Công ty chúng tôi chuyên phát hành sách và bút chấm đọc.
Operating as usual
TẠI SAO NHỮNG ĐỨA TRẺ LÚC NHỎ BIỂU HIỆN CÀNG NGOAN, CÀNG HIỂU CHUYỆN THÌ SAU KHI LỚN LÊN LẠI CÀNG CÓ NHIỀU VẤN ĐỀ TÂM LÝ?
________________________
Bởi vì “đè nén”
Những đứa trẻ lúc nhỏ biểu hiện ngoan ngoãn hiểu chuyện không phải là đạt đến một tầm nhận thức nào đó về mặt tâm lí của nó mà là đè nén chính mình, vâng theo quy tắc, lấy lòng người lớn.
Có một câu chuyện tên là “Cọc gỗ nhốt voi”
Con voi thì chắc mọi người đều đã thấy rồi, rất to, rất mạnh. Mọi người có để ý thứ dùng để trói voi là gì không? Là một cái cọc gỗ.
Thông thường người huấn luyện voi chỉ cần cắm trên mặt đất một cây cọc gỗ có kéo xích sắt hoặc thậm chí là dây thừng sau đó buộc vào một chân voi thì có thể khiến voi đứng yên tại chỗ. Con voi bự như vậy, mạnh tới nỗi có thể nhổ luôn một cái cây lên, vậy tại sao voi lại bị nhốt bởi một cái cọc gỗ bé tí tẹo đây?
Thật ra lí do ở đây rất đơn giản:
Lúc voi còn rất nhỏ, sức lực vẫn còn yếu ớt, dùng xích sắt trói nó vào một gốc cây hoặc cái cọc gỗ mà nó không giãy ra được.
Vì để được tự do, voi sẽ dốc sức kéo đứt dây xích, nhưng nó còn quá nhỏ, cho dù vật lộn như thế nào cũng chẳng thấm vào đâu cả, thậm chí bàn chân bị cà ra máu, đau buốt không thôi.
Dần dần, voi nhỏ hiểu được làm như vậy chẳng có tác dụng gì. Chỉ cần bị trói vào cọc gỗ thì chắc chắn sẽ ngoan ngoãn đứng yên một chỗ.
Mãi đến khi voi nhỏ lớn lên rồi thì lòng tin này vẫn y như cũ, không hề dao động lung lay.
Nói theo thuật ngữ tâm lí học thì đây là “Thói quen bất lực”.
Con người cũng như vậy, lúc nhỏ tò mò với mọi thứ, cứ muốn đi tìm tòi, nếm thử. Nhưng những hành động đó luôn đi kèm với nguy hiểm, thậm chí là sẽ bị thương. Bố mẹ dạy con cái “hiểu chuyện”, “nghe lời”, vì bảo vệ an toàn của con trẻ mà uốn nắn chúng, hết lần này đến lần khác cấm đoán.
Lúc đi học, bố mẹ sẽ dặn chúng phải nghe lời giáo viên, khi ở nhà người lớn dù vô tình hay cố ý cũng cứ nhắc đi nhắc lại mấy câu đại loại như:
-“Con phải nghe lời, phải hiểu chuyện.”
-“Nếu con nghe lời mẹ sẽ mua đồ chơi cho con, cho phép con xem phim hoạt hình, mua cho con đồ ăn ngon...”
-“Nếu con không nghe lời mẹ sẽ không yêu con nữa, mẹ sẽ tặng con cho người khác....”
Lúc họ hàng gặp gỡ cũng sẽ so sánh con cái với nhau, xem thử con nhà ai ngoan hơn, hiểu chuyện hơn. Sự phán đoán đúng sai, hiền ác của trẻ con đa phần ảnh hưởng từ bố mẹ, thầy cô giáo và từ những đánh giá của thế giới bên ngoài. Phản hồi từ những đánh giá của thế giới bên ngoài nói cho chúng biết được khen là tốt, bị ghét bỏ là xấu. Nói cho chúng phải nghe lời, phải hiểu chuyện thì người lớn mới vui lòng, mới yêu chúng.
Quy tắc này giống với việc dùng cọc gỗ trói voi vậy.
Trẻ con rất thông minh, hết lần này đến lần khác nhận được sự phản hồi từ thế giới bên ngoài thì chúng đã biết rằng: người lớn đều thích trẻ con nghe lời mà những đứa trẻ không nghe lời, nghịch ngợm, chống lại thì phải bị phê bình và trách mắng. Cho nên chúng nó học được cách đè nén cảm nhận của chính mình vào một bên, cố gắng làm ra dáng vẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện người gặp người thích. Như vậy, sau khi lớn lên, chúng sẽ trở thành nhóm được gọi là “người tốt” không biết từ chối người khác, khiến chính mình mệt không chịu nổi.
Mặt khác, bản tính của loài người là khát vọng được thả ra. Lúc nhỏ bị cọc gỗ kiềm chế, không có cách nào thả ra bản tính. Sau khi lớn lên sẽ trở thành muôn dạng hình thức, đi về phía tính cách ngược lại với lúc ấu thơ.
Trẻ con có thể khóc, không ngoan ngoãn, không hiểu chuyện trước mặt bạn nói rõ được rằng nó có đủ cảm giác an toàn khi ở cạnh bạn, để nó có thể nếm thử các loại phương pháp giải phóng chính mình. Mà cảm giác “được yêu” hết lòng này giúp con trẻ đạt được các loại giáo dục “nếm thử” mới là nền tảng hình thành nhân cách trẻ con một cách lành mạnh nhất.
Nguồn: ST
🌻🌻 Người cha ảnh hưởng như thế nào đến con cái
🌷 CẢM GIÁC CON NHẬN TỪ MẸ, HÌNH CÁCH CON NHẬN TỪ CHA
Người cha có vai trò như thế nào trong việc dạy con? Có câu nói rằng: “1 lời cha nói bằng vạn lời mẹ nói”, hình cách hình tư tưởng của người cha ảnh hưởng lên con cái rất nhiều.
Tuy nhiên, ngày nay các em bé bị những người cha bỏ bê nhiều quá, ngày bận làm, tối về bận chấm với gạt chả ai gần con của mình nữa, nên giao hết cho bà nội bà ngoại là đàn bà, mẹ nó sinh ra nó là đàn bà, cô trông trẻ osin cũng là đàn bà, cô mầm non cũng đàn bà, cô cấp 1 cũng đàn bà, cấp 2 cũng nhiều cô hơn là thầy… nên nam nhi bây giờ nữ tính quá mức cần thiết.
Sự thiếu vắng của người cha có rất nhiều nguyên nhân:
Nhiều người quan niệm rằng “đàn ông lo việc bên ngoài, phụ nữ chăm sóc gia đình”, điều này khiến rất nhiều người cha cho rằng dạy dỗ con cái là việc của vợ. Còn người mẹ thì đóng vai trò “người giữ cửa” trong việc giáo dục gia đình, xem việc dạy con cái là nhiệm vụ của mình, không muốn để chồng can dự quá nhiều, dẫn đến việc người cha thiếu khả năng chăm sóc con.
Ngoài ra, với áp lực cuộc sống, cha mang trên vai gánh nặng kiếm tiền nuôi gia đình, khó mà có thời gian để dạy con. Có những người cha bận rộn công việc, đi sớm về khuya, thậm chí một tuần hay một tháng không gặp được các con. Thế nhưng, đôi khi nhân tố lớn nhất của việc con cái thiếu sự dạy dỗ của cha là do người cha thiếu ý thức về vai trò của mình. Nếu một người cha càng có ý thức trong việc giáo dục con thì sẽ càng đầu tư vào việc dạy con. Khi những vai trò khác xung đột với vai trò làm cha thì cũng sẽ ưu tiên nghĩ đến vai trò làm cha nhất.
Nhà tâm lý học Ross Parke đã thực hiện hàng chục nghiên cứu về cách làm cha của các ông bố. 390 gia đình đã được yêu cầu mô tả cách các bà mẹ và ông bố chơi với con cái của họ. Trong khi những người mẹ tỏ ra điềm đạm và ít sôi nổi khi chơi cùng con, thì các ông bố lại hành động ngược lại. Sáng thứ bảy hàng tuần, họ dành thời gian chơi bóng đá cùng con, họ cũng dành nhiều thời gian chơi cùng con các trò chơi có tính vận động mạnh và dạy con cách xử lý cơ thể và cảm xúc trong mọi trường hợp.
Nhà tâm lý học John Snarey đã đưa ra nhận định trong cuốn sách của mình, theo đó ông nói: "Những đứa trẻ được bố dạy dỗ theo cách thô ráp sẽ nhanh chóng biết rằng các hành vi như cắn, đá và các hình thức bạo lực thể xác khác là không thể chấp nhận được". Không chỉ có vậy, trong quá trình nuôi dạy con cái, người cha cũng có xu hướng sẵn sàng để con đối mặt với các thử thách và nguy cơ để sớm trở nên độc lập, trong khi người mẹ lại có xu hướng bao bọc và bảo vệ con khỏi những nguy hiểm rình rập.
Những đóng góp mà người cha tạo ra cho cuộc sống của con cái có thể được khắc họa trên 3 yếu tố: khả năng phạm tội, mang thai và trầm cảm. Ở đây, để minh họa mối liên hệ giữa tình cha con và một đứa trẻ được lớn lên có tốt hay không, hãy so sánh các chàng trai và cô gái vị thành niên thuộc 4 nhóm: những người sống trong gia đình còn nguyên vẹn, những thanh niên có mối quan hệ rất gắn kết với cha, những thanh niên có độ gắn kết trung bình với cha, và cuối cùng là những thanh niên ít gần gũi với cha, hoặc sống trong gia đình chỉ có mẹ.
Chất lượng mối quan hệ được đo lường dựa trên 3 yếu tố: sự đánh giá của trẻ về sự ấm áp của cha mình, kỹ năng giao tiếp và tổng thể chất lượng mối quan hệ. Sau khi tiến hành khảo sát, một kết quả khá bất ngờ đã được tiết độ. Theo đó, các cậu bé có sự gắn kết cao và trung bình với cha cho thấy ít khả năng bị vướng vào các hành vi phạm pháp. Không chỉ có vậy, những em gái ở độ tuổi thiếu niên thường thân thiết với cha mình cũng sẽ ít có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn hơn là các em gái chỉ sống với mẹ hoặc ít gần gũi với cha. Bên cạnh đó, nguy cơ trẻ bị trầm cảm và lo âu cũng sẽ giảm xuống đáng kể nếu trẻ có mối quan hệ gần gũi với bố, so với khi chỉ sống cùng mẹ hoặc ít tiếp xúc, thân thiết với bố.
Những nghiên cứu này, trên thực tế cũng là lời chê trách gián tiếp dành cho những ông bố thiếu trách nhiệm và quan tâm tới con cái. Trong khi mà những người vợ của họ đang phải gồng mình đóng cả 2 vai trong cuộc sống của con, thì những ông bố này quả thực là tấm gương xấu cho xã hội. Hơn thế, những kết quả ở trên cũng đồng thời là lời nhắc nhở các ông bố hãy thật cố gắng để có thể làm một người bố tốt và có trách nhiệm với con mình.
----------------------------
"CẢM GIÁC CON NHẬN TỪ MẸ, HÌNH CÁCH CON NHẬN TỪ CHA"
Người cha có vai trò như thế nào trong việc dạy con? Có câu nói rằng: “1 lời cha nói bằng vạn lời mẹ nói”, hình cách hình tư tưởng của người cha ảnh hưởng lên con cái rất nhiều.
Tuy nhiên, ngày nay các em bé bị những người cha bỏ bê nhiều quá, ngày bận làm, tối về bận chấm với gạt chả ai gần con của mình nữa, nên giao hết cho bà nội bà ngoại là đàn bà, mẹ nó sinh ra nó là đàn bà, cô trông trẻ osin cũng là đàn bà, cô mầm non cũng đàn bà, cô cấp 1 cũng đàn bà, cấp 2 cũng nhiều cô hơn là thầy… nên nam nhi bây giờ nữ tính quá mức cần thiết.
Sự thiếu vắng của người cha có rất nhiều nguyên nhân:
Nhiều người quan niệm rằng “đàn ông lo việc bên ngoài, phụ nữ chăm sóc gia đình”, điều này khiến rất nhiều người cha cho rằng dạy dỗ con cái là việc của vợ. Còn người mẹ thì đóng vai trò “người giữ cửa” trong việc giáo dục gia đình, xem việc dạy con cái là nhiệm vụ của mình, không muốn để chồng can dự quá nhiều, dẫn đến việc người cha thiếu khả năng chăm sóc con.
Ngoài ra, với áp lực cuộc sống, cha mang trên vai gánh nặng kiếm tiền nuôi gia đình, khó mà có thời gian để dạy con. Có những người cha bận rộn công việc, đi sớm về khuya, thậm chí một tuần hay một tháng không gặp được các con. Thế nhưng, đôi khi nhân tố lớn nhất của việc con cái thiếu sự dạy dỗ của cha là do người cha thiếu ý thức về vai trò của mình. Nếu một người cha càng có ý thức trong việc giáo dục con thì sẽ càng đầu tư vào việc dạy con. Khi những vai trò khác xung đột với vai trò làm cha thì cũng sẽ ưu tiên nghĩ đến vai trò làm cha nhất.
Trong quá trình trẻ lớn lên, người cha đóng nhiều vai trò mà người mẹ không thể thay thế được. Một cuộc nghiên cứu của trường Đại học Harvard phát hiện ra rằng, những đứa trẻ được chơi với cha nhiều sẽ thông minh hơn. Những đứa trẻ thiếu đi sự dạy dỗ và tình yêu thương của cha thường sẽ không hòa nhập, rụt rè, nhút nhát.
Người cha là cầu nối giúp con bước ra thế giới bên ngoài. Trẻ có thể hình thành tính cách dũng cảm, tự tin, quyết đoán là do chịu ảnh hưởng của cha. Vì vây, những người cha hãy dành nhiều thời gian chất lượng cho con, kể cho con nghe về tuổi thơ của mình, kể cho con nghe những trải nghiệm, cho con được tham gia vào các hoạt động cùng gia đình. Để lỡ tuổi thơ của con gom vàng không bù được.
Bạn có đang biến con mình thành đứa trẻ “ghét học”? Bạn thử kiểm tra những điều sau đây:
1. Luôn miệng nhắc con: “Học bài đi!"
2. Thường xuyên kêu ca với người ngoài: "Con tôi không chịu học."
3. Thường nói xấu trường học và thầy cô giáo của con.
4. Chất vấn đến cùng khi con nói dối.
5. Nghĩ rằng đỗ vào đại học là đích đến cuối cùng của con mình.
6. Hay nói với con “Vậy mà…"
7. Tin rằng thành tích của con có thể tăng trong vòng một tháng nếu ép con học.
8. Luôn suy nghĩ: "Con tôi không cẩu thả thì chắc chắn làm tốt hơn."
9. Luôn nghĩ rằng: "Con mình không hề có khả năng gì."
10. Bắt con học như hình phạt.
11. Luôn cho rằng học môn Tiếng Việt tốt không bằng học giỏi Toán, tiếng Anh.
12. Mắng con bằng vẻ mặt đáng sợ.
13. Nói xấu chồng/ vợ trước mặt con.
14. Phòng ở bừa bộn.
15. Có thể kể ra rất nhiều điểm yếu của con nhưng không thể kể được điểm mạnh.
Nếu các bạn đánh dấu “Có” vào từ 3 câu trở lên, có thể bạn đang biến con thành một đứa trẻ ghét học.
Môi trường gia đình thực sự quan trọng trong việc tạo ra niềm vui học tập, kích thích nhu cầu hiểu biết, nuôi ước mơ đẹp đẽ cho trẻ.
Bên cạnh gia đình còn có môi trường nhà trường và cộng đồng.
Tất cả cộng hưởng để có thể có em bé vui vẻ, giàu năng lượng.
-
Để con hình thành nên những nét tính cách, suy nghĩ, tự xử lý mọi chuyện đôi khi chỉ cần những tình huống nhỏ nhặt con gặp được trong cuộc sống. Ba mẹ chính là chìa khóa hình thành suy nghĩ giúp con bằng cách hướng dẫn giải quyết các vấn đề. Con là một người tốt, biết ngoan ngoãn, nghe lời hay là một người sợ sệt và luôn đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh sẽ phụ thuộc vào cách nuôi dạy của cha mẹ.
Lỗi của ba mẹ thường gặp
Đố vui cho bé
❓ ❓ 𝐂𝐨́ 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐧𝐚̀𝐨 đ𝐞̂̉ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐛𝐨̛́𝐭 𝐝𝐮̀𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐨𝐚̣𝐢 𝐯𝐚̀ đ𝐨̛̃ 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐚𝐦𝐞?
☘️ Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều điều kiện tiện nghi thuận lợi trong quá trình nuôi dạy con nhưng cũng gây ra không ít phiền toái. Một trong những vấn đề nhức nhối của các ông bố bà mẹ là con cái ham dùng điện thoại và nghiện chơi game.
☘️ Nhiều đứa trẻ có thói quen sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, iPad, tivi hay máy vi tính từ khi còn nhỏ, thậm chí nhiều trẻ còn không chịu ăn hay ngủ hay chơi nếu không được sử dụng những thiết bị này.
☘️Lớn dần lên trẻ ngày càng ham thích sử dụng điện thoại thông minh, máy vi tính hay tivi có kết nối internet để xem phim hoạt hình, các video giải trí và chơi trò chơi điện tử. Rất nhiều trẻ bỏ bê việc học tập và dành toàn bộ thời gian của mình để sử dụng các thiết bị này. Nhiều em bị rối loạn thần kinh, suy giảm sức khỏe và thậm chí có những hành vi phạm pháp vì nghiện game. Cha mẹ khuyên răn không có tác dụng gì. Khi bị cấm đoán, trẻ còn phản kháng mạnh mẽ thậm chí bỏ nhà ra đi đến quán internet để sử dụng máy tính chơi game.
☘️ Trẻ nghiện dùng điện thoại và nghiện game đã và đang trở thành một trong những vấn nạn đau đầu của không ít gia đình và là hiện tượng đáng lưu tâm trong xã hội.
☘️ Vậy, làm thế nào để giúp trẻ giảm sử dụng điện thoại và chơi game điều độ hơn?
☘️ Để thay đổi thói quen của trẻ, cha mẹ cần kiên nhẫn và tìm ra những thú vui thay thế khác để dần dần thu hút trẻ tham gia, khiến chúng bị xao nhãng tâm trí và dần quên và giảm nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ để giải trí. Để làm được điều này, cha mẹ cần tạo ra các hoạt động, trò chơi vừa vui vẻ, vừa kích thích tư duy và sự tập trung của trẻ, khiến trẻ hào hứng tham gia.
❤️ 𝗕𝗼̣̂ 𝗧𝗵𝗲̉ 𝗡𝗵𝗮̂𝗻 𝗾𝘂𝗮̉ là một 𝗧𝗿𝗼̀ 𝗰𝗵𝗼̛𝗶 𝗩𝘂𝗶 𝗡𝗵𝗼̣̂𝗻 và bổ ích cho Gia Đình có những giây phút trọn vẹn bên con và giúp con tăng hiểu biết trong cuộc sống. Đây là một sản phẩm giáo dục nhân cách đạo đức mà dự án GIEO HẠT CÙNG VĨ NHÂN đã ấp ủ bao lâu nay.
❤️𝗕𝗼̣̂ 𝗧𝗵𝗲̉ 𝗡𝗵𝗮̂𝗻 𝗾𝘂𝗮̉ giúp các con và cả gia đình vừa giải trí rất vui, mà còn được rèn tư duy nhân quả rất tốt, từ đó giúp các em quên dần ham muốn sử dụng điện thoại hay chơi game và chú tâm đến những điều cần thiết và đáng quý trong cuộc sống.
❤️ Các con và cả cha mẹ nữa có thể cùng chơi trò chơi này vào nhiều thời điểm trong ngày như: sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ, thời gian nghỉ giữa giờ khi con học ở nhà, các ngày cuối tuần, khi ngồi trên ô tô hay đợi xe, đi dã ngoại…
❤️ Cha mẹ hãy quyết tâm tìm giải pháp và kiên trì hành động để yêu thương con đúng cách và nuôi con trong hạnh phúc bạn nhé!
TUYỆT CHIÊU DẠY CON CỦA MẸ MẠNH TỬ
_____😍😍😍______
Một hôm thấy nhà hàng xóm giết heo, Mạnh Tử hỏi mẹ :
− Thưa mẹ, người ta giết heo làm gì thế ?
− Để cho con ăn đấy - Bà lỡ miệng nói đùa.
Nói xong bà chợt nhớ là mình đã lỡ lời. Bà nghĩ: Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì rõ ràng là ta dạy nó nói dối rồi!
Nghĩ vậy, bà ra chợ mua thịt heo về cho con ăn.
Mạnh Tử lớn lên đi học xa nhà, đường xá khó khăn nên Mạnh Tử rất lâu mới được về thăm nhà.
Một hôm, trong lúc Mẹ Mạnh Tử đang dệt vải thì trông thấy con về. Hỏi ra thì Mạnh Tử thú nhận vì quá nhớ mẹ nên trốn học về nhà. Bà buồn giận kêu Mạnh Tử đến gần, lập tức cầm dao chặt đứt tấm vải đang dệt vất vả rồi nói:
“Việc nghỉ học của con cũng giống như việc mẹ cắt đứt mảnh vải này.
Người quân tử học để thành danh, thỉnh giáo người khác là để làm tăng thêm tri thức. Có tri thức, thì lúc nhàn nhã sẽ được an tĩnh bình hòa, lúc hành động thì có thể rời xa tai họa.
Con hôm nay trốn học, khó tránh khỏi việc ngày sau chỉ làm một chút việc nhỏ cũng bỏ dở giữa chừng, tương lai không tránh được việc làm người đầy tớ, càng khó mà rời xa được tai họa. Việc đó cũng giống như việc dệt vải nuôi sống bản thân.
Nếu như việc dệt mà bỏ dở giữa chừng thì sao có thể đủ lương thực cho người nhà được ăn no mặc ấm? Nữ nhân nếu như không học tập việc cơm áo, nam nhân nếu như lười biếng tu trì phẩm đức, tương lai không suy đồi vì trộm cướp thì cũng lâm vào cảnh nô lệ.
Việc học tập phải nỗ lực, dụng công, tích lũy trong một thời gian dài thì mới có thành tựu. Con không dụng công học tập như vậy, sao có thể thành tựu được nghiệp lớn?”
Mạnh Tử nghe xong những lời nói của mẹ trong lòng hiểu rõ phải dốc lòng quyết tâm học tập. Nhờ thế mà cuối cùng trở thành nhà thông thái nổi danh thiên hạ.
♻️ KẾT LUẬN
Cha mẹ muốn dạy được con nên người trước hết phải là người có nhân cách đạo đức gương mẫu cho con noi theo, tự soi lỗi chính mình để con học tập. Sau đó phải quan tâm đến các phương pháp giáo dục để biết cách dạy con đúng đắn.
𝙉𝙂𝙐𝙔𝙀̂𝙉 𝙉𝙃𝘼̂𝙉 + Đ𝙄𝙀̂̀𝙐 𝙆𝙄𝙀̣̂𝙉 => 𝙆𝙀̂́𝙏 𝙌𝙐𝘼̉
🔸Dạy con siêng năng học tập => Con có hiểu biết, dễ thành công.
🔸Dạy con vì sĩ diện bản thân => Con bị áp lực, hành động tiêu cực khi gặp thất bại.
🔸Trung thực chính mình và mọi người => Được mọi người tin tưởng quý mến, sống vui vẻ thanh thản.
----
Nguồn: st.
Taka Books - Chuyên sản phẩm giáo dục ngoại ngữ dành cho trẻ em
Taka Books ra đời với sứ mệnh "TRAO YÊU THƯƠNG VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP CHO CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA NHỮNG QUYỂN SÁCH TUYỆT VỜI VỚI PHƯƠNG PHÁP MANG TÍNH ĐỘT PHÁ.". Mục tiêu là giúp cho việc học tập, đặc biệt là học ngoại ngữ của mọi người trở nên đơn giản, thoải mãi và hiệu quả hơn so với cách học hiện nay.
✅Du Học Học Bổng Các Nước ✅Tour Du Lịch và Trại Hè Anh Ngữ ✅Dịch Vụ Visa và Đào Tạo Phỏng Vấn Xin Visa ✅Đào Tạo Anh Ngữ Dự Bị Du Học
Vì một môi trường học đường thân thiện với cộng đồng LGBT, có kiến thức đúng về đa dạng tính dục và tôn trọng sự đa dạng. http://bit.ly/truonghoccauvong
Kênh truyền thông mạng xã hội chính thức của Trung tâm Đào tao trực tuyến Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Nơi các bạn có thể tìm được cho mình một quán cà phê phù hợp với phong cách của bản thân :))))
Chuyên đào tạo Dự toán- Đo bóc khối lượng Dân dụng nhà cao tầng chuyên sâu nhà Khách Sạn-Chung cư Địa điểm: Quận 9, Tp Hồ Chí Minh Hotline: 0354.4545.23
This page was created by Ngọc Anh Phạm . Hope you like and enjoy it. Thank so much.
HẺM TIẾNG ANH (HTA) Tiếng anh cho những bạn mất căn bản và cần chuyên sâu từng kỹ năng tiếng Anh: + COMMUNICATION + WRITING + GRAMMAR + TOEIC
Liên hệ trực tiếp: Địa chỉ :số 11,Đường Tăng Bạt Hổ,Q.Bình Thạnh, TP.HCM
xay dung chuong trinh hoc truc tuyen
Học quảng cáo tại nhà cùng Lê Tuấn Anh sẽ giúp học viên tiết kiệm tối đa chí phí và thời gian đi lại. Do lớp 1 kèm 1 nên giá trị mang lại cho học viên là cao nhất..