Comments
❌❌ KHÁC BIỆT TRONG NÃO BỘ CỦA TRẺ HAM ĐỌC SÁCH VÀ HAY XEM ĐIỆN THOẠI
‼️2 hình ảnh não trên (có khu vực màu đỏ) là ảnh chụp bộ não của một trẻ thường xuyên nghe và đọc sách
‼️2 hình ảnh não dưới (có khu vực màu xanh da trời) là ảnh chụp não thường xuyên xem điện thoại 2 tiếng mỗi ngày.
‼️Các khu vực màu xanh cho thấy sự kém phát triển và vô tổ chức của chất trắng, trong việc tối ưu tư duy.
‼️Các khu vực màu đỏ cho thấy sự tăng trưởng về chất trắng có tổ chức chứng tỏ đứa bé này có khả năng ngôn ngữ, đọc và viết tốt, tiếp thu ở trường nhanh.
📙 Từ nghiên cứu thuộc Bệnh viện Trẻ em Cincinnati (Mỹ) thực hiện.
Đây chính là những “bằng chứng thép” chứng minh cho những lợi ích tiềm năng của việc đọc và những bất lợi tiềm tàng của việc xem điện thoại thường xuyên đối với sự phát triển não bộ.
👉 Nhiều bậc cha mẹ hiện nay vì ᴄông việc bận rộn nên không chú ý nhiều đến “việc chơi" điện thoại hay thiết bị điện tử của con trong thời gian nghỉ dài vì dịch bệnh.
Tuy nhiên, họ lại không biết hành động này là một trong những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển não bộ, hình thành thói quen xấu cho con ngay từ bây giờ!
ĐỪNG VỘI VÀNG CAI SỮA CHO CON, MẸ NHÉ🥰
Sữa Mẹ vẫn có những kháng thể để bảo vệ sức khoẻ cho bé ở bất kì độ tuổi nào. Hãy cùng nhìn vào các chỉ số mà Sữa mẹ cung cấp cho bé trong năm thứ 2 (12-23 tháng),trong mỗi 448ml Sữa mẹ ước tính có:
29% nguồn năng lượng cần thiết
43% lượng protein cần thiết
36% lượng canxi cần thiết
75% lượng vitamin A cần thiết
76% lượng folate cần thiết
94% lượng vitamin B12 cần thiết
60% lượng vitamin C cần thiết
Hiệp hội Nhi khoa Mỹ cũng nhấn mạnh rằng những đứa trẻ cai sữa trước 2 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những bé ở độ tuổi 1-3 tuổi mà vẫn bú mẹ thì ít bị ốm hơn, khi ốm thì thời gian khỏi bệnh nhanh hơn, và tỉ lệ tử vong vì bệnh tật cũng giảm đáng kể. Tăng cường cho con bú mẹ có thể phòng tránh được 10% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng khi trẻ bị bệnh mà đa phần người ta vẫn coi thường vai trò đó và nghĩ rằng có thể tăng sức đề kháng cho con bằng sữa non của bò, hay các loại thuốc bổ đắt đỏ khác.
-St-
🇻🇳🇻🇳🇻🇳Hơn 310 sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương lên đường chi viện cho TPHCM
Bắn ❤️❤️❤️❤️...
🤳🤳KHI ĐỌC TÔI ĐÃ KHÓC CÒN BẠN THÌ SAO?👶👶
👼👼Vào độ tuổi trẻ cần được yêu thương và quan tâm nhất, rất nhiều bậc cha mẹ lại dành phần lớn thời gian rảnh rỗi để xem điện thoại. Điều này sẽ khiến trẻ bị tổn thương đến mức nào? Hãy cùng đọc câu chuyện nhỏ dưới đây nhé!
------------
Một ngày bận rộn, vừa tan làm về, tôi nhận được điện thoại của cô giáo chủ nhiệm của con gái gọi tới: “Hồng Anh đi học rất không nghe lời, cô giáo hỏi câu nào cũng lờ đi. Khi tôi hỏi tại sao thì con cũng không nói. Chị xem con dạo này ở nhà có gì khác thường không?”.
Con gái tôi từ trước đến giờ vốn là đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép nên tôi có chút hoài nghi. Nhìn sang phía con, mãi vẫn không thấy nét mặt bé biểu lộ điều gì. Tôi đành xin lỗi cô giáo: “Để tôi nói chuyện với con bé rồi sẽ báo cô giáo sau nhé!”.
“Mẹ chỉ cần một lời giải thích chứ không phải là trách mắng con đâu!”. Con gái vẫn yên lặng như cũ. Tôi đành thở dài: “Vậy trước hết con hãy ngồi suy nghĩ đi!”.
Ăn tối xong, con gái vẫn không nói chuyện cùng tôi mà chạy đi xem hoạt hình. Lúc ấy, tôi tới chỗ TV, ngồi xem cùng con một chút rồi nhỏ nhẹ: “Con tâm sự với mẹ một chút nhé?”.
Con gái dán mắt vào màn hình rồi ậm ừ “Vâng mẹ”.
Tôi hỏi: “Hôm nay ở lớp sao con không thèm nhìn cả cô giáo vậy? Tâm trạng của con không tốt sao?”.
Con gái vẫn không đếm xỉa gì mà chỉ chăm chú xem TV rồi nói “Vâng”.
“Vậy hôm nay con bị sao?”.
“Con chẳng sao cả!”.
Tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu. Trước đây bé thường khoe các bạn đều hâm mộ mình vì có một người mẹ tâm lý. Vậy mà lần này, tôi chỉ cần nghe một lý do, mà con bé xử sự như vậy. Tôi thầm nghĩ: “Chẳng lẽ mình quá hòa ái sao, đánh mất cả sự uy nghiêm rồi sao?”.
Nghĩ vậy nên trong lòng tôi càng bực hơn, tôi đứng phắt dậy, giật lấy cái điều khiển, tắt TV rồi quát: “Con rốt cuộc là có chuyện gì?”.
Con gái hoảng sợ, tròn mắt nhìn mẹ. Tôi nói: “Lập tức đi về phòng ngủ và suy nghĩ kỹ xem con muốn gì?”. Con bé đứng dậy và chạy ngay vào trong phòng. Bím tóc đuôi ngựa hất lên hất xuống, nhìn rất đáng thương.
Tôi chán nản ngồi trên ghế salon. Thế rồi chồng tôi đi tới bên cạnh và nói: “Bình tĩnh một chút! Em là người hiểu con gái rõ nhất, nên tin tưởng con!”.
Đúng vậy, tôi là người hiểu rõ con gái, nó không phải là đứa trẻ lạnh lùng như vậy, nhất định có nguyên nhân gì đó.
Tôi đứng lên, hít sâu và đi vào bàn làm việc viết một tờ giấy: “Con yêu của mẹ! Con không để ý đến mẹ, mẹ rất đau lòng! Mẹ đã nổi nóng với con, thực sự xin lỗi con!”. Viết xong, tôi gõ cửa phòng con gái và nhét tờ giấy qua khe cửa.
2 phút sau, con đột nhiên mở cửa và đứng khóc thút thít. Thấy vậy tôi liền chạy lại ôm con vào lòng.
Vừa khóc, con gái vừa nói: “Hôm nay con đã làm thí nghiệm, xem khi bị người khác không để ý, mọi người sẽ thấy thế nào?”.
Tôi vỗ nhẹ vào lưng con: “Tại sao con lại muốn làm thí nghiệm như vậy?”.
Con gái trả lời: “Mẹ! Có phải lúc con không để ý đến mẹ, mẹ sẽ thấy không vui phải không?”.
Tôi gật đầu. Cháu lại hỏi: “Lúc con mải xem tivi mà không nói chuyện với mẹ, có phải mẹ cũng rất không vui?”.
“Đúng vậy! Mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu!”.
Con gái nhỏ giọng oán trách tôi: “Con cũng thường xuyên thấy không vui! Mẹ luôn làm thêm, không có thời gian chơi với con”.
Tôi thở dài nói: “Gần đây mẹ bận quá, cuối tuần mẹ đưa con đi công viên chơi nha!”.
Con gái vẫn chảy chảy nước mắt: “Mẹ đâu có chơi với con, lúc con chơi cầu trượt, nhảy dây thì mẹ chỉ mải chơi với điện thoại thôi!”.
Nghe câu này của con gái, trong lòng tôi như có luồng điện chạy qua. Ngày nay, điện thoại ngày càng nhiều chức năng, tôi cũng tự nhiên thành ra “nghiện” lúc nào không hay biết, lúc nào cũng cầm điện thoại không rời tay.
Nhiều lần tôi đưa con gái ra ngoài chơi, trong lúc chờ con chơi thì tôi lấy điện thoại ra đọc tin nhắn, vào mạng xem tin tức, lên facebook nói chuyện với bạn bè.
Tôi nhớ lại, lúc con bé khoảng 5 tuổi, mỗi lần cho con đi chơi, con vừa chơi với bạn bè vẫn vừa nhìn mẹ, ra vẻ nói rằng con đang chơi giỏi chưa. Những lúc ấy tôi lại nhìn con mà mỉm cười gật gật đầu. Thực sự nhìn vẻ mặt con rất vui. Nhưng đúng là từ lâu rồi cảnh tượng như vậy không còn diễn ra nữa…
Nước mắt chợt trào ra, tôi ôm con vào lòng và nói: “Mẹ xin lỗi! Mẹ xin lỗi…”
Tôi lại nói với con gái: “Vậy từ nay mẹ sẽ chơi và nói chuyện với con nhiều hơn nhé! Ngày mai con hãy đi xin lỗi cô giáo được không?”.
Con gái lúc này mới gật đầu ưng ý.
📵📵Nhờ “bài học” của con gái mà tôi như tỉnh ngộ, tôi quyết định sẽ “cai” điện thoại để chơi đùa cùng con nhiều hơn, hưởng thụ trọn vẹn khoảnh khắc tìm cảm đầm ấm của mẹ và con gái.
🕖Cho con bạn 30 phút mỗi ngày, bạn có thể làm điều đó không?
Đừng nghĩ bạn đang dành thời gian ở bên con trong khi chơi điện thoại. Bạn chỉ đơn giản là có mặt để đảm bảo mọi việc không vượt ngoài tầm kiểm soát, nhưng đứa trẻ sẽ thấy tổn thương và nghĩ điện thoại di động đã “cướp” mất cha mẹ của chúng.
Thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa cha mẹ và con cái không phải chuyện ngày một ngày hai mà cần sự nỗ lực và tích lũy qua thời gian dài. Mỗi ngày dành riêng 30 phút cho trẻ, khi ở bên con hãy hỏi han, không mất tập trung, không TV điện thoại hay xử lý công việc, hãy hết lòng tương tác với con nhiều hơn.
Đồng hành cùng con: Có rất nhiều việc để làm
✅Cùng con đọc một câu chuyện cổ tích, hoặc những câu chuyện giáo dục nhân cách cho trẻ.
✅Chơi cùng con hay dạy trẻ những trò chơi dân gian.
✅Nghe một bài hát và ngân nga hát cùng con.
✅Ngồi trên bãi biển, lắng nghe tiếng sóng và giải thích kiến thức về tự nhiên.
✅Cùng nghiên cứu thiên nhiên, quan sát động vật nhỏ, hoa, cỏ và cây cối.
Khi trẻ con thể hiện sự ngây ngô của mình, cha mẹ không nên phán xét, đổ lỗi hay chê cười, chỉ đơn giản là nên tập trung, lắng nghe con. Với những hiểu biết sai lệch, cha mẹ chỉ cần hòa ái giải thích, nóng giận không thể giải quyết vấn đề, khi giáo dục trẻ nhỏ cần có sự kiên nhẫn và lý trí.
Trong quá trình lắng nghe, cha mẹ có thể thể hiện sự thích thú của mình như nói “Ồ vậy hả”, “Còn gì nữa không con?” (Đương nhiên nếu bạn vừa dùng điện thoại vừa nói những câu này thì đó không phải lắng nghe thực sự, kết quả cũng không hiệu quả như thế). Những tiếp xúc như vỗ vai trẻ, thơm má, ôm trẻ cũng khiến con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ.
Và điều quan trọng nhất là: Bạn phải chân thành, thực sự dành thời gian cho con, trẻ nhỏ có thể cảm nhận được điều này.
🎨🎨Điện thoại di động có thể ở bên bạn 50 năm, nhưng thời gian và sự gắn kết cùng con sẽ không còn nữa
Thời gian con còn nhỏ chính là những năm hình thành tính cách quan trọng nhất của trẻ. Khi con bắt đầu lớn lên, 10 tuổi, 12 tuổi, 16 tuổi, chúng sẽ dần cần có không gian riêng và không còn “làm phiền” bạn như khi còn nhỏ nữa, không còn lao vào ôm lấy mẹ nói “Con yêu mẹ” nữa, không liên tục hỏi mẹ xem “Con có giỏi không?” nữa, không còn năn nỉ bạn đọc cho mẩu chuyện trước lúc đi ngủ nữa… Những khoảnh khắc thân thiết với cha mẹ lúc ấy sẽ không còn, những điều bạn đánh mất sẽ không quay trở lại nữa…
Vì vậy, những bậc cha mẹ, hãy dành thời gian nhiều hơn cho con. Đặt điện thoại sang một bên và ở bên bé, thật sự như một người cha, mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe và ở bên con. Điện thoại có thể ở bên bạn cả cuộc đời nhưng tuổi thơ của trẻ chỉ có một mà thôi.
Nguồn: cafecungtony
☘☘☘Đọc thơ cho bé có rất nhiều lợi ích❣️
Ba mẹ đọc thường xuyên và đúng cách cho bé nghe sẽ giúp bé tăng khả năng đọc và cảm thụ âm nhạc tốt hơn đó!
Tặng ba mẹ vài bài thơ hay ạ
7 CHÂN LÝ Ở ĐỜI AI CŨNG NÊN BIẾT
1. Khổ, mới là Cuộc sống.
2. Mệt, mới là Đời người.
3. Thay đổi, mới là Vận mệnh.
4. Nhẫn nhịn, mới là Rèn giũa.
5. Bao dung, mới là Trí tuệ.
6. Im lặng, mới là Tu dưỡng.
7. Hành động, mới có thể tạo ra sự Khác biệt.
st
🦠🦠🦠 Dịch bệnh nhiều nên cả nhà tăng cường sức đề kháng ạ....uống nước cam và chanh rất thích hợp!
🍋🍋🍋🍊🍊🍊🍹🍹🍹🧊🧊🧊
TƯ DUY TIỀN BẠC - THUÊ CON LÀM VIỆC NHÀ???
Khá nhiều bố mẹ có quan điểm " thuê " con mình làm việc nhà. Ví dụ: rửa bát 10k, cho quần áo bẩn vào máy giặt 5k, trông em 10k.... Mục đích của bố mẹ là: hoặc tạo động lực cho con làm việc nhà (vì nếu ko thế thì không bao giờ con làm), hoặc dạy con tư duy về tiền, biết cách dùng tiền, trân trọng tiền, lao động để kiếm tiền...
Bố mẹ quên mất rằng: năm 80 tuổi, còng lưng chống gậy nhờ con lấy gậy, con sẽ xòe tay và nói: 100k! rồi mới lấy.
Vì con đã được dạy mọi thứ đều có thể quy đổi bằng tiền!!! Gieo như nào, gặt như thế!
TÌNH CẢM LÀ THỨ QUÝ GIÁ NHẤT. TIỀN BẠC LÀ CÔNG CỤ QUAN TRỌNG NHẤT!
Không có công cụ không làm được gì. Nhưng không có nghĩa đồng hóa mọi thứ thành tiền bạc.
Việc nhà là gì? Là sự chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, là thấu hiểu giữa những người thân yêu nhất... Thông qua cùng làm việc nhà mà học cách yêu, hiểu nhau hơn.
🌿Việc nhà là việc của tất cả thành viên trong nhà, không phải của bố hay mẹ.
🌿Làm việc nhà là một phần trong bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên, không phải làm giùm ai, giúp ai, hay làm thuê cho ai.
Bằng cách trả tiền cho con làm việc nhà, bố mẹ đã dạy con :
1. Sự Vô Ơn: Con không hề biết con đang được Free từ bố mẹ quá nhiều thứ: quần áo, thực phẩm, học hành...và thứ không thể so sánh: Tình yêu, sự chăm sóc. Vậy mà, chỉ một chút sức nhỏ xíu của mình san sẻ việc nhà với bố mẹ như một cách thể hiện tình yêu, lòng biết ơn, sự sẻ chia thì con được dạy HÃY TÍNH PHÍ BỐ MẸ!
Cho nên, bố mẹ đừng trách các con bây giờ chỉ biết nghĩ tới bản thân, đòi hỏi thứ nọ, thứ kia.
2. Tiền có thể mua được tình thân: bố mẹ thích thú khi được trả cho con nhiều tiền vì có nghĩa là con đang làm nhiều việc nhà. Vậy nên xã hội mới có anh chị em, bố mẹ, con cái... đánh chửi, chém giết nhau vì tiền.
Đích cuối của việc có nhiều tiền là gì? Là để mua được những thứ bạn muốn (nhà cửa, vật chất, phong cách sống...)? Mua những thứ muốn đó để làm gì? Để vui, để hạnh phúc!
Cái đích cuối, thật ra, của tất cả mọi người là Hạnh Phúc!
Nhưng trên con đường đạt cái đích đó đã gặt quá nhiều đau khổ vì sẵn sàng chà đạp lên nhau vì tiền. Có khi nhắm mắt vẫn chết đau đớn vì tiền!
Bố mẹ nghĩ rằng việc trả tiền làm việc nhà cho con chỉ là sự khích lệ nhỏ, có đáng bao tiền đâu, làm gì mà to tát thế?
Không đâu, tất cả mọi thứ to tát đều bắt nguồn từ những việc nhỏ xíu!!!
👉Muốn con hiểu đồng tiền, cho con đi làm thực tế hẳn ngoài xã hội: ship hàng, gia sư, phụ bán hàng...)
Nếu bạn đồng quan điểm hãy chia sẻ bài viết nhé!
Nguồn: cô Bùi Thu Hiền