
Người lớn cộc lốc nhưng muốn trẻ con lễ phép có thể được không?
Chỉnh khớp ngậm
Lấy lại sữa đã mất
Thông tắc tia
Tập bé bú mẹ
…
Operating as usual
Người lớn cộc lốc nhưng muốn trẻ con lễ phép có thể được không?
- Bà biết gì không, hôm qua tôi đọc được một nghiên cứu toàn quốc về bạo lực trẻ em, cứ 4 đứa trẻ ở Philippines thì có một em bị lạm dụng tình dục đấy. VN mình cũng không thua kém đâu. Bà đã dạy con về giáo dục giới tính chưa?
- Ừ, nhà bà 2 đứa con gái, cẩn thận đấy. Nhà tôi may là 2 thằng cò. Tồ tệch lắm, chả biết gì, tôi cẩn thận lắm, thay đồ là không cho con bén mảng, em bú mẹ là anh ở dưới nhà. Biết sớm rồi tò mò, nguy hiểm.
- Thế thì bà hơi chủ quan đấy, nghiên cứu trên họ nói Tỷ lệ ở bé trai (28,8%) cao hơn bé gái (20%). Mà đây chưa phải là con số thực tế đâu.
- Thế á? thế mà tôi không biết. Tôi có dặn là không được cho ai chạm vào vùng kín của con.
- Vùng kín? Vùng kín là vùng gì? Nó có tên mà sao không gọi? Bà giáo dục con như vậy thì sao con biết mô tả và chia sẻ với bố mẹ khi con bị xâm hại. Rất nhiều bé bị xâm hại cả năm trời mà gia đình không hề hay biết vì bé quá sợ hãi nên đã chọn im lặng. Tổn thương tâm lý của bé trai bị lạm dụng còn ghê gớm hơn cả bé gái bà biết không?
- tôi…tôi…tôi … thực ra thì bản thân tôi cũng không biết những kiến thức này phải nói ra sao. Sợ rằng nói ra thì vẽ đường cho hươu chạy. Không ngờ nghiêm trọng vậy sao?
- Thôi, tôi với bà đi học Giáo dục giới tính với chuyên gia tâm lý Hằng Phương đi. Chứ không thì hối không kịp. Đây nè bà vào page Easy Làm Cha Mẹ ấn join nè. Không vẽ đường cho hươu để nó rúc vào bụi rậm à?
- Ừ để tôi rủ cả chồng nữa nhé.
Nửa đêm các bầu vẫn rôm rả khoe kỳ sinh của mình, í ới nhau chia sẻ kinh nghiệm.
Cộng đồng nhỏ ấm áp tình thương mến của các chị em phụ nữ. Bác sĩ đỡ sinh giống như bà ngoại và các bạn đồng môn như chị em thân thiết.
Sinh nở là ác mộng đau đớn hay là kỳ nghỉ dưỡng relax? Đó là do góc nhìn và cảm nhận của bạn.
Muốn thay đổi niềm tin để có kỳ sinh do mình làm chủ không thể thiếu phương pháp đúng và những người bạn đồng hành.
Kỳ sinh là của bạn và do bạn quyết định. Chúc nhau sáng suốt để ra quyết định tốt nhất
Tắc tia sữa là hiện tượng ống dẫn sữa bị tắc. Nguyên nhân là:
1. Mẹ ko cho bé bú mẹ hoàn toàn (có kết hợp với bú bình)
2. Mẹ mặc áo ngực bị chật, gây chèn ép ống dẫn sữa, sữa ko thoát được, gây tắc;
3. Mẹ bị va đập mạnh vào bầu ngực, gây chấn thương phần mô tại ngực;
4. Mẹ bị tổn thương ở đầu ti, gây bội nhiễm tạo ổ viêm trong bầu ngực;
5. Bầu ngực mẹ to, sệ, gây chèn ép ống dẫn sữa, sữa ko thoát được, gây tắc;
6. Với mẹ hút sữa hoàn toàn, việc vắt ko đúng giờ cũng gây tắc.
7. Mẹ có uống các viên vitamin tổng hợp canxi DHA nhiều từ hồi bầu hoặc vẫn duy trì sau khi đã sinh con
8. Mẹ stress cơ thể Hàn lạnh suy nhược
Ảnh: vitamin an toàn để bổ sung mỗi ngày - dễ hấp thụ nhất - không gây tác dụng phụ đó là thức ăn của bạn :)
CON MÌNH ĐÃ BÚ ĐƯỢC TI THỤT RỒIIIIII
Mẹ: chị ơi, ti em thụt vào trong, em ko cho con bú được. Em chỉ ước được 1 lần cho con bú thôi. Chị giúp em với
Dzú Trang: vì sao em lại mong cho con bú mẹ vậy? Ngta cho bú sct cũng vẫn ok mà?
Mẹ: chị ơi thương lắm, cực chẳng đã em mới phải cho con ăn sct. Cứ đổi sữa liên tục vì con bị táo, phân sống, xanh lè xanh lét, mà tốn kém lắm. Em đang hút L3 vừa đau zú lại vừa mệt c ạ.
Dzú Trang: con bú lại không khó nhưng quan trọng là quyết tâm của em tới đâu
Mẹ: em quyết tâm ạ. Chị hướng dẫn em làm gì em cũng thực hiện
Dzú Trang: ok, thế thì sit down, sit down, please đi em 😆
Và rồi 2 ngày sau đó, chưa đến 3 ngày đâu, em bé đã đớp ti bất chấp thụt lồi, to nhỏ
2 ngày đó là 48 giờ loại bỏ bình bú, ăn thìa đúng kỹ thuật để tập con thè luỡi, da tiếp da, hát ru và quan sát kết nối với con ...
Nếu bạn thấy khó khi phải một mình thực hiện thì hãy nhắn mình nhé, mình tin là bạn luôn mong muốn điều tốt nhất cho con, mình ở đây để giúp bạn làm được điều đó
Cứ đặt niềm tin thôi.
Tin ở đây là Tự Tin 🥰
Học nhiều, ko phải là thêm nhiều thông tin kiến thức nào nữa.
Học nhiều chỉ đơn giản là bỏ bớt nỗi sợ hãi đang khiến bạn thiếu tự tin vào chính mình, cho rằng tử cung mình không đủ năng lực, bầu zú mình không đủ hoàn hảo
Học nhiều chỉ để biết rằng mình có bao nhiêu nguồn lực thay vì mình thiếu những thứ gì
Học nhiều chỉ đơn giản là để biết mình có quyền quyết định cuộc đời mình, quyết định kỳ sinh cho mình, lựa chọn sự hỗ trợ từ ai, lựa chọn cách sinh như thế nào 🙂
Sinh nở là năng lực có sẵn bên trong các bạn. Học là để buông, để tự do và bình an như thế thôi 😘
Tư vấn sữa mẹ tháng 9
https://youtu.be/N5c_WSoPQpw
Mời các mẹ vào nhóm tư vấn sữa mẹ dành cho cộng đồng hàng tháng ở đây https://zalo.me/g/wzhlhj988
Chương trình hoàn toàn miễn phí.
Hỏi đáp cùng chuyên gia băng đô số 3/30
Làm sao em biết chắc rằng em bé sẽ đủ no với lượng sữa non ít ỏi như vậy ạ?
- Chị ơi em đăng ký học tiền sản thì có cam kết sinh thường không chị?
- Oh, vì sao em hỏi vậy?
- em rất sợ mổ, em chỉ mong được sinh thường thôi chị ạ. Sinh thường thì tốt cho cả mẹ và bé nữa ạ.
- à, chị hiểu rồi cô gái. Bà mẹ nào cũng mong muốn có được điều tốt nhất cho con. Vậy, bản thân em tự tin bao nhiêu % sẽ sinh thường? Hay là em có tin mình sẽ sinh thường được không?
- em không chắc lắm, em sợ em sẽ không chịu đau được, rồi nhỡ cơ thể không nở …
- sinh nở không phải bệnh lý nó là sinh lý và sản phụ không phải bệnh nhân. Tỉ lệ sinh mổ thực sự cần thiết chỉ khoảng 10-20% là các trường hợp biến chứng. Nhưng bởi vì chính người mẹ chưa hiểu về cơ thể chính mình, chưa lắng nghe được cơ thể, chưa biết rằng mình là trung tâm của kỳ sinh. Mình có những quyền gì để sử dụng. Cho nên, người mẹ lựa chọn sinh mổ trong khi cơ thể hoàn toàn có năng lực sinh thường.
Ngược lại, trong một số ít trường hợp cấp cứu thì việc sinh mổ lại là an toàn cho cả mẹ và con. Và đó là lúc người mẹ được hỏi ý kiến và có sự quyết định mình sẽ sinh mổ.
Nếu ngay chính bản thân em còn không tin em em còn lo và sợ nhiều thì nỗi sợ này sẽ khiến em gồng cứng. Trong khi, cơ thể sinh nở cần sự thả lỏng và thư giãn.
Vậy việc sinh thường hay sinh mổ em nghĩ sẽ do ai quyết định?
- Em hiểu rồi, em phải làm chủ cuộc sinh của chính em chị ơi. Chị giúp em nhé, em muốn học tập để có sự tự tin này.
- Đó cũng chính là tinh thần của WHO trong cẩm nang thai kỳ tích cực đó em. Rất vui được đồng hành cùng em và con.
💙💜
Hỏi đáp cùng chuyên gia 2/30
Câu hỏi: vì sao sữa non có màu vàng và rất đặc?
Hỏi đáp sữa mẹ cùng chuyên gia băng đô 1/30
🆘🆘🆘 Xin chào các mẹ ĐANG TỰ TI vì mình ÍT SỮA 🤱🤱🤱🤱🤱
- Bạn vừa mới sinh mổ, tiêm kháng sinh quá nhiều làm cản trở cơ thể tạo tiết sữa, hiện giờ bạn đang ko đủ sữa cho con mình?
- Ngực mềm và bạn cố nặn vắt nhưng vẫn ko ra đc giọt sữa nào?
- Những món ăn như: lá lốt, bạc hà, măng chua, ớt tỏi... là nguyên nhân gây ít sữa?
- Cho con bú mà con cứ vặn vẹo, khóc hoài, bạn stress nhưng ko biết hỏi ai, tìm tài liệu ở đâu có nguồn tin cậy chính xác?
📩 Tất cả các vấn đề thắc mắc của bạn sẽ đc giải đáp vào lúc : 15h ngày 14/11/2022 nhé
✅ BẠN ĐANG ÍT SỮA, CẢM GIÁC SỮA KO CÒN ĐỦ CHO CON THÌ HÃY THAM GIA ZOOM NÀY để biết cách sữa về NHANH và nhiều hơn nhé 😋😋😋😋😋
✅ Nhận link zoom và đặt câu hỏi trong nhóm zalo này: https://zalo.me/g/gotinx676
TIỀN
Tặng các bà mẹ đang bị kêu "không làm gì", "ăn bám", "bất tài vô dụng", "lẩn quẩn góc bếp" "chỉ biết ôm con"...
Đơn giản hoá mọi giá trị thành tiền
Nên họ cố bán đi mọi thứ
Họ đã quên rằng trong quá khứ
Còn có bao nhiêu giá trị trên đời.
"Gương thành công" là gương kiếm lắm tiền
Người thành đạt là người giàu của cải
Bán lương tâm họ không còn sợ hãi
Đồng tiền làm méo mó chữ "thành công".
Bán thứ gì miễn dụ được đám đông
Xây thương hiệu trên bao trò dối trá
Cả loài người đã đi xa quá
Đảo lộn đất trời, mọi thứ đúng thành sai.
Họ được tung hô "ôi giỏi quá"
Họ được ngưỡng mộ "ôi giàu ghê"
Họ được biểu dương ông nọ bà kia
Họ thành tấm gương đời sau bắt chước!
Lương cao đó ắt hẳn là phải giỏi?
Ở nhà chăm con ai trả lương cho?
Làm mẹ không lương ăn bám đó?
Giá trị dạy con phải quy đủ ra tiền?
Học lại từ đầu hai chữ "thành công"
Xoá tâm trí mọi thứ "quy ra thóc"
Có cách gì đo tiếng cười tiếng khóc
Công mẹ từng ngày lao nhọc nuôi con?
Giá trị thật nào đo được bằng tiền?
11/2016
Tác giả: Lê Nhất Phương Hồng
QUÀ TẶNG SỨC KHỎE TRI ÂN NHÀ GIÁO 20/11
Ai có con rồi thì sẽ không tránh khỏi được trạng thái hoang mang và đầy lo lắng khi con ốm sốt, cũng muốn chăm sóc sức khỏe cho con một cách tốt nhất mà ko lạm dụng kháng sinh. Th.S Bác sĩ Nhi Khoa Phạm Nam Phương cũng là một người mẹ nên rất hiểu những điều này.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/1, Bác sĩ Phạm Nam Phương - Doctor Yêu Thương thiết kế chuỗi chia sẻ trên nền tảng ZOOM với nội dung "GIẢI PHÁP GIÚP CÁC CON VƯỢT CẢM CÚM AN TOÀN KHÔNG DÙNG KHÁNG SINH VÀ TÂY DƯỢC" dành tặng cho các đơn vị trường mầm non như một lời tri ân trong vai trò là một người mẹ.
Quý phụ huynh, các cô giáo và hiệu trưởng … muốn tổ chức chương trình này cho đơn vị mình, vui lòng liên hệ với BTC số: 0931 041 091 – Mrs Hường. Để lên chương trình và chốt khung thời gian phù hợp với đơn vị mình nha.
Lưu ý: Đây là chương trình TRI ÂN chia sẻ KHÔNG THU PHÍ và KHÔNG QUẢNG CÁO SẢN PHẨM.
Nhờ cả nhà chia sẻ để gieo hạt yêu thương nhé !
Con bám mẹ quá thì các mẹ làm gì ạ?
Câu chuyện tắc tia sữa - viêm vú - apse
Người mẹ trong clip đã tốn 6-7triệu cho việc viêm vúvà apse, nhưng vẫn ko khỏi, cho đến khi gặp mình. Bạn ấy vui mừng xin số đt và muốn chia sẻ đến tất cả những ai mà bạn biết ..
Nếu bạn đang nuôi con sữa mẹ mà tháng nào cũng tắc tia sữa .. có nghĩa là bạn đang nuôi con sữa mẹ chưa đúng đường đấy. Vì chưa đúng đường nên cơ thể bạn báo hiệu cho bạn biết bằng các dấu hiệu như thiếu sữa/tắc tia ...
Sẽ có 2 con đường cho bạn lựa chọn:
1. Tắc lúc nào thì đi thông lúc đó -> chữa phần ngọn
2. Tìm nguyên nhân gây tắc, xử lý nguyên nhân -> Hết tắc vĩnh viễn -> chữa phần gốc
Còn 1 con đường nữa là gọi cho mình, để ko bị tốn quá nhiều tiền và không đau đớn như cách mà bạn đang làm nhé. Mình thông tia sữa bằng diện chẩn/bằng sợi tóc/bằng bé bú đúng khớp ngậm. Bạn có thể inbox mình gửi clip cho xem nha, vì bộ phận nhạy cảm ko up lên face được.
Tuyệt chiêu KÍCH SỮA bằng phương pháp nằm xấp
Chuyện lạ là cho con non nằm xấp thì con mẹ lại kích được sữa, vậy mới tài chứ lị 😂😂😂
ĐÂY LÀ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NẰM XẤP CHO BÉ
👉Nằm xấp giúp bé phản xạ tự nhiên hơn,Tăng khả năng vận động
👉 Phát triển thị giác
👉Phát triển não bộ
👉Cổ và vai tứ chi của các bạn sẽ linh hoạt nên khi bé tới giai đoạn lật cổ đã cứng tứ chi cũng hoạt động mạnh nên các bé lật lẫy trường bò sớm, cứng cáp
👉Và chống hiện tượng bẹp đầu ở con
👉 Cũng giúp cơ thể tay chân cọ xát được mọi thứ.
👉Tốt cho hệ tiêu hoá
TÁC DỤNG PHỤ VỚI MẸ ĐÓ LÀ
👉 Cho bú xong, lo vận động tương tác với con, con cười mẹ cười -> tăng oxytocin -> tăng sữa
👉 Vận động mệt xong cả 2 mẹ con lăng ra ngủ -> ngủ ngon, ngủ sâu -> tăng sữa
👉 Con có vận động, ăn tốt và ngủ ngon -> vô nhịp địu sinh hoạt easy luôn, lại sướng -> lại tăng sữa
👉 Dành thời gian nghiên cứu trò chơi phát triển cảm xúc, trí não cho con -> bận sấp mặt -> ko còn thời gian để stress -> lại tăng sữa
Con bạn khó vào nếp sinh hoạt, bạn stress và giảm sữa ư... cứ nhắn mình nhé 😍
Khớp ngậm đúng là chìa khoá giúp nuôi con sữa mẹ dài lâu.
Đa số các mẹ mới lần đầu hoặc chưa chú ý điều này khiến bé bú không hiệu quả
Bé phản hồi với mẹ qua tiếng khóc: mẹ ơi, tư thế này con khó lấy sữa quá mẹ đổi lại đi mẹee
Nhưng mà mẹ nghe tiếng con khóc thì mẹ đã sợ quá rồi, tim đập chân run
Hệ quả là mẹ cứ dặm thêm bình mãi
Đặc điểm bú đúng khớp ngậm up dưới comment nha.
Liên hệ page nếu bạn còn gặp khó khăn để bế bé vào đúng khớp ngậm nha.
Ngày 10 tháng 10 tặng 10 bạn voucher 1,000,000
Khi bạn đăng ký gói dịch vụ thai sản + sữa mẹ đồng hành 1 kèm 1 xuyên suốt 3 năm
Nhắn cho page để biết thêm thông tin về gói dịch vụ nhé.
Chị ơi, em có đứa bạn con bị hiện tượng vàng da bệnh lý , đi khám bệnh ở dưới bệnh viện ở Ninh Bình, bác sỹ nghi ngờ bé bị vàng da do sữa mẹ, bạn em nhờ em gửi tin nhắn hỏi chị xem có nên tiếp tục cho con bú mẹ hay không ? hay sử dụng sữa ngoài để con ko bị vàng da nữa...
" bé nhà e đi khám vàng da, xét nghiệm máu thì bilirubin là 231,4; hiện bác sĩ nói là với tình trạng này thì ko can thiệp gì cả, họ tiêm cho 1 mũi vitamin K và chỉ nói về dừng cho bú mẹ 24h để theo doi, e đã dừng và thấy da con đỡ vàng hơn thật,
họ nói nếu da đỡ vàng mà vẫn cho con bú thì vẫn được, giờ e muốn hỏi là e có nên tiếp tục cho con bú sữa mẹ được ko? bé nhà e vẫn phát triển bình thường, đẻ 3,4kg và 1 tháng tăng được 1,2kg, bé bú mẹ hoàn toàn
có khi nào e vẫn cho bú mà sau 2,3 tháng con hết vàng da ko ạ? e đọc thấy có nhiều trường hợp như vậy, con e đi phân vàng, nước tiểu trong
chế độ ăn uống thì ko có chất gây vàng da cho con
bé hơi thiếu sắt và canxi nhẹ "
Em mong sớm có lời tư vấn của chị
Em cám ơn chị !
Đáp:
ngưng sm 24 giờ là pp chẩn đoán để biết đúng là bé "vàng da sữa mẹ" nghĩa là k có gì nguy hiểm, đc bú mẹ tiếp. K cần điều trị gì cả, chỉ cần phơi nắng cho bé.
nếu ngưng sm 24g mà vàng da k giảm có nghĩa bé vàng da bệnh lý, lúc đó mới phải có liệu pháp can thiêp.
CÁCH BÉ NGẬM VÚ quyết định SỮA ĐỦ hay THIẾU
Hay còn gọi là KHỚP NGẬM
Nếu mẹ cảm thấy:
• Đau đầu vú khi bé ngậm, và sữa mẹ ít hoặc giảm Mẹ hay bị nứt đầu vú, tắc tia sữa, cương sữa.
• Con có cảm giác muốn ọe khi ngậm sâu.
• Sữa mẹ tràn ra hai bên mép con trong khi bú.
• Bé ngừng bú khi sữa xuống nhanh.
• Bé sặc khi sữa xuống nhanh.
• Bé ngạt và có thể sặc sữa ra đường mũi trong khi bú.
• Bé ngậm bú không chắc, rất dễ tuột ra khi chưa xong cữ.
• Bé bú không tăng cân dù cho bú theo nhu cầu.
Đây là những dấu hiệu của khớp ngậm sai.
Mẹ cần để ý thêm các yếu tố sau:
• Nếu bé không mở miệng lớn và không thè lưỡi dài ra, mẹ để đầu vú chạm đầu mũi bé, bé sẽ cố mở miệng rộng, mẹ dùng đầu ngón tay “nhử mồi” ở đầu lưỡi bé, để bé thè lưỡi dài ra cố liếm đầu ngón tay mẹ. Khi lưỡi đã thè dài ra quá nướu dưới rồi, mẹ mới để bé “đớp” vú mẹ.
Ghi nhớ nha:
“Tư thế đúng” phù hợp,
Con tự thể hiện “nghề”.
Bản năng “bú đúng khớp”,
Phản xạ tự tìm về
• Tuyệt đối không để bé vừa khóc vừa bú mẹ. Nếu bé khóc, hãy dỗ cho bé nín hẳn trước khi bú tiếp
Nếu bạn ko tự chỉnh được khớp ngậm cho bé, không tự tập được cho bé bú vú mẹ, hãy nhắn page để được hỗ trợ nhé !
Bão Noru đã đi qua
và ngày tháng ôm bình bú cũng đã đi qua
Chúc mừng em bé combo dính thắng lưỡi và ti mẹ ngắn đã ti mẹ trở lại chỉ sau 01 lần tập!
Mẹ Hoàng Phượng làm được, mẹ cũng sẽ làm được.
Chúng mình ở đây để giúp các mẹ.
CÁCH GIÚP CON VƯỢT ỐM AN TOÀN - KHÔNG CẦN KHÁNG SINH
Nuôi con sữa mẹ mà bạn cứ loay hoay chuyện con ốm, sốt, chàm da,... mang vác con đi khắp nơi chữa trị, mà nào có được gì, tiền mất vạ con, thì buổi chia sẻ này dành cho bạn.
Tham gia nhóm zalo để nhận link nghe lại và được tư vấn nhé!
https://zalo.me/g/zdxlxw081
SAO CON EM BÚ LÂU QUÁ CHỊ
Rất nhiều mẹ sẽ rất lo lắng khi nghe được thông tin là bé phải bú 15-20 phút mới là thời gian bú chuẩn của bé. Nhưng trên thực tế, thời gian cho một cữ bú của bé có thể kéo dài chỉ 5 phút tới 1 tiếng đồng hồ, có khi hơn 1 tiếng đồng hồ. Vì sao vậy?
Thời gian bú của bé sẽ còn thùy thuộc vào rất nhiều yếu tố:
1. Là do tính cách của bé
Có những em bé rát háu bú, mút mạnh, nuốt tốt. Thì những bé này thời gian vú sẽ nhanh hơn, có khi chỉ 5-7 phút là đã xong 1 cữ. Nhưng cũng có những bé bú rất từ tốn, chỉ thích nhâm nhi từ từ, thì những bé này thời gian bú sẽ kéo dài hơn.
2. Tình trạng bú gộp
Thường diễn ra trong 1-1,5 tháng đầu tiên sau sinh. Những bé này có xu hướng bú 5-10p, sau đó lại ngủ 5-10p, rồi lại bú 5-10 p. Cứ như vậy cho tới 1-1 tiếng hơn đồng hồ. Tình trạng này là bú gộp, diễn ra ở rất nhiều bé. Miễn với cách bú đó, bé vẫn tăng cân, tăng chiều dài tốt thì chúng ta không cần lo lắng ha. Lớn hơn bé sẽ bú ra cữ hơn.
3. Phản xạ xuống sữa của mẹ
Có nhiều mẹ có tốc độ phản xạ xuống sữa rất nhanh, trong một cữ bú mẹ có rất nhiều lần xuống sữa. Thì em bé của mẹ cũng sẽ có xu hướng kết thúc cữ bú nhanh hơn. Ngược lại có những mẹ có tốc độ xuống sữa chậm hơn thì bé sẽ bú lâu hơn. Tuy nhiên bác luôn nhấn mạnh là nếu bé vẫn tăng cân , tăng chiều dài tốt, phát triển các kỹ năng tốt thì mẹ không cần lo lắng về việc bé bú lâu hay nhanh nha.
4. Số lượng tia sữa của mẹ
Một số mẹ có tia sữa khá nhiều, có khi mười mấy hai mươi tia thì khi bú, bé sẽ nhanh no và bú ngắn hơn. Những mẹ có ít tia sữa hơn thì bé sẽ có xu hướng bú lâu hơn ha.
5. Bé thay đổi nhu cầu bú
Em bé của bé cũng có những lúc sẽ tăng hoặc giảm nhu cầu bú. Lúc đó bé có thể giảm hoặc tăng thời gian bú lên. Mẹ cứ yên tâm để cho con bú theo cách con muốn. Nếu bé giảm nhu cầu bú, ngực mẹ có thể dễ căng hơn. Nếu vậy mẹ có thể hút bớt sữa, nhớ là hút bớt, chứ không hút cạn để tránh căng tức ngực gây tắc tia. Nếu bé tăng nhu cầu bú, mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú lâu hơn. Vài ngày đầu bé sẽ làm việc khá vất vả hơn, nhưng chỉ tầm 5-7 ngày khi cơ thể hiểu được nhu cầu của bé, nó sẽ tăng tiết sữa cho bé ha!
Ti nào bé cũng bú được, nếu bạn chưa cho bé ti mẹ được, hãy nhắn chúng mình hỗ trợ nhé
-------------------------------------------------------
Nguồn: Bs Anh Thi
Chuyên hàng nhập đồ mẹ bầu và trẻ em nhập khẩu
ĐỂ CON TƯ TIN NÓI ĐIỀU CON MUỐN! Chương trình được xây dựng, dựa trên chính
Ga Chống Thấm Cho Bé Yêu được chọn may từ loại vải Cotton mềm mại, không phai
Chăm sóc mẹ và bé toàn diện chuẩn y khoa + Bơi thuỷ liệu cho bé + Massage và tắm
Chăm sóc mẹ và bé toàn diện chuẩn y khoa + Bơi thuỷ liệu cho bé + Massage và tắm
Cách chữa viêm họng tại nhà nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bạn hãy bấm like để
- Chuyên massage tắm bé, thông tắc tia sữa bằng máy công nghệ cao, kích sữa, gọi