TUỆ QUÁN

TUỆ QUÁN

Partager

Informations de contact, plan et itinéraire, formulaire de contact, heures d'ouverture, services, évaluations, photos, vidéos et annonces de TUỆ QUÁN, Site internet éducatif, Thành phố hồ chí minh, Democratic Republic of the.

Nhân quả
Tam Tướng
12 duyên khởi
Tứ Diệu Đế
Tứ Vô Lượng Tâm
Tứ Niệm Xứ
Tứ chánh cần
Tứ như ý túc
Vô tham, vô sân, vô si
Tín, tấn, niệm, định, tuệ
Tín, giới, tàm, quý, văn, thí, trí
Niệm, trạch, cần, hỷ, tịnh, định, xả
Bố thí, giữ giới, thiền định, trí tuệ

Fonctionnement normal

01/02/2025

TẠI SAO Mà Đức Phật Nói Rằng: Sanh Làm Người Là Một Điều Khó ?

Chú giải Pháp Cú (Dhammapada) nói rằng: địa ngục là ngôi nhà thực sự của kẻ ngu. Sau khi thọ khổ ở đại địa ngục trong một thời gian dài, người ngu sẽ phải tái sanh vào một địa ngục nhỏ hơn. Sau khi thọ khổ ở đó trong một thời gian dài, họ sẽ phải tái sanh vào một địa ngục nhỏ hơn khác. Sau khi thọ khổ một thời gian dài ở các địa ngục khác nhau như vậy, họ sẽ tái sanh vào ngạ quỷ giới. Ở đó, họ cũng thọ khổ trong một thời gian dài, và rồi họ có thể tái sanh làm thú vật. Trong thế giới loài vật, ăn thịt lẫn nhau và việc giết hại kẻ yếu là thịnh hành, vì thế họ lại tạo thêm nhiều nghiệp bất thiện nữa. Sau khi chết họ lại tái sanh vào địa ngục. Sau khi trải qua cái vòng luẩn quẩn ấy nhiều lần, họ có thể tái sanh làm người. Nhưng do THÓI QUEN XẤU của họ, họ lại thực hiện nhiều bất thiện nghiệp như trước và rồi phải tái sanh vào địa ngục sau khi chết. Vì vậy chúng ta gọi một người ngu là một cư dân THƯỜNG TRỰC của địa ngục.

Chỉ sau một thời gian dài ở trong địa ngục, họ mới có được một kỳ nghỉ ngắn trong thế giới loài người. Và sau kỳ nghỉ ngắn đó, họ sẽ đi trở lại vào địa ngục.

Vì thế mà Đức Phật nói rằng: Sanh Làm Người Là Một Điều Khó.

Mặc dù vậy vẫn có rất nhiều người không thực sự hiểu được GIÁ TRỊ của việc sanh làm người. Họ sống một cách cẩu thả, dễ duôi, hưởng thụ các loại dục lạc khác nhau theo ý thích của họ. Họ ăn ở với nhân tình của họ (khi chưa chính thức kết hôn), dụ dỗ vợ hay chồng người khác, phá thai để có một tiêu chuẩn sống cao hơn, kêu người ta giết không biết bao nhiêu là gà, heo cho đám cưới của họ, kiếm tiền một cách bất chánh và làm nhiều việc bất lương khác. Chỉ khi họ phải tái sanh vào bốn Ác đạo, họ mới hối tiếc rằng: mình đã không biết tận dụng thích đáng kiếp người, nhưng lúc đó thì đã quá trễ.

Trích trong : DÂY TRÓI BUỘC
Đại Trưởng Lão Pa-Auk Sayadaw
Chia sẻ bởi: SỐNG ĐẠO

_______________________________
*****B. Mục Thiền Tuệ 114
Tuệ Quán 1971

01/02/2025

1️⃣ CÂU HỎI 83: Những thiện nghiệp như phóng sanh thú vật, in ấn kinh sách, an ủi bệnh nhân,.. có phải là các Ba-la-mật (pāramīs) không?

TRẢ LỜI 83: Nếu những cuốn sách Pháp (Dhamma) ấy là những cuốn sách Pháp thực (tức là đúng Chánh Pháp), và nếu quý vị in chúng với ước nguyện để đạt đến Niết-Bàn (Nibbana) thì đó là bố thí Ba-la-mật (Parami), và sẽ là một điều kiện hỗ trợ cho quý vị để chứng ngộ Niết-Bàn (Nibbana).

Nhưng nếu quý vị in sách với ước nguyện thành đạt vật chất thế gian, chẳng hạn thành công trong công việc làm ăn buôn bán của mình và tái sanh Thiên giới, thì đó chỉ là phước báu chứ không phải Ba-la-mật (Parami).

Tóm lại, để tích luỹ Ba-la-mật (Parami), quý vị phải thực hiện những Thiện nghiệp với ước nguyện: chứng ngộ Niết-Bàn (Nibbana) hay giải thoát khỏi tử sanh luân hồi.

2️⃣ CÂU HỎI 84: Thói quen tốt là thiện nghiệp, và thói quen xấu là bất thiện nghiệp. Như vậy, cọp, beo, sư tử, những con vật luôn luôn bắt và ăn thịt những con thú nhỏ yếu, hẳn phải tạo bất thiện nghiệp liên tục, và sẽ luôn luôn gặt những quả xấu, có rất ít cơ hội để tái sanh trong những sanh thú an vui, có phải không?

TRẢ LỜI 84: đúng vậy. Đó là lý do vì sao trong Kinh Hiền Ngu (Bālapauita Sutta), Đức Phật nói rằng: ở những cõi ác đó không có sự thực hành Pháp, không có sự thực hành những điều Chân Chánh, không có làm những điều Thiện, không thực hiện những nghiệp Công Đức. Ở đó ăn thịt lẫn nhau và việc giết hại những kẻ yếu là thịnh hành.

Chú giải Pháp Cú (Dhammapada) nói rằng: địa ngục là ngôi nhà thực sự của kẻ ngu. Sau khi thọ khổ ở đại địa ngục trong một thời gian dài, người ngu sẽ phải tái sanh vào một địa ngục nhỏ hơn. Sau khi thọ khổ ở đó trong một thời gian dài, họ sẽ phải tái sanh vào một địa ngục nhỏ hơn khác. Sau khi thọ khổ một thời gian dài ở các địa ngục khác nhau như vậy, họ sẽ tái sanh vào ngạ quỷ giới. Ở đó, họ cũng thọ khổ trong một thời gian dài, và rồi họ có thể tái sanh làm thú vật. Trong thế giới loài vật, ăn thịt lẫn nhau và việc giết hại kẻ yếu là thịnh hành, vì thế họ lại tạo thêm nhiều nghiệp bất thiện nữa. Sau khi chết họ lại tái sanh vào địa ngục. Sau khi trải qua cái vòng luẩn quẩn ấy nhiều lần, họ có thể tái sanh làm người. Nhưng do THÓI QUEN XẤU của họ, họ lại thực hiện nhiều bất thiện nghiệp như trước và rồi phải tái sanh vào địa ngục sau khi chết. Vì vậy chúng ta gọi một người ngu là một cư dân THƯỜNG TRỰC của địa ngục.

Chỉ sau một thời gian dài ở trong địa ngục, họ mới có được một kỳ nghỉ ngắn trong thế giới loài người. Và sau kỳ nghỉ ngắn đó, họ sẽ đi trở lại vào địa ngục.

Vì thế mà Đức Phật nói rằng: Sanh Làm Người Là Một Điều Khó.

Mặc dù vậy vẫn có rất nhiều người không thực sự hiểu được GIÁ TRỊ của việc sanh làm người. Họ sống một cách cẩu thả, dễ duôi, hưởng thụ các loại dục lạc khác nhau theo ý thích của họ. Họ ăn ở với nhân tình của họ (khi chưa chính thức kết hôn), dụ dỗ vợ hay chồng người khác, phá thai để có một tiêu chuẩn sống cao hơn, kêu người ta giết không biết bao nhiêu là gà, heo cho đám cưới của họ, kiếm tiền một cách bất chánh và làm nhiều việc bất lương khác. Chỉ khi họ phải tái sanh vào bốn Ác đạo, họ mới hối tiếc rằng: mình đã không biết tận dụng thích đáng kiếp người, nhưng lúc đó thì đã quá trễ.

Trích trong : DÂY TRÓI BUỘC
Đại Trưởng Lão Pa-Auk Sayadaw
Chia sẻ bởi: SỐNG ĐẠO

_______________________________
*****B. Mục Thiền Tuệ 113
Tuệ Quán 1970

27/01/2025

SUPPABUDDHA LĂNG MẠ

Một ví dụ điển hình khác về sự phẫn nộ đưa đến xấu sắc là Suppabuddha, người hủi nghèo ở kinh thành Rājagaha. Ông thực hành tam học dưới sự chỉ dẫn của Đức Phật. Ông đã làm trong sạch hạnh (caraṇa) của mình bằng giới, lắng nghe Pháp với tâm cung kính và thực hành thiền chỉ và thiền minh sát thuần thục.

Một hôm, khi đang nghe Đức Phật giảng Pháp, ông trở thành bậc Thánh Nhập Lưu (sot-Āpanna): một bậc Nhập Lưu, nhưng là người hủi. Ông bị hủi như thế nào? Loại nghiệp nào là nguyên nhân khiến ông bị như thế?

Các vị Tỳ-kheo đã hỏi Đức Phật câu hỏi này, và được Đức Phật giải thích: Trong một tiền kiếp trước, Suppabuddha là con trai của một viên trưởng khố, một thương gia rất giàu. Một hôm, ông cùng với đoàn tuỳ tùng đi đến một khu vườn khả ái. Ông mong đợi được khoe khoang sự giàu có của mình, và có được nhiều người cung kính. Nhưng khi đi gần đến khu vườn khả ái ấy, ông nhận ra rằng chẳng có người nào chú ý đến ông: mọi người đang tập trung vào Đức Phật Độc Giác Tagarasikhī.

Suppabuddha đã tích tạo rất nhiều bất thiện nghiệp trên đường đi bởi vì ông cảm thấy thất vọng. Ông phẫn nộ khi thấy mọi người không ai để ý tới ông, mà chỉ cung kính Đức Phật Độc Giác, mà vị này thì chỉ mặc mỗi một tấm y bá-nạp. Vì thế khi Suppabuddha tiến đến gần Đức Phật Độc Giác, ông đã nhổ nước miếng vào ngài, và nói: ‘Cái đồ hủi này, ăn mặc rách rưới như người hủi mà đi đây đi đó! Rồi ông xoay lưng phía trái, và bỏ đi.

Sau khi lăng mạ Đức Phật Độc Giác như vậy, cả ngày hôm đó và hôm sau, ông cứ nhớ đi nhớ lại cảnh ấy với sự tức tối. Kiêu hãnh vì là con của một vị trưởng khố, ông đã hoàn thành hàng tỷ bất thiện nghiệp theo cách này. Vào lúc chết, một trong những nghiệp ấy đã làm nhiệm vụ như sanh nghiệp, và tạo ra tái sanh trong địa ngục.

Ở địa ngục, ông đã trải qua những khổ đau khủng khiếp trong hàng triệu năm.
Đến thời Giáo Pháp của Đức Phật chúng ta, một thiện nghiệp đã làm nhiệm vụ như sanh nghiệp để tạo ra tái sanh như một con người. Nhưng hạnh phúc làm người của ông bị chướng ngại bởi “những chướng nghiệp làm người hủi”, và ông trở thành một người bất hạnh nhất ở kinh thành Rājagaha.

Những vận hành của nghiệp như vậy là lý do khiến Đức Phật phải nói trong ‘Kinh Kokālika’:

“Phàm con người đã sanh, Sanh với búa trong miệng, Kẻ ngu khi nói bậy, Tự chặt đứt lấy thân.”

Tuy nhiên, trong kiếp này, Suppabuddha đã đạt được phước báu của Bậc Thánh Nhập Lưu. Ông đi đến Đức Phật, đảnh lễ và xin quy y Tam Bảo. Trên đường trở về thành Vương Xá, một dạ-xoa dưới lốt con bò đã húc ông chết. Đây cũng chính là dạ-xoa đã giết chết Tambadāṭhika, người đao phủ, Pukkusāti, và đạo sĩ Bāhiya Dārucīriya, mà chúng tôi đã đề cập ở trước.

Tại sao dạ-xoa lại giết chết bốn người này?

Bốn người đàn ông bị dạ-xoa này giết từng là bốn quý tử của những thương gia giàu có trong một kiếp quá khứ. Dạ xoa giết họ dưới lốt một con bò là một nữ dạ-xoa (yakkhinī): trong tiền kiếp đó là một cô gái điếm và bị bốn cậu ấm này dụ đưa đến lạc viên. Sau khi hành lạc với cô ta xong, họ đã giết chết và lấy hết nữ trang của cô, kể cả tiền mà họ đã trả cho cô ta. Vào lúc chết, cô thề sẽ báo thù. Và cô đã giết chết họ trong hơn một trăm kiếp.

Như vậy, Suppabuddha, trong vô lượng kiếp quá khứ đã tích tạo không biết bao nhiêu là nghiệp bất thiện. Lăng mạ một vị Phật Độc Giác, và sau đó nhớ đến sự kiện này với tâm sân hận, cũng như đã tham gia vào vụ giết hại cô gái điếm. Chỉ với hai hành động này thôi, ông đã hoàn thành vô số bất thiện nghiệp: một số trong đó sẽ chín mùi như những sanh nghiệp, một số như trì nghiệp, một số như chướng nghiệp, và một số như đoạn nghiệp.

Đoạn nghiệp là những nghiệp được cảm thọ quả trong một kiếp về sau nào đó (aparāpariya-vedaniiya-kamma: hậu báo nghiệp): một đoạn nghiệp hiện tại đã cắt đứt sanh nghiệp thiện tạo ra tái sanh làm người của ông ta. Nhưng nó không thể làm cho quả riêng của nó phát sanh, bởi vì tất cả những bất thiện nghiệp tạo ra tái sanh trong bốn ác đạo đã trở thành vô hiệu lực như kết quả của Nhập Lưu Thánh Đạo Trí.

Tuy nhiên, ở đây đoạn nghiệp đã cho phép sanh nghiệp thiện khác tạo ra tái sanh trong cung trời Đâu-Suất (Tāvatiṁsā). Vận hành của nghiệp là thế.

Vận Hành Của Nghiệp
Đại Trưởng Lão Pa Auk Sayadaw
Chia sẻ bởi: Thực Hành Giáo Pháp
_______________________________

*****C 29
Tam Tạng Kinh Điển NGUYÊN THỦY
Mục Kinh Nikaya - Chú Giải Kinh
..

Vi Diệu Pháp - Chú Giải Kinh
Và Một Số Kinh Nguyên Thủy Khác

Tuệ Quán 1969

27/01/2025

Thiền không tách rời khỏi cuộc sống. Mọi tình huống đều cung cấp cho chúng ta cơ hội để tu hành, để phát triển trí huệ và lòng từ ái.

Ajahn chah dạy rằng: tu hành đúng đắn là duy trì chánh niệm trong tất cả mọi hoàn cảnh. Chúng ta không trốn tránh thế gian, chúng ta tập sống trong thế gian mà không nắm giữ hay bị ràng buộc.

Ngoài ra Ngài nhấn mạnh rằng: đức hạnh là nền tảng của đời sống tâm linh. Mặc dù xã hội hiện đại của chúng ta thờ ơ về đức hạnh, giới hạnh phải được xem là nền tảng của việc hành thiền. Giới hạnh có nghĩa là tránh làm thương hại những chúng sanh khác với thân, khẩu , ý.

Sự tôn trọng và thương yêu này khiến chúng ta sống hoà hợp với muôn loài chung quanh chúng ta. Chỉ khi nào lời nói và việc làm của chúng ta phát xuất từ tình thương ,chúng ta mới có thể an tâm và định trí.

Vì thế, bất bạo động là bước đầu tiên trên con đường tâm linh của chúng ta.

Để duy trì cuộc sống Trung Đạo, Ajahn chah dạy về sự tri túc và tự lực. Đời sống dư dật gây chướng ngại cho sự phát triển trí huệ. Tri túc trong việc ăn uống, ngủ nghỉ và nói năng, giúp quân bình đời sống nội tâm và đồng thời phát triển khả năng tự lực.

“Đừng bắt chước lối tu hành của người khác, và cũng đừng so sánh mình với họ“.

Ajahn chah nhắc nhở “Đừng để ý đến họ“. Theo dõi tâm mình đã mệt lắm rồi, tại sao phải mang thêm gánh nặng phán đoán người khác.

Tập sử dụng hơi thở của mình và xem cuộc sống hằng ngày của bạn như am thiền của bạn, rồi trí huệ của bạn chắc chắn sẽ phát triển.

Cố Đại Lão Thiền Sư Ajahn Chah
Chia sẻ bởi: SỐNG ĐẠO

_______________________________
*****B. Mục Thiền Tuệ 112
Tuệ Quán 1968

27/01/2025

Câu Hỏi : Nếu năm uẩn là vô ngã vậy thì bạch Ngài, ai là người đang thuyết pháp? Nói khác hơn, nếu năm uẩn là vô ngã, không có Sayadaw (chỉ thiền sư Pa-Auk) là người đang thuyết pháp. Như vậy, có một tương quan như thế nào giữa năm uẩn và tự ngã?

Trả Lời : Có hai loại sự thực: sự thực theo chế định (sammuti sacca) và sự thực theo chân đế (paramattha sacca). Quý vị nên phân biệt rõ ràng giữa hai loại sự thực này. Theo sự thực chế định thì có đức Phật, có Sayadaw, có cha, có mẹ, v.v... Nhưng theo sự thực chân đế hay sự thực cùng tột thì không có đức Phật, không có Sayadaw, không có cha, không có mẹ, v.v... Điều này quý có thể thấy được nếu quý vị có minh sát trí đủ mạnh. Nếu quý vị nhìn vào đức Phật với minh sát trí, quý vị chỉ nhìn thấy danh-sắc chân đế, đó là ngũ uẩn. Ngũ uẩn hay danh-sắc này là vô thường, khổ và vô ngã. Không có một tự ngã nào cả. Cũng vậy, nếu quý vị nhìn vào tôi hay vào một người nào đó với minh sát trí, quý vị chỉ thấy danh-sắc chân đế, năm uẩn, mà những pháp này đều là vô thường, khổ và vô ngã. Nói cách khác, không có đức Phật, không có Sayadaw, không có cha, mẹ v.v... Chỉ có năm uẩn và các nhân của chúng, gọi chung là các hành. Như vậy, các hành này đang nói về các hành khác, có khi về Niết-bàn. Hoàn toàn không có ngã. Đã vậy, chúng ta nói về mối tương quan như thế nào đây?

Chẳng hạn, nếu có ai đó hỏi quý vị "sừng thỏ dài hay ngắn", quý vị sẽ trả lời thế nào? Hoặc nếu họ hỏi "lông rùa đen hay trắng", quý vị trả lời ra sao? Nếu cái ngã đã không có thực, chúng ta không thể nói về sự tương quan giữa nó và năm uẩn được. Ngay cả đức Phật cũng không trả lời loại câu hỏi này. Vì sao? Giả sử quý vị nói "sừng thỏ dài", điều đó có nghĩa rằng quý vị chấp nhận thỏ có sừng. Và nếu quý vị nói "sừng thỏ ngắn", thì cũng có nghĩa tương tự. Hoặc nếu quý vị nói "rùa có lông đen" hay "trắng" thì chẳng khác nào quý vị chấp chận rùa có lông! Cũng vậy, nếu đức Phật nói năm uẩn và tự ngã có liên quan, hay không có liên quan, có nghĩa Ngài đã chấp nhận có một tự ngã. Đó là lý do vì sao đức Phật không trả lời loại câu hỏi này. Vì thế, chúng tôi muốn đề nghị quý vị cố gắng hành thiền cho đến mức vipassanà. Chỉ khi ấy quý vị mới có thể loại trừ tà kiến về tự ngã này được.

Trích trong “Biết và Thấy”
Đại Trưởng Lão Pa Auk Sayadaw
Tỳ-kheo Pháp Thông dịch
Nguồn Sưu tầm.

_______________________________
*****B. Mục Thiền Tuệ 111
Tuệ Quán 1967

24/01/2025

Con người rất cần sự chân thật trong quan hệ với nhau. Giả bộ yêu thương trong khi mình thực sự không hề thương yêu, cố tỏ ra thích thú trong khi mình không thể thích, những điều đó làm cho cuộc sống thật vô nghĩa. Sự gượng gạo, giả tạo không bao giờ có thể mang lại sự thỏa mãn thực sự. Chỉ có những điều chân thật mới có thể mang lại sự mãn nguyện.

Đôi khi có người nào đó đang rất ghét, rất giận, thù hằn bạn, nhưng lại cố giả vờ không phải vậy, đóng kịch cư xử bình thường, bạn sẽ thấy rất khó chịu khi phải sống như thế. Thực sự cứ nhận là mình đang giận, cứ thẳng thắn với nhau, sau đó chúng ta có thể nói chuyện với nhau về vấn đề khúc mắc giữa hai người. Có thể cả hai sẽ tìm ra được một cách giải quyết nào đó cho ổn thoả.

Để có được quan hệ giao tiếp chân thành, hết mình, sự trung thực và cởi mở là rất quan trọng. Chân thật và cởi mở với tất cả tấm lòng, điều đó quả thật là mãn nguyện. Nó cũng rất hữu ích để xây dựng nên một nhân cách và trí tuệ của cả hai phía.

Trong thiền tập cũng vậy, chỉ có sự chân thật hoàn toàn mới dẫn đến tiến bộ. Một thiền sinh không được nói dối, không được giả bộ biết những điều mà thực ra mình không biết.

Bạn có thể bịa đặt là đã đạt được tuệ này, tuệ kia . Những thiền sư đã dạy thiền nhiều năm sẽ biết: “người này đang nói dối”. Họ chỉ cảm thấy thương hại cho bạn, bởi vì họ thấy rõ: “Ồ, người này mong muốn quá nhiều khi nói rằng thiền tập của anh ta đang tiến bộ, đến nỗi anh ta phải tự lừa dối chính mình như thế. Nhưng nếu vẫn cứ tiếp tục, anh ta sẽ không thể tiến lên một chút nào. Vì vậy, đối với những người này, cần phải cho anh ta biết làm như thế là không thể chấp nhận được”.

Hành thiền, thực hành Pháp là để thấy chân lý, thấy sự thật. Nếu bạn mong muốn hiểu được chân lý, điều đó chỉ xảy đến khi có sự chân thành và trung thực, một sự trung thực hoàn toàn.

Khi đã lỡ nói điều gì đó không chân thật, hãy nhìn vào chính tâm mình, tự thú nhận là mình đã nói quá sự thật. Sau đó, tự sửa mình, rồi đính chính lại với người kia: “Cái tôi vừa nói đúng là có chút phóng đại. Thực sự thì cũng không đến mức như thế”.

Đó là lý do tại sao nếu bạn thực sự muốn hiểu được chân lý, muốn hiểu được chân Pháp, bạn cần phải có rất nhiều dũng cảm. Nó đòi hỏi bạn phải rất trung thực.

Mỗi điều dối trá đều trói buộc, cầm tù tâm bạn, vì vậy bạn không còn được tự do. Một khi đã nói dối, người đó lại phải tiếp tục nói dối thêm nhiều lần nữa để che đậy lời nói dối ban đầu. Như vậy anh ta sẽ không thể có được một chút thanh thản và an lạc. Mà không có những điều này, trí tuệ sẽ không thể trưởng thành, nên không thể xây dựng được một nhân cách, và các phẩm chất trong tâm bạn sẽ không thể trở thành cao thượng.

Ở nơi nào có sự dối trá, nơi đó không thể có được sự tận tâm, hết mình.

Cố gắng đóng kịch trong quan hệ, trong giao tiếp với người khác sẽ không bao giờ có được sự trân trọng và tình bạn chân thành thực sự.

Trong thiền, để đạt được sự tiến bộ thực sự rõ rệt, bạn cần phải thành thật 100% và phải nỗ lực hết mình, toàn tâm toàn ý. Nếu không làm được điều này, bạn chỉ có thể đạt được một chút Định, một chút Niệm hời hợt, nông cạn, không thể đạt đến trình độ Định, Niệm thực sự cao thâm.

Vậy, thực sự muốn thực hành thiền thành công, hãy nhìn lại chính mình xem : “mình đã hoàn toàn trung thực hay chưa?”

Trích lược trong : Ngôi Nhà Chánh Niệm
Ngài Thiền Sư Sayadaw U Jotika
Chia sẻ bởi: Thực Hành Giáo Pháp

_______________________________
*****B. Mục Thiền Tuệ 110
Tuệ Quán 1968

24/01/2025

“Này các tỳ khưu, khi từ tâm giải thoát[1] là được rèn luyện, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, MƯỜI MỘT điều lợi ích là có thể mong mỏi. Mười một là gì?

(Vị ấy) ngủ an lạc,

Thức dậy an lạc

Không nhìn thấy mộng mị xấu xa

Được loài người thương mến

Được phi nhân thương mến

Được chư Thiên hộ trì,

Lửa hoặc thuốc độc hoặc dao gươm không hại được vị ấy

Tâm được định nhanh chóng

Sắc mặt trầm tỉnh,

Từ trần không mê mờ,

Nếu chưa thấu triệt pháp tối thượng thì được sanh về thế giới Phạm thiên.

Này các tỳ khưu, khi từ tâm giải thoát là được rèn luyện, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, mười một điều lợi ích này là có thể mong mỏi.
_______________________________
*****C. Mục Kinh Nikaya 28
Tuệ Quán 1967

22/01/2025

Hãy kiểm tra tâm thiền

Khi chúng ta đeo một cặp kính hồng, mọi vật sẽ trở thành màu hồng, với một cặp kính xanh, mọi vật sẽ thành xanh. Quan sát các đối tượng cùng với tham hay sân cũng như đeo các cặp kính màu này.

Khi tâm quan sát có tham thì đối tượng sẽ là đối tượng của tâm tham. Khi tâm quan sát có sân thì đối tượng sẽ là đối tượng của tâm sân. Lúc đó tâm không thể quan sát đối tượng như là một đối tượng của Pháp nữa.

Rất khó để thấy được tâm tham hay sân khi chúng ta chủ ý quan sát các đối tượng tham sân này, mà không thấy điều gì xảy ra trong tâm quan sát. Liệu có tham hay không? Liệu có sân hay không?

Vấn đề không phải là điều gì đang xảy ra với đối tượng, mà trạng thái tâm quan sát như thế nào mới là quan trọng.

Chỉ khi tâm quan sát không có tham, sân hay si thì đối tượng mới trở thành đối tượng của Pháp.

2- Quan sát một cách tự nhiên

Khi nào tâm cảm thấy căng thẳng?

Căng thẳng xuất hiện khi tâm muốn một cái gì đó mà không phải là quan sát cái đang xảy ra, và khi tâm chối bỏ cái đang xảy ra.

Phiền não không muốn quan sát các sự việc theo đúng bản chất của chúng. Phiền não luôn muốn một điều gì đó, muốn có kết quả, hay muốn kiểm soát cái đang xảy ra, và như vậy, chúng nỗ lực tập trung, cố gắng tạo ra, hay phản kháng để có được cái chúng muốn.

Thay vì các điều đó chúng ta chỉ cần chờ đợi và quan sát.

Liệu có cần phải tập trung quan sát nếu cứ để cho bất kỳ điều gì xảy ra một cách tự nhiên?

Nếu không muốn tìm kiếm một kết quả đặc biệt hay cụ thể nào đó, chúng ta không cần phải sử dụng quá nhiều năng lượng như thế.

Chúng ta chỉ cần sử dụng trí tuệ và sự thích thú trong quan sát:

Điều gì đang xảy ra?
Nó chi phối như thế nào?

Nếu muốn quan sát sự việc xảy ra theo cách tự nhiên, chúng ta cũng phải quan sát một cách tự nhiên. Đó là lý do tại sao tôi nói không được kiểm soát hay cưỡng chế bất kỳ điều gì.

Hãy quan sát tâm và hay biết chúng càng nhiều càng tốt một cách liên tục trong suốt cả ngày.

Trích trong: Chánh niệm trong từng khoảnh khắc
Ngài Thiền Sư U Tejaniya Sayādaw

_______________________________
*****B. Mục Thiền Tuệ 109
Tuệ Quán 1966

22/01/2025

CHẾT TRONG SỰ HOẢNG LOẠN SẼ ĐI VỀ ĐÂU ?

Ông Mahānāma, là ông hoàng Thích tộc, tức là dòng họ Thích Ca. Ông đặc biệt từng nguyện là một đệ tử cư sĩ lớn của Đức Phật trong tương lai. Ông có hạnh đặc biệt là chuyên cúng dường mỹ vị.Tiếng Pali là panītadākā. Có nghĩa là thức ăn cúng dường thượng hạng, thượng phẩm. Ông này cũng là tác giả của nhiều câu hỏi cực kỳ quan trọng cho chúng ta hôm nay .

Có một lần, trên đường ông đến thăm Đức Phật, đi ngang qua khu chợ đông người, có con voi nó đang ở mùa động đực, xúc chuồng, cơn nó lên nó giẫm chà đạp người ta ai cũng hoảng hồn chạy ...

Trong kinh Đức Phật Ngài nói có những trường hợp rất khó kham nhẫn :

1- Đàn bà khi bị chia sẻ tình cảm rất khó kham nhẫn .

2- Ông vua bị người ta đe dọa rất khó kham nhẫn .

3- Con rắn bị đạp đuôi rất khó kham nhẫn .

4- Con voi trong mùa phát dục ( động đực ) rất khó kham nhẫn .

Đám vệ sĩ mới kè ông vô nhà dân. Một lát sau cái đám nài voi mới kiểm soát được con voi đó .Ông đến chùa lễ Phật ông hỏi :

- Hồi nảy một chút nữa là con chết rồi, trong lúc đó con có nghĩ đến Thế Tôn và con có thắc mắc thế này : Nếu mà mình chết đi trong sự hoảng loạn như vậy, không biết chết rồi mình sẽ đi về đâu ? Chứ hồi nảy con thấy quá khủng khiếp .

Đức Phật Ngài dạy thế này :

- Này Mahānāmaṃ, giống như một cái lu đựng dầu, mình chở qua sông, nếu vì một lý do nào đó mà cái lu dầu này nó vỡ ra, thì dầu nó sẽ nổi còn cái mảnh lu mảnh vỡ nó sẽ chìm. Cái phần nào nó chìm được thì nó chìm, phần nào nổi được thì nó nổi. Cũng vậy, một người thường xuyên sống trong thiện pháp mà lỡ có tai nạn thình lình cắt cớ đổ xuống, tấm thân này nó có tan nát như mảnh lu này, người đó vẫn có khả năng sanh thiên, vì bình thường họ sống với cái tâm nhẹ nhàng .

Ở đây Đức Phật Ngài dạy : Khi có chuyện gì xảy ra, người có tu hành,( Tu hành ở đây có nghĩa là cái tâm thường có thiện pháp, từ bi-trí tuệ-kham nhẫn-thiền định-chánh niệm.)
Tôi nói hoài nước nó có ba dạng :Thể lỏng, thể đặc và thể khí .Nước ở thể lỏng có khuynh hướng tìm về chỗ thấp chun xuống, nước ở thể khí có khuynh hướng bốc hơi lên cao. Nếu mình sống bằng từ bi-trí tuệ-kham nhẫn-thiền định-từ tâm thì mình nhẹ lắm. Khi chết mình hắc hơi thì tự nhiên mình bốc hơi bay lên cao. Còn sống mà kiểu tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, nhỏ mọn, tỵ hiềm, tật đố, bủn xỉn, thì khi mình chết rồi giống như là nước ở thể lỏng, nó kiếm chỗ thấp chun xuống .

Sư Giác Nguyên giảng
( Chép lại bài giảng của Sư ngày 3-1-2018 )
_______________________________
*****C. Mục Kinh Nikaya 28
Tuệ Quán 1965

17/01/2025

Thiền Quán - Vipassana (Phần 2)

Tu tập Thiền trên Tâm thức [4]

Những ai thiết tha đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn phải bắt đầu với sự đoạn trừ những tà kiến và niềm tin về bản ngã.

Ðể đạt được mục đích này, thiền sư Mogok Sayadaw đã tạo ra một phương pháp đơn giản về sự suy niệm dựa trên tâm thức. Nó có thể dễ dàng áp dụng và thích hợp cho mọi người.

Có mười ba loại tâm thức dưới đây để suy niệm.

Nội thức:

1. Nhãn thức.
2. Nhĩ thức.
3. Tỷ thức.
4. Thiệt thức.
5. Thân thức.
6. Tâm tham.
7. Tâm sân.
8. Tâm si.
9. Tâm vô tham.
10. Tâm vô sân.
11. Ý thức.

Chủ thức:

12. Tâm thở vào.
13. Tâm thở ra.

Mười ba loại tâm thức trên có thể được gọi là bao trùm tất cả. Phải ghi nhớ rằng bất cứ loại tâm thức gì phát sinh nó chỉ là kết quả của sự tiếp xúc giữa cảnh và căn môn [5]. Chỉ do sáu căn môn tâm thức mới có thể phát sinh. Nó không bao giờ có thể phát sinh ngoài sáu căn môn này.

Cũng nên ghi nhận rằng tâm thức và cảm thọ cùng hiện hữu. Khi ngũ uẩn đồng sinh, đồng hiện hữu và cùng hiện tượng diệt, điều đó có thể nói rằng quán một trong năm uẩn có thể phát huy tuệ giác vào trong những uẩn còn lại [6].

Mười ba loại tâm thức này là những yếu tố tâm nổi bật và rõ ràng. Chúng là đối tượng cho thiền về tâm thức.

Khi mở mắt, chúng ta thấy màu sắc và hình dáng. Ðây là sự phát sinh của nhãn thức, hành giả phải hiểu và nhận biết về sự sanh khởi này. Khi hành giả nghe một âm thanh, nhĩ thức sanh khởi và sự phát sinh này cũng phải được nhận biết. Lại nữa, nếu hành giả cảm thấy có bất kỳ sự ngứa ngái, cảm giác dễ chịu và khó chịu nào, lúc đó phát sinh thân thức. Hành giả phải hiểu và nhận biết mỗi thức sanh diệt, từng cái một [7].

Trong tiến trình tu tập, sự hiểu biết hay tuệ giác của hành giả rõ ràng hơn, những sự lo âu biến mất, và niệm của hành giả tập trung trên sự sanh diệt. Sau đó sự nhận biết về sự sanh diệt của tâm thức trở nên nhanh chóng. Thông thường ở điểm này, hành giả thấy rõ ràng bằng tuệ giác mà bất kỳ tâm thức nào sanh khởi, nó diệt trong giây phút sau.

Hành giả có thể nhìn thấy rõ ràng không có tâm thức nào có thể tồn tại trong hai sát-na liên tục nhau. Thọ mạng của tâm thức thì ngắn ngủi. Ngay lúc quan sát là nó đã diệt. Cho nên khi quán sát, hành giả phải nhận biết rằng tâm thức mà mình đang quán đã hoại diệt rồi [8]. Nó hoại diệt ngay sau khi nó sanh. Do đó khi hành giả hành thiền hoặc theo dõi tâm thức, hành giả sẽ thấy chỉ có sự thay đổi thôi.

Sự quan sát và cảm nhận này không có khái niệm về “bản ngã”, hay nói cách khác, hành giả phải nhận thức rằng: pháp sanh diệt của tâm thức chỉ là thức thôi, và không có gì là “tôi” hay “của tôi”.

Hành giả quán cho đến khi nào càng nhận thức ít về bản ngã và càng nhận thức nhiều về tâm thức. Từ giai đoạn càng nhận thức nhiều về tâm, hành giả tiến xa hơn và cố gắng cảm nhận càng nhiều sự sanh và diệt.

Trong suốt quá trình quán sát, tất cả những loại tư tưởng hay sự xao lãng sẽ xen vào, những thứ này cũng phải được quán sát và cảm nhận như là “sự sanh và diệt”, bởi vì trong thực tế bất kỳ tâm thức gì sanh cũng phải đoạn diệt. Cho nên hành giả phải cảm nhận và ý thức rằng không có cái gì trong thân và tâm này mà không thay đổi, tồn tại và thường hằng.

Trạng thái phù du sinh diệt của sát-na tâm thì quá nhanh đến nỗi hầu như không thể nào diễn tả được.

Ở giai đoạn này, hành giả phải quan sát và nhận biết tâm thức thở vào và tâm thức thở ra. Hành giả phải quan sát và biết tiến trình sanh và diệt của hai loại tâm thức này, cũng như tất cả mười một loại tâm thức khác được giải thích ở trên.

Người ta có thể hỏi: “Thiền dựa trên tâm thức này nên thực hành ở đâu và khi nào? Ở trung tâm thiền quán hay ở thiền viện?”

Người ta có thể thực hành ở nơi nào mà thức sanh khởi. Ðối với thức sanh trong khi đi, thiền phải được tu tập trong khi đi. Ðối với thức sanh trong khi ăn hoặc uống, thiền phải được tu tập ngay lúc đó. Trong khi hành thiền, hành giả muốn cái gì thì phải theo dõi tâm muốn của mình bằng sự nhận thức và hiểu biết.

Hành giả thấy sự diệt và thấy được sự vô thường một cách rõ ràng. Lập tức theo sau là một tâm thức mà tâm thức đó quan sát tâm thức trước. Ðây là thiền quán hay là tâm đạo tuệ. Do đó khi hành giả quan sát tâm thức sẽ có một chuỗi tiếp nối sự kiện: vô thường, tuệ giác, vô thường, tuệ giác…

Phải ghi nhận, quan sát và hiểu biết đúng là nó đã hoại diệt và tâm thức theo sau được gọi là tuệ giác, bởi vì nó cảm nhận bằng tuệ giác trực tiếp mà tâm thức trước đó đã hoại diệt và biến mất rồi.

Trong thời gian tu tập, hành giả sẽ nhận biết những trạng thái tâm xuất hiện như vui hay buồn, hạnh phúc hay đau khổ. Những thứ này cũng phải được quan sát như là đề mục thiền. Trong bất cứ trường hợp nào, hành giả không nên chán nản hay thất vọng, bởi vì đây chỉ là những đề mục thiền.

Khi hành giả theo dõi được tiến trình sanh diệt mà không có bất cứ phiền não nào xen vào, lúc đó hành giả đạt được đến giai đoạn có thể đoạn trừ tà kiến về bản ngã. Ở điểm này, đạo quả Tu-đà-huờn không xa lắm [9].

Như vậy, chúng ta có thể nói rằng tu tập thiền quán thật sự là phương pháp hữu hiệu để quán chiếu sự thay đổi nhanh chóng của tiến trình thân tâm. Thường xuyên ghi nhận làm tuệ giác sâu sắc thêm.

Trích lược trong: Những Vị Thiền Sư Đương Thời – Jack Kornfield
Tỳ Khưu Thiện Minh dịch Việt
Chia sẻ bởi: Thực Hành Giáo Pháp

_______________________________
*****B. Mục Thiền Tuệ 108
Tuệ Quán 1964

17/01/2025

PHẬT GIÁO SƠ KHAI THỜI ĐỨC PHẬT NÓI NHIỀU VỀ PHÁP HỌC VÀ PHÁP HÀNH.
NHƯNG GIÁO PHÁP THỜI ẤY ĐƯỢC TÓM LẠI NHỮNG ĐIỀU CỐT LÕI SAU:

Nhân quả
Tam Tướng: Vô thường, khổ, vô ngã
12 duyên khởi
Tứ Diệu Đế
Tứ Vô Lượng Tâm
Tứ Niệm Xứ
Tứ chánh cần
Tứ như ý túc
Vô tham, vô sân, vô si
Tín, tấn, niệm, định, tuệ
Tín, giới, tàm, quý, văn, thí, trí
Niệm, trạch, cần, hỷ, tịnh, định, xả
Bố thí, giữ giới, thiền định, trí tuệ
..
_______________________________
______________
*****A. Mục Khai Tâm: Mở, chuyển hoá tâm thức 144
Tuệ Quán 1965
______________________________
_______________________________

17/01/2025

7 NGÀY ĐẮC ĐẠO

Ajahn Chah kể lại rằng Đức Phật đã khích lệ Chư Tăng khi Ngài xác quyết: Người nào kiên trì nỗ lực hành thiền thì sẽ đắc quả trong vòng bảy ngày. Nếu bảy ngày không thành thì sẽ thành đạo trong vòng bảy tháng hay bảy năm.

Một nhà sư trẻ tuổi Hoa kỳ nghe vậy hỏi Ajahn Chah điều đó có thật hay không? Ajahn Chah nói chắc rằng nếu thầy chánh niệm liên tục trong vòng bảy ngày thì thầy sẽ thành đạo.

Đầy hứng khởi, nhà sư trẻ bắt đầu bảy ngày của mình. Nhưng chỉ trong vòng mười phút sau thầy đã bị phóng tâm. Thầy bắt đầu bảy ngày trở lại, lần này cũng bị thất niệm vì suy nghĩ — có lẽ là suy nghĩ đến chuyện phải làm gì sau khi đắc đạo!

Thầy lại tiếp tục bắt đầu bảy ngày khác, nhưng chánh niệm lại bị gián đoạn nữa. Một tuần sau, mặc dầu chưa đắc đạo nhưng thầy đã có một mức tỉnh giác rất cao, đã chế ngự được phần nào con tâm quái dị có khuynh hướng hay phóng đi nơi khác này. Đây là một phương cách hiệu nghiệm để khởi đầu việc huấn luyện tâm mình trên đường đi đến giác ngộ.

Đừng kỳ vọng phải đạt được kết quả thật nhanh. Thiền sinh với đức tin rắn chắc phải có ý chí cương quyết và lòng kiên trì cũng như người bán hàng phải luôn miệng rao hàng mà không làm biếng!

Thiền sư Ottamathara

_______________________________
*****B. Mục Thiền Tuệ 108
Tuệ Quán 1964

17/01/2025

CÓ CẦN PHẢI NGỒI THIỀN THẬT LÂU KHÔNG?

Không cần phải ngồi thiền thật lâu, thật nhiều giờ. Nhiều người nghĩ rằng càng ngồi lâu thì chúng ta càng sáng suốt. Điều đó không đúng. Trí tuệ đến với chúng ta qua mọi oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi.

Buổi sáng, lúc mới thức dậy, bạn phải hành thiền ngay và bạn phải tiếp tục hành thiền cho đến khi bạn đi ngủ. Trong suốt ngày bạn có thể hành thiền qua mọi tư thế: đi, đứng, nằm, ngồi. Điều quan trọng là phải chánh niệm trong mọi tư thế, mọi tác động của bạn; việc duy trì một tư thế nào lâu không phải là điều quan trọng.

Nói như thế không có nghĩa ngồi lâu là điều không tốt; ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến sự chánh niệm. Không cần quan tâm đến chuyện bạn có thể ngồi được bao lâu. Điều quan trọng là bạn phải theo dõi mọi tác động, mọi tư thế của bạn trong mọi lúc đi, đứng, tắm, rửa, ăn, uống…

Mỗi người có một bản chất thân, tâm khác nhau (người có thể ngồi lâu, người có thể đi lâu, v. v.) Chẳng hạn một số bạn sẽ chết ở tuổi năm mươi; một số khác ở tuổi sáu mươi, và một số khác nữa ở tuổi chín mươi. Cũng thế, không thể quy định thế nào về sự thực hành của bạn. Đừng suy nghĩ hay băn khoăn về điều đó.

Hãy chánh niệm và để mọi chuyện trôi chảy một cách tự nhiên; dần dần tâm bạn sẽ an tĩnh và tất cả những gì quanh bạn cũng sẽ tĩnh lặng theo. Tâm bạn lúc bấy giờ sẽ tĩnh lặng như mặt hồ phẳng lặng trong khu rừng yên tĩnh. Mọi loại thú hiếm và quý sẽ đến uống nước tại chiếc hồ tĩnh lặng này. Bạn sẽ thấy biết bao điều kỳ diệu đến và đi, nhưng bạn vẫn tĩnh lặng trong sự đến và đi đó.

Mọi giải đáp sẽ hiển lộ và bạn sẽ tức thời nhận thấy bản chất thực sự của vạn hữu. Đó là hạnh phúc của kẻ giác ngộ.

-Thiền sư Ajahn Chah-
_______________________________
*****B. Mục Thiền Tuệ 107
Tuệ Quán 1963

Vous voulez que votre école soit école la plus cotée à Democratic Republic of the ?

Cliquez ici pour réclamer votre Listage Commercial.

Vidéos (voir toutes)

SAU KHI LÀM PHƯỚC THIỆN BẠN NÊN ĐỌC HỒI HƯỚNG SAU:"VỚI CÁC PHƯỚC THIỆN CON LÀM TRONG NGÀY HÔM NAY CON NGUYỆN XIN CHIA PH...
SAU KHI LÀM PHƯỚC THIỆN BẠN NÊN ĐỌC HỒI HƯỚNG SAU:"VỚI CÁC PHƯỚC THIỆN CON LÀM TRONG NGÀY HÔM NAY CON NGUYỆN XIN CHIA PH...
SAU KHI LÀM PHƯỚC THIỆN BẠN NÊN ĐỌC HỒI HƯỚNG SAU:"VỚI CÁC PHƯỚC THIỆN CON LÀM TRONG NGÀY HÔM NAY CON NGUYỆN XIN CHIA PH...
Khi người ta tìm kiếm mọi dục lạc trên thế gian bằng nhiều cách mà làm mất đi huệ mạng thì không biết bao nhiêu kiếp mới...
Nhiều người luôn muốn tìm kiếm một vị minh sư chân tu để tu tập. Đó là lẽ tất yếu nên làm nhưng chưa đủ.Có một vị minh s...
Pháp học như mài gươm và cầm gươmPháp hành là lưỡi gươm trí tuệ chặt tận diệt phiền não, vô minh... ra khỏi tâmPháp học ...
Con người thì ai cũng thamNhưng mà phải biết việc làm đúng saiĐừng vì tham vọng phát tàiGây nên ân oán kéo dài khổ đauTu...
Xế Chiều Rồi Tôi Bất Chợt nhận raTuệ Giác1396___________________Kênh TikTok: @tuesgiacs
Cả gia đình mất hết
1 số nhóm mai táng o đ tại tphcm
1 số nhóm mai táng o đ tại tphcm
1 mẹ nuôi 10 con nhưng 10 con không nuôi nổi một mẹ

Site Web

Adresse


Thành Phố Hồ Chí Minh
Democratic Republic Of The
76000