Bé học phát triển định hướng không gian.
Can Thiệp Sớm Bình Chuẩn
Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Can Thiệp Sớm Bình Chuẩn, Tutor/Teacher, Binh Chuan.
�Trung Tâm Can Thiệp Sớm Tuệ An- Thuận An, nhận can thiệp cho trẻ:
- Tự kỷ, tăng động giảm chú ý
- Chậm nói, rối loạn ngôn ngữ
- Chậm phát triển trí tuệ, khó khăn trong học tập...
Operating as usual
Trung thu vui vẻ bên các bạn nhỏ. Chúc các con luôn mạnh khoẻ, tiến bộ hơn mỗi ngày. Bố mẹ và các cô sẽ luôn đồng hành với các con.
Tiết học phát triển nhận thức về chủ đề động vật dưới nước kết hợp với vận động của đôi bàn tay các bạn được sờ, cầm, nắm và cảm nhận về các con vật dưới nước như cá , tôm, ốc...Được học thông qua vật thực các bạn rất hứng thú và tham gia tích cực.
Các bạn nhỏ làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 8-3.
Chúc các bà, các mẹ, các chị có một ngày lễ vui vẻ .
Với các bé phát triển bình thường để nói được từ "xin" là điều bình thường. Nhưng với các bé có rối loạn phát triển đó là cả 1 quá trình phấn đấu của cả cô và trò. Mong cho con ngày càng hoàn thiện hơn nữa cho bố mẹ yên lòng nhé chàng trai.
Với các bé bình thường để nói được từ "xin" là điều hết sức bình thường. Nhưng đối với các bạn có rối loạn phát triển thì là cả 1 quá trình phấn đấu, kiên trì của cả cô và trò. Mong cho con sẽ ngày càng hoàn thiện hơn nữa cho bố mẹ yên lòng nhé chàng trai.
TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM TUỆ AN - THUẬN AN XIN THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2023.
Kính chúc các thầy cô giáo, các bạn học sinh và toàn thể quý phụ huynh một năm mới An Khang - Thịnh Vượng - Vạn sự như ý.
Trân trọng !
TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM TUỆ AN
THÔNG BÁO NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023
🔥Lịch nghỉ học : Thứ Hai, ngày 2/1/2023
🔥Lịch đi học trở lại: Thứ Ba, ngày 3/1/2023
💥Kính chúc quí phụ huynh, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh năm mới ngập tràn NIỀM VUI và HẠNH PHÚC.
------------------------------------------
🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀
Trung tâm can thiệp sớm Tuệ An
🏡 Địa chỉ: đường n2, khu dân cư Phú Hồng Thịnh 8, phường Bình Chuẩn, tp Thuận An.
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0359150224 - 0961041323
𝐂𝐀𝐍 𝐓𝐇𝐈𝐄̣̂𝐏 𝐂𝐇𝐎 𝐂𝐎𝐍 𝐁𝐀𝐎 𝐋𝐀̂𝐔 𝐋𝐀̀ Đ𝐔̉
💢ĐÂY LÀ CÂU HỎI CỦA TẤT CẢ CÁC BA MẸ KHI CHO CON TỚI KHÁM/ĐÁNH GIÁ/NGHE TƯ VẤN VÀ GẶP CÁC CHUYÊN GIA.
- Vậy thì! CAN THIỆP CHO CON THỜI GIAN BAO LÂU LÀ ĐỦ? 1 Tháng_2 tháng; 1 năm_2 năm; hay lâu hơn nữa?....
- Hiện nay các ba mẹ thường phát hiện ra các rối loạn của con khá sớm(trước 3 tuổi); tuy nhiên, vì sự chủ quan cá nhân, nên hầu hết các ba mẹ cho các con can thiệp theo kiểu: CON BẬT ÂM LÊN, VÀ BIẾT NÓI THEO CÔ LÀ CHO CON NGHỈ CAN THIỆP. Vậy điều này sẽ là tốt hay xấu với các con??
=》 Điều này không hẳn là xấu, nhưng rõ ràng là không tốt với quá trình can thiệp cho 1 đứa trẻ. Giống như ba mẹ bị bệnh gì đó như đau dạ dầy chẳng hạn, khi bác sĩ kê đơn và chúng ta chỉ giảm được đau, giảm được 1 phần triệu chứng, chúng ta đã dừng thuốc
=》 Thử hỏi, chúng ta ĐÃ HẾT HẲN BỆNH CHƯA? Nếu chưa hết hẳn "bệnh" thì đương nhiên "bệnh" sẽ tái phát lại và sau đó chúng ta lại mất công tìm bác sĩ điều trị lại cái "bệnh" đau dạ dầy của chúng ta
● Và với việc can thiệp cho 1 đứa trẻ cũng vậy, nếu chúng ta can thiệp cho trẻ NỬA CHỪNG, giống như việc, 1 đứa trẻ 25_30 tháng mới bắt đầu đi can thiệp, sau 2_3 tháng, con có thể bật âm, nói theo người khác 1 vài từ đơn, và ba mẹ nghĩ VẬY LÀ CON ĐÃ NÓI ĐƯỢC --> DỪNG CAN THIỆP.
● XIN BA MẸ LƯU Ý: tuổi thực của con tầm 30 tháng, con mới bập bẹ nói vậy có nghĩa là Tuổi phát triển của con ở tầm 14_16_18 tháng?? Vậy thì con đã đạt được mốc phát triển THEO TUỔI THỰC CHƯA? Nếu câu trả lời của các ba mẹ là chưa? 👉BA MẸ ĐÃ CÓ CÂU TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI LỚN Ở TRÊN RỒI ĐÓ Ạ!
💢CAN THIỆP CHO CON THỜI GIAN BAO LÂU LÀ ĐỦ? 👉Câu trả lời là: CAN THIỆP TỚI KHI NÀO CON QUAY VỀ MỐC PHÁT TRIỂN Ở TẤT CẢ CÁC MẶT PHÁT TRIỂN (KHÔNG RIÊNG VỀ NGÔN NGỮ) THEO TUỔI THỰC TỪ 70%-80% Trở lên, thì ba mẹ hãy nghĩ tới việc dừng can thiệp cho con, để con có thể có sự hòa nhập và phát triển tốt nhất, các ba mẹ nhé!
💢VIỆC CẦN THIẾT là ba mẹ cần nắm rõ các mốc phát triển của các lĩnh vực (nhận thức/ngôn ngữ/ thẩm mỹ/ cảm xúc/ vận động...)
ST.
Tiết học hôm nay thật sự thú vị ạ!
Quả na, quả ổi, quả cam... ba mẹ cùng theo dõi các con nha🤝
Đồng hành cùng con yêu❤️
Hoạt động này thật sự hiệu quả trong quá trình can thiệp cho con, các cô đã áp dụng!
Ba mẹ đã thử chưa? Chơi với con. Hãy tạo ra thật nhiều hoạt động, thu hút sự tham gia của con. Tạo sự tương tác giữa cô, con và các bạn.
Hãy đừng! Bắt con ngồi im một chỗ. Đừng bắt con phải học theo cách mà ba mẹ muốn.
Hãy hiểu con
Hành trình 3 tháng tiến bộ cùng con yêu❤️
Những từ đầu tiên🤝
Gia đình cố gắng, các cô nỗ lực cùng con yêu tiến bộ từng ngày. Từ con số “0” ngày nào, hôm nay ba mẹ, các cô đang dần hái quả ngọt rồi đây ạ❤️
(Video đã được sự cho phép của phụ huynh)
Chúc mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10.
Các con gửi đến mẹ những bông hoa tươi thắm❤️
Xin chúc Quý Phụ Huynh ngày 20/10 thật vui vẻ, hạnh phúc, ấm áp🌸
Chúc mừng sinh nhật con❤️
Cả nhà chúc con thật nhiều sức khỏe, bình an.
Chúc con sinh nhật vui vẻ❤️
Chúc mừng sinh nhật con trai tròn 3 tuổi❤️
Tuổi mới thầy, cô chúc con luôn hạnh phúc, bình an và vui vẻ❤️
🌸🌸HAPPY BIRTHDAY🌸🌸
P/s: em út của trung tâm🤝
Vui Trung Thu 2022 cùng các con yêu🌸🌸
Ngày “tết trung thu” cô chúc các thiên thần nhỏ có một ngày hội thật vui vẻ, ấm áp và đoàn viên❤️
NHỮNG HIỂU LẦM VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
Những sự thật hiển nhiên về loạn phổ tự kỷ, không hẳn ai cũng biết!
Nguồn: PGS. TS Trần Văn Công
🎁 Bố mẹ ơi, hãy dành thời chơi với con, hiểu con và đồng hành cùng con.
CÁC KĨ NĂNG CHA MẸ CẦN CÓ ĐỂ DẠY TRẺ TỰ KỶ TẠI NHÀ
1. Gọi tên trẻ
Thường xuyên gọi tên trẻ để lôi kéo sự chú ý của trẻ và giúp trẻ nhận ra bản thân, tăng khả năng đáp ứng khi bố mẹ gọi.
Gọi tên trẻ trong các hoạt động, trong các trò chơi, khi sai việc trẻ:
Ví dụ: “Nam. Đưa mẹ bóng”, “Nam. Con gà đâu?”
2. Ngang tầm mắt
Ngồi ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ, giúp trẻ tạo được giao tiếp mắt với người đối diện, duy trì tần suất và thời gian giao tiếp mắt khi có cơ hội.
Trước tiên hãy sử dụng những đồ chơi, đồ ăn, vật hoặc là hoạt động mà trẻ thích, có hứng thú để trẻ chủ động nhìn mắt nhiều hơn.
3. Theo dõi và tham gia
Quan sát các hoạt động của trẻ sau đó tham gia hoạt động đó cùng với trẻ. Trẻ là người dẫn dắt vào hoạt động, chơi cùng với trẻ để tạo sự gắn kết, mối quan hệ gần gũi với trẻ, sau đó thay đổi và tạo ra những cách chơi cho phù hợp.
4. Tập ngồi
Tập ngồi giúp trẻ tập trung chú ý để hoàn thành được nhiệm vụ, biết chờ đợi và biết cách chơi lần lượt. Khi cho trẻ tập ngồi, cần tránh, loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng và mất tập trung như: tiếng ồn (tivi, chuông điện thoại, tiếng nói chuyện), các đồ chơi xung quanh (gọn gàng, tránh ở trong tầm nhìn của trẻ). Vị trí ngồi nên là một góc hẹp, trẻ khó di chuyển khỏi vị trí.
5. Đợi và làm theo lần lượt
Trong các hoạt động cần tạo ra sự tương tác, đó là đợi và luân phiên theo lượt. Khi người lớn biết đợi và luân phiên với trẻ, trẻ cũng sẽ học được kĩ năng đợi và luân phiên với người khác.
Đợi và làm theo lần lượt là kĩ năng giúp trẻ trở thành một người biết giao tiếp thật sự.
6. Hỗ trợ bằng lời nói và hình ảnh trực quan
Hỗ trợ bằng lời:
Sử dụng lời nói đơn giản, nhất quán, chọn nói từ chính và phù hợp với tình huống
Cho trẻ thêm thời gian để xử lí thông tin, cân nhắc và đưa ra phản hồi.
Kèm theo cử chỉ, điệu bộ và cường điệu hóa cảm xúc khi cần thiết.
Thay đổi giọng nói (về ngữ điệu và âm vực): lúc to, lúc nhỏ, lúc nhanh, lúc chậm, tạo sự ngạc nhiên và bất ngờ để kéo sự chú ý của trẻ.
Tránh hành động, lời nói tiêu cực (Con đừng có làm như thế, con không được ném đồ…), nói những câu nhấn mạnh vào hành vi phù hợp: Nhặt bóng lên, cất đồ chơi, tắt ti vi…
Hỗ trợ bằng hình ảnh trực quan:
Hình ảnh trực quan giúp trẻ hiểu thông tin từ môi trường được chính xác hơn, bù đắp những khó khăn khi xử lí các thông tin bằng thính giác.
Hình ảnh trực quan giúp trẻ kiểm soát hành vi: trẻ chưa biết sử dụng ngôn ngữ nói để thể hiện nhu cầu bản thân, trẻ có thể dùng phương tiện khác để hỗ trợ hoặc thay thế cho ngôn ngữ nói như tranh ảnh, cử chỉ điệu bộ (chỉ ngón)
Hình ảnh trực quan hỗ trợ trẻ phát triển các kĩ năng (kĩ năng tự phục vụ…), phát triển, hiểu và thể hiện cảm xúc.
Hình ảnh trực quan có thể là: Ảnh thật, ảnh biểu tượng, video, các cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, nét mặt của người lớn.
7. Tạo nhu cầu
- Trẻ tự kỉ thường có ý thích thu hẹp và ít nhu cầu, do đó cần tạo các tình huống để kích thích nhu cầu của trẻ, đó là cơ hội tốt nhất để trẻ tương tác.
Cha, mẹ cần tạo các tình huống để kích thích nhu cầu của trẻ để trẻ tương tác nhiều nhất có thể.
- Trẻ tự kỉ thường có ý thích thu hẹp và ít nhu cầu, do đó cần tạo các tình huống để kích thích nhu cầu của trẻ, đó là cơ hội tốt nhất để trẻ tương tác.
Tạo nhu cầu cho trẻ bằng một số cách sau:
Để đồ lên cao: Trong tầm nhìn nhưng ngoài tầm với
Để đồ vào hộp trong suốt đậy kín: Để trẻ nhìn thấy và yêu cầu người lớn lấy giúp
Cho trẻ lựa chọn: Có thể đưa cho trẻ thứ mà trẻ không thích hoặc lựa chọn giữa đồ vật trẻ thích và không thích.
Từng chút một: Không nên đưa tất cả đồ chơi hoặc đồ ăn cho trẻ, nên đưa cho trẻ từng đồ một, từng miếng đồ ăn một để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.
- Đưa các vật liệu mà trẻ cần hỗ trợ để sử dụng/ vận hành được:
Ví dụ:Chỉ đưa bát mà không đưa thìa, chỉ đưa đàn mà không đưa que gõ.
- Đưa từng phần một để trẻ phải yêu cầu thêm: Đưa từng miếng ghép hình, cho từng miếng bim bim…
- Không đưa rất cả các vật liệu mà trẻ cần để thực hiện hoạt động (trẻ sẽ làm hỏng hoặc không biết cách chơi): Không đưa cả hộp thổi bóng cho trẻ, nên đưa que thổi, nếu trẻ muốn chơi, trẻ đưa que thổi cho mẹ.
- Làm một việc mà trẻ không muốn bạn làm (trẻ sẽ phản đối): Trẻ muốn mở hộp đồ chơi, khi đó bạn làm động tác giả vờ cất đi và nói “cất đi”, sau đó đợi phản ứng của trẻ. Nếu trẻ đòi đồ chơi bạn dạy trẻ “xin” hoặc “ạ” hoặc chỉ vào hộp hoặc nói một từ nào đó đúng tình huống như “mở”, “lấy”…
- Làm trái với kỳ vọng của trẻ (tình huống ngớ ngẩn): Trẻ muốn ăn sữa chua, không đưa thìa cho con mà lại đưa ống hút, dạy biết từ chối không phải ống hút và chỉ tay để lấy thìa.
8.Trợ giúp trẻ – Cầm tay chỉ việc
Cần được dạy chính xác về việc nên làm
Cha, mẹ cần được dạy trẻ chính xác về việc nên làm
Trẻ rất khó để học bằng bắt chước, do đó trẻ cần được dạy chính xác về việc nên làm. Vì vậy, hỗ trợ trẻ khi cần là cần thiết.
Các bước trợ giúp trẻ như sau:
Làm mẫu cách làm: Làm mẫu các kĩ năng hoặc cách chơi để trẻ quan sát và bắt chước làm theo, nếu trẻ không bắt chước, chuyển sang bước tiếp theo.
Cầm tay chỉ việc hoàn toàn: Hoàn toàn cầm tay trẻ thực hiện nhiệm vụ
Cầm tay chỉ việc một phần: Cầm tay trẻ để nhắc nhở, sau đó để trẻ tự thực hiện; hoặc đẩy nhẹ tay trẻ để trẻ biết cần phải làm gì.
Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ bằng hành động và cử chỉ kèm lời nói
Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ bằng ánh mắt kèm lời nói
Nhắc nhở bằng trẻ lời nói
9. Chuỗi – từng bước nhỏ
Từ việc thực hiện những bước nhỏ, hành động đơn giản để hoàn thành một chuỗi, trình tự, nhiệm vụ phức tạp.
- Chuỗi Tiến là bắt đầu ở bước đầu tiên và dạy từng bước thứ tự
- Chuỗi Ngược là bắt đầu ở bước cuối cùng trong chuỗi và thực hiện ngược lại
10. Chơi đa dạng
- Học cách chơi đồ chơi theo nhiều cách khác nhau sao cho trẻ không gặp khó khăn
Dạy trẻ học cách chơi đồ chơi theo nhiều cách khác nhau sao cho trẻ không gặp khó khăn
- Học cách chơi đồ chơi theo nhiều cách khác nhau sao cho trẻ không gặp khó khăn, không máy móc và rập khuôn với một kiểu chơi duy nhất theo cách riêng của trẻ.
Bắt đầu chơi bằng những cách đơn giản, sau đó tăng dần tính phức tạp của đồ chơi/trò chơi.
Chơi đa dạng giúp nâng cao khả năng nhận thức của trẻ.
11. Có cấu trúc
Lịch trình hoạt động
Lịch trình giúp trẻ hiểu và biết hành động đang diễn ra, hành động nào sẽ diễn ra tiếp theo và giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn, giảm bối rối và lúng túng khi có thể phán đoán trước được sự việc có thể xảy ra.
Bắt đầu và kết thúc
Trong bất kì hoạt động nào cũng cần cho trẻ hiểu khi nào bắt đầu một hành động, và khi nào là kết thúc hành động giúp trẻ dễ dàng học và hoàn thành nhiệm vụ hơn.
Khi bắt đầu chơi nên nói “Bây giờ chơi….”, khi chơi xong có thể nói “Chơi xong rồi. Cất đi”, kèm theo các hỗ trợ (hình ảnh, hành động) trực quan phù hợp.
Trong khi chơi:
Bất kì hoạt động nào cũng cần tổ chức theo một trình tự nhất định “Bắt đầu – diễn biến – kết thúc”
- Bắt đầu: “Bây giờ chơi đọc sách”
- Diễn biến: Dậy trẻ nhận biết, chỉ tranh ảnh trong sách
- Kết thúc: “Đọc sách xong rồi. Cất sách/Cất đi”
12. Củng cố
Củng cố được đưa ra khi trẻ có những phản hồi phù hợp như: Chủ động nhìn mắt, chú ý tích cực, hành vi đúng, thành công dù nhỏ…
Các hình thức củng cố:
- Khen ngợi bằng lời: “nhìn giỏi”, “ghép hình rất giỏi”
- Luôn mỉm cười: tạo sự gần gũi, thân thiện
- Chạm vào người/cù ki, ôm, hôn trẻ
- Phần thưởng hữu hình: bằng đồ ăn, đồ chơi mà trẻ thích, sticker (hình dán yêu thích)
- Chơi theo ý thích: Chơi theo cách mà trẻ thích (thời gian ngắn)
📍 Nguồn Sưu tầm
Cảm ơn tác giả 💗
VÌ SAO CON ANH CHỊ KHÔNG CHỊU NÓI?
TRẺ ĐANG TẬP NÓI, TRẺ CHẬM NÓI
MÔI TRƯỜNG NGÔN NGỮ LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH!
🍄Ba mẹ muốn con nhanh biết nói hay trẻ chậm nói nhanh nói tốt (thực ra là giống nhau mà nhỉ? 😅) thì ba mẹ nhất định phải biết cách tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ.
🍄2 câu hỏi mà mình thường gặp nhất trong quá trình tư vấn dạy bé tập nói, chậm nói là:
Câu 1. Em dạy con cái gì con cũng biết hết mà nhất định không chịu nói?
🙂 Có nhiều lý do dẫn đến con biết mà ko chịu nói lắm. Trong đó nguyên nhân chính là con chưa có đủ vốn từ để nói.
🐧 Để con nói được không phải là điều dễ dàng. Trước khi nói con cần hiểu câu hỏi. Hiểu câu hỏi xong cần tư duy câu trả lời. Tới đây cái tự nhiên ko có vốn từ là bị tắc tị. Chịu. Con có muốn trả lời cũng không moi đâu ra chữ để nói. Lâu dần con thành ra sợ bị hỏi, bị khảo xem biết gì để nói không.
🐧 Đây gọi là yếu tố môi trường NGÔN NGỮ THỤ ĐỘNG. Hiểu nôm na là con cần được nghe nhiều, thật nhiều và rất nhiều. Nhiều cái gì?
- NHIỀU TỪ (vốn từ như ông, bà, ba, mẹ, bò, gà, cá, chó,...).
- LẶP ĐI LẶP LẠI NHIỀU LẦN. Để cái từ ấy nó in sâu vào não bộ.
🐧 Như chúng ta học tiếng Anh vậy đó. Từ Hello mới học còn lấp vấp chứ nói cả vạn lần thì cứ gặp người nước ngoài hay bạn bè là auto say hello.
👉👉👉 Con của chúng ta học nói cũng vậy. Trước khi con bật ra một từ gì con cần nghe đi nghe lại nhiều lần để ghi nhớ. Nhớ nhiều sẽ đến lúc phát âm. Vốn từ con nhớ được càng nhiều con càng nhanh nói.
🎯 Vì thế ba mẹ cần nhúng con vào môi trường ngôn ngữ. Nói chuyện với con liên tục để cung cấp cho con vốn từ. Còn ba mẹ nào bận quá ko có nhiều thời gian nói chuyện với con inb mình hỗ trợ giải pháp thay thế nhé!
Câu 2. Em nói chuyện với con nhiều lắm mà con vẫn không chịu nói. Vậy là sao? Em sai ở đâu?
🐧 Nếu ba mẹ chỉ nói chuyện ra rả với con thì chỉ mới là tạo ra môi trường ngôn ngữ thụ động cho con thôi nhé. Mà nhiệm vụ của ngôn ngữ thụ động là nâng cao vốn từ vựng là chủ yếu.
🐧 Muốn con nhanh nói ba mẹ phải quan tâm đến yếu tố thứ 2 là tạo môi trường ngôn ngữ chủ động. Nghĩa là nói chuyện với con và khơi gợi con nói bằng những câu hỏi.
🐧 Tuy nhiên hãy nhớ rằng không có cái gì chán phèo hơn việc cứ phải trả lời đi trả lời lại 1 câu hỏi chán ngắt từ ngày này qua ngày nọ. Riêng cách đặt câu hỏi làm sao để kích nói cho con thì nó là cả 1 nghệ thuật chơi chiêu với con ba mẹ ạ 😂😂😂
🎇 Khi ba mẹ đã hiểu rõ cách hỏi chuyện để con trả lời ấy, ba mẹ sẽ thấy nói chuyện với con cực kỳ thú vị. Và chỉ cần vài mẹo đơn giản thôi con sẽ ngay lập tức bị cuốn vào và nói không ngừng nghỉ. Chừng đó chỉ có ba mẹ mệt chứ con thì nói như sáo nhé!
🎇 Tóm lại: Muốn con nhanh nói, ba mẹ cần biết tạo môi trường ngôn ngữ cho con. Môi trường ngôn ngữ gồm: thụ động (nói nhiều cho con nghe) và chủ động (trực tiếp giao tiếp với con).
Trung Tâm Can Thiệp Sớm Tuệ An- Thuận An
🌴 TUYỂN DỤNG🌴
📗 Giáo viên: 02
- giáo viên nhóm: can thiệp trẻ có nhu cầu đặc biệt
🙋♀️yêu cầu: TNCĐ, ĐH các chuyên ngành: Mầm non, gdđb, ctxh,... và các ngành có liên quan.
🙋♀️ chế độ theo quy định của nhà nước và các chế độ của trung tâm cho giáo viên.
🙋♀️ Lương theo thỏa thuận khi trao đổi.
LH: 0961041323 ( gặp cô Sáu)
Địa chỉ làm việc: KDC Phú Hồng Thịnh 8, p Bình Chuẩn, Tp Thuận An, T bình Dương.
Học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi thổi b**g bóng giúp trẻ biết cách lấy hơi, tăng cường hơi thở tạo tiền đề cho việc phát âm.
BAO LÂU THÌ CON NÓI ĐƯỢC ??????
Là câu hỏi khó...❓❓
Khó không phải không trả lời được, khó ở chỗ không biết trả lời như thế nào để phụ huynh hiểu vấn đề một cách dễ dàng nhất...
Mỗi bạn sẽ có nhận thức và khả năng tiếp thu khác nhau và sự tiến bộ không thể đo lường bằng thời gian... Ví dụ như bé nhà mình, cũng phương pháp đó, cũng những bài học đó, sau một tháng con bật âm được, nhưng các bạn khác sẽ lâu hơn hoặc có thể nhanh hơn. Thay vì lo lắng, thì phụ huynh hãy xem những tiến bộ dù nhỏ nhất của con làm động lực, làm niềm vui mỗi ngày. Khi con chậm tiến bộ thì cũng nên xem xét lại, xem phương pháp dạy có phù hợp với khả năng tiếp thu của con không, xem môi trường con học như thế nào, con có vui vẻ khi đến trường không, xem con có hợp tác với cô giáo không?
Không ai dạy con mau tiến bộ bằng cha mẹ và người thân trong gia đình. Ở trường các cô dạy con bằng tình thương và kiến thức, còn ở nhà cha mẹ dạy con bằng tình thương và sự học tập. Sự kết hợp cả 2 phương pháp sẽ giúp con rất nhiều trong quá trình can thiệp
Bắt đầu dạy con từ đâu?
Khi mình bắt đầu dạy con, mình cũng tham khảo tài liệu và kinh nghiệm của mọi người nhưng khi áp dụng vào con thì con không hợp tác. Và rồi mình tự nghĩ ra phương pháp dạy con thôi. Nương theo khả năng của con mà dạy. Bắt đầu là buổi sáng sớm đánh thức con dậy, mình chỉ ra ngoài cửa sổ và nói với con "Sáng rồi, dậy thôi con". Khi con dậy rồi, chỉ con vào phòng vệ sinh, nói với con "Đi tiểu". Sau khi làm vệ sinh cá nhân cho con, bảo con tự đi lấy quần, áo thay ra. Mình chỉ cho con đâu là quần, đâu là áo. Thay đồ xong, đến phần lấy dép và ba lô để đi học. Mình chỉ tay vào đồ vật cần tìm (dép, ba lô) bảo con "lấy dép và ba lô đi học". Mọi thứ đã xong xuôi, hai mẹ con đi học.
Trên đường đi, mình nói chuyện với con, chỉ con mọi thứ xung quanh .
Chiều đón con về, lên bàn ăn cơm. Mình dạy con đâu là chén, đâu là muỗng. Hôm nay ăn gì, mình dạy con hết. Ăn cơm chiều xong, dẫn con đi bộ, có khi thì để con tự đạp xe đạp. Vừa vận động xả bớt năng lượng vừa có thời gian trò chuyện với con nhiều hơn.
Đến tối, lên giường mình lại nói chuyện với con, mình cho con xem lại những hình ảnh mà mình đã chụp trong ngày cho con xem và dạy con nói theo từng hình.
Con thức dậy đi học.Con lên xe đi học. Con đánh răng. Con ăn cơm với cá. Khi con thấy hình ảnh của chính mình thì con sẽ dễ tiếp thu và hợp tác hơn. Đây là thời kỳ con mình chưa có ngôn ngữ mình dạy con mọi thứ và kiên trì từ ngày này sang ngày nọ, chờ con tiếp thu được rồi mới dạy cái khác.
Lâu lâu giả bộ quên hoặc làm sai điều gì đó để xem phản ứng của con thế nào. Vid dụ như màu xanh, mà hỏi con đây là màu đỏ phải không? Hoặc chỉ vào cái quần mà hỏi con đây có phải cái áo không?
Cuộc sống hiện đại, ai cũng bận rộn để mưu sinh, tranh thủ thời gian để kiếm tiền, nhưng đừng đổ thừa lý do này, lý do kia mà quên mất việc dạy dỗ con cái .
Bản thân mình cũng ham kiếm tiền lắm, nhưng mình luôn cân đối công việc để lo cho con. Những gì mình viết ở trên tuy dài dòng, nhưng cũng chỉ tốn vài tiếng đồng hồ
Buổi sáng thì chỉ có 45 phút từ khi con thức dậy đến khi con đến trường. Con đi học cả ngày ở trường, 5 giờ chiều đến 9 giờ tối là "thời gian vàng" của 2 mẹ con. Mình chỉ tập trung lo cho con và chỉ bảo con mọi thứ.
Dạy VIP cực nhọc lắm!
Dạy VIP muôn vàn khó khăn
Không phải như những đứa trẻ bình thường, dạy là nắm bắt được ngay. Trẻ VIP nhận thức kém, nếu không yêu thương con bằng trái tim và tính kiên trì cao độ thì sẽ dễ dàng buông xuôi. Các con cần chúng ta, nên đừng bao giờ bỏ cuộc nha mọi người.
Sau bao năm tháng cùng con chiến đấu trên con đường gọi là "can thiệp cho trẻ chậm phát triển", mình có được nhiều trải nghiệm, nhiều cảm xúc khó tả. Thật lòng mà nói khi nghe bác sĩ kết luận con "Chậm phát triển" khi 27 tháng con vẫn không biết nói, mình hoang mang vì cụm từ đó nghe có vẻ như ghê gớm lắm. Và mình cũng phải mất khoảng thời gian nhất định để cân bằng lại mọi thứ, dành cho mình khoảng lặng để lấy lại sự bình tĩnh và sắp xếp tất cả vô 1 khuôn khổ. Và hôm nay mình sẽ chia sẻ lại những gì mình đi qua, hi vọng sẽ góp phần nào đó giúp mọi người
- Những nơi cho con đi khám: Bệnh viện Nhi đồng 1, 2; Bệnh viện Tâm thần trẻ em trên đường Phan Đăng Lưu
- Những trang fb tham khảo: Trẻ chậm nói; Tài liệu phát triển ngôn ngữ cho trẻ em; Tủ sách tự kỷ; Trang web A365
Đồ chơi dạy con phát triển ngôn ngữ: Xâu hạt; Xếp gỗ; Thẻ ảnh; Bảng điện tử; Tranh xếp hình; Bảng chữ cái, số bằng gỗ
Sự tiến bộ ngày nay của con mình ngoài sự nỗ lực của chính con còn sự đóng góp và sự chia sê nhiệt tình của các cô giáo trong Hội, thế nên các mẹ đừng nên ngại chia sẻ những câu chuyện về con mình, không có gì phải mặc cảm. Chúng ta đều có cùng hoàn cảnh, yêu thương nhau không hết lẽ nào chỉ lại chỉ trích nhau...
Để có thể can thiệp cho con, thì trước hết mọi người nên cho con đi đánh giá ở nơi uy tín để các nhà chuyên môn và bác sĩ xác định đúng tình trạng của con, như thế thì việc xây dựng giáo án cho các con mới hiệu quả .
Trong quá trình dạy con, điều cần thiết là dạy con bằng tình yêu thương, bằng trái tim của người làm cha, làm mẹ dành cho con cái. Nóng giận, chán nản là điều không ai tránh khỏi, khi đó con sẽ là người hứng chịu những cơn nóng giận, sẽ có những đòn roi. Mình từng đánh con, từng dùng lời nặng nề la mắng con, nhưng khi thấy con khóc, con ôm chầm lấy mình mà không nói lời nào, mình đã tự hứa với lòng rằng sẽ ko bao giờ để những điều tồi tệ đó xảy ra nữa. Con sinh ra đã quá thiệt thòi rồi. Con là tờ giấy trắng và sống theo bản năng chứ nhận thức còn quá kém để hiểu mọi việc.
Cha mẹ hãy làm bạn với con. Hãy cùng hòa mình vào thế giới của con
Và rồi một ngày nào đó cây sẽ ra trái ngọt!.❤️
Tác giả: Huệ Minh (Tp.Hồ Chí Minh)
💖𝐍𝐆𝐎̂𝐈 𝐍𝐇𝐀̀ 𝐆𝐈𝐀𝐎 𝐓𝐈𝐄̂́𝐏💞
“𝑴𝒖𝒐̂́𝒏 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒕𝒓𝒆̉ 𝒑𝒉𝒂́𝒕 𝒕𝒓𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒏𝒈𝒐̂𝒏 𝒏𝒈𝒖̛̃ 𝒈𝒊𝒂𝒐 𝒕𝒊𝒆̂́𝒑 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒕𝒂 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒏𝒈𝒐̂𝒏 𝒏𝒈𝒖̛̃ đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒕 𝒕𝒓𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒕𝒉𝒆̂́ 𝒏𝒂̀𝒐. 𝑮𝒊𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒙𝒂̂𝒚 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒏𝒈𝒐̂𝒊 𝒏𝒉𝒂̀, 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒕𝒂 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒄𝒐́ 𝒏𝒆̂̀𝒏 𝒎𝒐́𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛́𝒄.
✍️Giao tiếp được ví như một ngôi nhà. Mà "chú ý" là nền móng quan trọng, các "kỹ năng lắng nghe, bắt chước, luân phiên, chơi" được xem là những viên gạch, "hiểu biết và điệu bộ cử" chỉ chinh là mái nhà, còn lời nói được ví như nước sơn làm hoàn thiện cho ngôi nhà đó.
Muốn giao tiếp cần có hai người, vì vậy để quá trình giao tiếp có thể diễn ra, trẻ cần nắm bắt được đối tượng giao tiếp là ai, giao tiếp nhằm đạt được lí do/chức năng nào, giao tiếp bằng phương tiện gì và các kỹ năng giao tiếp cần có để giao tiếp thành công.
🚥KĨ NĂNG CHÚ Ý là nền tảng quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ, nếu thiếu sự chú ý sẽ không hình thành được trí nhớ, hiểu biết và ngôn ngữ. Hãy thu hút sự chú ý của trẻ bằng nhiều hoạt động làm cho trẻ thích thú trước.
Kĩ năng chú ý của trẻ em là khả năng bé dành thời gian tập trung vào một sự vật, sự việc hay hoạt động. Trẻ 2-3 tháng tuổi bắt đầu chú ý đến hình ảnh và âm thanh.
🚥 KỸ NĂNG LẮNG NGHE: Trẻ bắt đầu nhận biết được âm thanh, nghe hiểu và phản ứng với chúng. Và phát triển thành khả năng nghe chọn lọc.
🚥 KỸ NĂNG BẮT CHƯỚC: là việc sao chép gần giống hoặc giống hệt âm thanh và hành động của người khác. Bắt đầu từ khi người chăm sóc sao chép hành động và âm thanh của trẻ, và đến lượt mình, trẻ sao chép lại. Ban đầu người lớn đóng vai trò chủ động và trẻ phản ứng đáp lại, dần dần trẻ sẽ thích thú với vai trò khởi xướng để người lớn bắt chước.
Khi trẻ khoảng 10 tháng tuổi bắt đầu biết bắt chước. Khi người mẹ bắt chước hành động và âm thanh trẻ phát ra và đến lượt nó, trẻ bắt chước lại người mẹ.
🚥KỸ NĂNG LUÂN PHIÊN: là sự tiếp nối lần lượt và tương đương nhau của hai hoặc nhiều người. , sự qua lại đổi lượt trong quá trình chăm sóc, chơi đùa và giáo dục trẻ. Điều đó phát triển thành khả năng lần lượt nói trong khi hội thoại.
🚥KỸ NĂNG CHƠI: Chơi là hoạt động trẻ tự do trải nghiệm mọi thứ theo cách riêng và vốn sống của mình. Đầu tiên trẻ thích thú tạo ra và lắng nghe âm thanh mình tạo ra và trẻ cũng hứng thú chơi tương tác với người lớn. Sự phát triển các kỹ năng chơi khác bao gồm: chơi khám phá, chơi vận động, chơi thao tác, chơi giải quyết vấn đề, chơi đóng vai, chơi xã hội.
- Kĩ năng chơi còn là sự tiếp nối lần lượt và tương đương nhau của hai hoặc nhiều người, sự qua lại đổi lượt trong quá trình chăm sóc, chơi đùa và giáo dục trẻ. Thông qua chơi trẻ sẽ lĩnh hội được thế giới xung quanh.
🚥 KĨ NĂNG TIẾP NHẬN (HIỂU) NGÔN NGỮ: là khả năng hiểu ý nghĩa của từ, câu, điệu bộ, chữ viết để thực hiện các mệnh lệnh, yêu cầu, chỉ dẫn. phát triển khi trẻ bắt đầu nhận thấy các vật mà nó nhìn và nghe thấy có ý nghĩa và phát triển thành khả năng hiểu ngôn ngữ của người lớn và các tình huống phức tạp.
🚥 CỬ CHỈ ĐIỆU BỘ: là vận động có chủ đích của cơ thể được nhắc lại nhiều lần có mục đích, bao gồm: cử động cơ thể, chỉ trỏ, vươn tới/với lấy, các hành động như: vẫy tay chào, lắc đầu từ chối,…
Khi vừa sinh ra trẻ bắt đầu giao tiếp với mẹ bằng tiếng khóc và người mẹ đáp ứng lại, và phát triển thành khả năng sử dụng các cử chỉ điệu bộ đa dạng hơn.
🚥KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT NGÔN NGỮ LỜI NÓI: là việc sử dụng từ, câu, điệu bộ, chữ viết, tranh ảnh,… để thể hiện ý nghĩa và thong điệp đến người khác. Ngôn ngữ diễn đạt bao gồm các kỹ năng như gọi tên đồ vật, mô tả hành động hoặc sự kiện, đặt các từ và hình ảnh cạnh tran nhau thành câu theo đúng trật tự . Khi trẻ 12 tháng tuổi bắt đầu phát triển khi trẻ bập bẹ các âm và và nói các chuỗi âm thành phát triển thành khả năng nói từ và câu rõ ràng.
Tất cả những kỹ năng giao tiếp đều phát triển dần dần theo thời gian, không một kỹ năng nào phát triển độc lập, không có kỹ năng này thì trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc học các kỹ năng khác. Sự tiến bộ của một kỹ năng sẽ kéo theo sự tiến bộ của các kỹ năng khác.
"Muốn xây nhà thì móng phải chắc" cũng giống như việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thì cần xây dựng những viên gạch đầu tiên trong "Ngôi nhà giao tiếp".
Chúc bố mẹ thấu hiểu và đồng hành cùng con từ những viên gạch đầu tiên trong "Ngôi nhà giao tiếp".
Nguồn st
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Location
Category
Telephone
Website
Address
82000
Opening Hours
Monday | 08:00 - 17:00 |
Tuesday | 08:00 - 17:00 |
Wednesday | 08:00 - 17:00 |
Thursday | 08:00 - 17:00 |
Friday | 08:00 - 17:00 |
Đường Dạ 1-2 Mỹ Phước Bến Cát Bình Dương
Binh Chuan, 7000