
Giáo Dục Sớm - AB Kids
Nearby schools & colleges
Đường N1
Đồng Nai
810000
P. Thống Nhất
Đồng Nai
P. Tân Đông Hiệp, Di An
Chương trình giáo dục rèn luyện kỹ năng tư duy, phát triển trí tuệ và khả năn

Hướng dẫn massage cho trẻ
Cách dỗ em bé nín khóc nhanh nhất mọi thời đại đây :))

💕💕🏸Các bạn nhỏ rất thích thú với trò chơi vận động tinh:
❤️❤️Bé Bill 10 tháng tuổi đã biết phân loại màu sắc giống nhau, cực kỳ tập trung học Flashcard và yêu các bạn động vật lắm lắm 🎉🎉🍼
💕💕 Bạn Củ Cải và Chí Kiên đang thực hiện đôi bàn tay khéo léo kết hợp với mắt trong trò chơi đánh cầu và sâu dây👏👏🏸🎉🎉
Hãy cùng AB Kids cho bé môi trường tập luyện đánh thức mọi giác quan cũng như kỹ năng và trí tuệ. Giúp bé tự tin hơn, Thông minh hơn trong tương tác với các mối quan hệ.
Giáo Dục Sớm Theo Phương Pháp Glenn Doman
💖💖💖💖ĐÃ CÓ MẶT TẠI BIÊN HÒA 💖💖💖💖
💥💥BẠN MUỐN CON BẠN THÔNG MINH, TỰ TIN, SÁNG TẠO.
✨✨HÃY ĐẾN VỚI GIÁO DỤC SỚM AB KIDS
📢📢Lớp Học Phát Triển Não Bộ Cho Trẻ Từ 1 – 5 Tuổi 🌟🌟
💙💙Trẻ sẽ tham gia các trò chơi trí tuệ IQ, toán học, flash card cùng với các thí nghiệm khoa học vui và hấp dẫn sẽ giúp não bộ của trẻ phát triển, trẻ sẽ thông minh, sáng tạo, rèn luyện thói quen tập trung, khả năng quan sát, phán đoán nhanh. Trang bị kiến thức cơ bản để tạo nền tảng cho việc phát triển nhận thức trong tương lai của trẻ.
📣📣Nhân dịp khai trương: Giảm 10% học phí 📣📣
🎁Đăng ký học thử 1 buổi miễn phí.
✳️Liên Hệ Tư Vấn: 0946.845.639
🔴Đ/C: Đường Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, TP Biên Hòa, T. Đồng Nai
LỢI ÍCH CỦA VIỆC GIÁO DỤC SỚM:
- Trẻ tự tin, linh hoạt hơn.
- Trẻ trở lên thông minh với tài năng vượt trội hơn tiềm năng vốn có.
- Trẻ thể hiện sự đam mê nhất định trong một số lĩnh vực.
- Trẻ biết yêu thương và gắn bó với gia đình, bạn bè và thế giới xung quanh.…Còn vô vàn những lợi ích và giá trị khác mà việc giáo dục sớm mang lại cho trẻ mà chúng tôi chưa kể đến ở đây nhưng chính việc nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục sớm, giúp bố mẹ có thể chủ động tìm tòi những phương pháp khoa học để áp dụng khơi dậy tiềm năng của con mình ngay từ những giai đoạn đầu đời, giúp kích thích và phát triển não bộ và là nền tảng cho việc phát triển nhận thức trong tương lai và cả cuộc đời sau này của trẻ.
Giáo Dục Sớm chú trọng phát triển con người toàn diện cả về ngôn ngữ, toán học, hội họa, âm nhạc, khoa học, xã hội,… lẫn phẩm chất đạo đức và tính cách tốt đẹp.
Muốn mang em về nhà quá. Cute baby.
*THẬT TUYỆT NGÀI THỊ TRƯỞNG 3 TUỔI JAMES*
Trẻ con Mỹ được cho là rất thông minh, tự lập và dũng cảm. Các bé không chỉ thông minh trong học tập mà còn rất sáng tạo trong công việc. Hẳn bậc phụ huynh nào cũng đã từng ngạc nhiên khi biết trẻ em Mỹ thường ngủ một mình vào ban đêm, đi ra ngoài mà không sợ bóng tối hay côn trùng, thậm chí các bé có thể tự mình sửa chữa những món đồ chơi bị hỏng hoặc tự kiếm tiền chi trả học phí… Sở dĩ chúng có được những phẩm chất này là nhờ phương pháp giáo dục ưu việt của cha mẹ người Mỹ.
Các bậc cha mẹ ở Mỹ không chỉ là người thầy tốt nhất của con mà còn là người bạn với con suốt cuộc đời. Họ yêu thương con nhưng cũng để cho con tự lập làm việc. Bởi thế, ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ em Mỹ đã biết tự mặc quần áo, đưa báo đến từng nhà khi trời còn chưa sáng, thậm chí có thể tự đi picnic cùng bạn bè... Đó là những minh chứng cho hiệu quả của phương pháp giáo dục con đặc biệt.
TRẺ CẦN KÍCH THÍCH PHÁT TRIỂN HAI BÁN CẦU NÃO
Bộ não của trẻ giống như một miếng bông thấm nước, nó hấp thụ tất cả mọi thứ được hiển thị đến trẻ.
**Não chia thành hai bán cầu là bán cầu não trái và bán cầu não phải. Và chúng luôn có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động.
Bán cầu não trái với chức năng xử lí ngôn ngữ, suy nghĩ logic, những vấn đề tư duy trừu tượng như: phân tích, lý giải, ghi nhớ, sắp xếp, tính toán,…
Bán cầu não phải với khả năng sáng tạo, tưởng tượng, trực cảm cao thể hiện thái độ tình cảm và ý chí của con người. Tuy mỗi bán cầu não có chức năng riêng biệt nhưng lại hỗ trợ nhau trong mọi hoạt động.
Để trẻ phát triển trí thông minh chúng ta cần phát triển đồng đều cả hai bán cầu não. Sự giáo dục ở giai đoạn này rất quan trọng, trẻ sẽ thể hiện rõ thiên hướng yêu thích bẩm sinh của trẻ, có thể đó là ngôn ngữ, toán học, âm nhạc hay những con số... Hãy bồi dưỡng và hình thành niềm yêu thích học tập cho trẻ.
NUÔI DƯỠNG TRẺ CÙNG VỚI ÂM NHẠC
- Ngay từ khi mới chào đời âm nhạc đã có thể là sở thích và cũng là khởi nguồn cho nhiều khám phá: Âm thanh, giai điệu, tiết tấu của giọng hát, ngôn ngữ, vần điệu...
- Hãy cho trẻ nghe những bài hát hoặc đồng giao vào những khoảng thời gian yên tĩnh ở nhà, lúc bạn nấu ăn, khi tắm hay lúc âu yếm trẻ, lời và giai điệu sẽ khắc sâu trong tâm trí trẻ.

ĐỌC CHO TRẺ NGHE
**KÍCH THÍCH VÙNG NGÔN NGỮ ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG GHI NHỚ**
- Mặc dù trẻ đang ở giai đoạn chưa biết nói chuyện tuy nhiên bạn cũng nên nói với trẻ, dạy cho trẻ tên các đồ vật xung quanh, như vậy sẽ kích thích vùng ngôn ngữ, dần dần trẻ sẽ nói cùng với sự phát triển của cơ miệng.
Vì vậy, bạn nên đọc nhiều sách tranh ảnh cùng với trẻ, đối với trẻ ở giai đoạn dần biết nói chuyện bạn sẽ hỏi trẻ những câu hỏi liên quan đến nội dung cuốn sách. Điều này sẽ nâng cao khả năng ghi nhớ của trẻ.


NÃO BỘ CỦA TRẺ 1 TUỔI
"Bắt đầu có sự quan hệ giữa suy nghĩ, ghi nhớ và hành động"
**SUY NGHĨ: Vùng vỏ não trước trán hoạt động sẽ giúp trẻ quyết định một việc gì đó, thực hiện hành động bắt chước, phỏng đoán hành động tiếp theo, ghi nhớ tạm thời.
**VẬN ĐỘNG: Thông tin đã được quyết định ở vùng vỏ não trước trán sẽ được gởi đến vùng vận động thông qua vùng vận động bổ sung, sau đó truyền tới cơ bắp, nơi thực hiện vận động thật sự. Ngoài những phản ứng do phản xạ, còn lại tất cả các hoạt động đều thông qua vùng vận động.
**GHI NHỚ VÀ TRI THỨC: Những thông tin trẻ mắt thấy tai nghe sẽ được tích lũy ở vỏ não phía sau (thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm) là các tri thức. Nếu những thông tin đó được kích thích sẽ gởi đến vùng tiền vận động thông qua thùy trán để có thể vận động tốt hơn.
Trích tác giả: Kubota Kisou

HỌC FLASHCARD THEO PHƯƠNG PHÁP GLENN DOMAN
Áp dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, mỗi ngày dạy cho bé một chủ đề, mỗi chủ đề bao gồm 5 thẻ, mỗi thẻ tráo 1s, mỗi ngày có thể dạy từ 3 đến 5 lần cho bé.
Tiếp tục đến ngày hôm sau, các bạn sẽ bỏ ra 1 thẻ, thêm 1 thẻ mới, cứ như thế mỗi ngày cho đến khi hết các chủ đề thẻ.
NGUYÊN TẮC
− Thái độ: bắt đầu 1 cách hứng thú: cùng tiếp nhận vui vẻ như bắt đầu 1 trò chơi.
− Thời điểm: khi trẻ thoải mái nhất. Nếu trẻ đói, mệt mỏi, khó chịu… thì dừng lại, ko học.
− Thời gian: không quá dài. Khoảng cách giữa các lần tráo là 15 phút trở lên. Luôn thay đổi thứ tự các thẻ giữa mỗi lần tráo.
− Luôn dừng trước khi trẻ muốn dừng. Học đủ số lần rồi thì trẻ có muốn học thêm cũng không được. Hãy để sự hứng thú sang ngày mai.
− Giọng điệu truyền cảm.
− Thao tác: đưa trẻ thật nhanh để duy trì sự hứng thú, nhưng phải chú ý giữ giọng điệu tự nhiên, truyền cảm, đừng biến thành 1 cái máy. Mỗi thẻ chỉ đưa ra dưới 1 giây.
− Thao tác với 5 từ 1, sau khi hết 5 từ, hãy ôm hôn con và khen con thông minh, thật hứng khởi. Sau mỗi lần tráo phải thay đổi thứ tự thẻ.
− Tốc độ đưa mẫu tài liệu mới: cần sự mới, tùy theo nhu cầu của trẻ. Nếu không có tài liệu mới kịp thì nên dừng 1 thời gian, ko nên lấp chỗ trống bằng những thẻ cũ.
− Luôn để ý thái độ và tâm trạng của con khi học.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC GIÁO DỤC SỚM CHO TRẺ.
Ngày nay các nhà giáo dục trên thế giới và các bậc cha mẹ ở các nước phát triển đều thống nhất rằng, giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng trong giáo dục, và rằng, “Mọi đứa trẻ khi mới sinh ra đều như nhau, nhưng tại sao lại có trẻ sau này thành những bậc anh tài, trong khi có nhiều trẻ chỉ trở thành những người bình thường, thậm chí là ngu ngốc? Đối với trẻ em,môi trường sống có vai trò tác động rất lớn, điều quan trọng nhất không phải là tài năng thiên phú mà là phương pháp giáo dục và môi trường sống mà chúng được hưởng trong giai đoạn 6 năm đầu đời”.
Một số nhà nghiên cứu về trẻ em trên thế giới đã có kết luận rằng:
Những đứa trẻ sống giữa những người phê phán thì học lên án;
Những đứa trẻ sống trong bầu không khí thù nghịch thì hay đánh nhau;
Những đứa trẻ sống trong sự hãi hùng thì học đuợc thói sợ sệt.
Những đứa trẻ sống trong cảnh khó khăn thì học được sự đồng cảm;
Những đứa trẻ sống trong bầu không khí đố kỵ thì học có tham vọng;
Những đứa trẻ sống trong bầu không khí khoan dung thì học được tính nhẫn nại;
Những đứa trẻ sống giữa những nguồn động viên thì học vững lòng tin;
Những đứa trẻ sống giữa lời khen tặng đúng lúc thì học đánh giá cao những gì quanh chúng;
Những đứa trẻ sống trong niềm tự hào thì học được cách phấn đấu;
Những đứa trẻ sống trong sự san sẻ thì học tư cách hào kiệt;
Những đứa trẻ sống trong sự trung thực và công minh thì học được chân lý và lẽ công bằng;
Những đứa trẻ sống trong hạnh phúc thì học được rằng thế giới là nơi tốt đẹp để sống”.
-Trong việc chọn người để kết bạn, cha mẹ người Việt Nam thường nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, còn cha mẹ người Do Thái thì dạy con rằng: “Chơi với chó sẽ có bọ chét bám vào người” và “Nếu con kết giao với người thông thái, con cũng trở thành người thông thái; Nếu con kết giao với một kẻ ngốc, con cũng trở thành kẻ ngốc” và “Bạn bè chân chính giống như cái lều vững chãi, có thể che nắng che mưa cho con người, là vật báu vô giá trong cuộc sống”.

TRẺ MÚT TAY THỂ HIỆN ĐIỀU GÌ?
* Nếu trẻ không thích điều gì đó nhưng bị bắt phải làm, trẻ sẽ có thói quen mút tay.
Hiện tượng mút tay biểu hiện trẻ đang tập trung chú ý đến bản thân, để tỏ ra phản kháng
Để trẻ sớm bỏ thói quen này, bạn cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ không thích điều đó rồi loại bỏ nó.
Sưu tầm
Cùng nhau cho Trẻ tham gia vận động để phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não nhé Mẹ.
Niềm vui cùng âm nhạc ^^
TẠI SAO BÉ CÓ GIAI ĐOẠN BƯỚNG BỈNH??
Khi trẻ hơn 1 tuổi, nhiều cha mẹ phải đối diện với giai đoạn bướng bỉnh của con. Bạn hay phải đối diện với những tình huống như: “ con đi tắm nhé?” , “không”, “ thay bỉm nào”, “ không”. Nếu lúc đó bạn bắt ép trẻ thực hiện theo ý mình, trẻ sẽ dễ khóc to lên để phản kháng. Những tình huống như vậy khiến không ít bà mẹ mệt mỏi.
Tuy nhiên, giai đoạn bướng bỉnh này thực ra là kết quả của việc cha mẹ đã tạo ra môi trường để trẻ có ý muốn phản kháng. Về vấn đề này, có 3 nguyên nhân sau:
• Nguyên nhân 1: Vùng vỏ não làm việc kém tạo nên phản ứng khiến trẻ cự tuyệt những điều mới, những điều trẻ không biết. Bằng cách rèn luyện vùng vỏ não trước trán dần dần chúng ta sẽ giúp trẻ cải thiện.
• Nguyên nhân 2: Những đứa trẻ ích kỷ quan sát rất kỷ cha mẹ chúng. Nếu chúng biết rằng cứ nhõng nhẽo, nài nỉ chúng sẽ được đáp ứng thì chúng càng ngày càng nài nỉ. Trường hợp này cha mẹ cần tỏ thái độ cương quyết với trẻ, tuyệt đối không đáp ứng những đòi hỏi vô lý của trẻ.
• Nguyên nhân 3: Có thể có một nguyên nhân nào đó khiến trẻ không thích hoặc sợ. Bạn hãy quan sát kỹ những đứa trẻ thích, trẻ ghét và biểu hiện của trẻ khi ghét cái đó rồi loại bỏ những nguyên nhân làm trẻ ghét, như vậy sẽ làm cho trẻ đỡ bướng bỉnh hơn.
Trích theo "Dạy con kiểu Nhật"
Tác giả: Kubota Kisou
BẠN ĐÃ SẴN SÀNG LÀM MẸ?
Năm điều quyết định để giáo dưỡng bộ não thiên tài của trẻ:
1, Không so sánh con mình với những đứa trẻ khác: không phải đứa trẻ 1 tuổi nào cũng giống nhau mà ngược lại mỗi đứa trẻ có sự khác nhau rất lớn. Bạn không được sốt ruột khi con mình “ không thể làm cái này” hay “ không thể làm cái kia”. Hãy kiên trì luyện tập cho trẻ từng chút, từng chút một.
2, Không thay đổi phương pháp: nếu bạn thay đổi phương pháp dạy trẻ một cách tùy tiện sẽ làm mất hứng thú của trẻ. Cho nên, hãy cân nhắc và đưa ra một phương pháp dạy trẻ, rồi kiên trì làm theo không được thay đổi.
3, Nhìn vào mắt trẻ: khi giao tiếp, bạn hãy nhìn vào mắt trẻ với ánh mắt yêu thương. Khi bạn định giới thiệu cho trẻ biết đồ vật gì, hãy cho trẻ nhìn thấy đồ vật đó.
4, Không được thất hứa với trẻ, dù đó là lời hứa nhỏ nhất: để trẻ sống có nguyên tắc, bạn nhất định phải giữ lời hứa với trẻ.
5, Cha mẹ luôn giỏi hơn: khả năng của trẻ lớn hơn mức chúng ta tưởng. Nếu bạn không giữ vững lập trường sẽ dễ bị trẻ thuyết phục. Đôi khi bạn hãy là ba mẹ nghiêm khắc.
Tác giả: Kubota Kisou
QUÁ TRÌNH LỚN LÊN CỦA TRẺ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên rất nhiều trẻ sơ sinh và đã phát hiện ra được phương thức mà mỗi cá nhân vận động khi còn bé xíu. Khi loại bỏ tất cả những yếu tố bên ngoài không gắn bó thân thiết với quá trình vận động, có thể nhận thấy con đường tập đi có bốn giai đoạn quan trọng nhất:
+ Giai đoạn đầu tiên bắt đầu ngay khi đứa trẻ chào đời, trẻ có thể cử động tay chân và toàn thân nhưng không thể sử dụng các cử động này để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Chúng tôi gọi giai đoạn này là: “Cử động mà không di động”.
+ Giai đoạn thứ hai diễn ra khi đứa trẻ hiểu được, có khi kéo dài hàng giờ, rằng bằng cách cử động tay và chân theo những hướng nhất định cùng với cử động của bụng trên sàn, nó có thể di chuyển từ điểm A đến điểm B. Chúng tôi gọi giai đoạn này là “Trườn”.
+ Giai đoạn thứ ba khi đứa trẻ lần đầu học được cách đánh bại trọng lực, nhổm dậy nhờ tay và đầu gối, di chuyển trên sàn nhanh chóng hơn và khéo léo hơn. Chúng tôi gọi giai đoạn này là “Bò”
+ Giai đoạn nổi trội cuối cùng diễn ra khi đứa trẻ học cách đứng trên hai chân và tập đi, chúng ta đều biết đây là giai đoạn “Bước đi”
Chúng tôi bắt đầu tin tưởng rằng không có đứa trẻ khỏe mạnh nào lại có thể bỏ qua một trong những giai đoạn trên. Không có cách nào đi hết một con đường nếu bỏ qua một chặng đường nào đó, tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về mặt thời gian.
Có thể thấy trườn và bò là các giai đoạn thiết yếu, không chỉ để chuẩn bị cho giai đoạn tập đi mà còn cho hoạt động của não bộ về sau – những giai đoạn mà hai bán cầu não học cách hỗ trợ nhau.
Trích "Dạy trẻ thông minh sớm" Glenn Doman, Janet Doman

MẸ CÓ BIẾT "TRẺ TỰ HỌC NGAY KHI VỪA MỚI LỌT LÒNG"
Đến với thế giới này, trẻ vừa hoàn thành một hành trình gian nan nhất từng có trong đời. Khi đã lọt lòng, trẻ phải thích nghi tức thời với thực tế không còn được nằm trong bầu nước ối của mẹ nữa. Đứa trẻ không chỉ phải học cách cử động chân, tay khi không có lực hỗ trợ của nước ối, nó còn phải nhanh chóng kiểm soát nhịp hô hấp để được sống sót. Khi đã quen dần với môi trường mới, đứa trẻ phải đón nhận nhiệm vụ cam go là phân biệt các sự vật xung quanh.
Lúc mới lọt lòng, trẻ không nhìn thấy gì, giống một dạng mù. Tuy nhiên, do tiếp xúc với ánh sáng lần đầu khi chào đời, trẻ ngay lập tức dùng thử năng lực thị giác của bản thân. Nỗ lực sử dụng thị giác chỉ diễn ra ngắn ngủi. Đứa trẻ sẽ nhanh chóng thấm mệt và ngủ ngay sau khi cố gắng nhìn bằng mắt.
Đứa trẻ cũng chẳng nghe được là bao. Khoa học đã chứng minh các bào thai có những phản ứng đối với âm thanh và giọng nói nếu chúng phát ra đủ to. Tuy nhiên, lúc mới ra đời, về cơ bản đứa trẻ gần như bị điếc. Nó có thể nghe một số tiếng động lớn, nhưng không nghe được hầu hết các loại âm thanh.
Tât nhiên cơ quan xúc giác của trẻ đã hoạt động nhưng chỉ mới ở dạng thô sơ. Trẻ có thể dùng khứu giác để tìm kiếm mẹ, và nếu hệ thần kinh của trẻ hoàn toàn không có vấn đề gì thì chẳng bao lâu sau khi chào đời, trẻ đã có thể bú và nuốt bình thường. Trẻ có thể tự do cử động tay chân nhưng các chuyển động hướng về phía trước hết sức khó khăn.
Trẻ có thể khóc nhưng hệ hô hấp của nó chưa phát triển hoàn thiện nên tiếng khóc hầu như chẳng có mấy cung bậc. Đứa trẻ có thể nắm một ngón tay đặt lên tay nó ngay từ khi chào đời, đứa trẻ có khả năng nắm rất chặt, thậm chí còn khá mạnh, đứa trẻ lại không biết cách thả ngón tay ra cho dù nó có muốn chăng nữa.
Nói chung, những trẻ vừa ra đời đều trong tình trạng mù, điếc, gần như vô tri vô giác. Ngay từ khoảng khắc đầu tiên, trẻ sơ sinh đã coi việc học nhìn, nghe, cảm nhận và chuyển động là những nhiệm vụ của mình. Nó sẽ tận dụng mọi giây phút tỉnh táo để thực hiện những nhiệm vụ này.
Câu hỏi duy nhất cần đặt ra là liệu chúng ta có nên giúp đỡ trẻ hay để nó tự xoay sở.
Nếu bé được đặt nằm sấp trên một mặt sàn nhẵn và ấm, tất cả những cử động tay chân ngẫu nhiên lại giúp bé di chuyển cực kỳ hiệu quả. Kể cả khi chúng ta tạo cơ hội cho trẻ được cử động chúng ta vẫn giới hạn nghiêm ngặt vùng di chuyển bằng cách đặt trẻ trong nôi, cũi, xe đầy hoặc khung tập đi. Các dụng cụ này tạo ra một môi trường trong đó trẻ sơ sinh không được tự do phát triển các kỹ năng trườn, bò. Rất nhiều trẻ bị tổn thương não bộ trước đây vốn là các trẻ bình thường do lật khỏi nôi ngã chấn thương đầu hoặc do trèo khỏi cũi ngã vào hồ bơi..
Bài học rút ra rất đơn giản – các trẻ sơ sinh được ở gần mẹ và gần mặt sàn bao nhiêu thì càng an toàn bấy nhiêu, dù xét trong ngắn hạn hay dài hạn.
Trích "Dạy trẻ thông minh sớm"
Tác giả: Glenn Doman, Janet Doman
Videos (show all)
Location
Category
Telephone
Website
Address
Đường Huỳnh Văn Nghệ, Phường Bửu Long
Biên Hòa
810000
10 Huỳnh Văn Nghệ, Phương Bửu Long
Biên Hòa
Ngành Nhật bản đào tạo cử nhân Nhật Bản học. Khi tốt nghiệp, sinh viên đư?
49 QUẢNG PHÁT/QUẢNG TIẾN/TRẢNG BOM/ĐỒNG NAI
Biên Hòa, 02513
Trang SIÊU TRÍ NHỚ HỌC ĐƯỜNG - SOROBAN BIGBRAIN là trang cộng đồng dành cho cha m?
120 Tổ 26, Khu Phố 6, Phường Long Bình
Biên Hòa
Trang chính thức của Chinh Phục Tiếng Anh Cùng Ocean. Website: https://chinhphuctienganh.v
Tỉnh Lộ 766
Biên Hòa
Tư vấn cho học sinh chọn trường sau tốt nghiệp THPT Tư vấn học sinh lớp 9 chọ
Khu Phố 114, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán
Biên Hòa
Tư vấn du học Nhật Bản,đào tạo tiếng Nhật,nhận hồ sơ thi JLPT,xuất khẩu la
ấp Dốc Mơ 3, Xã Gia Tân 1, Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai
Biên Hòa
Công ty TNHH Giáo dục Quốc tế EduGo Miền Nam - Chi nhánh Đồng Nai mang sứ mệnh gi?
51 Tổ 7 Khu Phố 2 Phường Long Bình
Biên Hòa
Trung Tâm Hoàn Thiện Giáo Dục - Hệ thống giáo dục dành cho học sinh Tiểu
Biên Hòa
Chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, tiểu học, THCS, THPT Tư v
Khu Chung Cư An Bình
Biên Hòa
TIẾNG HOA CƠ BẢN - THƯƠNG MẠI