Giấc mơ cổ tích

Giấc mơ cổ tích

Share

You may also like

A6k47!!!thpt huong khe
A6k47!!!thpt huong khe

Nơi mọi người chia sẻ về những giấc mơ cổ tích

29/09/2023

Sự tích chú Cuội cung trăng

Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ. Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu, leo tót lên cây. Từ trên cao nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc mang về.

Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên.

Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lững thững bay lên trời. Thấy thế, Cuội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng.

Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

Ý nghĩa của câu chuyện: Chú Cuội cung trăng là một câu chuyện hư cấu nhằm lý giải những chỗ lõm của mặt trăng được nhìn thấy có dạng nối liền trông giống như một người đang ngồi dưới gốc cây đa vào những dịp trăng tròn, nhất là ngày rằm tháng Tám. Đó là ý nghĩa rõ ràng nhất của câu chuyện, giải thích theo trí tưởng tượng này làm phong phú thêm cho tri thức của con người trong điều kiện chưa có những phương tiện khoa học hỗ trợ cho con người, cũng như làm thỏa mãn sự tò mò của người dân ngày xưa.

P/s: Xin chúc quý khán giả một mùa Trung thu ấm áp, nhiều niềm vui. Gửi trọn lời yêu thương đến các em thiếu nhi, mong mọi điều tốt đẹp luôn long lanh trong đôi mắt thơ❤️

Nguồn: Sách tập đọc lớp 3 NXB Bộ GD&DT.

27/06/2023

🍀CÂU CHUYỆN VỀ CỎ "MAY MẮN"🍀
Truyền thuyết kể rằng khi những đứa bé chào đời đều có số phận khác nhau, có những đứa trẻ may mắn, bên cạnh đó cũng không ít những hoàn cảnh bất hạnh.
Thượng đế trên cao nhìn xuống cảm thương đến những mảnh đời bất hạnh, đã tạo ra cỏ 4 lá, chỉ dành cho những đứa trẻ có lòng can đảm hơn người dám vượt qua rừng sâu, khó khăn thử thách, bằng cả trái tim dũng cảm và đầy nhiệt huyết sẽ tìm thấy cỏ 4 lá, loại cỏ sẽ mang lại: nụ cười hạnh phúc mãi mãi – nụ cười hạnh phúc của tuổi thơ.
Khi tìm được cỏ 4 lá đứa trẻ dũng cảm đó sẽ đứng trước gió và đặt cỏ 4 lá vào trái tim nồng ấm, đầy nhiệt huyết của mình. Khi đó mỗi lá trên ngọn cỏ sẽ trở thành một điều ước quý giá nhất trong cuộc sống.
🍀Khi cầm lá thứ nhất đứa trẻ thì thầm thể hiện cho “niềm hy vọng”.
🍀Tiếp đến, đứa trẻ chợt mỉm cười khi cấm lá thứ hai là thể hiện cho “niềm tin”.
🍀Lá thứ ba thể hiện cho “tình yêu”.
🍀Lá cuối cùng thể hiện cho sự “may mắn”.
Bốn món quà thuợng đế tạo ra chỉ dành tặng cho những đứa trẻ có lòng dũng cảm và bầu nhiệt huyết, dám đương đầu với khó khăn vượt qua thử thách sẽ tìm được sự may mắn.

P/S: Đã qua rồi bao tháng ngày vất vả, con thuyền đi qua bao gió to sóng vỗ đã sắp cập bến. Xin chúc tất cả các bạn sĩ tử 2k5 thật nhiều may mắn, làm bài thật tốt bằng cả "trái tim dũng cảm và bầu nhiệt huyết của mình". Và sau bến đỗ ngày mai, ta lại tiếp tục hành trình mới vươn đến những khơi xa.🥰🥰

02/10/2022

Truyền thuyết THÁNH GIÓNG

Chào mừng Hội khoẻ mang tên vị anh hùng PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở một làng nọ có hai vợ chồng ông lão rất hiền lành, chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức hay giúp đỡ mọi người. Hai ông bà tuổi đã cao mà vẫn không có lấy một mụn con.

Một hôm bà lão ra đồng trông thấy một vết chân rất to, bà tò mò liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà mang thai. Chín tháng mười ngày sau mà bà vẫn chưa sinh, ông lão mong chờ đứa con nhưng không được, ông lâm bệnh rồi qua đời. Mười hai tháng sau bà sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Bà đặt tên cho con là Gióng. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cầm đầu là Ân Vương, nổi tiếng độc ác, dữ tợn, hắn đi đến đâu là cho quân đánh chém giết người đốt nhà đến đấy. Dân chúng vừa sợ hãi vừa căm giận ngút trời. Nhà vua đã bao lần cho quân vây đánh nhưng không được, bất an về quốc gia, vua bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Sứ giả đi đến đâu cũng kêu to:

– Loa loa loa loa! Giặc Ân hung hãn, người tài ở đâu, cứ dân cứu nước.

Nghe thấy tiếng loa của sứ giả, Gióng đang nằm bỗng bật dậy gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Mẹ Gióng đang vui mừng vì con đã nói được, nhưng nghe con nhắc mời sứ giả thì cản lại:

– Con bé thế này, sao có thể ra trận đánh giặc được.

Gióng vẫn cương quyết:

– Mẹ cứ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Bà mẹ đành ra mời sứ giả vào, vào đến nơi không thấy tráng sĩ anh hùng nào, chỉ thấy một cậu bé ba tuổi đang ngồi trên giường, sứ giả tức giận toan bỏ đi thì Gióng cất lời, dõng dạc từng chữ:

– Sứ giả hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cây roi sắt ta sẽ phá tan lũ giặc này.

Sứ giả lấy làm kinh ngạc, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những thứ mà Gióng đã dặn. Từ sau ngày gặp sứ giả Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm mẹ nấu ra bao nhiêu Thánh Gióng ăn hết bấy nhiêu, nhà hết gạo, mẹ Gióng phải nhờ đến bà con chòm xóm, mọi người vui lòng góp gạo nuôi Gióng, ngặt nỗi nhà nông dân nghèo chỉ có cơm với cà muối, Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Dân làng hồ hởi giúp sức mong Gióng ra tay giết giặc cứu nước.

Lúc này giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Thánh Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Thánh Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Thánh Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngụa đuổi đến chân núi Sóc Sơn.

Thánh Gióng quay đầu về ngôi làng, dập đầu lạy mẹ ba cái, tạ ơn công sinh thành rồi cởi áo giáp bỏ lại, cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

Vừa nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội rất to để tưởng nhớ công ơn của thánh Gióng. Những dẫy ao tròn nối từ Kim Anh vạn phúc đến chân núi Sóc chính là những vết chân ngựa Thánh Gióng để lại. Những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Photos from Giấc mơ cổ tích's post 10/09/2022

Mừng Tết Trung thu🌕⭐️

08/06/2022

🌿Các bạn còn nhớ bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt năm ấy?🌿

--CHUYỆN BỐN MÙA--

Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau. Đông cầm tay Xuân, bảo:
- Chị là người sung sướng nhất đấy! Ai cũng yêu chị. Chị về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
Xuân nói:
- Nhưng phải có nắng của em Hạ, cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có em Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè.
Cô nàng Hạ tinh nghịch xen vào:
- Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ,...
Đông, giọng buồn buồn:
- Chỉ có em là chẳng ai yêu.
Thu đặt tay lên vai Đông, thủ thỉ:
- Có em mới bập bùng bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn. Sao lại có người không thích em được?

Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà vui vẻ góp chuyện:
- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công ấp ủ mầm sống để cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
(Theo TỪ NGUYÊN TĨNH)

Chú thích:
- Đâm chồi nảy lộc: mọc ra những mầm non, lá non.
- Đơm: nảy ra.
- Bập bùng: ngọn lửa cháy mạnh, khi bốc cao, khi hạ thấp.
- Tựu trường: cùng đến trường để mở đầu năm học.

Mùa hè đã đến. Chúc mọi người ngày hè tháng 6 vui vẻ, bởi "Có em Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè".
🥰🥰🥰

01/06/2022

NGUỒN GỐC NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1/6
Ngày mùng một tháng sáu
Ngày Quốc tế thiếu nhi
Nhưng nếu hỏi nguồn gốc
Nhiều người không biết gì...!
***
Ngày mùng một tháng sáu
Năm một chín bốn hai
Ngôi làng nhỏ, Tiệp khắc
Trong một buổi sáng mai...
Nhiều người vừa thức dậy
Sau một đêm yên bình
Tiếng chuông nhà thờ điểm
Rộn ràng đón bình minh...
Bất ngờ, Phát xít Đức
Ầm ầm tiến vào làng
Tiếng xe tăng, tiếng súng
Chát chúa và rền vang...
Trong làng, có tổng cộng
Một trăm chín ba người
Là nam giới, độ tuổi
Trên mười lăm tuổi đời...
Chúng gom lại, dùng súng
Giết sạch, ngay trong làng
Một hành động khủng khiếp
Một tội ác dã man...
Còn những người phụ nữ
Hai trăm mười ba người
Bắt lao động cưỡng bức
Khổ sai, nhiều năm trời...
Sáu mươi người, sau đó...
Chết trong trại tập trung
Nhiều người trong số họ
Trở thành người điên khùng...
Chúng bắt các em nhỏ
Cách ly khỏi mẹ cha
Tám tám cháu, bị giết
Bằng chất độc khí ga
Nhiều cháu khi bị giết
Chưa đầy một tuổi đời
Đây là tội diệt chủng
Tội ác chống loài người...
Toàn bộ ngôi làng nhỏ,
Nhà thờ sáu trăm năm
Chúng đã dùng bộc phá
Cho nổ tung, san bằng....
***
Sau này, để ghi nhớ
Tội ác, chúng gây nên
Người ta đã đúc tượng
Tưởng nhớ, tám tám em....
Năm Một chín bốn chín
Hội phụ nữ Á - Phi
Lấy ngày một tháng sáu
Làm ngày..."Tết thiếu nhi..."
Từ đó, các em nhỏ
Các nước trên hành tinh
Được vui chơi thỏa thích
Trong ngày tết của mình...
- Sưu tầm -

05/03/2022

GIẤC MƠ CỔ TÍCH- CẢM ƠN MỌI NGƯỜI
Thời gian qua, cảm ơn các bạn, các anh chị, thầy cô đã dành cho Fanpage một tình cảm đặc biệt. Sự ủng hộ của mọi người là động lực to lớn giúp Fanpage tạo được bầu không khí tươi vui, một mảng kí ức đẹp khó quên. Hi vọng Fanpage đã góp một phần nhỏ gửi đến mọi người một tấm vé đi tuổi thơ. Được chia sẻ với mọi người những câu chuyện, bài thơ và nhận được sự quan tâm của mọi người thật sự là một vinh hạnh.
Page xin chúc mọi người một buổi tối cuối tuần vui vẻ, nhiều sức khỏe. Thân ái!

15/02/2022

✍NGÀY THƠ VIỆT NAM✍
🏵Chuyện cổ tích - Nguyễn Bính🏵
Em ạ! Ngày xưa vua nước Bướm
Kén nhân tài, mở Điệp lang khoa.
Vua không lấy trạng, vua thề thế
Con bướm vàng tuyền đậu Thám hoa.
Vua liền gọi gả con gái yêu
Nàng đẹp như em, chả nói điêu!!!
Vua nuông hai vợ chồng quan Thám
Cho nhởn xem hoa sớm lại chiều.
Một hôm hai vợ chồng quan Thám
Mê mải xem hoa lạc chốn về
Vợ khóc: “Mình ơi em hãi lắm!”
Trời chiều lạc lối tới vườn lê.
Vườn đầy hoa trắng như em ấy
Bỗng một bà Tiên hiển hiện ra
Sao mà đẹp thế? Tiên mà lại!
Nữ Chúa Vườn Lê đi xem hoa.
Bà thấy vợ chồng con Bướm dại
Sụt sùi ngồi khóc dưới hoa lê
Đến bên âu yếm bà thương hại:
“Ý hẳn hai con lạc chốn về
Đây về nước Bướm đường thì xa
Về tạm nhà ta ở với ta
Có đủ chăn êm, cùng gối ấm
Có nhiều bánh ngọt ướp hương hoa”.
Đêm ấy chăn êm cùng gối êm
Vợ chồng ăn bánh với bà Tiên
Ăn xong thoắt chốc liền thay lốt
Chồng hoá thành anh, vợ hoá em.
1938

13/02/2022

🌼Chuyện nàng cung nữ hiếu thảo: Sự tích Tết Nguyên Tiêu – Rằm tháng Giêng🌼
Tương truyền Hán Vũ Đế có một sủng thần tên là Đông Phương Sóc, tính tình lương thiện, khôi hài. Mùa đông năm nọ, tuyết rơi liền mấy hôm, Đông Phương Sóc đến ngự hoa viên, chợt phát hiện có một cung nữ nước mắt đầm đìa đang định nhảy xuống giếng tự vẫn. Đông Phương Sóc vội chạy đến ngăn lại, hỏi rõ sự tình. Thì ra, cô cung nữ tên là Nguyên Tiêu, từ khi vào cung đến nay cô chưa được gặp mặt người thân, mỗi năm khi Xuân đến lại càng nhớ nhà, cảm thấy mình không báo hiếu được cho song thân nên tìm đến cái chết. Đông Phương Sóc cảm động, liền hứa rằng nhất định sẽ tìm cách để cô đoàn tụ với gia đình.Một ngày nọ, Đông Phương Sóc xuất cung, bày một gian hàng xem bói trong kinh thành Trường An. Nhiều người tranh nhau nhờ xem quẻ. Quẻ của mỗi người đều là "ngày rằm tháng Giêng lửa bén đến thân". Trong phút chốc, cả kinh thành Trường An hoảng sợ, mọi người tranh nhau cầu xin, tìm cách giải trừ tai ương. Đông Phương Sóc bảo rằng:

"Chiều tối ngày rằm tháng Giêng, Hoả thần sẽ phái một thần nữ áo đỏ xuống phàm trần tra xét. Thần nữ chính là sứ giả phụng theo ý chỉ thiêu đốt kinh thành Trường An. Ta sao lục lại lời kệ đưa cho mọi người, có thể vào ngày hôm đó nghĩ ra được biện pháp".

Nói xong liền vất xuống đất một tờ thiếp đỏ rồi sải bước ra đi. Mọi người vội nhặt lên đem đến hoàng cung bẩm báo Hoàng thượng. Hán Vũ Đế cầm xem, chỉ thấy bên trên viết rằng:

"Trường An gặp nạn, lửa thiêu Đế khuyết, ngày 15 lửa trời, đỏ rực suốt đêm".

Vũ Đế kinh hãi liền cho mời Đông Phương Sóc túc trí đa mưu đến. Đông Phương giả vờ suy nghĩ rồi nói:

"Thần nghe nói Hoả thần rất thích ăn bánh trôi, nàng Nguyên Tiêu trong cung chẳng phải là người thường nấu cho bệ hạ ăn đó sao"?

"Đêm rằm tháng Giêng bệ hạ bảo nàng Nguyên Tiêu làm bánh trôi, bệ hạ thắp hương dâng cúng, truyền lệnh cho nhà nhà trong kinh thành đều làm bánh trôi đồng loạt dâng cúng Hoả thần. Truyền dụ cho thần dân vào đêm đó treo đèn, khắp thành đốt pháo, nổi lửa, giống như cả thành có lửa, làm như vậy có thể qua mặt được Thượng Đế. Ngoài ra, thông báo cho dân chúng ngoài thành vào đêm rằm tháng Giêng vào thành xem hoa đăng, để tiêu tai giải nạn".Hán Vũ Đế nghe qua liền mừng rỡ, thực thi y lời Đông Phương Sóc. Đến ngày rằm tháng Giêng, trong thành Trường An treo đèn kết hoa, người người vui chơi vô cùng náo nhiệt. Cha mẹ nàng Nguyên Tiêu cũng dẫn em gái của nàng vào thành. Khi họ nhìn thấy trên đèn treo trong cung viết hai chữ "Nguyên Tiêu" liền hét lớn: "Nguyên Tiêu! Nguyên Tiêu!" Nàng Nguyên Tiêu nghe được và cuối cùng đoàn tụ với gia đình.

Cứ như thế náo nhiệt suốt cả đêm, kinh thành Trường An quả nhiên vô sự. Hán Vũ Đế rất vui mừng liền hạ lệnh từ đó về sau, mỗi năm đến rằm tháng Giêng đều làm bánh trôi dâng cúng Hỏa thần, cả thành treo đèn đốt lửa. Vì bánh trôi do nàng Nguyên Tiêu làm rất ngon nên ngày đó còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Bánh Nguyên Tiêu cũng gọi là thang viên – viên tròn trong nước, xuất phát từ ý nghĩa sum họp và sự tốt lành sinh lợi.

10/02/2022

"Sự tích mùng 10 tháng giêng âm lịch"
Chuyện kể rằng Thần Tài chỉ có trên trời, dưới trần gian không có, Thần Tài là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc.

Trong một lần đi chơi uống rượu, do say quá nên Thần Tài bị rơi xuống trần gian, không may đầu bị va vào đá nên nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng ngài bị điên.

Mọi người thấy vậy liền lột sạch hết quần áo mũ nón của Thần Tài và đem đi bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai.

Do sống trên thiên đình quen rồi nên Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang xin ăn khắp nơi. Thần Tài đi ăn xin thì gặp một nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì được chủ nhà mời vào ăn.

Thần Tài được chủ quán cho ăn nên ông ra sức ăn rất nhiều đặc biệt là ông rất thích thịt heo vịt quay, điều kỳ lạ lúc này là khi ông vào quán này ăn thì không biết từ đâu khách kéo đến nườm nượp, người chủ quán thấy lạ nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn.

Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng từ hôm thần Tài đến ăn quán bên này thì khách bên đó lại chuyển hết qua quán bên này ăn.Sau một thời gian người bán hàng đắt khách và cảm thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày lại được ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lại hay thích lang thang không tắm giặt.

Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn nữa và lại thấy hao phí đồ ăn cho một người ăn mày không đáng nên người chủ quán liền đuổi ông đi.

Quán đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng hoe, thấy Thần Tài bị chủ quán bên kia đuổi thì liền mời Thần Tài vào ăn, cũng như lúc trước, mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn quán này rất đông.

Mọi người thấy vậy nên ai cũng ra sức tranh giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để có thể kéo khách đến ăn đông, vậy nên mới có câu "Thần Tài gõ cửa".

Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn ông đi mua lại quần áo, được mọi người dẫn đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc lại quần áo mũ nón vào thì Thần Tài sựt nhớ lại mọi chuyện trước kia và bay về trời.

Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và họ lập bàn thờ, tôn thờ ông từ đó, hóa thân Thần Tài là một người lang thang ăn xin quần áo rách rưới.

Ngày Thần Tài bay về trời cũng chính là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Do đó cứ hàng năm, hàng tháng nhà nhà mọi người điều lấy ngày mùng 10 làm ngày vía Thần Tài.

05/02/2022

🤓Giai thoại về Nguyễn Huệ🤓
Tại một làng quê tên Phú Lạc (thuộc xã Bình An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay), có một gia đình họ Nguyễn có ba người con trai tên: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1752 – tuy là em út nhưng vóc dáng cao lớn, luôn sẵn lòng giúp gia đình, các anh làm được nhiều việc. Nguyễn Huệ đã sớm tỏ ra là người thông minh, mưu trí, nhân từ…

Tuổi thơ, Huệ giúp gia đình thả bò đi ăn ở mạn Nam sông Côn và thường hay bày trò “đánh giặc giả” với đám chăn bò trong các làng lân cận. Phe của Huệ luôn giành phần thắng nên lũ trẻ rất thích… theo phe Huệ! Người anh cả của Nguyễn Huệ ngoài việc đồng áng, trồng trọt, còn có nghề đi buôn. Ông chèo thuyền lên mạn ngược, tìm mua trầu lá của các làng người dân tộc Bana… rồi xuống thuyền về An Thái (xã Nhơn Phúc) để bán. Nguyễn Huệ cũng được anh nhờ theo hộ tống ghe thuyền, vì dọc đường có thể bị cướp.

Ba anh em theo học chữ với thầy Nguyễn Văn Hiến (thường gọi là thầy giáo Hiến) ở An Thái. Thầy là người rất giỏi văn chương, lại rất đạo đức, được dân chúng ca ngợi. Chính ông đã đặt vào tâm hồn Nguyễn Huệ lòng yêu quý văn thơ; đặt nền móng cho những ước mơ xây dựng nền văn học chữ Nôm sau này của Nguyễn Huệ. Người thầy dạy võ đầu tiên cho ba anh em Nguyễn Nhạc là ông Đinh Văn Nhưng – tục gọi ông Chãng. Cả ba anh em phải khăn gói, mang gạo thóc xuống tận Phương Danh (xã Đập Đá, huyện An Nhơn) để tầm sư học võ. Ông Chãng có tướng người to con, thô kệch, rất giỏi võ nghệ, tính tình cương trực, nóng nảy. Ông cũng là một trong số rất ít gia đình có công khai hoang, lập ấp, xây dựng làng ấp, mở rộng vùng đất An Nhơn…Trong ba người học trò này, ông thường ngợi khen Nguyễn Huệ là người rất mưu trí, không những thông thuộc các thế hệ võ ông đã dạy, mà còn có nhiều sáng kiến, biến hóa riêng. Ông cũng thường để Nguyễn Huệ ra thử đấu với ông để thử tài cao thấp. Lần nào Nguyễn Huệ cũng được ông nể phục. Theo sách Liệt Truyện ghi lại, Nguyễn Huệ có sức khỏe tuyệt trần, lại có mưu trí quyền biến, mưu lược như thần. Nguyễn Huệ còn có “giọng nói vang như chuông, cái nhìn sắc như chớp”.

Ba anh em Nguyễn Huệ ngày đêm chiêu mộ binh sĩ, quy tụ từng đoàn, cho luyện tập võ nghệ, thuần phục. Nguyễn Huệ còn đích thân đi cầu người hiền tài, thông hiểu binh pháp, về giúp sức cùng nghĩa binh. Vì vậy, có nhiều tướng giỏi, trung thành trở về cùng ba anh em ông mưu tính việc khởi nghĩa… Trong đoàn quân tinh nhuệ của ông, có cả nhóm người dân tộc Bana… cũng quyết lòng theo ông chống lại loạn thần Trương Phúc Loan đang cùng bọn quan lại thối nát, nhiễu hại dân lành, vơ vét của cải…

Nước Nam lúc bấy giờ đã bị phân chia làm hai miền, lấy Sông Gianh làm giới tuyến: Họ Nguyễn hùng cứ phương Nam – gọi là đàng Trong. Họ Trịnh tự xưng chúa phương Bắc – gọi là đàng Ngoài. Trên tuy còn có vua Lê nhưng quyền hành thuộc cả vào tay hai chúa Trịnh – Nguyễn. Trong nước đã có vua, lại có chúa nên vua chẳng phải là vua, tôi không phải là tôi: Nước Nam đang ở vào thời nhiễu loạn, phân hóa trầm trọng. Về sau, đàng Trong có đại thần Trương Phúc Loan chuyên quyền, làm bậy, còn ở đàng Ngoài có kiêu binh chúa Trịnh làm loạn, giết hại các quan đại thần trung tín với nhà Lê. Vua phải hạ mình, nhún nhường chịu phục; còn đình thần phải khoanh tay im lặng: Nước Nam đang ở vào thời đại loạn.

Trước tình cảnh ấy, ba anh em Nguyễn Huệ quyết định khởi binh, phát xuất từ ấp Phú Lạc (Tây Sơn) vào năm 1771 – tiến đánh các huyện An Khê, An Nhơn, Tuy Viễn… Đoàn quân tấn công ở đâu, đều được dân chúng ủng hộ, giúp đỡ, xin gia nhập vào nghĩa binh ngày một đông. Đến năm 1773, đội quân hùng mạnh của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã chiếm được thành Quy Nhơn làm căn cứ địa vững chắc cho cuộc khởi nghĩa…

31/01/2022

HAPPY NEW YEAR🎉🎉
Chúc mọi người và gia đình năm mới thật nhiều sức khỏe, bình an, vạn sự như ý nhe 🥰
Page xin cảm ơn mọi người đã luôn yêu thích và ủng hộ page trong những ngày tháng qua. Page sẽ tiếp tục cố gắng, hoàn thiện để tạo cho mọi người không gian thoải mái và tươi mới hơn trong năm tới. Chân thành cảm ơn !


31/01/2022

🧧 SỰ TÍCH PHONG BAO LÌ XÌ 🧧
Theo truyền thuyết, có một con yêu quái đáng sợ tên là “Sui.” Hàng năm vào đêm giao thừa, nó sẽ đến chạm vào đầu trẻ em đang ngủ ba lần. Sợ quá, em bé sẽ khóc lớn và sau đó sẽ bị đau đầu, bị sốt, và nói nhảm. Khi những triệu chứng này biến mất, đứa trẻ sẽ trở nên ngu đần.

Vì sợ yêu quái Sui hãm hại trẻ nhỏ, cha mẹ chúng thường không tắt đèn và thức qua đêm giao thừa để xua đuổi yêu quái. Đây là nguồn gốc tập tục thức qua đêm giao thừa.

Có một nhà họ Quan nọ sinh sống tại thành phố Gia Hưng, tuổi đã cao mới sinh hạ được một cậu con trai nên rất cưng chiều.

Vào một đêm giao thừa, sợ Sui đến hãm hại, họ cũng thức tỉnh cậu bé. Họ cho cậu ta 8 đồng xu để đùa nghịch. Cậu bé bọc những đồng xu này vào tờ giấy đỏ, mở ra, rồi lại bọc lại, lặp đi lặp lại như thế đến khi chú bé mệt quá và ngủ thiếp đi mất, 8 đồng xu khi ấy đang được bọc bởi giấy đỏ và đặt ngay bên cạnh gối cậu ta. Lúc ấy đôi vợ chồng ngồi ngay bên cạnh để trông chừng.

Vào nửa đêm, một cơn gió lạnh thổi tung cánh cửa và làm tắt đèn. Đúng lúc quỷ Sui vươn tay đến đầu cậu bé, từ bao giấy đỏ tỏa ra một luồng sáng bạc làm cho yêu quái khiếp sợ và bỏ trốn.

Vào Tết năm đó, đôi vợ chồng đã kể cho hàng xóm láng giềng về câu chuyện hôm giao thừa. Từ đó về sau, họ bắt đầu bắt chước làm theo và trẻ em không còn bị quấy nhiễu nữa.

Hóa ra 8 đồng xu kia chính là 8 vị Thần đã âm thầm bảo vệ cậu bé. Vì thế người ta gọi tiền lì xì là “Tiền may mắn trong Năm Mới.”
💃: mọi người chuẩn bị Tết xong hết chưa nè ?? Mà cũng sắp sang năm mới rồi, ad chúc mọi người tuổi mới nhiều sức khỏe, nhiều may mắn và có thật nhiều lì xì nhennnnnnn🤩

27/01/2022

🏵Sự tích hoa Mai vàng miền Nam🏵
Ngày xưa có một cô gái tên Mai con của một người thợ săn vốn rất gan dạ và can đảm. Năm lên mười bốn, cô gái đã được cha đào luyện trở thành một nữ hiệp sĩ vô cùng tài giỏi và tinh thông võ thuật. Lúc ấy, có một con yêu tinh đến quấy phá một làng nọ, dân làng treo giải ai giết được yêu tinh sẽ được thưởng trọng hậu. Thế là hai cha con lên đường giết yêu tinh. Sau khi giết được yêu tinh trở về, danh tiếng của hai cha con vang dội và lan truyền khắp mọi nơi.

Không lâu sau đó, người cha lâm bệnh nặng và sức khỏe ngày một yếu đi. Lúc này, cô con gái thì đã bước qua tuổi mười tám, sức khỏe càng tăng lên gấp bội, võ thuật càng ngày càng tinh thông. Năm ấy yêu tinh rắn lại xuất hiện ở một vùng nọ và dân làng đến khẩn khoản hai cha con đi giết yêu tinh. Trước khi con gái lên đường, người mẹ may cho cô một bộ đồ gấm màu vàng rất đẹp và cô gái hứa ngày trở về sẽ mặc bộ đồ vàng ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa. Sau đó hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Tuy nhiên, người cha vì sức yếu nên không phụ giúp được gì để cô con gái một mình chống chọi với yêu tinh. Nhưng cuối cùng cô gái cũng giết được nó. Nhưng rủi thay, trước khi chết, con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và xiết chết cô gái.
Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái cũng như sự khóc lóc van nài của người mẹ tội nghiệp nên ông Táo trong nhà đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô gái được sống lại và trở về với gia đình trong chín ngày. Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng 6 Tết thì biến mất). Về sau khi cha mẹ và người thân của cô gái mất hết, cô gái không trở về nhà nữa mà hóa thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà người dân đã lập nên để cúng bái cô. Thấy cây hoa lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chín ngày Tết nên dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy là cây hoa mai và chiết nhánh mang về trồng khắp nơi để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đình mỗi độ xuân về, năm hết Tết đến.

Tục chơi đào, chơi mai ngày Tết lâu dần đã trở thành nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.

25/01/2022

🐠Sự tích ông Táo về Trời 🐠
Ngày xưa có 2 vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu mà không có con. Một hôm trong lúc phiền muộn, vợ chồng cãi nhau, chồng nóng nảy đánh vợ, vợ tủi thân bỏ nhà đi. Duyên số run rủi, chị ta kết bạn với một người đàn ông khác ở miền ngược làm nghề săn bắn. Anh chồng hối hận, ít ngày sau, đi tìm. Tìm mãi không thấy, hết tiền, lại sinh ốm đau, đành phải ăn xin lần hồi.

Một hôm tình cờ anh ta đến xin ăn đúng nhà vợ chồng người đi săn. Chị vợ nhận ra chồng cũ, thấy đói rách tiều tụy, chị ta rất thương. Nhân chồng mới vắng nhà, chị dọn một bữa cơm rượu đãi chồng cũ. Anh ta ăn uống no say, rồi lăn ra ngủ thiếp đi, đánh thức mấy cũng không dậy. Thật là tai hại! Trời sắp mưa, chồng cũng sắp về. Hoảng quá, chị vội cõng anh kia ra đống rơm cuối sân, lấy rơm phủ lên người giấu đi để tránh điều tiếng không hay.

Vừa lúc đó người chồng mới mang về 1 con cầy, bảo chị vợ ra chợ sắm sửa các gia vị làm một bữa ra trò thết hàng xóm. Ở nhà, anh ta đốt đống rơm thui cầy. Bất đồ, lửa bùng lên, bén vào đống rơm, thui cả anh chồng cũ. Chị vợ về, thấy vậy, vô cùng đau xót, như chính mình mắc tội giết chồng cũ. Chị ta liền nhảy vào đống lửa chết theo. anh chồng mới thương vợ, cũng đâm đầu vào chết luôn. Hôm ấy là hai mươi ba tháng Chạp âm lịch.

Thấy ba người ăn ở với nhau có tình nghĩa, Ngọc Hoàng cho họ hóa thành ba “ông” đầu rau để họ được ở bên nhau mãi mãi, đồng thời phong cho họ là Táo quân (còn gọi là Vua Bếp). Hàng năm, táo quân phải lên chầu Ngọc Hoàng tâu về việc làm ăn của các nhà ở hạ giới. Nhân dân ta từ xưa, mỗi lần năm tết đến có tục mua cá chép làm cỗ tiễn ông táo lên chầu Trời, chính là bắt nguồn từ câu chuyện này.

💃: hehe nay là ngày tiễn ông Táo về trời luôn đó =))

23/01/2022

💐Sự tích hoa Thuỷ Tiên 💐
Ngày xưa, có một ông phú hộ sinh được 4 người con trai. Khi biết mình sắp chết, ông gọi 4 người con đến, dặn dò các con phải chia gia tài của cha làm 4 phần đều nhau. Bốn người con hứa tuân lời cha trối lại, tuy nhiên, vừa chôn cất cha xong thì 3 người con đầu dành phần gia tài nhiều hơn người em út. Họ chỉ chia cho đứa em út một mảnh đất khô cằn. Người em út rất buồn, vừa thương nhớ cha, vừa buồn các anh xử tệ với em. Đang ngồi khóc một mình trước mảnh đất khô cằn, thì người em bỗng thấy một bà Tiên từ mặt ao gần đó hiện lên bảo:

– Này con, thôi đừng khóc nữa. Khoảng đất này của con có chứa một kho tàng, mà các anh của con không biết. Kho tàng này chứa nhiều mầm của một loại hoa quý vô giá. Mỗi năm, cứ đến mùa Xuân, thì hoa đâm chồi nẩy lộc, nở từng hàng chi chít trên đất đai của con. Con sẽ hái hoa, đem bán, rất được giá. Nhờ đó, chẳng bao lâu thì con sẽ giầu có hơn các anh.

Quả thật, đến mùa Xuân ấy, đúng như lời bà Tiên nói, mảnh đất khô cằn của người em bỗng nhiên mọc lên từng hàng hoa trắng, hương thơm ngào ngạt. Để nhớ đến ơn lành của bà Tiên, người em đặt tên cho loại hoa này là Hoa Thuỷ Tiên. Những người thích hoa, chơi hoa, và những người nhà giầu đã thi nhau đến mua hoa Thuỷ Tiên hiếm quý, với giá rất đắt. Chẳng bao lâu, người em trở nên giầu có, nhiều tiền bạc. Rồi cứ mỗi năm Tết đến, người em út lại giầu thêm, nhờ mảnh đất nở đầy hoa thơm tươi thắm. Người em trở nên giầu hơn 3 người anh tham lam kia.

Người ta tin rằng Hoa Thuỷ Tiên mang lại tài lộc và thịnh vượng. Do vậy, mỗi dịp Tết đến, chơi hoa thuỷ tiên trở thành một tục lệ đón Xuân. Những ngày cuối năm, Thuỷ Tiên được chăm sóc để hoa nở đúng Giao Thừa, hy vọng mang đến tài lộc sung túc và may mắn trong năm mới.

19/01/2022

🌸SỰ TÍCH HOA ĐÀO🌸
Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào to lớn khác thường, bóng cây che phủ cả một vùng rộng.

Có 2 vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này. Các vị diệt trừ ma quái, giúp cho người dân trong vùng có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Khiếp sợ trước quyền năng to lớn của 2 vị thần, lũ yêu ma cũng sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là chúng đã sợ hãi bỏ chạy.
Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã nghĩ ra một cách là đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ. Nếu ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà để xua đuổi ma quỷ.

Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà để trừ ma quỷ. Tuy nhiên về sau, người ta quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này vì không còn tin vào ma quỷ, thần linh như tổ tiên ngày xưa.

Ngày nay, cành đào tươi thắm vẫn xuất hiện trong mỗi ngôi nhà vào dịp Tết đến xuân về nhưng ý nghĩa của nó đã khác xa với tục lệ ngày xưa. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới tốt đẹp.
Tuy nhiên, đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, 2 thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Chính vì thế, lũ yêu tinh được dịp hoành hành, tác oai tác quái.

15/01/2022

🌿PHIM CỔ TÍCH CÂY NÊU NGÀY TẾT🌿
Hôm trước ad up sự tích cây nêu, có bạn dô cmt bảo có cả phim, ad mới nhớ ra😜 Nay ad kiếm được phim up lên cho mọi người cùng xem nè 😘
💃: cảm ơn bạn cmt nhennnn🥰

Want your school to be the top-listed School/college in Vung Tau?

Click here to claim your Sponsored Listing.

Location

Website

Address

Vung Tau
Other Vung Tau schools & colleges (show all)
THCS Nguyễn An Ninh - Thành Phố Vũng Tàu THCS Nguyễn An Ninh - Thành Phố Vũng Tàu
1 Nguyễn Văn Cừ
Vung Tau, 64

Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng Kizuna - Tiếng Nhật Ứng Dụng
Tổ 13 Tân Phú, Phú Mỹ, Bà Rịa/Vũng Tàu
Vung Tau, 790000

Kizuna chuyên dạy Tiếng Nhật cho các bạn có nhu cầu học Tiếng Nhật qua nhiều hình thức khác nhau

Dạy  piano organ Vũng Tàu Dạy piano organ Vũng Tàu
Vung Tau

Dạy đàn cho mọi lứa tuổi!.

HỌC LÁI XE ÔTÔ HỌC LÁI XE ÔTÔ
446 Bình Giã, Phường Nguyễn An Ninh
Vung Tau, 78000

Học lái xe ô tô giá rẻ, bao đậu 100% Học mọi lúc mọi nơi. Học trên xe đời mới. Lấy bằng nhanh. Cam kết không có phí phát sinh. Thành thạo kỹ năng lái xe trên đường.

Sun Art Studio - Vũng Tàu Sun Art Studio - Vũng Tàu
6 Hoàng Diệu, Phường 1
Vung Tau, 78000

Nơi trải nghiệm mỹ thuật và làm gốm thủ công cho các bạn nhỏ từ 4t - 10t

Học Tiếng Trung Tại Vũng Tàu Học Tiếng Trung Tại Vũng Tàu
Vung Tau

HÃY CHỌN KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG CHO MÌNH BẠN NHÉ. Một thời gian ngắn sau, tiếng Tr

Lê Thị Hoan Lê Thị Hoan
Ấp 2 Hòa Bình Xuyên Mộc Bà Rịa Vũng Tàu
Vũng Tàu

Trường THCS Phước Thắng Trường THCS Phước Thắng
Đường 30 Tháng 4, Phường 11, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa/Vũng Tàu
Vung Tau

Số 1022 đường 30/4, phường 11, TP. Vũng Tàu

Lái Xe An Toàn Thầy Tâm Lái Xe An Toàn Thầy Tâm
49 Lê Hồng Phong, Phường 7, TP. Vũng Tàu
Vung Tau, 78000

✅ĐĂ𝐍𝐆 𝐊Í 𝐍𝐆𝐀𝐘 𝐋Ớ𝐏 𝐁𝟏, 𝐁𝟐 , 𝐂 ✅𝐇Ọ𝐂 𝐒Ớ

THCS Võ Văn Kiệt Confession TP Vũng Tàu THCS Võ Văn Kiệt Confession TP Vũng Tàu
Trần Phú
Vung Tau

Đặt câu hỏi trên web nhé. Nên 100% sẽ không lộ danh tính <3

Tin học văn phòng cấp tốc vũng tàu Tin học văn phòng cấp tốc vũng tàu
276/12 Bình Giã, Phường Nguyễn An Ninh, Tp. Vũng Tàu
Vung Tau, 84000

Trung Tâm Tin học Trường Thịnh Vũng Tàu chuyên đào tạo chứng chỉ tin học Văn Phòng chuẩn kỹ năng CNTT Cơ Bản, chứng chỉ CNTT Nâng Cao Và các lớp Đồ Họa ứng dụng Photoshop, Corel, Illustrator, Autocad