
Hư vô .....
Một hạt cát trong muôn trùng hạt cát
Một hư vô giữa vạn kiếp hư vô
🌱
Các hoạt động chính của Trung Tâm Đào Tạo và Phát Triển Nhân Tài GIS:
- Thương
Operating as usual
Hư vô .....
Một hạt cát trong muôn trùng hạt cát
Một hư vô giữa vạn kiếp hư vô
🌱
ĐỪNG HỌC GIỎI Ở VIỆT NAM
Ăn thì phải no, học thì phải giỏi, yêu là phải cưới, cưới là phải sinh con, sinh con thì con cũng phải học giỏi, học giỏi là phải trường chuyên, trường chuyên nhưng còn phải lớp xịn, lớp xịn là phải đỗ đại học, tốt nghiệp đại học là phải top đầu, top đầu là phải……không thất nghiệp, và không thất nghiệp…..rất có thể phải “chạy” – điều mà những người Giỏi thực sự không bao giờ làm.Bạn thấy đấy, rất nhiều nghịch lý luẩn quẩn hiện có trong xã hội của chúng ta đều ít nhiều liên quan đến một từ: GIỎI. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ chúng ta chẳng nên cố bằng mọi giá để học quá giỏi? Dưới đây là 5 lý do không cần học giỏi
1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo……trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn rèn luyện thân thể không có nhiều và càng học lên cao càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khoẻ yếu. Sức khoẻ yếu, học giỏi vô nghĩa!
2. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều” – một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam, tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ, suy nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất. Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, trả lời “Em không biết.” Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc!
3. Để hoc giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức bạn học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, bạn sử dụng đạo hàm, sử dụng hàm số, sử dụng tích phân để làm gì? Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán đó. Bạn có định tự mình kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn.
4. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn bị mất tự do tư tưởng và buộc phải là bản sao tư duy của ai đó. Nói đến Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác, trong khi bạn đang nghĩ đến điều ngược lại, nhưng không được đâu, cô không thích điều này! Bạn chưa hiểu, bạn cần học lại, học kỹ hơn, không được, lớp cần 90% học sinh giỏi, chỉ tiêu chỉ được 10% học sinh khá, và tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp. Bạn cần phải là một bông hoa đẹp trong vườn hoa toàn Học sinh Giỏi của cả lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của Thành phố. Việc chấp nhận mất tự do tư duy trong học đường làm cho bạn dễ chấp nhận hơn với việc mất tự do tư tưởng trong cuộc sống sau này.
5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Bạn còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên bạn cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần bạn phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới hạn. Đến khi bạn kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không biết biểu đạt ngay cả những gì mình muốn nói, không tự tin giữa đám đông chỉ vì ngoài giờ học bạn không còn người bạn thân nào hơn Facebook, Zalo và máy tính và điện thoại, không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Coi chừng! Chính những tờ giấy khen Học sinh giỏi đã âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn.
Bố mẹ Việt Nam đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn có vé đi ga "Tương Lai Hạnh Phúc", thế là cứ cố nhồi nhét bắt con học cho đến khi họ nhận ra sự thật bẽ bàng: học giỏi mà không hạnh phúc thì còn bất hạnh hơn học dốt mà biết cái gì là tốt nhất cho bản thân.
Vấn đề không nằm ở Bộ Giáo dục, mà nằm ngay trong chính tâm thức mỗi ông bố bà mẹ: có dám để cho con mình học dốt - học theo đúng năng lực của mình hay không, hay sợ dư luận chê cười? Sợ đến chết!
Bên cạnh quyền được Khổ, quyền được Dốt cũng là một trong những quyền của học sinh đang bị phụ huynh Việt Nam xâm phạm thô bạo.
Nếu con bạn là cây Tùng xin đừng trồng trong chậu, giăng đủ thứ đồ trang trí lên và gọi nó là cây Thông Noel".
Kính gửi: Quý Phụ Huynh thân mến !
Trong sự phát triển của xã hội, sự đổi mới của nền giáo dục – đào tạo, đầu tư và phát triển trí tuệ cho con em luôn là ưu tiên hàng đầu của mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ học sinh đều gặp khó khăn trong việc đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để phát triển toàn diện một học sinh.
Theo các công trình nghiên cứu hàng đầu về sự phát triển của con người, bất kì ai có chỉ số IQ từ 100 trở lên đều có thể trở thành nhân tài. Đó là cơ sở để mỗi chúng ta tin tưởng rằng, mỗi học sinh đều có thể là những nhân tài tương lai nếu sớm phát hiện những tố chất đặc biệt của học sinh và có những định hướng, tạo môi trường tốt nhất để học sinh phát huy tối đa năng lực của mình.
Mỗi học sinh có chỉ số IQ từ 145 trở lên, đều có thể trở thành thiên tài. Do đó, việc sớm phát hiện chỉ số IQ > 145 của 1 học sinh nhằm tạo môi trường tích cực nhất, định hướng phương pháp đào tạo khoa học càng sớm là trách nhiệm và vinh dự thiêng liêng của quý phụ huynh với chính học sinh và xã hội.
Nhiều bậc phụ huynh tin rằng, chỉ số IQ cao, con mình sẽ thành đạt trong tương lai. Thực ra, chỉ số cảm xúc (EQ) mới là yếu tố quan trọng trong sự phát triển.Vì vậy, ngày nay phụ huynh rất quan tâm đến việc trang bị những kĩ năng, hoàn thiện nhân cách, tạo điều kiện để học sinh hòa nhập nhanh với các điều kiện cuộc sống. Đó là nền tảng để mỗi học sinh có thể thành công vững chắc trong tương lai.
EQ là khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc của mỗi con người. Chỉ số EQ có thể thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố giáo dục. Nói cách khác, bố mẹ với nỗ lực và ý thức của mình có thể nâng chỉ số EQ của con cao hơn.
IQ và EQ là 2 nền tảng để phát triển một học sinh. Ngoài ra, kiến thức thực tế (các môn học và kiến thức xã hội, khoa học), khả năng ngoại ngữ, những tố chất năng khiếu tiềm ẩn trong từng học sinh cũng là những yếu tố các bậc phụ huynh quan tâm. Và lo lắng lớn nhất của từng phụ huynh là việc lập trình, định hướng, giáo dục con em mình như thế nào là tốt nhất.
Chương trình đánh giá năng lực toàn diện học sinh được Trung tâm Đào tạo và Phát triển Nhân tài GIS triển khai nhằm giúp quý phụ huynh biết được chỉ số IQ, hiểu được cảm xúc EQ và phát hiện các năng lực, năng khiếu tiềm ẩn của học sinh. Thông qua đó, GIS hỗ trợ thiết lập định hướng đào tạo, rèn luyện tốt nhất đối với từng học sinh.
Hiện tại, chương trình đánh giá hoàn toàn miễn phí với chất lượng và sự chính xác cao nhất. Sau khi đánh giá, Trung tâm sẽ gửi hồ sơ kết quả đánh giá đến từng phụ huynh trong vòng 48h.
GIS luôn dành những học bổng đặc biệt đối với những học sinh có năng lực đặc biệt
-----------------------
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN TÀI GIS
Địa chỉ: 23 Bàu Cát 6, phường 14, quận Tân Bình, TP. HCM
📞 Điện thoại : 0905 860 718 (Quản lý)
📩 Email: [email protected]
HOTLINE: 0933.442.810 (Mr. Phúc, GĐ Tư vấn & Phát triển)
️🎉️🎉️🎉 Tuyệt chiêu giúp con chăm học bài ️🎉️🎉️🎉
-------------
Không nhắc học hành, không giảng bài cho con, lại là cách rất hay cha mẹ trị "bệnh" lười học của con.
Cha mẹ hẳn vô cùng sốt ruột khi con cứ lượn lờ như đèn cù trong nhà chỉ để trốn duy nhất một việc: Học. Tuy nhiên người lớn phải suy nghĩ cho kỹ, người đang bị ép học khổ sở là lũ trẻ, chúng khổ thế nào chỉ chúng hiểu, nên đừng chụp mũ rằng bọn trẻ hư, hãy cùng phân tích thử xem.
Học, đây là chữ học với nghĩa siêu hẹp, là hoàn tất các công việc được giao ở trên lớp. Học này không phải là tìm kiếm kiến thức trong cuộc sống một cách tự do, thoải mái. Học này dù bố mẹ có bắt buộc hay không vẫn mang tính gò ép cực cao vì đó là nhiệm vụ do giáo viên giao cho. Vì vậy, việc học ở đây không có nhiều thú vị cho lắm.
Chưa kể trẻ có nhiều môn học và việc ham thích mỗi môn học sẽ tùy thuộc vào khẩu vị của từng học sinh. Có bé thích toán, có bé ham lý, hóa. Vì thế hãy theo sát con để tìm hiểu khẩu vị của chúng. Tuy nhiên khẩu vị có thể thay đổi. Lúc tiểu học, con tôi rất thích toán và học toán rất tốt. Lên cấp 2, nó vào lớp chọn văn và thấy môn văn đột ngột hấp dẫn.
Sau khi tìm hiểu khẩu vị của con, chúng ta bàn đến việc làm sao để con tự giác học. Việc này chắc chắn cần tiến hành từ lớp một. Nếu bé đã lỡ qua lớp một thì giải quyết ở lớp khác cũng được mà. Cha mẹ có thể dựa vào tình trạng bệnh lười các cấp để xử lý. Cấp độ siêu nhẹ bao gồm các học sinh lớp 1 hoặc 2: Các bé chưa hiểu rõ được nhiệm vụ cũng như quyền lợi mà bố mẹ ban tặng cho chúng, đó là học. Vì thế, chúng ta cần phải giáo dục các bạn ấy bằng cách
- Không nhắc con học. Ồ, nhiều cha mẹ sẽ thốt lên là tại sao lại không nhắc, không nhắc nó không học đâu. Đúng, không nhắc nó sẽ không học. Tuy nhiên, việc học là việc của chúng, không phải của ta, nếu nhắc thì sau này trẻ cứ chờ ta nhắc rồi nó mới học. Do đó nó sẽ nghĩ việc học là việc của bố mẹ nên bố mẹ mới sốt sắng đến thế chứ. Tôi từng chứng kiến một cậu bé, khi bố mẹ không cho sử dụng điện thoại đã quắc mắt lên quát: "Nếu vậy thì con không học nữa". Ý chừng của nó là: “Bố mẹ có muốn con học thì đưa điện thoại đây. Con đã học cho bố mẹ vui còn gì”
- Luôn phối kết hợp chặt chẽ với cô giáo để tố cáo những vụ quên làm bài tập. Đương nhiên, khi đứa trẻ không bị nhắc học, nó sẽ quên luôn. Người có đủ tư cách nhắc nó học mà nó vẫn hiểu việc học là của nó chính là cô giáo. Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, đứa trẻ hiểu việc học là của nó chứ không phải của ai khác. Cô giáo, người đánh giá nó đã nói nó không hoàn thành bài tập tức là sai. Phụ huynh hãy để cô giáo làm nhiệm vụ của mình.
- Tuyệt đối không bênh con khi con bị cô la. Các bố mẹ đương nhiên sẽ xót con vô cùng vì nó bị mắng, nhưng con sẽ ngoan hơn với lời mắng của cô giáo. Kể cả trong trường hợp con bị trù dập thì việc đó cũng rất tốt cho con. Bởi vì sau này ra đời, sẽ còn vô khối người trù dập con. Để con có sức đề kháng về việc này và biết cách xử trí, một năm học bị trù dập trong trường học thật có nhiều giá trị.
- Phạt nặng khi con không hoàn thành nhiệm vụ và bị cô giáo mách. Nghĩa là khi con bị cô mách, bố mẹ hãy phạt, đừng phạt ngay khi con có biểu hiện lười. Khi con thấy cả ba mẹ lẫn cô giáo đều không đồng tình với hành vi lười biếng của con, chắc chắn con sẽ sửa chữa.
- Phạt nhưng đừng nhắc đi nhắc lại những tội lỗi của con. Chả đứa nào chịu nổi cảnh bị nhắc như thế đâu.
- Khi con kiếm được một lời khen ngợi của cô, hãy hùa vào khen con thêm tí chút. Lời khen đúng lúc đúng chỗ bao giờ cũng có tác dụng vô cùng lớn, làm động lực cho trẻ phấn đấu hơn nữa.
- Tuyệt đối không so sánh hoặc lấy ai đó làm gương khi giáo dục con. Đấy là sự xúc phạm nhân cách nặng nề. Con là con, con sẽ có nhiều điểm dở nhưng cũng vô khối điểm ưu. Con sẽ có mặt mạnh khác nữa. Vì thế, khi khen ngợi con, hãy khen ngợi sự phấn đấu của con, tiến bộ của con, chứ đừng khen ngợi điểm số. Cách khen này sẽ khiến con hào hứng hơn nhiều.
- Đừng thưởng. Đứa trẻ học tốt mà được thưởng, nó sẽ luôn học để được thưởng. Hãy để con hiểu, việc học là việc của con. Khi xác định đó là việc của bản thân, chúng sẽ cảm thấy thoải mái và có trách nhiệm hơn so với việc của người khác.
- Không giảng bài cho con. Khi cha mẹ xúm vào giảng bài, con sẽ thấy khoảng cách cha mẹ và con xa nhau vì ít cha mẹ đủ kiên nhẫn và dịu dàng khi học kèm cùng con. Học là việc của con, nếu con không hiểu, con đến gặp cô để hỏi, con có thể tìm hiểu các thông tin trong sách vở để bổ sung. Đừng lo lắng quá mức nếu con không hiểu một chỗ nào đó mà vẫn bỏ qua.
Có nhiều cách để bổ sung bởi vì giáo dục Việt Nam theo vòng xoáy trôn ốc, bài học đó sẽ quay lại vào lúc nào đó và bổ sung kịp thời cho con. Hơn nữa, cách giảng bài của cha mẹ khác với cô giáo, con sẽ vô cùng hoang mang và không biết đâu là đúng. Cha mẹ can thiệp vào cô sẽ khó dạy con, đến lúc đó, áp lực sẽ dồn lên vai con và con sẽ khổ sở vì sự can thiệp này.
🌟 🌟 🌟 Những cách dạy con tư duy độc lập bất kỳ cha mẹ nào cũng nên biết 🌟 🌟 🌟
Không ít lần, người lớn phải thốt lên rằng: “Trẻ con bây giờ biết dùng đồ công nghệ sớm quá!”. Bố mẹ không thể phủ nhận các thiết bị thông minh và Internet thật tuyệt vời mà nhờ đó, trẻ có thể ngay lập tức cập nhật thông tin về hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống.
Tuy nhiên, cha mẹ cần hiểu rằng công nghệ cũng đã khiến con mình trở nên thụ động và ỷ lại hơn. Chẳng hạn như khi các con làm bài tập về nhà, chúng có thể sẽ lên mạng tìm kiếm câu trả lời chứ không chịu tự mình suy nghĩ.
Tương tự như khi làm bài tập về nhà, khi trẻ gặp một khó khăn nào đó trong cuộc sống, trẻ có xu hướng tìm kiếm bố mẹ, người thân xung quanh để được trợ giúp.
Một sai lầm của các bậc phụ huynh là thường ngay lập tức giải đáp mọi thắc mắc của con hoặc thay con giải quyết mọi vấn đề mà đáng ra chúng có thể tự mình xử lý. Điều này khiến bố mẹ vô tình tước đi cơ hội quý giá giúp con mình trở nên tự tin, độc lập và suy nghĩ chín chắn hơn.
🐰 Vậy làm thể nào để chúng ta có thể kích thích khả năng tư duy độc lập và khả năng giải quyết vấn đề của con em mình❓
🤗 Sau đây 4 phương pháp hiệu quả bố mẹ có thể áp dụng hàng ngày để rèn luyện kĩ năng quan trọng cho con mình.
1️⃣ Dạy con biết chờ đợi
Khi con cần sự giúp đỡ từ bố mẹ, nếu không phải trường hợp khẩn cấp, hãy cho bé một khoảng thời gian chờ đợi trước khi bắt tay giải quyết vấn đề cùng con. Trong khi chờ đợi, bé có thể suy nghĩ và tự tìm ra lời giải cho vấn đề của mình, đồng thời rèn luyện tính nhẫn nại.
Để bé yên tâm, bố mẹ nên nói cho con biết mình đang làm gì và hẹn khoảng thời gian phải chờ đợi. Ví dụ như: "Mẹ đang phơi quần áo, mẹ có thể giúp con sau 5 phút nữa nhé" hay "Mẹ đang nấu cơm tối, 20 phút nữa mẹ sẽ giúp con".
2️⃣ Khích lệ bé tìm ra giải pháp
Khi con than phiền về những rắc rối gặp phải, thay vì đưa ra lời giải ngay lập tức, bố mẹ nên nói với bé những câu sau: “Con yêu, nói cho bố/mẹ biết chuyện gì đã xảy ra nào!” và “Con nghĩ xem nên giải quyết vấn đề này như thế nào?” hay “Kế hoạch của con là gì?”.
Sau khi con đã chia sẻ một số giải pháp, bố mẹ có thể nói: “Điều gì làm con nghĩ rằng kết quả sẽ như vậy nếu con làm điều đó?”. Bạn có thể đưa ra lời khuyên chẳng hạn như “Con xem thử cách này có được không nhé….”.
Sau cùng, hãy để cho bé tự quyết định thực hiện giải pháp nào chúng thấy là tốt nhất!
3️⃣ Cho con có khoảng thời gian rảnh
Đừng gò ép các con vào một lịch trình học tập dày đặc! Bạn hãy chắc chắn rằng mỗi tuần, bé có ít nhất hai lần được tự do vui chơi, tham gia vào những hoạt động yêu thích. Khi được làm chủ khoảng thời gian của mình, bé có thể phát triển thêm kỹ năng tổ chức cuộc sống, rèn luyện tính độc lập.
Bố mẹ có thể ở bên cạnh, gợi ý cho bé những hoạt động tích cực như đọc sách, chơi thể thao, làm bánh cùng bạn bè… Quyền lựa chọn đương nhiên vẫn sẽ thuộc về các bé.
4️⃣ Biến những thứ con muốn thành động lực
Khi trẻ bày tỏ mong muốn mua một món đồ gì đó, thay vì lập tức mua cho con thì bạn hãy biến nó thành phần thưởng khi con nỗ lực hoàn thành một mục tiêu tích cực nào đó.
Một trong những món quà tuyệt vời mà bố mẹ tặng con cái chính là niềm tin rằng bé có thể đạt được những thứ mình mong muốn bằng việc lập kế hoạch và nỗ lực hoàn thành kế hoạch đó.
Hỗ trợ cung ứng lao động và học tập sang thị trường Nhật Bản.
IELTS Fighter- Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt.
Chi đoàn Giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Thái Học - Quận 1
Gia sư LÊ QUÝ ĐÔN cung cấp dịch vụ Gia sư chất lượng cao - Luyện thi Đại học
"PRACTICE MAKES PERFECT" - Try to learn about 10 new words per day/ Cố gắng học khoảng 10 t?
Mình tên là Hành, mình là giáo viên Đài Loan dạy tiếng Trung ở ĐH.Mở TP.HCM.
Với hơn 8 năm kinh nghiệm của thầy David tại VN. Hãy đến với thầy để cải th
Với những khó khăn mà TƯ đã trãi qua Tư tự tin giúp bạn học TIẾNG ANH trở nê
Tư vấn và bán khoá học Siêu Trí Nhớ Học Đường. Bộ phương tiện và công cụ
Chuyên nhận dạy đàn Piano Organ tại nhà cho bé từ 6 tuổi Khu vực Thành Phố Hồ
Chuyên dạy bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và luyện thi vào trường chuyên, trư?