
🧬Seminar học thuật của nhóm nghiên cứu Gene, Protein and More 🧬
🧑🏫Báo cáo viên: Tiến sĩ Veronica Lepechkin-Zilbermintz, Đại học Bar-Ilan, Israel
📌Người phụ trách: Tiến sĩ Nguyễn Trí Nhân
⏰ Thời gian: 9:00 AM – 11:00 AM, Thứ 5, ngày 27 tháng 10 năm 2022
🏢 Địa điểm: Phòng F.111, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ
📌Ngôn ngữ trình bày: Tiếng Anh
---------------------------------------------------
☝️ Tên bài báo cáo: Development of Bioactive Peptidomimetics: Inhibition of Copper Efflux System in Microbes
Giới thiệu: Vi khuẩn kháng kháng sinh đang là một vấn đề đáng báo động trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Trước tình hình đó, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Veronica đã phát triển thuốc kháng sinh có bản chất peptidomimetic nhằm tấn công vào hệ thống điều hòa ion đồng của vi khuẩn gram âm. Từ đó, nhóm đã phát triển một chiến lược kháng sinh hoàn toàn mới nhằm góp phần giải quyết vấn nạn kháng kháng sinh. Trước đây, nhóm của Tiến sĩ Veronica đã phát triển một phân tử peptide có khả năng ức chế hệ thống điều hòa đồng CusCBA của vi khuẩn Escherichia coli. Tuy nhiên, peptide có một số nhược điểm ngăn cản khả năng ứng dụng làm thuốc như có khả năng xuyên qua màng tế bào thấp, kém bền trong môi trường. Do đó, nhóm đã biến đổi hóa học peptide ban đầu thành các phân tử “giống với peptide” nhưng có các đặc điểm dược lý tốt hơn, gọi là peptidomimetic. Hãy cùng nghe Tiến sĩ Veronica chia sẻ về chiến lược và quá trình phát triển peptidomimetics khảng khuẩn của cô và cộng sự.
✌️ Tên bài báo cáo: Activation of glucose transport in L6 myotubes and augmentation of insulin secretion in INS-1E β-cells by chromans derivatives
Giới thiệu: Các dẫn xuất của chroman đã được nghiên cứu và chỉ ra nhiều tiềm năng trong phát triển dược chất kháng ung thư vú, chống oxi hóa hay bảo vệ thần kinh. Trong nghiên cứu này, các dẫn xuất của chroman được kiểm tra hai hoạt tính sinh học khác là khả năng kích hoạt kênh vận chuyển glucose trên tế bào L6 myotubles và khả năng tăng tiết insulin của tế bào INS-1E β.
=====
Fanpage nhóm nghiên cứu: https://www.facebook.com/profile.php?id=100087010969118
[Seminar học thuật của nhóm nghiên cứu Gene, Protein and More]
☝️ Tên bài báo cáo: Development of Bioactive Peptidomimetics: Inhibition of Copper Efflux System in Microbes
Giới thiệu: Vi khuẩn kháng kháng sinh đang là một vấn đề đáng báo động trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Trước tình hình đó, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Veronica đã phát triển thuốc kháng sinh có bản chất peptidomimetic nhằm tấn công vào hệ thống điều hòa ion đồng của vi khuẩn gram âm. Từ đó, nhóm đã phát triển một chiến lược kháng sinh hoàn toàn mới nhằm góp phần giải quyết vấn nạn kháng kháng sinh. Trước đây, nhóm của Tiến sĩ Veronica đã phát triển một phân tử peptide có khả năng ức chế hệ thống điều hòa đồng CusCBA của vi khuẩn Escherichia coli. Tuy nhiên, peptide có một số nhược điểm ngăn cản khả năng ứng dụng làm thuốc như có khả năng xuyên qua màng tế bào thấp, kém bền trong môi trường. Do đó, nhóm đã biến đổi hóa học peptide ban đầu thành các phân tử “giống với peptide” nhưng có các đặc điểm dược lý tốt hơn, gọi là peptidomimetic. Hãy cùng nghe Tiến sĩ Veronica chia sẻ về chiến lược và quá trình phát triển peptidomimetics khảng khuẩn của cô và cộng sự.
✌️ Tên bài báo cáo: Activation of glucose transport in L6 myotubes and augmentation of insulin secretion in INS-1E β-cells by chromans derivatives
Giới thiệu: Các dẫn xuất của chroman đã được nghiên cứu và chỉ ra nhiều tiềm năng trong phát triển dược chất kháng ung thư vú, chống oxi hóa hay bảo vệ thần kinh. Trong nghiên cứu này, các dẫn xuất của chroman được kiểm tra hai hoạt tính sinh học khác là khả năng kích hoạt kênh vận chuyển glucose trên tế bào L6 myotubles và khả năng tăng tiết insulin của tế bào INS-1E β.
📌Báo cáo viên: Tiến sĩ Veronica Lepechkin-Zilbermintz, Đại học Bar-Ilan, Israel
📌Người phụ trách: Tiến sĩ Nguyễn Trí Nhân
📌Thời gian: 9:00 AM – 11:00 AM, Thứ 5, ngày 27 tháng 10 năm 2022
📌Địa điểm: Phòng F.111, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ
📌Ngôn ngữ trình bày: Tiếng Anh
=====
Fanpage nhóm nghiên cứu: https://www.facebook.com/profile.php?id=100087010969118