Tác hại của màn hình điện tử đối với trẻ em.
DrJ
Một trang về các bạn nhỏ :)! Những điều đơn giản nhất, cơ bản nhất và nh? I am DrJ. Mình là một bác sỹ Nhi trẻ, hiện đã có những kinh nghiệm nhất định trong nghề.
Bản thân với mong muốn nâng cao tay nghề và kiến thức chuyên, ngoài việc tập trung vào chuyên ngành sâu trong Nhi khoa, còn muốn toàn diện để tâm tới các bạn nhỏ của mình, không phải chỉ là bệnh nhân mà còn là sự phát triển khoẻ mạnh chống lại bệnh tật, lớn lên trong môi trường tốt nhất có thể. Vì vậy, mình coi việc các kiến thức phổ thông cập nhật tới cộng đồng để hiểu và áp dụng được cho trẻ em
[Thay thế vaccin Quinvaxem tiêm chủng mở rộng]
Vắc-xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất thay thế Quinvaxem là loại của Ấn Độ. Hiện văc-xin này chưa được nhập về Việt Nam...
Hình như tên là PENTAVAC PFS/ SD (Serum Institute of India)
..được sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin Sởi – Rubella. Trong tháng 3/2018, vắc xin Sởi – Rubella được đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bước đầu triển khai tại 04 tỉnh, kết quả thu được cho thấy tính an toàn tương tự như vắc xin Sởi – Rubella đã sử dụng như giai đoạn 2014 - 2016.
http://kenh14.vn/tu-thang-4-2018-viet-nam-se-thay-the-vac-xin-quinvaxem-tiem-chung-mo-rong-20180327164055737.chn
Từ tháng 4/2018, Việt Nam sẽ thay thế vắc xin Quinvaxem tiêm chủng mở rộng Theo kế hoạch, loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 này sẽ đưa vào sử dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc từ tháng 4 năm 2018.
Ohhh, soooo cuteee...!
Mượn hình ảnh nước bạn để minh hoạ
Infections in Canada before and 5 years after the introduction of vaccinations. (via Public Health Agency of Canada)
Tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng ở Canada trước và sau 5 năm sử dụng vaccin
Infections in Canada before and 5 years after the introduction of vaccinations. (via Public Health Agency of Canada)
Các bạn ý rất đáng yêu.
Mấy trò nhập vai rất thú vị với các bạn bé, cực kỳ tâm huyết và sinh động :D
Hồi xưa có lần đi khám ở trường tiểu học, mình toàn hỏi các bạn : Sau này thích làm bác sỹ không, làm bác sỹ nhé.
Nhiều bạn cá tính lắm, thích làm Siêu nhân hơn :)
https://www.youtube.com/watch?v=DMuGmeNQmIE
www.youtube.com Kênh YOUTUBE CHÍNH THỨC của VTV – Đài Truyền hình Việt Nam. Miễn phí - Mọi nơi - Mọi lúc - Mọi thiết bị: http://vtvgo.vn Show truyền hình thực tế hấp dẫn nhấ...
[1.2] [Một số thông tin về sữa]
Thông tư" Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia sữa dạng lỏng QCVN 5:1-2017/BYT" mặc dù đã được cập nhật một thời gian nhưng có thể một số cha mẹ, gia đình vẫn chưa thực sự hiểu về sản phẩm sữa mình đang dùng.
Vì thế xin phép share một chút thông tin để mọi người là những người tiêu dùng thông thái, cũng như lựa chọn sản phẩm tuỳ theo mục đích nhu cầu cho gia đình phù hợp nhất
Đây là nội dung của Thông tư. http://www.vfa.gov.vn/van-ban/thong-tu-ban-hanh-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-qcvn-5-12017byt-doi-voi-cac-san-pham-sua-dang-long.html
Bài báo đính kèm tóm lược về cơ bản các khái niệm cần biết.
Chúc mọi người tuần mới vui vẻ, hiệu quả.
Thân,
J.
http://m.kenh14.vn/ai-cung-can-biet-bo-y-te-quy-chuan-lai-ten-cac-loai-sua-vi-loi-ich-nguoi-dung-20170808115443964.chn
Ai cũng cần biết: Bộ Y tế quy chuẩn lại tên các loại sữa vì lợi ích người dùng Với sự thay đổi này, sữa Việt không chỉ có sữa tiệt trùng mà sẽ được phân loại một cách rõ ràng.
My only goal in life is to reach this level of unbotheredness
- Mục đích sống duy nhất của mình là đạt được trình độ vô ưu vô lo như này 😁-
Việc chị thèm uống sữa thì chị vẫn phải uống đã :D
Một bài hát của tuổi thơ :)
https://youtu.be/2OLpmPX5LVY
[5.2] Khóc dạ đề
Xin chia sẻ một bài viết ngắn của bác sỹ Nhi - Phí Văn Công (bệnh viện Xanh Pôn) về một hiện tượng thường gặp và đôi khi gây không ít lo lắng cho cha mẹ là Khóc dạ đề
Chỉ lưu ý nhấn mạnh thêm rằng, tuy Khóc dạ đề là lành tính, không gây ảnh hưởng sức khoẻ của trẻ nhưng phải luôn để ý tới những dấu hiệu khác có thể là căn nguyên của bệnh lý mang tính nặng nề hơn khiến trẻ khóc.
Thực ra, không phải trẻ nào cũng khóc dạ đề, Khóc dạ đề chỉ ảnh hưởng 10-30% trẻ em trên thế giới, và sẽ kết thúc trước 6 tháng tuổi.
..
Phối hợp song song chính là một bài mà page đã từng post, cách dỗ trẻ khóc http://bit.ly/Do_tre_khoc
https://congdoctor.com/khoc-da-de/
Hy vọng bài viết 5cung cấp được cho mọi người những hiểu biết cần thiết về các bạn bé của mình.
Thân,
DrJ
[Hà Kin's world]
Mình biết đến page này từ rất rất lâu.
Hồi xa xưa ấy ngắm ảnh chị ý chụp em gái mà chị ý gọi là "nàng thơ" mê mẩn một hồi rồi bắt gặp những album chụp các bé và gia đình,thích thú đọc những caption đáng yêu như một câu chuyện nhỏ của những bức ảnh, thì từ ấy quyết định cầm máy ảnh nghiêm túc hơn một chút nữa để bắt được những khoảnh khắc mộc và tự nhiên nhất có thể của cuộc sống.
Mọi thứ tự nhiên là đẹp đẽ vô cùng, có lẽ vì thế mà trẻ con bạn nào cũng đáng yêu với đèm đẹp hết á 😁
Má ôi, cứ nghĩ là mình sẽ chỉ thích đẻ con gái chỉ con gái thôi. Mà xong hôm nay đi chụp thấy 2 anh em nhà này mình lại nghĩ lại luôn và ngay, có thêm thằng...con trai cũng được!
Ôi cái thằng anh giai của nó nhìn còn muốn xỉu hơn, đến lân la xin mẹ nó cho nó đi đóng phim luôn rồi. Trời ơi nó cười cũng thấy rớt nước mắt vì đẹp.
Anh nó mai post nha!
Bận rộn quá, lâu này mới chụp trẻ con trở lại, ôi là chụp đứa nào ra đứa đấy cho dù trời không một giọt nắng, tay nghề vẫn cứng lắm :D
Thought I would only like to have girls but looking at him (and his bigger brother), now I think having a son is not a bad idea lol.
Actually I will love all of my kids despite their genders! They're all angels!
When in Dallas
Truyền hình trực tuyến: Ứng phó khẩn cấp với Sốt xuất huyết - Báo Sức khỏe & Đời sống
https://www.youtube.com/watch?v=XHnVRPJYJzE
Truyền hình trực tuyến: Ứng phó khẩn cấp với Sốt xuất huyết - Báo Sức khỏe & Đời sống Truyền hình trực tuyến: Ứng phó khẩn cấp với Sốt xuất huyết - Báo Sức khỏe & Đời sống Đơn vị sản xuất: Báo Sức khỏe và đời sống Chịu trách nhiệm SX: Báo Sức ...
(5.1) Dỗ trẻ khóc
Được một số bác sỹ Nhi chia sẻ kinh nghiệm dỗ trẻ khóc hiệu quả mà đơn giản. Mình xin phép share một clip hướng dẫn cho mọi người.
Tuy clip bằng tiếng Anh, nhưng các động tác thực hiện rất dễ làm theo.
Mình chỉ lưu ý một số từ khoá
- 45 độ : trong clip bác sỹ lưu ý việc giữ trẻ ở góc 45 độ chứ không dựng đứng vì rất dễ mất kiểm soát khi giữ trẻ
- tay trái bác sỹ "roll fingers around the baby's chin" gấp cuộn ngón tay quanh cằm trẻ, mọi người xem clip sẽ rõ hơn
- Gentle : bác ỹ nhấn mạnh là nhẹ nhàng, động tác hết sức nhẹ nhàng.
- khi trẻ quấy khóc quá nhiều, đặc biệt có bất kỳ dấu hiệu khác bất thường như bú kém, nôn trớ, sốt.. cũng cần tìm căn nguyên khác có thể khiến cho trẻ khóc để chăm sóc kịp thời, chứ không phải chỉ dỗ nín như những trẻ khoẻ mạnh bình thường được.
Và có lẽ hình thức này chỉ dùng được với trẻ bú mẹ vừa đủ nhỏ để thực hiện cách dỗ như này 😊
Đôi dòng nhỏ nhắn vậy thôi.
Các bạn có thể share nếu thấy hữu ích.
Chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ bên gia đình.
https://youtu.be/YIeLPP7fZP4
Bác sỹ người Mỹ hướng dẫn cách dỗ trẻ nín khóc Clip bác sỹ người Mỹ hướng dẫn cách dỗ trẻ nín khóc trong chớp mắt đang được lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt vì độ hiệu nghiệm và đơn giản. Thông t...
Luôn có những đứa trẻ đáng yêu và tài năng trên toàn thế giới
hay đứa trẻ nào cũng đáng yêu và có tiềm năng cần được khám phá :)
-Brielle : The stull (skull) 😂😂
https://youtu.be/KbQZ_aEtDrA
Little Big Shots Vietsub - Cô Bé 4 Tuổi Với Trí Nhớ Siêu Việt | Brielle Milla Little Big Shots Vietsub - Cô Bé 4 Tuổi Với Trí Nhớ Siêu Việt | Brielle Milla ► SUNSCRIBE KÊNH : http://bit.ly/PeopleareAwesome Brielle Milla (đến từ bang Ca...
Cha và con gái (Claire và Dave)
"You've got a friend in me"
Ellen Degeneres show.
Mọi người có nghĩ rằng hai bố con đệm đàn cho nhau hát như này rất đáng yêu không :)
https://www.youtube.com/watch?v=r4pI-k85uro&t=64s
Adorable Singing Father-Daughter Duo Performs 'You've Got a Friend in Me'! After 4-year-old Claire and her dad Dave's web video stole hearts around the world with more than 150 million views online, they came to Ellen's show to perf...
Một bài viết hay của Bs. Trần Văn Phúc - Bv Xanh Pôn với những thông tin dẫn chứng rất xác đáng.
"ĐẢ ĐẢO VACCINE"
================
Ngày 21 tháng 12 năm 2016, tôi nhận được email của cô Svenja Kolb, một sinh viên y khoa người Đức, nhờ tôi tìm giúp một bệnh viện ở Việt Nam để thực tập trong vòng 3 tháng.
Kolb nói với tôi rằng, nước Đức cũng như các quốc gia châu Âu khác, nơi được coi là có điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng, tiêm phòng vaccine và chăm sóc y tế rất tốt, nên nhiều bệnh truyền nhiễm đã bị thanh toán.
Điều đó gây khó khăn không nhỏ cho việc học tập của những sinh viên y khoa như Kolb. Vì thế mà cô phải tìm đến các nước thuộc thế giới thứ 3, hoặc đến các bệnh viện ở Việt Nam, để xem hàng ngàn trẻ em chết mỗi năm do những căn bệnh có thể phòng ngừa được.
Câu chuyện của Svenja Kolb đã nhắc nhở tôi về lương tâm của người thầy thuốc. Tôi biết với nhiều người, từ “lương tâm” có vẻ đã trở nên lạc hậu. Nhưng trong thực tế, lương tâm vẫn là khái niệm quan trọng trong tất cả các hành động của chúng ta, bao gồm cả quyết định có hay không tiêm phòng cho con cái của mình.
Lương tâm đã thúc giục tôi tìm hiểu các diễn đàn “đả đảo vaccine” do các bà mẹ sáng lập. Ở đó, tôi đọc được những câu chuyện tiêu cực về vaccine, là nguyên nhân làm cho không ít bà mẹ tự nhiên có máu lạnh.
Tôi cũng thấy trong diễn đàn đó, rất nhiều các bà mẹ đang có con ở độ tuổi tiêm phòng, họ hăng hái chống lại vaccine bằng chính những kiến thức tồi tệ nhất của họ về vaccine. Khi ai đó phản biện lại bằng những bài viết mang tính khoa học, thì các mẹ sẽ hạ thấp độ tin cậy của các bài viết ấy bằng cách đánh vần không chính xác.
VẬY ĐÂU LÀ NGUỒN CƠN?
=======================
Năm 1988, tiến sĩ Andrew Wakefield cùng đồng nghiệp đã xuất bản trên tạp chí The Lancet một bài báo cho rằng vaccine phòng bệnh sởi có khả năng gây ra rối loạn phát triển ở trẻ, mà hậu quả cuối cùng là chứng tự kỉ.
Đến năm 2002, Wakefield lại tiếp tục cho đăng bài báo thứ hai khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa vaccine sởi và tự kỉ.
Các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã nhanh chóng tập trung nghiên cứu, hơn ngàn công trình khoa học được thực hiện đều bác bỏ nội dung 2 bài báo này.
Vậy nhưng, một số trang mạng vẫn tiếp tục thổi phồng quan điểm của Wakefield. Không ít bậc cha mẹ đặt niềm tin vào đó, họ sợ hãi vaccine phòng sởi. Khắp nước Anh, tỉ lệ tiêm chủng giảm đột ngột, bệnh sởi tự nhiên tăng vọt, dịch chính thức bùng phát từ năm 2004, lên đỉnh vào năm 2012.
Phong trào “Anti – Vaccine” cũng nhanh chóng lan sang nước Mỹ. Siêu mẫu, diễn viên, người dẫn chương trình nổi tiếng Jenny McCarthy có con trai mắc chứng tự kỉ được phát hiện từ năm 2005. Jenny cũng cho rằng, chính vaccine sởi là thủ phạm, nên năm 2007 cô đã phát động chiến dịch truyền thông tẩy chay tiêm phòng.
Nhiều bậc phụ huynh đã nghe theo Jenny McCarthay. Hậu quả là, dịch sởi sau nhiều năm vắng bóng ở Mỹ, nay đã bắt đầu quay trở lại. Đến năm 2010 thì dịch bùng phát và tăng gấp 3 lần vào năm 2013.
Con số 128.044 trẻ mắc bệnh sởi và 1.336 trẻ tử vong khắp nước Mỹ, nó đã thức tỉnh Jenny McCarthay, để cô phải thừa nhận tội lỗi, phải đính chính lại tất cả những sai lầm mà chính cô gây ra.
Bài học Wakefield và McCarthay vẫn còn đó với bao hậu quả khôn lường, vậy mà năm 2016, tạp chí Frontiers in Public Health đã cho đăng công trình nghiên cứu của tác giả Anthony R Mawson, đề cập mối liên quan giữa tiêm chủ và dị ứng, cùng các rối loạn về tăng trưởng thần kinh.
Bài báo vừa mới đăng lên, ban biên tập đã phải nhanh chóng hạ xuống. Nhưng chẳng hiểu sao, tháng 4 năm 2017 tạp chí Journal of Translational Science vẫn cho đăng lại, rồi cũng nhanh chóng gỡ xuống.
Điều đáng nói là tác giả Mawson, một giáo sư dịch tễ học thuộc Jackson State University, đã bị nhiều đồng nghiệp phê phán về cách thức thiết kế và thực hành nghiên cứu bị sai phương pháp. Hai tạp chí đăng tải bài viết của ông cũng không có đủ uy tín và độ tin cậy trong giới khoa học quốc tế.
Các bà mẹ Việt Nam, những người không hiểu ý nghĩa chính xác của vaccine, họ lấy những bài báo được gọi là khoa học này để làm cơ sở thành lập các diễn đàn “đả đảo vaccine”. Thông qua đó, các mẹ làm tất cả những gì họ muốn, để con họ không phải tiêm chủng, để cộng đồng ủng hộ noi theo.
Đã có lúc người ta mơ đến một thế giới không có bệnh sởi. Nhưng sự thật thì dịch sởi đang quay trở lại sau nhiều năm được khống chế một cách hiệu quả nhờ biện pháp tiêm phòng vắc xin. Câu chuyện 142 trẻ chết trong vụ dịch sởi diễn ra năm 2014, sẽ là bài học đau xót minh chứng cho sự nguy hiểm của căn bệnh mà đáng ra thời điểm đó chúng ta đã thanh toán xong.
GIẢI PHÁP LÀ GÌ?
===============
Thời gian qua, mạng xã hội và tới đây là đồng loạt các phương tiện truyền thông sẽ vào cuộc, để tranh luận nhằm làm sáng tỏ câu chuyện “đả đảo vaccine” do các mẹ khởi xướng. Nhưng kết quả cuối cùng, làm thế nào để dịch bệnh không bùng phát, mới là điều mà chúng ta đáng quan tâm.
Hãy học theo nước Mỹ, quyền tôn giáo và quyền tự do công dân là quyền thuộc về hiến pháp, nó cao hơn luật. Những đứa trẻ không tiêm chủng vì quan niệm tôn giáo, hay vì niềm tin cá nhân, đều được tu chính án thứ nhất của Mỹ bảo vệ. Tuy nhiên, để tránh lây truyền bệnh ra cộng đồng, thì luật pháp của các tiểu bang lại không cho phép những đứa trẻ không tiêm chủng đến trường công để học.
Riêng với những trẻ bị dị ứng vaccine, hay suy giảm hệ miễn dịch, điều trị ung thư… sẽ được quyền miễn trừ, nghĩa là vẫn được đến trường khi có giấy chứng nhận của bác sĩ. Hiện nay, chỉ có đúng 2 bang West Virginia và Mississippi là không chấp nhận bất cứ lí do gì, tất cả trẻ phải tiêm phòng đầy đủ theo quy định mới được đến lớp.
Đa số người Mỹ quan niệm, những cha mẹ quyết định không tiêm vaccine cho con là ích kỉ, là chống lại xã hội và chống lại khoa học, thì cách tốt nhất là yêu cầu họ giữ con của họ tránh xa các trường học, tránh xa những nơi có hoạt động công cộng.
Đó chính là lí do tại sao nước Mỹ vẫn duy trì được tỉ lệ tiêm chủng cao và đảm bảo trong nhiều năm. Còn chúng ta, sẽ rất khó để có thể làm được như thế.
Ai là người phải chịu trách nhiệm cho những cái chết vô tội này? Là tiến sĩ y khoa Andrew Wakefield, là diễn viên Jenny McCarthy, là tạp chí Lancet, là các trang mạng vô trách nhiệm, hay là các bà mẹ Việt Nam đang hăng hái lập diễn đàn “đả đảo vaccine”?
Sẽ chẳng có ai phải chịu bất cứ một trách nhiệm pháp lí nào, nhưng cái chết của những đứa trẻ vô tội vì bệnh sởi là lời khép tội lớn nhất dành cho tất cả những ai có trách nhiệm.
Mình nhận được inbox về thắc mắc việc tiêm vaccin, cụ thể là vaccin thuỷ đậu và vaccin sởi
“Em có cháu được 3 tháng tuổi hiện tại me bé có băn khoăn về việc tiêm vacxin cho bé. Mẹ bé có hỏi là không biết có nên tiêm phòng thêm thủy đậu cho bé không vì nó không nằm trong tiêm phòng mở rộng toàn dân. Ngoài ra thì em cũng băn khoăn khăn không biết có nên tiêm mũi 3 trong 1 (sởi quai bị rubella) thay cho chỉ vaccin phòng sởi không thôi ạ?”
Mình nghĩ đây cũng sẽ là một thắc mắc phổ biến của khá nhiều gia đình, tuy thuỷ đậu và sởi là hai bệnh rất quen thuộc của trẻ em, nhưng nếu không phải thuộc chuyên ngành nắm rõ về vấn đề này, những thắc mắc nho nhỏ nhưng có giá trị như vậy không dễ để trả lời.
Bên cạnh đó, các thông tin trên mạng cũng rất dễ tìm kiếm nhưng vì vậy sẽ đem đến nhiều thông tin nhiễu khi có sự khác biệt đôi chút như thời điểm tiêm chủng ở mỗi trang web theo mỗi lịch lại hơi khác nhau một chút như 9 tháng hay 12 tháng, 15 tháng hay 18 tháng hoặc một số mũi tiêm chủng là ngoài tiêm chủng bắt buộc.
Vì thế, mình tổng hợp và đưa ra một số thông tin cơ bản dựa trên các nguồn thông tin có cơ sở khoa học, nhưng ở mức độ dành cho các gia đình nắm được, sẽ không nhắc lại những kiến thức thường thức ai cũng có thể biết mà để trả lời trực diện vấn đề trên, và sẽ có một bài đào sâu hơn dành cho đồng nghiệp, những người hứng thú chuyên sâu về Nhi hay truyền nhiễm, về vaccin sẽ sớm được chia sẻ ở một page khác.
...
Olympics trẻ em.
Hồi hộp hấp dẫn không kém người lớn 😅
https://youtu.be/l5IeVyxEPMk
"chết cười" với olympic dành cho trẻ em-Olympic của bọn nhóc còn căng thẳng hơn cả của người lớn đăng ký miễn phí: https://www.youtube.com/channel/UCqBA... xem cho vui nke!!!
Mẹ dạy con gái : "Nếu có một người đàn ông lạ mặt nói ... Này cháu, mình cùng ăn bánh quy nào, thì con nói gì?"
Con gái : "Vâng cháu thích lắm"...
"Không được, con phải nói là KHÔNG."..
..KHÔNG ạ...
Mẹ bảo : "Thế họ lại bảo, vậy chúng ta ăn kem nào, thì con nói gì?"
"Tốt ạ"
"Không được, KHÔNG là KHÔNG"...
..KHÔNG ạ..
😂😅😆🐰
https://www.youtube.com/watch?v=xS0XiOLW_Qk
Mom Tries to Teach Adorable Girl Life Lesson Visit DramaFever News for more cute, funny and crazy news from Asia! http://www.dramafever.com/news Also check out DramaFever Kids new series Pororo! http://...
(2.1)
[Chủ đề tiêm vaccin/antivaccin vẫn chưa bao giờ hết hot do những kết quả/ hậu quả lâu dài của nó]
Nhân dịp một vài bác sỹ chia sẻ về những hình ảnh gần đây cho thấy sự "tăng nhiệt" đến mùa của Viêm não ở trẻ em với những di chứng nặng nề, mà một trong những lý do là lúc cần tiêm lại không tiêm hoặc tiêm không đủ, mình chia sẻ một vài trải nghiệm cá nhân về vấn đề này.
..
Thực ra, không chỉ ở Việt Nam mới gặp các tình huống antivaccin, ở các nước phát triển nhất như Anh, Pháp, Mỹ, Úc... vấn đề này cũng tồn tại, một trong những căn nguyên là đã từng có những bài báo được đăng trong tạp chí nghiên cứu có danh tiếng về những tác dụng phụ vaccin gây ra, tuy rằng sau đó đã được chứng minh là sai, nhưng hậu quả để lại là những vụ dịch ở những đất nước phát triển không kém phần nghiêm trọng ở Việt Nam.
Vì vậy, khi được tiếp xúc với các bác sỹ ở những đất nước này, họ đều rất coi trọng và tâm tư về vấn đề này.
...Ở Pháp, mỗi đứa trẻ đến khám đều có một quyển sổ Carnet santé (sổ khám sức khoẻ) theo dõi các thông số phát triển chiều cao cân nặng, vòng đầu xuyên suốt của đứa trẻ đến tận năm 18 tuổi kèm tình trạng tiêm vaccin đến thời điểm được khám, và vì thế một cách hệ thống, các bác sỹ khi tiếp nhận bệnh nhân đều thực sự quan tâm kỹ hai điều này song song với việc khám bệnh chính.
Trong mục ra viện của bệnh viện cũng ghi rất rõ, mũi tiêm vaccin tiếp theo là gì để đảm bảo gia đình không lỡ, để khi ra viện sẽ tiêm ngay cho kịp. Và dù đang nằm trong bệnh viện vì một bệnh nhiễm trùng nào đó khác, thì câu hỏi đặt ra bắt buộc của bác sỹ điều trị phải có là "Lúc này phải thời điểm cần tiêm vaccin gì không?", đôi khi đó là một câu hỏi được đưa ra thảo luận trong các buổi giao ban của toàn khoa cho một bệnh nhân nhiễm trùng phức tạp.
Không chỉ có trẻ nhỏ, việc tiêm chủng dành cho người lớn cũng được in đậm gạch chân trong bảng tiêm chủng đến tận hơn 60 tuổi.
.. Có lần ngồi phòng khám, mình gặp một gia đình Pháp có hai đứa con, khi khai thác thông tin,.. mình và cô bác sỹ nhìn nhau “sa mạc lời”.
Họ nói rằng con họ đã 5 tuổi nhưng chưa tiêm một mũi vaccin nào vì bác sỹ của họ nói rằng họ có bệnh gia đình gì đó không cần tiêm (nhưng sự thực thì mặt bệnh đó không rõ ràng), hai là con họ ở bên họ suốt chứ có đi đâu tiếp xúc với bệnh tật đâu mà mắc, và ba là họ đến đây vì để khám bệnh Lyme (một bệnh do côn trùng chích) mà sao lại cứ hỏi họ về vaccin.
Cô bác sỹ nói với mình, đó là một trường hợp khá hiếm hoi như vậy.
.. Có lần, mình gặp gia đình một bác làm khoa học từ Việt Nam sang Pháp chơi, hai vợ chồng cũng lớn tuổi khoe đứa con trai hơn hai chục tuổi chả cần tiêm vaccin gì vẫn sống khoẻ đấy thôi, mình có hơi không kềm được lòng mà mở to mắt hỏi : Thật ấy ạ?
Hai bác tiếp tục nói với giọng điệu tự hào rằng, hồi xưa các bác cũng làm gì có vaccin mà tiêm này nọ, có làm sao.
Mình đành cắm cúi ngồi ăn, mà cũng vì là bữa ăn nên thôi khôg tranh cãi nữa, chỉ không dám tưởng tượng tiếp về tương lai.
Những trường hợp ấy, có lẽ cũng hiếm.
Dù sao thì, có thể không tiêm vaccin, con cái sẽ chẳng đổ bệnh ngay, vẫn phát triển vui chơi rất bình thường, nhưng chỉ là khi đã đổ bệnh, lại là một cái bệnh sẽ không đơn giản, không nhỏ nhặt như kiểu bệnh sởi của dân gian nữa, mà sẽ là dịch sởi của hệ thống bệnh viện toàn quốc.
Hoặc, cũng bởi vì không phải người nào cũng có cơ hội được nhìn tận mắt một bạn bé bị di chứng sau viêm não, toàn thân gồng cứng giật giật, tay chân phải buộc giữ lại vào thành, một đứa trẻ từng vô cùng đáng yêu bi bô, giờ thì tri giác không rõ ràng, im lặng rên rỉ, mắt trợn ngược, .. và chỉ cần nhìn những cảnh ấy thôi dù chỉ một lần, sẽ hiểu ra rất nhiều điều...
..
Vả lại, dù có tiêm, cũng còn là tiêm như nào cho đúng, trường hợp chỉ định ra sao, thực ra có thật sự phải là vaccin dịch vụ hay không...thì lại là nhiều câu hỏi khác nữa với các bác sỹ?
Trước mắt, chỉ có thể chốt lại một cách toàn cầu là cần phải tiêm chủng vậy đó.
..Nhân tiện share lại cái lịch tiêm chủng.
Mọi người có gì cùng chia sẻ không :)?
http://suckhoedoisong.vn/lich-tiem-chung-quoc-gia-ma-cac-bac-cha-me-phai-biet-n75464.html
Lịch tiêm chủng quốc gia mà các bậc cha mẹ phải biết SKĐS - Dưới đây là lịch tiêm chủng quốc gia trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay đang áp dụng tại Việt Nam. Các bậc cha mẹ cần phải ghi nhớ và chớ có quên để bảo vệ sức khỏe của bé và cộng đồng.