cho các bậc phụ huynh bối rối, lo lắng trong quá trình nuôi dạy con.
Hãy cùng Master Coach Nguyễn Thị Hệ chỉ rõ nguyên nhân và 5 phương pháp giúp ba mẹ thấu hiểu con từ đó tháo gỡ những tiêu cực cho bé nhé!
Kể ra lấy vợ chăm con cũng nhàn 🤣
Nguồn: sưu tầm
5 TÌNH HUỐNG DẠY CON RẤT THỰC TẾ - NẮM ĐƯỢC NGUYÊN LÝ ÁP DỤNG VÔ CÙNG HIỆU QUẢ
🔑 Bài học 1 - Tâm lý nạn nhân
Đứa con trai 2 tuổi bị đụng đầu vào góc bàn, đầu sưng lên một cục, bèn òa lên khóc.
Người bố chạy lại vội vàng hỏi:
- Này cái bàn. Ai làm mày đau mà mày khóc lớn thế kia?
Đứa con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn bố. Người bố lướt qua nhìn con dịu dàng rất nhanh rồi ngay lập tức sờ vào cái bàn, hỏi:
- Ai đụng vào chiếc bàn mà nó đau và khóc to thế hả con?
- Con, bố ơi, là con đụng!
- Ồ, là con đụng à! Bị đau bảo sao nó khóc lớn tiếng thế!!
- Con bị đau nên cũng khóc phải không! Lần sau con để ý hơn nhé! Nào, giờ ổn rồi, con xin lỗi bạn bàn nhé!
Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.
Con trai đã học được cách đối xử bình đẳng, chịu trách nhiệm cho việc làm của mình và không trở thành nạn nhân.
🔑 Bài học 2 - Mè nheo, đòi làm nũng
Con trai 3 tuổi. Vô cớ khóc lớn, người bố hỏi:
- Con chỗ nào không khỏe hả con?
- Không có ạ
- Vậy sao lại khóc?
- Con chỉ muốn khóc thôi! (Rõ ràng làm nũng).
- Được thôi, con muốn khóc thì bố không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây không thích hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người nói chuyện, bố tìm một chỗ cho con, con một mình khóc cho đã, khóc đủ rồi gọi mọi người nhé!
Nói rồi để con ở một góc vườn nhiều cây trong lành, ôn tồn bảo: “Khi nào con khóc xong thì hãy gõ cửa báo cho bố mẹ biết nhé"
Hai phút sau, con trai gõ cửa:
- Bố ơi, bố ơi, con đã khóc đủ rồi!
- Tốt lắm con trai, con khóc xong rồi à? Con vào nhà đi thôi nào."
Kể từ hôm đó, con trai mãi cho đến 18 tuổi, không còn học thói thao túng và trút giận lên người khác nữa
🔑 Bài học 3: Bỗng dưng mê, thích điều gì đó bất chợt
Con trai 5 tuổi. Chập tối, dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ, dưới cầu nước trong thấy được cả đáy, nước chảy cuồn cuộn.
Con trai ngẩng đầu nhìn tôi:
- Bố ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi.
Người bố có phần sửng sốt.
- Được thôi, bố sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút.
Về nhà, con trai thay quần áo xong, nhìn thấy một chậu nước ở trước mặt, ngơ ngác không hiểu.
- Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao?.
Con trai gật đầu.
- Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện trước một chút, xem thử con có thể vùi được bao lâu.
Người bố nhìn đồng hồ canh giờ: “Bắt đầu."
Con trai vùi mặt vào trong nước, hào khí ngất trời? Chỉ được 10 giây:
- Úi chap, bố ơi, con bị sặc nước rồi, khó chịu quá.
- Vậy sao? Xíu nhảy xuống sông, có thể sẽ càng khó chịu hơn nhiều đấy.
- Bố ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?
- Được thôi, không đi thì không đi nữa.
Từ đó, con trai đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ kỹ rồi mới làm.
🔑 Bài học 4: Nhân quả xa, gần
Con trai 8 tuổi, nghịch ngợm, đánh nhau với bạn học lớn. Vết bầm tím khắp người, về đến nhà, khóc lớn không thôi.
Người bố ôn tồn bảo:
- Con ấm ức không?
- Ấm ức ạ - Con trai vừa khóc vừa trả lời.
- Con giận bạn không?
- Giận ạ - Con trai khóc to lên!
- Con dự tính sẽ làm thế nào?
- Con muốn đánh cậu ta từ phía sau ah. Con sẽ muốn lấy gạch hoặc dùng d.ao đ.âm cậu ta!!!
- Uhm, con trai. Bố rất chia sẻ và đồng cảm với con!
Con đợi 1 tí để bố đi chuẩn bị nhé.
Nghĩ rằng được ủng hộ, con trai dần dần bình tĩnh lại. Khoảng 20 phút sau, người bố từ trên lầu dọn xuống một đống lớn quần áo và chăn mền.
- Con trai, vậy con quyết định dùng gạch hay là…?
- Nhưng mà, bố ơi, bố dọn nhiều quần áo và chăn mền như vậy để làm gì vậy ah? - Con trai nghi hoặc.
- Con trai, nếu con dùng gạch đánh lại cậu ấy chúng ta sẽ bị bắt đi và ở trong tù tầm 1 đến vào tháng gì đó. Chúng ta chỉ mang một số quần áo, chăn mỏng là được rồi.
Nếu như con dùng d.ao chúng ta có thể phải ở trong tù đôi 3 năm, 10 năm, nhiều hơn hoặc cả đời con ạ. Nên chúng ta cần chuẩn bị đủ quần áo cho số đó!!
- Phải như vậy sao? - Con trai sững sờ.
- Chính là như vậy, chính pháp luật quy định như vậy!
- Bố, thôi con không làm nữa đâu. Con đã hết giận rồi. Chỉ lúc nãy con mới giận quá thôi!
Con trai đã học được bài học về sự lựa chọn và trả giá.
🔑 Bài học 5: Sự kỷ luật và nghiêm khắc
Con trai 10 tuổi, mê chơi trò chơi điện tử. Mẹ nhắc nhở nhiều lần, con không chịu sửa.
- Con trai, nghe nói con mỗi ngày đều chơi cái này? - Người bố chỉ vào máy tính.
- Vâng ah
- Mỗi lần sau khi chơi xong, con cảm thấy thế nào?
- Mờ mịt, trống trải, không còn hơi sức, tự trách, xem thường bản thân mình?
- Vậy tại sao lại còn chơi vậy? Không kiềm chế nổi bản thân, phải không?
- Đúng vậy, bố ạ!
- Được rồi. Bố sẽ giúp con!
Người bố ôm máy tính đến, đưa cho con một cái chùy nhỏ, rồi bảo:
- Con trai, hãy đập nó.
- Bố ơi…! - Con trai ngẩn người ra.
- Con hãy đập nó đi, bố có thể không có máy tính, nhưng không thể không có con được.
Đưa con trai rơi nước mắt, đích thân đập vào máy tính!
Từ đó, đứa con trai hiểu được sự kỷ luật cam kết với bản thân là như thế nào!
Xưa kia cũng một lần con trốn học bỏ về nhà chơi, vì để cảnh tỉnh con mẹ Mạnh Tử đã tự tay chặt đứt khung cửi của mình cũng là vì như vậy!
Cốt lõi của Nhân cách là 3 gốc rễ Đạo đức - Trí tuệ - Nghị Lực chúng ta hãy ứng dụng uyển chuyển và sáng tạo theo của mình trong quá trình nuôi dạy con ba mẹ nhé!
Nguồn: thầy Trần Việt Quân
Hành trình làm mẹ của 1 người phụ nữ ❤️
nguồn: bé yêu
🌹Mẹ muốn con được vui chơi thoả thích nhưng lại sợ côn trùng xung quanh làm hại bé.
🌷Mẹ muốn dùng thuốc đuổi côn trùng nhưng sợ ảnh hưởng đến con.
🌹Mẹ luôn ưu tiên những sản phẩm không một chút ho.á chất để đảm bảo an toàn cho bé yêu.
👉Vậy thì của Viên Minh là sự lựa chọn hợp lý cho mẹ đây!!! Nhanh tay rinh ngay 1 "em" về để bảo vệ sức khoẻ cho gia đình khỏi các loại côn trùng đáng ghét các mẹ ơi!
📍Mời các ba mẹ vui lòng xem thêm thông tin sản phẩm tại link: http://yoga.tambooks.vn/sanphamthiennhienvienminh
Đến mấy khúc này tự nhiên thấy mệt mệt trong người 🥲
NÓI LỜI YÊU THƯƠNG CHA MẸ KHI CÒN CƠ HỘI
Dù là ai, sống ở tuổi nào thì gia đình vẫn luôn là nơi trú ẩn an toàn nhất. Ở đó, chúng ta được yêu thương và học cách yêu thương, không lúc nào dừng lại, dù chúng ta ngày một lớn lên, dần thoát khỏi sự sự bao bọc của cha mẹ, có một cuộc sống riêng thì cha mẹ vẫn quan tâm chúng ta như thế. Còn chúng ta tất bật với công việc, bận rộn với cuộc sống thường nhật của riêng mình màquên mất phải dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Bởi ta cứ nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian….
Nhưng cuộc đời này vốn ngắn ngủi và có quá nhiều bất trắc. Ta sống hết hôm nay cũng đâu biết được ngày mai. Vậy nên hãy ở bên bố mẹ thật nhiều và nói yêu thương khi còn cơ hội.
Cùng lắng nghe Master Coach Nguyễn Thị Hệ chia sẻ 5 điều, áp dụng với cha mẹ hàng ngày để mỗi ngày đều là một ngày hạnh phúc nhé!
Em bé said: Anh đợi em nhé ! 😘
Nguồn: sưu tầm
Bố đừng có trêu. Con dễ tổn thương lắm á!! 🤣
nguồn: cháo nhật linh hoa
BỮA CƠM TRONG GIA ĐÌNH CÓ THỰC SỰ QUAN TRỌNG KHÔNG?
Bữa tối gia đình có thể giúp thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh và dinh dưỡng tốt hơn. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên thường xuyên ăn tối với gia đình của họ, ăn nhiều trái cây và rau hơn. Họ cũng có xu hướng ít ăn đồ chiên, nước ngọt hơn mỗi tuần và họ ít bị thừa cân hơn.
Chia sẻ cùng nhau ở bữa ăn gia đình có thể có kết quả học tập tốt hơn. Một số nghiên cứu liên kết bữa ăn tối của gia đình, trẻ có điểm số cao hơn và ở thanh thiếu niên ít trốn học hơn. Trên thực tế, giờ ăn cùng nhau của các thành viên trong gia đình dự đoán thành công trong học tập của trẻ tốt hơn những thứ như thời gian làm bài tập về nhà hoặc chơi thể thao.
Các gia đình dùng chung bữa tối gia đình được gắn kết hơn. Cha mẹ nhận thức rõ hơn về những gì đang diễn ra trong cuộc sống của trẻ và trẻ em có thể nhận được sự hỗ trợ cho bất kỳ vấn đề và thách thức nào mà chúng có thể phải đối mặt.
Trẻ có thể được hưởng lợi từ tất cả những mặt tích cực của bữa tối gia đình, nhưng điều đó không có nghĩa là cha mẹ dễ dàng lên kế hoạch! Công việc, thể thao, bài tập về nhà và cuộc sống xã hội của chúng ta thường khiến mọi người khó ăn cùng nhau. Trẻ nhỏ hơn có
thể phải ăn sớm, trẻ vị thành niên có thể ăn một miếng thức ăn nhanh trên đường, hoặc ra khỏi cửa, và khi cha mẹ có thể ngồi xuống thì bữa ăn đã nguội!
Ưu tiên bữa tối cho gia đình có nghĩa là cha mẹ sẽ phải làm một số việc. Có thể cần phải lên kế hoạch trước, đưa nó vào nhật ký của mỗi người thành viên trong gia đình. Cha mẹ thậm chí có thể sắp xếp lại các nghĩa vụ khác để có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn. Điều này có thể giúp cho trẻ thấy rằng cha mẹ quý trọng thời gian dành cho gia đình và rằng đó là điều quan trọng mà tất cả các thành viên cùng chia sẻ.
Hãy biến bữa ăn tối gia đình trở thành thời gian thiêng liêng và ý nghĩa của gia đình. Tắt tivi, máy tính bảng, máy chơi game, máy tính xách tay và chuyển các cuộc gọi điện thoại vào hộp thư thoại. Đây là thời gian kết nối và mọi thứ khác có thể đợi. Tạo thực đơn đầu tuần và mua sắm nguyên liệu trước khi tuần mới làm việc bận rộn bắt đầu và chắc chắn nhận được ý kiến về những món ăn yêu thích của các thành viên trong gia đình.
Tạo ra một nghi thức mà mọi thành viên trong gia đình có thể mong đợi. Một số gia đình thay phiên nhau chia sẻ điểm nổi bật trong ngày của họ. Các gia đình khác chọn chủ đề trò chuyện. Và những cha mẹ khác để trẻ đặt ra một “quy tắc” đặc biệt cho bữa tối, chẳng hạn như ăn bằng tay không thuận, hay cùng cầu nguyện trước bữa ăn.
Thông qua bữa ăn tối, trò chuyện là chiếc cầu nối kết các thành viên trong gia đình lại với nhau. Đây là cơ hội để cha mẹ tìm hiểu những gì đang diễn ra trong cuộc sống của trẻ.
Nguồn: sưu tầm
EEC là CLB Tiếng Anh của trường ĐH Kinh tế Quốc dân, với tên gọi đầy đủ là Economic English Club - CLB Tiếng Anh Kinh tế.
Học bơi trên cạn - Học bơi bằng trí khôn - Học bơi siêu nhanh - Học bơi siêu r?
Topica Uni là một sản phẩm của Topica Edtech Group. Hợp tác cung cấp hạ tầng công nghệ và dịch vụ cho 16 trường Đại học lớn trong và ngoài nước.
Multi Engineering Services Cộng đồng Vật liệu - Cơ khí - Tự động hóa - CAD/CAM/CAE/
Fanpage cập nhật thông tin nền tảng công nghệ flash. Khóa đào tạo cơ bản về F
Học Tiếng Anh giao tiếp từ mất gốc đến tăng tốc, đảm bảo nghe hiểu CD 100%,
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
IT English Club - ITEC Contact: 0981573529 (Mr. Tuan) Become a member: bkitec.wordpress.com
ENCI Education Group với đội ngũ giảng viên tiếng Anh Giỏi chuyên môn - Giàu kinh nghiệm trên tất cả các mảng: Tiếng Anh trẻ em, Luyện thi Đại học, IELTS, Giao tiếp