10/05/2021
TRẺ BIẾNG ĂN LÀ DO ĐÂU?
Việc biếng ăn của trẻ được chia ra nhiều mức độ: trẻ ăn ít hơn so với bình thường, chỉ ăn rất ít một vài loại thức ăn hoặc nặng hơn là từ chối ăn, sợ, nôn ói khi nhìn thấy thức ăn.
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng biến ăn như:
- Khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm
- Thay đổi sinh lý hoặc mắc bệnh
- Thói quen xấu cho trẻ ăn của cha mẹ (cho trẻ ăn không có giờ cố định, cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử khi đang ăn, nuông chiều khẩu phần của con,...)
- Yếu tố tâm lý ̣̣(ép trẻ ăn bằng cách đánh, mắng, buộc trẻ phải ăn hết số lượng định mức)
- Biếng ăn do bẩm sinh
PHẢI LÀM SAO ĐỂ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG BIẾNG ĂN Ở TRẺ?
- KHÔNG ép trẻ ăn khi trẻ không muốn
- Chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày thành nhiều bữa nhỏ
- Tạo thực đơn đa dạng và trình bày đẹp mắt
- Luôn cho trẻ ăn đúng giờ và ăn cùng gia đình
- Không cho trẻ uống quá nhiều nước trước và trong khi ăn (kể cả sữa hay nước trái cây)
Ngoài ra, các mom có thể sử dụng sản phẩm sữa non Yummy Pro - sữa non nhập khẩu 100% từ Mỹ chuyên biệt dành cho trẻ biếng ăn. Các hợp chất dinh dưỡng đã được chuyên gia nghiên cứu và tích hợp chuẩn với giai đoạn phát triển.
Để biết thêm thông tin về sản phẩm, các mom có thể nhắn tin ngay cho Colosmom nhé!
--------------------------------------------------------------------------
Colosmom - Tri kỷ của mẹ, chuyên gia của con
07/05/2021
Các nghiên cứu cho biết, nhu cầu canxi cơ bản của trẻ trong 6 tháng đầu chỉ khoảng 200mg mỗi ngày. Từ 7-12 tháng, trẻ cần 260mg canxi mỗi ngày. Nếu trẻ được bú mẹ, sữa công thức hoàn toàn trong 6 tháng đầu và sau đó ăn dặm kèm bú mẹ, uống sữa công thức sau 6 tháng sau đó sẽ cung cấp đủ canxi cần thiết. Không có khuyến cáo nào cần bổ sung canxi cho trẻ hoặc việc bổ sung canxi có lợi ích sức khỏe cho trẻ.
Hiện tượng rụng tóc vành khăn theo bác sĩ Huyên Thảo trong cuốn "Chào con, ba mẹ đã sẵn sàng" khẳng định đó là một hiện tượng sinh lí bình thường, giống như hiện tượng rụng răng sữa, thay răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ vậy. Trẻ bắt đầu mọc tóc từ trong bào thai lúc 9-12 tuần rồi đi vào giai đoạn rụng tóc từ 26-28 tuần, tiếp tục đến sau khi bé chào đời. Hiện tượng rụng tóc cũng không do trẻ nằm nhiều. Trẻ nằm sấp, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều rụng tóc như nhau. Vì vậy, hãy đặt bé nằm ngửa để đảm bảo an toàn, hạn chế tử vong đột ngột khi ngủ ở trẻ.
Nếu muốn biết bé có thiếu canxi hay không, bạn phải cho bé đi xét nghiệm, thăm khám. Nhìn chung các em bé uống sữa bột (nhiều canxi và vitamin D) và các em bé uống sữa mẹ có bổ sung vitamin D đầy đủ (quan trọng) thì nguy cơ thiếu canxi, còi xương là rất thấp. Các em bé thiếu canxi thường do tiêu chảy, có các biểu hiện bị co rút cơ, hoặc triệu chứng như bị co giật - tay co và giật. Nhưng để chuẩn đoán thì bác sĩ phải theo dõi để xem trẻ có bị thiếu nguồn cung cấp hay không: như không có sữa để uống, hoặc uống vào bị tiêu chảy, cộng thêm bị vọp bẻ, bị co giật, lúc đó bác sĩ mới tiến hành cho xét nghiệm máu. Phải phân tích rất kỹ các biểu hiện của trẻ, có nghi ngờ thiếu canxi thì lúc đó xét nghiệm máu mới chính xác.
Vitamin D như chất dẫn đường để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, nên bố mẹ nhớ bổ sung đầy đủ cho con.
Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kì khuyến cáo trẻ sơ sinh nên được bổ sung 400IU vitamin D từ khi sinh ra để đảm bảo không bị thiếu vitamin D.
NÊN SỬ DỤNG LOẠI VITAMIN D NÀO?
Sử dụng loại vitamin D3 để có hiệu quả tốt. Hiện nay có loại nhỏ và loại xịt, loại nào cũng tốt
LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG NTN?
• Trẻ dưới 12 th tuổi: 400 IU/ ngày
• Trẻ 12th - 70 tuổi: 600-800 IU/ ngày
• “Trẻ” > 70 tuổi: 800-1200 IU/ngày
• Phụ nữ có thai : 600-800 IU/ngày
• Bà mẹ đang mang thai 2 xịt/ngày
• Bà mẹ đang cho con bú: 2 xịt/ngày, đặc biệt 6 tháng đầu sau sinh
• Trẻ 12 tháng tuổi: 2 xịt/ngày
Nguồn: Trí Đoàn
05/05/2021
TÁC DỤNG CỦA PHƠI NẮNG
Dựa vào bước sóng, tia UV (tia cực tím) được chia thành ba loại: UVA (315 - 400nm), UVB (280 - 315nm), UVC (100 - 280nm) trong đó chỉ có UVB là tia duy nhất giúp kích thích tiền tố vitamin D dưới da chuyển hóa thành vitamin D3.
Khi ánh sáng mặt trời xuyên qua bầu không khí, tất cả bức xạ UVC và khoảng 90% bức xạ UVB được hấp thụ bởi ozone, hơi nước, oxy và carbon điôxít. Bức xạ UVA ít bị ảnh hưởng bởi khí quyển.
Do đó, bức xạ UV đạt đến Bề mặt Trái đất phần lớn bao gồm UVA (95%), và một ít UVB (5%). UVB cao nhất vào vào buổi trưa (tầm 10 -15g), còn vào giờ khác tia UVB bị tầng ozone hấp thu gần như hoàn toàn. Tia UVB không xuyên qua kính nên việc phơi nắng sau tấm kính là hoàn toàn không có tác dụng.
Vậy thì khi cho bé phơi nắng, khả năng bé nhận được UVB vào sáng sớm là không khả thi, chủ yếu lại nhận UVA. Nếu muốn tăng khả năng nhận được UVB thì phải chọn thời điểm UVB nhiều nhất trong ngày, đó là tầm 10 – 15g. Lúc này trời thì nắng gắt và UVA cũng cực kỳ cao. Vậy đối với khoa học hiện nay, việc tắm nắng sớm thực sự không có hiệu quả.
Lượng UVB nhận được phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng sắc tố da, khối lượng cơ thể, vĩ độ, mùa, lượng mây che phủ, mức độ ô nhiễm không khí, diện tích da tiếp xúc và mức độ bảo hộ chống lại tia cực tím như quần áo và kem chống nắng.
Chính vì nhiều yếu tố ảnh hưởng nên không thể đưa ra một khuyến cáo chung cần phơi nắng bao nhiêu lâu. Ví dụ em bé ở miền núi khác ở đồng bằng; em bé da trắng khác em bé da đen; em bé ở đất nước nhiệt đới khác ở đất nước ôn đới; em bé ở thành phố (ô nhiễm cao) khác với em bé vùng quê (ô nhiễm thấp).
Thêm một điều nữa tầng Ozone giúp hấp thu bức xạ UV một cách hiệu quả nhưng nó lại đang suy yếu. Hậu quả là, con người và môi trường sẽ phải tiếp xúc với mức độ bức xạ UV cao hơn.
Khi con người tiếp xúc lâu dài với bức xạ UV có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe cấp tính và mãn tính như ảnh hưởng đến da, mắt và hệ thống miễn dịch. Cháy nắng và sạm da là những ảnh hưởng cấp tính được biết đến nhiều nhất; về lâu dài dẫn đến lão hóa da sớm. Hậu quả mãn tính do bức xạ UV là ung thư da và đục thủy tinh thể.
AAP (Hiệp hội nhi khoa Mỹ) cùng các tổ chức về ung thư cũng đã khuyến cáo nên giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhất là bé dưới 6 tháng với làn da cực kỳ mỏng manh nhạy cảm nên tránh ánh nắng trực tiếp.
Tóm lại, nếu các mẹ muốn phơi nắng cho con thì không thể tìm đâu ra khuyến cáo là nên phơi nắng trong bao lâu. Lợi ích về việc nhận được UVB để tổng hợp vitamin D3 không biết có được hay không nhưng tác hại thì có 1 loạt như bác đã kể ở trên, chưa kể hít khói bụi ô nhiễm đối với các bé ở thành phố.
NÊN SỬ DỤNG LOẠI VITAMIN D NÀO?
Sử dụng loại vitamin D3 để có hiệu quả tốt. Hiện nay có loại nhỏ và loại xịt, loại nào cũng tốt
LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG NTN?
• Trẻ dưới 12 th tuổi: 400 IU/ ngày
• 12th - 70 tuổi: 600-800 IU/ ngày
• > 70 tuổi: 800-1200 IU/ngày
• Phụ nữ có thai : 600-800 IU/ngày
• Đang mang thai: 2 xịt/ngày
• Đang cho con bú: 2 xịt/ngày, đặc biệt 6 tháng đầu sau sinh
• Trẻ 12 tháng tuổi: 2 xịt/ngày
Tài liệu tham khảo:
1. Glenn Cardwell, Janet F. Bornman, Anthony P. James, and Lucinda J. Black.A Review of Mushrooms as a Potential Source of Dietary Vitamin D. Nutrients. 2018 Oct; 10(10): 1498.
2. National Institute of Health. Vitamin D, Fact Sheet for Health Professionals
3. World Health Organization. Global Solar - UV Index - A Practical Guide.
Bài viết tham khảo từ bs Anh Thy
04/05/2021
CON ỐM LÀ LỖI CỦA MẸ?
Gần đây có nhiều câu chuyện của các bà mẹ đang mang rất nhiều áp lực khi nuôi con dẫn đến trầm cảm. Đã từng trải qua cảm giác lần đầu làm mẹ, cũng nuôi con chăm con từng li từng tí mà con thấp hơn các bé khác, mình hiểu những ấm ức của các mẹ lắm chứ.
Mẹ nào mà mẹ không thương con, không muốn con mình khỏe mạnh như con người ta mà người ngoài đâu hiểu, đi qua thấy đứa bé bị gì là gọi tên người mẹ đầu tiên:
Con bú mẹ bị còi đổ tại mẹ kén ăn làm sữa mẹ thiếu chất, sao họ không nghĩ bé lười ti, mê ngủ?
Con ăn dặm còi đổ tại mẹ nấu ăn dở, sao họ không nghĩ bé chán ăn, mẹ cũng đã đổi món cả tuần nay bé cũng chưa thấy món nào bé thích?
Con chậm đi chậm nói đổ tại mẹ cho con ăn thiếu chất, nhưng họ có biết bé đang phát triển khả năng quan sát thế giới xung quanh?
Thật, thấy nghề làm mẹ khổ trăm bề, khổ với mẹ chồng ở nhà chưa xong ra ngoài đường lại bị người dưng. Các bạn xung quanh tôi ơi, hãy để những đứa trẻ được tự do phát triển, được chọn món con thích ăn, được lớn lên theo khả năng của con và đừng đổ lỗi cho mẹ những đứa trẻ nữa…
Em mệt mỏi quá, nổi hứng trút bầu tâm sự thay các bà mẹ đã chịu đựng ấm ức lâu nay. Tóm lại là con ốm hoàn toàn không phải do mẹ các bạn ạ. Các bạn thấy quan điểm này của mình hợp lý chưa, comment chia sẻ bên dưới cho mọi người xem với nha!
-st-
04/05/2021
Phụ nữ bị trầm cảm đâu phải sau sinh...mà khi con vào lớp 1 nhé 😢
03/05/2021
Điều gì ở trẻ là bình thường và điều gì không?
VỚI VIỆC ĂN UỐNG
Bạn có thể bầy ra trước con 5-6 món ăn nhưng con không muốn thử bất cứ món nào. Nó không có gì là bất thường cả vì ăn uống hoàn toàn phụ thuộc vào thị hiếu của mỗi người. Có một cơ chế tiến hoá cổ xưa giúp con người ngăn chặn sự đầu độc hàng loạt và duy trì nòi giống có liên quan đến điều này. Chẳng hạn như một đứa trẻ ở tuổi vị thành niên chỉ ăn bánh mì, khoai tây nghiên, xúc xích của cùng 1 nhãn hiệu. Con không ăn hoa quả hoặc chỉ ăn khi táo được gọt bỏ, bánh mì được bỏ vỏ, chỉ nếm thử thịt hay không ăn bất cứ thứ gì không có nước sốt… Theo thời gian, trẻ sẽ ăn khi có cảm giác món ăn đó an toàn với chúng.
Bất thường là khi trẻ nôn ra bất kỳ món ăn nào đó. Hoặc con gầy còm, không tăng cân hoặc có dấu hiệu béo phì một cách rõ ràng (ví dụ như nặng hơn 20% so với độ tuổi trung bình).
QUÁ NHÚT NHÁT/ÍT NÓI
Thật là bình thường khi một đứa trẻ không lao vào đám đông để cùng nhảy múa mà đứng yên lặng nắm tay bố mẹ trong 10-15 phút. Thậm chí sau đó chúng ngồi một góc và nhìn. Một đứa trẻ không tham gia vào các trò chơi, không phải hoạt náo viên, không thích tham quan xung quanh, khóc trong rạp chiếu phim, từ chối đi xem xiếc… là những điều hoàn toàn bình thường.
Có lẽ không nhất thiết phải vồ vập vì không tiếp cận người lạ, tránh những nhóm tụ tập trên đường phố chẳng phải tốt hơn sao? Tất cả những biểu hiện này cho thấy con có một hệ thần kinh bình thường, khoẻ mạnh. Bởi vì con nhận thức được rõ ranh giới của chính mình và người khác, cũng như phân biệt rõ ràng được giữa mình và người khác.
Bất thường là khi con không trò chuyện với ai, không có một người bạn nào, không chịu ra sân chơi, khóc lóc sợ hãi khi có khách đến chơi nhà.
CÓ MỘT NGƯỜI BẠN TƯỞNG TƯỢNG, CHƠI MỘT TRÒ CHƠI CẢ NGHÌN LẦN
Chẳng vấn đề gì nếu trẻ chơi với cùng 1 món đồ chơi trong nhiều năm, xem một bộ phim hay đọc 1 cuốn sách tới 1000 lần. Bạn không cần phải tìm món đồ chơi mới thay cho món đồ cũ nát. Và nếu con có một người bạn trong tưởng tượng (gấu bông chẳng hạn), con nói chuyện với nó, yêu cầu có một chỗ ngồi riêng trên xe, trên bàn ăn hay trên giường cũng là điều rất đỗi bình thường.
Không phải con đang cô đơn hay bị người khác bỏ rơi. Cũng không phải là con không biết xây dựng mối quan hệ với bạn bè hay tự trách mình đã dành quá ít thời gian cho con. Với con thì đó đơn giản là một trò chơi, một giai đoạn phát triển cần thiết.
Bất thường là khi con ngồi trước màn hình điện tử nhiều giờ nhiều ngày mà không thể dừng được, đòi xem hoạt hình một cách cuồng loạn, không chơi và không thể làm bất kỳ điều gì ngoại trừ điện tử hoặc thậm chí đe doạ sẽ chết nếu không có đồ điện tử.
--
Tóm lại thì, các bố mẹ ạ, đừng lo lắng. Tất nhiên sẽ có những lý do hay biểu hiện thật sự nghiêm trọng để phải tìm tới chuyên gia, nhất là khi nó liên quan tới những thay đổi đột ngột hoặc dai dẳng ở tình trạng của con. Chẳng hạn như một đứa trẻ bình thường vui vẻ hoạt bát đột nhiên trở nên trầm lặng buồn bã trong nhiều ngày. Chẳng hạn như một đứa trẻ luôn ăn (hoặc có thể kén ăn nhưng đã ăn bình thường) đột nhiên từ chối thức ăn. Chẳng hạn như bình thường con rất háo hức về thăm ông bà bỗng nhiên từ chối thẳng thừng thậm chí trốn vào đâu đó để không phải đi nữa. Đó mới là lúc bạn cần lo lắng và nghiêm túc lo lắng.
Với một em bé mới biết đi, có những cột mốc rất quan trọng mà cha mẹ cần theo dõi: biết lật, ngồi, đi và nói.
Với một em bé mẫu giáo, hãy xem con đã học được những kinh nghiệm gì.
Bạn có thấy mọi thứ đều ổn không? Con có độc lập trong những việc có thể, có dành đủ thời gian để chơi ngoài trời, có ít nhất 1 người bạn thực sự hay có thích thú với việc đi học không?
Hãy thư giãn và tin tưởng hơn ở con nhé 🙂
Nguồn: Linh Phan
23/04/2021
Toàn các mẹo vặt hay, các Mom nhớ sưu tầm để dành học hỏi nhé 🥰
23/04/2021
Trong cuốn sách Everywhere Babies, có một câu mình rất thích “Everyday everywhere babies are loved. For trying so hard, for traveling so far, for being so wonderful, just as they are.”
Mỗi lần nghĩ tới câu này, mình đều cảm thấy thương những đứa trẻ.
Sau tất cả, con và rất nhiều những đứa trẻ khác đều đang nỗ lực cố gắng, cố gắng, thử lại và cố gắng mỗi ngày. Con chào đón mỗi ngày của cuộc đời bằng những nụ cười, sự nhiệt tâm và hứng thú. Con tha thứ cho mọi sai lầm của cha mẹ, những lần giận dữ, những câu quát mắng bất công và vô lý. Con kiên nhẫn với sự thiếu kiên nhẫn của cha mẹ. Con cười, sống và yêu thương với sự hồn nhiên, vô tư và cả… liều lĩnh nữa.
Nguồn Linh Phan
22/04/2021
Thân gửi các mẹ có con học lớp 1!
Sau vô số năm dạy lớp 1, tai nghe mắt thấy,tay sờ, mũi ngửi... tui "khuyên" các mẹ vài điều sau:
1. Về bữa sáng: các mẹ cứ cho con ăn cái gỉ cái gì mà vừa ngon vừa bổ vừa rẻ, thức ăn mềm cứng to nhỏ ngắn dài sao cũng được. Miễn là các con ăn trước khi đến trường. Kẻo là mấy con chó của ông bảo vệ và đàn cá dưới ao cũng không ngốn hết đống xôi và bánh mì các con tống vào thùng rác đâu.
2. Về bút chì: cứ mua luôn 1000 cái đi, vì đằng nào ra chơi vào chả ko tìm thấy bút. Hoặc là bị gãy hoặc là bị cùn hoặc là kẹp vào quyển nào chả nhớ . Mỗi ngày 5 cái bút là vừa rồi.
3 . Đến lúc viết bút mực: mua tầm 500 cái thôi. Sáng vài chiếc chiều vài chiếc là khéo khẹo. Bút mực tiện ghê, ko cần vót, cùng lắm là tụt ngòi, tẽ ngòi với bay đâu mất lưỡi gà với ống mực thôi.
4. Về mực: mua khoảng 2 lít, à hẳn 20 lít đi. Các con còn nhuộm quần nhuộm áo mũ miễng các kiểu... của mình và của các bạn láng giềng. Rồi còn nhuộm tay chân, môi răng mặt mũi... nhuộm bàn nhuộm ghế nhuộm tường nhuộm sách nhuộm vở... thật là trăm công ngàn việc đều cần mực.
5. Quần áo: áo quần gì cũng được, miễn là nó không rộng không chật. Chất vải không gây kích ứng kẻo là lúc con đọc, viết, tính toán nó cứ phát ngứa lung tung. Con bận gãi dọc gãi ngang đến mức không sao đọc viết gì được. Mà diện bộ quần áo mới của hoàng đế thì tuyệt nhất. Ra chơi vào, cứ nhìn áo mũ trắng cành cây là đủ biết trang phục là vật thừa thãi với các con đến nhường nào.
6. Dép: cần 35 đôi cho 35 tuần là ổn. Con lớn nhanh lắm, cái thì chật, cái thì đứt quai cái thì phai màu, cái thì bay lên cành cây cái thì bay lên sân thượng, cái thì lềnh phềnh dưới ao .. lại có đôi 2 chiếc 2 màu khác nhau hoặc chiếc cỡ 26 chiếc cỡ 30 ấy chứ.
7. Sách: không việc gì phải mua nhiều. 10 bộ 1 năm là ok. Quyển nào rách bìa, lem mực, quăn mép , mèo cào, chó cắn, em xé, bố mẹ xé... là thay luôn. Sách mới có bán tràn lan ngoài thị trường đâu mà mua ngay được.
7. Vở: 100 quyển là xông xênh. Quyển nào trót vẽ giun vẽ dế, quyển nào nhòe mực quyển nào con xé gấp máy bay, mẹ xé vì tăng xông... thay khẩn trương.
8. Nước uống: nhớ uống luôn nửa lít trước khi vào học kẻo là cứ 15 phút con lại phải xin đi uống nước. Chứ con khát quá thì chẳng tâm trí đâu mà học.
9. Hái hoa và vũ trụ: nên đóng bỉm để con có thể yên tâm học hành. Nếu không cứ 30 phút con lại muốn ra ngoài đấy.
9. Sĩ số lớp học: nên là 5 em/lớp, đề nghị nhà trường xếp 4 em 4 góc, 1 em giữa lớp là khoảng cách lí tưởng nhất.
12: Còng tay: mua lấy hai chiếc thôi. Mẹ tự còng vào ghế , bố tự còng vào thành giường cách chỗ con học 3 mét là ok.
13: mũ bảo hiểm: nên đội cho con ngay cả lúc ôn bài ở nhà, nếu gia đình có điều kiện thì nên cho con mặc áo giáp nữa.
14. Chăn ga gối đệm: mua thật nhiều chất đống quanh nhà để lỡ mẹ có đập đầu vào cũng bảo toàn tính mệnh.
15. ....
Chúc các mẹ có một năm học bên các cục cưng hạnh phúc, vui vẻ, tình cảm không sút mẻ tí nào!
Nguồn: Sưu tầm