
CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ
🗣️Chậm Nói:
- Trẻ 18 tháng không nói được từ nào khác ngoài ba/mẹ
- Trẻ 24 tháng vốn từ vựng
- Dạy trẻ chậm nói nhanh biết nói
- Can thiệp hiệu quả trẻ tự kỷ, trẻ tăng động kém tập trung
Operating as usual
CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ
🗣️Chậm Nói:
- Trẻ 18 tháng không nói được từ nào khác ngoài ba/mẹ
- Trẻ 24 tháng vốn từ vựng
HOẠT ĐỘNG ĐI SIÊU THỊ CỦA CÁC BẠN NHỎ NHÀ IPPKIDS
Hoạt động này giúp các con bước đầu tham gia vào các kỹ năng bên ngoài như mua sắm, lựa chọn sản phẩm, các công việc của cô thu ngân, tìm hiểu về nghề nghiệp. ...
—————————————————————————————
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRẺ IPPKIDS
🌐Địa chỉ: 71 Đường số 5, khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
📞 Hotline: 0933 887 113 - 0987 560 556
🌐Website: https://ippkids.edu.vn
🌐Fanpage: https://www.facebook.com/Trung.tam.can.thiep.tre.tu.ky.IPPKids
🌐Youtube: https://youtube.com/
🌐Pinterest: https://www.pinterest.com/canthiephoanhapippkids/
Chị Hằng đi chợ mua hoa
Chú Cuội trang trí trung thu tại nhà
Còn em háo hức sắm quà
Trống cơm, trống ếch vang vang khắp nơi
Bánh nướng, bánh dẻo trái cây
Mang đi cắm trại, vui cùng bạn thôi
HOẠT ĐỘNG CẮM HOA CỦA CÁC BẠN NHỎ NHÀ IPPKIDS
Hoạt động cắm hoa sẽ giúp các con phát triển khả năng thẩm mĩ của mình, thể hiện khả năng sáng tạo của những bãn nhỏ. Các con cũng biết được một số loại hoa, màu sắc của chúng và rèn luyện được kỹ năng vận động khéo léo của đôi tay.
————————————————————————————————————— ——————————
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRẺ IPPKIDS
🌐Địa chỉ: 71 Đường số 5, khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
📞 Hotline: 0933 887 113 - 0987 560 556
🌐Website: https://ippkids.edu.vn
🌐Fanpage: https://www.facebook.com/Trung.tam.can.thiep.tre.tu.ky.IPPKids
🌐Youtube: https://youtube.com/
🌐Pinterest: https://www.pinterest.com/canthiephoanhapippkids/
Ngày đẹp trời, cùng các bạn nhỏ nhà IPPKIDS dạo chơi công viên nhé!
—————————————————————————————
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRẺ IPPKIDS
🌐Địa chỉ: 71 Đường số 5, khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
📞 Hotline: 0933 887 113 - 0987 560 556
🌐Website: https://ippkids.edu.vn
🌐Fanpage: https://www.facebook.com/Trung.tam.can.thiep.tre.tu.ky.IPPKids
🌐Youtube: https://youtube.com/
🌐Pinterest: https://www.pinterest.com/canthiephoanhapippkids/
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ
Trung tâm tâm lý trẻ IPPKIDS xin thông báo lịch nghỉ lễ Quốc Khánh như sau:
Nghỉ từ ngày 31/ 08/ 2024 đến hết ngày 03/ 09/ 2024.
Ngày 4/ 9/ 2024 các con đi học lại bình thường.
Chúc các con và gia đình kỳ nghĩ lễ an lành, hạnh phúc!
10 HOẠT ĐỘNG KÍCH THÍCH GIÁC QUAN CHO TRẺ TỰ KỶ
Các hoạt động vui chơi kích thích giác quan không chỉ hữu ích cho trẻ em mẫu giáo mà chúng còn đặc biệt tốt với trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ là những trẻ có nhu cầu đặc biệt vì vậy các hoạt động dạy trẻ phải luôn hướng tới mục tiêu từng cá nhân. Trẻ mắc chứng tự kỷ đều có chung một số khó khăn đó là: khiếm khuyết về tương tác xã hội, khiếm khuyết về giao tiếp (không lời và lời nói), các hành vi bất thường hoặc các mối quan tâm bị thu hẹp, rập khuôn và lặp lại, nhiều trẻ cũng gặp khó khăn trong việc xử lý cảm giác
Lợi ích của hoạt động giác quan đối với trẻ tự kỷ:
Cho trẻ tự kỷ tham gia vào các hoạt động điều hòa cảm giác có lợi theo nhiều cách, vì nó có thể giúp:
• Kích thích não bộ, tạo ra các đường dẫn truyền thần kinh và cải thiện hệ thống xử lý cảm giác
• Cải thiện các kỹ năng xã hội như giao tiếp và tương tác
• Cải thiện sự phối hợp, cũng như các kỹ năng vận động tinh, vận động thô
• Làm dịu những đứa trẻ xuống khi chúng bị kích động
1.Đất nặn thơm Play doh
Lấy một mẻ lớn đất nặn và chia chúng thành từng bát riêng. Trộn các thành phần khác nhau vào mỗi bát, để tạo ra mùi dễ nhận biết, ví dụ như quế, tinh chất hạnh nhân, nước chanh, tinh chất vani, gừng và vv (bạn cũng có thể thêm màu thực phẩm). Trong khi những đứa trẻ chơi với đất nặn, chúng có thể tận hưởng những mùi khác nhau và cố gắng đoán chúng là gì.
2. Rửa xe
Thiết kế một trạm rửa xe trong nhà – hoặc bên ngoài như trong vườn, ngoài sân – với bát nước, xà phòng, bọt biển / bàn chải / vải / khăn và xe nhựa đồ chơi. Trẻ sẽ thích chơi với nước xà phòng, cọ rửa xe ô tô và lau đi lau lại chúng.
3. Bếp ngoài trời
Nếu nhà bạn có không gian, ba mẹ có thể cân nhắc thiết kế một gian bếp ngoài trời cho trẻ vì bếp ngoài trời khá thú vị, đặc biệt là với trẻ hay bị cuốn hút vào các hoạt động vui chơi kích thích giác quan. Bạn có thể mua bếp làm sẵn, hoặc tự làm bằng cách tái sử dụng từ những vật dụng trong nhà hoặc ba mẹ mua nguyên vật liệu mới về làm. Hãy đảm bảo rằng bếp luôn sẵn có nhiều đồ dùng nấu ăn để trẻ có thể chơi.
4. Nhạc cụ tự chế
Ba mẹ có thể cùng con làm ra rất nhiều loại nhạc cụ, sau đó cả nhà cùng chơi với nhau thì sẽ rất vui. Các ý tưởng làm nhạc cụ tự chế như: máy lắc (ví dụ đổ đầy gạo hay các hạt đậu vào chai nhựa), lục lạc (xâu nút hay xâu chuỗi hạt), trống (ví dụ sử dụng thìa gỗ để đập vào chậu nhựa) hay làm chuông (treo vài chai nước hoặc những vỏ chai lên)
5. Vẽ dấu chân
Đối với hoạt động này, bạn sẽ cần một cuộn giấy lớn và một số khay sơn, khăn giấy và nước để lau sạch sơn dưới chân trẻ. Bạn có thể gợi ý cho trẻ (ví dụ: ba mẹ vẽ một số vòng tròn và sau đó cho trẻ làm những cánh hoa in dấu chân xung quanh vòng tròn đó), hoặc ba mẹ sẽ để chúng vẽ tự do.
6. Trò chơi nếm
Trong trò chơi này, có thể bịt mắt trẻ lại cho trẻ nếm thử vị của thức ăn, sau đó trẻ nói xem vị đó như thế nào. Cha mẹ sẽ lựa chọn thực phẩm theo sở thích hay không thích của bọn trẻ nhưng cha mẹ hãy nhớ rằng trò chơi này là một cách tốt để giới thiệu hương vị mới. Các món cha mẹ có thể giới thiệu cho trẻ như sữa chua, ngũ cốc, thạch, bánh gạo, chuối, bánh mì, sốt cà chua, quýt…
7. Slime bột ngô
Chất nhờn ma quái (slime) tự chế này là một trò chơi rất tuyệt vì nó có các đặc tính đặc biệt – nó là một chất giao thoa giữa chất lỏng và chất rắn. Bạn trộn bột ngô với nước trong một thau lớn cho đến chúng tạo thành một hỗn hợp có độ sệt vừa phải. Nếu bạn đấm mạnh vào chất nhờn, slime lại có độ kết dính khá cao, không dính tay, nhưng khi bạn múc một ít và giữ nó trên tay, nó sẽ chảy ra nhìn như chất lỏng
8. Đồ chơi đông lạnh
Bạn cần phải chuẩn bị hoạt động này một hoặc hai ngày trước đó. Tìm một hộp nhựa lớn sẽ vừa trong ngăn đông của bạn, đổ đầy nước vào đó, cho một số đồ chơi vào và cấp đông. Bạn làm ba lớp như vậy, và sau đó lấy khối này ra khỏi ngăn đông. Bọn trẻ sẽ phải lấy đồ chơi ra khỏi băng, trẻ có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ (ví dụ như bình xịt có nước ấm, búa đồ chơi, v.v.).
9. Bàn chơi cát
Đôi khi các hoạt động vui chơi đơn giản lại hay nhất. Hầu hết bọn trẻ đều thích chơi cát, vì vậy hãy làm cho trẻ một chiếc bàn chơi cát cùng với một số đồ để chúng chơi như xô, cào, khuôn, sàng…
10. Rắn b**g bóng
Đối với hoạt động này, bạn sẽ cần chai nhựa, vớ và dung dịch thổi b**g bóng. Cắt đi phần đáy chai và lồng chiếc tất vào phần đáy chai sao cho chiếc tất phủ kín căng phần đáy chai sau đó gấp mép chiếc tất lại y như một chiếc quần bó sát. Nhúng đầu có bọc chiếc tất vào dung dịch thổi b**g bóng sẽ tạo ra những con rắn b**g bóng dài đáng yêu.
Quý phụ huynh có thể thử một loạt các hoạt động vui chơi kích thích tất cả năm giác quan như chạm, ngửi, nếm, nhìn và nghe. Sau đó phụ huynh quan sát và đánh giá những gì trẻ làm tốt và những điều trẻ cần phải tránh. Điều quan trọng mà các phụ huynh cần ghi nhớ đó là các hoạt động vui chơi kích thích giác quan sẽ có lợi cho tất cả trẻ em trong quá trình giáo dưỡng trẻ, không chỉ riêng những trẻ được chẩn đoán (hoặc có các dấu hiệu của) tự kỷ
—————————————————————————————
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRẺ IPPKIDS
🌐Địa chỉ: 71 Đường số 5, khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
📞 Hotline: 0933 887 113 - 0987 560 556
🌐Website: https://ippkids.edu.vn
🌐Fanpage: https://www.facebook.com/Trung.tam.can.thiep.tre.tu.ky.IPPKids
🌐Youtube: https://youtube.com/
🌐Pinterest: https://www.pinterest.com/canthiephoanhapippkids/
MỘT SỐ RỐI LOẠN XỬ LÝ GIÁC QUAN TRẺ TỰ KỶ CÓ THỂ GẶP PHẢI
Chúng ta tiếp cận với thế giới thông qua các giác quan như: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác, tiền đình, cảm nhận bản thể... Với trẻ tự kỷ có rối loạn giác quan, có thể thể hiện ra ở nhiều hành vi khác nhau: cắn, lắm, không ăn đồ lạ, la hét... Dựa vào sự phân chia các nhóm giác quan, có thể phân chia rối loạn xử lý giác quan theo các nhóm như sau:
1. Rối loạn về xử lý thính giác: Trẻ có thể quá nhạy cảm với một số âm thanh, kể cả là nhỏ và có xu hướng né tránh các kích thích thính giác, thể hiện là không thích/sợ một số âm thanh nhất định, bịt tai hoặc hét lên khi nghe thấy âm thanh nào đó... Hoặc trẻ có thể đi tìm kiếm âm thanh bằng cách tự tạo ra một số âm thanh (ví dụ như nghiến răng kèn kẹt, giơ tay búng gần tai, gõ liên tục vào răng hoặc các đồ mà trẻ nhìn thấy...)
2. Rối loạn về xử lý thị giác: Trẻ có ngưỡng cảm giác thấp/ nhạy sẽ có xu hướng né tránh các kích thích thị giác tác động đến mình, ví như hay nheo mắt, che mắt khi thấy ánh sáng... Còn những bạn luôn muốn kích thích thị giác cho mình có thể có những hành vi tìm kiếm như nhìn hiếng, thích bật tắc công tắc và nhìn đèn, mê mẩn những nơi có ánh sáng nhấp nháy, thích xoay bánh xe và nhìn chằm chằm vào đó.
3. Rối loạn về xử lý xúc giác: Trẻ gặp khó khăn về các kích thích liên quan đến sự sờ/nắm/động/chạm vào các vùng da khác nhau trên cơ thể, ví dụ: không thích/thích ôm người khác quá mức (luôn đẩy người khác ra, hoặc ghì chặt khi ôm), khó ăn các đồ ăn có chất liệu lạ (có trẻ không ăn được đồ cứng), hoặc luôn thích gặm/cắn tất cả các đồ vật trẻ lấy được).... Có những trường hợp, tưởng như trẻ không thích đụng chạm hay là tiếp xúc da với mọi người, nhưng có thể là do việc tiếp xúc da – dù nhẹ - cũng khiến trẻ cảm thấy đau hoặc vướng víu, vì thế trẻ phản ứng bằng sự sợ sệt, đẩy ra. Đó là phản ứng hành vi để tránh những cảm giác đó. Nhưng lại cũng có những trẻ thích ôm ghì, thích ném đồ thật mạnh, thích được ấn/nắm các bộ phận trên cơ thể thật chặt thì trẻ mới cảm thấy an toàn và bình tĩnh.
4. Rối loạn về xử lý cảm nhận bản thể: trẻ gặp khó khăn trong việc cảm giác về vị trí của tay/chân và các bộ phận cơ thể hoặc vị trí của tay/chân và đầu.
5. Rối loạn về xử lý tiền đình: là những khó khăn về giác quan để giúp trẻ có thể giữ thăng bằng và định hướng không gian (là tiền đề cho việc trẻ hoạt động và phối hợp thăng bằng), có thể thể hiện ra bằng việc: né tránh các chuyển động cơ thể, luôn nằm ườn 1 chỗ, hoặc chạy nhảy lăng xăng, hoạt động liên tục không mệt mỏi...
—————————————————————————————
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRẺ IPPKIDS
🌐Địa chỉ: 71 Đường số 5, khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
📞 Hotline: 0933 887 113 - 0987 560 556
🌐Website: https://ippkids.edu.vn
🌐Fanpage: https://www.facebook.com/Trung.tam.can.thiep.tre.tu.ky.IPPKids
🌐Youtube: https://youtube.com/
🌐Pinterest: https://www.pinterest.com/canthiephoanhapippkids/
NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI DẠY TRẺ NÓI
Bố mẹ không nên vì quá “hào hứng" mà dạy bé nói một cách vô tội vạ, nên có sự chọn lọc từ ngữ để dạy khi bé mới tập nói. Các bé có khả năng lắng nghe và nhận biết âm thanh ngay từ trong bụng mẹ, càng được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ càng giúp bé sớm biết nói.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên tránh những điều dưới đây trong khi dạy bé tập nói
1. Lặp lại lỗi phát âm sai của bé: Khi các bé mới tập nói thường không thể tránh khỏi việc phát âm ngọng, sai nghe rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, nên có người cố tình lặp lại theo cách nói của bé một cách thích thú. Tuy nhiên, việc làm này nếu kéo dài và thường xuyên, vô tình sẽ trở thành thói quen, khiến bé ngày càng nói ngọng hơn và việc sửa lỗi cho bé cũng khó khăn hơn. Vì vậy, bố mẹ cần phải phát âm thật chuẩn xác và nhẹ nhàng khi dạy bé nói, kiên nhẫn nói đi nói lại từ đúng rồi để bé lặp lại.
2. Trợ giúp bé quá nhanh: Chỉ cần thấy bé lấy tay chỉ bình nước là ngay lập tức các thành viên trong gia đình lấy nước cho bé uống. Việc đoán biết đúng ý muốn của con khiến các bà mẹ cảm thấy rất vui, tuy nhiên việc này đã tước mất cơ hội tập nói của bé, dễ khiến bé lười suy nghĩ và không chịu tìm cách biểu đạt mong muốn của mình bằng lời nói. Đây là những lỗi phổ biến của nhiều bậc cha mẹ. Để tránh và khắc phục lỗi này, thay vì phản xạ nhanh trước những nhu cầu của bé, bố mẹ hãy tìm cách khích lệ, động viên bé phát ra âm thanh, và dùng ngôn ngữ thể hiện mong muốn của mình.
3. Dạy bé nói từ "người lớn": Nhiều gia đình, cả ba mẹ và ông bà đều không ý thức được việc nên chọn lựa từ ngữ mà cứ vô tư dạy bé những từ không hay, vì cho rằng về sau có thể uốn nắn lại cũng không sao. Khi thấy bé nói được những từ "người lớn" một cách ngộ nghĩnh, các bậc phụ huynh không thấy khó chịu mà còn vô cùng thích thú. Thực chất những tiếng nói đầu đời rất ý nghĩa với con trẻ, là cột mốc đầu tiên cho những câu nói khác để mở rộng kỹ năng giao tiếp xã hội, mọi từ ngữ bé học được đều được vận dụng và khó sửa đổi về sau. Vì vậy, mọi thành viên trong gia đình không nên vì quá “hào hứng” mà dạy bé nói một cách vô tội vạ, nên có sự chọn lọc từ ngữ để dạy khi bé mới tập nói.
4. Dạy bé ...trả treo: Có nhiều cha mẹ cố tình nói sai để tập cho bé cãi lại, vì nghĩ rằng như vậy là bé thông minh, khôn khéo. Tuy nhiên, khi "trả treo” trở thành thói quen sẽ ảnh hưởng xấu đến sự giao tiếp của bé về sau. Ở giai đoạn dưới 3 tuổi nhận thức của bé còn chưa phát triển, ngôn ngữ của bé chỉ đơn giản là bắt chước người lớn, chứ chưa hề hiểu hết ý nghĩa của lời nói. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý cách cư xử, giao tiếp của mình để con học được những điều hay, đẹp. Những từ ngữ không hay khi qua miệng con trẻ bi bô dù nghe dễ thương thế nào thì cũng cần chấn chỉnh, vì chúng ta không thể biết con có thể vận dụng thường xuyên và nhớ dai thế nào, để lâu về sau muốn sửa cũng không dễ.
5. Giải thích không thống nhất: Ở tuổi tập nói các bé rất tò mò, thường hay hỏi, nhiều khi những câu hỏi rất ngu ngơ và chi tiết làm người lớn khó chịu. Ba mẹ mẹ khi này cũng hay nghĩ con còn nhỏ nên chỉ giải thích qua loa. Tuy nhiên, nếu vấn đề không quá phức tạp, chúng ta nên dành thời gian giải thích một cách dễ hiểu nhất cho con và tuyệt đối tránh việc mẹ nói thế này ba lại nói thế khác bởi điều đó rất dễ làm mất lòng tin ở con trẻ.
6. Ít giao tiếp cùng con: Ngôn ngữ được trau dồi sau một quá trình dài giao tiếp, nhiều bố mẹ đã quá bận bịu nên thường không dành nhiều thời gian để nói chuyện với con. Đối với trẻ, việc nói chuyện với cha mẹ cũng như các thành viên trong nhà vừa là điều tuyệt vời giúp nuôi dưỡng cảm xúc, vừa là cách tốt nhất giúp ngôn ngữ con phát triển. Ngoài ra, trẻ có thể học thêm và mở rộng vốn từ thông qua những cuốn sách phù hợp lứa tuổi, bố mẹ hãy dành thời gian ít nhất mỗi ngày 10 phút để cùng con đọc sách nhé. Đọc sách cùng bố mẹ sẽ khiến thế giới đồng thoại trong cuốn sách sẽ trọn vẹn và kỳ diệu hơn với con đấy ạ
—————————————————————————————
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRẺ IPPKIDS
🌐Địa chỉ: 71 Đường số 5, khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
📞 Hotline: 0933 887 113 - 0987 560 556
🌐Website: https://ippkids.edu.vn
🌐Fanpage: https://www.facebook.com/Trung.tam.can.thiep.tre.tu.ky.IPPKids
🌐Youtube: https://youtube.com/
🌐Pinterest: https://www.pinterest.com/canthiephoanhapippkids/
MỘT SỐ KỸ NĂNG TẠO SỰ CHÚ Ý KHI CAN THIỆP CHO TRẺ
1. Gọi tên trẻ trong khi chơi
Trong khi chơi với trẻ đặc biệt, cần gọi tên trẻ nhiều hơn để đảm bảo trẻ vẫn đang nghe hướng dẫn từ người lớn trong khi chơi, và sự chủ động sẵn sàng hồi đáp với tên gọi của trẻ, hình thành phản xạ và thói quen.
2. Giơ đồ vật ngang tầm mắt
Việc giơ đồ vật như mô hình, tranh ảnh, vật thật ngang tầm mắt trẻ khiến trẻ dễ dàng quan sát và tạo điều kiện để trẻ có giao tiếp mắt với người lớn hơn. Tránh việc đưa đồ vật dạy lên quá cao hay quá thấp sẽ làm trẻ dễ mỏi và không nhận diện được những cử động trên khuôn mặt từ phía người can thiệp, giảm tương tác mặt đối mặt với trẻ.
3. Thể hiện rõ: cảm xúc, hành động, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói… đề thu hút sự chú ý của trẻ
Những cách thể hiện trên sẽ giúp trẻ hiểu một cách dễ dàng hơn không chỉ những thông tin bằng lời mà người lớn đang truyền tải mà còn hiểu được những ngôn ngữ không lời đi kèm từ đó trẻ sẽ đưa ra những phản hồi thích hợp, người can thiệp cũng đưa ra được những điều chỉnh kịp thời.
4. Chơi, hoạt động với đồ vật để kích thích duy trì ánh mắt
5. Tạm dừng hoạt động khi trẻ đang thích
Mục đích của việc này là tạo ra một khoảng thời gian trống để người can thiệp chờ đợi và quan sát những phản ứng của trẻ, liệu xem trẻ có thể hiện ra những nhu cầu, mong muốn tiếp tục chơi hay không, có dùng ánh mắt hay những cử chỉ điệu bộ để bày tỏ rằng trẻ có muốn chơi tiếp hay không? Thì khi đó, chúng ta mới tiếp tục hoạt động này.
—————————————————————————————
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRẺ IPPKIDS
🌐Địa chỉ: 71 Đường số 5, khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
📞 Hotline: 0933 887 113 - 0987 560 556
🌐Website: https://ippkids.edu.vn
🌐Fanpage: https://www.facebook.com/Trung.tam.can.thiep.tre.tu.ky.IPPKids
🌐Youtube: https://youtube.com/
🌐Pinterest: https://www.pinterest.com/canthiephoanhapippkids/
7 ĐIỀU CHA MẸ TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC LÀM VỚI CON ❗️
MỘT SỐ HIỂU LẦM VỀ CHỨNG TỰ KỶ Ở TRẺ
Chắc hẳn không ít người trong chúng ta từng ít nhất một lần có những hiểu lầm về hội chứng tự kỷ ở trẻ. Hãy cùng IPPKIDS điểm qua một số hiểu lầm thường hay gặp nhé!
—————————————————————————————
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRẺ IPPKIDS
🌐Địa chỉ: 71 đường số 5, Khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
📞 Hotline: 0933 887 113 - 0987 560 556
🌐Website: https://ippkids.edu.vn
🌐Fanpage: https://www.facebook.com/Trung.tam.can.thiep.tre.tu.ky.IPPKids
🌐Youtube: https://youtube.com/
🌐Pinterest: https://www.pinterest.com/canthiephoanhapippkids/
Sự phát triển tâm vận động ở trẻ hài nhi
Tất cả các mốc thời gian được nêu ở đây chỉ mang tính tham khảo, do đó, chúng ta không nên hoảng hốt khi thấy bé có một chút chậm hơn so với mốc đề ra – do mỗi trẻ sẽ có nhịp độ phát triển riêng của chúng – nhưng các mốc thời gian này cho phép chúng ta cảnh giác, và có thể sẽ cần phải tìm đến chuyên gia tâm lý nếu trẻ phát triển quá chậm so với các mốc thời gian.
Các phản xạ vận động nguyên thủy: Nhiều phản xạ vận động nguyên thủy nhanh chóng giảm dần và biến mất sau một vài tháng.
Tư thế ngồi: Nếu được đỡ, ở tháng thứ 6, trẻ có thể ngồi ở tư thế dựa, Ở tháng thứ 7 trẻ có thể ngồi không cần dựa, không cần sự nâng đỡ, trẻ ngồi và chìa tay ra phía trước để khỏi bị ngã. Chỉ đến tháng thứ 8 thì trẻ mới có thể thực sự tự ngồi một mình.
Vận động thô: Trẻ có thể lẫy vào khoảng tháng thứ 3; di chuyển bằng cách lật người nhiều lần (lăn) vào tháng thứ 6. Đây chính là cách thức di chuyển đầu tiên của trẻ.
Ở tháng thứ 9, trẻ bắt đầu bám vào bàn, giường để đứng lên Khi trẻ 10 tháng, trẻ bắt đầu bò nhổm . và thậm chí, đôi khi còn có thể bước đi vài bước và lại ngã.
Đến tháng thứ 11, khi được người khác dắt hoặc khi bám vào mép bàn, thành giường, trẻ bắt đầu những bước đi đầu tiên. Trẻ cũng có thể cúi xuống để nhặt đồ chơi. Chỉ trong khoảng từ 12 đến 15 tháng thì trẻ mới có thể bắt đầu tự đi (tuy nhiên, cũng có trường hợp sau đó nhiều tuần lễ trẻ mới có thể bắt đầu tự đi).
Vận động tinh: Trẻ có thể nắm hai tay vào nhau hoặc nắm đồ vật ngay từ tháng thứ 4). Trẻ có thể thật sự cầm nắm được đồ vật một cách chủ động ngay từ tháng thứ 5 và ngay lập tức đưa đồ vật vào miệng.
Vào tháng thứ 6, 7, trẻ có thể thả đồ vật khi trẻ muốn và chuyển đồ vật từ tay nọ sang tay kia, gõ đồ vật vào nhau hoặc gõ đồ vật xuống đất.
Ở tháng thứ 9, trẻ có thể cầm nắm một đồ vật có kích thước nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ (nhưng thực ra, trẻ đã bắt đầu những thử nghiệm đầu tiên từ nhiều tuần trước đó).
—————————————————————————————
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRẺ IPPKIDS
🌐Địa chỉ: 71 Đường số 5, khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
📞 Hotline: 0933 887 113 - 0987 560 556
🌐Website: https://ippkids.edu.vn
🌐Fanpage: https://www.facebook.com/Trung.tam.can.thiep.tre.tu.ky.IPPKids
🌐Youtube: https://youtube.com/
🌐Pinterest: https://www.pinterest.com/canthiephoanhapippkids/
Sự phát triển của trẻ em: Giai đoạn từ 2 - 12 tháng tuổi
Giai đoạn khởi đầu của trí thông minh là thời kỳ bé học về thế giới đồ vật, trước hết, bằng tri giác (tầm quan trọng của âm thanh, màu sắc, chuyển động) và bằng hoạt động. Người ta gọi đó là thời kỳ cảm giác - vận động.
Giai đoạn khởi đầu của trí thông minh là thời kỳ bé học về thế giới đồ vật, trước hết, bằng tri giác (tầm quan trọng của âm thanh, màu sắc, chuyển động) và bằng hoạt động. Người ta gọi đó là thời kỳ cảm giác - vận động.
Lúc đầu, trẻ chỉ phản ứng theo phản xạ. Dần dần, trẻ điều chỉnh các phản xạ của mình, phối hợp chúng và làm chủ các phản xạ. Sau đó, những gì đã được trẻ khám phá một cách tình cờ sẽ được lặp đi lặp lại một cách chủ động (em bé túm được bàn tay hay bàn chân mình một cách ngẫu nhiên sẽ thử làm lại việc này).
-Sau 5 tháng, em bé sẽ dần dần quen với các phản xạ đã tiếp thu được trước đây và áp dụng trên các đồ vật mới và các tình huống mới.
- Khoảng tháng thứ 6, khi bé ném đồ chơi, bé sẽ nhìn xem nó rơi chỗ nào và muốn nhặt đồ chơi ấy lại.
-Trong khoảng 9 đến 12 tháng, giờ là lúc (và đây cũng là lần đầu tiên) chúng ta có thể thật sự nói đến hành vi trí tuệ
- trẻ kết hợp một số phản xạ đã vận hành trước đó một cách độc lập. Trẻ tìm cách đạt được kết quả nhờ sự phối hợp mới chứ không phải đơn thuần chỉ là nhờ việc tái tạo lại thuần túy các phản xạ (ví dụ trẻ không chỉ còn thuần túy mở bàn tay ra và khép tay lại khi đồ vật trẻ muốn lấy còn ở quá xa, lúc này trẻ cần phải tiến lại gần hơn trước khi chìa tay ra để lấy đồ vật).
-Chính trong thời kỳ này (9 - 12 tháng) trẻ bắt đầu tiếp thu được khái niệm tính hiện diện của đồ vật: lúc này trẻ có khả năng đi tìm một đồ vật bị giấu dưới tấm vải, dưới gối (nhưng vẫn chưa có khả năng xác định vị trí đồ vật nếu đồ vật bị chuyển chỗ nhiều lần).
Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ hài nhi
Trong tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ đã có thể phát ra những âm thanh không rõ ràng. Từ tháng thứ 2, trẻ đã bắt đầu "hóng chuyện” và có thể phát ra những âm thanh là các nguyên âm ê, a, ư, ơ… kèm theo một tâm trạng thoải mái và sự vận động tay chân.
Từ tháng thứ 3 trẻ có những âm líu lo đầu tiên (phát ra các âm thanh kéo dài, ví dụ như : A… ree, K… ree, …Trẻ lặp đi lặp lại các âm tiết bị biến dạng) và những tiếng kêu thích thú đầu tiên.
Tiếp đó, bé bắt đầu có khả năng sử dụng thêm một số phụ âm, và ghép một số phụ âm với các nguyên âm thành các từ đơn giản như ka, ba, ma…; cố gắng bắt chước tiếng nói của người lớn và không ngừng thử nghiệm việc phát ra những âm tiết mới.
Trẻ bắt đầu phát ra những âm "bi bô” đầu tiên ở tháng thứ 6 và những âm tiết đầu tiên ("ba, be, bo”) ở tháng thứ 7. Ở tháng thứ 8, thứ 9 trẻ đã biết kết hợp các âm tiết và những từ đầu tiên bắt đầu xuất hiện, chính xác đó là những âm tiết nhân đôi theo kiểu ba ba, bà bà, măm măm…
Bé 15 tháng tuổi biết nói líu ríu, gọi “ba”, “mẹ” hoặc tên một vật quen thuộc nào đó. - Những lời nói đầu tiên của trẻ thường liên quan đến những người quen thân, những vật yêu thích hoặc một phần của cơ thể.
Khi vốn từ vựng nhiều hơn, trẻ sẽ bắt đầu thêm các động từ như “đi”, “đến” và các chỉ dẫn, chẳng hạn như “lên”, “xuống”.
Ngôn ngữ thật sự sẽ bắt đầu xuất hiện sau đó ít lâu, khoảng từ 11 -12 tháng với những trẻ phát triển sớm hoặc có thể muộn hơn ở nhiều trẻ khác.
Trong giai đoạn này, người lớn có thể kích thích bé phát triển ngôn ngữ bằng cách: dạy và khuyến khích trẻ luyện tập các cơ quan phát âm bằng cách thực hiện các động tác như: bặm môi, thổi b**g bóng, phun mưa, tặc lưỡi…; thường xuyên nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt; hát hoặc đọc truyện cho trẻ nghe; gọi tên trẻ; lặp lại các âm thanh, các từ trẻ phát ra, khen trẻ mỗi khi trẻ nói được những câu, từ rõ ràng hoặc đúng hoàn cảnh; nói hoặc hỏi trẻ bằng những câu đơn giản …
Sự phát triển tâm vận động ở trẻ hài nhi
Tất cả các mốc thời gian được nêu ở đây chỉ mang tính tham khảo, do đó, chúng ta không nên hoảng hốt khi thấy bé có một chút chậm hơn so với mốc đề ra – do mỗi trẻ sẽ có nhịp độ phát triển riêng của chúng – nhưng các mốc thời gian này cho phép chúng ta cảnh giác, và có thể sẽ cần phải tìm đến chuyên gia tâm lý nếu trẻ phát triển quá chậm so với các mốc thời gian.
Các phản xạ vận động nguyên thủy: Nhiều phản xạ vận động nguyên thủy nhanh chóng giảm dần và biến mất sau một vài tháng.
Tư thế ngồi: Nếu được đỡ, ở tháng thứ 6, trẻ có thể ngồi ở tư thế dựa, Ở tháng thứ 7 trẻ có thể ngồi không cần dựa, không cần sự nâng đỡ, trẻ ngồi và chìa tay ra phía trước để khỏi bị ngã. Chỉ đến tháng thứ 8 thì trẻ mới có thể thực sự tự ngồi một mình.
Vận động thô: Trẻ có thể lẫy vào khoảng tháng thứ 3; di chuyển bằng cách lật người nhiều lần (lăn) vào tháng thứ 6. Đây chính là cách thức di chuyển đầu tiên của trẻ.
Ở tháng thứ 9, trẻ bắt đầu bám vào bàn, giường để đứng lên Khi trẻ 10 tháng, trẻ bắt đầu bò nhổm . và thậm chí, đôi khi còn có thể bước đi vài bước và lại ngã.
Đến tháng thứ 11, khi được người khác dắt hoặc khi bám vào mép bàn, thành giường, trẻ bắt đầu những bước đi đầu tiên. Trẻ cũng có thể cúi xuống để nhặt đồ chơi. Chỉ trong khoảng từ 12 đến 15 tháng thì trẻ mới có thể bắt đầu tự đi (tuy nhiên, cũng có trường hợp sau đó nhiều tuần lễ trẻ mới có thể bắt đầu tự đi).
Vận động tinh: Trẻ có thể nắm hai tay vào nhau hoặc nắm đồ vật ngay từ tháng thứ 4). Trẻ có thể thật sự cầm nắm được đồ vật một cách chủ động ngay từ tháng thứ 5 và ngay lập tức đưa đồ vật vào miệng.
Vào tháng thứ 6, 7, trẻ có thể thả đồ vật khi trẻ muốn và chuyển đồ vật từ tay nọ sang tay kia, gõ đồ vật vào nhau hoặc gõ đồ vật xuống đất.
Ở tháng thứ 9, trẻ có thể cầm nắm một đồ vật có kích thước nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ (nhưng thực ra, trẻ đã bắt đầu những thử nghiệm đầu tiên từ nhiều tuần trước đó).
Trò chơi đối với sự phát triển của trẻ trong năm đầu tiên
Trong suốt năm đầu tiên, em bé khám phá và trải nghiệm nhờ 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và hai tay. Do đó, các kích thích âm thanh, màu sắc và cảm giác là không thể thiếu cho sự nhận thức của em bé cũng như tất cả các đồ chơi, trò chơi cho phép trẻ cầm nắm và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp vận động (và đặc biệt là sự phối hợp mắt/tay).
Một số ví dụ:
Các giá móc đồ chơi treo nôi được gắn phía trên giường để cho phép bé tìm cách nắm, bắt.
Bảng đồ chơi với nhiều nút khác nhau, cho phép trẻ học cách kéo, đẩy, quay, tạo tiếng động với các nút đó (ví dụ chiếc đàn điện tử). Xúc sắc với nhiều màu sắc và hình thức khác nhau.
Cuối năm đầu tiên này, trẻ thích :
* Lồng đồ chơi nọ vào đồ chơi kia (trò chơi lồng vào nhau).
* Lồng khít vào nhau: tất cả các đồ chơi xếp khít vào hình mẫu hay đơn giản chỉ là một chiếc hộp các- tông mà ta đã đục một lỗ, ở đó trẻ có thể bỏ đồ chơi vào và có thể là thò tay vào để lấy đồ chơi.
* Ném bóng cho người chơi cùng với trẻ.
—————————————————————————————
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRẺ IPPKIDS
🌐Địa chỉ: 71 Đường số 5, khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
📞 Hotline: 0933 887 113 - 0987 560 556
🌐Website: https://ippkids.edu.vn
🌐Fanpage: https://www.facebook.com/Trung.tam.can.thiep.tre.tu.ky.IPPKids
🌐Youtube: https://youtube.com/
🌐Pinterest: https://www.pinterest.com/canthiephoanhapippkids/
Monday | 07:30 - 11:00 |
14:30 - 16:30 | |
Tuesday | 07:30 - 11:00 |
14:30 - 16:30 | |
Wednesday | 07:30 - 11:00 |
14:30 - 16:30 | |
Thursday | 07:30 - 11:00 |
14:30 - 16:30 | |
Friday | 07:30 - 11:00 |
14:30 - 16:30 | |
Saturday | 07:00 - 11:00 |
* Vietnamese & foreign teachers * Small, fun classes * Learn English quickly * Computer aided learning * Live online classes * Very reasonable prices
Official Alumni Page -- High School for the Gifted is an affiliated high school with the Vietnam Nat
Tự hào thay ta là học sinh Lê Hồng Phong!
Trường THPT Gia Định - Quận Bình Thạnh - TPHCM Email: [email protected]
At Dancenter we aim to foster self-expression through Dance Education. #wespeakdance #dancentervn
Founded in 2008, Analytics Club aims to aid students as they explore the Business Analytics field.
Fanpage chính thức của EVOL Edu - Tổ chức giáo dục về tư duy, kỹ năng và tài chính
Trang này ko phải do Thầy Nam lập ra đâu nha các bạn, mình là SV của thầy, hâm m?
Established in 2009 KTDC Group is a Training centre specializing in IELTS & Business Skills Training.
NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG:27-10-57. NƠI HẠNH NGỘ: NHỮNG LINH HỒN ĐÃ HAY CHƯA SIÊU THOÁT LÒ BÁCH KHOA.http://www.hcmut.edu.vn/
Đội Công Tác Xã Hội - Trường Đại học Văn Lang