19/10/2022
Tiểu sử ngắn gọn của Maria Montessori
(A Short Biography of Maria Montessori)
Vào những năm đầu của thế kỷ 20, Maria Montessori đã gây được tiếng vang trên toàn thế giới với cách tiếp cận mới trong công tác giáo dục. Mặc dù qua nhiều năm, nhiều ý tưởng của bà Maria đã được các trường học truyền thống áp dụng, thậm chí hôm nay phương pháp giáo dục của bà được coi là mang tính cách mạng, nếu được thực hiện đúng theo cách mà bà đã xây dựng nên. Phương pháp Montessori đang đứng trước nhu cầu thực tế vô cùng lớn, đặc biệt vì nhiều quan sát của Montessori đã được xác nhận bởi các nghiên cứu khoa học. Nhưng quan trọng hơn, những đứa trẻ Montessori luôn là những đứa trẻ hạnh phúc, những công việc trẻ làm ở trường là những việc mà trẻ thích thú. Trẻ không cảm thấy rằng mình phải học, bởi trẻ học mà không nhận ra thông qua việc trẻ sử dụng tất cả các học cụ & vật dụng được thiết kế hết sức khéo léo và vô cùng hấp dẫn cho chính họ.
Vậy Maria Montessori là ai, người ta chỉ thường biết bà là người phụ nữ phát triển những ý tưởng ban đầu về giáo dục và sự phát triển con người.
Maria Montessori được sinh ra ở Ý vào năm 1870. Trong những tháng năm đó, rất ít nghề mở cửa cho phụ nữ và cộng đồng học thuật là một thành trì nam giới gần như độc chiếm; vậy mà bà vẫn quyết tâm trở thành bác sĩ. Mặc dù có nhiều ý kiến phản đối, Montessori đã ghi danh tại Đại học Rome nơi bà tốt nghiệp y khoa và phẫu thuật vào năm 1896 như là một trong những người phụ nữ đầu tiên ở Ý làm được điều kỳ diệu này. Bà ngay lập tức bắt đầu làm việc tại nhiều bệnh viện khác nhau, và tại phòng khám tâm thần của Đại học Rome. Ở đó, bà có cơ hội quan sát hành vi của những của những đứa trẻ bị tổn thương về tinh thần và thể chất.
Dần dần bà nhận ra rằng nhiều người trong số những đứa trẻ này có thể được giáo dục ở một mức độ nhất định khi được đặt trong một môi trường mà trẻ có thể dạy theo nhu cầu và năng lực của trẻ. Công việc của bà với những trẻ em có nhu cầu đặc biệt này đã thành công đến mức một số trẻ có thể vượt qua kỳ thi cấp tiểu học.
Những kết quả đáng kinh ngạc này đã cho Montessori hiểu rõ rằng phải là một cái gì đó sai về cơ bản đối với sự giáo dục của những đứa trẻ bình thường. Để hiểu tại sao hệ thống trường học truyền thống không thực sự thuyết phục và hiệu quả, bà quyết định trở lại trường đại học để nghiên cứu về tâm lý học, triết học và nhân học sư phạm (pedagogical anthropology).
Năm 1904, bà được mời trở thành giảng viên nhân học sư phạm tại Đại học Rome, với mục đích đặt nền móng cho một cuộc cải cách toàn diện hệ thống trường học. Bà đã xuất bản nhiều bài báo khác nhau về nghiên cứu khoa học của mình được thực hiện ở các trường tiểu học nơi bà nhận thấy hệ thống giáo dục rất hà khắc và kém hiệu quả: trẻ em phải ngồi yên cả ngày trên ghế nhà trường khó chịu, lặp đi lặp lại những lời khó hiểu của giáo viên, trẻ thường xuyên bị phạt và các điều kiện không hợp vệ sinh.
Năm 1907 Montessori đã có cơ hội nghiên cứu và làm việc với những đứa trẻ bình thường ở San Lorenzo, một quận nghèo và khét tiếng của Rome.
Nhiệm vụ của bà là cung cấp các cách để giữ những đứa trẻ còn quá nhỏ để đến tuổi đi học trong khi cha mẹ của chúng thì đang đi làm việc.
Montessori đã mở trường học đầu tiên của mình tại khu phố này, được biết đến với tên gọi là Casa dei Bambini (Ngôi nhà trẻ thơ), bà giới thiệu một số trong số các học cụ giáo dục mà bà đã phát triển dành cho trẻ em gặp vấn đề về phát triển trí tuệ. Một phương pháp chưa từng tồn tại trước đây, nhưng bà đã vạch ra một chương trình chính xác, mặc dù rất khác biệt với những phương pháp bình thường trong giai đoạn đó: cách đón nhận những đứa trẻ khi trẻ đến trường vào buổi sáng, những bài trình bày ngắn gọn và rõ ràng về các học cụ, quan sát và ghi lại tiến độ thực hiện của những đứa trẻ mỗi ngày. Trẻ được tự do di chuyển và hoạt động trong giới hạn xác định rõ ràng. Các giáo viên, những người không được đào tạo về chuyên môn, được yêu cầu không can thiệp trừ khi đứa trẻ yêu cầu sự giúp đỡ và không dùng đến phần thưởng hoặc hình phạt tại trường.
Montessori muốn quan sát hành vi tự phát của bọn trẻ.
Chẳng bao lâu sau đó, bà thấy rằng những đứa trẻ sống trong một hoàn cảnh nghèo nàn và mù chữ với ít hoặc không có ảnh hưởng thúc đẩy đã bắt đầu làm việc một cách thích thú, cho thấy khả năng tập trung và kỷ luật tuyệt vời trong khi trẻ cũng trải qua một sự thay đổi trong hành vi xã hội của trẻ: trẻ phát triển sự tự tin, ý thức về trật tự, trở nên chú ý hơn trong thái độ của họ đối với những đứa trẻ khác, và sức khỏe được cải thiện. Chẳng bao lâu, trẻ 4-5 tuổi đã bắt đầu viết và đọc, mà không có cảm giác rằng trẻ đã được dạy. Các học cụ mới đã được giới thiệu và những vật liệu cũ không được trẻ quan tâm nữa đã được loại ra khỏi môi trường.
Montessori đã nhận ra điều rằng trẻ em có năng lực tự giáo dục bản thân khi được đặt trong một môi trường được chuẩn bị phù hợp kích thước và nhu cầu của trẻ, với các học cụ được thiết kế cẩn thận và trẻ tự do chọn hoạt động mà trẻ quan tâm. Câu nói "Hãy giúp tôi được tự làm điều đó một mình” được thốt ra bởi một đứa trẻ, đã trở thành phương châm của phương pháp giáo dục Montessori.
Nhiều ngôi nhà trẻ thơ khác đã được mở ở Rome và ở Milan, và tin tức phương pháp giáo dục mới của Montessori được lan truyền nhanh chóng. Mọi người từ rất nhiều nơi trên thế giới đã đến thăm trường học của bà, mời bà đến đến và giảng bài, yêu cầu các khóa đào tạo, và học cụ; Nói ngắn gọn, Bà cùng phương pháp giáo dục của bà đang là nhu cầu rất lớn. Và nó không dừng lại ở đó. Trong thời gian mười năm, cuốn sách đầu tiên của bà Phương pháp Montessori (ngày nay được biết đến với tựa đề Khám phá Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, được dịch ra hai mươi thứ tiếng và nhiều trường học được thành lập dựa trên những ý tưởng của bà về giáo dục ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Kể từ đó, bà bắt đầu đi để truyền bá tầm nhìn của mình về giáo dục trong các bài phát biểu trước công chúng và các khóa đào tạo, lúc đầu ở Mỹ, nhưng chủ yếu là ở Vương quốc Anh và khắp Châu Âu, và sau đó trong 1 giai đoạn cuộc đời của bà ở Ấn Độ. Montessori đã từ bỏ sự nghiệp y tế của mình để toàn tâm toàn ý vào việc truyền bá và xây dựng phương pháp giáo dục của bà. Ngoài các Ngôi nhà trẻ thơ, các trường Montessori tiểu học và trung học cũng được thành lập ở nhiều quốc gia. Mặc dù phương pháp giáo dục Montessori là phổ quát và có thể được áp dụng ở mọi nơi trên thế giới với tất cả trẻ em của mọi nền văn hóa, tôn giáo và mọi hoàn cảnh, nó không bao giờ có thể thực sự thịnh vượng ở các quốc gia có chế độ độc tài, nơi nền giáo dục hướng tới tự do và tính độc lập không được chấp nhận.
Montessori coi phương pháp giáo dục của mình như một sự trợ giúp cho cuộc sống: bà muốn thúc đẩy sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên trở thành người lớn trưởng thành, độc lập, sống hòa thuận và hòa bình với môi trường và thế giới. Khái niệm Hòa bình và Giáo dục ngày càng trở nên quan trọng trong các bài phát biểu và bài viết của cô, trong đó bà cảnh báo về tác động tàn khốc và đau thương của chiến tranh đối với sự phát triển tâm lý và thể chất của trẻ em. Chỉ thông qua giáo dục, mới có thể làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, ít bạo lực hơn.
Trong những năm cuối đời, bà đã nhận được nhiều danh hiệu từ khắp nơi trên toàn thế giới vì những cống hiến của bà cho sự nghiệp trẻ thơ và đã ba lần được đề cử giải Nobel Hòa bình..
Maria Montessori mất năm 1952 tại Hà Lan.
Thật là không thể tóm tắt lại một cách đầy đủ và công bằng với phạm vi, độ phức tạp, tính nguyên bản về cuộc đời và công việc của Maria Montessori. Nếu cuốn sách này đã khơi dậy sự quan tâm của bạn, bạn sẽ tìm thấy một số gợi ý trong phần giới thiệu ngắn gọn này để đọc thêm ở link trong phần bình luận bên dưới đây.