Kiến thức Ngữ văn THCS và THPT

Kiến thức Ngữ văn THCS và THPT

Kiến thức Ngữ văn THCS và THPT

Operating as usual

11/12/2022

CHÂN DUNG NHÀ VĂN, NHÀ THƠ VIỆT NAM

09/12/2022

SỰ PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

09/12/2022

NGÔN NGỮ:

- Sự thâm nhập của ngôn ngữ đời sống vào trần thuật trong truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” của Hồ Anh Thái
Ngôn ngữ đời thường trong truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” giúp Hồ Anh Thái phản ánh được bộ mặt trần trụi của cuộc sống. Khuôn mặt thật của cuộc sống đã được Hồ Anh Thái miêu tả rất chân thật, không một chút tô vẽ. Cái dung tục, cái thô nhám của cuộc sống vì thế được nhà văn tái hiện rất sinh động (những hủ tục khắc nghiệt và sự phân biệt bất bình đẳng về giới). Là sự cảm nhận sâu sắc và cảm giác kinh hoàng của nhà văn trước hậu quả của tập tục hồi môn. Nilam 16 tuổi với vẻ đẹp sáng bừng khiến đám trai làng ngả nghiêng. Nhưng sau một đám cưới nhiều đắng cay, cô sinh con gái, nên bị nhà chồng ruồng bỏ. Đời sa vào bước đường cùng, cô sống cô đơn trong túp lều nơi chân đồi. Lần đầu tiên cô nhận sự gửi gắm của một người sinh con gái bởi sự van nài khẩn cầu của mẹ đứa bé. Nilam không quên ươm trên mồ đứa bé một hạt kim tước. Sinh một bé gái, cả đời cha mẹ sẽ phải gồng mình lo của hồi môn cho con mà chưa chắc đã đủ. Nên không ai muốn có bé gái. Và người ta lại phải nhờ đến Nilam. Thời gian dần trôi, “cả một quả đồi phủ đầy kim tước, mỗi cây là một trinh nữ được đưa về trời từ lúc lọt lòng mẹ”. Nilam làm công việc đó trong nỗi đau thương đến mức như một người vô hồn. Trong khi đó, “từng cây kim tước cao lớn rũ hết lá xanh chỉ còn giữ lại vòm hoa vàng buông xõa thướt tha như mái tóc vàng của đám con gái tuổi mười bảy”.
Ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn học là hai đường tròn đồng tâm có sự quy tụ gặp gỡ nhưng cũng có sự gián cách. Các nhà văn hiện đại rất chú ý đưa ngôn ngữ cuộc sống vào tác phẩm tạo tính chân thực rõ nét của tác phẩm. Hồ Anh thái cũng chọn ngôn ngữ đời sống vào trong truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước”. Hồ Anh Thái dùng ngôn ngữ đời sống để phản ánh thực trạng của một bộ phận con người trong thời đại, thể hiện cách nhìn nhận đánh giá của nhà văn về con người, về hủ tục văn hóa Ấn Độ.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị kết hợp với hình ảnh so sánh giàu tính tạo hình
Đọc “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” của Hồ Anh Thái ta thấy ông dùng khá nhiều hình ảnh so sánh nhằm đem lại ấn tượng độc đáo, khác lạ cho người đọc. Cách so sánh của ông độc đáo ở chỗ, sau ý so sánh là tầng tầng lớp lớp ngôn từ khác nhau để bổ sung nghĩa cho ý vừa nêu. Chẳng hạn: “Anh ta cuống cuồng khóa trái cửa, ừng ực uống cốc sữa nóng, rồi sùng sục vồ lấy Nilam, vồ trượt mấy lần như vồ một con gà trên cái sân rộng. Không có môi chầm bập lấy môi như trong phim Mỹ. Cũng chẳng có cử chỉ dịu dàng chạm mũi như của Ravi." Hay “Những chùm hoa kim tước rủ xuống như những chùm nho vàng tươi trong suốt, cả một vườn kim tước bừng sáng xõa ra như mái tóc vàng của người đẹp ngủ trong rừng”...

GIỌNG ĐIỆU:

Nếu xem giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật, là một trong những tiêu chí xác định phong cách tác giả thì Hồ Anh Thái là nhà văn có giọng điệu mới lạ và có phong cách ngôn từ độc đáo. Qua truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” của Hồ Anh Thái có thể cảm nhận được những giọng điệu sau đây:
- Giọng da diết quan hoài: Giọng thương cảm, quan hoài da diết trước những nỗi đau và thân phận con người góp phần tạo độ ngân vọng cho các lớp nghĩa bề sâu. Chính vì lẽ đó, truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” đầy ắp những giá trị tư tưởng nhân văn. Giọng điệu thương cảm đạt hiệu quả nghệ thuật cao khi chạm đến những vấn đề muôn thuở về con người: đó là những khắc khoải, buồn vui, những đổ vỡ bất hạnh mang màu sắc bi kịch, là những kiếp người nhân sinh trong đề tài Ấn Độ - “số phận người phụ nữ”.
Đồng thời giọng thương cảm trong truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” của Hồ Anh Thái đã giúp ông thể hiện được sự đồng cảm của mình với những số phận bất hạnh. Cuộc đời vẫn rất nhiều số phận đáng thương cần lắm những tấm lòng và tình yêu thương dành cho nhau. Với giọng thương cảm là cách nhà văn để con người gắn bó hơn, gần gũi hơn, yêu thương hơn.
- Giọng triết lý, chiêm nghiệm: Giọng triết lý giúp Hồ Anh Thái thể hiện cái nhìn nghệ thuật riêng của mình trước thế thái nhân tình bằng những quan điểm, tư tưởng riêng. Với cách triết lý mang tính huấn giáo Hồ Anh Thái thường biến những quan điểm tư tưởng về con người “trọng nam khinh nữ” trở thành những bài học đạo đức làm người đầy chất triết lý ngắn gọn để người đọc ngẫm lại chính mình, ngẫm lại những gì mình đã làm một cách đơn giản nhất. Giọng triết lý được nhà văn thể hiện bằng sự từng trải, thấu hiểu kết hợp với một thái độ cứng rắn, lạnh lùng cùng ngôn ngữ sắc sảo. Để phản ánh xã hội Ấn Độ cổ hủ và lạc hậu, đồng thời cũng gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho những người xem nhẹ quyền sống của những người phụ nữ Ấn Độ.
Giọng điệu triết lý không phải lúc nào cũng được khái quát thành câu văn phơi bày trên trang giấy mà đôi khi nó còn ẩn sâu trong câu chữ. Giọng triết lý tạo thành một mạch liên kết chặt chẽ giữa các mảng hiện thực và chiều sâu của tác phẩm.

09/12/2022

ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN "TIẾNG THỞ DÀI QUA RỪNG KIM TƯỚC" CỦA HỒ ANH THÁI

- Tổ chức điểm nhìn bên ngoài: Truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” được trần thuật theo điểm nhìn bên ngoài đem lại cái nhìn khách quan cho truyện kể. Người kể chuyện ẩn danh kể lại tất cả một cách khách quan, nhưng người ta vẫn khám phá ra được thông điệp mà Hồ Anh Thái muốn gửi gắm ở truyện là gì. Phát huy lợi thể của người kể chuyện ẩn danh với điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài khách quan hóa, tác giả đã tạo điều kiện để người đọc thâm nhập vào diễn biến của câu chuyện bằng chính kinh nghiệm sống, khả năng phân tích, bóc tách lớp vỏ ngôn từ để tìm hiểu ý nghĩa đích thực của tác phẩm.
Tác phẩm đã gây xúc động cho bạn đọc ở cái lối kể khách quan đứng ngoài của cái tôi tác giả. Không tham gia trực tiếp vào câu chuyện, người kể chuyện đứng ngoài kể lại một lát cắt của cuộc sống Ấn Độ với những hủ tục lạc hậu, một cuộc sống bế tắc vì sinh con gái, con gái là gánh nặng của gia đình nên dẫn đến việc “trọng nam khinh nữ”. Người kể chuyện đã tuyệt đối hóa vai trò khách quan của mình đối với câu chuyện. Người đọc theo dõi diễn biến câu chuyện và sự tự lí giải tâm lí, sự vận động bên trong tâm trạng của nhân vật.
Tác phẩm đã sử dụng điểm nhìn bên ngoài miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật, kể những điều mà nhân vật không biết. Chẳng hạn: “Nhìn thấy người đàn bà tật nguyền, Raja cười ngơ ngẩn, hỏi xem bà ta có thấy Nilam ở đâu không. Nilam nắm tay anh ta, dẫn đi qua những gốc cây con gái, chỉ vào cây to nhất. Nilam đấy. Cây kim tước ấy trồng trên mộ nàng Nilam….Thế là Thần Lửa Agni đã chấp nhận họ thành vợ thành chồng. Raja từ nay đã có vợ."
Di chuyển điểm nhìn vào bên trong

- Di chuyển điểm nhìn vào trong tư tưởng cảm xúc là cách Hồ Anh Thái mổ xẻ nội tâm nhân vật nhằm thể hiện cái nhìn khách quan về cuộc đời nhân vật đồng thời bày tỏ được quan điểm, tư tưởng của mình về thế giới xung quanh.
Trong truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước”, Hồ Anh Thái đã kết hợp thành công nhiều điểm nhìn và di chuyển các điểm nhìn trần thuật một cách độc đáo. Với việc di chuyển điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong thì Hồ Anh Thái đã khiến cho câu chuyện của cô gái Nilam trong truyện trở nên khách quan và nhà văn có thể chuyển nội dung tư tưởng của tác phẩm. Để từ đó gióng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội lúc bấy giờ.
Bằng cách này, Hồ Anh Thái không chỉ tái hiện đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc, khai thác được tầng vô thức trong mỗi nhân vật, mỗi tính cách nhân vật mà còn làm nỗi bật tư tưởng của tác phẩm, mang lại những hiệu quả thẩm mỹ cho người đọc.
Việc di chuyển điểm nhìn trần thuật khiến điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” của Hồ Anh Thái trở nên linh hoạt. Và cũng khiến câu chuyện được nhìn nhận dưới con mắt khách quan hơn, người đọc có thể tiếp cận câu chuyện nhiều góc độ khác nhau đồng thời làm cho tác phẩm trở nên đa dạng và thể hiện được độ đậm nhạt nhất định.

Photos from Kiến thức Ngữ văn THCS và THPT's post 09/12/2022

"NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ" - NGUYỄN TUÂN

25/11/2022

"Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích "Nếu biết trăm năm là hữu hạn"...- Phạm Lữ Ân)

Photos from Kiến thức Ngữ văn THCS và THPT's post 21/11/2022

THƠ HAI-CƯ

Photos from Kiến thức Ngữ văn THCS và THPT's post 20/11/2022

NHẬN ĐỊNH VỀ "TÂY TIẾN" VÀ QUANG DŨNG

Photos from Kiến thức Ngữ văn THCS và THPT's post 19/11/2022

👉TÓM TẮT SỬ THI MAHABHARATA👈

Bharata là ông vua của triều đại mặt trăng, sinh hai người con trai chia thành hai chi nhánh Curu và Pandu. Pandu sinh 5 người con trai gọi là anh em Pandava (Yudhitira, Bhima, Arjuna, Nakula, Sahadeva). Còn người anh là Dritaratra bị mù lòa, sinh 100 con gọi là anh em Korava, anh trai trưởng là Duriodana. Sau khi Pandu qua đời, Dritaratra đem 5 người con của em trai về nuôi chung với đàn con của mình. 5 anh em Pandava trưởng thành rất nhanh chóng nổi tiếng là những người có tài năng và đức độ. Điều đó làm cho anh em Korava ghen tị, lập mưu hãm hại từng người trong nhóm 5 anh em. Dritaratra đưa 5 anh em Pandava đến lâu đài bằng sáp và những thứ dễ cháy. Anh em Korava định đốt cháy lâu đài và giết hết 5 anh em. Nhưng nhờ có người báo tin, anh em Pandava đã dẫn mẹ là bà Kunti trốn vào rừng, cải trang thành những đạo sĩ Balamon sống lang thang ẩn dật.
Một năm sau, vua Đropada xứ Panchallah mở hội kén phò mã cho công chúa Đropadi. Anh em Pandava kéo đến đua tài. Trong cuộc thi đấu với hoàng tử các nơi, Acgiuna người em thứ ba đã giành chiến thắng. Nhà vua làm lễ cưới cho hai người. 5 anh em đưa nàng về chào mẹ thì nghe lời nguyền của mẹ, nên Đropadi trở thành vợ chung của 5 anh em, điều đó cũng phù hợp lời thề cùng chia ngọt xẻ bùi. Trong một buổi lễ, người ta chứng nhận 5 anh em chính là một cơ thể của một thần linh. Vì vậy cuộc hôn nhân là hợp lệ.
Anh em Korava biết tin 5 anh em Pandava còn sống và trở thành đồng minh của một nước láng giềng hùng mạnh. Theo lời khuyên của trưởng lão Bhisma, Dritaratra cho mời anh em Pandava trở về vương quốc và chia cho họ một nửa đất đai. Yudhi là anh cả được làm vua xứ Indaprasa bên cạnh vương quốc Hastinapura của anh em Korava. Mặc dầu lãnh thổ của anh em Pandava xấu hơn nhưng nhờ tài năng cai trị mà vương quốc của họ trở nên thịnh vượng và giàu có. Bọn anh em Korava lại sinh lòng đố kị và tìm cách chiếm đoạt.
Yudhi vốn là người coi trọng danh dự và say mê cờ bạc cho nên bị Durioda (Durio – anh cả của 100 anh em Korava) rủ rê vào trò cờ bạc. Durio nhờ một tay cờ bạc có ma thuật đánh cho Yudhi thua bạc liên tục phải đem gán cả vương quốc cho Durio như giao kèo. Anh em Pandava lại kéo nhau đi ẩn trong rừng sâu suốt 13 năm trời theo quy định sau khi thua bạc. Hết hạn họ trở về vương quốc nhưng anh em Durio trở mặt không trả lãnh thổ cho 5 anh em Pandava. Thậm chí Yudhi chỉ xin một làng nhỏ để cư trú và sinh sống cũng bị Durio cự tuyệt.
5 anh em Pandava không thể nhẫn nhục hơn nữa, buộc phải cầu viện các tiểu vương quốc khác kéo đến tiến đánh 100 anh em Korava. Cuộc chiến tranh giữa hai phe trong dòng họ Bharata lôi cuốn nhiều nước tham chiến với hàng triệu người với hàng vạn xe ngựa cung kiếm. Chiến trường Kurusetra mịt mù khỏi lửa trong vòng 18 ngày, hàng triệu xác chết chất thành núi, máu chảy thành sông. Trận chiến kết thúc chỉ còn 11 người sống sót.
Anh em Pandava tuy chiến thắng vẻ vang nhưng vô cùng đau xót vì đã phải chém giết tất cả những người ruột thịt. Sau khi làm lễ giết ngựa tế thần để tỏ lòng xám hối, Yudhi lên ngôi vua trị vì 36 năm liền.
Câu chuyện kết thúc bằng cuộc hành hương của 5 anh em Pandava và nàng Đropadi lên đỉnh núi Meru cao chót vót của Himallaya – nơi đó là cõi trời. Dọc đường đi xa xôi hiểm trở, nàng Đropadi và bốn người anh em Yudhi lần lượt bỏ xác ở trần gian, chỉ còn Yudhi và con chó mà chàng bắt gặp dọc đường lên tới được đỉnh núi Meru. Bấy giờ, thần Indra ra tiếp đón nhưng không chịu cho con chó vào cõi trời. Yudhi quyết định xin ở ngoài cõi trời với con chó trung thành của mình. Lúc ấy con chó hóa trở thành thần Darma và cho biết đây là hành động thử thách đạo đức Yudhi. Thế là Yudhi bước vào cõi trời. Đầu tiên chàng gặp toàn những kẻ thù cũ, sau đó được đưa đến hỏa ngục gặp các em và bạn bè của chàng. Yudhi xin các thần: “Tôi xin ở lại chốn này vì những người thân của tôi ở đâu thì nơi đó là thiên đường của tôi”. Nhưng đó vẫn là thử thách cuối cùng – thử thách lòng trung thành. Kết quả cả 5 anh em Pandava và vợ con đều được vào chốn vĩnh hằng bất diệt.

Photos from Kiến thức Ngữ văn THCS và THPT's post 19/11/2022

[BÀI VIẾT CỦA HỌC SINH]

ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN "CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN"

18/11/2022

👉NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN "TIẾNG THỞ DÀI QUA RỪNG KIM TƯỚC" CỦA HỒ ANH THÁI👈

✍️1.Người kể chuyện không đáng tin cậy
Thái độ của người kể chuyện trong truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” không thống nhất với thái độ yêu ghét của tác giả. Thật vậy, xuyên suốt truyện ngắn người kể chuyện không bày tỏ thái độ đánh giá các sự kiện, biến cố của nhân vật khiến cho việc lý giải sự kiện rất mơ hồ, hoặc cố tình bỏ sót một số chi tiết, hoặc kể những điều không liên quan tới sự việc chính, hoặc sử dụng một giọng điệu không phù hợp, hoặc tỏ ra hoàn toàn không hiểu.

✍️2.Người kể chuyện trung tâm và sự chuyển đổi người kể chuyện
Hồ Anh Thái không xưng tôi như trong các tác phẩm tự sự khác mà ngay từ những dòng đầu tiên ta đã nhìn thấy được người kể chuyện ngôi thứ ba trong truyện ngắn. Trong truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước”, tác giả là nhân vật trong tác phẩm, người kể câu chuyện được chứng kiến, người kể chuyện trung tâm hàm ẩn. Người kể chuyện ngôi thứ ba hàm ẩn hiểu rõ và tham gia hầu hết các diễn biến của toàn bộ câu chuyện. Có lẽ người kể chuyện có mối quan hệ mật thiết với tất cả các nhân vật trong truyện, có mặt trong mọi hành vi, mọi suy nghĩ của nhân vật. Nhân vật trong truyện ngắn được gọi theo ngôi nhân xưng thứ 3 như: Nilam, Raja, Ravi, Amar, ...
Trong truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” tác giả đặt vai trò người kể chuyện trong tác phẩm có lúc thì là người kể chuyện ngôi thứ ba hàm ẩn, có lúc chuyển đổi người kể chuyện cho nhân vật trung tâm là Nilam. Chẳng hạn: “Nilam trở về, ngồi chờ Ravi trước cổng nhà. Chờ hơn một giờ đồng hồ, thời gian đủ để ứa hết nước mắt tới mức khi Ravi bước vào cổng thì mắt Nilam đã trở nên khô khốc. Ravi, anh đi đâu về?”
Sự xuất hiện của người kể chuyện trung tâm và sự chuyển đổi người kể chuyện cho thấy những sáng tạo riêng của Hồ Anh Thái. Và những đặc điểm của người kể chuyện cho thấy người kể chuyện trong tác phẩm vừa giữ vai trò dẫn chuyện. Qua xây dựng người kể chuyện, Hồ Anh Thái đã thể hiện phần nào cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống con người Ấn Độ.

✍️3.Cốt truyện phân mảnh – lắp ghép
Không giống như những truyện ngắn khác, ở “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” không chỉ có một người kể chuyện mà có nhiều người kể chuyện, do đó tạo nên kết cấu ghép nối.
Sử dụng cốt truyện phân mảnh-lắp ghép, Hồ Anh Thái đã thể hiện sự trải nghiệm và khả năng bao quát đời sống của chính mình một cách hiệu quả.
Hồ Anh Thái đã tổ chức cốt truyện phân - mảnh lắp ghép trong truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” bằng cách lồng ghép các câu chuyện vào nhau, pha trộn kết nối những giấc mơ, các yếu tố huyền thoại cổ tích… (trong giấc mơ của Nilam).
Với kiểu cốt truyện này Hồ Anh Thái đã lắp ghép được tất cả nhếch nhác, hỗn tạp của cuộc sống hiện đại lên từng trang viết của mình một cách hoàn chỉnh nhất.

Telephone