📣CHIA SẺ NHÓM THÁNG 6: CHUYỂN HÓA CẢM XÚC TIÊU CỰC
⚡Bạn thường có những hành vi tự hại do căng thẳng quá mức?
⚡Bạn khó khăn để ngưng cảm thấy lo lắng và luôn phụ thuộc vào người khác để được trấn an?
⚡Có những lúc bạn cảm thấy cô đơn và không thể chịu đựng nó một mình?
⚡Bạn cũng thường xuyên dễ nổi nóng, khó giữ bình tĩnh với mọi người?
🍃Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, những rối loạn về cảm xúc như trầm cảm, lo âu chiếm nhiều nhất trong dân số. Bắt nguồn từ việc không biết cách điều hòa những cảm xúc tiêu cực như đè nén, không lắng nghe cảm nhận của bản thân. Không chỉ khiến chúng ta khó để sống hạnh phúc mà còn gặp khó khăn trong các mối quan hệ.
Một buổi chia sẻ nhóm diễn ra sẽ hướng dẫn thực hành:
- Định tâm và đón nhận những cảm xúc của bản thân
- Bộc lộ cảm xúc qua tranh vẽ và viết
🍀Thân mời các bạn sinh viên TLU đăng ký để được lắng nghe và học hỏi nhiều hơn nhé!
Thời gian: 14:00 - 16:00 ngày 20/06/2024
Địa điểm: phòng tham vấn tâm lý, tầng 1 nhà B, cạnh lễ tân trường
Link đăng ký: https://forms.gle/UEFZsA9d8LkoWj6D6
Các bạn sẽ được thông báo xác nhận vào sáng ngày 19/06/2024
Thân mến!
Tham vấn tâm lý Trường Đại học Thăng Long
🔵⚪️🔴Page tham vấn tâm lý chính thức- Trường Đại học Thăng Long
Operating as usual
CHÀO TUẦN MỚI, CHÚC BÌNH AN
Người khác nghĩ gì? Tại sao tôi lại phải quan tâm nhiều như vậy?
Chúc bạn luôn khiêm nhường bởi ngoài kia luôn có nhiều điều bản thân chưa hiểu hết.
Nhưng cũng chúc bạn luôn tin tưởng vào chính mình bằng sự kiên trì nỗ lực tập trung vào mục tiêu của bản thân, vượt qua những lời gièm pha, hạ thấp, bạn sẽ có nhận lại sự bình an và thành quả đáng quí!
Nguồn: tủ sách chữa lành
👉Để được tư vấn miễn phí đối với sinh viên TLU, hãy đăng ký theo link dưới đây: https://forms.gle/42DCHyb6eyeRX4cb9
Hoặc trực tiếp tại: Phòng tham vấn tâm lý đại học Thăng Long, tầng 1, nhà B, cạnh lễ tân trường
GIẤC NGỦ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG HỌC VÀ THI NHƯ THẾ NÀO?
Đã có nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của giấc ngủ lên sức khỏe thể chất và tâm lý.
Thời gian ngủ được khuyến nghị với người trẻ: 7-9 giờ; người lớn: 7-9 giờ; người lớn tuổi: 7-8 giờ.
✨Những nghiên cứu cũng chỉ ra việc thiếu ngủ ảnh hưởng tới cơ thể cụ thể như:
- Giảm khả năng ghi nhớ và tập trung
- Giảm khả năng đưa ra quyết định
- Mệt mỏi kéo dài, giảm khả năng hoạt động.
- Tăng cảm giác thèm ngọt, ăn vặt để bổ sung năng lượng do thiếu ngủ
💫Vậy giấc ngủ đã ảnh hưởng cụ thể như thế nào tới việc học tập?
Giấc ngủ giúp học tập ghi nhớ theo 2 cách riêng biệt. Đầu tiên, đối với một người thiếu ngủ sẽ không thể tập trung sự chú ý một cách tối ưu, từ đó dẫn đến không thể học tập hiệu quả. Thứ hai, giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ, đặc biệt là với thông tin mới. Hoạt động thu nhận và ghi nhớ chỉ xảy ra khi não bộ tỉnh táo.
🛏Có thể thực hành những cách nào để giấc ngủ chất lượng?
- Vận động thường xuyên, tối thiểu 30p, 2-3 lần/tuần, không vận động sát giờ ngủ
- Đi ngủ và dậy đúng giờ
- Không dùng màn hình, điện thoại trước khi ngủ
- Tạo môi trường ngủ thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh
- Có vài hoạt động thư giãn trước khi ngủ: hít thở, xông tinh dầu, viết nhật ký, tô màu….
Chúc bạn có giấc ngủ tốt để tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh, ôn thi và làm bài hiệu quả nhé!
Nguồn: vinmec.com
👉Để được tư vấn miễn phí đối với sinh viên TLU, hãy đăng ký theo link dưới đây: https://forms.gle/42DCHyb6eyeRX4cb9
Hoặc trực tiếp tại: Phòng tham vấn tâm lý đại học Thăng Long, tầng 1, nhà B, cạnh lễ tân trường
CHIA SẺ NHÓM THÁNG 6:
Chủ đề: Phát triển sự tự tin
❓Chia sẻ nhóm sẽ gặp những người bạn ngẫu nhiên vậy thì liệu câu chuyện của mình có được bảo mật? - Nguyên tắc của nhóm để các thành viên tham gia đó là: bảo mật - tôn trọng - lắng nghe - chia sẻ. Bạn có quyền lựa chọn để chia sẻ câu chuyện của mình ở mức độ nhất định khiến bản thân thoải mái.
❓Chia sẻ nhóm thì có lợi ích gì khác với tham vấn 1:1? - Sau mỗi buổi chia sẻ, các bạn có cơ hội được lắng nghe câu chuyện của bạn bè đồng trang lứa, được nhìn vấn đề theo khía cạnh mới và tìm thấy sự đồng cảm trong đó.
🍀Chủ đề mà các bạn sinh viên TLU cực kỳ quan tâm là làm sao để có thể phát triển sự tự tin của bản thân khi đứng trước những nhiệm vụ quan trọng cần hoàn thành.
🍀Thân mời các bạn sinh viên TLU đăng ký để được lắng nghe và học hỏi nhiều hơn nhé!
Thời gian: 9:00 - 11:00 ngày 12/06/2024
Địa điểm: phòng tham vấn tâm lý, tầng 1 nhà B, cạnh lễ tân trường
Link đăng ký: https://forms.gle/UEFZsA9d8LkoWj6D6
Các bạn sẽ được thông báo xác nhận vào sáng ngày 11/06/2024
Thân mến!
LÀM SAO ĐỂ XÂY DỰNG SỰ TỰ TIN VÀO CHÍNH MÌNH
Tự tin thực sự, là tiếp nhận bản thân vô điều kiện (theo chiều hướng tích cực), vừa khẳng định ưu điểm của mình, cũng vừa có thể thản nhiên tiếp nhận khuyết điểm của bản thân, đồng thời tin rằng chỉ cần nỗ lực, chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và lý tưởng một cách hiệu quả.
Theo các nhà tâm lý học, có hai kiểu "tự tin" chính. Một là "tự tin về nhận thức". Ví dụ, khi nói "Tôi cam đoan kế hoạch này sẽ hiệu quả", chúng ta đang thể hiện sự tự tin về nhận thức.
Kiểu thứ hai là "tự tin về mặt xã hội". Khi chúng ta ở một môi trường nào đó và mọi hành động, lời nói đều thể hiện mình xứng đáng có mặt ở đó, yên tâm về vai trò của bản thân cũng như nhận thấy lời nói của mình có trọng lượng, chúng ta đang thể hiện sự tự tin về mặt xã hội.
Sự tự tin không tự dưng có được mà cần nuôi dưỡng theo thời gian. Vậy làm sao để có thể nuôi dưỡng sự tự tin:
🌱Phát triển nhận thức
- Học cách không phê phán những điểm chưa hoàn hảo, mà tin rằng nếu tìm cách học hỏi mình vẫn có thể hoàn thiện bản thân hơn
- Ghi nhận những thành quả, nỗ lực của bản thân dù nhỏ nhất mà bạn đã từng có
- Ghi nhận những điểm mạnh của bản thân
- Không so sánh với người khác
🌱Hành động
- Cho phép bản thân tìm kiếm những cơ hội để thực hành, thực hiện những nhiệm vụ có tính thách thức
- Tập luyện những thói quen nhỏ chăm sóc cơ thể và tinh thần mỗi ngày
- Thực hiện những điều bạn thích hoặc học hỏi chúng
- Học cách tự nói lời động viên bản thân mỗi ngày
- Chấp nhận mạo hiểm và thất bại như là một điều có thể xảy đến để bản thân học hỏi
Nguồn: tổng hợp
👉Để được tư vấn miễn phí đối với sinh viên TLU, hãy đăng ký theo link dưới đây: https://forms.gle/42DCHyb6eyeRX4cb9
Hoặc trực tiếp tại: Phòng tham vấn tâm lý đại học Thăng Long, tầng 1, nhà B, cạnh lễ tân trường
📣CHIA SẺ NHÓM THÁNG 6
Chủ đề: Phát triển sự tự tin
🌻Sự tự tin là một điều vô cùng quan trọng để bạn có thể vượt qua lo lắng trước khi bắt đầu một kế hoạch.
Trước mỗi giai đoạn được xác định bằng các nhiệm vụ quan trọng của cuộc đời, khi mà bạn chưa từng có kinh nghiệm trước đó thì không tránh khỏi lo lắng. Những lúc như vậy, sự tự tin giúp bạn vững lòng vượt qua khó khăn.
🌷Đến hẹn lại lên, chia sẻ nhóm tháng 6 mở đầu bằng chủ đề về phát triển sự tự tin, học cách nuôi dưỡng trong mình như thế nào?
Hãy nhanh tay đăng ký để được lắng nghe và học hỏi từ những người bạn đồng trang lứa nhé!
Nguyên tắc nhóm: Lắng nghe - Tôn trọng - Bảo mật - Đồng hành
Thời gian: 14:00 - 16:00 ngày 6/06/2024
Địa điểm: phòng tham vấn tâm lý, tầng 1 nhà B, cạnh lễ tân trường
Link đăng ký: https://forms.gle/UEFZsA9d8LkoWj6D6
Các bạn sẽ được thông báo xác nhận vào chiều ngày 5/06/2024
Thân mến!
CHÀO TUẦN MỚI, CHÚC BÌNH AN
Mỗi khi căng thẳng, hãy quay trở về với hơi thở
Cách chúng ta thở có thể ảnh hưởng tới chức năng của cơ thể và não bộ, thở có thể điều hòa lại cảm xúc, cảm nhận, sự chú ý và ghi nhớ.
📝Dưới đây là hướng dẫn về bài tập thở:
Hít vào cho đến khi phổi của bạn căng đầy (chẳng hạn như hít vào và đếm đến bốn), sau đó khi thở ra, cố gắng thở ra lâu hơn thời gian bạn hít vào - lý tưởng nhất là dài gấp rưỡi hoặc hai lần (thở ra trong sáu hoặc tám lần đếm). Và cứ thế bạn tiếp tục quá trình này trong vòng năm phút.
Bạn cảm thấy như thế nào sau bài tập hít thở này?
Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare
👉Để được tư vấn miễn phí đối với sinh viên TLU, hãy đăng ký theo link dưới đây: https://forms.gle/42DCHyb6eyeRX4cb9
Hoặc trực tiếp tại: Phòng tham vấn tâm lý đại học Thăng Long, tầng 1, nhà B, cạnh lễ tân trường
Giám sát hoạt động TNV tháng 5: vượt qua sự trì hoãn
Tháng 5, khi nắng vàng ươm đốt cháy phượng vĩ đỏ rực trên sân trường, đỏ như đam mê học tập của TNV vậy.
Khác với chia sẻ nhóm, TNV sẽ học hỏi cách thức để trợ giúp ban đầu cho vấn đề trì hoãn, hiểu được nguyên nhân và tip ứng dụng cho chính mình!
GIẢM CĂNG THẲNG TRONG CÁC KỲ THI
Khi đứng trước một áp lực cần phải giải quyết thì cơ thể sẽ có phản ứng lại với áp lực đó, căng thẳng là trạng thái khó tránh khỏi đặc biệt trong các kỳ thi. Có nhiều nghiên cứu trên sinh viên tại Việt Nam chỉ ra rằng stress ảnh hưởng nhiều tới kết quả bài thi, do stress ảnh hưởng trực tiếp tới tư duy học tập. Ngoài ra, stress còn khiến sinh viên khó tập trung, trì hoãn, kết quả làm việc giảm, kết quả học tập kém.
☘Những yếu tố giúp vượt qua căng thẳng trong kỳ thi thường là:
- Nguồn lực bên trong của sinh viên: khả năng học tập, khả năng ứng phó với căng thẳng, niềm tin vào bản thân, kỹ năng xắp xếp thời gian….
- Nguồn lực bên ngoài: sự hỗ trợ và động viên của gia đình, bạn bè, thầy cô, giúp sinh viên phần nào gỡ được áp lực về thành tích học tập; môi trường học tập thuận lợi (có không gian học yên tĩnh, an toàn, khối lượng bài tập đủ sức…)
🔥Những yếu tố gây căng thẳng trong kỳ thi thường là:
- Áp lực từ gia đình, thầy cô về thành tích
- Sự so sánh bản thân với bạn bè về điểm số
- Sự kiện gây khủng hoảng (chia tay, gia đình vỡ nợ, mâu thuẫn gia đình, mất mát…)
- Tầm quan trọng của kỳ thi
🌿Vậy để tránh bị căng thẳng quá nhiều làm ảnh hưởng tới chất lượng làm bài và sức khỏe tâm lý sau đó, có thể tham khảo một số cách:
- Chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi: Lên mục tiêu và kế hoạch ôn tập phù hợp với bản thân, không học quá sức
- Tìm phương pháp học phù hợp với bản thân
- Dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, không để mình bị quá sức
- Giảm bớt sự cầu toàn bởi không ai hoàn hảo, ai cũng sẽ có lúc sai sót và ai cũng có quyền thất bại.
Nguồn: tổng hợp
👉Để được tư vấn miễn phí đối với sinh viên TLU, hãy đăng ký theo link dưới đây: https://forms.gle/42DCHyb6eyeRX4cb9
Hoặc trực tiếp tại: Phòng tham vấn tâm lý đại học Thăng Long, tầng 1, nhà B, cạnh lễ tân trường
Đào tạo nâng cao năng lực TNV: vượt qua khủng hoảng cân bằng cuộc sống
Các TNV vẫn giữ vững tinh thần học hỏi liên tục, trau dồi kiến thức là điều quan trọng để nâng cao hiểu biết về bản thân và tự trợ giúp khi gặp khủng hoảng.
💐💐💐CHÀO TUẦN MỚI, CHÚC BÌNH AN
Chỉ cần bạn còn hiện diện trên thế giới, đó vốn đã là điều đẹp đẽ và đáng trân trọng rồi.
Phía trước luôn có hy vọng, mong bạn đừng vội từ bỏ, cố gắng mỗi ngày thêm một chút thôi.
Có thể không hơn ai, có thể rất bình thường, nhưng đó là thành quả của sự nỗ lực và ngày mai, mình lại cố gắng hơn.
Đến một lúc nhìn lại, bạn sẽ cảm ơn bản thân vì ngày hôm đó đã không dừng lại để đi được một đoạn đường xa đến thế.
👉Để được tư vấn miễn phí đối với sinh viên TLU, hãy đăng ký theo link dưới đây: https://forms.gle/42DCHyb6eyeRX4cb9
Hoặc trực tiếp tại: Phòng tham vấn tâm lý đại học Thăng Long, tầng 1, nhà B, cạnh lễ tân trường
Có những cách nào để vượt qua nỗi đau mất người thân?
Mất mát người thân là cảm giác đau thương và cần thời gian để vượt qua. Khi bạn trải qua giai đoạn khó khăn này, hãy nhận lấy sự giúp đỡ và an ủi từ mọi người xung quanh để chia sẻ nỗi buồn và đừng quên chăm sóc bản thân thật tốt.
💓 Chấp nhận cảm xúc
Đừng cố gắng kìm nén hay che giấu những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, tức giận, hay hối tiếc. Hãy cho phép bản thân được khóc lóc, chia sẻ nỗi buồn với những người thân yêu, hay tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý. Việc kìm nén cảm xúc chỉ khiến bạn thêm day dứt và kéo dài quá trình chữa lành.
💓 Tìm kiếm sự hỗ trợ
Đừng ngại ngần chia sẻ nỗi buồn của bạn với những người thân yêu và bạn bè. Sự chia sẻ và đồng cảm từ những người xung quanh sẽ giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và có thêm sức mạnh để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
💓 Trân trọng những kỷ niệm đẹp
Hãy dành thời gian để tưởng nhớ người đã khuất bằng cách nhìn lại những bức ảnh, video, hay vật kỷ niệm và tha thứ cho bản thân về những lỗi lầm hay những gì bạn chưa làm được cho người đã khuất.
Bạn cũng có thể viết thư cho họ để thổ lộ những điều chưa thể nói thành lời.
Chia sẻ những kỷ niệm đẹp với những người thân yêu sẽ giúp bạn giữ gìn hình ảnh người đã khuất trong tim và cảm nhận được sự kết nối với họ.
💓 Chăm sóc bản thân
Nỗi đau mất mát có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, và tập thể dục thường xuyên. Tránh xa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, hay chất gây nghiện.
💓 Kiên nhẫn với bản thân
Quá trình chữa lành nỗi đau mất mát cần có thời gian. Đừng vội vàng hay đặt áp lực lên bản thân. Hãy kiên nhẫn và cho phép bản thân được trải qua từng giai đoạn một cách tự nhiên.
💓 Tìm ý nghĩa cuộc sống
Hãy dành thời gian cho những hoạt động mang lại niềm vui cho bạn, tìm kiếm sở thích riêng hoặc tham gia các hoạt động thiện nguyện, giải trí…
Viết nhật ký biết ơn hàng ngày để có động lực và mục tiêu cố gắng hơn. Điều đó sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa mới trong cuộc sống.
💓 Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia
Nếu bạn cảm thấy quá đau khổ, bế tắc, hay có những suy nghĩ tiêu cực, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Bạn sẽ nhận được những liệu pháp phù hợp giúp bạn vượt qua nỗi đau và dần dần quay trở lại cuộc sống bình thường.
-------------
Hãy nhớ rằng, bạn không đơn độc trong giai đoạn đầy gian nan này. Với sự vững vàng và giúp đỡ từ những người xung quanh, bạn sẽ vượt qua được nỗi đau mất mát và tiếp tục trở lại cuộc sống thường ngày đầy ý nghĩa.
Nguồn: Cafe F, Tâm lý học tội phạm
👉Để được tư vấn miễn phí đối với sinh viên TLU, hãy đăng ký theo link dưới đây: https://forms.gle/42DCHyb6eyeRX4cb9
Hoặc trực tiếp tại: Phòng tham vấn tâm lý đại học Thăng Long, tầng 1, nhà B, cạnh lễ tân trường
Đào tạo nâng cao năng lực : Vượt qua khủng hoảng cân bằng cuộc sống
Tinh thần học hỏi của các TNV tham vấn tâm lý TLU thật sự đáng nể. 4 giờ học vẫn luôn là quá ít với các bạn.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA NỖI ĐAU MẤT NGƯỜI THÂN VÀ CÁCH VƯỢT QUA (phần 1)
Mất đi người thân yêu là một trong những trải nghiệm đau buồn nhất mà bất cứ ai trong chúng ta đều có thể trải qua. Nỗi mất mát ấy có thể khiến chúng ta cảm thấy lạc lõng, tuyệt vọng và mất phương hướng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là mỗi người đều có cách riêng để vượt qua nỗi đau và không có đúng sai trong quá trình này.
-------------
Để hiểu rõ hơn về hành trình tâm lý khi đối mặt với mất mát, mô hình của Kubler-Ross & Elisabeth Kübler-Ross đã chỉ ra 7 giai đoạn của nỗi đau mất người thân như sau:
1️⃣ Phủ nhận
Khi đối mặt với mất mát, dù là do bệnh tật hay sự ra đi của người thân yêu, chúng ta thường trải qua giai đoạn đầu tiên là phủ nhận. Chúng ta chưa dám đối diện với sự thật và có thể tự dối lòng rằng sự mất mát không xảy ra. Chúng ta tự an ủi mình khỏi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, từ chối tin vào thực tế đau lòng.
Có thể nói, sự phủ nhận này là điều hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Nó giúp chúng ta có thời gian để dần dần tiếp nhận sự mất mát và vượt qua cú sốc ban đầu. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ mang tính chất tạm thời. Sau một khoảng thời gian, khi đã có đủ sự mạnh mẽ, chúng ta cần phải đối mặt với thực tế và bắt đầu quá trình chữa lành.
2️⃣ Tức giận
Sau khi trải qua sự phủ nhận và từ chối, sự tức giận có thể bắt đầu xuất hiện. Chúng ta có thể tức giận với người đã khuất, với bản thân, với hoàn cảnh hoặc thậm chí với cả thế giới.
Khi cố gắng chấp nhận một thực tế mới đầy nghiệt ngã, ta dễ dàng cảm thấy khó chịu và bực bội. Điều đáng tiếc là tức giận thường khiến ta cảm thấy cô đơn và lạc lõng, trong khi lẽ ra ta cần được sự quan tâm và kết nối từ những người xung quanh.
3️⃣ Mặc cả
Trước sự mất mát, con người ta thường chìm trong tuyệt vọng và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để vơi bớt nỗi đau. Khi đối mặt với sự ra đi của người thân yêu, ta có thể sẽ tìm kiếm mọi cách thức để níu kéo lại những gì đã mất.
Nỗi bất lực và tổn thương khiến ta dễ dàng sa vào những suy nghĩ "giá như": Giá như ta phát hiện sớm hơn, giá như ta chọn bác sĩ khác, giá như ta cư xử tốt hơn... Những "giá như" này xuất phát từ mong muốn lấy lại quyền kiểm soát tình huống, nhưng thực tế là chúng ta không thể thay đổi được quá khứ.
4️⃣ Cảm giác mất mát
Khi nhận thức được rằng người thân đã thực sự ra đi, chúng ta sẽ trải qua cảm giác mất mát sâu sắc. Nỗi buồn, cô đơn và trống rỗng có thể bao trùm lấy ta, khiến ta cảm thấy khó khăn để tiếp tục cuộc sống.
Cảm giác hối tiếc và tự trách bản thân cũng xuất hiện trong giai đoạn này. Ta tự hỏi liệu mình đã làm đủ mọi thứ để trân trọng và yêu thương họ khi họ còn sống hay chưa. Ta nuối tiếc những khoảnh khắc đã qua, những lời nói chưa kịp nói, những hành động chưa kịp làm.
5️⃣ Trầm cảm
Cảm xúc đau buồn, hụt hẫng cần có thời gian để được xoa dịu và chữa lành. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, ta có nguy cơ cao rơi vào trầm cảm sau khi mất người thân.
Trong những khoảnh khắc đen tối ấy, ta có xu hướng thu mình lại, dựng lên bức tường che chắn bản thân khỏi thế giới bên ngoài. Nỗi cô đơn bao trùm lấy ta, khiến ta cảm thấy lạc lõng.
6️⃣ Chấp nhận
Đây là giai đoạn mà con người hoàn toàn nhận thức được rằng họ không thể thay đổi quá khứ. Nỗi buồn và hối tiếc vẫn có thể xuất hiện, nhưng những cảm xúc tiêu cực như từ chối, thương lượng và giận dữ sẽ dần phai nhạt.
Tuy nhiên, các giai đoạn nỗi đau của mỗi người là hoàn toàn khác biệt. Có người trải qua từng giai đoạn một cách rõ ràng, có người lại đan xen hoặc bỏ qua một số giai đoạn. Một người có thể vượt qua chỉ trong vài tuần, trong khi người khác cần nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để đến được giai đoạn chấp nhận.
Chấp nhận sự mất mát là một hành trình dài. Chúng ta sẽ phải dần đối mặt với những cảm xúc đau buồn, hối tiếc, và thậm chí là tức giận. Tuy nhiên, đây là bước quan trọng để ta có thể học cách sống tiếp mà không có người thân yêu bên cạnh.
7️⃣ Hậu tang chế
Đây là giai đoạn mà chúng ta đã hòa nhập trở lại với cuộc sống sau khi mất đi người thân yêu. Nỗi đau buồn vẫn có thể hiện hữu, nhưng nó không còn chi phối cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể trân trọng những kỷ niệm đẹp và tiếp tục tiến về phía trước.
👉Để được tư vấn miễn phí đối với sinh viên TLU, hãy đăng ký theo link dưới đây: https://forms.gle/42DCHyb6eyeRX4cb9
Hoặc trực tiếp tại: Phòng tham vấn tâm lý đại học Thăng Long, tầng 1, nhà B, cạnh lễ tân trường
🌟Đào tạo nâng cao năng lực TNV: vượt qua khủng hoảng - cân bằng cuộc sống
Chào các bạn, lại là chúng tớ những TNV tham vấn tâm lý trường Đại học Thăng Long đây!
Chúng tớ vẫn miệt mài học hỏi không ngừng để có thêm hiểu biết cho bản thân, đặc biệt là để trợ giúp các bạn tốt hơn!
☘ nhận diện khủng hoảng và tự lên chiến lược cho bản thân
☘ nhận diện nguy cơ tự tử và sơ cứu
Ngoài hai nội dung trên thì chúng tớ cũng thu hoạch thêm nhiều tiếng cười, sự thân thiết với đồng đội nữa.
Góc Quiz vui
Trắc nghiệm hình ảnh: Thế giới nội tâm bạn đang muốn nói điều gì?
Hình ảnh bạn nhìn thấy đầu tiên sẽ chỉ ra những vấn đề mà bạn đang gặp phải trong cuộc sống.
Hãy để lại đáp án dưới comment, add sẽ trả lời từng bình luận nhé.
1. Con chim
2. Vòi nước
3. Rễ cây
💖💖CHÀO TUẦN MỚI, CHÚC BÌNH AN
“ Ai cũng xứng đáng được chết chìm trong ánh mắt của nửa kia”
Những ngày qua "hiện tượng mạng" Ninh Dương Story (couple Ninh Anh Bùi và Nguyễn Tùng Dương) liên tục phủ sóng khắp mạng xã hội. Dù mới nổi trên nền tảng Tiktok, thế nhưng, cặp đôi này đã nhận được lượng tương tác siêu khủng đến mức các ngôi sao cũng phải ghen tỵ. Câu hỏi đặt ra là tuy "Ninh - Dương" chỉ “yêu trong bóng tối” nhưng vẫn khiến thiên hạ và đặc biệt là giới trẻ đảo điên, vì sao? Câu trả lời thuyết phục nhất ở đây chính là sự gắn bó keo sơn hơn 10 năm của cặp đôi, chuyện tình yêu này đến từ thực tế và đã được kiểm chứng bởi thời gian. Trong hành trình ấy, họ đã vượt qua tất cả mọi cung bậc cảm xúc, mọi hỉ nộ ái ố mà một cặp đôi “bình thường” có thể trải qua. Thậm chí, như Dương từng nói, đã từng có lúc họ phải đối mặt với chuyện sinh tử đời người, nên giờ đây cuộc sống sẽ chẳng còn gì ghê gớm. Cặp đôi đã mang đến sự hy vọng cho cộng đồng về một niềm tin mãnh liệt vào một tình yêu đẹp đẽ, chân thành và thuần khiết.
Để nói rằng, điều gì quan trọng nhất trong tình yêu, theo quan điểm cá nhân tôi có thể trả lời là “phải hiểu nhau”. Và muốn hiểu nhau, không có quý hơn “Deep talk”. Chúng ta không cần phải hợp nhau, cũng chẳng thể quá si mê nhau ngày ngày tháng tháng, nhưng nhất định phải thấu hiểu và tin tưởng nhau.
Hiểu, thì sẽ thương, mà thương thì gắn kết. Mình sẽ hiểu rằng tại sao một nửa của mình vui, buồn, sướng, khổ. Tình yêu luôn hiện diện ở đó, không bị mất đi, chỉ là họ đang yêu mình theo cách nhìn của họ. Khi có khả năng nhìn cuộc đời bằng cặp mắt của đối phương, chúng ta sẽ sống thật bao dung. Và tình yêu thì thật là bền chặt.
Từ tất cả những điều nói trên, ngay cả khi câu chuyện tình yêu của "Ninh - Dương" từ từ hạ nhiệt, thì công việc và cuộc sống nội tâm bên trong của "Ninh Dương Story" vẫn là một thứ hấp dẫn đám đông để tạo ra chất keo gắn kết. Và xã hội này, cho dù 100 năm nữa, vẫn rất cần những câu chuyện tình yêu đẹp đẽ như vậy, để mọi người có thêm niềm tin vào những điều tử tế.
(Bài viết nhằm khích lệ chúng ta hãy tin vào tình yêu thật sự, nhưng không khuyến khích chúng ta lý tưởng hóa bất kỳ mối quan hệ nào)
👉Để được tư vấn miễn phí đối với sinh viên TLU, hãy đăng ký theo link dưới đây: https://forms.gle/42DCHyb6eyeRX4cb9
Hoặc trực tiếp tại: Phòng tham vấn tâm lý đại học Thăng Long, tầng 1, nhà B, cạnh lễ tân trường
GIỚI THIỆU VỀ CHIA SẺ NHÓM
🌷Dưới đây là hình ảnh một buổi chia sẻ nhóm rất chill và bổ ích tại phòng tham vấn TLU. (hình ảnh có sự đồng ý của mọi người trong ảnh)
🎋Chia sẻ nhóm là hoạt động chữa lành bằng hình thức tạo một không gian chia sẻ an toàn cho những người có cùng sự quan tâm về một chủ đề nhất định: áp lực công việc, học tập, mối quan hệ…được điều phối bởi một người có kiến thức chuyên môn tâm lý.
🎋Lợi ích của chia sẻ nhóm đó là được nói ra câu chuyện của bản thân cũng như lắng nghe câu chuyện của người khác, cùng thảo luận với nhóm về chủ đề và từ đó rút ra những cách thức để vượt qua khó khăn cùng nhau. Sự nâng đỡ và chia sẻ của các thành viên mang lại lợi ích rất nhiều mà chia sẻ 1:1 không thể mang lại.
🎋Nguyên tắc: Lắng nghe – bảo mật – tôn trọng – đồng hành – chia sẻ
⏰Thời gian: Thời gian thường diễn ra trong vòng 90 – 120 phút, với nhóm nhỏ tương đồng về độ tuổi, số lượng từ 5-7 người/nhóm để đảm bảo mọi người được chia sẻ.
Hiện tại phòng tham vấn tâm lý tổ chức 2 buổi/tháng theo chủ đề liên quan tới tâm lý lứa tuổi học đường: tình yêu, áp lực học tập, gia đình, giới tính… là nơi an toàn để các bạn sinh viên trong trường tham gia.
Hãy theo dõi các buổi chia sẻ được công khai trên page tham vấn để đăng ký nhé!
SỢI DÂY LIÊN KẾT GIỮA MẠNG XÃ HỘI VÀ TRẦM CẢM
---
1. Theo một số ước tính, có khoảng 4 tỷ người trên thế giới sử dụng các website giúp kết nối xã hội như Facebook, Twitter và Instagram.
2. Nghiên cứu cho rằng người giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội thường sẽ vui vẻ hơn những người không làm điều này. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mạng xã hội có thể làm nhen nhóm các cảm xúc tiêu cực ở người dùng, góp phần hoặc làm tồi tệ thêm các triệu chứng trầm cảm.
3. Các giai đoạn then chốt trong phát triển não bộ của thanh thiếu niên, sử dụng mạng xã hội được cho là làm giảm sự hài lòng trong cuộc sống, cũng như gia tăng bận tâm về ngoại hình, vấn đề giấc ngủ, v.v…
4. Một nghiên cứu của Lancet (xuất bản năm 2018) phát hiện ra rằng những người kiểm tra Facebook vào đêm khuya sẽ dễ cảm thấy trầm cảm và kém hạnh phúc hơn.
5. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy những người dùng Facebook có cảm giác ganh tỵ khi lướt trang mạng này sẽ dễ hình thành triệu chứng trầm cảm hơn.
6. Bớt dùng mạng xã hội, bớt cảm giác FOMO (viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out), được tạm dịch là “Hội chứng sợ bỏ lỡ”. Như tên gọi của nó, đây là hội chứng sợ bản thân bị bỏ lỡ mất những điều thú vị, hay ho trong cuộc sống mà người khác đang được trải nghiệm).
7. Cứ 05 người Mỹ thì có 01 người nhận tin tức từ mạng xã hội – chiếm lượng lớn hơn nhiều so với những người nhận tin tức từ các phương tiện truyền thông in giấy truyền thống.
8. Thói quen chìm đắm vào tin xấu trên các trang mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến khác được gọi là “doomscrolling”, và nó có thể tác động bất lợi lên sức khỏe tinh thần, dẫn đến hình thành hoặc làm tăng các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm.
9. Trên 91,005 người đã phát hiện ra những người lướt Facebook trước giờ đi ngủ sẽ có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm điển hình cao hơn 6% và đánh giá mức độ hạnh phúc thấp hơn 9% so với những người có nếp ngủ lành mạnh hơn.
Tác giả: Nadra Nittl
Biên dịch và biên tập: Tham vấn trị liệu tâm lý Mindcare
👉Để được tư vấn miễn phí đối với sinh viên TLU, hãy đăng ký theo link dưới đây: https://forms.gle/42DCHyb6eyeRX4cb9
Hoặc trực tiếp tại: Phòng tham vấn tâm lý đại học Thăng Long, tầng 1, nhà B, cạnh lễ tân trường
CHÀO TUẦN MỚI, CHÚC BÌNH AN
Chúc bạn luôn năng lượng và nhiều niềm vui cho tuần mới!
📣CHIA SẺ NHÓM THÁNG 5
Chủ đề: TÌM KIẾM ĐIỀU MÌNH YÊU THÍCH
Mùa hè đã đến, mùa của những dự định mới bắt đầu. Những băn khoăn ập đến khi bản thân chưa xác định được mình thực sự thích gì để làm, hay mình đã biết mình muốn gì, nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu.
Một buổi chia sẻ nhóm diễn ra trong hai tiếng, cũng là một cuộc gặp gỡ ấm áp, với các nguyên tắc: Tôn trọng - Bảo mật - Lắng nghe - Chia sẻ giữa những thành viên tham gia, để được trút tâm sự và làm giàu kinh nghiệm cho bản thân thông qua câu chuyện của người khác.
Thời gian: 14:00 -16:00 ngày 16/05/2024
Địa điểm: phòng Tham vấn tâm lý, tầng 1, nhà B, cạnh lễ tân trường.
Link đăng ký: https://forms.gle/wxHZdpHHJ9b7f4RA8
Hẹn gặp lại các em!
THÔNG BÁO TẠM VẮNG
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy đăng ký để được TNV tham vấn tâm lý lắng nghe nhé!
📍 Link đăng ký: https://docs.google.com/.../1FAIpQLSemRxJAP.../viewform...
Thân mến!
Vì sao mối quan hệ độc hại thường rất khó để thoát ra? (phần 3)
Một đặc điểm thường thấy là người đang trong một mối quan hệ độc hại thường rất khó để thoát ra.
-Thực tế những Toxic person thường có khả năng gaslighting – thao túng tâm lý rất mạnh mẽ, bởi thế những người rơi vào mối quan hệ này rất khó để thoát ra.
- Những Toxic person luôn thể hiện với những người bên ngoài rằng mình là người tốt, chỉ đối xử không tốt với riêng bạn.
- Bạn từng có tổn thương tâm lý và gặp khó khăn với việc chia tách
- Họ luôn không ngừng thể hiện biết hối lỗi và chỉ khi gắn bó lâu mới thể hiện họ không thay đổi.
🍀Mối quan hệ tiêu cực và những hệ quả khó lường
- Cảm xúc tiêu cực, tự ti, căng thẳng
- Bị đe dọa thể chất và tinh thần nếu bạn muốn chấm dứt mối quan hệ
🌷Làm thế nào để thoát khỏi mối quan hệ độc hại?
🌱Nhìn nhận tình hình một cách nghiêm túc
Hãy dành cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, suy tư và nhìn nhận rõ cảm xúc của bản thân với mối quan hệ đó là gì. Bạn có đang thực sự vui vẻ, hạnh phúc, cảm thấy bản thân đang tốt hơn từng ngày trong mối quan hệ này hay chỉ toàn những cảm xúc mệt mỏi, lo lắng. Đối phương có thực sự đang giúp đỡ bạn, tôn trọng bạn, bảo vệ bạn hay chỉ luôn khiến bạn cảm thấy mất tự tin khi bên cạnh người ta?
🌱Đặt hạn mức cho bản thân và nghiêm túc thực hiện
Nạn nhân của mối quan hệ độc hại thường là những người yếu đuối, có tâm lý yếu nên mới dễ bị thao túng tâm lý.
Vì thế, hãy đặt hạn mức cho bản thân. Chẳng hạn như nếu người đó hành xử như thế 1 lần nữa bạn sẽ tìm cách chấm dứt. Những trước đó hãy làm rõ vấn đề với đối phương để họ biết rằng mình chỉ còn một cơ hội.
Điều quan trọng là bạn cần thật sự kiên quyết và nghiêm túc thực hiện theo đúng “deadline” đã đề ra. Đừng vì một phút động lòng, yếu đuối rồi lại tiếp tục tha thứ cho đối phương. Nếu họ thực sự biết lỗi, thực sự nhận ra và sửa đổi thì chắc chắn không thể khiến mối quan hệ độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn đến mức thế này.
🌱Tránh xa những Toxic person
Càng ở gần họ, bạn càng dễ mềm lòng và không thể nào đưa ra quyết định dứt khoát được, vì thế hãy tìm cách tránh xa, tạo khoảng cách rõ ràng với đối phương. Chẳng hạn chuyển chỗ ở, chuyển chỗ công tác, đặc biệt với những mối quan hệ độc hại có tính chất yêu đương. Thời gian xa cách, tránh gặp mặt cũng giúp bạn bình tâm hơn, nhìn nhận rõ mọi chuyện và quyết đoán với mục đích của mình hơn.
🌱Cho bản thân thời gian nghỉ ngơi
Chắc hẳn thời gian quan bạn đã vô cùng mệt mỏi trong mối quan hệ độc hại này, vì thế hãy để bản thân được nghỉ ngơi. Một mình không có nghĩa là cô đơn hay đau khổ mà đôi khi đó chính là khoảng lặng tuyệt vời để bạn phục hồi năng lượng đã bị sụt giảm suốt thời gian qua. Chỉ khi thực sự bình tâm, bạn mới có thể sẵn sàng và tự tin bước vào một mối quan hệ mới.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo các liệu pháp như thiền hay yoga để xoa dịu và cân bằng tâm trí.
🌱Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết
Có không ít trường hợp nạn nhân bị làm phiền, đe dọa hay bị tấn công bởi Toxic person sau khi quyết định chấm dứt mối quan hệ độc hại. Không chỉ cuộc sống mà tính mạng của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu rơi vào trường hợp này.
🌱Mặt khác, chính bản thân bạn đôi khi cũng không thể nhìn rõ vấn đề mình đang gặp phải nên cũng cần những lời khuyên từ những người xung quanh. Chính từ đó bạn mới có thể nhận ra ai thực sự tốt với mình và ai thực sự chỉ lợi dụng bạn. Luôn ưu tiên cảm xúc của bản thân, tôn trọng chính mình, luôn có giới hạn trong mọi mối quan hệ là điều cần thiết để bạn tránh xa Toxic Relationship. Ngược lại, bạn cũng cần học cách đối xử với mọi người một cách chân thành và tử tế hơn để luôn nhận lại những điều tương ứng.
Nguồn: tamlyvietphap.vn
👉Để được tư vấn miễn phí đối với sinh viên TLU, hãy đăng ký theo link dưới đây: https://forms.gle/42DCHyb6eyeRX4cb9
Hoặc trực tiếp tại: Phòng tham vấn tâm lý đại học Thăng Long, tầng 1, nhà B, cạnh lễ tân trường