CTy TNHH Tư Vấn Hỗ Trợ Giáo Dục Hoà Nhập Trẻ Chậm Nói HOA HƯ

CTy TNHH Tư Vấn Hỗ Trợ Giáo Dục Hoà Nhập Trẻ Chậm Nói HOA HƯ

Tư vẫn và giáo dục trẻ chậm nói , tự kỷ , tăng động , kém chú y , khó khăn t

Operating as usual

03/08/2022

👦TRẺ CẦN BIẾT CHƠI TRƯỚC KHI BIẾT NÓI 💁
🧠Chơi giúp trẻ học về thế giới xung quanh, chơi giúp trẻ phát triển kĩ năng xã hội và thông qua hoạt động chơi, trẻ học được luật lệ xã hội, chiến thắng-thất bại, kiểm soát cảm xúc, đàm phán và giải quyết vấn đề. Kỹ năng chơi chính là chìa khoá mở ra sự phát triển mọi mặt của trẻ. Là kỹ năng dùng để kích hoạt các hoạt động nhận thức và ngôn ngữ ở trẻ.

🎗 I. Chơi là gì?
- Chơi là hoạt động xảy ra một cách tự nguyện.
- Là hoạt động hấp dẫn trẻ nhỏ khiến trẻ hạnh phúc và vui vẻ khi chơi.
👉Vậy nên trẻ phát triển được kĩ năng chơi thì đồng thời trẻ sẽ phát triển được kỹ năng xã hội.

🎗 II. Ở trẻ chậm phát triển, rối loạn phát triển thì trẻ gặp khó khăn gì trong khi chơi ?
- Trẻ gặp khó khăn trong việc chú ý người khác đang làm gì (không có giao tiếp mắt, không chú ý).
- Trẻ gặp khó khăn trong việc bắt chước.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc tưởng tượng.
👉Vì vậy, để chơi tốt trẻ cần đảm bảo được 4 yếu tố:
1. Cùng chú ý.
2. Hiểu và kiểm soát cảm xúc.
3. Có kĩ năng giao tiếp.
4. Đặt mình vào vị trí của người khác.

🎗 III. Chiến lược phát triển kĩ năng chơi cho trẻ.

1. Tạo lập sự chú ý thông qua chơi giác quan-chơi khám phá.
- Tư thế ngang tầm mắt với trẻ (trẻ dần chú ý với sự xuất hiện của người lớn trong khoảng không gian riêng tư của mình).
- Quan sát, dựa theo sở thích của trẻ-bắt chước trẻ.
- Quan sát xem trẻ thích điều gì: chạy vòng tròn,ngắm đồ vật xoay tròn, lắc lư hay nhảy lên bàn, ghế,..sẽ có các trò chơi tương tự.
- Bắt chước trẻ giúp trẻ chú ý tới người lớn hơn, dễ dàng chấp nhận sự có mặt của người khác vào hoạt động chơi, giúp người lớn có thể lắng nghe được các âm thanh mà trẻ tạo ra và biến chúng thành từ có nghĩa.
- Giao tiếp hiệu quả, tạo tình huống giao tiếp.
- Nói ít, nói chậm để trẻ có thể hiểu được thông tin. - Cho trẻ thời gian để trẻ phân tích thông tin, nhấn mạnh và nhắc lại các từ khoá để trẻ ghi nhớ. Dùng hình ảnh minh hoạ để diễn đạt.
- Tạo tình huống giao tiếp nằng cách dừng lại đột ngột khi trẻ đang chơi, tạo ra môi trường thiếu thốn, như đưa bảng xếp hình nhưng thiếu mảnh ghép,…

👀Khả năng chú ý:
- Chỉ tay: Sử dụng nhiều động tác chỉ tay, dùng ánh mắt cũng như lời nói để chỉ cho trẻ những thứ xung quanh và để trẻ bắt đầu chú ý. Khuyến khích trẻ chỉ tay vào những vật được gọi tên.
- Chuyển dịch: Khi nhìn đồ chơi từ bên này qua bên khác, từ người này qua người khác.
=> Nhằm tăng mức độ chấp nhận của trẻ khi có thêm 1 người chơi cùng,trẻ khám phá đồ chơi quá các hoạt động liên quan đến giác quan như nếm, sờ, ném, mở ra – đóng vào ,…tăng cường khả năng giao tiếp mắt, duy trì sự chú ý.

2. Phát triển kĩ năng chơi theo kĩ năng và có cấu trúc.
- Hướng dẫn cách chơi đúng chức năng của đồ chơi.
- Tăng thời gian tập trung chú ý của trẻ trong khi chơi.
- Mở rộng khả năng bắt chước của trẻ.
- Khuyến khích trẻ chia sẻ không gian với bạn.
- Mở rộng khả năng chơi với đồ chơi theo nhiều cách khác nhau.
- Khuyến khích trẻ thực hiện bằng lời chỉ dẫn,bằng mệnh lệnh đơn giản.
- Dùng gợi ý bằng hình ảnh.
- Khuyến khích các hoạt độnh luân phiên.
- Hướng dẫn trẻ chơi hợp tác với bạn.
=> Giúp trẻ chơi đúng chức năng với nhiều đồ chơi, hoạt động khác nhau và chơi theo nhiều cách khác nhau. Trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn bè, biết chơi luân phiên, hợp tác với bạn.

3.Chơi hợp tác và chơi tưởng tượng.
- Chơi giả vờ: Điện thoại, ô tô, sinh nhật…
- Chơi đóng vai: nấu ăn, quét nhà, đóng vai công chúa, bác sĩ, siêu nhân.
=> Giúp trẻ học được cách chơi luân phiên, hợp tác và tham gia chơi đóng vai.
* Người lớn nên chơi với trẻ nhiều nhất có thể vì chơi là kĩ năng để kích thích các hoạt động nhận thức và ngôn ngữ của trẻ!
Nguồn st

Photos from CTy TNHH Tư Vấn Hỗ Trợ Giáo Dục Hoà Nhập Trẻ Chậm Nói HOA HƯỚNG DƯƠNG's post 13/07/2022

Cô : Sao hôm nay con buồn vậy ? Trò : Con muốn đi tô tượng !!! Cô : Con muốn tô tượng cùng các bạn không ? Trò : Dạ ( ánh mắt vui mừng )

27/06/2022

TRẺ EM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NHƯ THẾ NÀO?

Muốn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, chúng ta cần hiểu ngôn ngữ được phát triển như thế nào. Giống như xây 1 ngôi nhà 🛖chúng ta cần có nền móng trước 🧱
👀SỰ CHÚ Ý là nền tảng quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ, nếu thiếu sự chú ý sẽ không thể hình thành được trí nhớ - hiểu biết và ngôn ngữ .
👉Hãy thu hút sự chú ý của trẻ bằng nhiều hoạt động làm cho trẻ thích thú trước.
Những viên gạch kế tiếp được xây trên nền móng CHÚ Ý, đó là các kỹ năng cần có trước khi ngôn ngữ được hình thành : quen dần với NGUYÊN NHÂN-HỆ QUẢ, GIAO TIẾP MẮT, BẮT CHƯỚC, LẮNG NGHE VÀ SỰ LUÂN PHIÊN.
Tầng kế tiếp là HIỂU BIẾT rồi sau đó là GIAO TIẾP QUA CÁC CỬ CHỈ ĐIỆU BỘ như dùng tay chỉ , kéo tay người lớn, liếc mắt nhìn, quay đầu ,.....
👉Và cuối cùng là NGÔN NGỮ LỜI NÓI được hình thành.
ST

21/06/2022

💥💥💥[CÙNG NHAU CHƠI LUÂN PHIÊN]

🥰Chơi luân phiên là một khía cạnh quan trọng trong kỹ năng tương tác xã hội, được thể hiện rất nhiều trong lĩnh vực giao tiếp hay một trò chơi trong nhóm đông người. Khi trẻ đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển các kỹ năng hội thoại như đặt câu hỏi, trả lời, bình luận qua lại, bố mẹ cần chú ý đến hai kỹ năng quan trọng bao gồm:👇

✅Khả năng chờ đến lượt của mình trong một cuộc hội thoại

✅Khả năng duy trì sự chú ý (lắng nghe) khi người khác nói

Kỹ năng thứ 2️⃣ là kỹ năng vô cùng quan trọng bởi nó giúp duy trì mạch giao tiếp với đối phương và tạo nên một cuộc hội thoại có ý nghĩa. Vậy các chiến lược hay trò chơi đơn giản nào mà bố mẹ có thể thực hành ngay với con❓ Hãy thử tham khảo các trò chơi sau nhé:👇

🔵Trò chơi Hỏi - Đáp đơn giản, ví dụ như trò Guess Who (Đoán xem ai nào), chơi thẻ bài,...🎶

🔴Luân phiên chơi trò chơi Đoán xem đồ gì. Bố mẹ có thể điều chỉnh gợi ý cho phù hợp với khả năng hiểu hiện tại của con. Ví dụ như đưa ra gợi ý mức độ đơn giản như “Đồ vật này có màu đỏ” hay ở mức độ nâng cao hơn “Đồ vật này có ba bộ phận”. Bố mẹ có thể cùng trẻ luân phiên nhau chọn đồ vật để đoán và đưa ra các câu hỏi🌞

🔵Thời gian ăn tối sẽ là một thời điểm lý tưởng để gia đình có thể cùng nhau đặt câu hỏi, luân phiên trả lời và lắng nghe. Quan trọng hơn hết, đây sẽ là thời gian để có sự tham gia nhiều nhất của các thành viên trong gia đình để trẻ có thể nhiều cuộc đối thoại. 🍀

🔴Cùng trẻ đóng vai “phát thanh viên” để kể về một ngày của trẻ tại trường. Bố mẹ có thể sử dụng tranh ảnh để giúp trẻ nhớ về “tin tức” trong ngày của trẻ. Hoạt động này sẽ giúp trẻ ghi nhớ, trả lời các câu hỏi về sự kiện trong quá khứ và hỗ trợ khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ🌻

💌Nếu thấy các hoạt động này có ích, bố mẹ đừng quên chia sẻ đến những phụ huynh khác nhé❗️❗️❗️


-----

20/06/2022

CÁC PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHẨU HÌNH VÀ ÂM NGỮ CHO TRẺ CHẬM NÓI
1. Tập cơ hàm và môi
a. Tập cơ hàm
🗣Để nói được trước tiên cơ hàm của con phải hoạt động đúng cách, có chủ đích.
🦷Cập răng:
👉 Nhấc hai hàm răng cập vào nhau. Ba mẹ ngồi trước mặt con rồi làm mẫu cho con. Yêu cầu con nhìn vào miệng để bắt chước hoặc cùng làm trước gương để con nhìn và làm theo.
👄 Đẩy hàm dưới qua lại hai bên:
Trước tiên, yêu cầu con há miệng rồi từ từ đưa hàm dưới qua hai bên. Hãy làm thật chậm rồi nhanh dần để con chú ý và làm theo.
👄 Cắn môi dưới:
Hàm trên cắn nhẹ vào môi dưới rồi nhanh chóng bật môi dưới ra khỏi hàm răng giống như khi phát âm âm “v”.
2. Tập cơ môi
Môi cần phải được chuyển động đúng cách để bật được âm chuẩn, tránh trường hợp nói ngọng, nói không rõ từ.
💋 Chu môi:
Ba mẹ làm mẫu cho con trước: dạy con cách chu môi lên như khi phát âm các từ, như: “u” hoặc “su su”, máy bay kêu “vù vù”. Mẹ có thể làm máy bay hoặc chơi máy bay – luôn có vật, tranh ảnh để con tương tác.
💋 Tròn môi:
Rất nhiều bạn nói không rõ từ do không biết làm tròn môi, môi lúc nào cũng chỉ trong một trạng thái “rộng vành”. Vì vậy trước tiên mẹ dạy con cách làm tròn môi như âm “o” hoặc làm con gà gáy “ò ó o” để trẻ làm theo và bật âm ra.
💋 Mím môi:
Trẻ phải biết mím môi để uống nước, hút sữa… Trước tiên mẹ dạy con mím môi vào tờ giấy, thìa… rồi mở môi để tờ giấy, thìa rơi xuống hoặc có thể cùng con hút, thổi ống nước để con thích thú học theo. Mẹ làm động tác gọi gà “bập bập” để con làm theo.
😙Phồng má:
Dạy con phồng má để lấy hơi.

👥 GIÚP CON TẬP PHÁT ÂM - KHUYẾN KHÍCH PHÁT ÂM
Để giúp con nói cũng như rèn luyện để con nói rõ, các bậc phụ huynh không chỉ giúp con luyện cơ môi – hàm mà còn cần có một số các bài tập cũng như phương pháp phù hợp khuyến khích trẻ phát âm.
👅 TẬP CƠ LƯỠI:
Khi lưỡi hoạt động tốt thì trẻ mới có thể nói tốt. Vì vậy, gợi ý các phụ huynh một số các trò chơi giúp trẻ luyện cơ lưỡi.
👉 Thò – thụt lưỡi:
Mẹ ngồi trước con rồi làm động tác thò thụt lưỡi từ chậm đến nhanh dần. Mẹ có thể “dụ” con làm bằng cách thò lưỡi ra và sau đó đặt lên lưỡi thứ mà con thích ăn nhất đề con học theo mẹ và làm theo để được cái mà con đang muốn.
👉 Đá lưỡi sang hai bên:
Tương tự như các cách làm trên, mẹ đá lưỡi sang hai bên từ chậm đến nhanh để con làm và học theo.
👉 Liếm môi trên/dưới:
Mẹ có thể bôi ngọt hoặc cái gì đó dính lên hai môi để con liếm môi.
👉 Dạy phát âm đơn giản
Cha mẹ nên dạy con bắt đầu từ 5 nguyên âm O, E, A, U, I cả khẩu hình và âm để con dễ bật âm hơn:

O: tròn môi

E: lưỡi đè nhẹ lên phần trong môi trên

U: chu môi

A: há rộng miệng

👏 Khuyến khích phát âm
Khi tương tác với con mẹ tạo tình huống để phát ra các âm thanh quen thuộc giúp con có cơ hội bật được âm nhanh hơn như đưa tay lên miệng “oa oa”, gọi gà “bập bập”, “lêu lêu”, “ê ê”, tặc lưỡi…

• Bắt đầu các âm dễ với con như “và”, “vi vu”, “bơ”, “mơ”, “bà”, “ba”…

• Cho con đọc thơ, hát vuốt đuôi theo bài hát. Khi đến các từ cuối của câu thơ, câu hát mẹ nói to, rõ các âm đó dần dần mẹ nên chừa một khoảng trống (3-5s) ra để con nói vuốt đuôi từ đó theo mẹ vd: “hai vây xinh xinh” thì từ “xinh xinh” mẹ hát to, rõ từ rồi một thời gian sau khi hát đến từ đó mẹ chừa một khoảng trống ra để con nối từ vào. Mẹ nên nhớ rằng khi đọc thơ hay hát mà chú trọng bật âm cho trẻ thì ở những từ cuối của câu me phải nhìn vào mắt con để con giao tiếp mắt và để con bắt chước khẩu hình của mẹ để bật âm. Khi tương tác với con ở các động từ, các danh từ các mẹ nên nhấn mạnh vào từ cần truyền đạt một phần là để con hiểu rõ yêu cầu một phần là để con nghe rõ và bắt chước theo các từ đó (từ khóa). Hãy bắt đầu bằng các từ đơn giản, gần gũi và không có dấu, những từ có 1, 2 âm tiết để con dễ bật âm hơn. 👌

Ngoài các kỹ thuật luyện âm trên thì các bài tập phục hồi chức năng áp dụng cho phần cơ môi, lưỡi, hàm cũng cần phải được thực hiện đồng thời và kiên trì hàng ngày. Đó là:

* Chườm nóng – lạnh vùng cằm; hàm; góc hàm: nhất là vói những bé xúc giác nhiễu loạn( cắn môi, thích cọ mặt, môi vào các vật cứng, thô ráp; cơ mặt thỉnh thoảng bị giật..) việc chườm nóng (70 đến 80oC) từ 3-6 lần trong ngày sẽ giúp con nhanh chóng giảm và hết những hành vi này. 👌

* Mát xa xoay tròn theo chiều kim đồng hồ xuôi từ gốc hàm xuống tới cằm sau khi chườm nóng-lạnh sẽ giúp con vận động hàm tốt hơn, dễ bật âm hơn. 👌

‼‼Lưu ý: Có một số trẻ rất muốn nói, hợp tác đưa khẩu hình khi được dạy nói nhưng không thể phát âm được thì có thể nghĩ tới việc con bị thiếu (hụt) hơi hay thắng lưỡi có vấn đề. Khi đó ngoài việc tích cực luyện tập với hàm, môi, lưỡi thì nhả phanh lưỡi hay tập thêm các bài luyện đẩy hơi ( sưu tập).

14/06/2022

Ngôi nhà nhỏ hạnh phúc to ❤️❤️❤️

07/06/2022

🔥🔥TRẺ ĐI NHÓN GÓT CHÂN🔥🔥

☘️Nếu trẻ lớn hơn 2 tuổi nhưng vẫn còn đi nhón gót , đó là dấu hiệu không ổn . Vì vậy cần được các nhà chuyên môn đánh giá để tìm ra nguyên nhân nhằm can thiệp phù hợp.

☘️ Việc đi nhón gót có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển ở trẻ em; đó cũng là dấu hiệu của hệ thống tiền đình kém, hệ thống tiền đình liên quan đến sự thăng bằng và phối hợp của trẻ và cũng có liên quan đến việc học tập.
☘️Nếu hệ thống tiền đình của trẻ kém , trẻ sẽ có các biểu hiện như đi nhón gót, hành vi kém hoặc những thách thức trong học tập ,trong lớp học. Những dấu hiệu này có nghĩa là trẻ có thể bị mất kết nối trong não bộ khiến trẻ khó khăn trong học tập. Các dấu hiệu này thường gặp ở trẻ em mắc chứng Tự kỷ, ADHD, Chứng khó đọc, Dysgraphia .

☘️Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ đi nhón gót , từ nghiêm trọng cho đến hầu như vô hại. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến làm trẻ đi nhón gót:

☘️Do có vấn đề về hệ thống thăng bằng chức năng: tai trong của trẻ là nguyên nhân gây ra đi nhón gót. Hệ thống tiền đình ở tai trong có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho não về vị trí và chuyển động. Nếu thông tin mà hệ thống này cung cấp không chính xác, bộ não thậm chí có thể không nhận thức được bàn chân không đi theo cách hiệu quả nhất. Cần có những bài tập vận động về thăng bằng cho trẻ có thằng bằng kém.
☘️Do có vấn đề về xử lý cảm giác: trẻ có rối loạn xử lý cảm giác (SPD) cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc đi nhón gót chân. Nếu trẻ quá nhạy cảm với xúc giác , trẻ có thể tránh đặt gót chân xuống nhằm tránh các kết cấu khó chịu hoặc cảm giác khó chịu mà trẻ phải chịu khi chạm vào gót chân. Trẻ cũng sẽ tỏ ra ác cảm với tất ( vớ ), giày hoặc chân trần. Cần sử dụng liệu pháp xúc giác , điều hòa cảm giác để can thiệp cho các trẻ dạng này.
☘️Do thói quen: đây là nguyên nhân ít đáng báo động nhất.
☘️Do cơ : gặp trong các trường hợp tổn thương não gây co cứng cơ nhưng không được tập luyện dẫn đến co rút cơ hoặc trong các trường hợp co rút sau khi chấn thương ,tư thế xấu . Trường hợp này cần gặp CV. Vật lý trị liệu để được tập kéo giãn cơ co rút, tập mạnh cơ hoặc bác sĩ chỉnh hình sẽ phẫu thuật để kéo dài gân gót nếu cơ co rút .

💥💥Sau đây xin giới thiệu một số bài tập cải thiện hệ thống tiền đình để can thiệp trẻ đi nhón gót :
⭐Đi dép chân vịt : cho trẻ mang dép đi trong nhà vì dép chân vịt giúp trẻ đi đặt gót chân đến ngón chân.
⭐Dậm chân tại chỗ/ đi duyệt binh : đi và dậm chân tại chỗ là những động tác yêu cầu toàn bộ bàn chân phải tiếp xúc với mặt đất. Bạn có thể tạo thành một trò chơi, theo nhạc, hát theo nhịp dậm chân như đang đi duyệt binh .
⭐Leo lên dốc/núi: cho trẻ chạy lên dốc nhằm kéo giãn gân cơ và từ trên cao cho trẻ đi lùi lại để đi xuống. Tương tự . cho trẻ đi lên cầu tuột hoặc ván nghiêng và đi lùi lại.
⭐Giày : cho trẻ mang giày có kèn đối với trẻ thích tiếng động để trẻ có động lực hạ gót chân xuống đất hay mang giày có bánh xe ở gót chân dành cho trẻ không bị lắc lư bởi tiếng ồn vì trẻ phải nhấc ngón chân lên khỏi mặt đất để lăn, giúp trẻ quen với áp lực lên gót chân cũng như kéo căng phần gân gót.
⭐Đối với trẻ có rối loạn xử lý cảm giác ( SPD): khuyến khích trẻ đi bằng chân trần trên nhiều bề mặt khác nhau để bàn chân tiếp xúc với các kết cấu khác nhau. Có thể làm trò chơi cho trẻ đi trên các họa tiết từ chăn mềm đến kem cạo râu..
⭐Điều khiển xe: cho trẻ chơi trò chơi lái xe hơi. Dạy trẻ cách giữ bàn chân khi giả vờ lái xe cũng là một bài tập kéo giãn cơ.

✔️Khi gặp một trẻ hay đi nhón gót , cần liên hệ với chuyên gia được đào tạo để được đánh giá nhằm tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết

Nguồn: CV.VLTL/ANTL Lê Thị Đào

Photos from CTy TNHH Tư Vấn Hỗ Trợ Giáo Dục Hoà Nhập Trẻ Chậm Nói HOA HƯỚNG DƯƠNG's post 04/04/2022

Biên Hoà ngày 3-4-2022 . NGÀY HỘI TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ TỰ KỶ HƯỚNG NGHIỆP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ YẾU THẾ ❤️❤️❤️

Photos from CTy TNHH Tư Vấn Hỗ Trợ Giáo Dục Hoà Nhập Trẻ Chậm Nói HOA HƯỚNG DƯƠNG's post 23/03/2022

Hoạt động sáng nay : Trò chơi : Đội nào nhanh nhất ❤️❤️❤️❤️. Cách chơi : Chia làm 2 đội , đội màu xanh và đội màu đỏ . Mỗi thành viên của mỗi đội sẽ lần lượt chạy lên lấy một sợi dây ruybang giống với dây rubang cột ở tay mình chạy về đích và cột vào vị trí của đội mình . Đội nào thực hiện nhanh nhất sẽ chiến thắng . Luật chơi : mỗi thành viên sẽ lấy 1 sợi ruybang và mỗi lần chỉ được 1 bạn chơi . Kết quả : Đội màu xanh dành chiến thắng . Đội màu đỏ về thứ 2 .

Photos from CTy TNHH Tư Vấn Hỗ Trợ Giáo Dục Hoà Nhập Trẻ Chậm Nói HOA HƯỚNG DƯƠNG's post 18/03/2022

Lớp chúng mình rất vui . Ngoài giờ học cá nhân các bạn còn được tham gia các hoạt động ngoài trời và giờ học nhóm để phát triển giao tiếp nữa nhé .❤️❤️❤️

Photos from CTy TNHH Tư Vấn Hỗ Trợ Giáo Dục Hoà Nhập Trẻ Chậm Nói HOA HƯỚNG DƯƠNG's post 14/03/2022

Hạnh phúc từ những hành động nhỏ của con . Ba mẹ ơi con đã rất cố gắng đó ạ ❤️❤️❤️ yêu các thiên thần bé nhỏ . 😘😘😘

01/01/2022

THÚC ĐẨY GIAO TIẾP

1. Đủ cả, trừ một thứ.

Trong các thói quen hàng ngày: mặc quần áo, đi giày dép. Hãy đưa cho con của bạn những bộ quần áo, giày dép mà chúng càn nhưng bỏ lỡ thứ gì đó như 1 chiếc tất, giày để chúng phải yêu cầu thứ còn thiếu từ bạn.

2. Đồ chơi mang tính chất thúc đẩy, có kết thúc nhất định và quá khó để trẻ sử dụng một mình.

Nếu con bạn gặp khó khăn khi tự sử dụng đồ chơi (Chẳng hạn thổi b**g bóng xà phòng/ bóng bay lên dây cót đồ chơi/ cuốn dây con quay, sử dụng đồ chơi có nút bật/nhạc,..), bạn có thể tạm dừng trước khi giúp trẻ chơi đồ chơi và chờ trẻ yêu cầu giúp đỡ, hoặc giao tiếp với bạn bằng sự giúp đỡ, hoặc giao tiếp với bạn rằng trẻ cần sự giúp đỡ của bạn để khiến đồ chơi hoạt động (Trong tình huống này khi con bạn đưa ra được tiến hiệu có thể bằng hành động hay chỉ trỏ hoặc hình ảnh.. gần đúng/đúng. Chúng ta khích lệ và nhớ vừa giúp vừa giải thích hành động giữa mẹ và con).

3. Từng chút một

Nếu con bạn thực sự thích bánh hoặc đi chơi với đồ chơi bi lăn hoặc có đường trượt hoặc bộ tàu hỏa hay ô tô chạy trên đường ray (Ví dụ trong bộ “Thomas tank engine”), thay vì cho trẻ một số và đợi trẻ yêu cầu thêm. Bạn có thể làm điều này nhiều lần và tạo ra nhiều cơ hội cho con bạn yêu cầu nhiều hơn.

4. Cung cấp các thứ trẻ không muốn (Tập cho trẻ nói “không”)

Để khuyến khích con bạn nói “không” một cách thích hợp, hãy cung cấp cho con bạn những điều mà bạn biết rằng trẻ không thích. Bạn có thể làm điều này vào giờ ăn (Ví dụ: mời trẻ món mà trẻ không thích) hoặc hỏi xem trẻ có muốn xem một đĩa DVD mà bạn biết rằng trẻ không thích.

Điều này tạo cho con tự tin từ chối những thứ mà mình không thích (Khi một ai đó cho con thứ gì con không thích bố mẹ cũng đừng ép con phải “ạ” hay “xin” vì đó là hành vi sai lầm ép con làm điều không thích kể cả trẻ bình thường cũng vậy, trẻ sẽ thụ động và sau này ko thể tự quyết định được chủ ý của mình) hoặc ngược lại đưa vật hoặc thứ con thích ra trước mặt để con nói “Có”.

5. Làm điều gì đó bất thường hoặc bất ngờ

Khi bạn tắm cho con bạn, bạn có thể muốn sáng tạo và yêu cầu một trong số các anh chị em của chúng đi vào bồn tắm mà vẫn đang đi tất. Điều này sẽ tạo cơ hội cho bạn và con bạn bình luận về một điều “ngớ ngẩn”.

6. Giấu một món đồ gì đó.

Nếu con bạn chỉ ăn bánh mì với sữa và con bạn thường đi đến tủ lạnh để lấy sữa, hãy giấu hộp sữa để trẻ có thể yêu cầu bạn giúp tìm chai đó.

7. Giữ im lặng.

Thay vì hỏi con bạn những gì trẻ muốn ăn khi trẻ đến nhà bếp, bạn có thể đứng trước tử lạnh/ tủ để đồ ăn và không nói gì cả. Nếu con bạn thực sự đói, trẻ sẽ chỉ ra rằng trẻ muốn một cái gì đó để ăn hoặc uống (và sau đó bạn có thể trả lời).

8. Đề nghị đưa cho trẻ một cái gì đó khác.

Nếu con bạn luôn thích mặc một bộ đồ ngủ cụ thể khi chúng đi ngủ bạn có thể đề nghị cho trẻ một thứ gì đó khác biệt như bộ đồ ngủ mới (có hình ảnh các nhân vật yêu thích của trẻ in trên đó).

9. Sáng tạo những thứ “ngớ ngẩn” (ví dụ: cố tình phạm sai lầm)

Bạn có thể giả vờ rằng bạn không biết điều gì đó, hoặc mắc lỗi “vô tình” (nhưng thực sự bạn cố tình làm điều gì đó để trẻ có phản ứng). Điều này sẽ khuyến khích con bạn giao tiếp với bạn nhiều hơn bằng cách yêu cầu những gì trẻ muốn, nhận xét rằng bạn chưa làm điều gì đó chính xác hoặc bằng cách cho bạn biết cách thực hiện. Ví dụ, bạn có thể giả vờ đi đôi giày của con bạn và đợi phản ứng của trẻ. Bạn có thể cố mở khóa cửa bằng bút chì và để chìa khóa trong tay kia để con bạn có thể cho bạn biết bạn đã làm gì sai và sau đó cần làm gì..

10. Tận dụng cơ hội khi một việc gì đó xảy ra.

Nếu con bạn bị té ngã đau, và bị chảy máu, bạn có thể hỏi trẻ xem thích dùng băng y tê (urgo) nào.

11. Lựa chọn

Thay vì luôn cung cấp cho con bạn một thứ giống nhau (ví dụ: nước ép táo), bạn có thể tạo ra các cơ hộ giao tiếp bằng cách cho trẻ lựa chọn như “Con muốn uống nước ép táo hay sữa sô cô la!”. Các ví dụ khác có thể bao gồm đặt câu hỏi như: “Con muốn đi theo đường thẳng này hay theo đường ong kia?”, “Con muốn khoai tây rán hình mặt cười hay khoai tây rán loại cong lượn sóng?”. Nhưng hãy nhớ rằng trẻ không có khả năng nói chuyện để thực hiện những lựa chọn này: bạn có thể giữ hai lựa chọn trước mặt trẻ và khuyến khích trẻ chỉ vào hoặc tiếp cận với thứ mà trẻ muốn.

Dựa trên tiêu chí trẻ thích để can thiệp

Trẻ thích làm gì, thích ăn gì, Các thói quen hoặc mối quan tâm lặp đi lặp lại của trẻ là gì? Đâu là các địa điểm yêu thích của trẻ?

12 Thúc đẩy con bằng đồ ăn

Ví dụ: Chuẩn bị thức ăn như dán bột mì (Chuẩn bị nguyên liệu và đồ dùng) có thể đảo lộn vị trí, cùng con làm những chiếc bánh. Nếu bạn kheo tay có thể nặn thành nhiều hình dạng ngộ nghĩnh, to bé..tạo hứng thú cho trẻ vừa chơi vừa học.

- Lựa chọn đồ bát đĩa lớn nhỏ, các ống hút đa dạng nhiều loại màu sắc, túi đựng thức ăn, đĩa, kéo… Hãy tự bày trò ngớ ngẩn khi dùng nhầm các vật dụng nhà bếp.

- Bày trò lộn xộn với thức ăn.

13. Chơi với ô tô (đồ chơi con thích)

- Bánh xe đà: Loại xe có dây cót.

- Săn xe: Nếu con bạn thực sự rất thích xe ô tô bạn đề nghị con phải nhắm mát lại hoặc sang phòng khác trong khi đó bạn giấu các xe vào các chỗ khác nhau để con đi tìm hoặc đưa ra vị trí giấu xe đặt ra câu hỏi với con có/không.

- Đâm xe vào nhau: Nói chung, trẻ em thích làm cho mọi thứ sụp đổ, và điều tương tự cũng áp dụng cho trẻ tự kỷ và xe hơi. Bằng cách đâm đồ chơi vào nhau, bạn có thể dạy cho con bạn các hành đông/ động từ như “tai nạn” và “ nhanh” và các nhận xét như: “ồ, không!”.

- Đường trượt cho xe: Bạn và con bạn có thể rất nhiều niềm vui bằng cách làm ra các đường trượt cho xe bằng các vật liệu khác nhau trong đường trượt đó. Banjc ó thể sử dụng khay, mảnh gỗ nhỏ, hoặc máng nước để làm đường trượt. Trò chơi này tạo ra thêm các cơ hội giao tiếp bằng cách giữ những chiếc xe ở trên cùng đếm ngược (hoặc nói”sẵn sàng, ổn định, chạy”) trước khi thả tay cho phép chúng lao đi.

- Xếp chúng thành hàng: Một số trẻ tự kỷ rất thích xếp xe thành hàng. Bạn có thể phát triển tiếp sở thích này bằng cách đo xem hàng ô tô đó dài bao nhiêu khi chúng xếp với nhau thành hàng như thế, hoặc bạn có thể vẽ một đường phấn hoặc đặt một đoạn dây để con bạn phải xếp các ô tô theo đó để thành hàng. Bạn có thể khuyến khích con xếp hàng theo các mẫu màu, như đặt tất cả các xe màu đỏ trước và sau đó là màu xanh lá cây..v.v

- Xe điều khiển từ xa: Bạn có thể cho phép con bạn sử dụng điều khiển hoặc cn có thể cho bạn biết nơi con muốn chiếc xe đi tới (trong khi bạn sử dụng bộ điều khiển). Chiếc xe có thể được điều khiển để đuổi theo cái gì đó hoặc trốn quang phòng, hoặc bằng cách vẽ các đường phấn, bạn có thể khuyến khích con cố gắng di chuyển xe trên hoặc giữa các đường phấn đó. Bằng cách sử dụng quả bóng bàn với một chiếc xe điều khiển từ xa, bạn có thể chơi các trò chơi mà chiếc xe phải cố gắng đẩy bóng qua vạch đích (đây là một trờ chơi khó nhưng thú vị!).

14. Các trò chơi lên dây cót.

Đồ chơi lên dây cót là một công cụ tuyệt vời để hỗ trợ con bạn giao tiếp, bởi vì con bạn thường cần sự giúp đỡ của bạn để kích hoạt đồ chơi! Nhiều người trong số các bạn đã quen thuộc với những đồ chơi lên dây cót như: con vịt, đôi chân biết nhảy vọt.. Nhưng giờ đây có hàng trăm đồ chơi lên dây cót giá rẻ khác nhau có sẵn trong các cửa hàng đồ chơi, trong siêu thị hoặc gian hàng trực tuyến (online). Những đồ chơi lên dây cót cũng trở nên kỹ thuật hơn và có thể nhảy (ví dụ: con chuột túi, con thỏ, con khỉ biết nhảy) hoặc có thể lộn vòng (như con bọ rùa v.v). Nhiều đồ chơi lên dây cót khá mỏng manh nên chúng tôi khuyên bạn nên lên dây cót dây cót đồ chơi và sau đó đặt chúng lên bàn trước mặt con bạn. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để dạy co giữ bàn tay của con trên bàn và không chạm vào đồ chơi (chỉ nhìn thôi).

- Đếm vòng xoay lên dây cót: Một khi con bạn đã chọn đồ lên dây cót mà con muốn bạn có thể hỏi xem con muốn bạn lên dây cót bao nhiêu vòng cho đồ chơi đó. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu con chọn từ hai, bốn hoặc sáu vòng lên dây cót. Khi bạn hoàn thành quay mỗi vòng dây cót, bạn có thể đợi con nói số tiếp theo trước khi lên dây cót đồ chơi, bạn có thể thay phiện nhau – tuy nhiên đây là một kỹ năng khó vì bạn phải đưa đồ chơi cho con trong khi phải giữ để đồ chơi không bị kích hoạt. Nhưng nếu đồ chơi lỡ bị kích hoạt, bạn sẽ bắt đầu lại quá trình đếm lần nữa (điều này sẽ dạy tính kiên trì)!

- Mô tả sau đó lên dây cót: Nếu con bạn đang học cách mô tả mọi thứ và sử dụng các động từ và tính từ khác nhau, bạn có thể chơi trò chơi, theo đó bạn xếp hàng vài đồ chơi lên bàn và cho trẻ mô tả hai hoặc ba đặc điểm của mỗi đồ chơi mà con bạn muốn lên dây cót (thay vì đặt tên cho đồ chơi). Ví dụ, bạn có thể khuyến khích cho con bạn biết màu sắc chính của đồ chơi là gì và liệu nó có hai tay/ chân,v.v hoặc nó biết nhảy, chạy hay lăn.

- Tìm điểm giống nhau/ tương tự: Bằng cách đặt một vài đồ chơi lên dây cót lên bàn có thể khuyến khích con bạn tìm thấy những điểm giống nhau trong đồ chơi trước khi lên dây cót cho chúng . Ví dụ, bạn có thể yêu cầu con tìm thấy hai đồ chơi có chân, hoặc 2 đồ chơi lộn vòng. Điều này sẽ giúp cải thiện kỹ năng nghe của con trong khi trẻ nhận được phần thưởng là các đồ chơi được lên dây cót, sau mỗi lượt thực hiện các yêu cầu của bạn.

- Sẵn sàng, ổn định, chạy: Bạn có thể chơi một trò chơi đơn giản, với việc bạn lên dây cót đồ chơi và giữ nó cho đến khi con bạn đếm ngược hoặc nói “sẵn sàng, ổn định, chạy!” hoặc gọi tên đồ chơi đó lên. Trò chơi này còn có thể vui hơn nếu bạn lên dây cót nhiều đồ chơi cùng một lúc, rồi giữ tất cả chúng lại và sau đó chờ con gọi tên tất cả các đồ chơi đó và cuối cùng thả tất cả ra đẻ chúng chạy cùng một lúc.

- Săn tìm kho báu: Bạn có thể thiết lập một cuộc săn lùng kho báo với đồ chơi lên dây cót với điều kiện con bạn phải nhắm mắt lại (hoặc đi vào phòng khác) trong khi bạn giấu đồ chơi quanh phòng/ nhà. Con bạn phải chạy xung quanh để tìm lại tất cả các đồ chơi và đặt chúng vào trong một cái xô. Bạn có thể nói với con rằng bạn đã giấu bao nhiêu đồ chơi lên dây cót và con phải đếm để xem con có tìm thấy đủ các đồ chơi hay không. Bạn có thể yêu cầu con đoán nơi bạn đã giấu đồ chơi bằng cách hỏi “Có đồ chơi nào dưới gối không?”, hoặc bằng cách chỉ vào những thứ khác nhau trong phòng và yêu cầu con nhìn theo để xem có đồ chơi ở đó không (điều này tốt cho việc dạy con câu trả lời “có/không”).

- Đua các đồ chơi lên dây cót: Một số đồ chơi lên dây cót có thể đi, bò, nhảy và chạy. Bằng cách xếp chúng lại với nhau theo một hàng, bạn có thể đua chúng và xem cái nào đến đích trước. Điều này là rất tốt cho việc dạy cho con khái niệm về ‘thắng “và “thua” và “ thứ nhất, thứ hai, thứ 3”, v.v.

15. Các đồ chơi có nam châm

Trẻ tự kỉ thường thích đồ chơi có bộ phận từ tính. Chúng bao gồm những thứ như số và chữ cái, quả bóng từ và gậy, đũa từ và dây câu từ. Bạn có thể mua một số đồ chơi nhưng bạn cũng có thể làm một số đồ chơi bằng cách gắn một số nam châm mỏng và các kẹp giấy, vào các tấm ảnh hay đồ chơi nhỏ.

- Que từ và quả bóng từ: Đồ chơi này thường có 1 hộp thiếc với nhiều viên bi và các que từ có thể có kích thước khác nhau. Bạn có thể tạo ra nhiều cơ hội giao tiếp với con bằng cách giữ hộp thiếc và yêu cầu gọi riêng từng quả bóng và que từ bằng màu sắc/kích thước mà con muốn. Bạn có thể khuyến khích con xây dựng chúng thành các chuỗi hình ảnh (2D hoặc 3D) hoặc khiến chúng sao chép một bức ảnh mà bạn đã tạo ra bằng các que và bi.

- Tranh nghệ thuật từ tính: Có những gói đồ chơi từ tính đặc biệt đi kèm với một bảng nền từ tính và các vật kim loại khác nhau để gắn lên bảng từ tính đó, chẳng hạn động vật biển, động vật sở thú, bướm, vật dụng trong vườn, v.v Bạn có thể tạo ra rất nhiều các cơ hội giao tiếp với trẻ bằng cách đưa tấm bảng từ tính và khuyến khích trẻ nói với bạn mỗi một món mà trẻ muốn để gắn lên tấm bảng nền từ tính đó.

- Chữ và số: Một số trẻ tự kỷ có mối quan tâm đặc biệt về chữ cái và số. Bạn có thể sử dụng các chữ số và chữ cái để làm tăng sự quan tâm này của trẻ và tạo ra các từ, .v.v trên tủ lạnh hoặc các bề mặt tính từ khác xung quanh nhà. Các con số và chữ cái thường được để trong một hộp với các màu sắc và kích cỡ khác nhau (một số chữ là in, một số chữ là thường). Bạn có thể tạo ra các cơ hội giao tiếp bằng cách đơn giản giữ chiếc hộp và khuyến khích con bạn yêu cầu các số hoặc chữ cái nào chúng muốn. Đôi khi sẽ vui hơn nếu bạn cố tình đưa cho trẻ thứ không đúng như yêu cầu của trẻ và quan sát xem trẻ có thể giao tiếp với bạn và nói bạn phải đưa đúng thứ trẻ cần hay không.

16. Các đồ chơi quay.

​Trẻ tự kỷ thường thích các đồ chơi quay tròn như cái quay nhựa, quay kéo dây, hay các đồ chơi máy bay trực thăng quay, v.v. Bạn có thể tìm thấy những đồ chơi này bằng cách tìm kiếm trực tuyến và nhập từ khóa như “đồ chơi cảm giác”, “đồ chơi quay” và “đồ chơi tự kỷ”. Những đồ chơi này là một công cụ tuyệt vời để hỗ trợ giao tiếp cho con bạn bởi vì con bạn thường sẽ cần sự giúp đỡ của bạn để làm cho đồ chơi quay, hoặc bạn có thể khuyến khích trẻ yêu cầu các phần khác nhau của đồ chơi quay.​

- Đếm đo thời gian: Bạn có thể tạo ra rất nhiều cơ hội giao tiếp với con bạn khi chơi các đồ chơi quay bằng cách đếm xem món đồ chơi sẽ quay trong không khí được bao lâu, hoặc cố gắng đếm xem đồ chơi nào đó quay được bao nhiêu vòng (trò này hơi khó). Bạn có thể đo thời gian quay của các đồ chơi quay khác như con quay nhựa kéo dây, máy bay trực thăng bay, bóng bay quay, v.v.​

- Đặt trên các bề mặt khác nhau: Bằng cách cho con quay trên các bề mặt khác nhau, nó có thể tạo ra các âm thanh và kiểu khác nhau. Ví dụ, bạn có thể đặt nó trên một đĩa gốm phẳng, hoặc một khay nấu ăn, lót một miếng giấy bạc (dành trong nướng bánh nấu ăn) trong khay xem âm thanh con quay tạo ra thế nào khi quay trên bề mặt đó, hoặc bạn có thể rắc một chút bột lên mặt khay để xem con quay tạo nên những hình vẽ thú vị trên bề mặt. Việc rắc bột/ mảnh vụn giấy trang trí (với số lượng hạt bội hay hạt giấy lên đến hàng trăm và hàng ngàn ) là tuyệt vời vì khi con quay chạm phải chúng, chúng sẽ bay lên khắp nơi.​

- Đặt đồ chơi lên khay và di chuyển khay: Bạn có thể tạo ra rất nhiều niềm vui bằng cách cho một con quay quay trên một cái khay nướng bánh, nhấc khay lên và làm cho con quay quay xung quanh khay. Nếu con quay quay nhanh, bạn có thể hất nớ lên không trung một chút và nhanh tay lật mặt của chiếc khay mà bạn đang giữ trên tay và khi con quay rơi xuống trên bề mặt kia của khay, nó vẫn tiếp tục quay. Bạn có thể sử dụng các khái niệm ngôn ngữ khác nhau với con của bạn như “lên”, “lật” và “bắt nó”.​

- Những con quay đâm nhau: Bằng cách đặt điều nhiều con quay vào khay hoặc một nắp hộp chứa có bề mặt bằng phằng, bạn có thể làm cho chúng đâm vào nhau. Bạn có thể khuyến khích con giao tiếp bằng cách để con chọn màu con quay mà con thích và đua xem con quay nào sẽ tồn tại lâu nhất và con quay nào đâm con nào.

17. Các đồ chơi có đèn.

Trẻ tự kỷ có thể có xu hướng nhạy cảm và do đó trẻ thường rất thích các loại đèn và đồ chơi có đèn khác nhau. Chỉ cần lưu ý chuẩn bị nhiều pin để sẵn sàng chơi, bởi vì con bạn thích ánh sáng, đen, bạn sẽ chắc chắn chuẩn bị cho con. Sẽ tốt hơn nếu bạn mua một số bộ pin sạc hay đèn pin tự phát sáng bằng cách quay mạnh.

- Gương và đèn: Bằng cách đặt một vài chiếc gương hoặc chỉ đơn giản bằng cách cầm một chiếc gương nhỏ trên tay, bạn có thể thử nghiệm với việc thay đổi hướng ánh sáng từ đèn pin. Đây là một trò chơi thú vị để chơi bóng tối!​

- Đèn giấy bóng kính: Bằng cách có một hai cái đèn pin, một vài tấm giấy bóng kính hình vuông, một vài cái kéo và một tập giấy ghi chú (notes), bạn có thể tạo ra rất nhiều cơ hội giao tiếp bằng cách cho con bạn lựa chọn các giấy bóng kính có màu sắc khác nhau và nhặt chúng lên đèn pin và bật nó lên (bạn cũng có thể chiếu ánh sáng vào tường để xem các màu sắc khác nhau). Bạn có thể thử nghiệm với sự pha trộn giấy bóng kính và nhìn thấy những gì màu sắc bạn nhận được, và bạn có thể cắt các hình dạng trong giấy bóng kính để có được một số hình ảnh tương phản thú vị. ​

- Vui chơi bằng các vật liệu và đèn pin: Bạn có thể có rất nhiều niềm vui với con bạn và tạo ra cơ hội giao tiếp bằng cách đặt các vật liệu khác nhau trên một đèn pin cầm tay. Bạn có thể di chuyển đèn pin xung quanh dưới vật liệu trong khi con cố gắng đuổi theo ánh sáng bằng ngón tay của trẻ hoặc với một chiếc đèn pin khác từ phía ngược lại.​

- Chăn khẩn cấp/ Chăn cấp cứu: Có thể mua từ các hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán đồ dùng cho đi bộ đường dài hay leo núi và trông giống như một tấm giấy bạc khổng lồ. Bạn có thể có một số niềm vui như trong sàn nhảy “disco”cùng con bạn bằng cách cùng nhau chui dưới tấm chăn và dùng đèn pin chiếu sáng lên tấm chăn. Ánh sáng phản chiếu trên tấm chăn và tạo ra bầu không khí disco (đây cũng là thời điểm tuyệt vời để hát với con của bạn). Bạn cũng có thể lấy một chiếc đèn quay và cho nó quay dưới tấm chăn khăn cấp​.

- Đuổi bắt ánh sáng trong lều: Lều là điều kiện tuyệt vời với đèn pin vì lều tạo ra một căn phòng tốt và làm cho việc chơi với đèn pin vui hơn. Bằng cách có hai đèn pin cầm tay, một cho bạn và một cho con của bạn, bạn có thể chơi đèn pin hoặc đuổi ánh sáng đèn pin của nhau trong lều. bnj chỉ cần đi theo ánh sáng của nhau cố gắng không bị bắt – điều này rất thú vị. Bạn có thể đặt ra quy tắc cho trò chơi biến một người thành “người đuổi” và người kia là “người bị truy đuổi” – đây là điều tốt để bắt đầu dạy cho các con quy luật của trò chơi thập thể vì trẻ sẽ cần các kỹ năng tương tự khi chơi ở những nơi khác.​

- Đèn pin đeo trán và ngón tay: Có rất nhiều loại đèn pin khác nhau mà bạn có thể mua. Ví dụ, có loại đèn pin đeo lên đầu, trước trán, rất tuyệt để chơi trong nhà trong bóng tối hoặc đọc dưới tấm chăn, v.v. Loại đèn pin nhỏ với vòng đàn hồi đeo vào ngón tay của bạn rất nhiều màu sắc khác nhau. Đèn pin đeo ngón tay rất tuyệt vời để chơi đuổi bắt ánh đèn và cũng khuyến khích con bạn chỉ vào những từ mà bạn hoặc trẻ con có thể yêu cầu một đèn pin ngón tay rất tuyệt vời để chơi trò đuổi bắt ánh đèn và cũng khuyến khích con chỉ vào những từ mà bạn hoặc trẻ đang đọc từ từ một cuốn sách . Đối với mỗi trang bạn đọc, con có thể yêu cầu một đèn pin ngón tay với màu khác nhau (đây có thể là một cách để khuyến khích trẻ em đọc sách).

- Bóng của hai bàn tay – những người bạn in bóng trên tường: Bằng cách chiếu ánh đèn phía sau bạn trong khi bạn và con bạn ngồi đối diện với một bức tường, bạn và con có thể có rất nhiều niềm vui khi làm ra các hình dạng và hình động vật in bóng lên tường bằng cách thao tác đôi bàn tay và ngón tay của bạn. Có rất nhiều cơ hội giao tiếp với con của bạn. Hãy để con yêu cầu các động vật khác nhau (ví dụ: chó, rắn, thỏ) và bạn cũng có các hành động khác nhau (ví dụ: “làm cho thỏ nhảy” v.v). Bạn cũng có thể đóng vai và kể chuyện hoặc đưa các món đồ chơi hay/ và các con gấu bông yêu thích của con vào trò chơi in hình bóng lên tường này.

18. Đồ chơi mềm và đàn hồi

- Dây co giãn / đàn hồi: Bạn có rất nhiều niềm vui với dây co giãn, đàn hồi bằng cách kéo một đầu và để con bạn kéo ở đầu bên kia. Bạn có thể khuyến khích con giao tiếp bằng cách đếm số bước bạn có thể lùi cho đến khi sợi dây căng hết cỡ, hoặc đếm ngược (hoặc nói: “sẵn sàng, chuẩn bị, buông”) cho đến khi bạn và con thả sợi dây cùng lúc và xem nó bay lên không trung hoặc tạo ra âm thanh “ping” thú vị. Bạn có thể thay đổi vị trí của mình khi giữ sợi dây sao cho nó bay theo mọi hướng khác nhau. Ví dụ, con bạn có thể giữ nó trên sàn nhà trong khi bạn kéo nó lên cao (nếu con buông ta ra, sợi dây sẽ bay tít về phía trần nhà). Bạn cũng có thể sử dụng dây co giãn để tạo chữ cái, số và hình dạng.

Cảnh báo! Cẩn thận để dây đàn hồi không bay vào mặt và cơ thể con bạn.

- Đồ chơi bằng dây thun: Bằng cách buộc chặt vật liệu có giãn giữa hai vật thể cố định, bạn có thể tạo một máy phóng. Có rất nhiều niềm vui có được với một máy phóng bằng cách lấy các con vật yêu thích của con bạn như gấu, ô tô.. và bắn chúng bay qua đầu bên kia của căn phòng. Bạn có thể chơi trò chơi xem bạn bắn được bao xa, cao đến mức nào. Hoặc bạn có thể vẽ mục tiêu trên tường và xem liệu bạn có thể đạt được mục tiêu đó hay không.

- Thử nghiệm co giãn: Bạn có thể buộc nhiều sợi dây co giãn (sợi chun, thun) và vật liệu co giãn khác nhau vào một vật thể cố định (ví dụ: một chiếc ghế nặng) và kéo căng dây và xem nó dài bao xa. Bạn có thể chơi trò chơi này với con bạn để xem ai là người khỏe nhất và ai có thể kéo nó ra xa nhất (đặt các giấy dán lên sàn nhà để đánh dấu khoảng cách bạn và con bạn có thể kéo tới).

- Xoắn và xoay: Đặt hai bút chì ở hai đầu của một dây đàn hồi và xoay chúng theo hai hướng ngược nhau cho đến khi dây đàn hồi bị xoắn chặt. Sau đó bạn có thể đếm ngược và thả tay để cho các cây bút chì bay đi và lúc đó chúng sẽ xoắn và xoay vòng khắp nơi. Trò chơi này rất hữu ích cho việc dạy các động từ cho con bạn, như “xoắn” và cũng đếm ngược hoặc nói “sẵn sàng, chuẩn bị, buông!”. Bạn cũng có thể làm tương tự với các đồ chơi nhỏ (ví dụ: người hoặc động vật) và thìa ăn, v.v.

- Những quả bóng Halloween (bóng có hình 3D bên trong): Có rất nhiều những quả bóng vui nhộn hình dạng khác nhau và thường có chứa chất lỏng/ gel. Có thể sẽ rất vui để chơi với con của bạn khi khuyến khích con chọn các màu khác nhau hoặc có thể để trẻ đoán xem bên trong có những gì khi bạn bóp bóng.

19. Thúc đẩy con bằng các trò chơi chung​

- Đồ chơi âm nhạc: Nhiều trẻ mắc hội chứng tự kỷ thích âm nhạc, thích các nhạc cụ và đồ chơi phát ra nhạc và âm thanh. Đồ chơi âm nhạc có ưu thế là thường rất trực quan (đã cài đặt sẵn tác động và hiệu ứng), nên con bạn được chủ động tham dự vào hoạt động vui chơi, đồng thời được thưởng thức nhạc và các âm thanh. Đồ chơi âm nhạc có rất hữu ích để dạy các kỹ năng xã hội, luyện tập chờ đến lượt mà mô phỏng nhiều giai điệu và hành động khác nhau (có thể là một việc rất đơn giản như lắc một chiếc xúc xắc hoặc gõ trống).

- Các nhạc cụ gõ: Là một cách rất hay để tạo ra cơ hội giao tiếp. Bằng cách đặt thật nhiều nhạc cụ khác nhau (hoặc có thể giả vờ các món đồ gia dụng là nhạc cụ) vào một cái hộp​(thường thì bạn có thể tìm ra những thứ rất vui nhộn ngay trong bếp), bạn có thể để trẻ yêu cầu các nhạc cụ khác nhau bằng cách chỉ tay vào chúng, dùng tên gọi hoặc cố gắng mô tả âm thanh chúng phát ra, hoặc đặc điểm bề ngòa của nhạc cụ. Một cách vui nhộn nữa là thử chơi một giai điệu trên một nhạc cụ và đề nghị trẻ bắt chước (hoặc thử mô phỏng lại). Hãy suy nghĩ theo hướng mở rộng và chơi với các nhạc cụ theo nhiều cách, lấy ví dụ: bạn có thể gõ trống bằng chân hoặc cùi chỏ.​

- Phát lại đi: (Ví dụ trên máy ghi âm, điện thoại, máy tính. Ipad..)

Chỉ cần một máy ghi âm hoặc tính năng phát ghi âm hay quay hình ảnh trên các công cụ điện thoại, máy tính.. cũng có thể mạng lại nhiều trò vui. Trẻ thích được bật cho nghe các bản ghi lại tiếng và hình của chính mình. Bạn có thể tạo ra các cơ hội giao tiếp bằng cách hát một cac khúc ưa thích hay một đoạn video cảnh con thích vào máy rồi bật lên, hoặc có thể “mớm” cho con bạn các câu trích từ một cuốn sách nào đó thuộc (dạng câu ngắn), rồi sẽ nhắc lại lời bạn đọc trong lúc được ghi âm. Khi bạn ghép các câu lại, đó như là một cuốn sách nói (audibook nhưng được đọc bằng chính giọng của con bạn. Hoặc có thể chỉ đơn thuần thích phát ra các tiếng động giống như nội dung trong sách (Ví dụ: tiếng kêu của động vật).

Ngoài ra chúng ta cúng có thể vận dụng các cách chơi cùng con như: Micro hát Karaoke, nhạc cụ tự chế, chương trình ca múa nhạc truyền hình, các trò chơi vận động như trông cây chuối, chạy đua, trốn tìm vv.. đều vừa chơi vừa tăng khả năng giao tiếp mà không phải căng thẳng bắt ép con phải ngồi một nơi khiến con khó chịu không hợp tác.

20. Trò chơi thưởng phạt

​Đã có rất nhiều phụ huynh áp dụng phương pháp này để tạo hứng thú cho con học hoặc hoàn thành một công việc gì đó như : Nếu hoàn thành thưởng bim bim, ô tô, cho chơi trò con thích hoặc tích điểm bằng mặt cười trái tim.. Thử mà xem rất hiệu quả.

21. Cung cấp thêm từ mới, số, màu sắc...

Bằng các hoạt động hay chơi hằng ngày cùng con mà bố mẹ không nhất thiết phải ngồi vào bàn ép con phải nhớ.

- Khi chúng ta tắm cho con ta có thể cầm ca nước hay vật dụng múc nước dội lên từng bộ phận cơ thể của con, thử xem trẻ cực kì hứng thú: Khi đó chúng ta có thể nói “dội nước” hoặc “đổ” một vài lần sau đó mình chỉ giơ lên tầm mắt mình và con nhưng ko dội ngay xem con có phản ứng thế nào, nếu con chưa phát âm được chúng ta có thể mớm lời cho con bằng khẩu miệng nhưng ko phát ra âm thanh, khi con nói được thì chúng ta đã thành công còn sau 5s con không nói chúng ta phải nhắc lại và lặp lại nhiều lần mỗi khi tắm. Tương tự vậy chúng ta có thể dạy con các bộ phận cơ thể trong khi tắm khi mỗi lần chúng ta dội nước đến bộ phận nào.

- Nếu con học màu sắc, số, chữ hoặc các vật dụng hay hoa quả không hứng thú vậy chúng ta quan sát xem con mình đang thích đồ chơi gì: Ví dụ có trẻ chỉ thích ô tô chúng ta có thể chơi và dạy con nhận biết được màu sắc của xe, hình tròn, tiếng động cơ hay gắn con số, chữ cái vào mỗi chiếc xe và yêu cầu con lấy giúp..
Kim Phụng
Bài viết sưu tầm và chia sẻ hi vọng hữu ích với cả nhà!
Cảm ơn tác giả ❤️

Videos (show all)

Nhanh tiến bộ và lớn khôn các con nhé⚘⚘

Telephone

Website