Trường mô bạn ngó ra khôn?
Cây xanh phủ bóng mát ơ hí 🤗
Ảnh: Nguyễn Trung Thành
Trường Quốc Học Huế
Nearby schools & colleges
Thua Thien-Hue
Lê Lợi
Phường Vĩnh Ninh
Trường THPT chuyên Quốc Học - Thừa Thiên Huế Trường Quốc Học là một ngôi trường nổi tiếng ở thành phố Huế, Việt Nam.
Thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896, Quốc Học là ngôi trường trung học phổ thông lâu đời thứ ba tại Việt Nam sau Collège Chasseloup-Laubat và Collège de Mỹ Tho
Operating as usual
Khi mô anh về thăm xứ Huế
Nhặt nón bài thơ ghép chữ tình
Huế của em nì, Huế đẹp xinh
O Huế dịu dàng khoe áo tím
Ảnh: Văn Đình Huy
🌸MÙA MÂY HỒNG🌸
🌸Từ ngày may mắn được vào dạy học ở ngôi trường hồng bên dòng sông Hương thơ mộng, cứ vào dịp cuối đông, trong không khí tất bật hoàn thành công việc và nhộn nhịp chuẩn bị đón chào năm mới, tôi khó lòng bỏ qua, làm ngơ trước cái trở mình của loài cây, loài hoa đặc trưng được mệnh danh là “tâm hồn của Quốc Học” - điệp anh đào.
🌸Hoa điệp anh đào mọc từng chùm, cánh hoa mỏng, sắc hồng phớt trên nền trắng tinh khiết. Màu hoa điệp anh đào mang nét đặc trưng riêng lại thay đổi theo từng ngày tuổi. Hoa mang sắc hồng tươi thắm, nhẹ nhàng mà lưu luyến lạ lùng khi cánh hoa vừa cựa mình b**g nở sau giấc ngủ đông và nhạt phai dần theo gió xuân. Ở trường Quốc Học, cây điệp anh đào nào cũng gần như có tuổi. Tuổi điệp anh đào không chỉ lớn dần theo năm tháng mà còn vững chãi, uy nghi theo bề dày truyền thống của ngôi trường đang bước sang tuổi mới. Dấu thời gian hằn sâu trên lớp vỏ sù sì, trên những gốc rễ oằn mình trong sương gió, điệp anh đào vẫn duyên dáng, điệu đà tỏa bóng vươn cành.
🌸Thường vào những ngày cuối tháng 2 (Dương lịch), điệp anh đào thay áo mới. Trên những cành cây khẳng khiu, trơ trụi tưởng chừng như sức sống đã cạn, những đóa điệp anh đào đang ẩn mình dần kết hoa, trổ cánh. Những đóa điệp anh đào cũng đã lác đác rơi giữa lối đi hay trên thảm cỏ xanh mướt còn đẫm hơi sương. Bước sang những ngày đầu tháng 3, tháng của “mùa điệp hát”, tháng của “mùa mây hồng” - cách gọi quen thuộc của những cô cậu học trò - đây là thời điểm đẹp nhất để thưởng ngắm điệp anh đào. Hai hàng cây anh đào khoe sắc thắm trong nắng ấm của gió xuân như những đám mây hồng bồng bềnh trên bầu trời quang đãng. Thú vị nhất là được ngắm điệp anh đào từ trên cao, qua ô cửa sổ của hai dãy phòng học. Từng tán anh đào khẽ rung rinh hay giận dỗi lìa cành xoay tròn theo làn gió rồi tựa mình trên phiến đá, đám cỏ khi những chú ong vo ve tìm mật vô ý chạm mạnh, những đôi chim sẻ chuyền cành gọi bạn. Để rồi, trong phút chốc, trên trời và dưới sân lung linh một sắc “màu mơ ước”.
🌸Hương điệp anh đào không tha thiết, sắc điệp anh đào không chói chang, nét riêng của điệp anh đào là vẻ trữ tình, đằm thắm, e ấp, dịu dàng và lãng mạn làm xao xuyến bước chân biết bao “khách đa tình”. Đã hơn 10 năm gắn bó với “mùa điệp hát”, vẫn chẳng thể chối từ giai điệu thân quen, vẫn thảng thốt, bồi hồi như “buổi ban đầu lưu luyến ấy”. Nên cũng chẳng biết từ lúc nào, điệp anh đào đã trở thành miền nhớ trong kí ức của lớp lớp học trò và cả những người từng mang duyên nợ với mái trường hồng Quốc Học.
Bài viết: Song Yên
Ảnh: Thảo Nhi
Trường Quốc Học Huế đẹp tuyệt vời ❤️
LỖI HẸN
Thanh Nguyen
Đã hứa sẽ về qua phố xưa
Mà em lỗi hẹn biết bao mùa
Từ em rời Huế chưa quay lại
Phố cũ bây chừ đổi thay chưa ?
Lối cũ bây chừ có khác xưa
Thuở còn ai sáng đợi chiều đưa ?
Em đi đi mãi quên lời hẹn
Bỏ mặc đường xưa...mặc nắng mưa ...
Em lỗi hẹn người...lỗi hẹn em..
Vời xa yêu dấu đã từng quen
Xin đừng thêm một lần lỗi hẹn
Lỡ cả vòng tay Mạ ấm êm ...!!!
Em lỗi hẹn rồi Cố Đô ơi !
Lần đi lỗi hẹn cả một đời
Đêm đêm thao thức mơ quê cũ
Biết đến bao giờ thương nhớ nguôi ???
Ảnh: bác Ngô Lễ/ Kết nối Huế thương
[Chân dung nhà vô địch] - VĐV về nhất nội dung 1.5km Nữ THPT🌷
Chúc mừng Hồ Khánh Linh, học sinh trường Quốc học Huế với thành tích 6p17💕
Hồ Khánh Linh chia sẻ em không thường xuyên chạy bộ nhưng luôn nhận được sự động viên, khích lệ của ba mẹ khi em đi thi. Chính vì vậy, dù ba mẹ không có ở đây, em vẫn cảm nhận được nguồn động lực, có thêm sức mạnh để trở thành nhà vô địch🏆
❤️S-Race Thừa Thiên Huế: VÌ TẦM VÓC VIỆT
📌 Đơn vị đồng hành: Tập đoàn TH
- Nhà tài trợ vàng: TH true Chocomalt Mistori
- Nhà tài trợ đồng: TH True Water, TH True Tea, TH Top Kid, TH School
❣️Đối tác thiện nguyện: Quỹ Vì tầm vóc Việt
Lịch sử thành lập trường Quốc Học Huế
Để có đủ thông ngôn làm việc với Pháp, Tháng tư, mùa hạ năm Đồng Khánh thứ hai (5-1887), triều đình Huế lập trường học chữ và tiếng Pháp tại Kinh đô. Ông Diệp Văn Cường làm kiểm thảo trông coi ty Hành Nhân kiêm luôn chức Chưởng giáo của trường, ông Nguyễn Hữu Mẫn làm Hành Nhân vụ chuyển làm Trợ giáo (instituteur auxiliaire). Con cái quan lại, binh lính, bình dân “tự xuất lương nhà” tới trường học tập. Đến cuối hàng năm, viện Cơ Mật tổ chức sát hạch, chọn những học sinh khá mới cho vào ty Hành Nhân và lúc đó mới được cấp lương cho ăn học. (Bản dịch Đại Nam thực lục chính biên, tập # # , NXB KHXH, HN.1977, tr.271).
Gần mười năm sau, dưới thời vua Thành Thái, trước thực tế chính quyền do người Pháp nắm giữ, nhận thấy Nam triều không những phải làm việc với Pháp qua thông ngôn mà chính quan lại của Nam triều cũng phải biết tiếng Pháp không những để làm việc với Pháp mà còn để học văn minh văn hóa Tây phương vừa góp phần canh tân đất nước vừa có thể bảo vệ được quyền lợi của Việt Nam. Do đó, triều đình Thành Thái chủ trương bãi bỏ trường Hành Nhân và mở một trường học quốc gia tại Huế để cho người Việt Nam được học văn minh văn hóa phương Tây lấy tên là Pháp tự Quốc Học trường, thường gọi là trường Quốc Học. Chủ trương của triều đình Huế không có hại gì cho thực dân Pháp và cũng không tốn ngân sách của tòa Khâm sứ nên được Pháp đồng ý. Toàn quyền Đông Dương ký nghị định ngày 18-11-1896, cho thành lập một trường Pháp – Việt ở Huế, gọi là trường Quốc Học Huế. (Dương Kinh Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử, t.1, Nxb KHXH, HN.1981, tr.403)
Việc dạy và việc học của trường Quốc Học được nói rõ trong sắc dụ của vua Thành Thái ngày 23-10-1896 như sau:
“Lại năm ấy (Thành Thái thứ thứ tám) nghị đặt trường Quốc Học, chuyên dạy chữ và nói tiếng Pháp nhưng vẫn không nên bỏ chữ Hán. Học trò từ 15 tuổi đến 20 tuổi mới được vào học. Người nào xét ra am hiểu chữ Hán, có thể theo học được thì cho phép được vào học. Trẻ con từ tám đến mười lăm tuổi trở xuống, cha mẹ có đơn xin cho vào học thì đặt vào lớp học trò ngoại ngạch, đặt riêng ra một lớp để dạy học. Viên chức ở trường này, đặt một, hai, ba, bốn hạng chưởng giáo, mỗi hạng một giáo chức. Một giáo viên dạy học trò trẻ con, hai viên giám thị. Viên chưởng giáo đối hàm quan lại Việt Nam, được quyền chuyên giữ các việc tư báo. Sinh viên học tập, lúc sát hạch được trúng cử, sẽ tuân lệ ban thưởng cho”. (Đại Nam điển lệ: bộ Lễ. Bản dịch của Nguyễn Sĩ Giác, viện Đại học Sg.1962).
Trong đạo dụ ngày 23-11-1896, vua Thành Thái đã nói rõ hơn về cần thiết của việc cải tổ giáo dục như sau: “Nay ngoài những thánh kinh, hiền truyện của Trung Hoa, lại còn nhiều sách trước tác ở các nước khác và trách nhiệm của người đại diện phát ngôn trong khi giao thiệp trên đường quốc tế rất là quan trọng. Vả lại phát triển giáo dục là phương tiện duy nhất để mở mang trí thức, để đào tạo đầy đủ tài năng hầu giải quyết những vấn đề chính sự và hành chính và điều hòa giáo dục đúng phương pháp, lại là phương tiện để khai thông dân trí, đào tạo nhân tài. Trong tình hình hiện tại không thể xem thường những nhận xét trên đây được, bởi vì nước ta việc giáo huấn theo sách vở Khổng giáo từ trường Quốc Tử giám ở Kinh đô đến các trường công ở tỉnh, phủ, huyện lỵ, tuy rất phổ cập và hoàn toàn nhưng việc giảng của các môn học Tây phương đến nay vẫn còn thiếu sót nên cần phải bổ cứu”. (Trích lại của đặc san Ái hữu Quốc Học, số 1, Huế 1970 tr.7 – 8).
Thực hiện chủ trương của triều Thành Thái, viện Cơ Mật ủy cho các ông Trương Như Cương (bộ Hộ), Huỳnh Vỹ (bộ Lễ) và Ngô Đình Khả (Thương biện Cơ Mật) lo việc thành lập trường Quốc Học. Trong cuộc họp giữa Nam triều và tòa Khâm sứ Huế diễn ra vào ngày 28-8-1896, nhất trí dành cho toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm vị chưởng giáo của trường Quốc Học. Trong tờ trình ngày 6-11-1896 gửi toàn quyền Đông Dương, Khâm sứ Trung kỳ Ernest Brière với sự nhất trí của Khâm mạng Nguyễn Thân (người đứng đầu viện Cơ Mật), đề cử viên Thái Thường tự khanh Ngô Đình Khả vào chức chưởng giáo trường Quốc Học. Toàn quyền Đông Dương đồng ý. Để giúp cho ông Ngô Đình Khả, phía chính phủ Bảo hộ cử ông Dieudonnat làm phó chưởng giáo. Nhưng hai năm sau (1898), theo dự ngày 30-4-1898 tổ chức lại nhân sự của trường Quốc Học, một quyết định của toàn quyền Đông Dương cử ông Nordeman làm chưởng giáo (directeur) và ông Ngô Đình Khả xuống làm phó chưởng giáo (sous directeur).
Theo Phó bảng Nguyễn Văn Mại, năm 1897, ông Ngô Đình Khả còn làm quản giáo dạy chữ Pháp, trong lúc đó ông Mại làm quản giáo dạy chữ Hán. (Lô Giang tiểu sử , tr.95).
Công tác đào tạo tại trường sau khi thành lập
Về ban giảng huấn và hệ thống các lớp học lúc đầu cụ thể như thế nào chúng tôi chưa tìm được tài liệu gốc để tham khảo. Chỉ biết sau khi tổ chức lại nhân sự (1898) thì trường Quốc Học có các thầy giáo phụ trách các ban (sections) và các lớp (cours) sau đây:
Ban Quan Viên tử đệ ( section des Gradués ), phân ban 1 do thầy Nguyễn Đình Hòe và phân ban 2 do thầy Ứng Trình phụ trách.
Ban phổ thông: Lớp nhất chỉ một lớp do thầy Nguyễn Đình Hòe phụ trách; lớp nhì có hai lớp (dành cho người lớn), lớp A do thầy Tạ Ngọc Xuân và thầy Hoàng Thông phụ trách, lớp B do thầy Nguyễn Hữu Mẫn và thầy Nguyễn Khoa Đạm phụ trách; lớp sơ đẳng có hai lớp (dành cho trẻ con) do thầy Tống Viết Toại và thầy Hồ Đắc Hàm phụ trách; lớp dự bị (dành cho người lớn) có hai lớp do thầy Ưng Dụ, Đào Tử Hưng phụ trách; lớp dự bị (dành cho trẻ con) có 4 lớp do các thầy Phan Tiến Thịnh, Phạm Xuân Dương, Lê Bình, Hồ Đắc Đệ dạy.
Ngoài ra có ông Trương Tố làm giám thị và ông Trần Đình Giảng làm thư ký. Về danh sách những học sinh đầu tiên của trường Quốc Học chúng tôi cũng chưa tìm được. Theo các học sinh đầu tiên còn sống và tham dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường Quốc Học (1896 – 1956) thì lúc đầu trường đã mở các lớp:
– Lớp tôn ấm (có Ưng Dự, Tôn Thất Quảng…)
– Lớp tuấn tú (có Hồ Đắc Hàm…)
– Lớp khoa mục (có Ưng Dinh…)
– Lớp hành Nhân (có Trần Văn Tư…)
Khóa đầu tiên ra trường vào năm 1899. (Trong những học sinh đầu tiên ấy sau hai mươi năm tốt nghiệp đã được giữ lại làm giáo viên cho trường như các ông Ưng Dự, Hồ Đắc Hàm).
Về trường sở ban đầu của trường Quốc Học được Đại Nam nhất thống chí đời Duy Tân (1913), tập Kinh sơ, ghi rằng:
Trường Quốc Học ở nơi công thổ tả doanh Thủy sư, dựng năm Thành Thái thứ tám, có một tòa đốc giáo đường ba gian hai chái, ba tòa cư trú của các viên trợ giáo (mỗi tòa đều ba gian), năm thứ 10 (1898) lại làm thêm hai dãy trường ốc (dãy trước 30 gian, dãy sau 16 gian) để làm chỗ dạy tập học. Sau đốc giáo đường lại làm nhà vuông bốn mặt. Tú vị đều xây la thành, mặt trước xây môn lầu hai tầng, tầng trên có tấm bảng khắc sáu chữ Pháp tự Quốc Học trường môn, son đỏ thếp vàng, dựng năm Thành Thái thứ chín (1897) ” (Bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nhà Văn Hóa Bộ QGGD, Sg.1960, tr.80 -81).
Từ năm 1898, nhiều vị cử nhân, phó bảng, tiến sĩ muốn bổ đi làm quan đều phải vào trường Quốc Học (Ban quan viên tử đệ) để học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Hầu hết các vị phó bảng và tiến sĩ khoa thi Hội và thi Đình năm Tân Sửu (1901), trong đó có các cụ Ngô Đức Kế, Nguyễn Viết Song, Phan Châu Trinh… đều đã học thêm tại Quốc Học. Lớp Quan viên tử đệ tốt nghiệp ra trường có các ông Đào Nguyên Phổ, Phạm Liệu, Nguyễn Tự Dư, Nguyễn Đình Hiến, Kỳ Ngoại hầu Cường Để, Ưng Dinh, Ưng Bình, Tôn Thất Quảng, Bùi Hữu Hưu, Bùi Hữu Thứ, Nguyễn Trọng Tịnh, Đặng Văn Huớng, Đặng Văn Oánh, Hồ Đắc Hàm, Ưng Dự, Chiêm Thiết…
Theo tài liệu lưu trữ của Pháp, từ năm 1897 đến năm 1903, đã có 436 học sinh tốt nghiệp, 93 người có việc làm, trong số đó có 10 hậu bổ. Năm 1905, hai học sinh khác là Phan Châu Trinh và Đào Nguyên Phổ được báo cáo là có việc làm: Phó bảng Phan Châu Trinh làm Hành tẩu bộ Lễ và Đào Nguyên Phổ phụ trách phần chữ Hán của Đại Việt tân báo.
Trường Quốc Học do triều Thành Thái thành lập với sự đồng ý của Pháp. Chương trình học cả chữ Pháp, chữ Quốc ngữ và chữ Hán, đều do thầy người Việt dạy. Sau hai năm thì Pháp giành lấy và dần dần biến trường Quốc Học thành một cơ sở giáo dục quan trọng của Pháp ở Trung kỳ từ cuối thế kỷ XIX cho đến ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945. Quốc Học là một trường học của thực dân Pháp nhưng nhiều giáo sư người Pháp và người Việt của trường không có đầu óc thực dân. Do đó, trong lúc thanh niên Việt Nam chưa có điều kiện du học, họ thi vào trường Quốc Học, lợi dụng phương tiện của thực dân để mở mang kiến thức hiện đại trở thành người hữu ích cho xã hội Việt Nam, cho các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra suốt 3/4 thế kỷ qua. Sự ra đời của trường Quốc Học ở Huế là một sự kiện văn hóa lịch sử quan trọng bậc nhất của Nam triều và Pháp hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Tham khảo: 700 NĂM THUẬN HÓA, PHÚ XUÂN, HUẾ – NGUYỄN ĐẮC XUÂN
🍃 Thanh xuân như một ly trà - Không chụp kỷ yếu hết bà thanh xuân 🍃
🌈 Gói chụp kỷ yếu chỉ từ 179k/người tại Cỏ Studio
📍 Trọn gói quay phim, chụp ảnh, flycam
📸 Ekip trẻ nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình & sáng tạo
💥 Hỗ trợ chọn địa điểm & concept chụp
🎁 Miễn phí gói chụp dành cho GVCN & Phụ huynh
*Lưu ý các gói bên dưới áp dụng cho lớp từ 30hs
👉 Liên hệ ngay: http://m.me/costudio.hue/
------------
☎ Phone: 089 989 7475 - 093 242 2525
Mùa hoa điệp anh đào hiếm hoi ở Huế ❤️
📸 Huế Ngày Nay
Nhiều người kéo đến Trường Quốc học Huế check-in với hoa đỗ mai
Đỗ mai hay còn được gọi là điệp anh đào, có tên khoa học Gliricidia maculata. Đây là loại cây có tán lá xanh quanh năm, hoa nở đẹp và có mùi thơm nhẹ nhàng.
Tại Huế, hoa đỗ mai không nhiều, xuất hiện chủ yếu ở không gian Trường Chuyên Quốc học Huế.
Theo tìm hiểu, loài hoa này có nguồn gốc từ các nước Châu Mỹ, riêng tại Việt Nam, cây phân bố rộng rãi ở các tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trường Quốc Học Huế mùa hoa gạo
📸 Ngô Lễ
Rồng Huế ngay trước cổng trường Quốc Học Huế tuyệt đẹp!
Quốc học Huế những ngày đầu đông 🌨️
.
🎥 photran229
DẠ THƯA
Dnga
Lạ chưa...
hai tiếng "dạ-thưa"
cô em xứ Huế mới vừa cất lên
Tiếng "thưa"
mật ngọt chết chìm
Tiếng "dạ"
lơ lửng tim anh rối bời
mai anh xin ghé nhà chơi...
"Dạ thôi..."
anh để khi khác. đó hồi mạ la
đường vô Thành Nội còn xa
anh đưa một đoạn kẻo mà lẻ đôi
"Dạ đừng..."
em đi một chắc được rồi
song đôi như rứa. kẻ cười người chê
thì thôi...anh sẽ quay về...
"Dạ không...dạ không..." cuống quýt. lạ ghê!
"Dạ không"... "Dạ có"
người nghe xiêu lòng...
Bai va Anh: Dnga/ page Kết Nối Huế thương
Chậm lại một giây ở Huế 💜
Ngày trôi thong thả, tháng tháng bình yên,… 🌿🌿
Những nơi không thể bỏ lỡ khi tới Huế:
- Quốc học Huế
- Đại Nội
- Lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định
- Cung An Định
- Làng hương Thuỷ Xuân
- Chùa Thiên Mụ, Chùa Huyền Không
📸 Những bức ảnh thơ của bạn Phương Thảo trong group Check in Vietnam
Chúc mừng Trường Quốc Học Huế hôm nay tròn 127 năm tuổi!
| 23.10.1896 - 23.10.2023 |
📷 Bùi Văn Trường
Thăm trường Quốc Học Huế - Ngôi trường “ Hồng “ bên dòng sông Hương thơ mộng ❤️💕❤️
Câu từ tiếng việt thật đa nghĩa .
Từ" nhường" sân khấu của cậu ấy theo ý mình hiểu là lịch sự , nhưng có nghĩa nữa là nhường nhịn.
Thành ra từ qua giờ cậu học trò với đôi mắt sáng, khuôn mặt hiền được nhìn nhận nhiều góc độ .
Mình thì đúng là ko theo dõi từ đầu hành trình của bạn ấy, trận chung kết là lần đầu tiên mình nhìn trực diện cả 4 bạn.
Mình nghĩ thế này : câu bạn ấy nói nhường có thể do bạn biết mình ko trả lời được, nên để 2 bạn tranh đấu, bạn nào trả lời được sẽ là người chiến thắng thuyết phục nhất.
Nhưng , tình huống bạn tạo ra gây hụt hẩng cho cổ động viên Thanh hóa , vì lúc đó nếu bạn hp trả lời đúng thì chúng ta sẽ thua .
Bạn hp thì có thêm 1 cơ hội nhưng cuối cùng thì kq là th chúng ta thắng 😘😘😘😘
Trong giây phút ngắn ngủi đó, mình tin rằng với nụ cười hiền này bạn ko có ý gửi lại bất lợi cho ai , vì tuổi trẻ, nhất lại là những bạn có tri thức , các bạn hoàn toàn muốn xây dựng hình ảnh của mình thật đẹp trước mọi người.
Ad rất yêu mến ánh mắt sáng long lanh của e, rất yêu mến trường Quốc Học, vì có thần tượng là 1 vĩ nhân đã từng học 😘😘😘😘😘
Tự dưng mà 75 lên hot search 😝😝
Nếu như Trọng Thành cả hành trình chinh phục vượt qua đối thủ, thì Xuân Mạnh lội ngược dòng về đích thuyết phục. Cũng nhờ các gói câu hỏi 30-30-30 cùng ngôi sao hi vọng nên mới hack trick vươn lên đứng đầu. Quả phạt đền của Minh Triết khi ghi nhận thành tích ngang tài ngang sức để người đội nguyệt quế chiến thắng thuyết phục hơn thì có gì sai ở đây ta??? Lại còn bảo đi thi vì gia đình, vì thầy cô, vì nhà trường mà lại dùng từ NHƯỜNG, làm phụ lòng mọi người...Giải nghĩa chữ NHƯỜNG là một câu chuyện giá trị đằng sau nhen!
1, Công nhận năng lực đối thủ
2, Đề cao giá trị cạnh tranh, công bằng
3, Người giỏi hơn là người bản lĩnh chiến đấu đến cuối nha.
Nhường cơ hội cho người tài thể hiện năng lực, tâm và tầm của Triết được giáo dục từ gia đình, nhà trường và qua hàng tá sách vở em đọc chơ không phải suy nghĩ bồng bột của cậu nhóc mới lớn đâu.
Các bạn cứ bảo chênh nhau có 5 điểm nên Triết thiên vị cho 15 Hải Phòng và cho 15 Hải Phòng quả phạt đền nhưng lại sút sai lưới? Ủa, người giỏi người ta không nghĩ cái đấy đâu, thành công và cơ hội đều được chia đều cho người xứng đáng. Mình nên công nhận thành tích của người khác thay vì nghi ngờ năng lực của họ nhen!!! Bớt xấu tính lại.
Hành động của Triết phe trung lập thấy rất hay và nhân văn chỉ khiến cho chức vô địch thuyết phục hơn chơ không có nhất! 😝 Đây mới là trùm cuối thưa quý vị. Vì tài giỏi là tài năng, nhưng chọn nhường lại cơ hội cho người khác là tài đức. Thương quá Huế thương ❤️
Chiếc VÒNG NGUYỆT QUẾ danh giá đã chính thức có chủ nhân!!!🇻🇳
👉CHÚC MỪNG NHÀ VÔ ĐỊCH ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA NĂM THỨ 23 - LÊ XUÂN MẠNH!!!👑
👉CHÚC MỪNG TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG - THANH HOÁ!!!!!!
👉ĐỐI VỚI MINH TRIẾT ĐÂY LÀ MỘT SỰ THÀNH CÔNG KHÔNG HỀ NHỎ.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC HUẾ MÃI TỰ HÀO VỀ EM. ❤️
| HẬU PHƯƠNG VỮNG VÀNG - MINH TRIẾT SẴN SÀNG |
⏰Thời gian: 8h00 – 11h00 ngày 08/10/2023 (Chủ nhật)
📍Địa điểm: Sân khấu phía trước Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế
👉Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV3).
_____
Chỉ còn vài tiếng nữa thôi, trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2023 sẽ đươc diễn ra và đỉnh vinh quang sẽ đón chào nhà leo núi tài ba mới. Thanh âm của nhiệt huyết ấy vẫn luôn vang vọng đầy hào hùng dưới khoảng trời cố đô, sẵn sàng bùng cháy như cách Nguyễn Minh Triết mang hình ảnh thế hệ trẻ đầy tri thức bước vào chặng đua giành lấy sắc vàng rực rỡ của chiếc vòng nguyệt quế Olympia năm thứ 23.
Trên chặng đường này, những bước chân mà Minh Triết để lại luôn hiện hữu cả sự quan tâm, theo dõi và ủng hộ của những người thân xung quanh, và rồi trước khi Minh Triết để lại dấu ấn cuối cùng tại đỉnh Olympia vào ngày mai, họ - những con người luôn bên cạnh Minh Triết muốn gửi đến niềm tự hào của chúng ta những lời chúc, lời động viên để Minh Triết có thể tự tin thể hiện hết mình vào trận chung kết này.
Chúc cho Nguyễn Minh Triết trên hành trình chinh phục đỉnh vinh quang ấy sẽ thật bình tĩnh, tự tin và mang về chiếc vòng nguyệt quế thứ 3 đầy tự hào về cho con người xứ Huế thân thương!
“Triết chiến, Triết thắng”
Rồi ngày mai sẽ đến, một dải non sông sẽ được nối liền, kính mời quý phụ huynh, cựu học sinh và những người yêu mến Minh Triết cùng hòa mình vào không khí rạo rực này.
“Quốc Học Huế - Giành vòng Nguyệt Quế”
_____
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
✉️Email: [email protected]
☎️Số điện thoại:
0914307969 (Chủ nhiệm)
0379187100 (Phó chủ nhiệm)
Không khí chuẩn bị cho chung kết ngay lúc này tại Trường THPT chuyên Quốc Học. Sau 7 năm chờ đợi, cầu truyền hình đã một lần nữa về với Thừa Thiên Huế !
Cả Huế tự hào về em, Chúc Minh Triết giành được vòng Nguyệt Quế !!
Cre : Đoàn Trường THPT Quốc Học Huế
Sau 7 năm, Cầu truyền hình đã một lần nữa đã về với Thừa Thiên Huế!
Hãy cùng nhìn lại hành trình đến Chung kết năm của Nguyễn Minh Triết!
Xứ Huế tự hào về em 🥰 Chúc Minh Triết giành Vòng Nguyệt quế
-----------------------------------
Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 được THTT vào 8h30 Chủ Nhật ngày 8/10/2023 trên VTV3 và ứng dụng VTVGo. Kính mời quý vị và các bạn cùng đón xem!
CHUNG KẾT ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA NĂM THỨ 23
Phát sóng lúc 8h30 - Chủ nhật - Ngày 8/10/2023 trên kênh VTV3
Cũng 7 năm rồi từ cầu truyền hình cuối cùng tại Quốc Học khi nhìn thấy Hồ Đắc Thanh Chương thi chung kết cho đến bây giờ, một lần nữa không khí nhộn nhịp, phấn khởi và đầy tự hào đó đã trở lại với sân trường Quốc Học thân yêu, hi vọng em Minh Triết sẽ giành được vòng nguyệt quế đỏ và mang vinh quang về cho Quốc Học nói riêng và vùng đất hiếu học Cố Đô Huế nói chung nhé!
Mọi người nhớ đón xem và cổ vũ Minh Triết nhé!!
Buổi sáng ở Huế, cái se lạnh của mùa thu với nắng mật ong trải dài trên những con phố. Lang thang vào thời điểm này mọi người sẽ cảm nhận thêm nét bình yên mộc mạc của xứ Huế.
“ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia “ 🫶🏻
| +0 CƠ HỘI |
05.09.2023, khi tiếng trống trường giòn giã vang lên dưới tiết thu nhè nhẹ, tớ bất giác nhận ra dường như mình chẳng còn cơ hội nào nữa.
Cơ hội mà tớ nhắc đến ấy chính là cơ hội được xí xọn khoác lên mình bộ áo dài trắng mới may, dậy thật sớm để chải chuốt cho bản thân trước khi đến trường, hẹn đám bạn làm vài pô ảnh, hay nói cách khác là cơ hội dự buổi khai giảng với tư cách là một cô cậu học sinh.
Thời gian trôi nhanh thật, tớ nhớ mới ngày nào còn dè dặt bước từng bước vào cánh cổng trường, bồn chồn nhưng cũng đầy háo hức về tháng ngày tiếp theo ở Quốc Học. Vậy mà giờ đây tớ chỉ còn một năm cuối cùng để được ở bên Nàng ấy.
Thực ra buổi khai giảng nào cũng giống nhau, gió thu mơn man, chút nắng nhàn nhạt và tiếng trống trường vẫn giòn giã như thế. Nhưng không hiểu sao lần này tâm trạng tớ thật khó tả. Một chút bồi hồi, tiếc nuối, thổn thức hay cả những niềm tin và hy vọng cho năm học mới nữa. Chắc không chỉ có mỗi mình tớ đâu nhỉ? Vì khi nhìn sang bên cạnh, tớ nhận ra hình như nét mặt của đám bạn tớ cũng hiện lên vẻ đượm buồn.
Là lần cuối được dự khai giảng, tớ sẽ lưu giữ mãi ký ức ngày hôm nay, khi sắc thu in dấu trọn vẹn trong trái tim của một học sinh cuối cấp, bởi “Quốc Học đi là nhớ, hứa sẽ về”.
Cre: Human of Quốc Học
Ảnh của các bạn checkin tại trường
“Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội
Sân trường vàng nắng mới
Lá cờ bay như reo
Tiếng trống trường gióng giả
Năm học mới đến rồi …”
🥰💖💐
Lâu lâu mới ghé lại ngôi trường này nhưng mỗi lần tôi đều có một cảm xúc rất khác lạ❤
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Location
Category
Contact the school
Address
12 Lê Lợi, P. Vĩnh Ninh
Hue
530000
Trường Quốc Học
Hue, 70000
www.facebook.com/12.1QuocHoc Lớp 12/1 GVCN: Thầy Phan Thanh Tịnh Sĩ số: 42 (21 nam, 21 n?
14 Lê Lợi
Hue
DOD3 ( The Diary of 10D3 ) là chiếc page nho nhỏ, xinh yêu của tập thể lớp D3 niên khóa 21-24
2/2 Hồ Xuân Hương, P. Gia Hội
Hue
Dạy tiếng Đức trình độ A1-B2. Giáo viên có kinh nghiệm và từng du học tại Đức.
62 Tố Hữu, Phường Xuân Phú
Hue, 530000
Kĩ năng mềm cho trẻ 3T Kids Education nơi tổ chức, kết nối các khóa đào tạo dành cho trẻ em Việt Nam
Hue
Khóa học xử dụng SPSS cơ bản - Bán số liệu đẹp và Xử lý số liệu thuê giá rẻ - Cài phần mềm SPSS
VinhThanh, Phu Vang
Hue, 536990
Cập nhật tin tức thường xuyên, liên tục, nhanh nhất, chính xác và minh bạch đ?
103 Chi Lăng, Huế, Thừa Thiên Huế
Hue, 49000
tư vấn và hổ trợ làm hồ sơ du học Nhật Bản tự túc. Giúp tiết kiệm chi phí nhất để chuẩn bị cho hành t
92 Kinh Dương Vương, Phường Thuận An
Hue, 530000
TIẾNG ANH THEO CHUẨN QUỐC TẾ CAMBRIDGE - TIẾNG ANH TRẺ EM, THIẾU NIÊN - TIẾNG ANH G