📩📩📩 Cảm ơn những THIÊN THẦN ÁO TRẮNG
❤️ Vì những ÂN CẦN
❤️ Vì những CHĂM LO
❤️ Vì những PHÉP MÀU đã trở thành hiện thực !
⭐️ CHÚC MỪNG NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27/2!⭐️
Nguồn: Kaka TV
Dịch Vụ Vật Lý Trị Liệu Hô Hấp Nhi Tại Nhà Ở Hà Nội
Nearby schools & colleges
Phú Lãm, Hà Đông
Hung Yen 163200
Khu Phố Non Tt Tân Thanh/Thanh Liêm Hà Nam, Ha-Nam
Bắc Ninh, Bac Ninh
N3 Mỹ Phước, Ben Cat
Can Tho 900000
Chương Mỹ
Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
Đường Tân Sơn Nhì, Ho Chi Minh City
Ngõ 24 Đại Mỗ/Nam Từ Liêm/Hà Nội
Đường Tây Sơn _Quy Nhơn
Thanh Xuân
Ct2 X2 Đại Kim Đường Trần Hòa/Đại Kim/Hoàng Mai Hà Nội
Comments
Vỗ Rung Long Đờm Là Một Biện Pháp Hỗ Trợ Hiệu Quả Trong Điều Trị Bệnh Lý
Operating as usual

Chiều tối mai 7/1 lại xuất hiện 1 đợt không khí lạnh với nhiệt độ giảm sâu hơn đợt lễ vừa rồi.
Các mom nhớ giữ ấm cho bé và bôi tinh dầu tràm cho bé nhé.
rung long đờm tại nhà

Sau liệu trình 3 buổi combo vỗ rung long đờm và hút mũi 2 bé đã ổn hơn. Tối nay không khí lạnh về các mẹ chuẩn bị tốt để bé khoẻ mạnh nhé.

* ***************Bé tuổi nào có thể hút mũi?***********************
Trẻ nhỏ thường xuyên gặp các vấn đề về hô hấp gây cản trở đường thở. Do đó việc hút mũi cho trẻ là một trong những việc cần thiết phải làm. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng cần thiết hút mũi.
Khi nào thì cần hút mũi cho trẻ sơ sinh?
Trẻ nhỏ thường xuyên mắc các vấn đề về hô hấp gây ngạt mũi, sổ mũi khó thở do chất nhầy và đờm chứa đầy trong các khoang miệng, xoang mũi. Ở những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, không biết cách để khạc ra đờm. Nên lúc này hút mũi là việc cần thiết để đảm bảo sự thở cho trẻ.
Nên hút mũi cho trẻ trong các trường hợp sau:
- Trẻ còn nhỏ tuổi, bị khò khè khó thở nhưng không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc nhổ đờm ra ngoài.
- Trẻ nhỏ cần nhiều khí oxy hơn để đảm bảo sự thở.
- Khi trẻ gặp các vấn đề về hô hấp gây khó khăn đồng thời về sự thở và ăn uống như: Ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy ra, cúm ngạt mũi, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm...
- Trẻ sốt cao, từng có biểu hiện co giật, hay bị khó thở.

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên. Đây là bệnh dễ tái phát nhiều lần do vậy khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không và những cách điều trị nào hiệu quả nhất?
1. Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Là những bộ phận có chức năng lấy không khí từ bên ngoài cơ thể, làm ấm, sưởi ấm và lọc khí trước khi đưa vào phổi. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
Nguyên nhân Viêm đường hô hấp trên do một số virus và vi khuẩn lành tính gây nên. Với trẻ dưới 5 tuổi thì đa số các trường hợp mắc đều do nhiễm virus (virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus cúm, sởi, và một số loại nấm...).
Một số vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên: Hemophilus influenzae tuýp B (viết tắt là Hib), phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella...
Viêm đường hô hấp cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như như: dị ứng với thời tiết, dị ứng với các tác nhân khác trong không khí, trong bụi, dị ứng với các hóa chất,...
Viêm đường hô hấp trên
Các bộ phận đường hô hấp trên
2. Triệu chứng viêm đường hô hấp trên
Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh viêm đường hô hấp trên như: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, khàn tiếng, ho nhiều, cơ thể mỏi mệt...
Trong thời gian bé trẻ bị nhiễm bệnh thường sẽ sốt cao kèm theo hơi thở hôi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Các cơn ho cũng nhiều dạng như ho khan kéo dài, ho có đờm, ho từng cơn...
Viêm đường hô hấp sẽ tự khỏi sau 5 - 7 ngày mắc bệnh, đây là loại bệnh thông thường không nguy hiểm nhưng lại hay tái phát nhiều lần gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Vậy có những cách chữa nào là hiệu quả nhất?
Viêm đường hô hấp trên
Bé thường bị ho khi bị viêm đường hô hấp trên
3. Cách điều trị viêm đường hô hấp trên
Bạn có thể tham khảo và áp dụng những phương pháp sau đây để điều trị viêm đường hô hấp trên cho bé:
3.1. Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc chủ yếu là sử dụng các loại thuốc để giảm ho, giảm sốt, chống viêm tại chỗ,... Cần lưu ý không nên tự ý mua thuốc cho bé dùng, nên dùng thuốc theo tình trạng bệnh của bé và phải có chỉ định của bác sĩ.
Với các trường hợp biết được căn nguyên gây bệnh do virus gây ra thì hầu hết là sẽ điều trị các triệu chứng bằng những loại thuốc vừa kể trên. Còn trường hợp viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn gây nên thì có thể dùng kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.
3.2. Cách điều trị không dùng thuốc tại nhà
Bạn có thể giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh bằng những cách làm sau:
Với trẻ bị ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi:
Làm thông thoáng mũi cho bé bằng cách lấy khăn khô mềm (khăn giấy là tốt nhất).
Dùng nước muối sinh lý loại dành cho trẻ em, nhỏ vào 2 bên mũi để làm loãng dịch mũi, sau đó lấy dịch mũi ra bằng dụng cụ hút mũi (không dùng miệng để hút mũi cho bé, vì miệng người lớn có nhiều vi khuẩn gây hại cho bé). Cuối cùng là dùng tăm bông sạch để làm khô mũi.
Làm thông mũi cho bé trước khi cho bé ăn hoặc bú sữa nếu dịch mũi của bé quá nhiều, đặc quánh. Như vậy mới tránh cho bé bị nôn trớ khi ăn uống.
Không nên lạm dụng nước muối sinh lý để làm thông thoáng mũi cho bé, vì dễ gây teo niêm mạc mũi.
Nên đặt bé nằm cao đầu hoặc bế bé ở tư thế đứng song song với cơ thể mẹ.
Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết lạnh, vệ sinh cho bé sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp.
Viêm đường hô hấp trên
Bế bé ở tư thế cao đầu để bé dễ thở hơn
Với trẻ bị sốt cao:
Nếu trẻ bị sốt ở mức nhiệt từ 37,5 - 38,5 độ C, hãy cho bé nằm trong phòng mát, mặc quần áo thoáng mát. Cho bé uống nhiều nước, lau mát cho bé ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Cho bé ăn uống đầy đủ, đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ để theo dõi xem trẻ có sốt không.
Với trẻ sốt trên 38.5 độ C: vẫn tiếp tục lau mát ở các vùng trán, nách, bẹn cho bé bằng nước ấm. Cho bé dùng thuốc hạ sốt loại uống hoặc loại đặt hậu môn (thuốc paracetamol với liều từ 10 - 15mg/kg/lần). Sau 4 - 6 tiếng có thể tiếp tục sử dụng thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ cơ thể bé vẫn trên 38.5 độ C.
Có thể kết hợp cho bé tắm nước ấm để hạ nhiệt độ cơ thể, tránh bị co giật khi sốt quá cao.
Với các triệu chứng ho:
Các bậc cha mẹ cũng có thể cho bé uống một chút mật ong pha loãng, hoặc cho trẻ ăn quất hấp với đường kính và gừng cũng sẽ giúp giảm ho hiệu quả.
Ngoài ra khi ho nhiều có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ.
Trẻ bị nôn:
Khi trẻ bị nôn, bạn hãy cho bé nằm nghiêng đầu sang 1 bên, làm sạch chất nôn ở miệng, mũi, họng,...Nếu trẻ bị nôn nhiều kèm theo mắt trũng, da nhăn nheo, trẻ mệt li bì thì nên mang bé đến ngay bác sĩ để được khám chữa kịp thời.
Nhiều người vẫn lo lắng không biết viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không? Như vừa nói ở trên, đây là một bệnh thông thường lành tính. Nhưng nếu bạn thấy một trong những triệu chứng sau đây thì hãy đưa bé đến ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời:
Bé không ăn uống được hoặc không bú sữa.
Trẻ khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực... đây là biểu hiện của bệnh viêm phổi, cũng là biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên.
Trẻ sốt cao kéo dài từ 2 - 5 ngày.
4. Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên là bệnh dễ mắc và thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, vì vậy, biện pháp phòng bệnh được đặt lên hàng đầu:
Cho bé tiêm đầy đủ mọi chương trình tiêm chủng quốc gia.
Cho trẻ bú đầy đủ sữa mẹ, không nên cai sữa quá sớm.
Hạn chế cho bé đến nơi đông người vào mùa dịch bệnh.
Giữ gìn vệ sinh cho bé, đặc biệt là thói quen rửa tay trước khi ăn để diệt trừ virus.
Cho bé có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ mọi dưỡng chất để chủ động hơn trong việc tăng sức đề kháng cho bé.
Đây là những biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc phòng tránh viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi có dấu hiệu bất thường như sốt cao, ho nhiều, nôn kéo dài, khso thở, thở co lõm ngực, tiêu chảy...để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
🏥Vỗ rung long đờm cho bé tại nhà
📩 Inbox https://www.facebook.com/VoRungLongDom/
📞Call : 0865252995
⏰Khung giờ làm việc: Từ 17h - 21h hàng ngày
✍Địa chỉ làm việc : Tại nhà các bé khu vực nội thành Thành Phố Hà Nội
👨👩👦👨👩👧👨⚕👩⚕⛹♀⛹♂❤❤🐧🐔🐒🐪🦏🦛🐿🐀🐁
Bệnh nhân nhi 9 tháng tuổi.
Trào ngược dạ dày thực quản => khò khè nhiều đờm


TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ
Tăng sức đề kháng cho trẻ là việc làm cấp thiết của cha mẹ trong mùa hè này. Nước ta là một nước nhiệt đới với khí hậu khô nóng, độ ẩm cao vào mùa hè. Do đó đây cũng là khoảng thời gian các loại bệnh nhiệt đới bùng phát mạnh nhất, nhiều năm các bệnh viện còn quá tải. Mùa hè là khoảng thời gian thuận lợi cho các bệnh gây ra do virut, vi khuẩn, kí sinh trùng.
Sức đề kháng kém, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện là nguyên nhân dẫn tới trẻ thường bị các loại vi khuẩn, vi rút tấn công gây nên cảm cúm, sốt, các bệnh về hô hấp.. nguy cơ mắc bệnh sởi, thuỷ đậu, chân tay miệng nếu chưa được tiêm phòng.
Do đó để chăm sóc và bảo vệ bé yêu một cách tốt nhất, các bậc cha mẹ hãy chú ý tăng sức đề kháng cho trể để không chỉ phòng tránh các bệnh có thể bị nhiễm trong mùa hè mà còn luôn bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh khác.
Vậy làm sao để giúp trẻ tăng sức đề kháng
– Giữ gìn về sinh thân thể và vệ sinh môi trường: Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Thường xuyên rửa tay chân, cắt gọn móng tay, tắm rửa thường xuyên cho bé vì trẻ nhỏ thường hiếu động, hay khám phá thế giới xung quanh nên người dễ bị lấm bẩn. Đó chính là cơ hội để các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể của trẻ.
– Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc: Giấc ngủ không chỉ là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ và thể chất của trẻ, mà còn giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru, góp phần tăng sức đề kháng. Trẻ ngủ đủ giấc sẽ chịu chơi, ăn ngon, nhanh lớn.
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Lên thực đơn khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt nhất. Bổ sung sữa chua, rau xanh, trái cây vào thực đơn mỗi ngày.

Hãy đọc hết nhé: SỐT VIRUT Ở TRẺ
Sốt virus ở trẻ em có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh không?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Vũ Văn Soát - Trưởng Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi là căn bệnh thường gặp trong mùa hè ở trẻ em. Bệnh do nhiều loại virus gây ra, trong đó chủ yếu là nhóm các virus đường hô hấp. Bệnh rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng. Nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết cách xử trí đúng khi trẻ bị sốt virus, nhiều cha mẹ khi thấy con sốt cao liền cho con uống thuốc kháng sinh nhưng không thấy khỏi bệnh. Vậy sốt virus ở trẻ em có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc kháng sinh không?
1. Biểu hiện của bệnh sốt virus ở trẻ em
Sốt virus ở trẻ em do nhiều nhiều virus khác nhau gây ra
Khi bị sốt virus ở trẻ em thường sẽ có các biểu hiện sau:
Trẻ thường bị sốt cao từ 38 - 39 độ C, thậm chí có trường hợp sốt cao tới 40 - 41 độ C. Lúc đang sốt cao, trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo và chơi đùa bình thường.
Trẻ bị đau mình mẩy, với trẻ lớn sẽ kêu đau cơ bắp, đau khắp mình. Với những trẻ nhỏ, chưa biết nói, trẻ sẽ có biểu hiện quấy khóc nhiều, bỏ bú.
Trẻ bị đau đầu, có một số trẻ bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không bị kích thích.
Ngoài ra, trẻ có thể có các triệu chứng như ho, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, chán ăn,...
Tùy theo loại virus mà trẻ nhiễm phải sẽ có thêm các triệu chứng đặc trưng khác như là:
Nếu nguyên nhân do virus đường tiêu hóa, trẻ sẽ có thêm các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, trẻ đi ngoài, phân lỏng, không có máu, chất nhầy. Các triệu chứng này thường xuất hiện muộn hơn, sau khi sốt vài ngày.
Trẻ có biểu hiện chảy nước mắt, mắt đỏ, có nhiều ghèn và rất nhạy cảm với ánh sáng.
Nếu nguyên nhân do virus sốt xuất huyết, trẻ sẽ có biểu hiện chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hay xuất huyết ngoài da,...
Có trường hợp trẻ bị nổi ban hoặc bọng nước. Ban đỏ thường xuất hiện sau khi sốt 2 - 3 ngày, khi này triệu chứng sốt đã giảm.
Sốt virus ở trẻ em do nhiều nhiều virus khác nhau gây ra
Sốt virus ở trẻ em do nhiều nhiều virus khác nhau gây ra
2. Trẻ bị sốt virus bao lâu thì khỏi?
Do cơ thể trẻ chưa có đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh, nên có rất nhiều trẻ phải vào viện điều trị vì sốt virus trong những ngày hè. Bình thường, trong cơ thể vẫn luôn có những virus ký sinh trong đường hô hấp, tiêu hóa,... khi gặp các điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển mạnh và gây bệnh.
Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rầm rộ trong 3 - 5 ngày, sau đó sẽ giảm dần, sau 7 - 10 ngày sẽ khỏi hẳn khi được điều trị đúng cách.
3. Sốt virus ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sốt virus ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sốt virus ở trẻ em thường không nguy hiểm, khi được điều trị tích cực, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm
Sốt virus ở trẻ em thường không nguy hiểm, khi được điều trị tích cực, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm
Sốt virus ở trẻ em thường không nguy hiểm, khi được điều trị tích cực, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Tuy nhiên diễn biến của bệnh sốt virus nhanh, nếu trẻ không được điều trị đúng cách và kịp thời, hoàn toàn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
4. Trẻ bị sốt virus uống thuốc gì?
Sốt virus ở trẻ em có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh không? Nhiều phụ huynh khi thấy con bị sốt, liền cho con uống thuốc kháng sinh. Việc làm này hoàn toàn không tốt, bởi thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, mà không có khả năng tiêu diệt virus. Chính vì vậy khi trẻ bị sốt virus, không có bội nhiễm thì không cần sử dụng thuốc kháng sinh.
Trẻ bị sốt virus uống thuốc gì?
Khi trẻ bị sốt virus, không có bội nhiễm thì không cần sử dụng thuốc kháng sinh
Điều trị sốt virus chủ yếu là điều trị triệu chứng, bởi hầu hết các bệnh do virus gây ra đều chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Dưới đây là cách xử trí khi trẻ bị sốt virus:
Cho trẻ nằm trong phòng thoáng mát, không để gió lùa, đồng thời không nên để nhiệt độ phòng quá thấp so với nhiệt độ cơ thể trẻ.
Theo dõi nhiệt độ của trẻ: sử dụng cặp nhiệt độ ở nách hoặc ở hậu môn. Khi cặp nhiệt độ ở nách, phải giữ nhiệt kế trong nách tối thiểu 3 phút, cánh tay của bé đặt sát vào ngực. Khi trẻ bị sốt cần phải hạ sốt bằng cách:
Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Thuốc thường được sử dụng là Paracetamol với liều dùng từ 10 - 15 mg/kg cân nặng/ lần, các lần cách nhau từ 4 - 6 giờ.
Bố mẹ có thể chườm mát cho trẻ bằng khăn mát, thường xuyên lau khô mồ hôi, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát. Khi trẻ đang sốt cao cần cởi bớt quần áo và bỏ bớt chăn ra.
Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ C, lau người cho trẻ bằng nước ấm. Dùng khăn sạch, mềm, nhúng vào nước ấm, vắt bỏ bớt nước rồi lau khắp mình trẻ, đặc biệt ở vùng nách và bẹn, cho tới khi nhiệt độ xuống 37 độ C.
Lưu ý: tuyệt đối không được chườm nước lạnh bởi nước lạnh sẽ gây co mạch ngoại vi, làm cho sốt cao thêm.
Chống co giật: khi trẻ sốt cao rất có thể bị co giật, đây là một tình trạng nguy hiểm, có thể để lại di chứng về sau. Bởi vậy khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, bác sĩ có thể sẽ cho trẻ sử dụng thuốc chống co giật, đặc biệt là với những trẻ đã từng bị co giật khi sốt cao trước đây.
Cần bù nước và điện giải cho trẻ: Khi sốt cao, ra nhiều mồ hôi, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, nên cần phải bù lại cho trẻ. Với những trẻ vẫn còn bú, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, cho trẻ bú nhiều lần trong ngày. Với các trẻ không còn bú, cho trẻ uống Oresol theo chỉ dẫn.
Thực hiện các biện pháp chống bội nhiễm: cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé, sử dụng Natri clorid 0,9 % để nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ, phòng tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Chế độ dinh dưỡng: khi bị sốt virus, trẻ thường có biểu hiện chán ăn, nên các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nên lựa chọn các món ăn loãng, dễ ăn như cháo, súp,.. Ngoài ra cần cho trẻ uống thêm các loại nước hoa quả như nước cam, nước chanh,... để tăng cường sức đề kháng.
Vệ sinh: bố mẹ cần vệ sinh cơ thể cho trẻ một cách sạch sẽ, sử dụng nước ấm để tắm rửa cho trẻ trong phòng kín, tránh gió lùa.
Do sốt virus là bệnh dễ lây, nên khi trẻ có biểu hiện bệnh cần cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là các trẻ khác cho tới khi khỏi bệnh.
5. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Các bậc phụ huynh cần theo dõi trẻ thường xuyên, đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau đây:
Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là khi sốt trên 39 độ C mà không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường.
Trẻ có biểu hiện lơ mơ, ngủ li bì.
Trẻ xuất hiện hiện tượng co giật.
Trẻ bị đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn và nôn khan nhiều lần.
Trẻ bị sốt trên 5 ngày.
Khi trẻ có một trong số các biểu hiện trên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay, để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Tóm lại, sốt virus ở trẻ em có thể khỏi mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp sốt virus có bội nhiễm vi khuẩn, đồng thời việc dùng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Mọi người tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sốt virus khi không có chỉ định của bác sĩ.
Vật Lý Trị Liệu Hô Hấp Nhi Cho Trẻ Em Tại Hà Nội
Vật lý trị liệu trong bệnh hô hấp ở trẻ em
Khò khè là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Thật thế, người ta ước tính rằng có khoảng 30-40% trẻ có ít nhất một lần khò khè trong đời! Mỗi lần như thế các bậc cha mẹ lại thường khá lo lắng và tìm đủ mọi cách để trẻ “mau hết đàm”. Một trong những cách hiện nay được nhiều người quan tâm là vật lý trị liệu (VLTL) hô hấp hay có khi được gọi đơn giản là “đi lấy đờm”.
Vật lý trị liệu hô hấp là gì?
Về phương diện chuyên môn, đó là nhóm các biện pháp điều trị hỗ trợ bằng cách dùng các phương pháp vật lý (hoặc bằng tay của kỹ thuật viên, hoặc bằng dụng cụ, hoặc cả hai) để giúp cải thiện hiệu quả của hô hấp, giúp phổi giãn nở tốt hơn, tăng cường sức cơ hô hấp, và thải trừ các chất tiết, đàm nhớt ra khỏi đường hô hấp.
Videos (show all)
Location
Category
Contact the school
Telephone
Website
Address
Khu Vực Nội Thành
Hanoi
100000
Số 803B Huyền Kỳ, Tổ 8, Phường Phú Lãm, Quận Hà Đông
Hanoi, 100000
Chiết xuất trà xanh (giàu Polyphenol và EGCG), Xylitol, Tinh dầu hương nhu tía, Acid hya
Hanoi, 100000
Orgavil Store cung cấp các sản phẩm là Thực Phẩm Hữu Cơ và Thực Phẩm Tự Nhiên
Cầu Giấy, Hà Nội
Hanoi, 10000
Thành phần chính chiết xuất 100% từ thiên nhiên không gây tác dụng phụ
Chung Cư Tân Việt
Hanoi, 13200
Goldgi+ luôn lắng nghe và thấu hiểu mong muốn sẽ đem lại cho các mẹ có thêm nh?
Đường 70, Phường Tây Mỗ
Hanoi, 10000
Fanpage chính thức của công ty MT VINA cung cấp sản phẩm EVA DIAMOND chính hãng – d?
Số 217 Đức Giang/Long Biên
Hanoi, 11800
Chuyên sỉ, lẻ các sản phẩm giành cho Mẹ và Bé. Hàng Quảng Châu, VNXK chất lư?
Hà Nội
Hanoi
Siro ăn ngon Baby Mummum Hera với chiết xuất hồng sâm, cơm cháy, kẽm Gluconat,... giú
Khuất Duy Tiến
Hanoi
Momby Fib chia sẽ kiến thức chăm con, nuôi con khỏe, phát triển toàn diện. Giải ph
431 Tam Trinh-KĐT Vĩnh Hoàng-Hoàng Văn Thụ-Hoàng Mai
Hanoi, 100000
Huấn Luyện Viên Dinh Dưỡng và chăm sóc sức khoẻ Dương Hoàng Tuấn nhận cung c?