09/11/2023
*𝙏𝒊̀𝙣𝒉 𝒉𝙪𝒐̂́𝙣𝒈:
Ông Trần Văn A và bà Nguyễn Thị B lấy nhau từ năm 1975. Ông A và bà B có với nhau người có 3 người con gồm: Trần Văn C sinh năm 1976, Trần Văn D sinh năm 1979 (D bị kết án vào năm 2008 vì xâm phạm danh dự của cha đẻ mình là ông A) và Trần Thị E 1981. Trong thời kì hôn nhân, ông A và bà B đã tạo dựng được khối tài sản chung là căn nhà trị giá 1 tỷ 400 triệu đồng (tọa lạc tại số 29, khu phố 2, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) và mảnh 450m2 (lô số 81, đường Lê Duẩn, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) trị giá 2 tỷ 100 triệu đồng. Tháng 3 năm 2009, ông A lập di chúc truất quyền thừa kế của B, để lại ¾ tài sản của mình cho người con trai cả là C; ¼ tài sản của mình cho con gái út là E; giao việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản cho C (Di chúc cụ thể). Sau đó tháng 7 năm 2009, ông A chuyển quyền sử dụng mảnh đất 450m2 (lô số 81, đường Lê Duẩn, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) cho anh C; các thủ tục, giấy tờ đều thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; anh C trở thành người sở hữu hợp pháp của mảnh đất. Năm ngày 9/2/2010, trong một vụ tai nạn giao thông, ông A và chị E chết, hai người được xác định chết cùng thời điểm. Đến 10/2/2011, bà B đã khởi kiện đòi quyền thừa kế di sản.
** 𝑷𝙝𝒂̂𝙣 𝙩𝒊́𝙘𝒉 𝒕𝙞̀𝒏𝙝 𝙝𝒖𝙤̂́𝒏𝙜:
a) Các điều kiện có hiệu lực của di chúc:
(1) Điều kiện về năng lực chủ thể của người lập di chúc
Theo Điều 647 BLDS 2005: Người lập di chúc
1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
2. Người từ đủ mười lăm tuổi trở lên đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý
Căn cứ các điều: Điều 18; Điều 19; Điều 22; Điều 23 BLDS 2005 xét thấy: Ông Trần Văn A sinh ngày 13/05/1950 tính đến thời điểm lập di chúc là 20/3/2009, ông A đã 59 tuổi, theo Điều 18 BLDS, ông A là người đã thành niên. Ông A không có tiền sử mắc các bệnh tâm thần hay bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, cũng không nghiện ma túy hay các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, không thuộc trường hợp tại Điều 22, Điều 23 BLDS 2005. Chiếu theo Điều 19 BLDS 2005, ông A là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Vậy ông A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 647 BLDS 2005, thỏa mãn điều kiện về năng lực chủ thể của người lập di chúc.
(2) Điều kiện về ý chí của người lập di chúc:
Điểm a Khoản 1 Điều 652 BLDS 2005 quy định: “Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép”.
Theo như di chúc viết: “Bằng văn bản này, tôi Trần Văn A trong trạng thái tinh thần hoàn toàn bình thường, lý trí tỉnh táo, sáng suốt, không bị ảnh hưởng bởi một sự hối thúc nào, tự nguyện để lại tài sản của mình theo nội dung của bản di chúc này như sau”.
Cùng với lời chứng của hai người làm chứng: “Chúng tôi đã chứng kiến toàn bộ việc ông Trần Văn A lập di chúc này. Trong suốt quá trình lập di chúc, ông Trần Văn A trong trạng thái tinh thần hoàn toàn bình thường, lý trí tỉnh táo, sáng suốt, không bị bất cứ ai hay bất cứ điều gì hối thúc, ép buộc, cưỡng bức; tự nguyện để lại tài sản của mình theo nội dung của bản di chúc.”
Ông Trần Văn A hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt về tinh thần, tự nhận thức được mình đảm bảo điều kiện về ý chí, lí trí để lập di chúc, đồng thời hai người làm chứng cũng chứng nhận điều đó. Cho thấy di chúc đó thể hiện đúng ý nguyện, mong muốn của ông về việc định đoạt tài sản của mình.
(3) Điều kiện về nội dung của di chúc
Theo điểm b Khoản 1 Điều 652 BLDS 2005: “Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội...” (Điều 128 BLDS đưa ra khái niệm về điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội)
- Những nội dung cơ bản của một di chúc điều 653 BLDS 2005:
+ Ngày, tháng, năm lập di chúc:
+ Họ, tên, nơi cư trú của người lập di chúc
+ Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
+ Di sản để lại và nơi có di sản
- Di chúc có thể có một số nội dung khác như:
+ Chỉ định người thực hiện nghĩa vụ đối với nội dung của nghĩa vụ
+ Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật
+ Dành một phần di sản để tặng cho hoặc dùng vào việc thờ cúng
+ Hạn chế phân chia di sản
+ Các nội dung khác: Người quản lí di sản; Phân chia di sản...
- Kỹ thuật soạn thảo: Theo khoản 2 Điều 653 BLDS 2005: “Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”
Xét thấy nội dung di chúc của ông A không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. Thể hiện tài sản có nguồn gốc rõ ràng, có giấy tờ, minh chứng cụ thể, đúng pháp luật. Di chúc của ông Trần Văn A về mặt nội dung đã đáp ứng được các điều kiện cơ bản mà một văn bản di chúc cần có.
(4) Điều kiện về hình thức của di chúc
Với quy định tại Điểm b, khoản 1 Điều 652 cùng với quy định ở các điều: Điều 649: Hình thức của di chúc; Điều 653: Nội dung của di chúc bằng văn bản; Điều 654: Người làm chứng cho việc lập di chúc; Khoản 5 Điều 672, Điều 649 BLDS 2005 có quy định về ngôn ngữ lập di chúc; Điều 650: Di chúc bằng văn bản; Quy định cụ thể tại Điều 656 BLDS 2005: Di chúc văn bản có người làm chứng “Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết văn bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc”.
Tuy nhiên di chúc do người khác viết hộ chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Di chúc phải có ít nhất hai người làm chứng
+ Di chúc phải được người lập di chúc ký tên hoặc điểm chỉ trước mặt những người làm chứng
+ Những người làm chứng xác nhận làm chứng việc lập di chúc và ký tên vào bản di chúc.
Trong tình huống trên, Di chúc của ông Trần Văn A lập là di chúc văn bản có người làm chứng. Di chúc đã đáp ứng được điều kiện cần và đủ để trở thành một di chúc có giá trị
+ Di chúc do ông Trần Văn A kí tên và điểm chỉ ở mỗi trang
+ Di chúc có 2 người làm chứng : Ông Hoàng Văn M và Bà Lý Thị N. Hai nhân chứng đảm bảo điều kiện nhân chứng
+ Di chúc đã được Ông Hoàng Văn M và Bà Lý Thị N xác nhận làm chứng toàn bộ quá trình ông Trần Văn A lập di chúc và ký tên vào bản di chúc.
b) Quyền của người lập chúc:
Trong BLDS 2005 có quy định các quyền của người lập di chúc, thể hiện:
Điều 631: Quyền thừa kế của cá nhân.
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Điều 648: Quyền của người lập di chúc.
“Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Trong tình huống trên, trước tiên ông Trần Văn A đã sử dụng quyền thừa kế cá nhân được quy định tại Điều 631, thực hiện lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Căn cứ khoản 1 Điều 648, ông A chỉ định người được thừa kế là Trần Văn C (1976) và Trần Thị E (1981). Căn cứ khoản 1 Điều 648, ông A thực hiện quyền truất quyền hưởng di sản của Bà Nguyễn thị B. Điều này là hoàn toàn hợp pháp, không trái với pháp luật. Căn cứ khoản 2 Điều 648, ông A thực hiện quyền phân định di sản cho từng người thừa kế, cụ thể: anh Trần Văn C “Sẽ được thừa hưởng ¾ toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên do tôi để lại”; chị Trần Thị E “Sẽ được thừa hưởng ¼ toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên do tôi để lại”. Căn cứ khoản 4 Điều 648, ông A thực hiện quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế là anh Trần Văn C.
Về thời gian phân chia di sản, pháp luật không quy định cụ thể quyền này nhưng có nhắc đến trong Điều 686 BLDS 2005. Trong trường hợp trên, ông A có viết trong di chúc: “Thời điểm chia di sản là 1 năm sau ngày mở thừa kế”. Ý nguyện này được tôn trọng như một quyền của chủ thể lập di chúc.
III. Định hướng giải quyết:
1. Các căn cứ pháp luật áp dụng giải quyết:
a) Quy định liên quan đến xác định di sản và di sản thừa kế:
- Điều 634. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
- Khoản 2, khoản 4 Điều 219: Sở hữu chung của vợ chồng
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án.
- Mục 3, chương III, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: Chế độ tài sản của vợ chồng.
- Điều 683: Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
4. Tiền công lao động;
5. Tiền bồi thường thiệt hại;
6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
7. Tiền phạt;
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
10. Các chi phí khác.
b) Quy định liên quan đến phân chia di sản theo di chúc:
- Điều 646. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
- Điều 641. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm
Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 của Bộ luật này.
-Khoản 1, khoản 3 Điều 684. Phân chia di sản theo di chúc
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
c) Quy định liên quan đến phân chia di sản theo pháp luật:
- Điều 674. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
- Điểm c khoản 1 Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
- Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Khoản 1 Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
- Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Giải quyết tình huống:
a) Xác định di sản và di sản thừa kế của ông Trần Văn A
* Xác định di sản:
- Căn cứ Điều 95 Luật đất đai 2014; quyền sử dụng mảnh đất 450m2 (lô số 81, đường Lê Duẩn, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) thuộc về anh Trần Văn C. Vậy quyền sử dụng mảnh đất 450m2 tại lô số 81, đường Lê Duẩn, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị không còn thuộc về ông A nữa.
- Căn cứ khoản 2, khoản 4 Điều 219 BLDS, tài sản chung của vợ chồng ông A và bà B tại thời điểm mở thừa kế là căn nhà trị giá 1 tỷ 400 triệu đồng (tọa lạc tại số 29, khu phố 2, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) được chia đôi, người chồng là ông A sở hữu ½ giá trị căn nhà và người vợ là bà B sở hữu ½ giá trị căn nhà. Tại thời điểm mở thừa kế, căn nhà có giá tỷ 400 triệu đồng, vậy ông A được ½ giá trị là 700 triệu đồng.
* Xác định di sản thừa kế:
- Tại thời điểm mở thừa kế, ông A có nghĩa vụ phải trả khoản nợ là 70 triệu, chi phí mai táng hết 30 triệu. Căn cứ Điều 683, nghĩa vụ thanh toán phải được thực hiện theo thứ tự trước tiên là chi phí mai táng 30 triệu (Khoản 1) tiếp theo là khoản nợ 70 triệu (Khoản 8). Vậy, di sản của ông A là: 700-30-70=600 triệu đồng.
b) Phân chia di sản theo di chúc:
- Căn cứ Điều 641, việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm. Vì Trần Thị E và ông Trần Văn A được xác định chết cùng thời điểm cho nên chị E không được thừa kế di sản. Đồng thời phần di chúc liên quan đến chị Trần Thị E bị vô hiệu theo Khoản 2 Điều 667.
- Căn cứ Điều 646; Khoản 1, khoản 3 Điều 684 và di chúc của ông Trần Văn A, di sản thừa kế của ông A gồm 600 triệu sẽ được phân chia theo di chúc như sau:
+ Bà Nguyễn Thị B bị truất quyền thừa kế, không được hưởng di sản bằng con đường thừa kế theo di chúc.
+ Anh Trần Văn C được hưởng ¾ di sản thừa kế của ông A: 600* ¾ = 450 triệu đồng
c) Phân chia di sản theo pháp luật:
- Căn cứ Điều 674 và Điểm c khoản 1 Điều 675, phần di sản thừa kế thuộc về chị E sẽ được phân chia theo pháp luật. Vậy, ¼ di sản của ông A (150 triệu đồng) sẽ được phân chia theo pháp luật.
- Căn cứ Điểm a, khoản 1 Điều 676 những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là: bà B-vợ ông A; anh C-con trai ông A; anh D-con trai ông A. Tuy nhiên bà B đã bị truất quyền hưởng di sản thừa kế; anh D là người không được quyền hưởng di sản teo trường hợp tại Điểm a, khoản 1 Điều 643. Vậy anh C là người duy nhất còn lại thuộc hàng thừa kế thứ nhất, vậy 150 triệu này anh C sẽ được hưởng thừa kế.
- Căn cứ điều 669, bà B thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 điều này nên bà sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế.
+ Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 643 ; Điểm a Khoản 1 Điều 676, những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A là : bà B và anh C.
+ Bà B được hưởng thừa kế theo quy định tại Điều 669 là : 2/3 * 600/2 = 200 triệu đồng
+ Khoản tiền 200 triệu đồng được lấy ra từ phần di sản đã được thừa kế theo di chúc, nghĩa là anh C phải chuyển cho bà A 200 triệu đồng trong phần di sản do ông A để lại.
Vậy qua quá trình xác định di sản, di sản thừa kế ; phân chia di sản theo di chúc ; phân chia di sản theo pháp luật, anh Trần Văn C được thừa nhận 400 triệu ; bà Nguyễn Thị C được nhận 200 triệu.
-----------------------------------
Các bạn có điều gì thắc mắc thì cmt nhé! Bizlight sẽ giải đáp nhanh nhất có thể.
𝐵𝑖𝑧𝐿𝑖𝑔ℎ𝑡 - 𝑇𝑎̣𝑜 𝐺𝑖𝑎́ 𝑇𝑟𝑖̣ & 𝐻𝑎̣𝑛ℎ 𝑃ℎ𝑢́𝑐 𝑇𝑟𝑜𝑛𝑔 𝐶𝑜̂𝑛𝑔 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑐
☎️𝟬𝟴𝟯𝟵.𝟭𝟬𝟯.𝟭𝟬𝟯 - 𝟬𝟵𝟬𝟭𝟰𝟴𝟳𝟱𝟲𝟴 (LS. Quân)
💌𝘀𝘁𝘂𝗱𝗲𝗻𝘁𝘀@𝗯𝗶𝘇𝗹𝗶𝗴𝗵𝘁.𝗲𝗱𝘂.𝘃𝗻
🌎 𝘄𝘄𝘄.𝗯𝗶𝘇𝗹𝗶𝗴𝗵𝘁.𝗲𝗱𝘂.𝘃𝗻