Can Thiệp Sớm Tân Bình - Dĩ An

Nhận can thiệp trẻ chậm nói, khó khăn giao tiếp, trẻ tự kỷ, tăng động giảm

Operating as usual

12/12/2022

CON BẠN CÓ CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( CHẬM NÓI) KHÔNG?
Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn tham khảo bài viết:
CÁC MỐC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ TỪ 2 TUỔI – 5 TUỔI
* 24-36 tháng:
- Trẻ nhận biết được các bộ phận trên cơ thể, hiểu sở hữu của bản thân và người khác.
- Trẻ phân loại được màu sắc giống nhau, phân biệt được “ lớn hơn” và “ nhỏ hơn”.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi về tên gọi đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, tên gọi con vật quen thuộc, trả lời được chức năng bộ phận cơ thể và công dụng đồ dùng.
- Trẻ có thể hát và đọc thơ
- Trẻ có khoảng 450 từ vựng
- Trẻ trả lời được câu hỏi ai? Đang làm gì?
- Trẻ đặt được các câu hỏi: Cái gì đây? Con gì đây? Của ai đây? Để làm gì?...
* 3-4 tuổi
- Trẻ có thể kể lại câu chuyện đã diễn ra
- Trẻ nói câu dài 4-5 từ
- Trẻ nhận biết được 5 màu cơ bản
- Trẻ hát, đọc thơ
- Trẻ trả lời được các dạng câu hỏi yêu cầu phải quan sát, tư duy: Cửa có mở không? Em đã đội mũ chưa? Mẹ đang làm gì? Ai đang làm gì?....Tại sao?...Khi nào?.
- Trẻ đặt câu hỏi rất phong phú
* 4-5 tuổi
- Trẻ nói câu dài 4-5 từ, vốn từ vựng rất phong phú
- Trẻ hát, đọc thơ
- Trẻ biết trả lời và đặt câu hỏi phong phú: Tại sao? Do ai? Khi nào?...
- Trẻ kể lại được câu chuyện đã diễn ra
- Trẻ nhận biết tên gọi màu sắc, hình khối, liên hệ thực tiễn.
- Trẻ đếm liệt kê trong phạm vi 10
👉 Nếu phát hiện thấy trẻ có những biểu hiện chậm ngôn ngữ hơn so với tuổi hoặc vừa chậm ngôn ngữ vừa có những biểu hiện của những rối loạn khác ( rối loạn tăng động giảm tập trung, rối loạn phổ tự kỷ...) bố mẹ hãy đưa con đi đánh giá để được tư vấn và can thiệp phù hợp với tuổi phát triển của con hiện tại.
Nguồn: st

27/11/2022

🔥🔥 Tuyển sinh, tư vấn, đánh giá, can thiệp, hỗ trợ phát triển cho trẻ:
- Chậm nói
- Rối loạn phổ tự kỉ
- Chậm phát triển trí tuệ
- Tăng động giảm chú ý
- Hỗ trợ Tiền tiểu học: Trẻ gặp khó khăn trong học tập, trẻ chuẩn bị vào lớp 1.

⭐️Tuyển sinh tháng 12👋👋
☆can thiệp cá nhân 1_1 (17h30_ 18h30)

🏡🏡🏡Địa chỉ: 124 đường Tân Phước- kp Tân Phước- Tân Bình- Dĩ An- Bình Dương
👨‍👩‍👧👨‍👩‍👦Quý phụ huynh có nhu cầu hỗ trợ xin liên hệ số điện thoại cô Yến hoặc zalo: 0395986041 để được hỗ trợ thêm.
🌼🌼Cho cô Yến 1 nút chia sẻ ạ

Photos from Can Thiệp Sớm Tân Bình - Dĩ An's post 19/11/2022

💐💐Chúc Mừng 20/11/2022 💐💐
🙂Kính gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy - cô, các bạn đồng nghiệp nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam.
❤️Chúc các thầy, cô luôn đủ “Tâm - Trí - Lực” để ngày càng cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”.💪💪
🌼Cảm ơn quý phụ huynh và các bạn nhỏ đã gửi những lời chúc mừng sâu sắc đến các cô giáo của Can Thiệp Sớm Tân Bình-Dĩ An. Kính chúc quý phụ huynh và các con thật nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc🥰
Happy teacher's day💕💕

Photos from Can Thiệp Sớm Tân Bình - Dĩ An's post 16/11/2022

Thứ 4 rồi làm rau cho cô giáo nấu canh thôi.
Lần đầu các bạn vẫn còn chưa quen lắm nhưng chịu làm theo khi cô hỗ trợ rồi nè🥰🥰
Ba mẹ thấy con giỏi không???
Tiết: Kỹ năng sống-Tự phục vụ
Kỹ năng: Làm rau ngót

09/11/2022

KỸ NĂNG TIỀN LỜI NÓI

✅Nếu bé chưa đạt được các “Kỹ năng của tiền lời nói” thì khả năng nói sẽ rất khó khăn, cho dù trẻ có nói được thì đó chỉ là những âm thanh vô nghĩa, không đúng với ngữ cảnh và độ hiểu ngôn ngữ sẽ không đạt.
🌱Khi trẻ đã hiểu, đã được dạy các “Kỹ năng của tiền lời nói” thì trẻ có thể nói đúng theo ngữ cảnh, hiểu được ngôn ngữ và phát ra âm đúng.

👉Chính vì vậy các “Kỹ năng của tiền lời nói” rất quan trọng
💥Các kỹ năng như:

- Giao tiếp mắt.

- Chú ý .

- Sử dụng ngón trỏ.

- Kiểm soát hơi thở.

- Bắt chước.

- Sự luân phiên.

- Vui chơi – tương tác – cảm xúc – xúc giác.

✍I. GIAO TIẾP MẮT - MẮT

1. Đáp lại khi gọi tên: ngồi trên ghế ngang với bé, gọi tên bé => đưa đồ chơi ngang tầm mắt mình, gọi tên bé=> bé nhìn vào mắt mình mới cho bé đồ chơi. Làm nhiều lần với nhiều đồ chơi khác nhau.

2. Trong 5 giây, nhắc lại bước 1 nhưng kéo dài thời gian trong 5 giây rồi mới đưa đồ chơi cho bé.

3.Khi bé có sự giao tiếp từ 1=>5 giây, hãy gợi ý cho bé bằng lời “nhìn”.

5. Chơi trò chơi mặt hề trong gương-> bé có thể thiết lập tiếp xúc mặt với bạn trong gương.

✍II. BÀI TẬP "CHÚ Ý LIÊN KẾT MẮT"

1. Chỉ vào đồ chơi mà bé thích và nói “nhìn” có thể quay đầu bé về phía đồ chơi cho bé nhìn-> cho bé chơi đồ chơi-> làm nhiều lần cho bé nhìn xuống đồ chơi.

2. Cầm 1 đồ chơi và nói “nhìn”-> bé phải nhìn bạn rồi nhìn đồ chơi. Yêu cầu bé nhìn mình rồi nhìn xuống đồ chơi.

3. Thổi b**g bóng xà bông rồi nói “nhìn” để bé nhìn theo b**g bóng. Thổi b**g bóng nửa khi bé nhìn mình, lặp lại từ “nhìn” và chỉ.

4. Thổi b**g bóng và thả b**g bóng bay, nói bé “nhìn” cho bé nhìn theo bóng bay.

5. Khi một người nào đó bước và phòng, chỉ và nói bé “nhìn”.

✍III. SỬ DỤNG NGÓN TAY TRỎ

1. Trò chơi chi chi chành chành.

2. Trò chơi ấn phím đàn.

3. Dùng ngón tay trỏ chỉ vào các hình ảnh con vật, đồ dùng, sơ đồ cơ thể…

-> đồng thời cung cấp từ cho trẻ.

=> Dấu hiệu để trẻ nói được là sử dụng ngón tay trỏ, tuy trẻ chưa nói được nhưng đã có biểu hiện hiểu ngôn ngữ không lời.

VD: Hỏi mẹ đâu?

Trẻ : (không nói) nhưng chỉ vào mẹ -> trẻ đã hiểu được mẹ và thể hiện được ngôn ngữ không lời là hành vi chỉ ngón tay trỏ => thì giai đoạn để trẻ phát ra được âm là rất gần.

Tương tự cho tất cả các danh từ đồ vật quen thuộc trong nhà.

✍IV. KIỂM SOÁT HƠI THỞ

1. Thổi b**g bóng bằng nước xà phòng.

2. Thổi bông gòn bay.

3. Thổi con hạc giấy treo lơ lửng.

4. Thổi quả bóng trong thau nước

5. Thổi còi, kèn…

6.Thổi đồ ăn nóng giống mẹ(mẹ làm mẫu)
✍V. BẮT CHƯỚC

1. Bắt chước các khuôn mặt và âm thanh: làm những mặt vui vẻ trước gương (hôn gió ,chu môi ,le lưỡi )và phát ra những âm vui nhộn: Aaaa, Uuuu, Maaama, Baa....

2. Tiếng kêu của các con vật: mèo: meomeo, gà gáy ooo, bò kêu: um bò, gà con chíp chíp=> nếu bé có phát ra tiếng nào dù không đúng nhưng ta cũng phải bắt chước bé làm theo=> tạo sự bắt chước và hợp tác

3. Bắt chước tác động với đồ vật: để 3 vật: 2 xe lửa, 2 ca nhựa, 2 cây lược=> nên để bé làm trước rồi mình bắc chước bé làm.

4. Bắt chước động tác với đồ vật có ý thức phân biệt.

Cái muỗng bỏ vào cái chén .Bút chì cấm vào hộp bút.

5. Bắt chước các động tác bằng bàn tay: vỗ tay, vỗ đầu, vỗ tay lên bàn.

✍VI. SỰ LUÂN PHIÊN

1. Thay đồ chơi khác nhau: đưa 1 đồ chơi, để cho bé chơi trong chốc lát. Sau đó hãy tỏ ý muốn đưa cho bé đồ chơi kia. Đưa đồ chơi cho bé khi bé trả lại đồ chơi ban đầu=> giúp bé học cách đưa và nhận.

2. Banh và túi cát: ngồi đối diện với bé và ném banh, túi cát=> trẻ ném lại.

3.Những chiếc xe lửa:luôn phiên lăn xe lửa về phía người đối diện.

4. Dùng xe hơi và cầu trượt nói để gợi ý cho bé “sẵn sàn, chuẩn bị, chạy”-> và nói: tới phiên con, tới phiên cô.

5. Chơi đồ chơi khối xây dựng-> nhớ nói tới phiên con, tới phiên mẹ…

->xây cao rồi cho bé làm sụp đổ.(tạo vui thích cho bé)

6. Nhặt sỏi bỏ vào chai nước-> nhớ nói tới phiên con, tới phiên mẹ…

7. Chơi luân phiên xếp chồng- xếp nối tiếp, trên những khối gỗ.

✍VII. VUI CHƠI - TƯƠNG TÁC - TẠO CẢM XÚC

Dành thời gian chơi cùng bé, chơi những trò chơi tương tác tiếp xúc với da , cảm giác xúc giác, giao tiếp mắt, cường độ lời nói trong từng trò chơi. Những yều tố này sẽ góp phần làm cho trẻ chú ý và là cầu nối cho sự tương tác giữa bé và gia đình.

Vd: Trò chơi ú à, kéo cưa lừa sẻ, tung hứng, các trò chơi vận động(nhảy vào vòng,nhảy bao,ném bóng,đá bóng) các trò chơi thư giản như bóp Pitpot,matxa bàn chân trên cây mátxa,bóng g*i,bấm phím đàn để nghe âm thanh hay nghe nhạc ...
Tài liệu tổng hợp!!!

Photos from Can Thiệp Sớm Tân Bình - Dĩ An's post 03/11/2022

Tháng mới mong cho các con luôn mạnh khỏe, học tốt, chơi ngoan. Chúng ta cùng cố gắng nhé.💐🥰
Yêu các bạn nhỏ

28/10/2022

👅👅LUYỆN CƠ QUAN PHÁT ÂM CHO TRẺ ️👅

‼Ngồi đối diện với trẻ hoặc ngồi trước gương
‼ Thực hiện từng động tác để trẻ bắt chước, điều chỉnh trẻ

🌻Luyện hàm dưới:

• Há rộng miệng -> ngậm miệng lại (ban đầu làm từ từ sau đó làm nhanh dần)
• Đưa hàm dưới qua lại 2 bên (làm nhanh dần)

🌻Luyện môi 💋💋
• Làm động tác gọi gà
• Làm động tác phun mưa
• Tròn miệng giống chữ O
• Chúm tròn môi, đưa môi về phía trước, snag trái sang phải
• Chành môi – mép sang phải, sang trái
• Làm động tác thổi lửa

🌻Luyện răng 🦷🦷🦷
• Ngậm 2 hàm răng lại, nhe răng
• Nhai nhẹ bằng hai hàm răng
• Đặt răng cửa hàm trên lên 1 phần môi dưới và thở hơi trong miệng vừa bật môi ra (giống phát âm Ph) và há miệng ra
• Đặt răng cửa hàm dưới lên 1 phần môi trên và thở hơi trong miệng ra vừa bật môi dưới rồi há miệng ra

🌻 Luyện lưỡi 👅👅
• Há miệng đưa lưỡi ra phía trước thật dài rồi thụt vào thật nhanh
• Há miệng đưa lưỡi ra phía trước thật dài rồi thụt vào từ từ
• Đưa đầu lưỡi sang 2 bên mép
• Đưa đầu lưỡi vòng theo 2 môi
• Chắt lưỡi tạo thành tiếng kêu
• Rung lưỡi (giống như phát âm r)
• Rung lưỡi và bật lưỡi liên tục (rb)
• Dùng lưỡi chạm từng chiếc răng hàm trên hàm dưới
• Chơi trò “lêu lêu”

🌻Luyện ngạc mềm 😚😙
• Làm động tác ho (hoặc đằng hắng nhẹ)
• Hơi ngửa đầu ra sau, giả vờ súc miệng
• Há miệng hít hơi vào mũi thở ra bằng miệng, hít hơi bằng miệng thở ra bằng mũi

🌻Luyện hô hấp và luyện giọng 🥳🥳
• Thổi mút xốp
• Thổi nến
• Thổi khăn giấy
• Thổi b**g bóng xà phòng
• Thổi bóng bay, thổi còi
• Hít sâu thở ra từ từ
• Phát âm lần lượt nhưng liên tục: a-o-ô-u-i-e; b-v-m-h (đọc xuôi đọc ngược).

📍 Nguồn sưu tầm

Photos from Can Thiệp Sớm Tân Bình - Dĩ An's post 13/10/2022

Hoạt động: chui hầm, đi bán cầu g*i
Lĩnh vực: Vận động thô
Chơi ngoan, học giỏi nhé các tình yêu 🥰

07/10/2022

KHI CÓ MỘT EM BÉ ĐẶC BIỆT
👉Có thể là chậm nói, có thể là rối loạn phát triển, có thể là tự kỉ, có thể là tăng động giảm chú ý... xin bố mẹ hãy lưu ý:
1. Đừng đợi đến tuổi rồi nó ổn, mà hãy can thiệp ngay cho con khi thấy con chậm hơn một bạn nhỏ khác.

2. Đừng can thiệp tranh thủ mà hãy tranh thủ tối đa thời gian có thể.

3. Đừng can thiệp gián đoạn mà hãy liên tục, càng liên tục càng tốt.

4. Đừng chỉ mong chờ vào giáo viên hay nhà trường vì gia đình mới là người quyết định tương lai cho con, hãy chủ động kiến thức về khó khăn con đang mắc phải để phối hợp tốt nhất với nhà trường.

5. Đừng quá kì vọng để tạo áp lực cho cả mình và con mà hãy hi vọng để không mất niềm tin và bản thân nỗ lực.

6. Đừng nghe hay để ý người xung quanh nói gì vì họ không phải nhà chuyên môn, cũng không sống hay quyết định tương lai của con mình.
VÀ CUỐI CÙNG HÃY CHẤP NHẬN CON ĐỂ NẮM TAY CON THẬT CHẶT ĐỒNG HÀNH CÙNG CON ĐỂ SAU NÀY KHÔNG PHẢI NÓI " GIÁ NHƯ".
Nguồn :coppy

05/10/2022

🔥🔥 Tuyển sinh, tư vấn, đánh giá, can thiệp, hỗ trợ phát triển cho trẻ:
- Chậm nói
- Rối loạn phổ tự kỉ
- Chậm phát triển trí tuệ
- Tăng động giảm chú ý
- Hỗ trợ Tiền tiểu học: Trẻ gặp khó khăn trong học tập, trẻ chuẩn bị vào lớp 1.

⭐️Tuyển sinh tháng 10 các lớp:
☆can thiệp nhóm, bán trú.

🙌 Mỗi trẻ sẽ có kế hoạch cá nhân khác nhau, sẽ được đánh giá và gửi về cho quý phụ huynh hàng tháng, hàng quý. Ngoài ra giáo viên còn quay video hướng dẫn dạy bé để phụ huynh tiện theo dõi về phương pháp dạy của con

🏡🏡🏡Địa chỉ: 124 đường Tân Phước- kp Tân Phước- Tân Bình- Dĩ An- Bình Dương
👨‍👩‍👧👨‍👩‍👦Quý phụ huynh có nhu cầu hỗ trợ xin liên hệ số điện thoại cô Yến hoặc zalo: 0395986041 để được hỗ trợ thêm.
🌼🌼Cho cô Yến 1 nút chia sẻ ạ

Photos from Can Thiệp Sớm Tân Bình - Dĩ An's post 04/10/2022

Hôm nay thứ 3 cô cho các con học gì nè.
Hoạt động: Nhặt đậu bỏ vào lọ
Lĩnh vực phát triển: Vận động tinh
Các bạn nhỏ đáng yêu quá phải không ạ...

Photos from Can Thiệp Sớm Tân Bình - Dĩ An's post 27/09/2022

❌HIỂU RÕ HƠN VỀ TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
(TĂNG ĐỘNG KHÁC NĂNG ĐỘNG, HIẾU ĐỘNG)

✅Hội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp. Ngày nay tỷ lệ trẻ bị tăng động khá cao. Trẻ tăng động bị rối loạn tâm thần phức tạp, có thể ảnh hưởng đến sự thành công của trẻ ở trường và các mối quan hệ cộng đồng.

✅Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động
– Tăng vận động: Trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường không thể ngồi im, múa tay múa chân, chạy nhảy liên tục, đang làm việc này chuyển ngay sang việc khác. Trẻ sẽ cố gắng đứng lên và chạy xung quanh, hoặc khi buộc phải ngồi xuống, chúng thường liên tục ngọ nguậy hoặc vặn vẹo trong ghế.

– Giảm chú ý: Bé khó tập trung trong học tập, làm việc, sinh hoạt, kể cả lúc vui chơi. Bé dễ bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh, không để ý nghe người khác nói chuyện, khó tập trung làm bài tập, hay để quên và làm thất lạc đồ đạc.

– Xáo trộn tình cảm: Trẻ tăng động giảm chú ý có thể khó mà kiềm chế được cảm xúc – cả tốt và xấu. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ hoặc giận giữ ở những thời điểm không phù hợp.

– Không hoàn thành nhiệm vụ: Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể thích thú với rất nhiều thứ, nhưng không theo những thứ đó đến tận cùng. Thường thì trẻ sẽ bắt đầu một dự án, hay một công việc, hoặc bài tập về nhà, nhưng bỏ dở giữa chừng và quay sang thứ khác thu hút sự chú ý của chúng.

– Mơ màng: Trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường được mô tả điển hình là hay huyên náo, ồn ào, nhưng có những trường hợp không phải thế. Một dạng khác của chứng này thì yên tĩnh hơn và ít liên quan đến bạn bè. Trẻ có thể nhìn lơ đãng ra ngoài trời, như đang mơ màng, và bỏ qua những điều đang diễn ra quanh mình.

✅Trẻ bị tăng động gặp khó khăn trong việc chú ý , khó tập trung trong học tập.

✅Những rối loạn hành vi khác đi kèm theo là: rối loạn giấc ngủ (thường là trẻ rất khó đi vào giấc ngủ), rối loạn lo âu… Các rối loạn này có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào từng trẻ và môi trường xung quanh tác động đến trẻ.

✅Điều quan trọng cần

23/09/2022

🔥🔥 Tuyển sinh, tư vấn, đánh giá, can thiệp, hỗ trợ phát triển cho trẻ:
- Chậm nói
- Rối loạn phổ tự kỉ
- Chậm phát triển trí tuệ
- Tăng động giảm chú ý
- Hỗ trợ Tiền tiểu học: Trẻ gặp khó khăn trong học tập, trẻ chuẩn bị vào lớp 1.

⭐️Tuyển sinh tháng 10 các lớp:
☆can thiệp ngoài giờ 1-1 từ 17h30
☆can thiệp nhóm, bán trú.

🙌 Mỗi trẻ sẽ có kế hoạch cá nhân khác nhau, sẽ được đánh giá và gửi về cho quý phụ huynh hàng tháng, hàng quý. Ngoài ra giáo viên còn quay video hướng dẫn dạy bé để phụ huynh tiện theo dõi về phương pháp dạy của con

🏡🏡🏡Địa chỉ: 124 đường Tân Phước- kp Tân Phước- Tân Bình- Dĩ An- Bình Dương
👨‍👩‍👧👨‍👩‍👦Quý phụ huynh có nhu cầu hỗ trợ xin liên hệ số điện thoại cô Yến hoặc zalo: 0395986041 để được hỗ trợ thêm ạ!

21/09/2022

❤❤❤CAN THIỆP SỚM TÂN BÌNH- DĨ AN ❤️❤️❤️

TUYỂN GIÁO VIÊN
👉 Số lượng: 2 giáo viên

📎Mức lương: thỏa thuận theo năng lực của giáo viên.

📎Hình thức làm việc: Nhân viên chính thức

📎 Mô tả công việc:
📍 Lập kế hoạch can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển.
📍Can thiệp cá nhân cho trẻ có rối loạn phát triển.
📍Can thiệp theo nhóm cho trẻ.
📍 Báo cáo, đánh giá kế hoạch can thiệp.
📍 Chăm sóc và chơi với trẻ

📎 Yêu cầu công việc:

📍Giáo viên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học các ngành: tâm lý học, tâm lý giáo dục, tâm lý lâm sàng, giáo dục mầm non, tiểu học, giáo dục đặc biệt, công tác xã hội, hoặc các ngành liên quan.
📍 Yêu trẻ, kiên trì, chịu khó.
📍 Có tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận, trung thực, nhiệt tình.
📍 Kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc tốt;
📍 Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư vấn tốt;
📍 Năng động và sáng tạo trong công việc.

🎁Quyền lợi:
🎈 Lương: Lương + Thưởng.
🎈Đánh giá tăng lương
🎈Thưởng lễ, tết, sinh nhật.
🎈 Chế độ đào tạo nội bộ.

📪Làm việc tại:
👉 124 đường Tân Phước- kp Tân phước- Tân Bình- Dĩ An- Bình Dương

☎️ Liên hệ 0395986041- C.Yến

21/09/2022

❌❌Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tăng động giảm chú ý❌❌

Theo khuyến cáo bởi các chuyên gia y tế, bất cứ món gì tốt cho não bộ của trẻ đều tốt cho bệnh nhân ADHD. Cha mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng như sau để bổ sung cho trẻ khi mắc chứng tăng động giảm chú ý:

✅Chế độ ăn giàu protein: Bổ sung đậu, phô mai, trứng, thịt, và các loại hạt chứa nhiều protein trong khẩu phần ăn của trẻ. Các loại thực phẩm này nên cho trẻ ăn vào buổi sáng hoặc bữa ăn nhẹ sau giờ học có thể giúp cải thiện sự tập trung ở trẻ và có thể làm cho thuốc đạt hiệu quả cao hơn.

✅Cắt giảm carbohydrate đơn: Cha mẹ nên cắt giảm bánh kẹo, siro, mật ong, đường và các sản phẩm được làm từ bột mì trắng, gạo trắng, hoặc khoai tây không vỏ.
Tăng cường carbohydrate phức hợp: Trẻ nên được bổ sung nhiều rau và trái cây như cam, quýt, lê, bưởi, táo và kiwi. Khi ăn những loại thực phẩm này vào buổi tối có thể giúp trẻ dễ ngủ hơn.
✅Bổ sung axit béo omega-3: Các mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như cá ngừ, cá hồi hoặc một số cá thịt trắng khác. Hoặc sử dụng các loại hạt như hạt óc chó, hạt dẻ Brazil, dầu ô liu, dầu hạt cải cũng chứa omega-3. Trong trường hợp trẻ biếng ăn, cha mẹ có thể bổ sung omega-3 cho trẻ bằng các loại thuốc, thực phẩm chức năng.

❌ Một số chuyên gia đã khuyên rằng trẻ bị tăng động giảm chú ý nên tránh sử dụng các chất:

❌Đường
Một số trẻ thường trở nên hiếu động hơn sau khi ăn kẹo hoặc các loại thức ăn có đường khác. Tuy không có bằng chứng xác thực nào cho thấy đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ADHD, nhưng để có một chế độ dinh dưỡng chung tốt nhất cho trẻ, cha mẹ nên hạn chế thực phẩm có đường trong khẩu phần ăn của trẻ.

❌Caffeine
Một số triệu chứng ADHD ở trẻ có thể được cải thiện bởi một lượng nhỏ caffeine. Nhưng nhìn chung, các tác dụng phụ của caffeine lớn hơn lợi ích mà nó đem lại. Do đó, hầu hết bác sĩ khuyên cha mẹ nên hạn chế để trẻ ăn hoặc uống caffeine, tốt hơn hết là nên kiêng hoàn toàn.

🌹 Chúc ba mẹ thành công.

Photos from Can Thiệp Sớm Tân Bình - Dĩ An's post 19/09/2022

VÌ SAO CON ANH CHỊ KHÔNG CHỊU NÓI?
TRẺ ĐANG TẬP NÓI, TRẺ CHẬM NÓI
MÔI TRƯỜNG NGÔN NGỮ LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH!

👨‍👩‍👧‍👦Ba mẹ muốn con nhanh biết nói hay trẻ chậm nói nhanh nói tốt (thực ra là giống nhau mà nhỉ? 😅) thì ba mẹ nhất định phải biết cách tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ.

2️⃣câu hỏi mà mình thường gặp nhất trong quá trình tư vấn dạy bé tập nói, chậm nói là:

1️⃣Câu 1. Em dạy con cái gì con cũng biết hết mà nhất định không chịu nói?

💥Có nhiều lý do dẫn đến con biết mà ko chịu nói lắm. Trong đó nguyên nhân chính là con chưa có đủ vốn từ để nói.

⭐️Để con nói được không phải là điều dễ dàng. Trước khi nói con cần hiểu câu hỏi. Hiểu câu hỏi xong cần tư duy câu trả lời. Tới đây cái tự nhiên ko có vốn từ là bị tắc tị. Chịu. Con có muốn trả lời cũng không moi đâu ra chữ để nói. Lâu dần con thành ra sợ bị hỏi, bị khảo xem biết gì để nói không.

⭐️Đây gọi là yếu tố môi trường NGÔN NGỮ THỤ ĐỘNG. Hiểu nôm na là con cần được nghe nhiều, thật nhiều và rất nhiều. Nhiều cái gì?

- NHIỀU TỪ (vốn từ như ông, bà, ba, mẹ, bò, gà, cá, chó,...).

- LẶP ĐI LẶP LẠI NHIỀU LẦN. Để cái từ ấy nó in sâu vào não bộ.

⭐Như chúng ta học tiếng Anh vậy đó. Từ Hello mới học còn lấp vấp chứ nói cả vạn lần thì cứ gặp người nước ngoài hay bạn bè là auto say hello.

👉👉Con của chúng ta học nói cũng vậy. Trước khi con bật ra một từ gì con cần nghe đi nghe lại nhiều lần để ghi nhớ. Nhớ nhiều sẽ đến lúc phát âm. Vốn từ con nhớ được càng nhiều con càng nhanh nói.

👉Vì thế ba mẹ cần nhúng con vào môi trường ngôn ngữ. Nói chuyện với con liên tục để cung cấp cho con vốn từ.

Câu 2. Em nói chuyện với con nhiều lắm mà con vẫn không chịu nói. Vậy là sao? Em sai ở đâu?

🌟Nếu ba mẹ chỉ nói chuyện ra rả với con thì chỉ mới là tạo ra môi trường ngôn ngữ thụ động cho con thôi nhé. Mà nhiệm vụ của ngôn ngữ thụ động là nâng cao vốn từ vựng là chủ yếu.

🌟Muốn con nhanh nói ba mẹ phải quan tâm đến yếu tố thứ 2 là tạo môi trường ngôn ngữ chủ động. Nghĩa là nói chuyện với con và khơi gợi con nói bằng những câu hỏi.

🌟Tuy nhiên hãy nhớ rằng không có cái gì chán phèo hơn việc cứ phải trả lời đi trả lời lại 1 câu hỏi chán ngắt từ ngày này qua ngày nọ. Riêng cách đặt câu hỏi làm sao để kích nói cho con thì nó là cả 1 nghệ thuật chơi chiêu với con ba mẹ ạh

🌟Khi ba mẹ đã hiểu rõ cách hỏi chuyện để con trả lời ấy, ba mẹ sẽ thấy nói chuyện với con cực kỳ thú vị. Và chỉ cần vài mẹo đơn giản thôi con sẽ ngay lập tức bị cuốn vào và nói không ngừng nghỉ. Chừng đó chỉ có ba mẹ mệt chứ con thì nói như sáo nhé!

👉👉Tóm lại: Muốn con nhanh nói, ba mẹ cần biết tạo môi trường ngôn ngữ cho con. Môi trường ngôn ngữ gồm: thụ động (nói nhiều cho con nghe) và chủ động (trực tiếp giao tiếp với con).

Bài viết tổng hợp và chia sẻ hi vọng hữu ích với ba mẹ và cả nhà!
Cảm ơn tác giả ❤️

Videos (show all)

👅👅LUYỆN CƠ QUAN PHÁT ÂM CHO TRẺ ️👅‼Ngồi đối diện với trẻ hoặc ngồi trước gương‼ Thực hiện từng động tác để trẻ bắt chước...

Location

Category

Telephone

Website

Address

124 Đường Tân Phước/KP Tân Phước/Tân Bình
Di An

Opening Hours

Monday 06:30 - 20:00
Tuesday 06:30 - 20:00
Wednesday 06:30 - 20:00
Thursday 06:30 - 20:00
Friday 06:30 - 20:00

Other Tutors/Teachers in Di An (show all)
Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thu Hương
Dĩ An Bình Dương
Di An, 73000

Trung Tâm Gia Sư EDUFA Trung Tâm Gia Sư EDUFA
53 Thắng Lợi, KP. Thắng Lợi 1, P. Bình An, TP. Dĩ An, Bình Dương
Di An

TRUNG TÂM GIA SƯ DẠY KÈM CHUYÊN NGHIỆP - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI DĨ AN

Hệ Thống Giáo Dục Hoàng Quân IQ - Dĩ An, Bình Dương Hệ Thống Giáo Dục Hoàng Quân IQ - Dĩ An, Bình Dương
376A Nguyễn An Ninh
Di An, 824740

Hệ Thống Giáo Dục Hoàng Quân IQ cơ sở tại 19 - 376A Nguyễn An Ninh, P. Dĩ An, Tp. D

Hàn Ngữ HYO JEONG - Bình Dương Hàn Ngữ HYO JEONG - Bình Dương
Di An

Đáp ứng nhu cầu tiếng Hàn giao tiếp, sơ cấp, trung cấp, ôn thi topik, nghề THÔNG

Cao Thị Bích Cao Thị Bích
Bình Dương
Di An

Từng học tại Trường ĐHSP Bình Dương Sống tại Bình Dương, Bình Dương

KTBedu - Giáo dục KTBedu - Giáo dục
36/19 Tây A, Đông Hoà, Dĩ An
Di An, 820000

KTBedu là một nhánh của KTB thiên về mảng giáo dục. Là nơi để chia sẻ những kiến thức bổ ích dến những người thực sự cần mà đặc biệt trong đó là đối tượng học sinh.

Diệp Lục Collagen 007 Diệp Lục Collagen 007
Số 6/Hoàng Quốc Việt, Bình Đường 3, An Bình
Di An, 824609

Diệp lục Collagen là sản phẩm tiên phong trong công cuộc gìn giữ và gia tăng hạn

Trung tâm giáo dục WIS Trung tâm giáo dục WIS
Di An

Bồi dưỡng kiến thức bậc phổ thông. Cố vấn: Thầy Nguyễn Cảnh Công - Thạc sĩ Khoa học giáo dục

Trung Tâm Dạy Kèm EDUFA Trung Tâm Dạy Kèm EDUFA
53 Thắng Lợi, KP. Thắng Lợi 1, P. Bình An, TP. Dĩ An, Bình Dương
Di An

- Dạy kèm các môn Toán - Lý - Hóa - Anh 9, 10, 11, 12 - Luyện thi tuyển sinh 10, THPTQG, ĐGNL Phương châm giảng dạy "Không chỉ là lớp học - Chúng ta còn là một gia đình".

Học Piano Bình Dương Học Piano Bình Dương
KDC MInh Ngọc Center Ngã 3 Đông TÂn, DĨ An
Di An, 75000

Lớp nhạc Đoan Piano thường xuyên mở các lớp Piano cho mọi lứa tuổi. Học thử

TT Bồi Dưỡng & Luyện Thi Trí Tín TT Bồi Dưỡng & Luyện Thi Trí Tín
105/5A, Nguyễn An Ninh, P. Dĩ An, TP. Dĩ An, Bình Dương
Di An

Bổ trợ kiến thức các môn Toán - Lý - Hóa cấp THCS - THPT Chuyên luyện thi tuyển