Quốc ngữ Việt

Quốc ngữ Việt

Tiếng-Việt là thứ Tiếng rất dễ học. Biết cách là nhẹ-nhàn nắm-bắt được?

DongA Bank, chi nhánh 362A Nguyễn Văn Nghi, P.7, Gò Vấp, HCM
CTK: NGUYỄN TIẾN DŨNG
STK: 0101375463

Operating as usual

Kẻ thù ta - Phạm Duy 16/02/2024

Một năm mới, một ngày mới... lại một lúc nữa còn được nắm tay nhau, nhìn thấy mặt trời, sanh-sống với đời.
Có một đàn em trong CLB Aikido Bách Khoa vừa ra đi hôm nay, người em họ... vừa ra đi trước Tết mấy ngày, người vợ một đứa em trong CLB Cán bộ Đoàn Hội Biên-Hòa đã đi trong năm qua... Và đã có rất nhiều người mà con quen biết đã dừng chân, còn con thì được bước tiếp.
Có một nhóm các bạn trẻ trong CLB Cán bộ Đoàn Hội Biên-Hòa không nhìn mặt nhau trong nhiều năm, một nhóm các anh em đầy nhiệt huyết khô-khát một sân chơi cho Thanh thiếu niên Biên Hòa tan rã, các Anh Em Đồng-Bào một mẹ Tiếng-Việt nhưng chụp-mũ, xỉa vả, đấu-đá nhau... Có chia-rẽ hận thù nhưng thật ra là chia-xẻ hiểu biết. Ân đằng sau những tiếng lớn, cứng rắn là nhiệt huyết của một lớp người-Việt mới, muốn làm tan rã lạnh-lùn băng giá đã khuất lấp Chính Tả Tiếng-Việt bây lâu.

Dù lúc nào, ra sao, hay chỉ còn chút hơi thở, con vẫn nhìn thấy mặt người, mặt trời và khuôn mặt cuộc đời đẹp tươi.
..
Con xin cảm ơn lòng yêu thương của quý Trưởng Thượng, Thầy Cô, và Bạn-hiền gần-xa dành cho con. Cầu mong mọi người luôn nhẹ lòng, nhẹ nhàn, nhẹ-tênh trên Đường Đời.

Xin chào một năm mới.

Kẻ thù ta - Phạm Duy Kẻ Thù TaNhạc sĩ: Phạm Duy (Saigon-1965)Kẻ thù ta đâu có phải là ngườiGiết người đi thì ta ở với ai ?Kẻ thù ta tên nó là gian ácKẻ thù ta tên nó là vô lươngT...

30/01/2024

NHỚ “BÁT CANH-GÀ THỌ-XƯƠNG”
---
“Văn là Người”. Cũng lối văn đó, người ta nhìn ngó ‘phóng-tung buông thả’, lúc nói ‘dí-dỏm thâm-xâu’, lúc nâng-yêu ‘thấm đậm hữu tình’... còn với riêng mình, con cảm nhận tình yêu thương Quê Hương Đất Nước luôn vặn-thắt trong lòng Cụ Dương-Khuê.

Cảnh càng đẹp người càng đau-xót
Hữu tình nhiêu, máu trỏng trong bấy nhiêu
NTKBG

Tại sao Tiếng "canh" trong bài “Hà Nội tức cảnh” không thể là "món canh", một bữa ăn có ích, nhẹ-nhàn là "ăn để sống". Bát canh nóng-thổi “khói tỏa” giữa trời đêm lạnh “ngàn sương”, làm tỉnh đầu-óc kẻ say-xỉn “bê tha”, khiến lòng được chút ngẩn ngơ trước cảnh yên lành buổi sớm mai... Sao không thử cảm nhận "canh" ở đây là "bát canh ". Dựa vào tài văn chương ngoại-hạng của Cụ Dương-Khuê, sao không thể tin Cụ tài ba, có thể từ ‘bát canh gà’ trần-trụi mà thản-thốt một vần thơ thần thánh.

Con xin gởi đến Đồng Bào, Góc Nhìn của con: Con không say thơ, cũng chưa cảm được cái đẹp trong thơ của Cụ Dương-Khuê, nhưng con nắm-bắt “Không thấu-suốt hoàn cảnh ra đời của Văn Thơ, không thấm-thấu nỗi lòng Tác Giả... thì bài thơ dù hay-ho, cũng chỉ là “cái xác không hồn” – như người đẹp, dù là “hoa hậu” thì sẽ như muôn bông hoa, rồi cũng tàn ú; bài thơ không thể nào “sống mãi”. “Hà Nội tức cảnh” thì không như thế.
..
Con tưởng tượng: Lúc ngày đã tới mà trời còn “mịt mùng”, sau khi cánh màn nhung khép lại, như bao ca-kỹ và khách làng chơi, Nhà thơ Dương Khuê “bước cao bước thấp” ra về. “Phất phơ cành trúc trăng tà”, đây không phải là dáng “quân tử” bị gió rung-lay, đấng anh hùng bị Thời Thế làm cho liêu-xiêu liểng-xiểng đó sao.

Cụ là “anh hùng mạt vận”, khô-khát “xoay chuyển càn khôn” nhưng đã lỡ thời. Chuyện tình “không có thật” với ca nương Hồng Tuyết, khi nàng mới… 3 tuổi đầu, chính là chuyện tình của Cụ với “nàng” Nguyễn Phước Hồng Nhậm, đương kim Thể-Thiên-Anh Hoàng đế; niên hiệu Tự Đức. Từ khi Cụ đổ Tiến-sĩ (1868) đến khi Vua Tự-Đức mất (1883) là “Mười lăm năm thấm thoát có xa gì”. Đến khi từ quan, Vua Tự-Đức tặng hàm Binh bộ Thượng Thư, dù là “hữu danh vô-thật”, nhưng cũng tỏ rõ Vua hiểu được tài năng và thấy được tình cảm của Cụ. Thế nhưng tình cảm đó, mối duyên Vua Tôi đó, đến nay đã “sượng sùng”. Cụ rời quan trường về quê, nhưng lòng không thôi nhớ nhung:
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Lần lần lữa lữa rày rày mai mai
Có ai ta cũng thế này
Không ai ta cũng như ngày có ai
DƯƠNG KHUÊ

“Hồng Hồng, Tuyết Tuyết” là Tiếng gọi trong cơn say, là tiếng lòng Cụ thương nhớ. Mối dây ràng buộc “vua tôi” không chỉ làm Cụ “ngây ngây dại dại” mà còn làm cho Cụ thấy “ái ngại”. Binh-bộ Thượng Thư, chức tước cao nhất trong Quân Đội, bằng với chức Bộ trưởng Bộ Quốc-Phòng ngày nay, dù chỉ là “tặng hàm”, có Chức nhưng không có Quyền, nhận cũng chỉ thêm chút “bổng lộc” nhưng phiền lụy thì quá nhiều – Cuộc sống riêng, con cháu của Cụ, rồi cả giòng họ Dương bị dòm ngó, theo dõi, nghi ngờ… và đứng trước nguy cơ “Tru di cửu tộc”. Nguyễn Du còn có thể làm “gái hai chồng”, còn Cụ, không thể cựa mình xoay-trở gì hết. Từng “bước đi hơi thở”, mỗi “lời văn tiếng nói”, đến “con-Chữ dòng Thơ” của Cụ, đều được Bà Con Đồng Bào, Nhân-sĩ Trí Thức cùng mật thám, Chánh quyền Bảo Hộ, rồi đến cả con cháu của Cụ dõi theo. “Sai một li đi một dặm”, sơ hở một chút là “ngọt nát bình tan”, Cụ luôn sống cảnh “nghìn cân treo sợi tóc”, đi trên “bàn chông đất lửa”. Sống trong cảnh ngặt nghèo đó, liệu ai có lòng với “cảnh đẹp” hay không?

Con tin là có, bằng chứng là Cụ chính là tác giả của những vần thơ bất hữu:
Phất phơ ngọn trúc trăng tà,
Tiếng chuông Trấn-Võ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây-hồ.
DƯƠNG KHUÊ

Cụ sống nhàn-nhả phóng-tung để khép-nép ẩn mình, chìm đắm trong “đàn xướng hát ca” để giữ lòng thanh sạch, mượn “rượu chè hút sách” để được vẩy-bùng múa-bay… Lúc Cụ “tức cảnh sanh-tình” là đang say mềm, bụng đói, ruột gan cồn cào… sau một cuộc vui, trên đường về, qua ngõ Thọ Xương, được một chén cháo, một bát canh nên lòng nhẹ-nhàn, đầu óc tươi-tỉnh, rồi bất giác thoát tục.

Đúng là theo thuần lý, bài thơ “Hà Nội tức cảnh” quá nên thơ mà gắn với “bát canh gà” thì thật trần-trụi thô-tục; cứ như “bông hoa Lài cắm bãi-cứt Trâu”. Nhưng con cảm nhận: với lãng-tử Dương-Khuê thì không gì là không thể. Cụ thấm đạo lý “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa”, thấy được “con tạo xoay vần”, sao không nắm bắt được Đạo lý “Có thực mới vực được đạo”. Con cảm nhận thế, và qua cảm xúc đó, con nâng-yêu từng con-Chữ câu-Thơ, cảm được cái khí chất ngang ngược quật khởi nơi Cụ.

Nếu thích thú những bài ca Trù, yêu những vần thơ trữ tình, say mê văn chương của Cụ Dương-Khuê là mới chỉ biết phần “tài tử phong lưu” trong Cụ. Không nắm bắt được “hoàn cảnh sáng tác”, không tỏ rõ được tâm thế của Đấng “đội đá vá trời”, không thấy được khí-chất của một Binh bộ Thượng Thư Dương-Khuê. Người, dù không tuẫn-tiết nhưng “sống không bằng chết”. Thế mà trước nghịch cảnh, lòng vẫn bay bổng nảy-sanh vần thơ tươi đẹp, tạo nên kiệt tác từ… một “ bát canh gà”. Thế mới tài tình mầu nhiệm.

Một người đa tình đa mang như Cụ, thấm cả nỗi đau của cô đầu Hai “Góa chồng cũng thể như chưa có chồng” thì sao lại có thể dửng dưng, nhẹ lòng “múa bút tung ngòi” tả cảnh đẹp Hà Nội, trong khi hàng triệu Bà Con Đồng Bào đang rên-xiết khổ đau; Dân Tộc đang chìm trong đêm trường trăm năm nô-lệ Đế quốc Françe. Không, “Hà Nội tức cảnh” chỉ là một phút thăng thiên, một thoáng xuất thần trong cơn say đột ngột tỉnh rượu từ một bát canh gà. Và chỉ như thế, Bạn Yêu Thơ mới thấy được cái Tuấn Kiệt nơi Cụ.

Đúng, nếu “Hà Nội tức cảnh” được một thi nhân Dân Gian, trên bước lãng-du, nghe tiếng chuông chùa thanh thoát, nhịp chày thúc giục, canh gà yên lành, mặt hồ tĩnh lặng, từ đó “nhả ngọc phung châu” làm ra một bài thơ hay, thì đó cũng chỉ là một bài thơ hay, như trong các bài thơ hay về Hà Nội. Nhưng không. Đây là bài thơ của Binh bộ Thượng Thư Dương-Khuê, làm ra trong cảnh “Nước mất Nhà tan”, đang khi hàng ngàn Đồng Bào và Chiến Sĩ yêu nước bị xỏ-xiên dập-nát, giòng họ Dương trong tệ-trạng có thể bị chụp mũ, chà-đạp và xóa-bỏ thình lình… “Hà Nội tức cảnh” ra đời như thế, vậy thì “kìm-giữ một bài thơ hay” mà lọi-bỏ “bát canh gà”, hay chấp nhận nó để Bài Thơ không-chỉ ‘đi vào lòng người’ mà-còn ‘đi vào lòng Dân Tộc’. Bài Thơ không chỉ là một tuyệt tác về Hà Nội nghìn năm văn hiến, mà còn là vật chứng cho tinh thần quật khởi của con người đất Hà-thành.

Lòng không thẹn trước Quốc Dân Đồng Bào, xong xuôi phần vụ giòng-họ, Cụ Dương-Khuê không chỉ là một nho sĩ “văn võ song toàn” mà còn là một bậc “thần-thong quảng đại”, nắm bắt Đạo lý Đất Trời, biết rõ “có thực mới vực được Đạo”, có “bát canh gà” mới ra “Hà Nội tức cảnh”. Cụ “thức thời” kìm-giữ mầm-giống cho giòng-họ Dương, ẩn nhẫn chờ “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa” để Dân Tộc vùng đứng lên, và để cho ngày nay, “Hà Nội tức cảnh” đi vào lòng người, con cháu Dương-gia tiếp nối Ông Cha, nhiều người là trụ cột Nước Nhà…

Với con, “Hà Nội tức cảnh” đã đi vào lịch sử, nó không chỉ là một bài thơ hay mà còn phơi bày tinh thần bất khuất của một người con đất Hà-thành. Cũng như bức tranh “Nàng Mona Lisa” với “nụ cười bí ẩn” của Quái kiệt Leonardo de Vinci, bài thơ “Hà Nội tức cảnh” với “bát canh gà” của Đại tướng Dương-Khuê có thật, và nhờ “bát canh gà” mà Bài Thơ sẽ sống mãi.
---
Hình minh họa của trang Giaoduc.net

04/01/2024

TRỌNG TẢI – TẢI TRỌNG
---
Người Việt đều biết Chữ-Nho TẢI có Nghĩa ‘chở’, nhưng TRỌNG thì chưa nắm chắc; ví như vẫn còn lệch lạc giữa Từ TRỌNG LƯỢNG và KHỐI LƯỢNG.
.
“Trọng Tải” là Danh Từ trỏ ‘trọng lực chịu tải’, tức ‘sức chở’, như “Trọng Tải của xe là 5 tấn” (tức ‘sức chở là 5 tấn’).
“Tải Trọng” là Phó Từ đứng trước đơn vị khối lượng, trỏ ‘tải-chở một trọng lượng’, tức ‘chở nặng (một trọng-lượng nào đó)’, ví dụ: Tải Trọng 5T là ‘chở-nặng 5 tấn’.

Mắc rối ở đây là Ý Nghĩa thoáng-qua ‘sức chở 5 tấn’ na-ná ‘chở-nặng 5 tấn’, nên trong nói chuyện có sự lẫn-lộn giữa “trọng tải 5 tấn” và “tải trọng 5 tấn”. Tệ-trạng này càng xâu-nặng khi không có một cuốn từ điển nào giúp người Việt rõ-ràng hai Từ này: Chúng là đồng-Nghĩa hay khác-Nghĩa?
.
Điều u-bí này không chỉ có trong “lời văn tiếng nói”, văn-viết báo-chí, từ người ngoài ngành, mà cả nơi giới Làm Luật. Có rất nhiều trang web về Luật, khi thuyên giải thì tách rạch “trọng tải” và “tải trọng”, nhưng trong văn-viết lại lộn-trộn như văn-nói, thành ra sau khi đọc xong, Bạn Đọc vẫn ngẩn ngơ! Ngay cả trong Luật của Nhà Nước, dù đã rõ-ràng hai Từ TẢI TRỌNG và TRỌNG TẢI, nhưng cũng có sơ-sót một lỗi ở Điều 59 Mục 1 “Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, TẢI TRỌNG…giấy phép lái xe được phân thành…”, đúng ra là phải dùng Từ TRỌNG TẢI. Có thể nói, mặc dùng trong Luật, và cả trong các Thông-Tư, Nghị Định, hai Từ TẢI TRỌNG và TRỌNG TẢI đã chung lòng, nhưng trong ăn-nói, nhiều Đồng Bào, kể cả nhiều vị quan-chức của Bộ ‘lưu-thong vận tải’, cũng nói nhập nhằng hai Từ TẢI TRỌNG và TRỌNG TẢI.
.
Nếu tách-rạch theo Văn Phạm: Từ TRỌNG TẢI là Danh Từ, TẢI TRỌNG là ‘cụm Từ Ngữ không thể đứng một mình’ tức Phó Từ. Nếu nắm-bắt theo Ý Nghĩa rõ-ràng: Từ TRỌNG TẢI là ‘sức lực tải-chở lớn nhất’, TẢI TRỌNG là ‘(đang) tải-nặng một trọng-lượng’.

Cần nắm chắc: Dù là “Trọng Tải” hay “Tải Trọng” thì đều là Tiếng-Việt – do Người Việt định đặt. Đồng-Bào có thể nắm bắt nhẹ-nhàn theo đúng Văn phạm Tiếng-Việt “Chính trước Phụ sau”: “Trọng Tải” là ‘trọng lượng chịu tải’ và “Tải Trọng” là ‘tải-nặng một trọng-lượng’…

Tam giác vuông tròn tròn méo tròn tam giác vuông tròn 02/01/2024

MẸO NẮM-CHẮC TIẾNG-VIỆT: ĐƠN-ÂM-TIẾT
---
Theo con cảm nhận: Hiểu biết của Đồng Bào về Tiếng-Việt đã lệch lạc, rối nùi, sai lầm quá thể.
Con xin khoanh tay, cúi đầu, nhìn-thẳng thưa chuyện với các vị Trưởng Trượng, Thầy Cô và Bạn-hiền gần-xa.
Theo nền-nếp Dân Tộc, Người Nhỏ phải “khoanh tay, cúi đầu, nhìn thẳng” khi thưa-gởi với Người Lớn; khi lớn, có sức gánh vác, phải cung kính “vòng tay” (tay phải nắm chắc, tay trái ôm-lấy nắm đấm tay phải, vừa ‘che đi sức mạnh’ biết mình nhỏ bé thấp hèn, vừa ‘phơi bày lòng khô-khát dâng lên’ – máu từ tim không bị chặn lại mà chảy-đi khắp vòng tay, tỏ lòng mong muốn chia-xẻ) thưa chuyện trước Đồng Bào. Con xin phơi-bày Hiểu Biết của mình. Nếu con sai-trái ở đâu, xin trỏ-biểu cho con.

Thứ mà con nói-ra thật quá dễ-nhàn, là hiểu biết Vỡ Lòng và là Nền Tảng Tiếng-Việt-học -, chớ không có gì to lớn. Chính Nhà cách-mệnh Giáo dục Hồ Ngọc Đại, trong Chương trình CNGD Tiếng-Việt đã đưa điều này vào-ngay ‘bài học đầu tiên’ (với những Chữ-Vuông Chữ-Tròn làm xao động lòng người) để các em học trò lớp 1 thấm đậm trong Đầu Óc, nắm chắc ‘từng Tiếng được ghi thành từng Chữ’…

Thế nhưng điều Cốt Lõi này là thứ quá nhỏ bé với Đồng Bào. Như Không-Khí, Đất, hay Nước, là vật-chất khắn-khít với sự-Sống, mà có ‘bao nhiêu người thấu-suốt xâu-sắt điều này’. Với Tiếng-Việt cũng thế: Bổn-Chất, Tiếng-Việt là Ngôn ngữ Đơn-Âm-Tiết, mỗi Tiếng được ghi-Âm thành một-Chữ. Đây là Chìa Khóa, Mẹo hay, điểm Mấu Chốt để nắm bắt Tiếng-Việt, mà Đồng Bào xưa nay ‘mấy ai rõ rành’.
---
Phần 1: SỰ U-BÍ KHI KHÔNG-HIỂU-BIẾT TIẾNG-VIỆT ĐƠN-ÂM-TIẾT
---
Thời nay, từ sau Chương trình CNGD Tiếng-Việt của Thầy Hồ-Ngọc-Đại làm lay-động xã hội Việt Nam năm 2018, Người Việt không ai không biết ‘Tiếng-Việt Đơn-Âm-Tiết’, nhưng trong thang-đo Nhận Thức, Biết là bậc thang thấp nhất – Biết nhưng chưa-chắc đã Rõ, có thể “nắm bắt” nhưng không “nắm chắc”; chỉ cao hơn “Không Biết”, là “Biết mà không Hiểu”.

Con xin thuyên-giải ‘những bậc thang Nhận Thức’ qua Chữ THONG và THÔNG: Quốc-Ngữ THÔNG có cả Chữ-Nôm và Chữ-Nho, Nghĩa tách-rạch qua phép Hình Thanh, là cách tạo-ra Chữ-Vuông gồm hai phần: phần Thanh là phần ghi-Âm và phần Hình là phần Tượng Hình ghi-Ý. Như Chữ-THÔNG có Tự MỘC trỏ “cây thông”, Tự NẠCH Tượng-Hình ‘khung cửa lõng-lay’ có Ý ‘trục trặc, bị bệnh’ trỏ “thông manh” (bệnh đau mắt)… hay Chữ-Nho THÔNG có Tự NHĨ Tượng-Hình ‘lỗ tai’ có Ý ‘nghe rõ’ trỏ “thông minh” (là “nghe cái hiểu liền”).

Nhưng Tiếng “thong” (hay “thông”) có điều Rối-Khắn. Các Chữ-Vuông có Tự SƯỚC Tượng-Hình ‘gót chân’ để nói ‘tung-tâng bay nhảy’, Tự XÍCH Tượng-Hình ‘dấu chân’ để nói 'đi qua xuyên suốt', Tự CHU Tượng Hình ‘con thuyền’ để nói 'trôi xuôi thuận lợi', rành-ràng đều chung Ý ‘buông thả nhẹ-nhàn’, có thể Tượng Ý ‘thấu suốt’. Con cảm thấy các-nhà-văn-xưa theo lối Chữ Vuông, tách rạch các Tự theo Nghĩa, ghi-Âm Quốc Ngữ ra Chữ THONG và THÔNG rất lộn-trộn. Nếu-theo phép Thuần Lý Chung-Riêng, gom các Nghĩa-này thành Ý-chung ‘buông thả nhẹ-nhàn’, Tượng Hình ‘thấu suốt’, từ đó chỉ cần dùng một Chữ THONG thì Tiếng-này sẽ rất trong sáng.

Từ Góc-Nhìn này, khi nói về Nhận Thức, Chữ THÔNG (Chữ-Nho gợi HÌnh 'cái tai') có Nghĩa riêng “nghe hiểu”, còn Chữ THONG gợi Hình Ảnh ‘thấu suốt’, và có thể rõ ràng:
KHÔNG BIẾT là “chưa thong”, Thành Ngữ “dốt đặc cán mai” trỏ ‘đầu óc không thể thong’ vì “điếc đặc”, phơi bày Chữ THONG trái Nghĩa “đặc kín, khích rịt”.

BIẾT là “thông minh” (đã đọc, đã thấy, đã nghe hiểu), khác với “điếc đặc” nhưng cũng khác với “thong-suốt”. Nghe hiểu là biết được nơi tắc nghẽn, rõ ràng chỗ mắc rối, là ‘biết mình’ nhưng ‘không biết chuyện mình gặp phải’, vẫn là “chưa thong”. Biết là một chuyện nhưng Hiểu thì ở mức Nhận Thức cao hơn. Người “thông minh” chỉ mới là người “giỏi học”. Rất nhiều người “biết” nhưng vẫn “chưa hiểu”, là ‘biết mà không hiểu’ nên vẫn sống, làm việc, và đụng chạm với tắc nghẽn, mắc rối. Dân Gian có Thành Ngữ "Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" để nói về tệ trạng này: "Biết mà chưa Hiểu", "Ướt mà chưa Thấm", "Thấy mà chưa Sợ"...

HIỂU BIẾT là “thong-suốt”, là đã đục phá được nơi tắc nghẽn, tháo gỡ được chỗ mắc rối, tức đã thu hái được hoa trái, nhưng đó là Kiến Thức học đường, Hiểu Biết trường lớp, chưa có trãi-nghiệm, chưa được thành-thạo. Đây chỉ mới ở mức độ “học trò”, là ‘đã-làm nhưng chưa-thành-thạo’.

RÀNH-SỎI là “thong-thạo”, trỏ người chuyên-nghiệp, nhà chuyên-môn, ở trình độ “thợ”, có Kỹ Năng.

Cao hơn Thợ là Thầy. Người thấu-suốt một việc, có thể chuyền-đạt Hiểu Biết cho người-khác, trình độ Kỹ Sư. Và Người-Thầy có đường lối chuyền-đạt, dạy học nhẹ-nhàn, tức có Kỹ năng Sư Phạm, sẽ làm việc “thong thả” – làm nhẹ-nhàn mà thu hái hoa-trái tốt đẹp, tức có Kỹ Xảo.

Cao hơn Thầy là “thầy của các thầy”. Người thấu-suốt mọi sự, nắm bắt Hiểu Biết trong Đất Trời, chính mình tìm lối đi riêng, là nhà “thong-thái” – trình độ Giáo Sư.

‘Thầy không có tâm’ cũng chỉ là một “thợ dạy”, chỉ là ‘người thầy nhỏ’. Người khô-khát ‘chuyền-đưa Hiểu Biết cho người chưa-thong’, dù chỉ là Người Thợ, chỉ biết “cầm tay trỏ việc”, thì vẫn là Đại Sư, tức ‘người thầy lớn’. Đó là người “thong-tuệ”.

Người “thong tuệ”, đầu óc “thong thái” chính là Đại Bổn Sư, tức ‘người thầy mở đường cho mọi người thầy’, là người “thong-minh”. “Thông minh” chỉ là “nghe cái hiểu liền”, đầu óc nhanh nhạy, có sức học, Tư Chất tốt đẹp; nhưng “thong-minh” là “thong-suốt và sáng tỏ”, vuông tròn cả Thể Xác và Trí Hiểu.

Người thông-minh học-giỏi nhưng chưa chắc yên vui. Người thong-minh, đã “thong-suốt và sáng tỏ sự-Đời”, sống “thong dong” trôi-xuôi theo dòng đời, lòng “thong thả” cùng Đất Trời, chắc-khắn “ung-dung tự-tại”.
.
Tóm lại: Từ THÔNG trỏ “thông minh nghe hiểu” khác Từ THONG trỏ ‘thong-suốt thấu hiểu’, và theo thuần-Lý “mỗi Từ một Nghĩa”, Chúng được ký-Âm khác nhau để rõ-ràng: “thông minh” chỉ là “tư chất học giỏi” còn “thong-minh” là “thong-suốt minh mẫn”, Nghĩa là “không-chỉ học được mà-còn làm giỏi, sống tốt”; “thông hiểu” chỉ là “lọt lỗ tai, nghe hiểu” còn “thong-hiểu” là “thong-thấu hiểu biết”, v.v.

Xin cho con không tranh-cãi đúng-sai ở việc tách-rạch này -, vì Nó còn nằm ở cái-Lý Chung Riêng rất khó phơi-bày trong một vài dòng (xin hẹn dịp khác).
Con đưa ra điều này là muốn nhấn mạnh: “Sự trong sáng của Tiếng-Việt” nằm ở chỗ Từ Đơn; Đơn-Âm-Tiết. Chỉ cần nhìn con-Chữ THONG và THÔNG là nắm bắt được Ý Nghĩa.

Trong Tiếng-Việt, khi được Quốc-Ngữ ký-Âm, chỉ cần nhìn Từ Đơn là có thể rõ-ràng. Tiếng-Việt trong sáng là ở chỗ đó. Từ-Đơn như một mảnh ghép rời-rạc nhưng rõ-ràng. Chỉ cần nắm chắc Từ Đơn là có thể nhanh nhẹn và dễ-nhàn nắm bắt Từ Ngữ, lại thêm khéo-léo và nhạy-bén lắp ráp các Từ Ghép.
.
Có thể nhiều Đồng Bào biết rõ điều trên, như phần đông Đồng Bào nhìn nhận Tiếng-Việt Đơn Âm Tiết, nhưng thật-sự, theo con nghĩ: Đồng Bào chỉ “hiểu mà không biết”, là chưa “thong-thấu sáng tỏ” Tiếng-Việt Đơn Âm Tiết, chưa “thong minh” về điều Cốt Lõi này, không biết dùng chiếc Chìa khóa Từ Đơn để tháo mở các Từ ngữ Tiếng-Việt.

Ví như với thắt-mắc Tiếng “dư dả” hay “dư giả”
https://www.facebook.com/photo/?fbid=811795587630032&set=a.586870363455890

Không chỉ ở chỗ trao đổi lần này, mà “từ trước tới giờ”, thấy rõ qua các Từ Điển “từ xưa tới nay”, Tiếng này chưa bao giờ được soi-xét dựa vào điểm Mấu Chốt Đơn-Âm-Tiết, tức tách-rạch từng Từ Đơn. Từ đó mà Nó rất u-bí, nảy-sanh tệ trạng “viết theo lối Ám Tả”, là ‘từ điển ra sao thì tin vậy’, ‘thầy cô dạy sao thì học vậy’, ‘cha mẹ nói sao thì biết vậy’, rồi cho rằng những cách viết khác… là “viết sai Chính Tả”! (Đó cũng là ‘Biết mà không Hiểu’)

Con xin thuyên-giải Từ DÃ, dựa vào Chữ-Nho, như sau:
DÃ [野] -, Bộ LÝ [里] trỏ Ý ‘đồng quê’ (trong Tiếng-Việt, Chữ LÝ này thấy trong 'các bài lý' là 'các bài hát đồng quê'), như: dã ca, dã ngoại, dã chiến, thôn dã, v.v. Từ đó phát-sanh các Ý:
(1) ‘Dân gian’, như: dã sử, điền dã, v.v.
(2) 'Đơn thuần, hồn nhiên, thật chất’, như: dã cầm, dã-tâm hiền lành, dã thú (thú vui dân dã), dân dã chất phác, sơn dã hữu tình, thiên nhiên hoang dã hùng vĩ…
(3) ‘Rộng thênh’, vì ‘đồng quê thẳng cánh cò bay; đất trời cao lớn’, có Nghĩa “rất, vô cùng”, như dư-dã thừa mứa (“dư dả”), sung-túc khá-dã (“khá giả”)…
-, Ngoài ra, do tâm-lý “coi nhẹ dân dã”, lệch-lạc “xem quê-mùa là cục-mịch thô-kệch, ít biết kém hiểu”, không nhìn nhận bổn-chất, nảy-sanh Ý ‘cục súc, ngang ngạnh’, như: dã man hung dữ, dã tâm đen tối, dã thú độc ác…

Tưởng nghĩ: Theo phép Thuần Lý Trừu-Tượng và Cụ Thể: Từ DÃ Trừu Tượng “đồng quê”, từ đó móc nối đến các Nghĩa Cụ-Thể: (1) Dân gian; (2) Đơn thuần, hồn nhiên, thật chất; (3) Rất, vô cùng (rộng lớn, thoáng đãng)…

Khi nắm bắt Từ Đơn DÃ, rõ ràng Chữ “dư dả”, “khá giả” quen-thuộc chỉ-là Chữ ghi-Âm. Tiếng “dư dả” ghi theo luật Hài-Thanh Nguyễn Đình với Tiếng “dả” là Tiếng-láy của Từ DƯ. Tiếng “khá giả” là Chữ ghi-Âm tiếng nói, có thể do Phương Ngữ, phát-Âm “dờ” là “giờ”; “dã” là “giả”. Rành rành Tiếng Đôi DƯ-DẢ và KHÁ-GIẢ, Xưa được nhận biết qua dấu-Nối ở giữa, kiểu như Chữ ghi-Âm các Tiếng Nước-ngoài theo lối Đơn Âm Tiết, giúp Bạn Đọc nhận biết. Tiếng Đôi là ‘Từ Ngữ phải đi đôi với nhau mới có Nghĩa'. Khi Tiếng-Việt u-bí, cứng ngắt lọi-bỏ dấu-Nối ra khỏi Chữ-viết, không còn dấu hiệu nhận ra Tiếng Đôi, không thể biết Từ Đôi, nhiều Bạn Đọc cứ ngờ-nghệch ‘tách Chữ tìm Nghĩa’. Đó là Chữ ghi-Âm, không có Nghĩa thì làm sao mà tìm.
.
Không chỉ ở Từ DÃ trong Tiếng Đôi “dư dả”, “khá giả” mới thấy Đồng Bào đang như rơi vào tệ-trạng “người mù sờ voi”. Sự thật, Tiếng-Việt hiện nay đầy tràn các Từ Ngữ u-bí như thế. Ví như các Tiếng Đôi mà con đã giải-bày thành Từ Ghép ở đây, bài viết: Phơi Bày “Giả Chính-Tả” Qua Tiếng-Đôi
https://www.facebook.com/quocnguviet/photos/a.100543888063135/848367323280784
Con cúi xin Đồng Bào soi-xét để tỏ rõ tệ-trạng này.

Tam giác vuông tròn tròn méo tròn tam giác vuông tròn Like and Sub để ủng hộ mình có những clip hay cho các bạn nhé ! ►►►SUBSCRIBE TO CHANNEL◄◄◄

14/12/2023

PHÁN XÉT, ĐÁNH GIÁ & CHÊ BAI
Bãi-biện bài viết "Thói chê bai (phán xét) người khác" của Thầy Nguyễn Tuấn.
---
Con thình-lình đọc được bài viết "Thói chê bai (phát xét) người khác" của Thầy-Tuấn.
https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/posts/pfbid0RwkzfGk2xGxnPPAANDq8HFbhthpSgXSE3nyE9ye1LHsx3FKUy4jRjbGensiy9Jk1l

Theo hiểu biết của con, cách thuyên giải Từ PHÁN XÉT, ĐÁNH GIÁ, CHÊ BAI của Thầy-Tuấn còn nhiều mắc-rối. Con muốn bãi-biện phần này.
Thầy Nguyễn-Văn-Tuấn là một giáo sư lớn, con không dám “múa rìu qua mắt thợ”, chỉ xin “theo voi ăn bã mía”, mong được nương nhờ “cây cao bóng cả” của Thầy, cùng các vị Bề Trên, Thầy Cô, và Bạn-hiền gần xa. Con khô-khát góp phần bé nhỏ làm Tiếng-Việt trong sáng, và mong nương nhờ sự nâng đỡ của quý Trưởng Thượng.
---
“Tiếng-Việt trong sáng” nhưng sao quá-u-bí. Rõ ràng, nhiều Bề Trên, Thầy Cô, và các Từ Điển xưa nay đều lay-quay, là “lay tới lắt lui, quay qua xoay lại” như con Lật-Bật mà không sao thoát khỏi tệ-trạng rối-khắn – không thể giúp Bạn Đọc, Học Trò, Kẻ Dưới nắm bắt được Ý Nghĩa của Từ ngữ Tiếng-Việt. (Con viết lách: Đồng Bào lay-quay “hoa mắt chóng mặt” rồi “ù ù cạp cạp” viết thành “loay hoay” mà không biết “thắt-mắc”, chỉ biết “thắc mắc”!)

Nhiều Bề-Trên còn dùng Tiếng Nước-ngoài, lạ hơn là dùng Tiếng Tây để phơi bày Âm-Nho của Tiếng-Việt. Về bổn-chất, Chữ-viết chính là ‘đồ dùng của Tư Duy’, để được-việc thì dùng đồ-Tây, đồ Tàu, đồ Cam… hay đồ gì cũng được, chỉ cần nó bén-ngọt là được. Đúng là dùng Tiếng-Eng sẽ nhẹ-nhàn với nhiều Từ Điển ích lợi, nhưng Âm-Nho thì phải dùng Tiếng-Hoa, với rất nhiều các Từ điển Tiếng-Hoa ‘từ cổ chí kim’ hàng ngàn năm, rất đồ-sộ, thì mới rõ-ràng.

Theo Nguyên-lý Âm-Chữ-Từ, bổn-chất Tiếng-Việt là Ngôn ngữ Đơn Âm Tiết, mỗi Từ Đơn đều có Ý Nghĩa. Con xin tháo mở Ý Nghĩa của Từ Ngữ mà Thầy-Tuấn đang còn mắc-rối bằng cách soi xét Ý Nghĩa của mỗi Tiếng, như sau:
CHÊ-BAI là ‘chê-dở, thấy không hay, và khinh ghét, muốn bãi-bỏ’, là Từ Ghép hai Thành Tố Nôm-Nho, với “chê” là Tiếng-tục và “bai” là Âm-Nho của Tự BÃI trong “bãi bỏ”. Nếu viết theo ký-Âm, đúng ra phải là CHÊ-BÃI (Chữ BAI theo thuần-Lý “mỗi Từ một Nghĩa” có Ý ‘trễ ra, dãn ra, dàn đều’ như “bai miệng”, “cái bai thợ hồ”, “chài bai”). Nhưng viết Từ CHÊ-BÃI thì lại quá xa lạ, Tiếng “chê bai” với Ý ‘chê-bai ghét bỏ’ cũng có thể viết lách qua Ý ‘chê-bãi bai-miệng’, là ghép Ý ‘chê’ với cử chỉ ‘“trề-môi bai-miệng”… Từ đó, chấp nhận Từ Ghép thuần-Việt CHÊ BAI với Ý ‘chê dở và muốn bãi-bỏ, tỏ ra coi thường qua cử chỉ bai-miệng’.

PHÁN XÉT là Từ Ghép với hai Thành Tố Nho-Nôm, Chữ-Nho PHÁN Bộ ĐAO trỏ Ý ‘tách rạch’, Tiếng-tục “xét” trong “soi xét” có Ý ‘soi tỏ, xét nét’ tức là “nhìn kỹ”, ghép-Ý ‘nhìn kỹ để tách rạch Trắng Đen, Trái Phải, Đúng Sai’.

ĐÁNH GIÁ là Tiếng-tục cho biết ‘sự cân-nhấc về giá trị, ích lợi, mức độ’.
.
Có thể ngắn gọn: Việc Đánh-Giá chính là sự Phán Xét rõ ràng các mặt, soi-xét mọi góc độ (Phán Xét chính là sự Đánh Giá sơ-nét định-tánh, còn Đánh Giá chính là sự Phán Xét rõ-ràng định-lượng), và việc Chê-Bai chính là sự Phán Xét ‘đó là vô giá trị, không ích lợi, mức độ thấp’ cùng với sự phơi-bày lòng ghét bỏ, nhìn nhận ‘đó là thứ có hại’, mong muốn ‘lọi-bỏ, vứt đi’.
.
Những thuyên-giải trên đây của con là dựa vào chính con-Chữ, qua việc tách-rạch từng Từ Đơn; chỉ dựa trên bổn-chất Từ Ngữ. Đó là về mặt Ngữ Nghĩa của Từ Ngữ, còn về khía cạnh Thật-Tế dùng Từ Ngữ: Việc “phán xét”, “đánh giá”, “chê bai” là dựa vào mỗi con người. Giá trị, của những việc làm này, nằm ở kỹ năng, trình độ và đạo đức của chủ thể. Và một người vững-nhàn thì sẽ không bị nghiêng ngả bởi ”lời ong tiếng ve”, khôn khéo chắc lọc “lời hay ý đẹp”, gạn bỏ “não hẹp tâm cùng”, thu hái được “hoa thơm cỏ lạ” dù cho người đời có “nhả ngọc phun châu” như thế nào. Sự-thật, mọi lời góp Ý đều có giá trị, chỉ là ‘giá trị lớn hay nhỏ’.

Và cuối cùng, về mặt Giá Trị của Từ Ngữ, Từ PHÁN XÉT bị dán-nhản “tự phụ”, “kẻ cả” và CHÊ BAI phải gánh tiếng “nhỏ nhen”, “hẹp-hói” là bởi tánh-chất Nảy-Sanh của Ngôn Ngữ: “Trong cuộc sống, Từ Ngữ trung dung, không có Giá trị Tốt Xấu, nhưng do Tâm lý Đám Đông, Tập quán Xã Hội, hay Lịch Sử, mà nảy-lòi một Giá Trị”. Giá trị mà Chúng phải chứa đựng mới chỉ bật-nẩy trong “lời văn tiếng nói”, được dùng theo quán-tánh, chưa phát-sanh thành Giá trị Mới. Trong các văn bản khoa học, Chúng vẫn chỉ là Từ Ngữ trung-dung, không có Giá trị Tốt hay Xấu; việc “phán xét” hay “chê bai” cũng có ích lợi cho sự Lớn Mạnh của Xã Hội.
Việc Phán-Xét không phải là tác nghiệp của Quan Tòa, chuyện Đánh Giá không chỉ dành riêng cho Chuyên Gia, và lời nói Chê Bai cũng không xấu, chỉ dành cho ai rung sợ, co rút, lẻ loi… Sự thật, ai cũng cần phải biết “phán xét”, “đánh giá” và nhiều khi cần bày tỏ “chê bai” trước điều Dở Tệ, việc Trái-Quái, sự Ngang Ngược… Điểm Mấu Chốt là làm việc đó, tức “phán xét”, “đánh giá” hay “chê bai” mà lòng không có ý riêng, đầu óc không nghiêng ngả, tâm tánh không buông thả.

Con thích một Danh Ngôn mà Thầy Nguyễn-Văn-Tuấn đưa ra: “The greatest sin is judgment without knowledge”. Thầy dịch-Ý theo suy nghĩ riêng, nhưng chưa phơi bày hết chơn-lý, con xin được dịch lại theo đúng cái Ý-chung: “Tội lỗi nhất là phán xét mà không có hiểu biết”.

Con đồng lòng với Thầy-Tuấn: ‘chê-bai thói quen Chê Bai’
Với con: Chê bai không sai. Một người phải biết chê-bai, là bày tỏ suy nghĩ, phơi bày cử chỉ, ‘nói thẳng sống thật’ trước những điều Trái Quái, sự Ngang Ngược… Đó là việc làm kìm-giữ lẻ Phải và lên án điều Trái. Nhưng mọi suy nghĩ, lời nói, việc-làm phải có chừng-mức, ăn khớp với sự việc, đúng-đáng với cảnh huống. Còn một khi suy nghĩ, lời nói, việc-làm trở thành thói quen, có nền-nếp, là tánh-cách, tức trước mọi sự đều cảm-tánh mà không có lý trí, dựa vào nỗi lòng mà không có đầu óc… thì rõ ràng thói Chê Bai là tật xấu, thói trật. Mà đã là tật xấu, thói trật thì dù là thói Chê Bai, tật hay Phán Xét, hay bất cứ một thói tật nào khác, cũng đều đáng “chê bai”.

Lời cuối, Học Trò dù ‘nhìn thẳng nói thật’ nhưng lòng khoanh tay, cúi mình trước Thầy-Tuấn và các vị Bề Trên khi thưa chuyện. Con không hề muốn tỏ ra mình hơn Thầy-Tuấn, một Giáo Sư ở tầm quốc tế, tên tuổi lưu danh sử-xanh. Đây đúng là một sự bạo gan của Học Trò khi đứng trước Thầy-Tuấn, và rất nhiều vị Trưởng Thượng, Thầy Cô, qua bao nhiêu thế hệ người Việt Nam. Học Trò dám lớn giọng “Tiếng-Việt rất u-bí”, nhưng sự-thật là muốn nói “Tiếng-Việt rất dễ”. Chỉ vì không có Nền tảng Ngôn Ngữ học Tiếng-Việt mà Đồng Bào xưa nay rơi vào tệ-trạng “Người Việt không nắm chắc Tiếng-Việt”.
Qua sự lay-quay của Thầy-Tuấn với Từ CHÊ BAI, PHÁN XÉT, ĐÁNH GIÁ, Học Trò khô-khát phơi bày Nguyên lý Âm-Chữ-Từ cùng Mẹo Chính-Tả của Thầy Sĩ-Tải Trương Vĩnh Ký.
Rất mong được quý Trưởng Thượng, Thầy Cô, cùng Bạn-hiền gần xa đánh giá, và nếu thấy Nó có giá trị cao, có điều ích lợi, thì xin hãy giúp con thong-phân cho Đồng Bào.
XIN TRI ÂN.

09/12/2023

BỔN-CHẤT CỦA TỪ-ĐÔI.
---
Vở kịch rối "Con Mèo & Chú Bé Lười" của Thầy Nguyễn-Hồng-Anh, sáng tác từ tác phẩm truyện ngắn cùng tên, của Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, đã diễn hàng trăm lần từ hơn 30 năm qua, chứa đầy ẩn ý xâu-sắt.

Vở diễn có hai nhân vật phản-diện là chuột Cống và chuột Nhắt, được Thầy Hồng-Anh cho hai diễn viên, giọng Bắc và giọng Nam, lồng tiếng. Thong-qua Quốc-Ngữ của Cụ Pétrus Ký, chỉ nhìn con-Chữ, Bạn Đọc cũng có thể nắm chắc Âm Hưỡng vùng miền, biết được ‘đâu là con-chuột-Bắc, đâu là con chuột Nam’:
"Chuột Nhắt: Zạ, bẫm cụ Cống. Theo ý nhà con, thì chúng ta phải tiêu-giệt tên miêu này, thì họ nhà chuột chúng ta mới sống yên ổn được.
Chuột Cống: Tiêu diệt tên Miu, thôi thôi… Chú mầy cứ bàn chuyện tào-lao không hà. Cái tên miu đó, dữ như hùm beo, mạnh như dũ-bảo, lẹ như chim-cắt, đến gần nó chỉ có nước là nộp mạng.
Chuột Nhắt: Thôi, tốt nhất nà thế này cụ ạ. Chúng ta tìm cách “vô hiệu hóa” tên miu này...
Chuột Cống: Dô-hiệu-quá, dô-hiệu-quá là làm sao?
Chuột Nhắt: Zạ. Thì thế này: Chúng ta sẽ tìm một cách, một cái mưu mô gì đó, để tên miu này đến gần chúng ta, nà chúng ta sẽ chuồn được liền.
…"
Đây không phải là Chữ Việt duy nhất ‘ghi lại rõ ràng Tiếng-nói vùng miền’. Chữ-Nôm cũng có thể ghi được như thế; rất nhiều nhà Kiều-học đã để ý là ‘Truyện-Kiều của Cụ Nguyễn-Du ghi theo Giọng Điệu xứ-Nghệ’. Nhưng điểm trội vượt của Quốc-Ngữ, Chữ-viết Tiếng-Việt đang dùng, là có thể nhanh-lẹ và nhẹ-nhàn chuyển đổi qua lại, giữa hai kiểu viết ghi-Âm và ký-Âm.
.
Ghi-Âm chính là ghi lại ngay-thẳng Tiếng-nói, phơi bày được Giọng Điệu vùng miền; cùng một Từ nhưng mỗi miền phát-Âm mỗi khác, kẹo-sệt, nổi bậc ‘không lẫn vào đâu’. Đó không phải là Phương Ngữ mà là Phương Ngôn -, và Chữ-viết này gọi là “QuẤc Ngữ”. Và vì Quấc Ngữ là Chữ-viết ghi-Âm nên không có Chính-Tả – viết theo đúng Âm Thanh nghe được. Còn ký-Âm là Chữ-viết ràng buộc theo Mẹo Chính-Tả, tức Bắc-Trung-Nam có thể phát-Âm “mỗi miền mỗi khác”, nói không giống nhưng đồng-lòng viết giống. Chữ-viết đó gọi là QuỐc-Ngữ. Và cho dù ‘một Tiếng nào đó’ là Phương Ngữ, tức Từ Ngữ này chỉ nghe được ở một vùng, nhưng từng Tiếng Đơn đã được Quy Ước, thì khi viết theo Mẹo Chính-Tả, Phương Ngữ này cũng được uốn nắn theo; còn nếu không, đó là cách viết Quấc Ngữ.

Khi viết theo Quấc-Ngữ thì phải có dấu-Nối, để rõ ràng đó là Chữ ghi-Âm. Dấu Nối nhắc-nhớ Bạn Đọc không thắt-mắc ‘Vì sao con-Chữ lại viết như thế(?)’. Chữ-viết Quấc-Ngữ có vẻ không giống thói thường, từng Tiếng không có Nghĩa, nhưng nhờ Nó, bắt đọc-nối các Tiếng lại với nhau, Ngữ Nghĩa lại sáng lên.

Ví như: BẦY-HẦY / BẦY NHẦY, BẸP-DÍ / BẸP GÍ, CHÀNG-HẢNG / GIẠNG HÁNG, DẤM-DÚI / GIẤU DÚI, DẦN-DÀ / LẦN GIÀ, GIẰN-GIỌC / TRẰN CHỌC, LOAY-HOAY / LAY QUAY, NGẮC-NGOẢI / NGẤT OẢI, NGUÔI-NGOAI / NGUÔI PHAI, NHỠ-NHÀNG / LỠ LÀNG, OÁI-OẮM / QUÁI QUĂM, QUANH-QUẤT / QUANH KHUẤT, QUÀO-QUẤU / CÀO CẤU, QUẦN-QUÈ / QUẦN HÒE, RAY-RỨT / DAY DỨT, RẮC-RỐI / MẮC RỐI, SÁNG LOÁNG / SÁNG NHOÁNG, SÀNH-SỎI / RÀNH SÕI, TOAN HOANG / TAN HOANG, TAN-TÁC / TAN TOÁC, TẤM-TỨC / ẤM TỨC, TRỒNG-TRỌT / TRỒNG CHỌT, TỤT-HẬU / TUỘT HẬU, UỂ-OẢI / QUỆ OẢI, VẨN VƠ / QUẨN VƠ, VE-GÁI / DÊ GÁI, VỰC-DẬY / GIỰT DẬY, VỮNG-CHÃI / VỮNG TRÃI, XỈA-XÁY / XỈA XOÁY, v.v.
.
Theo con, do thời thế, cách viết này chỉ được các nhà-văn phương-Nam hiểu biết và kìm giữ. Con còn được-nghe cuộc ‘nói chuyện phơi bày sức mạnh Quốc-Ngữ giữa “Người kể chuyện Nam-bộ” Hồ Biểu Chánh với “Người thợ cày trên ruộng chữ” Phạm Côn Sơn’

Lúc bấy giờ, Nhà văn Phạm Côn Sơn chỉ là một nhà-báo trẻ, mới bước vào đời, còn Nhà văn Hồ Biểu Chánh đã là một cây đại thụ của nền Văn-học Việt Nam. Trong một cuộc triễn lãm về báo chí, gặp lại con trai của người bạn tri kỷ, Nhà văn Hồ Biểu Chánh không ngại ngần mà nói thẳng: “Sao con lại viết-Chữ như thế?”.

Trong suy nghĩ của Học giả Hồ Biểu Chánh, Quốc-Ngữ là thứ Chữ-viết nhiệm mầu, có thể ghi lại rõ ràng Phương Ngữ vùng miền. Có thể thấy rõ qua các tác phẩm của Người: Bạn Đọc không khó thể nắm bắt, không chỉ qua không gian văn hóa từ ngòi bút, mà còn trong chính “lời văn tiếng nói” có trong tác phẩm, biết được Nó viết về “vùng đất và con người Nam-bộ”. Nhưng trong văn-viết của nhà-văn trẻ Phạm Côn Sơn, điều này lại không được thể hiện; không có chất riêng, không thấy khí-chất Nam-bộ.

Biết được nỗi lòng của bậc trưởng thượng, nhà-báo trẻ Phạm Côn Sơn cung kính: “Dạ thưa Cụ. Con viết Chữ như-dậy là để tác phẩm của con dễ đến gần bạn đọc”.

Xã hội miền Nam thời bấy giờ, từ sau Hiệp định Genève 1954, Bạn Đọc có đủ các vùng miền, cả Bắc-Trung-Nam. Một cây-bút-nhỏ như Phạm Côn Sơn, mới bước vào làng Văn, đã dám nghĩ một lối viết-Chữ hòa hợp giọng văn chung cho cả ba miền, đó là một bước nhảy lớn. Điểm cốt lõi của phong cách viết là ở từng con-Chữ – Chúng được chọn lọc, ràng buộc, kìm-giữ cho vừa lòng hết thảy mọi Bạn Đọc.

Nhà văn Hồ Biểu Chánh khẽ gật đầu, suy ngẫm.
.
Về sau, khi được Thầy Phạm-Côn-Sơn cho giúp việc dàn trang, đánh máy các tác phẩm, con còn nhận ra một điều rất bất ngờ. Nếu tác phẩm gởi cho các NXB phía Bắc, Người sẽ thay một số Từ Ngữ theo Giọng Điệu miền Bắc, để Bạn Đọc phía Bắc rộng lòng đón nhận. Người còn cho phép con lưu lại tác phẩm với những con-Chữ được viết theo Đường lối Chính-Tả của Thầy Sĩ-Tải Trương Vĩnh Ký, còn văn bản chuyển cho NXB là một bản thảo khác, con-Chữ theo lối viết quen thuộc, để ban Biên Tập được nhẹ-nhàn.

Đây là nguồn cơn mà con trằn-trở khi viết dấu-Nối trong các bản-văn của mình. Con biết nhiều Bạn Đọc thấy khó chịu, g*i mắt, bực-tức khi đọc các con-Chữ của con. Nhưng con cúi xin quý Trưởng Thượng, Thầy Cô, cùng Bạn-hiền gần xa thong-phân cho điểm này:
Từ khi Chữ-viết đuổi-thẳng-cổ con-dấu-Nối ra khỏi bản văn Tiếng-Việt, Bạn Đọc đã không còn biết được đâu là những Từ Ngữ đã được sắp xếp theo Mẹo Chính-Tả, đâu là Phương Ngôn vùng miền, Tiếng-nói chưa được rõ ràng, phải ‘đi đôi với nhau’, gọi là Tiếng Đôi (hay Từ Đôi) thì mới sáng rõ Ý Nghĩa.
Từ đó, Tiếng-Việt rơi vào tệ-trạng: Con-cháu không dám “cải lộn” với ông-bà cha-mẹ thầy-cô – cải đổi những Tiếng Đôi u-bí, lật lộn thành các Từ Ngữ rõ ràng Ý Nghĩa.
Và khốn-nạn hơn, Tiếng-Việt “khốn khổ khốn nạn” khi những Từ Ngữ viết đúng theo Mẹo Chính-Tả nhưng lạ-mắt, kỳ-quái, lại bị coi là “viết sai chính tả”, còn những Tiếng Đôi u-bí nhưng quen mắt, thuộc làu, do học vẹt, lại được quánh-giá là “viết đúng chính tả”…

Một lần nữa, con cầu xin quý vị chấp nhận dấu-Nối. Nó nhẹ-nhàn là con dấu giúp “đọc nối các con-Chữ với nhau” (không ngắt hơi ngừng nghỉ). Xâu-sắt, Nó đánh dấu Từ Đôi, phơi bày rõ-ràng đó là những Chữ ghi-Âm, tức Chữ viết đó đang thay thế cho một Tiếng, bổn-chất của Từ Đôi chính là Tiếng Đôi – Nó là Tiếng, không phải là Từ, nên Ý Nghĩa chưa rõ ràng… và không có “chính tả”. Và không còn cách nào hơn, thật-ra là một cách vuông-tròn, con cố gắng dùng dấu-Nối, chính là nâng-yêu từng con-Chữ Tiếng-Việt.
.
Còn với riêng con: Con dấu-Nối là một đồ dùng sắt-bén để con phơi-bày các Từ Ngữ đã được Mẹo Chính-Tả của Thầy Sĩ-Tải Trương Vĩnh Ký soi tỏ. Như trong bài viết này, con viết Chữ NÂNG-YÊU (không viết Tiếng "nâng niu"), SẮT-BÉN ("sắc bén"), THẬT-RA ("thực ra"), BỔN-CHẤT ("bản chất"), XÂU-SẮT ("sâu sắc"), NHẸ-NHÀN ("nhẹ nhàng"), THONG-PHÂN ("thông phân"), KÌM-GIỮ ("gìn giữ"), THẮT-MẮC ("thắc mắc")... Tất cả Chữ-này đều là Từ Ghép có Ý Nghĩa trong sáng, rõ ràng, nhưng vì Chúng lạ mặt, nhìn không quen, rất dễ bị Đồng Bào lầm-tưởng là 'viết sai chính tả', nên con đành dùng dấu-Nối để nhắc nhớ 'Từ Ngữ này được cố ý viết', và mong Bạn Đọc rộng lòng soi-xét.

Want your school to be the top-listed School/college?

Videos (show all)

BỔN-CHẤT CỦA TỪ-ĐÔI.---Vở kịch rối "Con Mèo & Chú Bé Lười" của Thầy Nguyễn-Hồng-Anh, sáng tác từ tác phẩm truyện ngắn cù...

Telephone

Website